Tumgik
alodemday · 3 years
Text
Today... have st wrong w me..
A little bit uncomfortable huhhu
Do i right? I dont know, i feel so bad huhh
I will end my day with a part of lovely us.
Be happy pleaseeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
Dont think too much
Dont care anymoreee
Calm down, hear the life
Nobody care you! Just you care you! Dont mind everything and everyone. Just listen to you! You had hurt your soul, dont do like that!
Be happier please!
2 notes · View notes
alodemday · 3 years
Text
11 NGUYÊN LÝ TRONG MỌI CUỐN SÁCH SELF-HELP
Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180) đã đưa ra những lời khuyên ngắn trong cuốn “Suy tưởng” của mình. Benjamin Franklin cũng đưa ra những lời khuyên tương tự trong cuốn “Poor Richard's Almanack” (Niên giám của Richard đáng thương). Ngay cả thể loại giễu nhại self-help cũng không phải là mới; Shakespeare đã thể hiện điều đó bằng đoạn "to thine own self be true" (phải nghĩ cho bản thân trước tiên) của nhân vật Polonius trong Hamlet. Trong đoạn này, Polonius cho con trai mình, Laertes, lời khuyên rằng con người không thể giúp người khác nếu bản thân anh ta chưa ổn định về mặt tài chính, nên phải nghĩ cho bản thân trước tiên rồi hẵng nghĩ cho người khác.
1. ĐI TỪNG BƯỚC MỘT
Thói quen hàng ngày của bạn không chỉ quan trọng, mà còn là chìa khóa dẫn đến thành công.
sự lặp đi lặp lại một thói quen tốt sẽ giúp đưa hành vi bản thân vượt ra khỏi giới hạn của ý chí và dần biến nó thành một hành động vô thức. “Gieo thói quen, gặt tính cách.”
2. THAY ĐỔI CÁCH SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN
Lập kế hoạch là phần quan trọng nhất. Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, những khóa học và những cuốn sách dạy cách lên kế hoạch trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu không có kế hoạch, thì chúng ta chỉ còn lại niềm tin, và bạn đọc ắt đã nghe những câu đại loại như “Có mà làm bằng niềm tin!” khá nhiều rồi.
Kế hoạch là cách bạn đạt được mục tiêu của mình, cho dù quá trình đó có thể mất nhiều năm. Khi lập ra kế hoạch, bạn phải chấp nhận rằng mình đang đầu tư dài lâu. Điều quan trọng là bạn phải thật kiên trì với mục tiêu của mình, vì việc hình thành một sự cứng cáp về tinh thần cũng là một điều vô cùng quan trọng trong việc đạt đến thành công.
3. SỰ SỢ HÃI THẬT SỰ RẤT TỐT
Chủ nghĩa khắc kỷ
Chủ nghĩa khắc kỷ không phải là vô cảm, mà là thay đổi cách suy nghĩ của mình sao cho bạn không còn sợ hãi điều tệ nhất có thể xảy ra nữa.
Phật giáo cũng có một khái niệm tương tự mà nhà tâm lý học Jordan Peterson đã khai thác: “Đời là bể khổ”. Cũng vì mọi điều trên đời đều là khổ hạnh, chúng ta cũng không còn gì phải sợ những điều làm chúng ta e ngại, mà hãy mạnh dạn đối đầu với chúng.
Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt từng nói: “Bạn phải làm cho được điều mà bạn luôn nghĩ rằng mình không thể thực hiện được.”
Dĩ nhiên, bạn không nên đọc theo những câu nói này rồi nghĩ rằng chạy xe đạp đua với ô tô trên cao tốc là sáng suốt. Đơn giản hơn, chỉ cần đứng dậy tập thể dục cũng có thể coi là làm những việc đặc biệt rồi.
4. ĐỪNG PHÁN XÉT ĐIỀU GÌ NGAY LẬP TỨC
John Watson, một nhà văn người Scotland, được biết đến với bút danh Ian MacLaren, đã từng nói: “Hãy tử tế. Mọi người anh gặp đều đang có cuộc chiến của riêng mình.” Rất nhiều cuốn sách self-help đã nhắc đến khái niệm này dưới nhiều hình thức khác nhau.
Quá trình tiến hóa đã làm cho chúng ta có xu hướng ra quyết định nhanh dựa trên những mẫu hình quen thuộc. Tuy khái niệm này hữu ích cho tổ tiên chúng ta khi phải chống lại mối hiểm nguy ngoài tự nhiên, trong một xã hội đa văn hóa, khả năng này không còn có tác dụng như mong muốn.
5. CUỘC ĐỜI CÓ MỘT ĐIỂM DỪNG
“Carpe diem” - “Seize the day” - “Hãy sống cho ngày hôm nay”. Câu thành ngữ tiếng La-tinh này miêu tả đầy đủ nhất quan niệm về cuộc sống của con người: Ai rồi cũng tan thành cát bụi. Những nhà thơ Sufi trong văn hóa Ba Tư đã nghĩ ra câu “This too shall pass” - “Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua”. Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius luôn có một người hầu thì thầm vào tai mình “ngài cũng chỉ là người phàm” để nhắc ông phải luôn khiêm tốn dù vừa chiến thắng vẻ vang.
Khái niệm “memento mori” - “hãy nhớ rằng ngươi sẽ chết” được những môn đồ chủ nghĩa khắc kỷ sử dụng để nhắc nhở rằng mỗi ngày là một món quà, và không được lãng phí chúng cho những việc vô ích.
Tại sao suy nghĩ này lại có tác dụng? Vì khi nghĩ đến cái chết, mọi gánh nặng hiện tại sẽ trở nên vô nghĩa, và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy mục đích của mình hơn. Tác giả người Anh Samuel Johnson từng nói: “Khi một người biết rằng anh ấy sắp bị treo cổ, điều đó làm anh ấy tập trung một cách đáng ngạc nhiên.”
Và chúng ta “sống cho ngày hôm nay” bằng cách nào? Bằng cách làm những việc quan trọng nhất, càng sớm càng tốt. Trong cuốn “Someday is not a Day in the Week” (Trong tuần không có “một ngày nào đó”), tác giả Sam Horn kể câu chuyện về cha của anh, người có giấc mơ tham quan Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, sau đó bị đột quỵ trong một khách sạn trên đường đi. Bạn sẽ làm gì để không gặp viễn cảnh đó?
Nếu suy nghĩ về cái chết làm bạn đáng sợ, hãy nghĩ về một tương lai thiết thực hơn. Hãy tưởng tượng bản thân năm 80 tuổi trong một viện dưỡng lão. Có thể bạn đang ngồi xe lăn, ăn cháo và xem những chương trình nhàm chán. Liệu người đó có hối hận vì những việc bạn của bây giờ không thực hiện hay không?
Tỷ phú Jeff Bezos cũng sử dụng luồng suy nghĩ này, và ông gọi đó là “regret minimization” (tối giản hối tiếc). Năm 1996, ông đã dùng suy nghĩ này để thành lập công ty Amazon, vì ông nghĩ rằng Jeff 80 tuổi sẽ hối hận nếu như ông không lái xe tới Seattle thay vì tiếp tục làm cố vấn ở New York. Và giờ thành công của ông đã tạo được tiếng vang trên toàn cầu.
6. HÃY TỰ TIN
C�� một nghịch lý trong xã hội. Nghịch lý đó cho rằng: cuộc đời quá ngắn để quan tâm những gì người khác nghĩ về mình, nên hãy tập trung vào bản thân và sống cuộc đời hạnh phúc nhất cho bạn. Nhưng khi sống theo cách đó, bạn lại vô tình cuốn hút mọi người xung quanh và trở thành trung tâm của sự chú ý. Cuốn “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” (2016) đã khai thác rất nhiều về nghịch lý này.
Vì thế, hãy khai thác chính những sự kì lạ bên trong bản thân bạn. Những điều làm bạn nổi bật khi còn nhỏ chính là cội nguồn của sức mạnh sáng tạo bên trong bạn. Bạn không hoàn hảo, nhưng bạn là duy nhất.
Nhà thiết kế trò chơi Jane McGonigal đã chứng minh rằng ngay trong những tình huống ngặt nghèo nhất, bạn vẫn có thể lạc quan và tự tin. Trong cuốn “Siêu năng lực” (2015), Jane kể lại hành trình hồi phục của cô sau khi gặp một tai nạn nghiêm trọng khiến cô lâm vào trầm cảm, và cách cô đã tự tạo ra một tựa game để giúp bản thân vực dậy từ tuyệt vọng. Hơn nửa triệu người đã tìm được giúp đỡ trong tựa game mà Jane đã sáng tạo.
7. HÃY YÊU MẾN NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
Không chỉ qua những cuốn sách self-help, cả tục ngữ Việt Nam cũng có những khái niệm như “Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.”
Lời khuyên self-help cổ xưa nhất là gì? Rất có thể, đó là “Golden Rule” (Nguyên tắc vàng) - Đối xử với người khác bằng cách mà anh muốn người khác đối xử với mình - một nguyên tắc cơ bản nhưng đã được tìm thấy ở mọi tôn giáo trên toàn cầu. Trong văn minh Hy Lạp và Trung Hoa, nguyên tắc này được sinh ra từ năm 6 TCN, và khoảng năm 2000 TCN trong nền văn minh Ai Cập.
Qua từng ấy thời gian, nguyên tắc đó đã thay đổi qua nhiều hình hài khác nhau, và gần đây nhất có thể kể tới tựa đề của quyển self-help “Just Don’t Be An Asshole” (Đừng xấu tính) (2020).
Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Mục đích của cuộc sống không phải là hạnh phúc, mà là sự hữu ích.” Câu nói này đúng trong cả thế kỉ thứ 19 và thế kỷ thứ 21. Để trở nên hữu ích, đơn giản chỉ là yêu thương những người xung quanh mình. Trong quá trình tiến hóa, con người đã phát triển những bản năng cộng đồng của mình, và việc giúp đỡ người khác cũng cho bản thân chúng ta những cảm xúc tích cực. Đây có thể là bước gần nhất mà con người có thể tiếp cận được với ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
8. HOÀN HẢO = TRÌ HOÃN
Trong cuốn “How to Be an Imperfectionist” (Hướng dẫn từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo) của Stephen Guise, anh đã nhấn mạnh sự tương đồng giữa chủ nghĩa hoàn hảo và sự trì hoãn. Thực chất, chúng chỉ là một. Trong thế giới mà chúng ta đang sống, một kết quả hoàn hảo chỉ đơn giản là không thể xảy ra. Nên nếu bạn mong đợi một kết quả hoàn hảo, bạn chỉ có thể trì hoãn. Chủ nghĩa hoàn hảo không cho phép bạn xem xét những lỗi lầm bạn đã phạm phải, không cho phép thói quen thay đổi một cách chậm rãi. Từ đó, chủ nghĩa hoàn hảo ép bạn vào một khuôn khổ không thực tế mà chính bạn đặt ra. Trong rất nhiều trường hợp, chủ nghĩa hoàn hảo không giúp bạn thay đổi được bất cứ điều gì.
Trong văn hóa Nhật Bản, thuật ngữ “wabi-sabi” nói về sự chấp nhận sự không hoàn hảo của vạn vật. Đôi khi, việc tốt nhất bạn có thể làm là bắt đầu, cho dù bạn có sẵn sàng hay không.
Và đừng lo, từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo không làm giá trị của bản thân bạn giảm đi đâu.
9. ĂN, NGỦ, TẬP THỂ DỤC, NGHỈ NGƠI, LẶP LẠI
Chúng ta chỉ là người phàm, và cơ thể của chúng ta cũng không thể sống mãi với thời gian. Do vậy, ăn đúng món, ngủ đúng giờ, thể dục đều đặn, nghỉ ngơi khi cần là những quy tắc tối quan trọng để cải thiện cuộc sống. Đây không phải là những suy nghĩ vô thưởng vô phạt; ngay cả việc dọn phòng cũng đã được chứng minh là giúp cho mọi người cảm thấy phấn khởi hơn về cuộc sống, tạo thêm động lực cho học tập và làm việc. Để tăng hiệu quả của việc đó lên, việc hình thành những thói quen hữu ích là rất cần thiết.
Trong cuốn “The Importance of Living” (Tầm quan trọng của việc sống) (1937) của Lâm Ngữ Đường, ông viết về tầm quan trọng của việc… chả làm gì cả. “Nếu bạn có thể dành một buổi chiều vô ích để làm những việc vô ích, thì bạn đã biết cách sống.”
Nói vậy không có nghĩa là chúng ta có thể dành cả đời không làm gì và hạnh phúc. Để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, con người cần tự mình tìm ra những điều làm mình hạnh phúc, và tránh xa những niềm vui dễ vụt tắt (như điện thoại thông minh chẳng hạn).
10. HÃY GHI CHÉP LẠI MỌI THỨ
Bạn có thể đọc mọi cuốn self-help trên đời, nhưng không một cuốn nào trong số đó có thể đổi đời bạn thay cho chính bản thân bạn. Cách đơn giản (và cũng có thể là hiệu quả) nhất được David Allen đề cập trong cuốn “Getting Things Done” (Hoàn thành mọi việc) (2002). David nói đến việc ghi chép lại mọi thứ bạn muốn làm, dù nhỏ hay lớn, dù lâu hay nhanh, dù đủ khả năng hay chưa, hãy ghi tất cả mọi thứ vào một quyển sổ tay. Sau đó, đọc từng điều bạn đã ghi lại, và phân loại chúng, từ “có thể hoàn thành trong 5 phút” - trường hợp này thì bạn bắt buộc phải làm ngay lập tức, “có thể hoàn thành trong một ngày”, tới “có thể hoàn thành trong nhiều năm”.
Ngay cả khi bạn dưới trung bình môn Văn, viết lách vẫn là một kỹ năng thú vị và hữu ích. Julia Cameron, tác giả của cuốn “The Artist’s Way” (Con đường của nghệ sĩ) đề xuất khái niệm “morning pages” (những trang viết buổi sáng). Trong giờ đầu tiên sau khi thức dậy, trước khi não bộ của bạn tỉnh giấc hoàn toàn, hãy viết ba trang giấy A4. Bạn có thể viết bất cứ thứ gì bạn muốn, bao gồm cả những câu vô thưởng vô phạt đại loại như: “Tại sao tôi lại phải viết cái này, chán kinh khủng khiếp.”
Những xấp giấy bắt đầu bằng những câu như vậy thường sẽ gặp bất ngờ trong trang giấy thứ ba.
11. BẠN PHẢI TỰ THÂN VẬN ĐỘNG
Đôi khi, bạn phải đặt cuốn sách xuống và bắt đầu tạo ra sự thay đổi mà mình muốn thấy. Từ đó, bạn mới có thể nhận ra những giới hạn của mình và có thể từ từ mở rộng nó. Lúc mới bắt đầu, chắc chắn bạn sẽ đặt ra những mục tiêu lớn, nếu không muốn nói là lố bịch. Bạn có thể đam mê về trò chơi điện tử và muốn tạo ra một Final Fantasy của Việt Nam, nhưng ngay khi làm quen với RPG Maker, bạn đã chùn bước và tìm đến những ước mơ dễ thực hiện hơn. Đó là lý do bạn phải kiên trì với mục tiêu của mình một khi đã tìm thấy nó, vì tất cả ước mơ đều đòi hỏi một sự nỗ lực. Bạn phải sẵn sàng đi với tốc độ của một con rùa, và mỗi bước chân đặt xuống đều đau như lửa đốt. Những kẻ kiên trì sẽ đạt được mục tiêu của mình vì họ biết rằng mình muốn đạt được điều gì, và họ sẵn sàng đánh đổi những gì để đạt được nó.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải đâm đầu vào những việc khó khăn nhất thế gian rồi cố gắng giải quyết nó một cách vô tội vạ. Bạn sẽ cần một ai đó dõi theo. Nếu bạn đủ may mắn để tìm thấy một người sẵn sàng chỉ ra cho bạn những khuyết điểm của mình, hãy sẵn sàng mua cho họ một chiếc nhẫn.
Không nên chỉ hữu dụng với người khác, mà hãy mạnh mẽ đủ để người khác tin tưởng vào mình.
Bài được dịch từ: https://sea.mashable.com/entertainment/11749/every-self-help-book-ever-boiled-down-to-11-simple-rules
0 notes
alodemday · 3 years
Text
11 NGUYÊN LÝ TRONG MỌI CUỐN SÁCH SELF-HELP
Cuốn sách self-help (phát triển cá nhân) đầu tiên được xuất bản vào năm 1859, nói về câu chuyện về những người nổi tiếng và cách họ vực dậy để thành công. Được viết bởi tác giả người Scotland, Samuel Smiles, cuốn sách có tên là “Self-Help” (Phát triển bản thân) trở thành một ấn phẩm phổ biến trong thời nữ hoàng Victoria, bán được hàng triệu bản. Kể từ đó, mỗi thế hệ đều có một cuốn best-seller trong thể loại, như cuốn “How to Live on 24 Hours a Day” (Cách sống trọn 24 giờ trong một ngày) (1908), “Think and Grow Rich” (Nghĩ giàu làm giàu) (1937), hay “Don’t Sweat the Small Stuff” (Đừng bận tâm những chuyện nhỏ nhặt) (1997).
Hiện nay, ngành sách phát triển cá nhân có giá trị hơn 11 tỷ đô la Mỹ (252 nghìn tỷ đồng). Nhưng khi đi sâu vào phân tích chúng, thì chúng ta tìm được rất ít thông tin mới. Suy cho cùng thì, chúng ta đã đọc sách phát triển cá nhân từ hàng thế kỷ trước cuốn “Self-Help” của Smiles, chỉ là chúng tồn tại dưới những cái tên khác.
Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180) đã đưa ra những lời khuyên ngắn trong cuốn “Suy tưởng” của mình. Benjamin Franklin cũng đưa ra những lời khuyên tương tự trong cuốn “Poor Richard's Almanack” (Niên giám của Richard đáng thương). Ngay cả thể loại giễu nhại self-help cũng không phải là mới; Shakespeare đã thể hiện điều đó bằng đoạn "to thine own self be true" (phải nghĩ cho bản thân trước tiên) của nhân vật Polonius trong Hamlet. Trong đoạn này, Polonius cho con trai mình, Laertes, lời khuyên rằng con người không thể giúp người khác nếu bản thân anh ta chưa ổn định về mặt tài chính, nên phải nghĩ cho bản thân trước tiên rồi hẵng nghĩ cho người khác.
Thế kỷ 21 đã làm con người nhận thức rõ hơn về sự nghiện sách self-help của mình. Những cuốn self-help phổ biến nhất trong những năm gần đây bao gồm cuốn “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm”, một tựa sách dễ dàng gây ấn tượng với độc giả nhờ từ ngữ mạnh trên trang bìa. Tuy nhiên, chúng chỉ đơn giản là nhắc lại những lời khuyên đã tồn tại từ rất lâu bằng những câu từ dễ hiểu hơn cho đại chúng. Sau đây là 11 nguyên lý xuất hiện thường xuyên nhất, mà tôi đã tổng hợp được sau một thời gian nghiền ngẫm những cuốn sách self-help.
1. ĐI TỪNG BƯỚC MỘT
Thói quen hàng ngày của bạn không chỉ quan trọng, mà còn là chìa khóa dẫn đến thành công. Aristotle đã biết được điều này khi ông viết câu “những việc chúng ta làm đi làm lại sẽ định nghĩa chúng ta”. Và cho dù bạn có động lực thay đổi thế giới ngay lập tức đi nữa, cách tốt nhất để đạt được kết quả như mong muốn là từ từ thay đổi những thói quen hàng ngày. Trong văn hóa Nhật Bản, khái niệm này được gọi là “kaizen”.
Trong thế kỷ 21, hoạt động thay đổi thói quen đã trở nên dễ dàng hơn khi giới khoa học khám phá thêm được nhiều điều về khoa học hành vi. Điều này được nhấn mạnh trong quyển best-seller năm 2014, “Sức mạnh của thói quen”. Trong cuốn “Thay đổi tí hon, hiệu quả bất ngờ” (2018), tác giả đã chỉ ra rằng thay đổi bất kỳ điều gì chỉ 1% cũng có thể gây ra thay đổi rất lớn trong thời gian dài. Còn trong thời gian ngắn, sự lặp đi lặp lại một thói quen tốt sẽ giúp đưa hành vi bản thân vượt ra khỏi giới hạn của ý chí và dần biến nó thành một hành động vô thức. “Gieo thói quen, gặt tính cách.”
Trong quyển “Mini Habits” (Thói quen nhỏ bé) (2013), tác giả Stephen Guise đã đưa ra một lời khuyên rất hữu ích: Hãy làm cho những thói quen mới hàng ngày càng nhỏ càng tốt. Ví dụ, hãy tập thể dục trong vòng năm phút mỗi ngày và không lâu sau bạn sẽ có động lực tập nhiều hơn.
2. THAY ĐỔI CÁCH SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN
Vận động viên bóng bầu dục Mỹ Ronnie Lott đã từng nói, “Nếu anh tin vào nó, thì tâm trí anh sẽ đạt được nó.” Câu nói này tuy có vẻ hoang đường, nhưng khái niệm này thực sự đã được khai thác trong rất nhiều cuốn sách phát triển cá nhân, tiêu biểu như cuốn “Sức mạnh của tư tưởng tích cực và tinh thần lạc quan” (1952) của Norman Vincent Peale. Để đạt được bất cứ mục tiêu nào, bạn phải hình dung thật rõ ràng kết quả của nó, rồi đi ngược lại để tạo ra cho mình một kế hoạch thật chính xác để giành lấy nó.
Lập kế hoạch là phần quan trọng nhất. Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, những khóa học và những cuốn sách dạy cách lên kế hoạch trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu không có kế hoạch, thì chúng ta chỉ còn lại niềm tin, và bạn đọc ắt đã nghe những câu đại loại như “Có mà làm bằng niềm tin!” khá nhiều rồi.
Kế hoạch là cách bạn đạt được mục tiêu của mình, cho dù quá trình đó có thể mất nhiều năm. Khi lập ra kế hoạch, bạn phải chấp nhận rằng mình đang đầu tư dài lâu. Điều quan trọng là bạn phải thật kiên trì với mục tiêu của mình, vì việc hình thành một sự cứng cáp về tinh thần cũng là một điều vô cùng quan trọng trong việc đạt đến thành công.
3. SỰ SỢ HÃI THẬT SỰ RẤT TỐT
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học phổ biến từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Và ngay cả hiện nay, nó vẫn là một khái niệm rộng rãi, tiêu biểu nhất trong cuốn “Chủ nghĩa khắc kỷ: Phong cách sống bản lĩnh và bình thản” (2019) của William B. Irvine.
Chủ nghĩa khắc kỷ không phải là vô cảm, mà là thay đổi cách suy nghĩ của mình sao cho bạn không còn sợ hãi điều tệ nhất có thể xảy ra nữa.
“Hãy tự nói với bản thân vào mỗi sáng: Hôm nay, ta sẽ gặp những kẻ vô ơn, bạo lực, đố kị và ích kỉ nhất trên thế gian.” - Marcus Aurelius.
Phật giáo cũng có một khái niệm tương tự mà nhà tâm lý học Jordan Peterson đã khai thác: “Đời là bể khổ”. Cũng vì mọi điều trên đời đều là khổ hạnh, chúng ta cũng không còn gì phải sợ những điều làm chúng ta e ngại, mà hãy mạnh dạn đối đầu với chúng.
Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt từng nói: “Bạn phải làm cho được điều mà bạn luôn nghĩ rằng mình không thể thực hiện được.”
Dĩ nhiên, bạn không nên đọc theo những câu nói này rồi nghĩ rằng chạy xe đạp đua với ô tô trên cao tốc là sáng suốt. Đơn giản hơn, chỉ cần đứng dậy tập thể dục cũng có thể coi là làm những việc đặc biệt rồi.
4. ĐỪNG PHÁN XÉT ĐIỀU GÌ NGAY LẬP TỨC
John Watson, một nhà văn người Scotland, được biết đến với bút danh Ian MacLaren, đã từng nói: “Hãy tử tế. Mọi người anh gặp đều đang có cuộc chiến của riêng mình.” Rất nhiều cuốn sách self-help đã nhắc đến khái niệm này dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như “hãy đếm đến mười trước khi phán xét một ai đó”, “giữ cho tâm trí rộng mở”, hoặc “hãy đặt mình trong vị trí của người khác”. Ngay cả văn hóa Việt Nam cũng có một lời răn cho khái niệm này: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Quá trình tiến hóa đã làm cho chúng ta có xu hướng ra quyết định nhanh dựa trên những mẫu hình quen thuộc. Tuy khái niệm này hữu ích cho tổ tiên chúng ta khi phải chống lại mối hiểm nguy ngoài tự nhiên, trong một xã hội đa văn hóa, khả năng này không còn có tác dụng như mong muốn.
5. CUỘC ĐỜI CÓ MỘT ĐIỂM DỪNG
“Carpe diem” - “Seize the day” - “Hãy sống cho ngày hôm nay”. Câu thành ngữ tiếng La-tinh này miêu tả đầy đủ nhất quan niệm về cuộc sống của con người: Ai rồi cũng tan thành cát bụi. Những nhà thơ Sufi trong văn hóa Ba Tư đã nghĩ ra câu “This too shall pass” - “Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua”. Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius luôn có một người hầu thì thầm vào tai mình “ngài cũng chỉ là người phàm” để nhắc ông phải luôn khiêm tốn dù vừa chiến thắng vẻ vang.
Khái niệm “memento mori” - “hãy nhớ rằng ngươi sẽ chết” được những môn đồ chủ nghĩa khắc kỷ sử dụng để nhắc nhở rằng mỗi ngày là một món quà, và không được lãng phí chúng cho những việc vô ích.
Tại sao suy nghĩ này lại có tác dụng? Vì khi nghĩ đến cái chết, mọi gánh nặng hiện tại sẽ trở nên vô nghĩa, và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy mục đích của mình hơn. Tác giả người Anh Samuel Johnson từng nói: “Khi một người biết rằng anh ấy sắp bị treo cổ, điều đó làm anh ấy tập trung một cách đáng ngạc nhiên.”
Và chúng ta “sống cho ngày hôm nay” bằng cách nào? Bằng cách làm những việc quan trọng nhất, càng sớm càng tốt. Trong cuốn “Someday is not a Day in the Week” (Trong tuần không có “một ngày nào đó”), tác giả Sam Horn kể câu chuyện về cha của anh, người có giấc mơ tham quan Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, sau đó bị đột quỵ trong một khách sạn trên đường đi. Bạn sẽ làm gì để không gặp viễn cảnh đó?
Nếu suy nghĩ về cái chết làm bạn đáng sợ, hãy nghĩ về một tương lai thiết thực hơn. Hãy tưởng tượng bản thân năm 80 tuổi trong một viện dưỡng lão. Có thể bạn đang ngồi xe lăn, ăn cháo và xem những chương trình nhàm chán. Liệu người đó có hối hận vì những việc bạn của bây giờ không thực hiện hay không?
Tỷ phú Jeff Bezos cũng sử dụng luồng suy nghĩ này, và ông gọi đó là “regret minimization” (tối giản hối tiếc). Năm 1996, ông đã dùng suy nghĩ này để thành lập công ty Amazon, vì ông nghĩ rằng Jeff 80 tuổi sẽ hối hận nếu như ông không lái xe tới Seattle thay vì tiếp tục làm cố vấn ở New York. Và giờ thành công của ông đã tạo được tiếng vang trên toàn cầu.
6. HÃY TỰ TIN
Có một nghịch lý trong xã hội. Nghịch lý đó cho rằng: cuộc đời quá ngắn để quan tâm những gì người khác nghĩ về mình, nên hãy tập trung vào bản thân và sống cuộc đời hạnh phúc nhất cho bạn. Nhưng khi sống theo cách đó, bạn lại vô tình cuốn hút mọi người xung quanh và trở thành trung tâm của sự chú ý. Cuốn “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” (2016) đã khai thác rất nhiều về nghịch lý này.
Vì thế, hãy khai thác chính những sự kì lạ bên trong bản thân bạn. Những điều làm bạn nổi bật khi còn nhỏ chính là cội nguồn của sức mạnh sáng tạo bên trong bạn. Bạn không hoàn hảo, nhưng bạn là duy nhất.
Nhà thiết kế trò chơi Jane McGonigal đã chứng minh rằng ngay trong những tình huống ngặt nghèo nhất, bạn vẫn có thể lạc quan và tự tin. Trong cuốn “Siêu năng lực” (2015), Jane kể lại hành trình hồi phục của cô sau khi gặp một tai nạn nghiêm trọng khiến cô lâm vào trầm cảm, và cách cô đã tự tạo ra một tựa game để giúp bản thân vực dậy từ tuyệt vọng. Hơn nửa triệu người đã tìm được giúp đỡ trong tựa game mà Jane đã sáng tạo.
7. HÃY YÊU MẾN NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
Không chỉ qua những cuốn sách self-help, cả tục ngữ Việt Nam cũng có những khái niệm như “Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.”
Lời khuyên self-help cổ xưa nhất là gì? Rất có thể, đó là “Golden Rule” (Nguyên tắc vàng) - Đối xử với người khác bằng cách mà anh muốn người khác đối xử với mình - một nguyên tắc cơ bản nhưng đã được tìm thấy ở mọi tôn giáo trên toàn cầu. Trong văn minh Hy Lạp và Trung Hoa, nguyên tắc này được sinh ra từ năm 6 TCN, và khoảng năm 2000 TCN trong nền văn minh Ai Cập.
Qua từng ấy thời gian, nguyên tắc đó đã thay đổi qua nhiều hình hài khác nhau, và gần đây nhất có thể kể tới tựa đề của quyển self-help “Just Don’t Be An Asshole” (Đừng xấu tính) (2020).
Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Mục đích của cuộc sống không phải là hạnh phúc, mà là sự hữu ích.” Câu nói này đúng trong cả thế kỉ thứ 19 và thế kỷ thứ 21. Để trở nên hữu ích, đơn giản chỉ là yêu thương những người xung quanh mình. Trong quá trình tiến hóa, con người đã phát triển những bản năng cộng đồng của mình, và việc giúp đỡ người khác cũng cho bản thân chúng ta những cảm xúc tích cực. Đây có thể là bước gần nhất mà con người có thể tiếp cận được với ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
8. HOÀN HẢO = TRÌ HOÃN
Trong cuốn “How to Be an Imperfectionist” (Hướng dẫn từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo) của Stephen Guise, anh đã nhấn mạnh sự tương đồng giữa chủ nghĩa hoàn hảo và sự trì hoãn. Thực chất, chúng chỉ là một. Trong thế giới mà chúng ta đang sống, một kết quả hoàn hảo chỉ đơn giản là không thể xảy ra. Nên nếu bạn mong đợi một kết quả hoàn hảo, bạn chỉ có thể trì hoãn. Chủ nghĩa hoàn hảo không cho phép bạn xem xét những lỗi lầm bạn đã phạm phải, không cho phép thói quen thay đổi một cách chậm rãi. Từ đó, chủ nghĩa hoàn hảo ép bạn vào một khuôn khổ không thực tế mà chính bạn đặt ra. Trong rất nhiều trường hợp, chủ nghĩa hoàn hảo không giúp bạn thay đổi được bất cứ điều gì.
Trong văn hóa Nhật Bản, thuật ngữ “wabi-sabi” nói về sự chấp nhận sự không hoàn hảo của vạn vật. Đôi khi, việc tốt nhất bạn có thể làm là bắt đầu, cho dù bạn có sẵn sàng hay không.
Và đừng lo, từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo không làm giá trị của bản thân bạn giảm đi đâu.
9. ĂN, NGỦ, TẬP THỂ DỤC, NGHỈ NGƠI, LẶP LẠI
Chúng ta chỉ là người phàm, và cơ thể của chúng ta cũng không thể sống mãi với thời gian. Do vậy, ăn đúng món, ngủ đúng giờ, thể dục đều đặn, nghỉ ngơi khi cần là những quy tắc tối quan trọng để cải thiện cuộc sống. Đây không phải là những suy nghĩ vô thưởng vô phạt; ngay cả việc dọn phòng cũng đã được chứng minh là giúp cho mọi người cảm thấy phấn khởi hơn về cuộc sống, tạo thêm động lực cho học tập và làm việc. Để tăng hiệu quả của việc đó lên, việc hình thành những thói quen hữu ích là rất cần thiết.
Trong cuốn “The Importance of Living” (Tầm quan trọng của việc sống) (1937) của Lâm Ngữ Đường, ông viết về tầm quan trọng của việc… chả làm gì cả. “Nếu bạn có thể dành một buổi chiều vô ích để làm những việc vô ích, thì bạn đã biết cách sống.”
Nói vậy không có nghĩa là chúng ta có thể dành cả đời không làm gì và hạnh phúc. Để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, con người cần tự mình tìm ra những điều làm mình hạnh phúc, và tránh xa những niềm vui dễ vụt tắt (như điện thoại thông minh chẳng hạn).
10. HÃY GHI CHÉP LẠI MỌI THỨ
Bạn có thể đọc mọi cuốn self-help trên đời, nhưng không một cuốn nào trong số đó có thể đổi đời bạn thay cho chính bản thân bạn. Cách đơn giản (và cũng có thể là hiệu quả) nhất được David Allen đề cập trong cuốn “Getting Things Done” (Hoàn thành mọi việc) (2002). David nói đến việc ghi chép lại mọi thứ bạn muốn làm, dù nhỏ hay lớn, dù lâu hay nhanh, dù đủ khả năng hay chưa, hãy ghi tất cả mọi thứ vào một quyển sổ tay. Sau đó, đọc từng điều bạn đã ghi lại, và phân loại chúng, từ “có thể hoàn thành trong 5 phút” - trường hợp này thì bạn bắt buộc phải làm ngay lập tức, “có thể hoàn thành trong một ngày”, tới “có thể hoàn thành trong nhiều năm”.
Ngay cả khi bạn dưới trung bình môn Văn, viết lách vẫn là một kỹ năng thú vị và hữu ích. Julia Cameron, tác giả của cuốn “The Artist’s Way” (Con đường của nghệ sĩ) đề xuất khái niệm “morning pages” (những trang viết buổi sáng). Trong giờ đầu tiên sau khi thức dậy, trước khi não bộ của bạn tỉnh giấc hoàn toàn, hãy viết ba trang giấy A4. Bạn có thể viết bất cứ thứ gì bạn muốn, bao gồm cả những câu vô thưởng vô phạt đại loại như: “Tại sao tôi lại phải viết cái này, chán kinh khủng khiếp.”
Những xấp giấy bắt đầu bằng những câu như vậy thường sẽ gặp bất ngờ trong trang giấy thứ ba.
11. BẠN PHẢI TỰ THÂN VẬN ĐỘNG
Đôi khi, bạn phải đặt cuốn sách xuống và bắt đầu tạo ra sự thay đổi mà mình muốn thấy. Từ đó, bạn mới có thể nhận ra những giới hạn của mình và có thể từ từ mở rộng nó. Lúc mới bắt đầu, chắc chắn bạn sẽ đặt ra những mục tiêu lớn, nếu không muốn nói là lố bịch. Bạn có thể đam mê về trò chơi điện tử và muốn tạo ra một Final Fantasy của Việt Nam, nhưng ngay khi làm quen với RPG Maker, bạn đã chùn bước và tìm đến những ước mơ dễ thực hiện hơn. Đó là lý do bạn phải kiên trì với mục tiêu của mình một khi đã tìm thấy nó, vì tất cả ước mơ đều đòi hỏi một sự nỗ lực. Bạn phải sẵn sàng đi với tốc độ của một con rùa, và mỗi bước chân đặt xuống đều đau như lửa đốt. Những kẻ kiên trì sẽ đạt được mục tiêu của mình vì họ biết rằng mình muốn đạt được điều gì, và họ sẵn sàng đánh đổi những gì để đạt được nó.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải đâm đầu vào những việc khó khăn nhất thế gian rồi cố gắng giải quyết nó một cách vô tội vạ. Bạn sẽ cần một ai đó dõi theo. Nếu bạn đủ may mắn để tìm thấy một người sẵn sàng chỉ ra cho bạn những khuyết điểm của mình, hãy sẵn sàng mua cho họ một chiếc nhẫn.
Không nên chỉ hữu dụng với người khác, mà hãy mạnh mẽ đủ để người khác tin tưởng vào mình.
Bài được dịch từ: https://sea.mashable.com/entertainment/11749/every-self-help-book-ever-boiled-down-to-11-simple-rules
0 notes
alodemday · 3 years
Text
hello, today i had made a dicision. That I’m going to lose weight.
first of all, i think a plan is important.
I will have a list of my food, that I can eat easily. I will show it below, maybe not all, it’ll be added later... 1/
sweet potato🍠
potato🥔
carot🥕
A little rice🍚
beans🫒
corn🌽
🍆🍆🍆
2/
Meat 🥩 , fish🍆 , chicken 🍗 , egg 🥚🥚
3/
honey 🍯
coconut 🥥 🧉
sweet mango 🥭
banana 🍌
watermelon 🍉
apple 🍎
4/
cucumber 🥒
garlic
Salat 🥗
🥦🥬🥒🍆......
1 note · View note