Tumgik
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Sứ mệnh thương hiệu (Brand mission) rất dễ nhầm lẫn với tầm nhìn thương hiệu. Cùng nhấn mạnh mục tiêu thương hiệu hướng đến, nhưng sứ mệnh thương hiệu và tầm nhìn thương hiệu có điểm gì khác nhau? Vậy, có cần đảm bảo cả hai yếu tố sứ mệnh và tầm nhìn trong chiến lược hay không? Và lợi ích mà chúng đem lại cho chiến lược thương hiệu là gì?
Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Vũ Digital.
Sứ mệnh thương hiệu là gì?
Nếu tầm nhìn thể hiện mục đích thương hiệu đặt ra để chinh phục trong tương lai, thì với sứ mệnh, đó là những mong muốn ở thời điểm hiện tại và đang được thực hiện, giải thích được lý do cho sự hiện diện của thương hiệu và khả năng đáp ứng nhu cầu đối với khách hàng.
Thông thường, khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh thường gây nhầm lẫn và khiến khách hàng khó khăn trong việc xác định được chúng. Chỉ cần nhớ rằng, tầm nhìn hướng về mục tiêu trong tương lai, sứ mệnh cho thấy hành động ở hiện tại. Tầm nhìn cho thấy mong muốn thương hiệu đem đến trên thị trường, sứ mệnh lại nhấn mạnh về cách thương hiệu hành động để đạt được mục tiêu đó. Nhưng quan trọng, tất cả đều phải hỗ trợ cho chiến lược thương hiệu. 
Sứ mệnh có thể thay đổi theo sự phát triển của doanh nghiệp và xác định lại mục đích hoạt động trong thương hiệu. 
Vai trò của sứ mệnh thương hiệu trong chiến lược thương hiệu
1. Tạo định hướng cho hoạt động của thương hiệu
Mỗi lời nói, hành động của thương hiệu khi truyền thông đòi hỏi phải bám sát và thể hiện được sứ mệnh mà thương hiệu đang phục vụ. Chính vì thế, sứ mệnh dẫn dắt mọi hoạt động trở nên nhất quán, thống nhất và liền mạch. 
Nếu không có sứ mệnh, thương hiệu sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát nội dung về lâu dài, dễ dẫn đến tình trạng “nói một đằng, làm một nẻo”, gây xao nhãng và không đạt được sự tin tưởng từ khách hàng.
2. Truyền cảm hứng, tạo động lực cho nội bộ
Muốn doanh nghiệp phát triển vững chắc, bắt buộc từng cá thể trong công ty phải nắm rõ vai trò, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế của mình. Và để làm được điều đó, tốt nhất bạn cần cho họ một động lực có thể nhìn thấy rõ ràng nhất. Do đó, sứ mệnh được đặt ra không chỉ dành cho khách hàng mà phần lớn sử dụng cho nội bộ.
3. Kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng
Một điều rõ ràng chúng ta nhận thấy được ở thế hệ gen Z chính là họ không còn quan tâm nhiều về lợi nhuận, vật chất, tiền bạc nữa. Thay vào đó, người tiêu dùng đặt nặng về mặt cảm xúc, sự gắn kết và chất lượng thương hiệu hơn hết. 
Chính vì thế, hãy rõ ràng trong việc truyền thông sứ mệnh của thương hiệu đến với khách hàng, làm sao cho họ cảm nhận được sự chân thành của bạn, xoá bỏ khoảng cách dè chừng giữa khách hàng và doanh nghiệp. 
4. Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến lược thương hiệu
Là một yếu tố có vai trò quan trọng không kém trong chiến lược thương hiệu, chiến lược có thành công hay không phụ thuộc vào 50% hiệu quả của sứ mệnh.
Một sứ mệnh hiệu quả là sứ mệnh có khả năng trở thành phong cách sống, động lực cho đối tượng khách hàng họ hướng tới. Cho nên, hãy thật cẩn trọng trong quá trình truyền thông sứ mệnh và đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp phải thể hiện được sứ mệnh mà bạn đang hướng tới. 
Nguyên tắc xây dựng sứ mệnh thương hiệu
Ai cũng mong muốn đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, nhưng để người tiêu dùng hiểu và cảm nhận được là điều không hề dễ dàng. Vậy, làm cách nào để khiến sứ mệnh của thương hiệu vừa có sức lan toả, vừa hỗ trợ đắc lực cho chiến lược thương hiệu?
1. Tham khảo từ các thương hiệu chung ngành nghề
Trước tiên, để tránh tình trạng trùng lặp với sứ mệnh của các thương hiệu, bạn hãy khảo sát để cho ra cái nhìn tổng quát nhất về sứ mệnh của họ. 
Điều gì các thương hiệu khác đã làm được? Họ mong muốn thể hiện điều gì? Họ đang truyền đạt gì với khách hàng? Các sứ mệnh có thật sự thiết thực và hiệu quả không?
Từ đó, lập danh sách các từ ngữ mà đối thủ của bạn đã sử dụng, né tránh cách diễn đạt giống nhau và liệt kê mục tiêu trong chiến lược thương hiệu trong thời điểm hiện tại. 
2. Đơn giản hoá sứ mệnh của thương hiệu
Sau khi đã lập dàn ý cơ bản cho sứ mệnh, đây là lúc cho bạn dành thời gian để tinh chỉnh và tóm gọn mọi thứ hiệu quả nhất có thể. 
Sứ mệnh của TED – Nguồn: https://ift.tt/1l05Lvt
Ví dụ như sứ mệnh của TED chỉ gói gọn trong hai từ: “Spread Ideas” (Lan toả các ý tưởng) nhưng lại vô cùng hiệu quả. Khách hàng dễ dàng ghi nhớ, nhận diện và làm nên điểm khác biệt độc đáo khiến người ta nhớ ngay đến TED. 
Một điều cần lưu ý nữa trong quá trình xây dựng sứ mệnh chính là tính trung thực. Khách hàng đang dần đề phòng cao với các lời cam kết của thương hiệu. Nếu thực hiện tốt, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu cực kỳ lâu dài. Nhưng ngược lại, họ sẽ khiến doanh nghiệp của bạn bay màu nhanh chóng trên thị trường. 
Đảm bảo tính khác biệt và thực hiện đúng những gì đã cam kết – đó là nhiệm vụ bạn cần làm cho sứ mệnh của mình. 
3. Thử nghiệm cho nội bộ
Như đã đề cập, sứ mệnh không chỉ dành cho khách hàng mà còn tạo động lực cho nội bộ. 
Cách nhanh nhất để biết được sứ mệnh của bạn có thành công hay không là để chính những cá thể trong công ty bạn xác nhận điều đó. Sứ mệnh đã tạo được ảnh hưởng gì hay chưa? Sứ mệnh đã đủ mạnh mẽ, uy tín và tác động được đến khách hàng chưa? Mục đích trong sứ mệnh có phù hợp với chiến lược thương hiệu hay không?
Hãy đảm bảo từng bộ phận trong công ty hài lòng và sẵn lòng tiếp sức cho sứ mệnh của thương hiệu trước khi truyền thông ra ngoài. 
Case study về sứ mệnh thương hiệu của các thương hiệu lớn trên thế giới
Starbucks – To inspire and nurture the human spirit – one person, one cup, and one neighborhood at a time. (Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần của con người – một cá thể, một tách cà phê và một người bạn)
Sứ mệnh của Google – Nguồn: https://about.google/
Google – Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.
Airbnb – To help create a world where you can belong anywhere and where people can live in a place, instead of just traveling to it. (Tạo ra một thế giới nơi đâu cũng là nhà đối với tất cả mọi người, thay vì du lịch đến vùng đất đó). 
Uniqlo – To continuously provide fashionable, high quality, basic casual wear at the lowest prices in the market – casual wear that anybody can wear whenever and wherever. (Tiếp tục cung cấp những sản phẩm mang tính thời trang, chất lượng cao, đơn giản ở mức giá tốt nhất so với thị trường – phù hợp với tất cả mọi người)
Shiseido ��� Beauty Innovations For A Better World (Cải tiến sắc đẹp cho một thế giới tốt đẹp hơn) 
IKEA – To create a better everyday life for the many people. (Tạo ra cuộc sống tốt hơn mỗi ngày cho nhiều người)
Kết Đồng hành cùng tầm nhìn, sứ mệnh giúp thương hiệu định hướng rõ ràng cho hoạt động của mình, đem đến kết quả rõ ràng trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Do đó, hãy thật kỹ lưỡng và cẩn trọng để tạo ra một sứ mệnh tạo sức ảnh hưởng nhất định đến khách hàng và cả nội bộ trong công ty. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.
The post Sứ mệnh thương hiệu là gì? Vai trò của sứ mệnh trong chiến lược thương hiệu. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Tầm nhìn thương hiệu (brand vision). Mọi doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường đòi hỏi phải mang lại mục đích và lợi ích cụ thể cho khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để khách hàng hiểu được mong muốn của thương hiệu? Làm sao để đo đạc được mức độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu? Làm sao để giúp các hoạt động vận hành được rõ ràng và nhất quán? Tất cả đều phụ thuộc vào tầm nhìn.
Một thuật ngữ đơn giản nhưng để hiểu hết về tầm nhìn không phải là dễ dàng. Chính vì thế, ở bài viết này, Vũ sẽ đem đến cho bạn góc nhìn khách quan và những khái niệm cần thiết xoay quanh “tầm nhìn thương hiệu”. Hãy cùng đón xem!
Tầm nhìn là gì?
Tầm nhìn của thương hiệu là mục tiêu cuối cùng thương hiệu muốn hướng tới trong khoảng thời gian nhất định.
Tầm nhìn như phát súng báo hiệu sự xuất hiện hay sự mở rộng của thương hiệu đến thị trường và khách hàng, nhằm mục đích tạo định hướng cho chiến lược thương hiệu, khẳng định vị thế trên bản đồ thị trường. 
Vai trò của tầm nhìn trong chiến lược thương hiệu
1. Hỗ trợ quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu
Trong chiến lược thương hiệu, tầm nhìn đóng vai trò trung tâm, điều phối và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. 
Có tầm nhìn rõ ràng, từng cá nhân và bộ phận trong công ty sẽ phối hợp ăn ý hơn, chủ động gia tăng năng suất làm việc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Không những thế, tầm nhìn còn thể hiện khả năng “nhìn xa trông rộng” của thương hiệu, đón đầu mọi xu hướng có thể xảy đến trong tương lai và đặt mục tiêu phát triển lâu dài. 
Chính vì thế, nếu không có tầm nhìn thương hiệu, chắc chắn doanh nghiệp không thể tiến xa được trong tương lai cũng như dễ dàng bị thay thế bởi các thương hiệu khác. 
2. Khẳng định vị thế hoặc tái định vị thương hiệu trên bản đồ thị trường
Như đã đề cập ở trên, tầm nhìn thương hiệu cho thấy mục đích, lợi ích về sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. 
Nếu tầm nhìn trùng khớp với những gì khách hàng cần và mong muốn, thương hiệu sẽ nhanh chóng chiếm được cảm tình và sự quan tâm to lớn từ đối tượng mục tiêu. Hơn nữa, tầm nhìn như một lời khẳng định về từng hành động, giá trị thương hiệu tạo ra trong tương lai. 
Do đó, trong quá trình hoạch định tầm nhìn, bạn cần đặt yếu tố thành thật lên hàng đầu: không nói những gì xa vời hay không có khả năng thực hiện được. 
3. Giúp quá trình truyền thông nhất quán, xuyên suốt
Tầm nhìn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của thương hiệu, kể cả quá trình truyền thông. 
Tầm nhìn tạo ra thông điệp cụ thể, từ thông điệp đó, các nhà truyền thông sẽ dễ dàng đưa ra phương pháp để tiếp cận khách hàng, làm sao đạt được mục đích nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mọi thiết kế, nội dung bám sát tầm nhìn, hỗ trợ đắc lực để nhấn mạnh sự quyết tâm của doanh nghiệp.
Một thương hiệu có tầm nhìn sẽ giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu, hiểu rõ vai trò doanh nghiệp trên thị trường, nhờ đó, quyết định trung thành cùng thương hiệu cũng sẽ được đưa ra dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý trong quá trình xác định tầm nhìn thương hiệu
1. Yêu cầu chuẩn xác về cấu trúc ngữ pháp
Tầm nhìn thương hiệu thường gói gọn trong một câu ngắn gọn, bao hàm mục đích trong tương lai của thương hiệu và được truyền tải theo cách trực tiếp. Một số nguyên tắc giúp bạn hoạch định tầm nhìn hiệu quả:
Rõ ràng, dễ hiểu
Số lượng: ít hơn 20 từ, sử dụng 1-2 câu đơn
Không sử dụng nhiều ngữ pháp khó như: ẩn dụ, nhân hoá…
Không dùng tiếng lóng, từ ngữ địa phương
2. Đề cao yếu tố chân thành, trung thực
Tầm nhìn được ngầm hiểu như một lời hứa của thương hiệu đến với khách hàng. Vì thế, phản bội lại lời hứa ấy là điều tối kỵ mà bạn nên lưu ý. Khách hàng có thái độ như thế nào với doanh nghiệp, có sẵn sàng trung thành với thương hiệu hay không, hình ảnh thương hiệu sẽ ra sao, tất cả phụ thuộc vào hành động của bạn đối với tầm nhìn. 
Hãy chứng minh cho khách hàng thấy rằng: bạn thật sự có năng lực và tiềm năng để chinh phục tầm nhìn đã đặt ra, chứ không phải chỉ là lời nói suông. 
3. Phù hợp với năng lực thương hiệu
Để chiến lược thương hiệu phát huy hết khả năng thì thương hiệu cần phải đảm bảo được rằng: tầm nhìn nằm trong tầm kiểm soát và đáp ứng năng lực từng cá thể trong doanh nghiệp.
Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà hoạch định không nên đặt một tầm nhìn quá xa vời, quá vĩ đại đến mức nhân lực và tài nguyên đều không đáp ứng đủ. Tầm nhìn cũng giống như chiến lược thương hiệu, bạn nên cân nhắc xác định mục tiêu sao cho vừa thúc đẩy được năng suất của doanh nghiệp, vừa hỗ trợ đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng từng bước một. 
Vội vàng, hấp tấp sẽ làm tầm nhìn phản tác dụng, dẫn đến thất bại nhanh chóng của chiến lược thương hiệu trên thị trường.
4. Tầm nhìn phải khẳng định được lợi ích thương hiệu mang lại
Một tầm nhìn thiết thực là tầm nhìn thể hiện được vai trò của thương hiệu trên thị trường và đối với khách hàng. 
Thông thường, tầm nhìn chỉ gói gọn trong một câu khẳng định ngắn gọn (dưới 10 từ). Tầm nhìn bắt buộc thể hiện được ba yếu tố sau: lĩnh vực, lợi ích và điểm khác biệt mà các doanh nghiệp khác chưa làm được. Khi truyền thông tầm nhìn, hãy đảm bảo rằng khách hàng không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc khoanh vùng ngành nghề hoạt động của thương hiệu, hiểu được vai trò và nhận diện được thương hiệu. 
Nếu đã thể hiện được ba yếu tố trên, có nghĩa là tầm nhìn của bạn đã sẵn sàng tuyên chiến với các đối thủ khác trên thị trường. 
5. Truyền được cảm hứng cho từng cá nhân trong công ty
Suy cho cùng, một tầm nhìn thành công không thể thiếu sự hỗ trợ của nhân lực trong doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để họ cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình làm việc? Cách duy nhất chính là hãy tạo ra một tầm nhìn mà chính họ thấy được vai trò và tầm ảnh hưởng của cá nhân đối với thành quả chung của doanh nghiệp. 
Khi hiểu được tầm nhìn và mong muốn của thương hiệu, cá nhân sẽ đánh giá được nó có thật sự phù hợp và có tạo được động lực cho bản thân mình hay không. Cho nên, trước khi hoạch định tầm nhìn, đừng quên lắng nghe ý kiến của nhân viên. Đó có thể là nguồn tham khảo hiệu quả nhất giúp tầm nhìn của bạn sát thực và gần gũi hơn. 
Case study cho thấy thành công tầm nhìn mang lại cho các thương hiệu lớn trên thế giới
McDonald: “To become a modern, progressive burger company delivering a contemporary customer experience.” (Trở thành một công ty burger hiện đại, tiến bộ để mang đến trải nghiệm tân tiến cho người tiêu dùng)
Đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu, McDonald cam kết mang đến trải nghiệm mới hơn trong nhu cầu thưởng thức. Từ đó, thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nâng cao giá trị về ẩm thực lẫn cảm nhận của người tiêu dùng và định vị thành công về thương hiệu thức ăn nhanh trên thị trường.
eBay: “We empower people and create economic opportunity.” (Chúng tôi trao quyền cho tất cả mọi người và tạo ra cơ hội cho nền kinh tế)
Dựa theo cách thức hoạt động của eBay, chúng ta dễ dàng nhận ra được tầm nhìn eBay nhấn mạnh đến sự hỗ trợ trong việc trao đổi buôn bán giữa cá nhân với cá nhân (C2C), mang đến lợi nhuận tức thời từ những món đồ không còn sử dụng – bất cứ ai cũng có thể trở thành những nhà kinh doanh.
Airbnb: “Belong Anywhere.” (Thuộc về tất cả mọi nơi)
Lên tiếng phản đối sự phân biệt đối xử, xây dựng nền tảng hội nhập cho cả chủ nhà và khách vãng lai là mục tiêu lớn nhất của Airbnb đối với cộng đồng. 
Lấy câu “Belong Anywhere” làm tầm nhìn, Airbnb luôn cố gắng giúp tất cả mọi người trên thế giới tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, đề cao giá trị con người và quyền bình đẳng giữa các sắc tộc với nhau. Cho đến thời điểm hiện tại, Airbnb tích cực triển khai các chiến dịch như #BlackLivesMatter, #OneLessStranger…, bám sát tầm nhìn đã đề ra và tạo nhiều giá trị tích cực cho con người.
Kết
Từ tất cả luận điểm, dẫn chứng mà Vũ Digital đã đề ra, chúng ta dễ dàng nhận thấy tầm ảnh hưởng to lớn của tầm nhìn đến với chiến lược thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì thế, khi hoạch định tầm nhìn, các nhà chiến lược cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng xu hướng biến đổi trên thị trường, đảm bảo tầm nhìn vừa vặn với giá trị của doanh nghiệp, thúc đẩy năng suất của nhân lực và thích nghi được với xã hội hiện đại. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.
The post Tầm nhìn thương hiệu là gì? Hiểu để tạo dựng một tầm nhìn đáng tin cậy. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Xây dựng thương hiệu là tập hợp các hành động có chủ đích của một Công ty, tổ chức hoặc cá nhân tạo ra và được nhìn thấy, cảm nhận nhận nhằm đạt được vị trí trong nhận thức của khách hàng mục tiêu.
Bản thân nhận thức của khách hàng không rời khỏi nhà để mua một sản phẩm. Nhưng nhận thức lại cực kỳ quan trọng, vì nhận thức quyết định hành vi.  Ngay cả những nhận thức mà chúng ta chưa bao giờ cảm nhận thấy cũng có khả năng ảnh hưởng sâu sắc tới việc chúng ta hành động.
Nhiều nghiên cứu về tâm lý học xã hội thực tế đã chỉ ra rằng mọi người đều nghĩ mình kiểm soát hành động của bản thân, nhưng hành vi của chúng ta thường sẽ bị ảnh hưởng bởi những sự kích thích, tác động từ bên ngoài mà chúng ta không nhận biết, cảm nhận được. Đó là cơ chế vận hành và xây dựng thương hiệu, kích thích, tác động tới nhận thức của con người.
Chung quy lại, một cá nhân có cảm nhận về thương hiệu (một cách có ý thức hoặc vô thức) đều quyết định cách họ sẽ tương tác với thương hiệu đó. Vì vậy một thương hiệu mạnh là thương hiệu ảnh hưởng tốt về nhận thức của khách hàng. Xây dựng thương hiệu mạnh chính là tạo dựng nhân thức tốt nhất cho những khách hàng tiềm năng.
Xây dựng thương hiệu là định hướng nhận thức.
Thương hiệu có sức mạnh định hình nhật thức, dẫn tới hành vi của chúng ta, bởi nhận thức thương hiệu rất dễ được định hình nếu chúng ta hiểu cơ chế vận hành của não bộ. Dù có cảm thấy hay không, chúng ta luôn tìm kiếm ý nghĩa của mọi vật xung quanh mình, khám phá và mong muốn trải nghiệm những điều mới lạ. Không có tìm hiểu và khám phá những điều xung quanh, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này rất chán và buồn tẻ. 
Khai thác đặc điểm muốn khám phá và tìm hiểu những điều mới lạ của não bộ con người chính là chìa khoá để chúng ta xây dựng thương hiệu một cách thành công. Vì thế hãy cố gắng tạo một thương hiệu mới có nhiều điều mới lạ, khiến khách hàng thích thú và mong muốn trải nghiệm, từ đó đạt được định hướng nhận thức và quyết định tới hành vi trải nghiệm thương hiệu và mua sản phẩm.
Chúng ta vẫn thường nhìn và nghe thấy các thương hiệu sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng để trải nghiệm sản phẩm, sau đó sử dụng hình ảnh đó để quảng cáo, đó chính là tạo dựng nhận thức mong muốn trải nghiệm của mọi người khi nhìn thấy hình ảnh quảng cáo, từ đó quyết định hành vi mua sản phẩm để trải nghiệm, để được thấy mình trong đó.
Xây dựng thương hiệu cho ai? 
Đại đa số trong chúng ta đều chỉ luôn nghĩ xây dựng thương hiệu là xây dựng với khách hàng để đạt được mục tiêu doanh số, sản lượng, điều này không sai nhưng nó chưa đủ. 
Xác định việc xây dựng thương hiệu là chúng ta xây dựng cho hai nhóm nhất định. Nội bộ và Bên ngoài thương hiệu của chúng ta.
Với nội bộ: đây là những thành viên có trải nghiệm thương hiệu đầu tiên, những trải nghiệm này quyết định tới cách thức thương hiệu vận hành và truyền đạt chúng ra thế giới bên ngoài, nếu bỏ qua nhóm nội bộ là chúng ta đã đánh mất đi rất rất nhiều nội lực và làm xói mòn văn hoá thương hiệu.
Với bên ngoài: Bao gồm tất cả các thành viên có trải nghiệm cùng thương hiệu của chúng ta, nó sẽ bao gồm, khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà tài trợ, nhà thầu….
Xây dựng thương hiệu là làm những gì?
Để tạo dựng được nhận thức của khách hàng về thương hiệu, chúng ta phải hiểu rằng thương hiệu được tạo dựng bao gồm hai giá trị: hữu hình và vô hình, vì thế xây dựng thương hiệu là việc chúng ta cùng một lúc thực hiện hai giá trị này.
Xác định những giá trị hữu hình và vô hình là điều quan trọng để giúp chúng ta biết mình sẽ phải làm gì và làm như thế nào?
Những giá trị hữu hình:
là những yếu tố vật lý mà bạn có thể nhìn thấy được, chạm tới được
Hình dáng
Thiết kế
Mùi vị
Màu sắc
Kinh nghiệm
Chính sách
Hiệu suất
Những giá trị vô hình:
là những yếu tố chúng ta không thể thấy hoặc chạm nhưng cảm nhận được.
Bản sắc thương hiệu
Lợi ích
Những giá trị 
Vậy với mô hình này, chúng ta hiểu được rằng, xây dựng thương hiệu là cùng lúc tạo dựng hai giá trị hữu hình và vô hình với hai nhóm là Nội bộ và Bên ngoài, với những giá trị cần tạo dựng như trên.
Để xây dựng được thương hiệu thành công là chúng ta phải xác định ngay từ ban đầu, nhận thức mà chúng ta mong muốn khách hàng nhận thấy là gì? đó chính là định vị thương hiệu.
Hãy sáng tạo và khai phá những sản phẩm dịch vụ mới lạ và lựa chọn xác định một định vị phù hợp để chiếm lấy nhận thức của nội bộ và khách hàng, đó là điều quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng thương hiệu.
Hi vọng bài viết này chia sẻ kiến thức hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu rõ về cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu qua đó xây dựng những bước đi thành công bền vững cho thương hiệu của mình.
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.
The post Xây dựng thương hiệu là gì? appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Tại sao phải xây dựng thương hiệu Nông sản?  bởi Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Chúng ta sở hữu vùng khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm lớn, điều kiện tuyệt vời cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đây là một điểm thuận lợi và khác biệt cốt lõi giúp hầu hết các vùng miền của chúng ta đều sở hữu những đặc sản về nông sản.
 Xây dựng thành công thương hiệu nông sản là điều mà tôi nghĩ chúng ta có thể thực hiện được bởi chúng ta đã sở hữu nền tảng vượt trội do thiên nhiên ưu ái.
Tuy sở hữu nền tảng vượt trội đó, nhưng ngày hôm nay, năm 2020 ngồi lại và suy ngẫm, chúng ta có bao nhiêu thương hiệu, sản phẩm nông sản có thể vươn ra được thế giới? Tôi đã nhiều lần buồn và tiếc nuối khi sản phẩm bên trong lớp bao bì, thương hiệu được thiết kế chuyên nghiệp của thương hiệu ngoại quốc đó chính là sản phẩm của người nông dân Việt Nam, với giá trị phần lớn không thuộc về người nông dân, điều đó thôi thúc tôi chia sẻ bài viết này.
Chúng ta vẫn nghe những thương hiệu nông sản nội địa như Gạo ST25 Sóc Trăng, Tỏi Lý Sơn, Xoài Cát Hoà Lộc, Nhãn Lồng Hưng Yên… nhưng đa phần thương hiệu nông sản Việt Nam vẫn yếu và thiếu. Trong bài viết chia sẻ kiến thức và góc nhìn cá nhân này, Vũ muốn cung cấp tới quý anh/ đang dõi theo bài viết một góc nhìn và các thức tạo dựng thương hiệu nông sản toàn cảnh. 
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từ cốt lõi của một thương hiệu, tới cách thức và quy trình tạo dựng một thương hiệu nông sản chuyên nghiệp. Tới đây chắc không ít quý vị sẽ thắc mắc tại sao Vũ lại chia sẻ những kiến thức hữu ích và miễn phí này lên môi trường internet? Câu trả lời đơn giản, với Vũ, theo đuổi quan điểm “Có 2 thứ trên đời cần phải cho đi đừng giữ lại đó là TRÍ THỨC và LÒNG TỐT”.
Sau 12 năm làm việc trong lĩnh vực thương hiệu mà Marketing, Vũ hi vọng toàn bộ thông tin và kiến thức trong bài viết, giúp quý vị có cơ duyên đọc bài viết này vận dụng và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, giúp Đất nước và con người Việt Nam khắp mọi miền tự chủ, phát triển và hạnh phúc, sở hữu thương hiệu mạnh mẽ chuyên nghiệp của riêng mình. Hãy cố gắng và tiếp tục đọc trọn vẹn bài viết này, đừng lo lắng rằng nó là nội dung, kỹ thuật cao siêu, Vũ sẽ viết và minh hoạ đơn giản bình dân lắm.
I. Thương hiệu nông sản bao gồm những gì?
Trước khi bắt đầu hướng dẫn từng bước và quy trình tạo dựng thành công một nhãn hiệu nông sản, Vũ muốn chia sẻ mô hình dưới đây để anh chỉ hiểu rõ ba thành tố cốt lõi của một  thương hiệu, chúng ta có thể gọi nó là Hạt nhân của thương hiệu.
Hạt nhân của một thương hiệu được tạo thành bởi 3 giá trị:
Lớp lõi (Giá trị cốt lõi)
Giá trị trực tiếp mà sản phẩm tác động tới cơ thể của người sử dụng.
Ví dụ: Hạt gạo có giá trị cốt lõi cung cấp trực tiếp tới người sử dụng là ăn ngon miệng và no bụng.
Lớp giữa (Giá trị cảm xúc)
Giá trị gián tiếp tác động tới cảm xúc, quyết định mua hàng.
Ví dụ: Bao bì, logo của bao gạo, tác động tới cảm giác, quyết định của người sử dụng hạt gạo bên trong.
Lớp ngoài (Giá trị niềm tin)
Là giá trị cảm tính, triết lý và có trách nhiệm với cộng đồng
Ví dụ: thương hiệu gạo cam kết hỗ trợ bà con nông dân nguồn vốn để trồng trọt, chăm sóc và thu mua. Mỗi 1kg gạo bán tra thị trường cam kết trích 10.000vnd để quay về hỗ trợ phát triển địa phương.
Khi đã xác định được ba giá trị này, tôi muốn các anh chị lấy giấy và bút làm một bài tập ngay lập tức, hãy giúp tôi xác định 3 giá trị này mà anh chị đã hoặc chưa sở hữu.
Câu hỏi 1: Giá trị cốt lõi mà anh/ chị cung cấp cho khách hàng là gì?
Câu hỏi 2: Anh/ chị đã tạo ra những giá trị cảm xúc cho khách hàng chưa? nếu có nó bao gồm những gì?
Câu hỏi 3: Những giá trị cộng đồng mà anh/chị tạo ra? hãy liệt kê chúng.
Một ví dụ khác để anh/chị hiểu rõ về 3 giá trị này như sau:
Thương hiệu A cung cấp rất nhiều sản phẩm nước ngọt ra thị trường, xét về giá trị cốt lõi của sản phẩm nước ngọt, nó không hề tốt cho sức khoẻ, vậy nên họ phải sử dụng rất nhiều tiền và truyền thông, thương hiệu để xây dựng mạnh giá trị cảm xúc, qua đó thúc đẩy người sử dụng sản phẩm bỏ qua giá trị cốt lõi để chi trả và sử dụng sản phẩm. Nhưng tới một ngày thương hiệu này muốn xây dựng giá trị cộng đồng thì sẽ không bao giờ thành công, bởi xét lại vấn đề, nền tảng và giá trị cốt lõi không tốt cho sức khỏe, thương hiệu này sẽ không bao giờ thành công trong việc truyền tải các giá trị cộng đồng.
Bảng hướng dẫn xác định các giá trị.
Giá trị cốt lõi bao gồm Giá trị cảm xúc bao gồm Giá trị niềm tin bao gồm
Canh các hữu cơ
Thuận tự nhiên
Không hoá chất
Không chất bảo quản
Không độc tố
Ngon
Thơm
Tốt cho sức khỏe…..
Logo
Bao bì
Website
Màu sắc
Mạng xã hội
Các thiết kế đồ hoạ khác.
Câu chuyện thương hiệu
Tầm nhìn
Sứ mệnh
Triết lý vận hành
Trách nhiệm với cộng đồng.
Tới giai đoạn này, tôi tin và biết rằng các anh/ chị đã xác định được giá trị cốt lõi của sản phẩm mà mình cung cấp. Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu nông sản đó là tạo dựng thành công giá trị cảm xúc và giá trị niềm tin.
II. Bắt đầu xây dựng thương hiệu nông sản.
Khi đã hiểu được cách thức vận hành và cách mà thương hiệu tiếp xúc, những giá trị mà thương hiệu tạo ra, bước tiếp theo Vũ sẽ giới thiệu từng bước tạo dựng thương hiệu, tạo dựng các giá trị cảm xúc, thủ đẩy hành vi mua sản phẩm và trung thành với thương hiệu.
Bước 1. Xác định chính xác người sẽ chi trả để mua sản phẩm nông sản của mình.
Khi đọc tới đoạn này, tôi tin chắc giấy và bút vẫn còn ở bên anh/chị, vậy hãy giúp tôi dành 5 phút, hãy nhắm mắt và suy nghĩ ai sẽ là người sẽ mua sản phẩm của anh chị?
Bà nội trợ 50 tuổi?
Cô thiếu nữ xinh đẹp 23?
Hay anh chồng thương hiệu vợ con hết mực?
Hay tất cả mọi người?
Khi xác định được khách hàng chính xác sẽ chi trả cho sản phẩm, chúng ta sẽ tạo dựng được những cách thức và kênh tiếp cận với họ.
Ví dụ: Bà nội trợ 50 tuổi yêu thích đi chợ hơn đi siêu thị, vậy kênh bán hàng tốt nhất của anh chị là ở chợ. Cô thiếu nữ 23 tuổi dành thời gian online facebook nhiều nên nền tảng trực tuyến và các mạng xã hội sẽ phù hợp hơn. Vì thế chạy quảng cáo facebook để bán hàng cho bà nội trợ 50 tuổi sẽ không hiệu quả bằng việc mang trực tiếp ra chợ để bán. Bán cho cô thiếu nữ ở ngoài trợ thì không tốt bằng bán trên mạng xã hội…
Bước 2: Xác định cách thức phân phối (bán hàng) sản phẩm nông sản ra thị trường.
Sau khi xác định được người chi trả để mua sản phẩm, chúng ta cần xác định cách thức phân phối sản phẩm ra thị trường, tới tay người mua hàng.
Các cách thức tự phân phối sản phẩm bao gồm:
Bán hàng trực tuyến
Mở cửa hàng
Phân phối cho nhà bán lẻ
Ba cách thức phân phối, với cách thức phân phối bán hàng trực tuyến và mà cửa hàng, đó gọi là bán lẻ trực tiếp.
Riêng với việc phân phối cho nhà bán lẻ (3) , chúng ta tìm hiểu về ba chiến lược phân phối cho nhà bán lẻ bao gồm.
Phân phối phủ rộng.
Hình thức phân phối sản phẩm dịch vụ đa kênh đến người tiêu dùng càng nhiều càng tốt. Chiến lược này phù hợp với anh/chị mới lần đầu đưa sản phẩm nông sản của mình ra thị trường.
Phân phối độc quyền
Chọn lọc một nhà phân phối uy tín và phù hợp nhất để phân phối độc quyền trên một khu vực nhất định nhằm kiểm soát quy trình và sản phẩm một cách chặt chẽ để đảm bảo hình ảnh thương hiệu. Chiến lược này phù hợp với anh/chị đã có thương hiệu nông sản cao cấp, đòi hỏi kỹ thuật cao về cách thức chế biến, dịch vụ chăm sóc và hậu mãi.
Phân phối chọn lọc
Là chiến lược lựa chọn kỹ lưỡng trong danh sách các nhà phân phối tiềm năng. Chiến lược này phù hợp với anh/chị sở hữu thương hiệu nông sản đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Lựa chọn kênh phân phối như thế nào?
Có một vấn đề cần xác định rõ là anh/chị sẽ bán sỉ hay bán lẻ? bắt buộc phải lựa chọn chiến lược này ngay từ ban đầu, không được sử dụng hay cách thức bán hàng với những mô hình như trên để tránh xung động và dễ dàng phát triển thương hiệu một cách mạnh mẽ.
A. Sản xuất và bán lẻ trực tiếp B. Sản xuất và bán sỉ Bán hàng trực tuyến
Mở cửa hàng
Phân phối cho nhà bán lẻ.
Ở hai mô hình này, anh/chị vùng lòng chỉ lựa chọn 1 trong 2, không áp dụng 2 mô hình 1 lúc. Khi anh/chị sử dụng mô hình bán lẻ trực tiếp và tiếp tục phân phối cho nhà bán lẻ, khi đó anh chị đang trực tiếp cạnh tranh với đối tác của mình, điều này gây xói mòn văn hoá nội bộ cũng như niềm tin của đối tác, làm rối loạn việc kiểm soát giá và quy trình cung ứng.
Bước 3: Khởi tạo thương hiệu. –  Tạo giá trị cảm xúc.
1. Xác định tên Công ty và tên thương hiệu (sản phẩm)
Trước khi khởi tạo mới hoặc làm lại thương hiệu, anh/chị cần xác định rõ hai hạng mục đơn giản sau.
Doanh nghiệp: là pháp nhân công ty, có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu nông sản
Nhãn hiệu nông sản: là thương hiệu mà công ty sở hữu cung cấp ra thị trường.
Ví dụ: Công ty TNHH A sở hữu các nhãn hiệu Bưởi B, Gạo C… nhưng các nhãn hiệu đó không phải là pháp nhân công ty.
Ở mô hình này, chúng ta hãy cố gắng đặt tên cho mỗi sản phẩm một tên riêng, khác biệt nhưng gần gũi với thị trường.
Khi chưa sở hữu Công ty, anh/chị hãy thành lập một Công ty và đừng suy nghĩ quá nhiều về tên Công ty, anh chị có thể đặt một cái tên từ chính anh/ chị, gần gũi, mộc mạc và thân thương, việc sáng tạo tên sẽ được đầu tư trong tên sản phẩm.
2. Đặt tên thương hiệu cho sản phẩm nông sản.
Điều quan trọng khi đặt tên thương hiệu cho sản phẩm nông sản là đừng cố gắng dùng những từ chung hoặc có chỉ dẫn địa lý vào tên thương hiệu sản phẩm mà anh chị cung cấp. Việc chỉ dẫn địa lý đó có thể làm nổi bật ở các cách thức khác trên bao bì, tờ rơi…
Đặt tên thương hiệu hãy cố gắng đặt tên thương hiệu đáp ứng được những yêu cầu sau.
Khác biệt
Ngắn gọn, dễ nhớ
Thân thiện 
Dễ phát âm.
Ví dụ:  Gạo, anh chị có thể đặt tên bằng cách ghép từ Agao hoặc GaoA (Gạo hạng A)
Khi đó chúng ta sẽ có GaoA – Gạo đặc sản Sóc Trăng.
Một tên thương hiệu không dấu, ngắn gọn và dễ dàng đọc, với một câu slogan khẳng định “Gạo đặc sản Sóc Trăng” một cách thức đặt tên và xây dựng thương hiệu tuyệt vời. Vũ sẽ sử dụng ví dụ này để tiếp tục minh hoạ trong bài viết này, tên thương hiệu này thuộc sở hữu của Vũ, anh/chị vui lòng không sử dụng đặt tên thương hiệu cho mình.
3. Xác định những điểm đặc biệt, nổi trội của sản phẩm nông sản mà duy nhất anh/chị sở hữu.
Việc xác định những điểm đặc biệt này là nội dung để thực hiện truyền thông và quảng bá sản phẩm, trong ví dụ tiếp theo Vũ sẽ cung cấp cách thức để xác định những điểm đặc biệt của nông sản như sau:
Câu chuyện tạo ra sản phẩm.
Chỉ dẫn địa lý
Quy trình canh tác
Công nghệ áp dụng
Điểm khác biệt
Giải thưởng (nếu có)
Tại sao chọn sản phẩm GaoA?
Giá trị cộng đồng mà anh/chị tạo ra?
Hãy cố gắng viết ra tất cả 7 nội dung này và sử dụng chúng trong mọi thiết kế của thương hiệu.
4. Thiết kế thương hiệu.
Thiết kế logo và thiết kế thương hiệu tại giai đoạn này là rất cần thiết, để kiểm soát và tạo dựng được một logo chuyên nghiệp, dễ dàng nhận diện sẽ rút ngắn quá trình đi đến thành công. Một logo tốt cần bao gồm các yếu tố sau đây:
Không quá 3 màu sắc
Thân thiện 
Đơn giản
Khác biệt
Tránh dùng các màu nóng (đỏ-đen…)
5. Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Một đơn bảo hộ do Vũ thực hiện.
Sau khi đã hoàn thành việc đặt tên thương hiệu và thiết kế logo doanh nghiệp/ sản phẩm, anh/chị cần bảo hộ ngay càng sớm càng tốt tại Cục sở hữu trí tuệ:
https://ift.tt/35VpN5O
6. Đăng ký mã vạch
Đăng ký mã vạch sản phẩm là giai đoạn giúp anh/chị sở hữu mã vạch để quản lý và phân biệt sản phẩm trên thị trường, đăng ký mã vạch tại trung tâm Gs1: https://ift.tt/3lWFteA
7. Thiết kế bao bì sản phẩm
Dự án thiết kế bao bì Nông sản Việt Nam – Cacao Tiền Giang Alluvia do Vũ Digital thực hiện mang đậm chất Việt Nam, văn hoá và lịch sử.
Trước khi làm việc với đơn vị thiết kế sản phẩm, anh chị cần tìm hiểu về thông tư số 05/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ với các yêu cầu bắt buộc ghi trên bao bì sản phẩm bao gồm:
– Tên hàng hóa;
– Thành phần;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Ngày sản xuất, hạn sử dụng
– Định lượng (khối lượng tịnh)
– Cách bảo quản;
– Chỉ tiêu chất lượng
– Hướng dẫn sử dụng
– Cảnh báo 
8. Thiết kế vật dụng quảng bá sản phẩm
Một số vận dụng cơ bản để quảng bá sản phẩm bao gồm:
Tờ rơi giới thiệu sản phẩm
Poster giới thiệu sản phẩm
Danh thiếp nhân viên.
Áo thun.
9. Thiết kế website.
Website là một người kể chuyện và bán hàng thầm lặng, anh/chị cần thiết kế 1 website về doanh nghiệp, xin lưu ý website về doanh nghiệp chứa nhiều nhãn hiệu sản phẩm trong đó.
Ngoài ra anh/chị cần tạo dựng các trang website dành riêng cho sản phẩm đó, thường được gọi là website sản phẩm với tiếng anh là Landing-page, ở website sản phẩm này chỉ thể hiện toàn bộ thông tin về sản phẩm như chúng ta đã xác định ở mục số 3 (3. Xác định những điểm đặc biệt, nổi trội của sản phẩm nông sản mà duy nhất anh/chị sở hữu.)
Website doanh nghiệp để chứng minh năng lực và tầm nhìn, thông tin doanh nghiệp.
Website sản phẩm này là tài liệu tuyệt vời để anh/chị giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
10. Tạo các trang mạng xã hội.
Có rất nhiều cách thức tạo dựng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến, tuy nhiên anh/chị hãy thực hiện tạo dựng trang facebook của sản phẩm, ở đó anh/chị hãy cứ chia sẻ chân thành những trải nghiệm, thông tin về quá trình thực hiện, cũng như cảm xúc của anh/chị muốn mọi người cảm nhận và trải nghiệm, Vũ tin với chiếc điện thoại thông minh, anh/chị hoàn toàn có thể tự thực hiện.
11. Cung cấp sản phẩm ra thị trường và kiểm soát chất lượng.
Điều cuối cùng mà Vũ mong muốn anh chị thực hiện đó chính là cung cấp sản phẩm ra thị trường bằng các kênh phân phối và kiểm soát chất lượng để tránh ảnh hướng tới người tiêu dùng và thương hiệu của các anh/chị.
Vũ hy vọng với kiến thức nhỏ bé của mình sẽ cung cấp một cách thức và cái nhìn toàn cảnh về việc tạo dựng và đưa sản phẩm nông sản của anh/chị ra thị trường. Có bất kỳ yêu cầu hỗ trợ hoặc thắc mắc nào, Vũ luôn luôn mong muốn giải đáp và đồng hành cùng anh/chị. Hãy gọi Vũ theo số cầm tay 0366.366.999 nếu anh/ chị có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ đồng hành.
Xin cảm ơn.
The post Thương hiệu nông sản, hướng dẫn xây dựng từ con số 0. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Có bao giờ bạn nghe qua về thuật ngữ “giọng nói thương hiệu” chưa – Brand voice”? Về cơ bản, giọng nói và giọng điệu khác gì nhau? Chúng đóng vai trò gì trong chiến lược thương hiệu? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Vũ Digital.
Giọng nói thương hiệu (Brand voice) là gì? Tại sao lại xuất hiện giọng điệu thương hiệu?
Giọng nói là cách bạn thể hiện tính cách thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Còn giọng điệu là cách bạn thay đổi giọng nói sao cho phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau.
Giọng điệu là yếu tố nằm trong giọng nói thương hiệu. Giọng nói thường được đánh giá bằng các tính từ như: thông thái, vui tươi, thân thiện… . Giọng nói mang tính chất cố định, thường được xem như hình mẫu lý tưởng mà thương hiệu muốn hướng đến. Giọng điệu đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt, khéo léo để tiếp cận các đối tượng khác nhau. Nhưng nhìn chung, giọng điệu phải luôn bổ trợ cho giọng nói, giúp khách hàng cảm nhận đúng theo định hướng của thương hiệu. 
Ví dụ, đối với trẻ em, ngôn từ bạn sử dụng phải đem lại cảm giác tươi sáng, vui nhộn, màu sắc nhất có thể. Ngược lại, đối với giới doanh nhân đang cần thu thập kiến thức, họ lại dễ thuyết phục bởi ngôn từ mạnh mẽ, trực diện và thông minh. 
Bạn muốn khách hàng nhìn nhận thương hiệu dưới hình ảnh như thế nào thì giọng nói của bạn phải toát lên được tinh thần, đem lại cho họ cảm giác tương tự như thế. Giọng điệu như gia vị, giúp giọng nói của bạn có hồn và mang tính thuyết phục hơn. 
Nếu không có giọng nói, liệu chiến lược thương hiệu có dễ dàng thành công?
Giọng nói đóng vai trò quan trọng nhất định trong chiến lược thương hiệu. Vũ Digital sẽ cho bạn hiểu được chúng chiếm tỉ trọng như thế nào trong quyết định thành bại của chiến lược thương hiệu. 
1. Khẳng định tính cách thương hiệu
Lời nói thể hiện tính cách – đó là điều chúng ta không thể phủ nhận. 
Thông qua cách bạn giao tiếp, khách hàng hoàn toàn đánh giá được những đặc điểm cơ bản về hình tượng thương hiệu, cảm nhận được hình mẫu thương hiệu muốn hướng tới và tiếp nhận thông điệp thương hiệu muốn truyền tải. Từ đó, quá trình xem xét mức độ phù hợp và yêu thích của khách hàng cũng được diễn ra. Nếu giọng nói của thương hiệu là những gì khách hàng muốn truyền đạt, thì chắc chắn bạn sẽ nắm trong tay số lượng khách hàng trung thành đông đảo cho doanh nghiệp của mình. 
Chính vì thế, giọng nói thương hiệu cần phải đồng nhất với tính cách thương hiệu, không được xảy ra tình trạng “nói một đằng, làm một nẻo”, đánh mất niềm tin của người tiêu dùng.
2. Nổi bật hình ảnh thương hiệu trên thị trường
Giọng nói thương hiệu có thể trùng lặp nhưng giọng điệu thì không. Ví dụ, nói về sự thông thái, thương hiệu A sẽ chọn cách chia sẻ kiến thức cho đối tượng khách hàng của mình thông qua cách truyền đạt mang tính khoa học, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Nhưng đối với thương hiệu B, họ lại ưu ái đưa ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề của khách hàng với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu, ngắn gọn. 
Có thể thấy, giọng điệu thương hiệu làm nên nét đặc trưng độc đáo, giúp khách hàng nhận diện, yêu thích và gắn kết nhiều hơn với thương hiệu. 
3. Tạo sức ảnh hưởng nhất định đến đối tượng mục tiêu
Bước đầu tiên để thuyết phục khách hàng chính là thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Khi họ đã chấp nhận lắng nghe bạn nói thì tiếp theo, bạn mới có cơ hội để chứng minh bằng hành động. 
Quan điểm rõ ràng, thông điệp tích cực, dẫn chứng hành động xác thực, nếu bạn đảm bảo được 3 yếu tố này trong giọng nói của mình thì chắc chắn khách hàng sẽ đặt 100% lòng tin vào thương hiệu của bạn. 
4. Thể hiện tính nhất quán trong chiến lược thương hiệu
Chúng ta có thể thấy, giọng nói là một mắt xích không thể thiếu làm nên thành công lâu dài cho chiến lược thương hiệu. 
Một chiến lược kỹ lưỡng nhưng lại thiếu hụt sự sáng tạo trong lối diễn đạt, câu từ lan man, khó hiểu, không có tính nhất quán, liệu chiến lược đó có thật sự thành công không? Cho nên, hãy thể hiện cá tính rõ ràng trong giọng nói thương hiệu, nói lên được những suy nghĩ bên trong của khách hàng, chạm được tới cảm xúc của họ thì đảm bảo chiến lược thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục đích như mong đợi. 
Làm thế nào để xác định giọng nói và giọng điệu cho thương hiệu?
1. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu
Để tiết kiệm thời gian và không gây xao nhãng trong quá trình xác định giọng nói, điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mình hướng tới.
Phân khúc nằm ở độ tuổi nào, sở thích, thói quen của họ là gì, hành vi của họ trên Internet là gì, họ đang sử dụng các trang trực tuyến nào, tất cả những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tuyệt đối khi xây dựng giọng nói thương hiệu. 
Hãy nhớ rằng, giọng nói thương hiệu không chỉ để thể hiện bản sắc doanh nghiệp mà nó còn phải nói lên được suy nghĩ và giải quyết khúc mắc của khách hàng. Cho nên, chuẩn bị bảng thống kê chi tiết nhất thông tin về đối tượng này, bạn sẽ đi đúng hướng theo chiến lược thương hiệu và đạt được mục đích cuối cùng. 
2. Tham khảo thị trường
Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề sẽ dễ trùng lặp trong việc xác định tính cách thương hiệu. Ở bước này, nhiệm vụ của bạn là làm sao giảm thiểu khả năng giống nhau nhất có thể so với đối thủ khác. 
Giọng nói thương hiệu không đòi hỏi sự khác biệt hoàn toàn, nhưng quan trọng bạn cần nhấn mạnh điểm nổi bật của bản thân, chứ không phải gây nhầm lẫn cho khách hàng trong quá trình tìm hiểu. 
3. Liệt kê các tính từ phù hợp 
Sau khi đã có thông tin về khách hàng và thị trường, đã đến lúc vận dụng vốn từ của bạn để tìm ra những tính từ hình mẫu cho thương hiệu. 
Các tính từ chọn lựa đòi hỏi bám sát mục đích chiến lược thương hiệu đã đề ra, có khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu, thể hiện được tính cách và truyền tải được mong muốn của thương hiệu đến với người tiêu dùng. 
Giới hạn số lượng tính từ cũng là điều cần thiết trong quá trình này. Bởi càng tham lam chọn lựa nhiều thì khách hàng sẽ càng khó khăn hơn trong việc nhận diện. Tốt nhất, chỉ nên khoanh vùng từ 3-5 từ, như vậy, khả năng truyền tải thông tin sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. 
4. Lập bảng phân tích giọng nói thương hiệu
Để bổ trợ tốt nhất cho chiến lược thương hiệu, giúp hoạt động truyền thông đi đúng hướng, chúng ta cần một bảng phân tích chi tiết bao gồm 4 yếu tố: tính cách mà giọng nói cần thể hiện, mô tả sơ lược về tính cách đó, những điều nên và không nên làm trong quá trình sử dụng. 
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình này
Tính cách giọng nói Mô tả Nên Không nên Vui vẻ Chúng tôi muốn trở thành một người bạn đem đến những khoảnh khắc vui nhộn, giải trí sau giờ làm việc.
Hình ảnh màu sắc
Ngôn ngữ trẻ trung, gần gũi
Thể hiện được tính giải trí
Sử dụng câu chuyện ngắn, hài hước
Sử dụng từ ngữ hàn lâm, quá trang trọng
Cập nhật những thông tin mang tính tiêu cực
Đam mê Chúng tôi là những người trẻ năng động, phá vỡ vòng tròn an toàn của bản thân 
Thể hiện hoạt động mạnh mẽ
Nhấn mạnh cảm xúc sảng khoái, vui tươi
Truyền cảm hứng bằng những câu chuyện có thật
Ngôn từ mạnh, trực tiếp, ngắn gọn
Văn phong uỷ mị, dài dòng
Nói về những rủi ro
Ngôn từ khó hiểu
Dẫn chứng xa rời thực tế
5. Truyền thông nội bộ và chỉnh sửa
Muốn biết được giọng nói thương hiệu đã đạt yêu cầu hay chưa, cách tốt nhất chính là bạn áp dụng chúng vào nội bộ. 
Từng cá nhân trong công ty sẽ am hiểu khách hàng ở nhiều góc độ khác nhau. Họ sẽ đưa ra những đánh giá khách quan nhất để hoàn thiện giọng nói thương hiệu. Nếu bạn thuyết phục được nội bộ của mình thì chắc chắn khả năng giọng nói thương hiệu của bạn thành công rất cao. 
Vì thế, đừng quên tham khảo ý kiến của những cá nhân này, biết đâu bạn đang bỏ lỡ những sáng kiến hay ho giúp giọng nói thương hiệu thú vị hơn. 
Kết
Giọng nói thương hiệu giúp chiến lược thương hiệu trở nên sinh động, thú vị hơn. Từ giọng nói, bạn dễ dàng nắm bắt được cảm xúc của khách hàng, thuyết phục họ và nhanh chóng biến họ thành đối tượng trung thành, tạo nên sự bền vững lâu dài cho doanh nghiệp. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xác định giọng nói thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành
  The post Cách xây dựng và sử dụng giọng nói thương hiệu (Brand voice) thuyết phục . appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Hoạt động thương mại điện tử – E-commerce. Khi thời đại gen Z bắt đầu phát triển, Internet dần chiếm sóng nhiều hơn trên thị trường, con người thích nghi với cuộc sống công nghệ, cũng là lúc ranh giới giữa trực tuyến và ngoại tuyến cũng trở nên mong manh hơn. Điều rõ ràng nhận thấy trong cuộc sống thường nhật là chúng ta không còn dành nhiều thời gian tới cửa hiệu nữa, mà thay vào đó là nhu cầu mua sắm online nhiều hơn. 
Chính vì thế, e-commerce (thương mại điện tử) ra đời và đưa doanh nghiệp lên một bước tiến để thích nghi với xu thế này. Vậy, e-commerce thật chất được định nghĩa như thế nào? E-commerce đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và khách hàng? Và sự thay đổi e-commerce trong chiến lược thương hiệu có đáng được lưu tâm hay không? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của Vũ Digital.
Hãy cùng đón xem!
Hoạt động thương mại điện tử (e-commerce) được định nghĩa như thế nào?
Có rất nhiều định nghĩa về e-commerce, nhưng một cách dễ hiểu nhất, e-commerce (hay được gọi là “thương mại điện tử”) là quá trình mua bán sản phẩm trên Internet, mạng trực tuyến hoặc một ứng dụng trung gian trên thiết bị điện tử. 
E-commerce diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở thời đại 4.0, e-commerce ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều hơn trong gia đình, cuộc sống thường nhật vì sự tiện dụng của hoạt động này. 
Một số ví dụ dưới đây có thể giúp bạn dễ hình dung hơn về e-commerce: dịch vụ Digital Banking của ngân hàng, ứng dụng mua bán trực tuyến (như Tiki, Shopee, Amazon…), ví điện tử (Momo, Airpay…), mua bán sản phẩm trên website của doanh nghiệp. 
Lợi ích của Hoạt động thương mại điện tử (e-commerce)
E-commerce được ra đời theo xu thế mới của thời đại gen Z hiện nay khi mọi thứ đều được tối ưu hoá thông qua trực tuyến (Internet). Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống, mà trong hoạt động thương mại, e-commerce đã giải quyết vô số vấn đề giúp quá trình diễn ra trôi chảy, nhanh gọn hơn. Chính vì lý do đó, rất nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang e-commerce cho chiến lược thương hiệu để đạt hiệu suất cao hơn trong kinh doanh. 
1. Tiết kiệm thời gian
Nếu trước đây, chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào giờ làm việc thì bây giờ, chúng ta hoàn toàn có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi – 24/7. Chỉ cần một thao tác nhỏ vài giây, bạn đã có thể mua sắm món đồ ngay lập tức, đáp ứng nhu cầu cần thiết của mình.
Khi mọi quy trình mua bán chuyển hướng sang e-commerce, doanh nghiệp thoải mái hơn khi tiếp cận khách hàng và thể hiện được sự chu đáo trong quá trình chăm sóc khách hàng. Từ đó, gia tăng thiện cảm, mức độ tin tưởng và số lượng khách hàng trung thành cho thương hiệu.
2. Tiết kiệm chi phí
Nếu ngày trước, trước khi bắt đầu vào kinh doanh, bạn phải tốn rất nhiều chi phí để thuê văn phòng, tìm kiếm vị trí thuận lợi cho doanh nghiệp của mình. Thì ở thời đại của e-commerce, đó không còn là mối bận tâm nữa. Bạn hoàn toàn khởi nghiệp trên hình thức online, tương tác với khách hàng và giao dịch thông qua các trang mạng xã hội. Chi phí lúc này chỉ còn sử dụng vào quảng cáo, củng cố chất lượng sản phẩm và đầu tư hình ảnh, nội dung thu hút hơn. 
Tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn đủ sức để hoạch định chiến lược thương hiệu tiếp cận thị trường và mở rộng doanh nghiệp trong tương lai.
3. Gia tăng khả năng mua sắm
Từ những lợi thế trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy e-commerce hỗ trợ, giúp khách hàng thoải mái hơn trong quá trình thực hiện mua sắm của mình. Và đó cũng là chất xúc tác khiến họ nhanh chóng đưa ra quyết định chi trả, rút ngắn thời gian do dự và giảm thiểu khả năng hủy bỏ giao dịch hơn. 
Chúng ta dễ dàng thấy được rằng e-commerce đã hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp và khách hàng trong hành vi mua sắm: từ việc mở rộng thời gian, tự động hóa quy trình, cho đến hình thức thanh toán tiện lợi. Từ đó, rút ra được kết luận e-commerce đang gián tiếp thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng, đem lại lợi thế về mặt doanh số và cải thiện hoạt động thương mại lâu dài. 
4. Đa dạng hóa hình thức thanh toán
Không còn bó hẹp với chi trả chỉ bằng tiền mặt, e-commerce cho phép các doanh nghiệp lẫn khách hàng tự do hơn trong việc thanh toán. Ví dụ như thông qua một ví điện tử, ứng dụng trực tuyến của ngân hàng (Mobile Banking, Internet Banking) hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh thương mại điện tử (COD) … . 
5. Tính ứng dụng cao cho mọi ngành nghề
Không chỉ dòng sản phẩm cao cấp mà ngay cả các vật dụng thông thường cũng dần được chuyển hướng từ ngoại tuyến lên trực tuyến, mở rộng phạm vi tiếp cận của đối tượng khách hàng và đa dạng dòng sản phẩm, dịch vụ khác nhau. 
Có thể nói, e-commerce tạo sự cân bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường cạnh tranh . Quy mô thế nào, nhân lực bao nhiêu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện được lợi thế thương hiệu của mình như thế nào đến với khách hàng. Chiến lược thương hiệu từ đó cũng bắt đầu tập trung vào thị trường e-commerce nhiều hơn, đáp ứng xu hướng mới và đáp ứng nhu cầu thường nhật của khách hàng.
Vậy, ở thị trường hiện nay, e-commerce đang được xuất hiện dưới các hình thức nào? 
Có 4 mô hình của E-commerce chúng ta thường thấy nhất, đó là:
Doanh nghiệp đến khách hàng (B2C)
Doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B)
Khách hàng với khách hàng (C2C)
Khách hàng với doanh nghiệp (C2B)
Sau đây, chúng ta sẽ đi rõ cụ thể vào từng mô hình của e-commerce để thấy được mối quan hệ và lợi ích đôi bên như thế nào:
1. Doanh nghiệp đến khách hàng (B2C)
Đây là mô hình được sử dụng nhiều nhất và chúng ta cũng bắt gặp nhiều nhất. Khi bạn đóng vai trò là khách hàng, mua sắm vật dụng với mục đích cá nhân, không bán lại thông qua vai trò trung gian thì đó là mô hình B2C. 
Ví dụ như bạn mua điện thoại trên website của Thế giới di động. Chỉ cần hoạt động này diễn ra trên Internet, nó sẽ được xem là hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng. 
Với mô hình B2C, doanh nghiệp dễ dàng hoạch định chiến lược thương hiệu: không cần mất quá nhiều chi phí vào văn phòng, nhân lực. Chỉ cần một thiết bị nào đó kết nối Internet, mọi quá trình mua bán vẫn được đảm bảo. 
2. Doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B)
Trong mô hình này, một doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp còn lại sẽ là người bán sản phẩm hoàn thiện đến tay người tiêu dùng.
Ví dụ, doanh nghiệp A cung cấp vật liệu xây dựng, doanh nghiệp B là đơn vị thi công nhà ở. Có thể thấy, một căn nhà hoàn thiện không hoàn toàn là sản phẩm do chỉ mình doanh nghiệp B tạo nên, mà là tổng hợp của rất nhiều giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Đó gọi là B2B.
Thông thường, doanh nghiệp B2B không gặp khó khăn quá nhiều trong việc thuyết phục khách hàng vì hầu hết, họ hiểu được công việc, mô hình kinh doanh và lợi ích của nhau. Vì thế, doanh nghiệp có khả năng gia tăng doanh thu nhanh chóng bằng cách cung cấp số lượng lớn vật phẩm cho một đơn vị khác và đảm bảo vị thế trên thị trường. 
3. Khách hàng đến khách hàng (C2C)
Mô hình C2C đang ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên rất nhiều các nền tảng trực tuyến như: Shopee, eBay, Tiki… . Thậm chí, các trang mạng xã hội cũng dần bắt kịp xu hướng này, thêm nhiều tính năng để hỗ trợ khách hàng giao dịch: Marketplace của Facebook là một ví dụ. 
So với hai mô hình trên, C2C có nhiều lợi thế về mặt quảng bá sản phẩm và lợi nhuận: không giới hạn quy mô, số lượng, khả năng tương tác, có nhiều sự lựa chọn. Nhưng bù lại, C2C lại gây khó khăn cho người dùng khi muốn kiểm chứng chất lượng sản phẩm. Hay đối với các ví điện tử (Momo, Airpay,…), các doanh nghiệp còn phải đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin người dùng. Cho nên, chiến lược thương hiệu của mô hình C2C cần khắc phục nhược điểm này mới có thể xây dựng cộng đồng trung thành bền vững. 
4. Khách hàng đến doanh nghiệp (C2B)
C2B là mô hình trái ngược với B2C, tức là người tiêu dùng sẽ là người tạo ra sản phẩm, và doanh nghiệp sẽ mua nó. Ví dụ, hình thức C2B đang khá phát triển trong thời gian gần đây là các travel blogger, KOLs… . Từ video cá nhân của họ, doanh nghiệp sẽ mua lại chúng để quảng bá cho sản phẩm mình cung cấp. 
C2B không bó hẹp doanh nghiệp và khách hàng ở mối quan hệ mua bán như truyền thống. Khách hàng tự do hơn trong việc tìm kiếm thu nhập từ năng lực cá nhân. Doanh nghiệp cũng mở rộng phương thức tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình, tăng sự tin tưởng và cá nhân hoá thương hiệu của mình dễ dàng hơn. 
Tóm lại, e-commerce đem lại rất nhiều lợi thế cho thị trường, từ doanh nghiệp đến khách hàng, từ người cung cấp cho đến người tiêu thụ. Tuy nhiên, Internet như con dao hai lưỡi thì e-commerce cũng tương tự. Quan trọng là bạn phải thật sự suy xét kỹ lưỡng khi quyết định giao dịch, hoạt động thương mại với bất kỳ đối tượng nào.
Kết
E-commerce không đơn giản chỉ là sự lựa chọn mà nó còn chi phối chiến lược thương hiệu rất lớn trong tương lai. E-commerce đang là xu thế mới, gia tăng tỷ lệ thuận với tỷ số người sử dụng Internet hằng năm. Vì thế, bắt kịp và sử dụng e-commerce khéo léo vào hoạt động thương mại là điều tiên quyết trong chiến lược thương hiệu cho sự phát triển lâu dài. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình vận dụng e-commerce vào chiến lược thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.
The post Hoạt động thương mại điện tử (e-commerce) và tầm ảnh hưởng của chúng trong chiến lược thương hiệu. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Typography –  Trong thiết kế thương hiệu, có phải chỉ cần logo có màu sắc đẹp, hình ảnh bắt mắt là đủ? Không hẳn là như vậy. Có một yếu tố khác chi phối rất nhiều đến quyết định đồng hành của khách hàng mà chúng ta không thể bỏ lỡ, chính là Typography. 
Vậy, typography có tầm ảnh hưởng như thế nào, làm sao để ứng dụng typography hiệu quả vào thiết kế thương hiệu, tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Vũ Digital. 
Typography là gì?
Typography được nôm na hiểu như một hình thức sử dụng nghệ thuật biến hoá các con chữ trở nên khác biệt, tạo hiệu ứng thích thú cho thị giác của khách hàng khi quan sát. 
Nguồn: Duong Dao – behance.net/gallery/7224079/Hanoi-Style-Typography
Typography là thuật ngữ không còn xa lạ với các nhà Marketing hay các nhà thiết kế làm trong ngành sáng tạo. Khi nhu cầu của khách hàng không dừng lại ở chất lượng mà họ đòi hỏi nhiều hơn về tính thẩm Mỹ, các thương hiệu ngày càng đau đầu tìm kiếm giải pháp làm sao để thiết kế thương hiệu thật nổi trội trên thị trường. Vì thế, typography ra đời như một giải pháp hoàn hảo cho thiết kế thương hiệu.
Vậy, typography có vai trò cụ thể như thế nào trong thiết kế thương hiệu?
Ở các bài viết trước, Vũ đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của màu sắc, bố cục hay kích thước trong thiết kế thương hiệu. Và với typography, nó cũng đóng vai trò to lớn không kém so với các yếu tố đó. 
Nguồn: XuongVeMuaHe Studio – https://ift.tt/2U0IONu
1. Kích thích sự hứng thú của khách hàng với thương hiệu
Ở thời đại công nghệ lên ngôi như hiện tại, mỗi ngày chúng ta phải tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ. Vì thế, nếu ngay từ lần đầu tiếp xúc, thiết kế thương hiệu của  bạn không để lại cho khách hàng ấn tượng thì chắc chắn sẽ khó có cơ hội lần hai để thu hút sự chú ý từ họ. 
Với typography, các nhà thiết kế sẽ được thỏa sức sáng tạo để đưa sản phẩm của mình trở nên ấn tượng, độc đáo hơn trong mắt người tiêu dùng. Nhờ đó, thương hiệu sẽ dễ dàng lôi kéo được số lượng khách hàng tiềm năng đông đảo và biến họ thành khách hàng trung thành trong tương lai. 
2. Cải thiện vị thế thương hiệu
Nếu biết cách sử dụng typography vào thiết kế thương hiệu hiệu quả, không chỉ bạn sẽ thu hút được khách hàng mà còn đưa thiết kế thương hiệu của mình lên tầm cao mới trên bản đồ thị trường. 
Khi tốc độ phát triển của các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ thì cuộc chiến định vị trên thị trường càng trở nên khắc nghiệt. Làm sao để thiết kế thật mới lạ và ấn tượng? Làm sao để khách hàng cảm thấy kích thích ngay lập tức? Làm sao để không gây nhầm lẫn với các tên tuổi khác? Để giải quyết được vấn đề này, chỉ có thể là typography. 
Typography không hoàn toàn quyết vị thế của bạn nhưng nó là bệ phóng giúp thương hiệu nhanh chóng đạt được vị trí mong muốn. Với typography bắt mắt, mới mẻ, độc đáo, bạn đã nắm được trong tay lợi thế trong cuộc đua cân não về định vị thương hiệu này.
Nguồn: Sài Gòn Vivu
  3. Truyền tải thông điệp bằng hình thức thú vị hơn 
Một thực tế không thể phủ nhận chính là não bộ con người nắm bắt thông tin bằng hình ảnh tốt hơn qua chữ viết. Vì thế, thay vì cứ cố ép họ đọc một đoạn văn bản dài nhàm chán thì hãy thay đổi cách thức truyền tải bằng typography, đưa đến cho họ cảm giác thích thú hơn khi tiếp nhận thông tin. 
Một ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được typography đã tác động mạnh mẽ như thế nào đến sự thích thú của người tiêu dùng trong quá trình tiếp nhận thông tin:
4. Đáp ứng nhu cầu cảm xúc của khách hàng
Cũng giống như màu sắc, thông qua typography, khách hàng cũng có thể hiểu được tính cách của thương hiệu, tạo sự liên kết và đồng cảm từ bản thân. 
Bên cạnh chất lượng, yếu tố thẩm mỹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc tác động đến quyết định chi trả của người tiêu dùng. Đôi lúc, hai sản phẩm từ hai thương hiệu khác nhau, chung mức giá, giống nhau về thành phần, cấu trúc nhưng thiết kế typography, màu sắc của thương hiệu A bắt mắt hơn thì khách hàng sẽ bỏ qua sản phẩm của thương hiệu B một cách dễ dàng. Chính vì điều đó, chúng ta không thể bỏ qua typography trong quá trình thiết kế thương hiệu. 
Typography được cấu thành từ các yếu tố nào trong thiết kế?
Nguồn: designervn
Để tạo nên typography hoàn chỉnh cho thiết kế thương hiệu, bạn phải đảm bảo yêu cầu cơ bản của các yếu tố tạo thành typography. Các yếu tố bao gồm:
Đường gióng hàng (Lines)
Dòng (Leading)
Khoảng cách chữ (Letter spacing)
Khoảng cách giữa các chữ (Kerning)
Căn chỉnh các hàng chữ (Alignment)
Font chữ 
Hãy căn chỉnh sao cho tỷ lệ, bố cục và kích thước chữ phù hợp nhất. Như vậy, bạn sẽ có một typography có một không hai cho thiết kế thương hiệu của mình.
Bí quyết để tạo nên typography cuốn hút người tiêu dùng?
Typography là nghệ thuật sắp xếp con chữ thoát khỏi lối mòn truyền thống, truyền cảm hứng cho khách hàng bằng chữ mà không khiến họ thấy chán. Một vài gợi ý sau đây của Vũ Digital sẽ giúp bạn hoàn chỉnh bộ typography của mình. 
Hãy cùng đón xem!
1. Liệt kê nội dung cần truyền đạt
Trước mắt, bạn cần một bản soạn thảo toàn bộ nội dung sẽ sử dụng trong thiết kế thương hiệu. Thông điệp chính là gì, các luận cứ bổ sung cho thông điệp bao gồm những ý nào, dẫn chứng (nếu có), câu CTA (call to action). Hãy chắc chắn rằng không có nội dung nào dư thừa hoặc thiếu sót trong quá trình soạn thảo này.
2. Phân loại nội dung trên thiết kế thương hiệu
  Nguồn: fubiz
Có được bản nháp tổng hợp nội dung, giờ là lúc bạn cần phải chọn lọc, phân cấp nội dung theo mức độ quan trọng. Nội dung nào cần nổi bật, nội dung nào có thể lược bớt, hoặc sử dụng để chú thích. Lưu ý rằng, các nội dung muốn phát huy hết tác dụng thì nhất định phải được đặt ở vị trí thích hợp. Vì thế, đây là bước vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn typography cho thiết kế thương hiệu.
3. Lựa chọn font chữ
  Mỗi font chữ sẽ thể hiện cảm xúc, thông điệp và sử dụng cho đối tượng khác nhau. Cho nên, hãy tìm hiểu thật kỹ đối tượng, mục đích, thông điệp của thương hiệu, từ đó, lựa chọn một font chữ thích hợp nhất để làm nổi bật toàn bộ nội dung ấy. 
4. Sắp xếp nội dung lên bề mặt thiết kế
Đây là thời điểm cho trí sáng tạo của bạn bay bổng, chơi đùa với các con chữ và hình dạng khác nhau. 
Chữ viết cũng giống như hình ảnh. Dù ở vị trí nào chúng cũng phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản về bố cục, tính liên kết và kích thước trên một diện tích nhất định. Hãy sắp xếp làm sao để người đọc không cảm thấy khó chịu khi quan sát, tiếp nhận 100% thông tin từ thương hiệu và để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là nhiệm vụ của các nhà thiết kế trong quá trình sáng tạo typography. 
Kết
Tóm lại, sáng tạo typography luôn là quá trình truyền cảm hứng đồng thời gặp nhiều chướng ngại vật nhất: vừa thoát khỏi lối mòn trong thiết kế, vừa phải đảm bảo không đưa thiết kế thương hiệu đi quá xa. Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể làm ngơ trước typography. Bởi không có typography, bạn đã đánh mất những lợi thế vô cùng to lớn của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm giá trị cốt lõi, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.
The post Typography – thành phần âm thầm chi phối cảm xúc của khách hàng trong thiết kế thương hiệu appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Chiến thuật Digital marketing – Ngày nay khi ranh giới giữa Internet và cuộc sống thường nhật ngày càng xoá mờ, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến, đó cũng là thời điểm Digital Marketing lên ngôi.
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing (hay còn được gọi là Tiếp thị kỹ thuật số) trong chiến lược thương hiệu là hình thức tiếp cận khách hàng mới trong thời đại 4.0 như hiện nay. Thay vì sử dụng các phương thức truyền thống như: tờ rơi, biển quảng cáo, standee… thì thương hiệu đang thích nghi với xu hướng mới thông qua mạng xã hội, thiết bị điện tử, kênh truyền thông trực tuyến. 
Digital Marketing bao gồm các phương pháp phổ biến như: người có tầm ảnh hưởng (KOLs, Influencers), mạng xã hội (Social Media), phần mềm trí tuệ nhân tạo (Chatbots), Video Marketing, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Blog Website…
Chiến thuật Digital Marketing đóng vai trò như thế nào trong chiến lược thương hiệu?
Có thể thấy, so với vài năm trước đây, khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, giá thành thì hiện giờ, khách hàng lại yêu cầu nhiều hơn về giá trị tinh thần, cảm xúc. Dựa vào đó, quyết định chi trả sản phẩm cũng như trung thành cùng thương hiệu được đưa ra nhanh chóng, dứt khoát hơn. Digital Marketing ra đời để giải quyết vấn đề này.
Không chỉ chú trọng về gia tăng doanh số bán hàng, quảng cáo sản phẩm mà Digital Marketing hỗ trợ thương hiệu tuyệt đối về mặt truyền thông: cải thiện hình ảnh thương hiệu, định vị thương hiệu, mở rộng phương pháp tiếp cận khách hàng và đa dạng hoá nội dung cho thương hiệu. 
Sau đây là một số lợi ích cụ thể mà Digital Marketing đem lại cho chiến lược thương hiệu:
1. Rút gọn khoảng cách thương hiệu và khách hàng
Chúng ta không thể bàn cãi về tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt ở thời đại số hóa như hiện nay. Và đây cũng là điểm cộng lớn nhất dành cho Digital Marketing.
Nếu ngày trước, bạn phải trả phí rất nhiều cho việc quảng cáo ở các phương tiện truyền thông đại chúng thì giờ đây, mọi thứ dễ dàng và nhanh chóng khi thực hiện trên Internet. Từ việc kết hợp với người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu, quảng cáo nội dung trên Facebook Ads hay thông qua các chiến dịch, tất cả đều hỗ trợ đem thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, cải thiện mối quan hệ và tạo sợi dây liên kết liền mạch cho đôi bên.
2. Khẳng định vai trò của thương hiệu trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, có hàng ngàn tên tuổi thương hiệu khác nhau, hoạt động chung một lĩnh vực, phục vụ chung dòng sản phẩm, dịch vụ. Vậy, câu hỏi lúc này là làm thế nào để khách hàng nhớ đến thương hiệu ngay lập tức mà không phải tên tuổi khác? 
Theo phản xạ vô điều kiện, khi thương hiệu liên tục được lặp lại nhiều lần, vô hình chung nó sẽ đi sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, kể cả khi họ có chủ động tiếp nhận thông tin hay không. Đó là lý do chúng ta cần Digital Marketing cho chiến lược thương hiệu. 
Digital Marketing cho phép thương hiệu xuất hiện với tần suất vô cùng lớn trên các phương tiện truyền thông. Các quảng cáo liên tục nhắc nhở khách hàng về sự hiện diện của thương hiệu, dòng sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cung cấp, tạo nhận thức từ từ và nhanh chóng kích hoạt được nhu cầu liên lạc của khách hàng khi cần thiết. 
Tuy nhiên, điều này không hẳn Digital Marketing luôn tạo được hiệu ứng tốt như vậy mà tuỳ thuộc vào cách thương hiệu vận dụng Digital Marketing vào chiến lược như thế nào, nó sẽ quyết định cán cân trong cuộc chiến cạnh tranh về truyền thông này. 
3. Khảo sát thị trường dễ dàng
Từ các công cụ của Digital Marketing, thương hiệu có thể quan sát được sự biến chuyển của thị trường, hoạt động của đối thủ và cả xu hướng của khách hàng. 
Không chỉ với đối thủ, mà Digital Marketing còn giúp bạn hiển thị dữ liệu thực tế để đo đạc hiệu quả thương hiệu của mình. Ví dụ như với Google Analysis, bạn sẽ thống kê được dữ liệu về: lượt tiếp cận trên Social Media, lượt khách hàng đã nhấp vào link đăng ký trên website, thời gian trung bình người dùng ở lại trên kênh của bạn… . Với cái nhìn tổng quát từ bên ngoài thị trường và bên trong thương hiệu, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược thương hiệu. 
4. Đa dạng hoá nội dung và phương thức truyền thông
Trước kia, việc sáng tạo nội dung đơn giản dựa trên các thành tố sản phẩm, chức năng, lợi ích thì ngày nay, các thương hiệu được thỏa sức sáng tạo vượt biên giới thông qua Digital Marketing. 
Khách hàng thích những điều mới mẻ, thích được nói lên suy nghĩ bên trong của mình. Cho nên, không cần bó hẹp trong việc quảng bá sản phẩm, mà bạn có thể đăng tải những nội dung liên quan cùng ngành nghề, lĩnh vực hoặc truyền cảm hứng trong cuộc sống, chắc chắn khách hàng sẽ rất thích thú và theo dõi thương hiệu lâu dài. 
5. Gia tăng tiện ích trong việc mua sắm của khách hàng
Khi Digital Marketing chưa phủ sóng, khách hàng sẽ tập trung mua sắm trực tiếp tại các cửa hiệu, siêu thị… . Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta dễ dàng nhận thấy xu hướng mua sắm trực tuyến đang lên ngôi. Điển hình là các trang thương mại điện tử bắt đầu được sử dụng nhiều hơn như: Shopee, Tiki, Amazon…
Giờ đây, khách hàng có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, kể cả có trong thời gian hoạt động hay không. Vừa tiết kiệm nhân lực, thời gian, vừa tìm kiếm được sản phẩm một cách nhanh chóng, đó là lợi thế to lớn mà Digital Marketing đem lại cho thị trường và người tiêu dùng. 
Lợi ích của Digital Marketing là vô số, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn những thách thức dành cho thương hiệu. Vì thế, trong quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu, các doanh nghiệp cần sáng suốt, phán đoán chuẩn xác để Digital Marketing có thể phát huy tối đa khả năng trong việc tiếp cận khách hàng. 
Làm thế nào để xây dựng chiến thuật Digital Marketing một cách hiệu quả nhất?
1. Phân tích thị trường
Trước khi bắt đầu, điều đầu tiên cần làm đó là liệt kê các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu trên thị trường và lập bảng phân tích SWOT cho các đối tượng đó.
Mô hình SWOT bao gồm 4 yếu tố chính: Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threaten (Thách thức). Từ biểu đồ này, bạn sẽ nhận ra được điểm chung và riêng của các đối thủ, phán đoán được hướng đi của họ trong tương lai, từ đó, xác định chiến lược cụ thể cho thương hiệu. 
2. Xác định mục tiêu cho Digital Marketing
Lúc này, chiến lược thương hiệu sẽ được hoạch định dựa trên bảng khảo sát thị trường ở trên. Có một số thương hiệu sẽ chọn đối đầu trực tiếp, tranh giành thị phần trong thị trường lớn. Nhưng số khác lại lựa chọn thị trường ngách, rẽ lối đi mới để đáp ứng nhu cầu cho đối tượng khách hàng nhất định. 
Dù là mục tiêu nào thì điều cần lưu ý lúc này là Digital Marketing phải bám sát cho chiến lược thương hiệu đã đặt ra. Chính vì thế, thương hiệu cần phải đặt câu hỏi “Digital Marketing sẽ phục vụ mục đích gì?” trước khi bắt tay vào thực hiện. 
3. Hoạch định chiến lược cho Digital Marketing
Chiến lược của Digital Marketing cũng quan trọng không kém so với chiến lược thương hiệu. Bởi, để Digital Marketing thực sự hiệu quả thì phải cần định hướng rõ ràng.
Đầu mục công việc trong chiến lược Digital Marketing mà Vũ Digital cung cấp tới khách cung cấp Visa EB-5 Hoa Kỳ cho Việt Nam.
Đối tượng mục tiêu: phân khúc khách hàng bạn hướng tới là ai, họ ở độ tuổi nào, ở đâu, nhu cầu, mong muốn, sở thích là gì, hãy xác định toàn bộ thông tin cụ thể nhất về đối tượng thương hiệu muốn phục vụ.
Chân dung khách hàng mục tiêu mà Vũ Digital thực hiện.
Nền tảng truyền thông: từ đối tượng đó, bạn có thể khoanh vùng các nền tảng xã hội để tiếp cận họ nhanh nhất. Ví dụ như: người trẻ sẽ dùng Facebook, Instagram; còn giới doanh nhân sẽ thích đọc tin tức ở VnExpress, LinkedIn…
Chiến lược nội dung: từng nội dung đăng tải trên kênh truyền thông đảm bảo phải xuyên suốt, thể hiện được thông điệp thương hiệu muốn truyền tải. Để làm được điều đó, đòi hỏi bạn phải xác định được chủ đề cho nội dung, giọng điệu truyền thông (trẻ, chững chạc…), từ khóa tìm kiếm và thời gian đăng tải.
3. Đặt KPI cho Digital Marketing
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, giờ là lúc bạn đặt ra cột mốc số để đo lường hiệu suất Digital Marketing của mình. 
Bạn mong muốn lượt like page sẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm trong vòng 3 tháng, muốn cải thiện tương tác lên bao nhiêu cho một nội dung đăng tải, hay muốn chi phí quảng cáo giảm như thế nào sau mỗi tháng…, hãy đặt mục tiêu về số cụ thể nhất trước khi Digital Marketing đi vào hoạt động. Như vậy, bạn mới có thể rút kinh nghiệm, tìm ra điểm mạnh và điểm cần chỉnh sửa cho các lần tiếp theo. 
Kết 
Tóm lại, Digital Marketing mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong thời đại mới, đưa cán cân truyền thông trở lại vị thế cân bằng cho các thương hiệu vừa và nhỏ, thiết lập trật tự mới trên bản đồ thị trường. Kèm theo đó, Digital Marketing cũng ẩn chứa những rủi ro không kém. Nếu bạn đi sai bước, nó sẽ để lại những ấn tượng không tốt về thương hiệu, đánh mất số lượng khách hàng và dẫn đến thất bại trên thị trường cạnh tranh. Vì thế, bạn thật sự cẩn trọng, phán đoán mọi tình huống xảy đến để không gặp bất lợi trong quá trình thực hiện Digital Marketing. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng chiến lược cho Digital Marketing, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999. Chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng quý vị tìm ra giải pháp phù hợp.
  The post Chiến thuật Digital marketing – Bước đi quyết định cho chiến lược thương hiệu. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Thay vì đối đầu với nhau trong một thị trường lớn, các công ty nhỏ ưu ái chọn thị trường ngách để tạo ra hướng đi mới cho chiến lược thương hiệu của mình. 
Vậy thị trường ngách là gì, cách thức hoạt động như thế nào và làm sao để tìm ra lối đi trong thị trường ngách cho chiến lược thương hiệu, tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết này của Vũ Digital.
Thị trường ngách (Niche Market) là gì?
Thị trường ngách là một ngách nhỏ trong thị trường lớn, nơi mà phần lớn thương hiệu khác trên thị trường chưa nhắm đến.
Khác hẳn với thị trường lớn, các doanh nghiệp sẽ tập trung cạnh tranh vị thế với nhau để giành lấy định vị nhất định trên bản đồ thương hiệu. Nhưng đối với thị trường ngách, doanh nghiệp phải tìm một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn, nhắm vào một nhóm đối tượng cụ thể hơn và tập trung phục vụ nhu cầu cho đối tượng ấy. 
Lợi thế và trở ngại cho các doanh nghiệp trong thị trường ngách
Nói một cách dễ hiểu, lựa chọn thị trường ngách giống như bạn chọn một lối đi tắt cho thương hiệu của mình. Nếu biết cách vận dụng, bạn sẽ băng băng tiến đến đích trên con đường vắng, ít vật cản, ít chướng ngại vật. Nhưng ngược lại, nếu bạn không tận dụng được toàn bộ lợi ích của thị trường ngách đem lại, chắc chắn, bạn sẽ như lạc vào mê cung không lối thoát. 
Sau đây, Vũ sẽ đưa cho bạn một cái nhìn khách quan nhất về thị trường ngách, bao gồm cả lợi thế và các trở ngại có thể sẽ xuất hiện khi bạn lựa chọn hướng đi này cho chiến lược thương hiệu.
Lợi thế của thị trường ngách.
1. Lôi kéo sự quan tâm từ thị trường một cách nhanh chóng
Có thể bạn chưa biết, nhưng những gì đầu tiên luôn khiến khách hàng hứng thú hơn rất nhiều. Nếu bạn nói rằng “đây là sản phẩm lần đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam”, khách hàng có thể sẽ tự động kích thích chế độ đếm ngược trong họ, mong muốn được trở thành “người đầu tiên” trải nghiệm sản phẩm. Đó là lý do tại sao các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như H&M, Uniqlo, Muji luôn khiến khách hàng “điên đảo” khi khai trương cửa hiệu đầu tiên. 
Vì thế, đối với thị trường ngách, bạn sẽ dễ dàng nắm thóp được khách hàng, kích thích sự tò mò và chú ý từ họ nhanh hơn so với thông thường.
2. Thu hẹp phạm vi cạnh tranh trong thị trường
Vì thị trường ngách rất nhỏ nên bạn không phải lo ngại việc chạm mặt với quá nhiều “ông trùm” hay đối thủ khác trên thị trường. 
Các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung vào thị phần của họ trong thị trường chung hơn là quan tâm đến thị trường ngách. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chú trọng phân khu thị trường ngách khác nhau.
Lựa chọn thị trường ngách đồng nghĩa với việc bạn “đơn thân độc mã” trên con đường ấy. Chiến lược thương hiệu của bạn sẽ không còn đặt nặng vấn đề phải tranh giành một vị trí trên bản đồ thị trường. 
3. Đánh trúng nhu cầu cần thiết của khách hàng
Thị trường ngách là thị trường phục vụ một nhóm đối tượng cụ thể mà mong muốn của họ chưa được thị trường lớn đáp ứng. Vì thế, thị trường ngách ra đời giải quyết vấn đề này của người tiêu dùng.
Không phải tiếp cận đến một phân khúc rộng như của thị trường lớn, bạn chỉ cần “đi guốc trong bụng” đối tượng cụ thể đang hướng tới: tìm hiểu họ đang ở đâu, họ cần gì, họ mong chờ sự khác biệt nào… . Vậy là bạn đã đủ tự tin để hoạch định một chiến lược thương hiệu rõ ràng dành cho đối tượng mục tiêu này. 
Trở ngại của thị trường ngách.
1. Dễ rơi vào “hố đen thị trường”
Đối tượng mục tiêu của thị trường ngách luôn là một phân khúc cụ thể nhưng bất ổn định. Ở trong thị trường ngách, bạn buộc phải đứng giữa hai sự lựa chọn: một là kẻ thay đổi cuộc chơi, tạo dựng xu hướng mới khiến mọi người thích thú; hai là chấp nhận lu mờ giữa các tên tuổi khác nếu bạn không thành công. Như vậy, khả năng doanh nghiệp bị xoá bỏ khỏi bản đồ thị trường là điều rất dễ xảy đến. 
Thị trường ngách luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro, đòi hỏi thương hiệu phải hoạch định chiến lược thật rõ ràng, kỹ lưỡng, sẵn sàng đón đầu mọi biến cố có thể diễn ra.
  2. Tham gia vào cuộc chiến không cân sức với các thương hiệu lớn
  Nếu các ông lớn liên tục đổ dồn tài chính vào phục vụ truyền thông, phủ sóng tên tuổi thương hiệu trên toàn thông tin đại chúng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chọn thị trường ngách để phục vụ khách hàng. 
Ví dụ, khách hàng hiện nay hứng thú với các chương trình khuyến mãi, dẫn đến tình trạng mong chờ các dịp lễ lớn để sắm sửa vật dụng thay vì mua để phục vụ nhu cầu cần thiết của họ. Để tác động được đến suy nghĩ này của khách hàng, khiến họ thích thú và sẵn lòng chi trả mà không quan tâm đến giá cả, thương hiệu cần phải đối đầu trực diện với thị trường lớn, thể hiện được lợi ích mình mang lại cho khách hàng.                                                                                                                                                                                                                                                               
Trên thực tế, khi cán cân có phần nghiêng về thị trường lớn, bắt buộc các thương hiệu trong thị trường ngách phải nỗ lực mới có thể trả cán cân về thế cân bằng, thu hút khách hàng và giữ chân họ ở lại với thương hiệu. 
3. Khó khăn tạo dựng khách hàng trung thành
Thương hiệu trong thị trường ngách phục vụ một nhóm đối tượng cụ thể nhưng lại không ổn định. Không thể phủ nhận, con người luôn bị tác động bởi các xu hướng mới. Dù có phải là thứ họ cần hay không nhưng không ai có thể làm ngơ trước những sản phẩm “làm mưa làm gió” trên thị trường.
Đây sẽ là một bất lợi rất lớn đối với thị trường ngách. Thị trường ngách hầu như không đi theo số đông, không phục vụ nhu cầu cho nhiều đối tượng, do đó, khách hàng sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. 
Để tháo gỡ được khúc mắc này, thương hiệu phải liên tục đổi mới, đưa ra nhiều phương thức tiếp cận mới lạ, như vậy, mới có thể hướng sự chú ý của khách hàng về mình một cách lâu dài.
Làm thế nào để tìm ra thị trường ngách cho thương hi��u?
Hoạch định một chiến lược thương hiệu để tồn tại và phát triển trong thị trường ngách luôn là vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp phải đối mặt. 
Sự khác biệt thương hiệu mang đến là gì? Sản phẩm/Dịch vụ của thương hiệu đang giải quyết vấn đề gì của khách hàng? Làm sao để thuyết phục khách hàng với một thị trường mới? Nếu thương hiệu muốn truyền thông thị trường ngách của riêng mình đạt hiệu quả thì bắt buộc phải giải quyết toàn bộ vấn đề trên. 
Vấn đề cốt lõi giúp thị trường ngách có khả năng thành công chính là tạo điểm khác biệt cho sản phẩm của bạn. Hãy tìm một phương pháp mà chưa có ai thực hiện, truyền thông điểm nhận diện ấy sao cho in sâu vào nhận thức của khách hàng và gán nhãn chúng với nhu cầu của khách hàng, khiến họ phải chú ý và đồng cảm cùng bạn. 
Một ví dụ cho thành công của thị trường ngách là Vietcetera, trang báo điện tử Việt Nam. Cũng xoay quanh các chủ đề thường gặp như kinh doanh, cuộc sống, tình cảm, tâm lý…, nhưng Vietcetera chọn tiếp cận vấn đề với vai trò trung lập, khai thác mối bận tâm của con người trong cuộc sống hiện địa, xoáy sâu vào cảm xúc chứ không đơn thuần là cung cấp thông tin một chiều.
Hoặc một minh chứng khác chính là cửa hàng cung cấp sản phẩm cho những người thuận tay trái – Lefty’s Store. Đánh thẳng vào đối tượng sử dụng tay trái, Lefty’s Store giải quyết được vấn đề cho khách hàng của mình, giúp họ không còn khó khăn trong việc thích nghi với những món đồ tay phải hoặc trong quá trình sử dụng công cụ thông thường.
Kết 
“Được ăn cả, ngã về không” – đó là cách mà người ta hay nói về độ may rủi khi lựa chọn thị trường ngách. Cho nên, hãy tìm hiểu thật kỹ càng, chuẩn bị nguồn thông tin và kiến thức để giúp bạn thêm tự tin trên lối đi riêng của mình. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm giá trị cốt lõi, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.
The post Thị trường ngách (Niche Market) – hướng đi táo bạo cho chiến lược thương hiệu. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Nội dung tiếp thị video (Video Marketing) là hình thức nội dung hấp dẫn và dễ tiêu thụ nhất trên Internet hiện nay, nó có thể gây nghiện khi được sử dụng đúng cách. Mọi người hầu hết dành phần lớn thời gian trên YouTube và các nền tảng video khác để giải trí và thu thập thông tin. 
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 55% người xem video mỗi ngày, trong khi 78% xem video ít nhất một lần một tuần. Những con số này chỉ đang tăng lên, điều này cũng cho thấy lý do tại sao YouTube nên là một phần mạnh mẽ trong chiến lược nội dung tiếp thị video của bạn.
Vậy, với bài viết này, Vũ Digital sẽ cho bạn một góc nhìn đa chiều trong quá trình xây dựng Video Marketing và đem đến cho bạn nhiều ý tưởng hơn để thực hiện chúng một cách dễ dàng.
Hãy tìm hiểu với bài viết được chia sẻ chi tiết dưới đây.
Video Marketing là gì?
Video Marketing là hình thức truyền thông bằng cách sử dụng video. Có rất nhiều mục đích để video trở thành công cụ truyền thông cho chiến lược thương hiệu, nhưng hầu hết video xuất hiện để nhấn mạnh hoặc gây sự chú ý từ thị trường về một sự kiện sắp diễn ra. Ví dụ như để quảng bá sản phẩm, tạo hiệu ứng truyền thông, đổi mới hình ảnh thương hiệu hoặc đơn giản chỉ là truyền cảm hứng cho tất cả mọi người. 
Có thể thấy, video là sự tổng hợp của nội dung và hình ảnh nên khả năng lan truyền của chúng được phủ sóng ở mức độ rộng rãi hơn so với hai hình thức thông thường trên. Vì thế, chỉ cần một video độc đáo, bạn hoàn toàn có thể đưa tên tuổi doanh nghiệp lên một tầm cao mới trên thị trường. 
Vai trò của Video Marketing trong chiến lược thương hiệu và khách hàng 
1. Truyền tải trực tiếp thông điệp 
Trong đợt dịch COVID-19, có rất nhiều nhãn hàng đã thu hút sự quan tâm của công chúng bằng cách sử dụng Video Marketing, nhằm gia tăng sự thiện cảm và tiếp động lực cho tất cả mọi người. Ví dụ như Nike, nhãn hiệu giày thể thao, đã sản xuất Video Marketing “You Can’t Stop Us” có tốc độ lan truyền cực khủng với hơn 41 triệu lượt xem trên YouTube chỉ sau vài ngày xuất bản.
Não bộ con người luôn xử lý hình ảnh tốt hơn từ ngữ. Chỉ cần Video Marketing đánh thẳng trọng tâm của thông điệp, không rườm rà, vòng vèo, cộng hưởng với chất lượng hình ảnh sinh động thì chắc chắn độ thành công của chúng không cần bàn cãi. 
2. Hỗ trợ chiến lược thương hiệu
Khi xu hướng video của người tiêu dùng ngày càng gia tăng, các thương hiệu cũng dần đa dạng hóa hình thức và kênh truyền thông nhằm đón khách hàng tại mọi điểm chạm. 
Có thể nói, Video Marketing là trợ thủ đắc lực cho các chiến dịch truyền thông, hỗ trợ tuyệt đối cho chiến lược thương hiệu. Dựa theo từ khóa ưu tiên trên video, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng tìm kiếm được video của thương hiệu, tăng độ phủ sóng rộng rãi hơn đến nhiều đối tượng tiềm năng. Từ đó, thương hiệu đổ traffic về các trang web lân cận, có nhiều cơ hội tiếp cận và giữ chân khách hàng, tăng khả năng bán hàng cho doanh nghiệp. 
Không những thế, thương hiệu còn có thể quan sát được thái độ của người tiêu dùng thông qua Video Marketing: họ có động thái như thế nào với nội dung, họ thích chi tiết nào, video đó có khả năng truyền miệng (WOM) không… . Thông qua bảng tổng hợp đó, thương hiệu sẽ hiểu hơn về khách hàng, sản xuất nhiều nội dung phù hợp, thu hút chú ý của họ một cách dễ dàng hơn. 
3. Thuyết phục và củng cố niềm tin từ khách hàng
“Trăm nghe không bằng một thấy” – đó là lý do cho thấy tại sao Video Marketing luôn cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối về chất lượng của thương hiệu. 
Khi quan sát video, khách hàng hoàn toàn đánh giá được thương hiệu có đáng tin cậy hay không. Từ đó, quyết định trung thành cùng thương hiệu cũng sẽ nhanh chóng được đưa ra mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. 
Vì thế, trong Video Marketing, thương hiệu nên lưu ý tránh các nội dung quảng cáo quá nhiều về lợi nhuận, khuyến mãi khiến cho khách hàng cảm thấy bất an. Thay vào đó, chú trọng nhiều hơn về yếu tố cảm xúc, tinh thần, đánh trúng tâm lý nhất thời của họ để nhanh chóng chiếm được sự ưu ái hơn. 
4. Đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng bằng cách thức khác biệt
Bạn có biết rằng sau Google thì YouTube là trang mạng có số lượng người tìm kiếm nhiều thứ hai trên thế giới. Một lợi thế chúng ta không thể phủ nhận từ video chính là vừa cung cấp được thông điệp và vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách hàng. 
Nếu so với một nội dung đăng tải thông thường, người đọc phải dành khá nhiều thời gian để “ngấu nghiến” phần chữ ấy. Hoặc với hình ảnh chỉ thu hút sự chú ý được 5 giây mà người xem hoàn toàn nghiễm nhiên bỏ qua việc tìm hiểu ý nghĩa của bức hình ấy. Cho nên, video xuất hiện để giải quyết hai vấn đề. 
Ví dụ về Video Marketing của Grab sẽ giúp bạn hiểu được vai trò này: [LINK VIDEO CỦA GRAB]
Những ý tưởng giúp thương hiệu xây dựng Video Marketing hiệu quả
Chúng ta đã biết được Video Marketing đang đóng vai trò quan trọng trong chiến lược thương hiệu. Nhưng việc sáng tạo nội dung cho Video Marketing chưa bao giờ là dễ dàng. Không chỉ trên YouTube mà Video Marketing còn xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khác như: Facebook, Instagram, Google…. . Vì thế, video đòi hỏi phải nắm bắt được xu hướng thịnh hành, đồng thời thể hiện được tính linh hoạt. 
Sau đây là vài gợi ý từ Vũ để khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho Video Marketing của bạn:
1. Thông báo một thông tin quan trọng
Một khi Video Marketing xuất hiện, nó mang ý nghĩa rất quan trọng, bắt buộc khách hàng phải chú ý và ngay lập tức thu hút được số lượng lớn người theo dõi. Nó cho phép bạn truyền tải những thông tin thực tế bằng hình ảnh chân thực và sống động hơn. Cho nên, ở giai đoạn chuyển đổi, thương hiệu muốn tái định vị và làm mới hình ảnh của mình, tung ra chiến lược mới cho hướng phát triển trong tương lai thì đừng bỏ qua hình thức Video Marketing này. 
2. Thể hiện một sự kiện, xu hướng
Đây có thể được xem là một trong những ý tưởng video sáng tạo và gây được sự hứng thú lâu dài với người tiêu dùng. Kết hợp khéo léo các sự kiện nóng hổi truyền thông, các xu hướng đang nổi hay các nhân vật tạo được hiệu ứng, khách hàng sẽ nhanh chóng bị kích thích trí tò mò và nhớ ngay đến thương hiệu của bạn nếu Video Marketing của bạn có nội dung thú vị. 
[video Black Trans Lives Matter của Google]
Tận dụng tốt thời cơ về các diễn biến thời sự sẽ là lợi thế khổng lồ cho chiến lược thương hiệu của bạn. Hãy ở vị trí dẫn đầu xu hướng, chứ đừng đơn giản là chạy theo nó hoặc đi theo lối mòn của các tên tuổi khác.
3. Video quay lại lời chứng thực từ khách hàng
Nói một cách dễ hiểu, lời chứng thực của khách hàng chính là cảm nhận (feedback, review) hoặc câu chuyện của họ sau khi sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. 
Ngày nay, các lời chứng thực thường xuất hiện dưới dạng văn bản ngắn trên mạng xã hội, website. Nhưng các thương hiệu lại quên rằng một video quay lại chân thật lời nói của khách hàng kiểm chứng được độ tin cậy chắc chắn hơn. Không chỉ giúp cho câu chuyện của người tiêu dùng thêm sinh động, mà video còn giúp khách hàng kết nối mạnh mẽ với thông điệp, khẳng định niềm tin và chất lượng từ thương hiệu. 
Vì thế, hãy tận dụng nhiều phương thức trong việc lưu giữ cảm nhận của khách hàng, đặc biệt là Video Marketing. 
4. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm 
Không một phương tiện nào có thể quảng bá sản phẩm kỹ lưỡng như một video mang lại. Trong Video Marketing, bạn được thoải mái chia sẻ về các tính năng, tiện ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang đến cho khách hàng, những chi tiết thú vị mà họ chưa biết. Thông qua góc nhìn thứ ba của người ngoài cuộc, khách hàng sẽ hình dung sản phẩm rõ nét nhất có thể, từ đó, tác động đến quyết định mua hàng. 
[video Starbucks hướng dẫn sử dụng app]
Thông qua Video Marketing, bạn sẽ nhanh chóng lôi kéo sự hứng thú của khách hàng ở thời điểm hiện tại và kể cả trong tương lai. Họ sẽ yêu thích và sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm kế tiếp. Đó được xem như “một mũi tên trúng hai đích”cho chiến lược thương hiệu, giải quyết được nỗi bất an về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. 
5. Chuyên mục hỏi đáp (Q&A)
Đối với những khách hàng lần đầu tiếp xúc với thương hiệu, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ chăm sóc, chế độ bảo hành… . Một số khách hàng sẽ chọn phương thức qua email hoặc hotline để giải quyết vấn đề ấy. Nhưng, đây lại là cơ hội thích hợp nhất sử dụng Video Marketing để chiếm trọn cảm tình của khách hàng. 
Giải quyết toàn bộ thắc mắc bằng video sẽ giúp khách hàng cảm nhận được rằng thương hiệu đang có sự tương tác với họ và những ý kiến của họ đang được lắng nghe. Như vậy, thương hiệu đã gia tăng được cảm tình trong khách hàng, và kéo theo đó là nhiều tín hiệu tích cực trong tương lai. 
6. Lưu giữ văn hoá thương hiệu 
Công ty không là nơi đến để làm việc đơn thuần mà nó còn là nơi truyền cảm hứng về ý tưởng, hoạt động thú vị. Hãy thể hiện điều này đến với khách hàng. 
Thông qua Video Marketing, khách hàng sẽ nhận thấy được điểm khác biệt trong văn hoá thương hiệu của mình, gây được sự thích thú, giải trí. Đây cũng là một bước đi rất thông minh trong chiến lược thương hiệu. Biết đâu được, nhân tài mà doanh nghiệp bạn tìm kiếm đang theo dõi video này thì sao? 
7. Kể chuyện
Video Marketing là công cụ hữu ích nhất có thể kể chuyện chạm đến trái tim của khách hàng. Xác định mục đích cuối cùng, từ đó, xây dựng mạch chuyện xuyên suốt, hệ thống nhân vật ấn tượng, nội dung cuốn hút, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về hiệu ứng mà Video Marketing mang lại. 
[video của Generali]
Lưu ý rằng, vì video mang tính chất kể chuyện, bạn phải đánh trúng được tâm lý của khách hàng, giải quyết nó một cách thực tế và quan trọng là phải chân thật. 
8. Teasing cho sự kiện sắp ra mắt
Có điều gì thú vị sắp diễn ra với doanh nghiệp của bạn không? Tận dụng các video tiếp theo để kích thích sự tò mò của khách hàng về sự kiện này. 
Hãy khiến khách hàng phải nhấp ngay vào nút đăng ký và hào hứng đếm ngược từng ngày để chờ đón ngày trọng đại ấy. Nếu hiện tượng này diễn ra nghĩa là Video Marketing của bạn đã thành công. 
9. Tham quan văn phòng
Đối với thương hiệu trong ngành sáng tạo, khách hàng sẽ rất mong muốn được tham quan không gian làm việc hằng ngày của bạn và mong chờ những điểm khác biệt. Vì thế, loại video này xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 
Nếu không gian của bạn không thể trực tiếp cho khách hàng tham quan thì hãy thể hiện chúng qua một video ngắn, làm sao cho khách hàng phải ngạc nhiên vì độ sáng tạo không ngờ trong thiết kế văn phòng. Video này có tác dụng tăng tương tác, thu hút sự quan tâm và mong muốn được đồng hành cùng thương hiệu. 
Kết
Tóm lại, Video Marketing đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nếu bạn biết cách sử dụng chúng hợp lý và hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên suy xét thời điểm chính xác cho ra mắt Video Marketing. Không nên lạm dụng chúng dẫn đến tình trạng phung phí công sức của tập thể và sai chiến lược thương hiệu đã đề ra. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng Video Marketing, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999. Chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng quý vị tìm ra giải pháp phù hợp.
The post Video marketing là gì? làm thế nào để xây dựng video marketing hiệu quả? appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Lăng kính thương hiệu (Brand Identity Prism) được J. Kapferer đưa ra lần đầu tiên vào năm 1986. Nó là một lăng kính lục giác đại diện cho sáu yếu tố chính tạo nên bản sắc thương hiệu. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bản sắc, chiến lược thương hiệu thì mô hình này sẽ giúp bạn thành công một cách dễ dàng.
Bộ nhận diện thương hiệu mang những đặc tính nổi trội nhưng liệu nó đã đầy đủ để đưa thương hiệu lên tầm cao mới? Đó là lý do chúng ta cần đến lăng kính nhận diện thương hiệu, một khái niệm tổng quan hơn về nhận diện thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. 
Vậy lăng kính nhận diện thương hiệu là gì, tại sao chúng ta cần phải phát triển lăng kính nhận diện thương hiệu, nó có vai trò thế nào trong chiến lược thương hiệu, tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Vũ Digital. 
Lăng kính thương hiệu là gì?
Lăng kính thương hiệu là một mô hình mô tả hệ thống nhận diện thương hiệu, có tác động trực tiếp đến nhau, đến quá trình nhận thức của khách hàng và chiến lược thương hiệu. 
Lăng kính thương hiệu bao gồm 6 yếu tố, được chia làm bốn phần: góc nhìn của doanh nghiệp (Picture of Sender), góc nhìn của người tiêu dùng (Picture of Receiver), ngoại tố (Externalization) và nội tố (Internalization).
Góc nhìn của doanh nghiệp phản ánh cách thương hiệu thể hiện chính nó. Tính chất vật lý (Physique) và Tính cách (Personality) nằm trong góc nhìn này.
Còn góc nhìn của người tiêu dùng lại cho thấy cách họ nhìn nhận về thương hiệu như thế nào. Sự phản chiếu (Reflection) và Hình ảnh cá nhân của khách hàng (Self-Image) thuộc nhóm này. 
Hai thành phần còn lại làm nên lăng kính thương hiệu là: ngoại tố và nội tố.
Ngoại tố là những yếu tố mà thương hiệu truyền thông ra bên ngoài (logo, quảng cáo, sản phẩm), có tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng (Relationship). 
Nội tố ngược lại, ít được truyền thông (chính sách nhân sự, quản lý, văn hóa) nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu. 
Tất cả 6 yếu tố này kết hợp cùng nhau tạo thành một lăng kính nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, cung cấp một lộ trình hiệu quả để nâng cao cách giao tiếp giữa thương hiệu và khách hàng. 
Từ biểu đồ dưới đây, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về lăng kính nhận diện thương hiệu và 6 yếu tố xoay quanh:
Một thương hiệu muốn phát triển vững mạnh, có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường lâu dài thì buộc 6 yếu tố trong lăng kính thương hiệu phải được chú trọng. 
Vậy 6 yếu tố cấu thành lăng kính thương hiệu bao gồm những gì?
A. Ngoại tố: bao gồm 3 yếu tố: tính chất thương hiệu, mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng và sự ph���n chiếu hình ảnh của thương hiệu với đối tượng tiêu dùng. 
1. Tính chất vật lý của thương hiệu
Một thương hiệu khi xuất hiện trên thị trường vốn dĩ đã sở hữu những đặc tính hữu hình (logo, font chữ…) và vô hình (câu chuyện thương hiệu, sứ mệnh, tầm nhìn…) – đó gọi chung là tính chất vật lý của thương hiệu. Tính chất vật lý luôn tạo nên sự khác biệt, thể hiện những điểm nổi bật của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh và bổ trợ trực tiếp cho chiến lược thương hiệu. 
Như chúng ta vẫn thường nhớ đến CoCa Cola với font chữ đặc biệt, cực kỳ bắt mắt. Hay Mastercard, logo hai hình tròn vàng – đỏ, khiến chúng ta không thể nhầm lẫn với thương hiệu nào khác. 
  Có thể thấy, tính chất vật lý của thương hiệu là sợi dây liên kết vô hình giữa tiềm thức của khách hàng và nhận diện thương hiệu. Để đặt vị trí quan trọng trong nhận thức của khách hàng, trước hết, thương hiệu phải có các tính chất vật lý thu hút được sự chú ý. 
2. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
Bạn không thể thuyết phục khách hàng nếu không cho họ thấy được rằng thương hiệu của bạn là nơi dành cho họ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần xây dựng mối quan hệ.
Giống như con người, chúng ta chỉ tin tưởng với người đã có mối quan hệ gần gũi, mật thiết, thì thương hiệu cũng vậy. Mối quan hệ giúp thương hiệu kéo gần khoảng cách hơn với khách hàng, dễ dàng khơi gợi được sự hứng thú cũng như lòng tin của họ. Từ mối quan hệ được xây dựng, khách hàng được kết nối thông qua mặt cảm xúc, hiểu được thông điệp và lợi ích của thương hiệu mang đến.
Ví dụ, nhãn hàng The Laughing Cow (Con Bò Cười) tạo mối quan hệ với thông điệp tình mẫu tử. Hay mối quan hệ giữa The Yves Saint Laurent (thương hiệu thời trang nổi tiếng của Pháp) và khách hàng là sự quyến rũ. Và nó được thể hiện cực kỳ rõ nét qua tất cả sản phẩm và quảng cáo truyền thông. 
Mối quan hệ chỉ thật sự bền vững là khi thương hiệu thể hiện được sự đáng tin cậy, chân thành và trung thực thông qua mọi hoạt động truyền thông, đồng thời vẫn đảm bảo bám sát chiến lược thương hiệu để thực hiện đúng mục đích cuối cùng.
3. Sự phản chiếu hình ảnh của thương hiệu với đối tượng tiêu dùng
Thương hiệu là sự phản chiếu hình ảnh của chính khách hàng. Một sản phẩm chất lượng có thể giữ chân khách hàng, nhưng để biến họ thành khách hàng trung thành thì thương hiệu cần phản chiếu được hình ảnh mà khách hàng mong muốn được nhìn nhận. 
Một khảo sát dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được sự phản chiếu này. Khi được hỏi cảm nhận về một thương hiệu ô tô, một số khách hàng đã trả lời như sau: “Đó là nhãn hiệu dành cho người trẻ”, “Dành cho những ông bố”, “Để thể hiện bản thân”, hoặc “Phong cách cổ điển!”… Có thể thấy, khách hàng không hoàn toàn tự vắt óc suy nghĩ cho mình một cụm từ để miêu tả khi được hỏi về thương hiệu, mà câu trả lời của họ thường bật ra bởi các tính từ mà thương hiệu cố tình khắc vào tiềm thức của họ. Đó chính là sự phản chiếu.
Khách hàng lựa chọn một thương hiệu vì họ mong muốn được gán nhãn cùng hình ảnh của thương hiệu đó. Ví dụ như người dùng Apple sẽ thích được nhìn nhận với sự thời thượng, tinh tế, đẳng cấp như tên tuổi thương hiệu. Dựa vào nhu cầu này, chúng ta đề xuất được chiến lược thương hiệu cụ thể để tạo nên các giá trị cốt lõi khiến khách hàng dễ dàng đồng cảm hơn.
B. Nội tố: bao gồm 3 yếu tố: tính cách thương hiệu, văn hoá thương hiệu và hình ảnh cá nhân của khách hàng. 
4. Tính cách thương hiệu
Giống như con người, thương hiệu muốn chạm được đến trái tim của khách hàng thì phải có tính cách rõ ràng. 
Tính cách thương hiệu là các tính từ cụ thể mà khách hàng gán cho thương hiệu sau quá trình đồng hành, như: tinh tế, sang trọng, uy tín, thân thiện… . Đó còn là những giá trị thương hiệu theo đuổi và muốn thể hiện ra bên ngoài để định vị trong tâm trí người tiêu dùng. 
Ở thời đại 4.0 như hiện nay, khách hàng không còn chú tâm nhiều tới các lợi ích mà thay vào đó, họ lại đặt nhiều mong muốn về mặt cảm xúc hơn. Chính vì thế, tính cách thương hiệu ra đời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp thương hiệu xuất hiện như một người bạn, dễ dàng khơi gợi lòng tin người tiêu dùng.
5. Văn hoá thương hiệu
Văn hoá thương hiệu là tất cả những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi, có ảnh hưởng quan trọng tới nhận thức, hành vi của nhân viên và khách hàng. Văn hóa thương hiệu bao gồm hai yếu tố: giá trị cốt lõi và văn hóa trong nội bộ. 
Những tưởng, văn hoá thương hiệu chỉ được sử dụng trong nội bộ nhưng thực chất nó lại tác động rất lớn đến quyết định của khách hàng. 
Một ví dụ đơn giản, giữa hai nhà hàng có các món ăn giống nhau, một bên giá thành cao hơn nhưng đổi lại, bạn luôn cảm thấy hài lòng và thoải mái với cách phục vụ cũng như không gian nơi ấy. Một bên giá thành rẻ hơn nhưng không đưa đến cho bạn những trải nghiệm về mặt cảm xúc như thế. Vậy lựa chọn của bạn sẽ đặt vào đâu? Hầu hết các câu trả lời đều nghiêng về phương án A. Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng thật ra, họ lại chi trả nhiều hơn cho trải nghiệm tại nơi ấy. 
Thông qua môi trường làm việc, khách hàng cảm nhận được tính cách thương hiệu, từ đó, tạo thiện cảm và lòng tin nhiều hơn. Một trong những yếu tố là nên sự thành công cho chiến lược thương hiệu, chắc chắn không thể thiếu văn hoá thương hiệu.
6. Hình ảnh cá nhân của khách hàng
Nếu sự phản chiếu thể hiện được vẻ ngoài, cách người khác nhìn nhận về khách hàng thì hình ảnh cá nhân lại đào sâu về cảm xúc bên trong. 
Ví dụ như với thương hiệu Porsche, đa phần người sử dụng chỉ đơn giản muốn chứng tỏ rằng họ có đủ khả năng chi trả cho một chiếc xe ô tô. Sự phản chiếu của Porsche hướng về đối tượng có khả năng chi trả một số tiền lớn để chứng tỏ bản thân. Nhưng hình ảnh cá nhân của khách hàng mà Póche định hình lại hoàn toàn khác. Porsche khuyến khích mọi người phá vỡ vòng tròn an toàn của bản thân thông qua slogan: “Hãy thử cuộc đua vượt lên trên chính bản thân bạn, đó mới là cuộc đua không bao giờ có đích đến”. 
Hình ảnh cá nhân giúp cho nhận thức của khách hàng về thương hiệu được trọn vẹn nhất, đánh trúng tâm lý và nhanh chóng đạt được mục đích trong chiến lược thương hiệu.
Kết
Đó chính là 6 yếu tố cấu thành lăng kính nhận diện thương hiệu hiệu quả trong tiềm thức của người tiêu dùng. Tất cả các yếu tố chi phối lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến nhận thức của khách hàng, đón họ tại mọi điểm chạm từ lý trí cho đến cảm xúc. Vì thế, để thương hiệu được nhận diện đúng như mong muốn, hãy gia tăng các yếu tố trong lăng kính thương hiệu làm sao để chúng phát huy 100% khả năng nhất. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình phát triển lăng kính nhận diện thương hiệu thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng quý vị tìm ra giải pháp phù hợp.
The post Xây dựng bản sắc thương hiệu với lăng kính thương hiệu (Brand Identity Prism). appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 3 years
Link
Đối với các nhà hoạt động trong lĩnh vực Marketing và Branding, không ai còn xa lạ với cụm từ “giá trị cốt lõi”. Nhưng để hiểu thật sự ý nghĩa, vai trò và chúng có tác động như thế nào đến lợi ích của doanh nghiệp nói chung và chiến lược thương hiệu nói riêng, thì hãy đón xem bài viết chia sẻ chi tiết và chuyên nghiệp của Vũ Digital.
Giá trị cốt lõi (Core Values) là gì?
Tạo hoá đã cho chúng ta, mỗi cá nhân đều có những đặc điểm về hình hài, tính cách và sứ mệnh riêng, nếu ta biết mình có những điểm mạnh, khác biệt, nổi trội so với những người khác để phát huy hoặc theo đuổi những đặc điểm đó, thì giá trị cốt lõi của thương hiệu cũng có khái niệm tương tự như thế.
Giá trị cốt lõi là tập hợp các đặc điểm, nguyên tắc hướng dẫn và niềm tin, giúp định hướng cho hoạt động các cá thể trong doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu cụ thể. Những giá trị này có tầm ảnh hưởng đến mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng, sự phát triển của doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu.
Một câu nói tuyệt vời của Richard Brason dành cho những người sáng tạo.
Giá trị cốt lõi có thể là câu châm ngôn hay một c��m từ, không giới hạn số lượng và không nhất thiết phải hoàn toàn khác so với các thương hiệu khác. Nhưng chúng phải mang đậm bản sắc của thương hiệu, thể hiện được hình ảnh của thương hiệu và có tác động tích cực đến suy nghĩ của khách hàng.
Vai trò của giá trị cốt lõi trong chiến lược thương hiệu 
Thông thường, các giá trị cốt lõi không được nhắc đến nhiều như slogan hay khiến khách hàng nhớ đến trong 1 giây như hình ảnh logo, nhưng chúng lại đóng vai trò vô cùng chặt chẽ trong chiến lược thương hiệu.
“Người từ bỏ không bao giờ chiến tắng, người chiến thắng không bao giờ từ bỏ”.
1. Khẳng định tầm nhìn của thương hiệu
Theo chiến lược thương hiệu, tầm nhìn thể hiện sự ảnh hưởng của thương hiệu đến với thị trường. Và những giá trị cốt lõi được viết ra để hỗ trợ cho tầm nhìn này. Thông qua các giá trị cốt lõi, thương hiệu cần xác định được tác động của mình có thể mang đến cho khách hàng. Dựa vào đó, sáng tạo ra một lời khẳng định tổng quát cho bối cảnh và ý tưởng ấy. 
2. Làm nổi bật các điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ trên thị trường
Giá trị cốt lõi không đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những tính từ thật khác biệt, nhưng cách thương hiệu thể hiện lại cần đáp ứng điều này.
Cùng một tính từ “phá cách”, trong khi Amazon thể hiện nó qua giá trị cốt lõi “Think Big” (“Suy nghĩ về những điều vĩ đại”) thì Uber lại sử dụng câu “We celebrate differences” (“Chúng tôi đề cao sự khác biệt”). Bằng cách thể hiện khác nhau, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện đâu là bạn thay vì nhầm lẫn với một cái tên khác. 
3. Giá trị cốt lõi là công cụ hữu ích để thu hút nhân sự
Ngoài phúc lợi, môi trường, chế độ lương bổng thì các nhân lực cũng chú ý rất nhiều đến hình ảnh của thương hiệu. 
Một cách thực tế, chúng ta luôn đặt nhiều sự ưu ái hơn cho doanh nghiệp thể hiện được rõ mong muốn, sứ mệnh, tầm nhìn của mình đến với tất cả mọi người. Một tập thể muốn đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong công việc thì cần phải tập hợp được những cá thể xuất sắc về trí tuệ cũng như tính cách. Họ phải đảm bảo được sự phối hợp ăn ý, hiểu được chiến lược thương hiệu, thông điệp thương hiệu muốn truyền thông.
Chỉ với một câu nói, Sir Steven Job đã khiến tất cả nhân viên nghĩ ông là một người lãnh đạo khó chịu đã phải suy nghĩ lại.
Cho nên, sở hữu hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng giúp các nhân tài định vị chính xác thương hiệu, nắm rõ các giá trị thương hiệu theo đuổi và gia tăng hiệu suất cống hiến cho doanh nghiệp. Các thương hiệu có cùng hệ giá trị, đồng điệu về cảm xúc thì sẽ có được lợi thế lớn hơn trong việc tuyển dụng nhân tài.
4. Giúp khách hàng dễ nhớ và dễ hiểu
Nếu so với câu chuyện thương hiệu có phần dài dòng, khó để ghi nhớ trọn vẹn thì giá trị cốt lõi lại khắc phục được những khuyết điểm này.
Ngắn gọn, súc tích, đánh thẳng trọng tâm, đơn giản và thực tế – đó không chỉ là những câu nói chỉ dành cho doanh nghiệp mà nó còn có tác dụng trực tiếp với khách hàng. Giá trị cốt lõi tốt là khi nó trở thành châm ngôn sống cho các đối tượng khách hàng, có tác động tích cực và có khả năng dẫn lối cho các hoạt động trong doanh nghiệp. 
Chính vì thế, giá trị cốt lõi thường được gói gọn trong một câu dài tối đa 10 từ, không nên sử dụng quá nhiều từ hàn lâm, gây khó hiểu và khó kết nối với khách hàng.
5. Giữ vững các hệ giá trị theo thời gian
Trong quá trình phát triển, các thương hiệu dễ rơi vào tình trạng đi sai hướng chiến lược thương hiệu. Từ đó, dẫn đến đánh mất số lượng lớn khách hàng trung thành cùng thương hiệu và đánh mất vị trí của mình trên bản đồ thị trường. Trong trường hợp này, chúng ta lại nhận thấy tầm quan trọng vô cùng lớn của giá trị cốt lõi. 
Giá trị cốt lõi tồn tại để nhắc nhở từng cá thể trong doanh nghiệp về bước đầu, về niềm tin cũng như định hướng lâu dài của thương hiệu. Chỉ cần xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng, bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng đi sai hướng nếu có mở rộng thương hiệu trong tương lai. 
Từ giá trị cốt lõi, thương hiệu sẽ luôn giữ vững được bản sắc riêng của mình, các hoạt động truyền thông trở nên nhất quán và bộ máy vận hành nội bộ cũng đạt nhiều hiệu suất hơn.
1. Xác định mục đích cuối cùng cho giá trị cốt lõi
Một thương hiệu có thể sở hữu rất nhiều giá trị cốt lõi. Nhưng nhiệm vụ của bạn không phải là đưa tất cả các giá trị ấy ra ánh sáng, mà là chọn lựa một cách hợp lý các giá trị phục vụ cho chiến lược thương hiệu. 
Ví dụ, chiến lược thương hiệu là phát triển thương hiệu bằng cách tạo gia tăng giá trị cảm xúc. Vậy, các giá trị cốt lõi cần truyền thông phải để lại thật nhiều cảm xúc cho khách hàng, như: chân thành, thân thiện, khác biệt, truyền cảm hứng…
2. Tham khảo giá trị cốt lõi của các thương hiệu lớn
Trước khi sáng tạo, bạn có thể tham khảo hình mẫu thương hiệu lớn trên thế giới để rút kinh nghiệm cho giá trị cốt lõi của mình. 
Điểm mạnh hay sự thú vị gì trong các giá trị cốt lõi của họ khiến khách hàng hứng thú? Cách thức trình bày các giá trị cốt lõi của họ như thế nào? Họ sử dụng những tính từ nào? Đối tượng của họ đang là ai?… 
Hãy đặt những câu hỏi liên kết với thương hiệu của bạn để nắm bắt được cách truyền tải hiệu quả. Lưu ý rằng, quá trình tham khảo này chỉ dừng lại ở việc học hỏi. Khách hàng sẽ thích thú hơn nếu các giá trị cốt lõi mang đậm bản sắc thương hiệu của bạn, chứ không phải có bóng dáng của một tên tuổi khác. 
3. Tìm kiếm các tính từ phù hợp cho thương hiệu
Sau khi đã hiểu rõ mục đích chiến lược thương hiệu, đây là lúc tìm kiếm và sáng tạo ra câu từ thật hay ho cho các giá trị cốt lõi. 
Có rất nhiều cách để thể hiện giá trị cốt lõi. Đó có thể là một câu châm ngôn, một câu mang tính chất hành động, một câu biểu ngữ đơn giản,…, tùy vào nhu cầu mà chúng ta có thể chọn lựa các cấu trúc thích hợp cho giá trị cốt lõi.
Dù ở hình thức thế nào, các giá trị cốt lõi phải rõ ràng, không vòng vo, gây khó khăn cho người đọc. Giá trị cốt lõi sẽ chạm được đến trái tim khách hàng mục tiêu khi thương hiệu thể hiện chúng một cách thật chân thành, tích cực chứ không phải là những câu từ sáo rỗng, nhàm chán. 
4. Hình tượng hoá các giá trị cốt lõi
Đây là một thủ thuật nhỏ để giúp các giá trị cốt lõi tác động đến nhận thức của khách hàng về lĩnh vực mà thương hiệu đang hoạt động. Ví dụ, nếu bạn đang hoạt động trong ngành bất động sản, hãy lồng ghép các vật dụng khơi gợi liên tưởng như: gỗ, cửa, gạch, sàn nhà… để khách hàng có thể được nhắc nhở liên tục về lĩnh vực của thương hiệu. Nhờ đó, họ sẽ nhanh chóng ghi nhớ được các giá trị cơ bản và khoanh vùng được thương hiệu trong ngành nghề liên quan.
Quá trình tạo nên giá trị cốt lõi cho thương hiệu chưa bao giờ là dễ dàng, vì bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng tham lam, mong muốn nhiều tính từ cho thương hiệu hơn. Nhưng mục đích cuối cùng của giá trị cốt lõi là để khách hàng ghi nhớ nên hãy giới hạn một số lượng cụ thể cho nội bộ, giúp giá trị cốt lõi phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
Các ví dụ về giá trị cốt lõi của các thương hiệu lớn trên thế giới 
Google sở hữu một danh sách gồm 10 giá trị cốt lõi, mà họ gọi bằng cái tên “10 điều chúng tôi biết là chính xác”:
Focus on the user and all else will follow. (Tập trung vào người sử dụng và những thứ khác sẽ tự khắc theo sau.)
It’s best to do one thing really, really well. (Hãy làm một điều tốt thật tốt.)
Fast is better than slow. (Nhanh luôn tốt hơn chậm.)
Democracy on the web works. (Luôn dân chủ trên mọi trang web hoạt động.)
You don’t need to be at your desk to need an answer. (Bạn không cần phải ngồi trên bàn làm việc để tìm kiếm một câu trả lời.)
You can make money without doing evil. (Bạn có thể tạo ra tiền mà không là điều gì xấu)
There’s always more information out there. (Luôn có nhiều thông tin ở ngoài kia.)
The need for information crosses all borders. (Nhu cầu về thông tin vượt qua mọi giới hạn.)
You can be serious without a suit. (Bạn có thể nghiêm chỉnh mà không cần một bộ suit.)
Great just isn’t good enough. (Tuyệt vời thôi là chưa đủ.)
Amazon lại đưa ra danh sách 14 nguyên tắc lãnh đạo ảnh hưởng đến sự quyết định:
Customer Obsession (Nỗi ám ảnh của khách hàng)
Ownership (Quyền sở hữu)
Invent and Simplify (Đầu tư và Đơn giản hoá)
Are Right, A Lot (Đúng đắn, có rất nhiều)
Learn and Be Curious (Học hỏi và luôn tò mò)
Hire and Develop the Best (Tuyển dụng và phát triển tốt nhất)
Insist on the Highest Standards (Dựa vào các tiêu chuẩn cao nhất)
Think Big (Nghĩ đến những điều vĩ đại)
Bias for Action (Hãy thiên vị cho sự hành động)
Frugality (Tiết kiệm)
Earn Trust (Kiếm sự tin tưởng)
Dive Deep ( Liên tục đào sâu)
Have Backbone; Disagree and Commit (Có định hướng; sự bất thuận và cam kết)
Deliver Results (Đưa đến kết quả)
Ở Uber, các giá trị cốt lõi được gọi là “chuẩn mực văn hoá”
We build globally, we live locally. (Chúng tôi xây dựng toàn cầu, nhưng chúng tôi sống theo phong cách địa phương.)
We are customer obsessed. (Chúng tôi là nỗi ám ảnh của khách hàng.)
We celebrate differences. (Chúng tôi tôn vinh sự khác biệt.)
We do the right thing. (Chúng tôi làm điều đúng đắn.)
We act like owners. (Chúng tôi hành động như một người chủ.)
We persevere. (Chúng tôi kiên trì.)
We value ideas over hierarchy. (Chúng tôi coi trọng những ý tưởng hơn các hệ thống phân cấp.)
We make big bold bets. (Chúng tôi chơi lớn trong các cuộc đặt cược.)
Hay Nike lại sử dụng những câu khẳng định đơn giản cùng một danh sách ngắn các giá trị cốt lõi: 
We dare to design the future of sport (Chúng tôi dám thiết kế lại tương lai của thể thao)
A team that’s empowered, diverse and inclusive (Một đội ngũ được trao quyền, đa dạng và hoà nhập)
The world is our community (Thế giới là cộng đồng của chúng tôi)
A fair sustainable future for every athlete (Một tương lai bền vững, công bằng cho mọi vận động viên)
Kết
Tóm lại, các giá trị cốt lõi có ảnh hưởng rất lớn đến tiềm thức của khách hàng, giúp họ nhận diện và có cái nhìn tổng quát về hình ảnh thương hiệu. Cho nên, khi truyền thông các giá trị cốt lõi, đòi hỏi chúng phải đáp ứng hai yêu cầu: bám sát chiến lược thương hiệu và truyền cảm hứng tích cực cho đối tượng khách hàng. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm giá trị cốt lõi, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.
The post Giá trị cốt lõi (Core Values) thương hiệu, hiểu để phát huy tối đa nội lực của doanh nghiệp. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 4 years
Link
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy màu sắc trong thiết kế thương hiệu tác động đến 68% quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Có người chọn mua sản phẩm chỉ bởi vì tên thương hiệu có màu sắc họ thích. Hoặc nút thanh toán trên website khiến họ cảm thấy được kích thích. Bạn muốn biết tại sao lại như vậy không?
Ở bài viết này, Vũ Digital sẽ cho bạn thấy được tầm quan trọng của màu sắc đối với hoạt động Marketing nói chung và thiết kế thương hiệu nói riêng. 
Vai trò của màu sắc trong thiết kế thương hiệu.
Chúng ta hiểu rất rõ màu sắc là một phương tiện giúp thương hiệu bày tỏ cảm xúc, thể hiện đối tượng mục tiêu của thương hiệu hoặc cho thấy khả năng bắt trên vô cùng thời thượng. Nhưng tóm lại, màu sắc tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng như thế nào?
1. Lôi kéo sự hứng thú của đối tượng mới
T��m lý của khách hàng ai cũng thích sự sáng tạo, khác lạ từ sản phẩm. Hãy thử tượng tượng sản phẩm của bạn đang đứng giữa hàng ngàn sản phẩm cùng ngành khác, làm thế nào thu hút được ánh nhìn của khách hàng?
Màu xanh đặc biệt của Passio là một chiến thuật tuyệt vời giúp thương hiệu khác biệt và nổi trội so với các cửa hàng cà phê khác trên thị trường. Nguồn: Passio facebook
Bạn không thể đứng diễn giải về chất lượng sản phẩm, cũng không thể chứng minh được thương hiệu mình đã có “chiến tích” thế nào trên thị trường. Vậy cách duy nhất chính là thông qua màu sắc nổi bật trên thiết kế thương hiệu. 
Hoặc một ví dụ khác, khách hàng đang tìm kiếm từ khóa trên Google và trang web của bạn nằm trong danh sách kết quả họ nhìn thấy. Vậy vấn đề lúc này là bạn có thể làm gì để giữ khách hàng ở lại lâu hơn so với các trang web khác?
    Sử dụng màu vàng và đen khéo léo của thương hiệu From Caudat trên nền tảng website đem đến ấn tượng đặc biệt với người sử dụng.
Chính là nhờ vào thiết kế, bố cục và màu sắc chủ đạo trên website. Ngay khi bước vào website, khách hàng sẽ cảm nhận được ngay lập tức đây có phải nơi dành cho họ hay không. Đầu tiên là màu sắc chủ đạo, nội dung hiển thị cho đến cách sắp xếp, phân loại, hãy dẫn dắt tâm trí khách hàng để họ cảm thấy như đi vào vòng xoắn ốc do bạn tạo nên. Như vậy, khách hàng sẽ chính thức “thôi miên” bởi thương hiệu và quyết định lựa chọn trung trung thành là điều dễ dàng. 
  2. Nói lên cảm xúc của đối tượng khách hàng mục tiêu
  Màu sắc có thể phản ánh phần nào mức độ quan tâm của thương hiệu đến với tâm lý khách hàng mục tiêu thế nào. Có một số khảo sát cho thấy, phụ nữ thường cuốn hút bởi màu xanh lá, hồng hoặc các tone màu pastel. Trong đó, nam giới lại ưu ái các tone màu trầm, lạnh như xanh dương, đen, xám, trắng… . 
Nhưng điều đó không có nghĩa quy chụp buộc phụ nữ phải thích màu hồng hay màu xanh chỉ dành cho đàn ông. Ví dụ như Apple. Thương hiệu quả táo cắn dở phần nào thay đổi được định kiến của mọi người về màu sắc thời thượng. Chỉ với hai màu đen-trắng chủ đạo, Apple thừa sức khiến khách hàng ở mọi giới tính, độ tuổi… điên đảo. 
Thương hiệu thông minh là thương hiệu biết cách “chơi với màu sắc” để tạo nên thiết kế thương hiệu ấn tượng, truyền tải yếu tố cảm xúc đến khách hàng mục tiêu. 
  3. Màu sắc tăng nhu cầu tương tác giữa khách hàng với thương hiệu
  Bạn có biết vì sao trong mỗi hoạt động truyền thông quan trọng, thương hiệu thường chọn cách tinh chỉnh logo (dynamic logo) hay phá cách trong thiết kế không? Vì đó là cách hiệu quả nhất lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Từ đó, gia tăng nhu cầu tương tác của họ và đón chờ sự kiện mới từ thương hiệu. 
Như sự kiện ra mắt dòng iPad Pro và MacBook Air, Apple đã biến hoá logo quả táo của mình khác biệt, gây kích thích cho các tín đồ yêu thích thương hiệu.
Apple logo Dynamic, nguồn: Theverge
Vì thế, hãy phối hợp màu sắc, sử dụng những gam màu yêu thích để thu hút đối tượng mục tiêu của bạn và màu sắc ấy cũng phải thể hiện thông điệp thương hiệu muốn truyền tải. 
Một số quy tắc sử dụng màu sắc trong thiết kế thương hiệu
Màu sắc là sự sáng tạo vô cùng tận. Nhưng theo đó, màu sắc cũng có các quy tắc nhất định mà thiết kế thương hiệu cần lưu ý nếu muốn lưu lại ấn tượng tốt với khách hàng.
  Màu sắc cần thể hiện thông điệp của thương hiệu
  Một thương hiệu sản xuất đồ chơi trẻ em không thể xuất hiện với standee, name card hay logo với màu đen hoàn toàn. Hay thương hiệu phát thông điệp về bảo vệ môi trường cần có màu xanh lá, xanh dương… để khách hàng bắt sóng dễ dàng. 
Tuỳ vào mục tiêu của thương hiệu mà lựa chọn các màu sắc cùng ý nghĩa, đối lập hoặc bổ trợ nhau để truyền tải thông điệp mạnh mẽ nhất đến khách hàng. Nổi bật nhưng không tách biệt – đó là nhiệm vụ để phối màu trong thiết kế thương hiệu hiệu quả nhất. 
  Màu sắc trong thiết kế thương hiệu cần tuân thủ quy tắc phối màu cơ bản
  Hệ thống màu sắc trong thiết kế thương hiệu là hệ thống nhất quán, xuyên suốt và xuất hiện trực tiếp trong truyền thông. Cho nên, màu sắc không thể phối hợp một cách tuỳ tiện, đánh mất thiện cảm về thị giác của người tiêu dùng. 
Ví dụ, để nổi bật nội dung trên nền xanh, bạn không thể sử dụng màu đen mà thay vào đó là các màu sáng như: trắng, đỏ, vàng…
Tóm lại, mục đích cuối cùng của phối màu là tạo cảm giác mới mẻ trong thị giác của khách hàng và làm nổi bật nội dung thương hiệu muốn nhấn mạnh. Cho nên, màu sắc trong thiết kế thương hiệu phải rõ ràng, không được gây sự khó chịu khi quan sát lâu. 
Các bước lựa chọn màu sắc phù hợp với thiết kế thương hiệu
  Hiểu được ý nghĩa của màu sắc
  Màu đỏ biểu tượng cho sự cảnh báo, nguy hiểm hoặc cũng là sự hứng thú, tràn đầy năng lượng, đam mê. Màu cam tượng trưng cho sự tươi mới, sáng tạo và mạo hiểm. Màu xanh dương lại cho cảm giác của sự đáng tin cậy…. Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng biệt khác nhau. 
Cho nên, để lựa chọn chính xác màu sắc cho thiết kế thương hiệu, đòi hỏi bạn phải nắm rõ ý nghĩa cơ bản và vận dụng chúng phù hợp. Như vậy, khách hàng mới hiểu và cảm thấy hứng thú với thiết kế thương hiệu của bạn.
  Xác định mục đích của thương hiệu 
  Bạn mong muốn khách hàng giải trí hay có thêm nhiều thông tin khi quan sát thiết kế thương hiệu của mình? Bạn muốn họ cảm thấy tươi mới, tự tin hay thông thái hơn? Hình ảnh thương hiệu bạn hướng đến là nghiêm túc, vui vẻ hay truyền cảm hứng? 
Cách bạn xác định về khách hàng sẽ vẽ ra hướng đi cụ thể nhất cho việc chọn lựa màu sắc. Từ đó, liên kết với ý nghĩa màu sắc bạn đã có ở trên, bạn sẽ hình dung được phần nào các màu sắc phù hợp cho thiết kế thương hiệu. 
  So sánh màu sắc thiết kế thương hiệu của các đối thủ
  Bài toán cho màu sắc của thiết kế thương hiệu được đặt ra lúc này là làm sao để nó xuất hiện thật nổi bật và thu hút ánh nhìn của khách hàng. Vì thế, bạn cần có bước phân tích đối thủ cạnh tranh. 
Hãy thử nghiệm bằng cách đặt thiết kế thương hiệu của bạn giữa hàng loạt các thiết kế khác và xem thử chúng đã đủ thu hút hay chưa. Nếu các màu sắc bạn lựa chọn chưa khác biệt thì bạn nên xem xét lại về việc sử dụng chúng. 
  Sáng tạo một bảng màu dành cho thương hiệu
  Cùng một màu sắc nhưng chúng lại có nhiều sắc thái khác nhau. Chọn ra một sắc thái màu sắc phù hợp nhất, phối hợp chúng cạnh nhau sao cho thật hài hoà, và thành quả cuối cùng là một bảng màu dành riêng cho thương hiệu. 
Kết
Có thể thấy, màu sắc là phương tiện hữu dụng để biến thiết kế thư��ng hiệu của bạn trở nên thân thiện, gần gũi và nhiều cảm xúc hơn. Cho nên, đừng quên tận dụng ý nghĩa của chúng thật hiệu quả, sáng tạo để đem lại cảm giác thích thú nhất cho khách hàng. 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn màu sắc phù hợp với thiết kế thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999. Chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng quý vị tìm ra giải pháp phù hợp.
The post Màu sắc trong thiết kế thương hiệu có tác động thế nào đến quyết định của khách hàng? appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 4 years
Link
Trước khi lập chiến lược thương hiệu, người ta hay nhắc đến định vị thương hiệu như một mắt xích thiết yếu không thể thiếu. Nhưng thật sự, định vị thương hiệu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và khách hàng?
Ở bài viết này, Vũ Digital sẽ đưa đến cho bạn góc nhìn toàn cảnh và tầm ảnh hưởng to lớn của định vị thương hiệu đối với doanh nghiệp. 
Hãy cùng đón xem!
Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là gì?
Định vị thương hiệu là chiếm vị trí cố định và có tầm quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Hãy liên tưởng đến công tắc, định vị thương hiệu giống như vậy. Nhắc đến một từ khoá, khách hàng ngay lập tức nhớ đến thương hiệu, có nghĩa là định vị thương hiệu đã thành công. 
Vai trò của định vị thương hiệu như thế nào trong chiến lược thương hiệu?
Bạn có thắc mắc tại sao các doanh nghiệp luôn có lượng khách hàng ổn định, sẵn sàng trải nghiệm mọi dịch vụ/sản phẩm mà không cần quan tâm giá cả không? Đó là nhờ định vị thương hiệu. 
Trong bước đầu xây dựng, định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định đối thủ, xu hướng trên thị trường một cách rõ ràng. Để từ đó, thương hiệu hoạch định chiến lược cụ thể tiếp cận khách hàng hiệu quả và đảm bảo các hoạt động truyền thông diễn ra trơn tru hơn. 
Bên cạnh đó, định vị thương hiệu còn là trợ thủ đắc lực giúp mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí để lập chiến lược thương hiệu mà vẫn có độ uy tín nhất định đối với khách hàng. 
Có định vị tốt đồng nghĩa với việc thương hiệu có chỗ đứng nhất định. Khách hàng luôn lựa chọn một nhãn hiệu có uy tín hơn là một nhãn hiệu chỉ nói về những giá trị lợi nhuận xa vời. Cho nên, định vị thương hiệu sẽ đem lại cho doanh nghiệp lượng khách hàng trung thành, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Định vị thương hiệu bao gồm các phương thức nào?
Định vị thương hiệu rất đa dạng. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, mục đích khác nhau mà thương hiệu sẽ đưa ra định vị phù hợp. Trên thị trường, chúng tôi tổng hợp được 9 phương thức định vị thương hiệu cơ bản nhất, bao gồm:
Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
Định vị dựa vào tính năng
Định vị theo chất lượng
Định vị dựa vào đối thủ
Định vị dựa vào giá trị
Định vị dựa vào công dụng
Định vị dựa vào mối quan hệ
Định vị dựa vào mong ước
Định vị dựa vào cảm xúc
Có định vị tốt đồng nghĩa với việc thương hiệu có chỗ đứng nhất định. Khách hàng luôn lựa chọn một nhãn hiệu có uy tín hơn là một nhãn hiệu chỉ nói về những giá trị lợi nhuận xa vời. Cho nên, định vị thương hiệu sẽ đem lại cho doanh nghiệp lượng khách hàng trung thành, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Không nhất thiết bạn chỉ được sử dụng duy nhất một phương thức định vị xuyên suốt. Dựa vào chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu có thể biến chuyển để đặt cột mốc phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. 
Tuy nhiên, quá trình này cũng cần sự nhất quán nên định vị thương hiệu sẽ trở nên phản tác dụng nếu bạn tham lam đặt quá nhiều mục tiêu. 
Các bước để tạo định vị cho thương hiệu
Trước khi xác lập định vị thương hiệu, bạn cần phải hiểu được rằng đây là một quá trình dài, cần có tầm nhìn xa để đón đầu mọi biến đổi xảy đến trong tương lai. Quá trình định vị thương hiệu không bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi các nhà hoạch định phải có tầm nhìn xa, thấu hiểu thị trường và mục đích của chiến lược thương hiệu.
1. Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên trong định vị thương hiệu chính là xác định đối tượng mục tiêu. Họ là ai, nhu cầu của họ là gì, họ đang quan tâm đến vấn đề gì, giải pháp nào phù hợp cho đối tượng ấy…, hãy phác thảo chi tiết nhất khách hàng mà thương hiệu đang hướng tới. Điều này sẽ giúp thương hiệu không đi nhầm hướng trong quá trình xây dựng định vị.
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn không thể thắng trận nếu không hiểu rõ đối thủ của mình là ai. Cho nên, bước tiếp theo để định vị được thành công chính là tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. 
Ở bước này, bạn cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ có thể diễn ra của đối thủ và thị trường. Từ đó, tìm ra thị trường ngách để phát triển, tạo một dấu ấn rõ ràng về hướng đi của thương hiệu. 
  3. Xác định phương thức định vị phù hợp
Có 9 phương thức định vị thương hiệu mà Vũ đã đề cập ở trên. Và nhiệm vụ lúc này là làm sao để phát triển định vị thương hiệu một cách mới mẻ nhất. 
Từ cách ra mắt sản phẩm, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,… cho đến nội dung truyền thông, tất cả đều phục vụ cho mục đích cuối cùng của định vị thương hiệu. 
Ví dụ, nếu bạn chọn định vị dựa theo cảm xúc thì các chiến dịch truyền thông, nội dung, quảng cáo sản phẩm đều khéo léo lồng ghép thông điệp cảm xúc. Nó phải đánh trúng tâm lý, nói lên được sở thích, mối bận tâm ở cuộc sống hiện đại…, khơi gợi sự đồng cảm của khách hàng. 
Chọn lựa phương thức nào không quan trọng, quan trọng là cách bạn triển khai nó như thế nào. Vì thế, chỉ cần có định hướng rõ ràng, mục đích cụ thể thì định vị thương hiệu của bạn sẽ đạt được hiệu quả đúng như mong đợi. 
  4. Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị
Sơ đồ định vị bao gồm trục hoành và trục tung tương ứng với thuộc tính sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Ví dụ, nếu một thương hiệu thời trang đánh vào hai giá trị cơ bản: sang trọng, phân khúc giá cao thì trục tọa độ như sau:
Các cá nhân tham gia định vị thương hiệu sẽ xác định vị trí của đối thủ, so sánh các điểm giống và khác nhau trong cách thức hoạt động của họ. Từ biểu đồ này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được thị trường ngách, xác định vị trí mong muốn của thương hiệu. 
Vị trí thuận lợi nhất là vị trí vừa phát huy được điểm khác biệt của thương hiệu, vừa khoanh vùng được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Đừng chỉ chú tâm quá nhiều vào sự khác biệt của thương hiệu mà quên mất rằng khách hàng cũng cần xác định thương hiệu của bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào. 
Tóm lại, định vị thương hiệu như cơ quan đầu não trong chiến lược thương hiệu, phát tín hiệu cho các hoạt động khác thực hiện theo. Chỉ cần định vị sai, thương hiệu sẽ ngay lập tức bị lu mờ trước các đối thủ khác. Vì thế, hãy chậm rãi hoạch định chiến lược định vị để đạt được hiệu quả như đúng mong đợi nhất.
Kết
Có thể thấy, định vị thương hiệu bắn phát súng báo hiệu về sự hiện diện hoặc bứt phá của bạn trên đường đua thị trường. Thương hiệu có tồn tại được lâu dài, khách hàng có đồng hành lâu dài hay không đều phụ thuộc vào định vị thương hiệu.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong định vị thương hiệu thì hãy liên hệ Vũ: 0366.366.999, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp và cùng bạn tạo nên chiến lược thương hiệu phù hợp nhất.
The post Định vị thương hiệu (Brand positioning) và cách thức để có vị trí bền vững trên bản đồ thị trường. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 4 years
Link
Brand Personality – tính cách thương hiệu là gì? Nó có vai trò như thế nào trong chiến lược thương hiệu? Liệu tính cách thương hiệu có thật sự cần thiết? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Vũ Digital. 
Thương hiệu giống như con người. Nếu như tính cách là điểm tạo nên sự khác biệt và nhận diện một người thì thương hiệu cũng vậy.
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là gì?
Tính cách thương hiệu là các tính từ cụ thể mà khách hàng gán cho thương hiệu sau quá trình đồng hành. Đó còn là những giá trị thương hiệu theo đuổi và muốn thể hiện ra bên ngoài để định vị trong tâm trí người tiêu dùng. 
Tính cách thương hiệu không phức tạp như con người nhưng nó cũng bao gồm một số tính từ tương tự như: uy tín, năng động, chân thành, thân thiện… . 
Tính cách thương hiệu có vai trò thế nào trong chiến lược thương hiệu?
Tính cách thương hiệu là sự tác động hai chiều: từ khách hàng đến doanh nghiệp và ngược lại.
Đối với khách hàng
Ở thời đại gen Z, khách hàng không còn hứng thú quá nhiều tới vật chất nữa mà họ mong muốn được đáp ứng nhu cầu cảm xúc nhiều hơn. Cho nên, tính cách thương hiệu xây dựng nên để nhân hoá thương hiệu như một người bạn gần gũi với khách hàng. Khi cảm nhận được giá trị từ tính cách thương hiệu, khách hàng dễ dàng gắn kết và đồng hành cùng thương hiệu lâu dài. 
Đối với doanh nghiệp
Xây dựng tính cách thương hiệu cũng là bước đi quan trọng trong chiến lược thương hiệu: định vị thương hiệu, tạo nên điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và cộng đồng người yêu mến thương hiệu ngày càng vững mạnh. 
Không những thế, tính cách rõ ràng giống như tấm lá chắn giúp thương hiệu vượt qua được những tác động ngoại tố như: khủng hoảng tài chính, tin đồn thất thiệt, dịch bệnh… . Doanh nghiệp tránh được tình trạng “sớm nở tối tàn” đang ngày càng khốc liệt trên thị trường
Điều tối kỵ nhất khi xây dựng tính cách thương hiệu chính là làm trái với những gì bạn đã cam kết, theo đuổi. Vì thế, tất cả hoạt động truyền thông, phát ngôn, hành động của thương hiệu bắt buộc phải nhất quán và thể hiện tính cách thương hiệu một cách rõ ràng. 
Tóm lại, xây dựng tính cách thương hiệu như một bước “chạy đường dài” cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể, nó sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để định vị tính cách trong tiềm thức người tiêu dùng như thương hiệu mong muốn. Nhưng kết quả nó đem lại vô cùng đáng giá, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của thương hiệu. 
Tính cách thương hiệu được thể hiện qua các yếu tố nào?
Tính cách thương hiệu là những gì khách hàng cảm nhận nhưng không có nghĩa bạn không có quyền tác động vào nó. Để khách hàng cảm nhận chính xác như bạn mong muốn, tất cả các tín hiệu nhận diện (logo, sản phẩm, slogan…) đều phải thể hiện được những đặc tính đó. 
Ví dụ như Google, chúng ta dễ dàng gán cụm từ “thông thái” cho trang tìm kiếm thông tin khổng lồ này. Từ cách trình bày thông tin cho đến nắm bắt sự kiện nóng nhanh nhạy…, Google ngày càng định vị thương hiệu rõ hơn về sự thông minh, hiểu biết trên thị trường. 
Hay với Walt Disney, tính cách của thương hiệu phim hoạt hình đình đám thế giới này là gì? Hình ảnh chuột Mickey, các nàng công chúa và slogan “The happiest place on Earth”, tất cả khiến chúng ta liên kết Walt Disney với tính cách “hài hước”, vui vẻ… . 
Đối với các nhãn hiệu thời trang, tính cách thương hiệu lại thường gắn với “đẳng cấp, sang trọng”. Một dẫn chứng rõ ràng nhất đến từ Dior – thương hiệu thời trang của Pháp. Dòng thiết kế giới hạn, phụ kiện thời trang, trang sức, nước hoa, Mỹ phẩm…, các sản phẩm của Dior đều khiến tất cả người tiêu dùng đồng tình về độ đẳng cấp khác biệt. Đó là lý do vì sao Dior luôn làm chao đảo các tín đồ thời trang mỗi khi ra mắt sản phẩm mới. 
Tính cách thương hiệu như kim chỉ nam cho các hoạt động truyền thông có định hướng rõ ràng, giúp chiến lược thương hiệu tiến gần với thành công hơn. 
Làm thế nào để xác định tính cách cho thương hiệu?
1. Liệt kê các tính từ liên quan đến thương hiệu
Hãy bắt đầu bằng câu hỏi “Bạn muốn người khác nói về thương hiệu của bạn như thế nào?”. Nếu bạn làm trong ngành du lịch, đó có thể là các tính từ: phiêu lưu, năng động, mạnh mẽ… . Liệt kê thật nhiều các tính từ liên quan sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về bản sắc, cá tính thương hiệu.
2. Nghiên cứu thị trường
Tính cách có thể giống nhau nhưng chắc chắn không được gây nhầm lẫn. Có thể có rất nhiều thương hiệu chọn “tinh tế” là tính cách nổi trội nhất nhưng Apple lại là cái tên đầu tiên chúng ta nghĩ đến. 
Nghiên cứu thị trường ngành, quan sát đối thủ sẽ khiến bạn có cái nhìn tổng quát, từ đó chọn lọc giá trị khác biệt cần phát huy của thương hiệu.
3. Lựa chọn 5 tính từ phù hợp
Quá trình tổng hợp chắc chắn sẽ có rất nhiều đáp án khác nhau từ nhiều cá nhân trong tập thể. Và bạn sẽ đưa ra quyết định đâu là tính từ phù hợp nhất để phát triển cùng chiến lược thương hiệu trong tương lai.
4. Triển khai các hoạt động truyền thông
Sau khi đã có danh sách tổng hợp, bạn sẽ lên kế hoạch dài hạn để thể hiện tính cách thương hiệu rõ ràng nhất. 
Làm sao để khách hàng có thể mường tượng được tính cách thương hiệu khi lần đầu bắt gặp? Làm sao để khách hàng hứng thú lâu dài? Làm sao để tính cách thương hiệu trở nên thú vị, cuốn hút hơn? Đó là các vấn đề bạn cần giải quyết để có thể cho ra các hoạt động phù hợp.
Kết
Tóm lại, tính cách thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược thương hiệu. Cách khách hàng nhìn nhận như thế nào, khách hàng có quyết định trung thành với thương hiệu hay không, tất cả phụ thuộc vào tính cách thương hiệu của bạn. 
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong xây dựng tính cách thương hiệu thì hãy liên hệ Vũ: 0366.366.999, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp và cùng bạn tạo nên chiến lược thương hiệu phù hợp nhất.
The post Brand Personality – Tính cách thương hiệu và vai trò không thể thiếu trong chiến lược thương hiệu. appeared first on Vũ Agency.
---------- Vũ Digital 🏢 Địa chỉ: 77 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ☎️ Tel: 028.6273.6866 📞 Hotline: 0366.366.999 📍 Google Map: https://ift.tt/3kfcwtl #Vudigital #Agencybrand #thietkethuonghieu #ChienLuocThuongHieu #TuVanThuongHieu
0 notes
charmcitybinhduong · 4 years
Link
Website thương hiệu? Bước vào thời đại 4.0, ranh giới giữa Internet và cuộc sống thường nhật ngày càng lu mờ, đồng nghĩa với việc các thương hiệu phải liên tục thích nghi với xu hướng mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Một trong số các nhu cầu đó chính là website. 
Nhắc đến website, không ai còn xa lạ với khái niệm một trang web điện tử giúp khách hàng dễ dàng trong việc tìm kiếm và là trợ thủ đắc lực cho việc thiết kế thương hiệu. Là một thành phần cốt yếu trong bộ nhận diện thương hiệu, website tổng hợp đầy đủ các yếu tố (logo, slogan, câu chuyện thương hiệu…) tác động trực tiếp đến nhận thức và mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Website có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của thương hiệu?
Nhiều trang mạng xã hội đang hỗ trợ tích cực cho hoạt động của doanh nghiệp như: Facebook, Instagram, LinkedIn…, nhưng để thể hiện tính chuyên nghiệp và giúp cho quá trình mua sắm của khách hàng trọn vẹn nhất thì chỉ có thể là website. Đó là lý do các doanh nghiệp lớn luôn sẵn lòng chi trả một khoản phí lớn để đầu tư một trang website hoàn chỉnh.
1. Cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp
Từ những giá trị hữu hình (logo, banner, thông tin sản phẩm…) cho đến giá trị vô hình (sứ mệnh, tầm nhìn, câu chuyện thương hiệu…), tất cả đều được thể hiện trên website. Website là nơi tổng hợp đầy đủ bộ thiết kế thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện, ghi nhớ hình ảnh và cảm nhận được bản sắc thương hiệu rõ ràng.
2. Dễ dàng xây dựng lòng tin từ khách hàng
Trong trường hợp khách hàng đang phân vân với quyết định có đồng hành cùng thương hiệu hay không thì website là chất xúc tác hiệu quả nhất.
Sau quá trình tìm hiểu thông tin trên website, khách hàng không chỉ thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của mình, mà họ còn hiểu được phần nào về lĩnh vực, vai trò, sứ mệnh của thương hiệu trên thị trường. Từ đó, họ dễ dàng liên kết với bản thân, chạm đến cảm xúc, xây dựng lòng tin mạnh mẽ và sẵn lòng trung thành với thương hiệu. 
Cho nên, khi thiết kế website, hãy chú trọng tới việc trình bày rõ ràng về nội dung, bố cục, hình ảnh để đánh trúng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
3. Tiết kiệm chi phí, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng
Nếu như trên mạng xã hội, bạn phải chi trả khoản tiền để tiếp cận khách hàng thì trên website, mọi thứ lại đơn giản hơn. Nếu đã sở hữu một website với giao diện hài hòa, chuẩn hóa SEO, nội dung, hình ảnh ấn tượng, đồng bộ với thiết kế thương hiệu thì vị trí đầu bảng trên Google sẽ thuộc về bạn. Từ đó, thu hút được lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn rất nhiều mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
4. Tăng khả năng bán hàng cho doanh nghiệp
Thay vì trên mạng xã hội, bạn cần một đội ngũ để trả lời, xác nhận các yêu cầu của khách hàng một cách thủ công thì website cho phép tự động hóa các quá trình đó. Từ tìm kiếm, chọn lựa sản phẩm, thanh toán cho đến giao hàng, khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc mua sắm, tiết kiệm thời gian, nhân lực và tăng hiệu suất bán hàng. 
Có thể thấy, thiết kế một website chắc hẳn tốn rất nhiều thời gian, công sức và chất xám nhưng công dụng của nó lại xứng đáng hơn cả. Nếu thương hiệu muốn phát triển và chuyện nghiệp hơn trong quá trình chăm sóc khách hàng thì sở hữu một website là điều kiện tiên quyết.
Các bước thiết kế website chuyên nghiệp, Website xây dựng thương hiệu?
Mỗi một đơn vị sẽ có quy trình thiết kế website riêng khác nhau.Tùy vào yêu cầu cuối cùng, quá trình này sẽ được kéo dài với nhiều bước thực hiện chi tiết hơn. Nhưng ở bài viết này, Vũ sẽ liệt kê 6 bước cơ bản nhất nhất để thiết kế một website sao cho đồng bộ với thiết kế thương hiệu.
Bước 1: Thu thập thông tin
Việc đầu tiên cần thực hiện trước khi bắt tay vào các công đoạn chắc chắn phải là tìm hiểu và thu thập thông tin. 
Giống như trong nấu ăn, bạn cần phải có đầy đủ nguyên liệu mới thực hiện chế biến món ăn của mình. Vậy, nguyên liệu của thiết kế website bao gồm: đối tượng website muốn hướng tới, mục đích website được lập nên, nội dung chính cần được thể hiện trong website, cách làm nổi bật thiết kế thương hiệu trên website… 
Kết quả cuối cùng của website như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Cho nên, hãy đảm bảo rằng bạn đã có đầy đủ mọi thứ trước khi bắt đầu thực hiện. 
Bước 2: Phân tích trải nghiệm người dùng (UX Design)
Sau khi đã thu thập thông tin từ thương hiệu, đây là giai đoạn các nhà thiết kế website bắt đầu nghiên cứu thị trường. 
Điều cần thiết ở giai đoạn này chính là bảng tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, xu hướng thiết kế… mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng trong thiết kế website của mình. Sau đó, ứng dụng các thông tin có được vào việc thiết kế website sao cho nổi bật được hình ảnh của thương hiệu trên thị trường, thu hút và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng tiềm năng. 
Đừng cố gắng lạm dụng nhiều điểm nổi trội mà hãy sáng tạo một cách thật phù hợp để website mang màu sắc thiết kế của thương hiệu và không đi vào vết xe đổ của đối thủ trong thiết kế website. 
Bước 3: Lên ý tưởng cho giao diện người dùng (UI Design)
Từ tất cả các nguyên liệu sẵn có, đây là lúc bạn chơi đùa với trí sáng tạo để tạo nên một website phù hợp cho thương hiệu
Website không chỉ về thẩm mỹ mà nó còn phải đáp ứng nhu cầu trải nghiệm trọn vẹn của khách hàng. Sắp xếp nội dung, hình ảnh, sử dụng font chữ, kích thước, màu sắc như thế nào để tạo nên giao diện hài hòa cho website, phù hợp với thiết kế thương hiệu, thân thiện với khách hàng, đó là vấn đề thương hiệu cần giải quyết ở giai đoạn này. 
Hãy vận dụng triệt để các nguyên liệu đã thu thập được giúp cho việc thiết kế website hiệu quả, trơn tru hơn.
Bước 4: Lập trình website
Từ giao diện của designer, lập trình website đúng như giao diện được giao. Từ giao diện các nhà thiết kế website vẽ nên, các lập trình viên sẽ tiến hành coding, đưa website thành trang web demo, cho phép nhân viên tham gia trải nghiệm và đưa ra ý kiến phản hồi.
Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa theo phản hồi
Đây là giai đoạn tất cả nội bộ công ty có thể tham gia vào để đưa ra ý kiến hữu ích chỉnh sửa website.
Ở vị trí khác nhau, các bộ phận sẽ có cách tiếp cận khách hàng khác nhau. Nhiệm vụ các nhà thiết kế website lúc này chính là lắng nghe, tổng hợp, chắt lọc và vận dụng một cách thông minh sao cho website hoàn chỉnh hơn. 
Đồng thời, bạn có thể quan sát thái độ của khách hàng đối với giao diện website của mình: tốc độ tải thông tin như thế nào, giao diện đã đủ thân thiện không, website có giải đáp được nhu cầu của khách hàng không… . Hãy chẩn đoán mọi rủi ro trong quá trình sử dụng, đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn nhất cho người tiêu dùng. .
Bước 6: Launching website
Cuối cùng, khi website chính thức đưa vào hoạt động, các nhà thiết kế sẽ kiểm chứng được hiệu suất website đạt bao nhiêu phần trăm dự kiến.
Ở quá trình này, website vẫn có thể trong giai đoạn chỉnh sửa. Nhưng hãy nhớ rằng, những chỉnh sửa này không được ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm của khách hàng. Đó nên là tinh chỉnh vài chi tiết nhỏ giúp giao diện đẹp hơn hoặc sử dụng mượt mà hơn, chứ không phải thay đổi toàn bộ giao diện của website.
Kết
Thiết kế website là một quá trình tốn rất nhiều công sức và chất xám nhưng hiệu quả của website đem lại cho thương hiệu lại cực kỳ xứng đáng. Thiết kế website cũng là bộ nhận diện thương hiệu. Cho nên, website phải đáp ứng yêu cầu nhất quán với các yếu tố khác như: logo, name card, chữ ký thương hiệu… . 
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm một đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng quý vị tìm ra giải pháp phù hợp để giúp quý vị sở hữu một website và cách thức phát triển một thương hiệu bền vững.
The post Website thương hiệu là gì? Quy trình thiết kế website chuyên nghiệp. appeared first on Vũ Agency.
0 notes
charmcitybinhduong · 4 years
Link
Sử dụng mạng xã hội hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu? Ở thời đại số hóa như hiện nay, ngoài sự ra đời chóng mặt của nhiều thiết bị công nghệ, thị trường liên tục biến đổi với phồn vinh cũng như sụp đổ của nhiều thương hiệu. Tại sao lại có những sự thay đổi đó? 
Sự lên ngôi của Social Media Marketing (Marketing qua mạng xã hội) đã làm thay đổi 180 độ thị trường hàng ngày, hàng giờ. Nhiều thương hiệu lớn phải lặng lẽ nhường bước cho đàn em tiềm năng và nhiều thương hiệu tưởng chừng là nhỏ nhưng lại là người thay đổi cuộc chơi ở phút 89. Có thể thấy, mạng xã hội không chỉ là kênh thông tin mang tính cá nhân mà nó còn là trợ thủ đắc lực của mọi thương hiệu. 
Với bài viết này, Vũ Digital sẽ cho bạn thấy sự ảnh hưởng và mối quan hệ mật thiết mà Social Media Marketing góp phần tạo nên. Hãy cùng đón xem nhé!
Truyền thông qua mạng xã hội (Social Media Marketing) là gì?
Truyền thông qua mạng xã hội (Social Media Marketing) là hình thức sử dụng các kênh mạng xã hội để thực hiện các hoạt động truyền thông, nhằm tăng nhận thức về thương hiệu đối với đối tượng khách hàng và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. 
Các nền tảng (platform) được thương hiệu sử dụng nhiều nhất bao gồm: Facebook, Instagram, Pinterest, Youtube, LinkedIn, Twitter, Behance… Không nhất thiết phải có đầy đủ các nền tảng trên mà tùy theo chiến lược thương hiệu sẽ có nhu cầu sử dụng nền tảng khác nhau. 
Vậy, nếu thương hiệu đã có độ nhận diện nhất định, số lượng khách hàng ổn định thì có cần Marketing qua mạng xã hội hay không?
Ở thời đại 4.0, chúng ta nhận thức rõ ràng được tầm ảnh hưởng mật thiết giữa Internet đối với đời sống thường nhật là như thế nào. Chúng ta cập nhật tình hình chính trị bằng cách tìm kiếm trên Google chứ không còn là tờ báo giấy. Thậm chí, việc mua sắm cũng dần chuyển giao từ offline (trực tiếp) sang online (mạng xã hội trực tuyến). 
Cho nên, dù đang trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu hay phát triển thương hiệu thì việc truyền thông qua mạng xã hội cũng là điều cần thiết cho chiến lược thương hiệu. Nó cho thấy doanh nghiệp luôn theo kịp thời đại, tiếp thu được nền tảng kiến thức mới mẻ và luôn thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nếu bỏ qua truyền thông qua mạng xã hội đồng nghĩa với việc bạn đã tự đánh mất vô số lợi ích và đánh mất vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh.
Lợi ích của mạng xã hội trong xây dựng thương hiệu là gì?
  1. Thu hút nhanh – gọn – lẹ đến đối tượng khách hàng
Social Media Marketing là một phần của Digital Marketing, gồm các hoạt động truyền thông kỹ thuật số trên Internet. Cho nên, Social Media Marketing được thừa hưởng tốc độ truyền tin nhanh chóng bậc nhất của Digital Marketing. Đồng thời, nó cho phép người tiêu dùng tương tác trực tiếp với nhau (feedback, review trực tuyến), gia tăng mức độ lòng tin của những đối tượng tiềm năng và kích thích gián tiếp nhu cầu trải nghiệm sản phẩm của họ. 
2. Tăng nhận diện thương hiệu 
Social Media Marketing đang dần trở thành phương thức truyền thông được ưa dùng nhất bởi độ phủ sóng rộng rãi đến mọi đối tượng. Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram có những thuật toán riêng để đưa ra những gợi ý sát với nhu cầu của khách hàng nhất thông qua lịch sử tìm kiếm, trò chuyện, cuộc hội thoại… . Các thương hiệu có cơ hội xuất hiện với tần suất dày đặc trên Internet, mang đến độ nhận diện nhất định, đáp ứng chiến lược thương hiệu và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, dịch vụ thương hiệu cung cấp. 
3. Dễ dàng trong khâu tìm kiếm, nghiên cứu thị trường và đối thủ
Các tính năng tương tác như: like, share, comment… trên mạng xã hội giúp các doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu suất truyền thông của mình. Bên cạnh đó, thông qua các con số được cập nhật liên tục mỗi giờ, thương hiệu quan sát được sự chuyển động của thị trường, bắt kịp xu hướng và đưa ra những chiến thuật phù hợp nhất. 
  Làm sao để mạng xã hội phát huy được hết khả năng và thực hiện đúng chiến lược của thương hiệu?
1.Bám sát chiến lược thương hiệu
Trước khi thực hiện Social Media Marketing, điều bạn nên để tâm nhất chính là: Nó có đồng nhất với thông điệp từ chiến lược thương hiệu hay không?
Social Media Marketing là một hình thức truyền thông của thương hiệu nên bắt buộc nó phải đáp ứng các yêu cầu của thương hiệu, truyền tải thông điệp và giải quyết được mục đích thương hiệu đã đề ra. Mọi nội dung, hình ảnh, các trang mạng xã hội được sử dụng,… tất cả thể hiện được tính nhất quán, làm sao để khách hàng nhận diện được thương hiệu nhanh chóng giữa hàng nghìn thông tin trên Internet mỗi ngày.
2. Nghiên cứu và tìm ra hướng đi
Nắm bắt xu hướng của thế hệ gen Z (sống trong Internet) nên hầu hết các thương hiệu đều làm truyền thông rất tốt trên mạng xã hội. Họ thống trị từ cách đăng tải nội dung, hình ảnh cho đến chiến dịch lớn. Vậy, làm sao để chiến lược thương hiệu của bạn có khả năng nổi bật giữa các ông lớn như thế này? Đó là giai đoạn bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng.
    Đối tượng khách hàng thương hiệu hướng tới là ai? 
Họ đang sử dụng các trang mạng xã hội nào? 
Thông điệp xuyên suốt bạn muốn truyền tải cho đối tượng này là gì? 
Mục đích Social Media Marketing là bán hàng, quảng bá thương hiệu hay chỉ để xây dựng cộng đồng riêng cho thương hiệu?
Dù câu trả lời là thế nào thì thương hiệu vẫn phải đảm bảo rằng các thông điệp truyền đi đều mang tính tích cực, tác động được đến đối tượng, đúng sự thật và đủ khác biệt. Hãy dự đoán tất cả các trường hợp rủi ro lẫn tiềm năng có thể xảy đến để thương hiệu có nền tảng vững chắc trong quá trình truyền thông qua mạng xã hội.
  3. Lên kế hoạch cho nội dung
  Đừng vội nghĩ nội dung trên mạng xã hội chỉ tốn vài ba dòng nên chỉ cần soạn thảo trước một ngày lên sóng là ổn. Bởi, tất cả nội dung đăng tải để truyền thông đều là một chiến thuật trong bộ chiến lược thương hiệu. Từng bài post trên mạng xã hội phải chứa một thông điệp nhất định, mà thông điệp đó buộc phải nằm trong thông điệp lớn của thương hiệu. 
Ví dụ, để truyền cảm hứng cho các tín đồ yêu thể thao về thông điệp #JustDoIt, Nike đã cho đăng tải trên trang Facebook của mình câu chuyện của nhân vật Rafael Nadal (tay quần vợt xuất sắc nhất mọi thời đại), Rob Gronkowski – Gronk (cầu thủ bóng bầu dục Anh)…
Nội dung trên mạng xã hội có thể linh hoạt, sử dụng nhiều thể loại để mang đến cảm giác mới mẻ, trọn vẹn cảm xúc cho khách hàng. Tốt nhất, các nhà sáng tạo nội dung nên lập kế hoạch dài theo tháng hoặc năm để tính xuyên suốt của chiến lược thương hiệu được đảm bảo. 
  4. Xây dựng chủ đề về mặt hình ảnh
  Ngoài chủ đề về nội dung thì việc thống nhất hình ảnh cũng giúp khách hàng ấn tượng hơn về thương hiệu. Đồng bộ về màu sắc, thay đổi chủ đề theo tháng, sự kiện,… hãy tìm ra một chủ đề phù hợp cho hình ảnh để việc truyền thông hiệu quả hơn trên nhiều phương diện. 
Nguồn: Contiki Instagram Official
  5. Theo dõi và tương tác
  Mạng xã hội là nơi duy nhất đáp ứng được nhu cầu tương tác hai chiều: khách hàng đến doanh nghiệp và ngược lại. Cũng bởi đặc tính này mà mạng xã hội được ưu ái hơn cả trong chiến lược thương hiệu, bởi họ theo dõi được phản ứng của khách hàng một cách chân thật nhất. 
Ở mạng xã hội, thương hiệu cũng như một con người, có tiếng nói, có cộng đồng, có hình ảnh, nội dung… . Thương hiệu thỏa sức tương tác, trò chuyện cùng khách hàng, đối thoại như những người bạn với nhau. 
Niềm tin của khách hàng được hình thành theo quá trình truyền thông của thương hiệu. Không chỉ hô hào những món quà tặng, khuyến mãi mà hãy chân thành với họ ngay cả trong những phản hồi thường nhật, để khách hàng cảm nhận rõ nhất cá tính thương hiệu và quyết định đồng hành cùng bạn một chặng đường lâu dài. Thậm chí, khi có những phản hồi tiêu cực về thương hiệu, những khách hàng đó sẵn lòng đứng về phía bạn, xác thực và bảo vệ hình ảnh thương hiệu mình đang gắn bó. 
6. Đo lường hiệu suất truyền thông
    Nếu trong Marketing truyền thống, doanh nghiệp gặp khó khăn để truy xuất dữ liệu thì điều này lại hoàn toàn dễ dàng với Social Media Marketing. Từ tỉ lệ lượt thích, theo dõi, lượng tương tác trực tiếp trên nội dung cho đến lượng truy cập vào website, chi phí quảng cáo, tất cả đều được thống kê chi tiết nhất để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về cách thức truyền thông, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp.
Có thể thấy, Social Media Marketing như chìa khóa mở cửa đưa thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng, sáng tạo với những phương thức mới mẻ trong chiến lược thương hiệu, xóa bỏ lối mòn Marketing như trong nhận thức của khách hàng. 
Kết
Social Media Marketing (marketing thông mạng xã hội) đang là xu hướng của thời đại số hóa như hiện nay. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển thương hiệu. Và cũng không một chiến lược thương hiệu nào có thể bỏ qua phương thức truyền thông qua mạng xã hội nếu muốn nâng tầm vị thế thương hiệu của mình trên thị trường. 
Một thương hiệu vững mạnh là thương hiệu biết điều khiển cuộc chơi. Muốn làm được điều đó, không còn cách nào khác bạn phải thuần thục trong tất cả các phương thức truyền thông, đặc biệt là Social Media Marketing (truyền thông qua mạng xã hội). 
Nếu doanh nghiệp Việt đang gặp khó khăn trong quá trình này thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 03666.366.999, chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để thành công trong thay đổi thiết kế bao bì phù hợp nhất cho thương hiệu của bạn.
Xin cảm ơn!
The post Sử dụng mạng xã hội hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu. appeared first on Vũ Agency.
0 notes