Tumgik
keyhaz · 1 year
Text
https://www.youtube.com/watch?v=mT9iGOc6GV8
tôi muốn ngủ ở nơi em ngủ sáng ngày ra nhìn thấy thứ em nhìn tay ve vuốt này chăn với gối đã ủ mùi em suốt cả đêm.
bởi có những người từng gần gụi thương yêu là vậy, cũng có ngày trở nên xa cách, lạnh lùng, biết vui hay buồn khi những ấm áp, tươi mới lại đến, lại làm cuộc sống thêm màu? Chắc là vui thôi, nhỉ? chắc là vui thôi, nghĩ ngợi làm gì.
thuộc về một ai đó tức là không thuộc về một ai đó khác. Một ai đó khác rồi cũng sẽ thuộc về một ai đó khác nữa. Tất cả cuối cùng nhận ra mình đều thuộc về nhau, từ lâu lắm rồi, từ lâu lắm rồi. Trong một phút giây, một năm, mười năm. Một đời.
biết thuộc về nhau thì sẽ không buồn, biết không thuộc về nhau, không còn thuộc về nhau hẳn sẽ là ngược lại. Nhưng cũng chẳng có gì lạ, trước và sau, sau và trước, nhiều khi mỗi người lại thuộc về nhiều người, bằng những cách khác nhau, mỗi người lại có người khác thuộc về mình, bằng những cách khác nhau.
vì thế, cứ vui thôi, nghĩ ngợi làm gì, thảy đều phù du cả.
2011
https://www.facebook.com/nguoila/posts/10155903531039411 
9 notes · View notes
keyhaz · 1 year
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Sự bất ổn đang vây lấy tôi
Khi ở giữa lòng Sài Gòn, lòng tôi nhẹ tênh, tất cả sự kiện diễn ra như thể những đám mây kẹo bông.
Cho đến khi mây đen trở thành
Mưa.
1 note · View note
keyhaz · 3 years
Text
“ nhiều người tưởng phấn khích là hạnh phúc, nhưng thật ra, khi bạn phấn khích, bạn đang không hề an yên. Hạnh phúc đích thực dưa trên an yên…”
1 note · View note
keyhaz · 3 years
Photo
Tumblr media
nhân một ngày nào đó không thể ngủ được. 
18.8.2021
4h21 sáng.
0 notes
keyhaz · 3 years
Text
Tumblr media
“Trên đời này có hai dạng mệt mỏi: Dạng thứ nhất cần được nghỉ ngơi, dạng thứ hai thì khác, cần được yên bình.
Có những người trông đang rất mệt mỏi, nhưng chỉ nghỉ một tối là khỏi.
Còn có những người nhìn như chẳng sao cả, lại như có bão trong lòng.
Tôi thường phải hỏi kĩ, thực ra khi bạn nói mệt, tức là mệt như thế nào, muốn nghỉ một chút, uống cốc nước, hay là muốn chút vắng lặng, một chuyến đi xa, một nơi để về.
Kiểu mệt mỏi thứ nhất có thể chữa được chốc lát, nhưng thứ còn lại kia, chính người mệt cũng có lúc không nhận ra, và không phải muốn là chữa được.
Chỉ có nhiêu đó thôi, nếu bạn đọc đến đây và thấy mình mệt, tôi chỉ muốn nói với bạn một chút thôi:
Mong những điều dịu dàng rồi sẽ đến với bạn, ngày mới sẽ đẹp, gió sẽ mát và dưới vòi sen, nước vẫn chảy thật êm lành…”
1K notes · View notes
keyhaz · 3 years
Text
NHỮNG SUY NGHĨ VỀ VIỆC VIẾT.
Bản dịch của chị Nu - từ Group Viết để tự do cùng Phiên Nghiên. 
Đôi khi mọi người nhờ tôi giúp hay cho lời đề nghị nên viết như thế nào, hay làm thế nào để xuất bản được. Bạn nên nhớ là tất cả những điều này nhiều khi phù phiếm và mang tính cá nhân. Tôi sẽ cố gắng giải thích ở đây tất cả những gì tôi tin vào việc viết. Tôi hi vọng nó hữu ích. Đó là tất cả những gì tôi biết.
Tôi tin rằng – nếu bạn nghiêm túc với một đời viết lách, hay thậm chí bất kỳ hình thái sáng tạo để biểu đạt nào – thì bạn nên nghĩ tới công việc này như tiếng gọi thiêng liêng. Tôi trở thành người viết theo cách mà người khác trở thành nhà sư hay tu sĩ. Tôi lập lời thề nguyện với sự viết, ngay khi còn rất trẻ. Tôi trở thành “Cô dâu của sự viết”. Tôi đã là nàng hầu tận tụy nhất của sự viết. Tôi xây dựng toàn bộ đời mình xung quanh việc viết. Tôi đã không biết còn cách nào khác để làm điều này. Tôi đã không biết người viết nào. Tôi không, như họ nói, không có các mối quan hệ. Tôi không có bất kỳ manh mối nào. Tôi chỉ bắt đầu (viết).
Tôi tham gia một vài lớp viết khi tôi còn học ở NYU. Bên cạnh một lớp học xuất sắc được Helen Schulman dạy, tôi phát hiện ra mình không thực sự muốn viết trong một lớp học. Tôi đã không nghĩ là một lớp học của 13 người viết trẻ, đang cố gắng tìm ra tiếng nói của họ, là nơi lý tưởng nhất cho tôi tìm ra tiếng nói của mình. Nên tôi cũng tự thực hành viết. Tôi đưa các bài viết của mình cho gia đình, bè bạn xem. Tôi tin tưởng ý kiến phản hồi của họ. Tôi viết không ngừng nghỉ, luôn luôn có mặt để viết, và chia sẻ không ngừng nghỉ. 
Sau khi tôi tốt nghiệp NYU, tôi đã quyết định không học Thạc sĩ về Viết Sáng Tạo. Thay vào đó, tôi tự thiết kế chương trình viết sau đại học riêng cho bản thân mình, bao gồm nhiều năm đi chu du vòng quanh nước Mỹ và thế giới, làm những công việc ở các quán bar, nhà hàng và trang trại, lắng nghe mọi người nói, thu thập kinh nghiệm, và viết không ngừng nghỉ. Cuộc sống của tôi có lẽ vô tổ chức dưới mắt người quan sát (mà thật ra cũng không mấy ai quan sát đời tôi kỹ đến vậy), nhưng các chuyến đi của tôi là một nỗ lực có chủ đích để học càng nhiều càng tốt về cuộc sống, để tôi có thể viết mà diễn đạt nó.  
Trở lại năm 19 tuổi, tôi bắt đầu gửi những truyện ngắn của mình tới các nhà xuất bản. Mục tiêu của tôi là xuất bản một cái gì đó (bất kỳ cái gì, ở đâu cũng được) trước khi tôi chết. Cái mà tôi nhận được là chồng thư từ chối dày cả xấp trong nhiều năm trời. Tôi không thể lý giải được mình lấy đâu ra sự tự tin mà gửi đi các câu chuyện ngắn của mình, cho The New Yorker (một nhà xuất bản nổi tiếng ở Mỹ), hay tại sao tôi đã không chùn bước khi nhận được sự từ chối được báo trước. Tôi đã lờ mờ đoán là mình sẽ bị từ chối. Nhưng mà tôi cũng đã nghĩ: “Này – ai đó sẽ phải viết tất cả những câu chuyện này: vậy tại sao không phải là tôi?”
Tôi không thích bị từ chối, nhưng kỳ vọng của tôi khi đó còn thấp và sự kiên nhẫn thì có thừa. (Một lần nữa – mục tiêu là xuất bản được trước khi tôi chết. Và lúc đó tôi còn trẻ và khỏe mạnh.). Tôi chưa bao giờ hiểu được một cách dễ dàng rằng tại sao mọi người làm việc chăm chỉ để tạo ra một cái gì đó tuyệt đẹp, nhưng rồi lại từ chối chia sẻ nó với bất kỳ ai, vì nỗi sợ bị chỉ trích. Đó không phải là mục đích của sự sáng tạo hay sao – để giao tiếp điều gì đó với thế giới? NÊN CỨ MANG NÓ RA NGOÀI SÁNG ĐI. 
Gửi tác phẩm của bạn đến các nhà biên tập, các đơn vị xuất bản nhiều nhất có thể, giới thiệu nó với hàng xóm, dán nó trên tường chỗ trạm dừng xe buýt. Đừng ngồi thừ trên tác phẩm của mình và bóp nghẹt nó. Ít nhất là hãy nên thử. Rồi khi mà các “thế lực – có quyền – quyết định” gửi trả lại bản thảo của bạn (vì họ sẽ làm đó), thì hít 1 hơi sâu và thử lại 1 lần nữa. Tôi thường nghe mọi người nói: “Tôi không đủ giỏi để được xuất bản.” Điều đó có thể lắm. Có khi đó là sự thật. Tất cả mà tôi muốn nói là: hãy để người khác quyết định chuyện đó. Tạp chí, các nhà biên tập, các nhà xuất bản – họ đều thuê những người trẻ với mức lương $22,000 một năm, với công việc là đọc các chồng bản thảo và gửi cho bạn những lá thư bảo rằng bạn không đủ giỏi. ĐỂ NHỮNG NGƯỜI ĐÓ LÀM CHUYỆN ĐÓ. Đừng vội từ chối bản thân mình. Đó là việc của họ, không phải của bạn. Việc của bạn là viết moi tim/trút ruột gan mình ra, và để định mệnh lo phần còn lại.
Về tính kỷ luật – điều này quan trọng, nhưng mà thường hay được đề cao quá mức. Đức tính quan trọng hơn cho 1 người viết, mà tôi tin, là sự tha thứ cho bản thân mình. Bởi vì những gì bạn viết sẽ luôn làm bạn thất vọng. Sự lười biếng của bạn sẽ luôn làm bạn thất vọng. Bạn sẽ lập ra lời hứa: “Mình sẽ viết 1 giờ mỗi ngày”, và rồi bạn sẽ không thực hiện. Bạn sẽ nghĩ: “Mình kém cỏi, mình là đứa thất bại. Mình vô dụng.” Có thể tiếp tục viết sau sự đau lòng trong nỗi thất vọng ấy không chỉ cần tính kỷ luật, mà còn cần cả sự tha thứ cho bản thân mình (điều đó đến từ sự tử tế, sự động viên và tình yêu thương như tình thương của mẹ). Một điều khác ta cần nhận ra là tất cả người viết đều nghĩ họ kém cỏi. Khi viết “Ăn, Cầu Nguyện, và Yêu”, tôi có suy nghĩ đó mạnh như lời niệm chú “VIẾT GÌ DỞ TỆ” vang lên trong đầu mình, như bất kỳ ai khi họ viết điều gì đó. Nhưng tôi đã có hồi chuông tỉnh thức vang lên trong lúc viết sách. Một ngày, trong khi tôi đang dằn vặt về việc mình viết dở đến nhường nào, thì tôi nhận ra: “Đó thật sự không phải là vấn đề của mình.” Mấu chốt là tôi nhận ra được – tôi chưa bao giờ hứa với thiên hạ là tôi sẽ viết thật xuất sắc. Tôi chỉ hứa với thiên hạ là tôi sẽ viết. Nên tôi lại cắm cúi viết, vất vả mà viết cho xong, như tôi đã hứa.
Tôi có 1 người bạn, là 1 nhà làm phim người Ý, và anh có một sự nhạy cảm tuyệt vời của người nghệ sĩ. Sau nhiều năm lao đao trong việc làm phim, anh ta gửi 1 lá thư đầy đau khổ tới cho thần tượng của mình, nhà làm phim người Đức xuất chúng (và có lẽ là nửa tỉnh nửa điên) Werner Herzog. Bạn tôi phàn nàn về việc làm một nhà sản xuất phim độc lập những ngày này thật là khó khăn. Khó khăn trong việc tìm kinh phí hỗ trợ từ chính phủ, rồi người xem thì bị biến chất bởi Hollywood, rồi thị hiếu của đại chúng sút giảm, vâng vâng và vâng vâng. Herzog viết 1 lá thư riêng cho bạn tôi cùng với những lời này: “Anh ngừng than vãn đi. Có phải lỗi của thế gian đâu khi anh muốn làm 1 nghệ sĩ. Cũng không phải việc của thế gian là phải thích thú với phim anh làm. Thế gian cũng chả có trách nhiệm là phải chi trả cho những ước mơ của anh. Không có ai muốn nghe mấy cái này hết. Muốn thì anh đi chôm 1 cái máy quay nếu cần, nhưng đừng có than vãn nữa, và tiếp tục làm việc đi.” Tôi lặp đi lặp lại những lời đó với bản thân mỗi khi tôi bắt đầu cảm thấy oán hờn, cao ngạo, muốn hơn thua hay vô ơn với việc viết của mình: “Có phải lỗi của thế gian đâu khi bạn muốn làm 1 nghệ sĩ. Nên tiếp tục làm việc đi.” Lúc nào cũng vậy, sau tất cả mọi chuyện, điều quan trọng chỉ là điều này và luôn luôn là điều này: Tiếp tục làm việc đi. Con đường này là con đường dành cho những người đầy dũng khí và kiên định. Bạn phải tìm được lý do khác để tiếp tục làm việc, hơn là khát vọng được thành công hay nổi danh. Lý do phải đến từ 1 nguồn khác.
Thêm một điều nữa để cân nhắc. Nếu bạn luôn muốn viết, mà bây giờ bạn đã ở 1 độ tuổi nào đó mà vẫn chưa bắt đầu, rồi bạn nghĩ quá muộn rồi…. Thì xin hãy suy nghĩ lại. Tôi có xem Julia Glass nhận giải thưởng Sách quốc gia cho tiểu thuyết đầu tiên của cô, “The Three Junes” (tạm dịch: “Ba lần Tháng Sáu”). Cô viết quyển sách đó những năm cuối của hàng ba (35 tuổi +). Tôi lắng nghe bài phát biểu nhận giải đầy cảm động của cô, trong đó cô kể đêm xuống cô thường nằm thao thức thế nào, tra tấn mình ra sao khi cô viết quyển sách, tự hỏi bản thân cô: “Mày nghĩ mày là ai, mà cố gắng viết quyển tiểu thuyết đầu tiên ở tuổi này?” Nhưng mà cô vẫn đã viết nó. Rồi cô đưa phần thưởng Sách Quốc Gia của mình lên, và nói: “Dành tặng cho tất cả những đóa hoa nở muộn trong thế giới này.” Viết không giống như nhảy múa hay làm người mẫu. Viết không phải là nếu bạn bỏ lỡ nó năm 19 tuổi, thì kết thúc rồi. Không bao giờ là quá muộn cả. Sự viết của bạn sẽ chỉ càng ngày càng thuần thục hơn khi bạn già đi và khôn ngoan hơn. Nếu bạn muốn viết 1 cái gì đó tuyệt đẹp và quan trọng, và một dịp nào đó đúng người phát hiện ra nó, thì họ sẽ dành chỗ cho bạn trên các kệ sách vòng quanh thế giới - ở bất kỳ độ tuổi nào. Ít nhất hãy thử xem sao.
Có cả tá sách ở ngoài kia về chủ đề “Làm thế nào để xuất bản được.” Thường mọi người sẽ tìm thấy các thông tin trái chiều trong các cuốn sách này. Cảm giác của tôi là – DĨ NHIÊN là thông tin trái chiều nhau rồi. Bởi vì, thẳng thắn mà nói, chả có ai biết cái gì hết. Chả có ai có thể nói với bạn làm thế nào để viết thành công (ngay cả khi họ viết 1 cuốn sách tên là “Làm thế nào để thành công trong nghiệp viết”) bởi vì KHÔNG CHỈ CÓ 1 CON ĐƯỜNG, mà thực tế là nhiều con đường. Mỗi người viết mà tôi biết thực hiện điều này khác nhau lắm – có khi hoàn toàn khác biệt nhau luôn. Thử tất cả mọi cách xem sao, ấy là tôi đoán vậy. Trở thành một người viết có tác phẩm xuất bản giống như cố gắng tìm 1 căn hộ rẻ tiền ở thành phố New York: không thể đâu. Nhưng mà, mỗi ngày trôi qua, vẫn có ai đó cố gắng tìm 1 căn hộ rẻ tiền ở New York. Tôi không thể nói bạn nghe làm điều đó như thế nào. Tôi còn không hoàn toàn chắc chắn là tôi đã làm điều đó như thế nào. Tôi chỉ có thể nói với bạn – qua ví dụ của riêng mình – là điều này có thể thực hiện được. Tôi từng kiếm được 1 căn hộ rẻ tiền ở Manhattan (trung tâm và là khu vực đắt đỏ nhất ở thành phố New York). Và tôi cũng đã trở thành người viết.
Cuối cùng, tôi yêu công việc này. Tôi đã, đang, và luôn yêu công việc này. Đề nghị của tôi là bạn bắt đầu với tình yêu, làm việc chăm chỉ, rồi buông lỏng phần kết quả. Hãy cứ mạnh dạn gieo mơ ước, và đừng vương vấn tới nó. Làm ơn cố gắng không hoàn toàn phát điên trong quá trình này. Sự điên rồ là 1 con đường đầy cám dỗ với các nghệ sĩ, nhưng mà chúng ta không cần thêm điều đó nữa trên thế gian ngay thời điểm này. Nên làm ơn cưỡng lại tiếng gọi của lòng bạn với sự điên rồ. Chúng ta cần thêm sự sáng tạo, chứ không cần thêm sự hủy diệt. Chúng ta cần các nghệ sĩ hơn bao giờ hết, và chúng ta cần họ bình tĩnh, dũng cảm, kiên định, và hiên ngang. Họ là chiến sĩ của chúng ta, là hy vọng của chúng ta. Nếu bạn quyết định viết, thì bạn phải viết, như Balzac đã nói: “Như một người thợ mỏ bị chôn vùi dưới mái nhà đang đổ.” Hãy trở thành hiệp sĩ, thế lực của sự siêng năng và có đức tin kiên định. Tôi không biết cách nào khác để làm điều này ngoại trừ cách đó. Như nhà thơ vĩ đại Jack Gilbert đã từng nói với 1 người viết trẻ, khi cô nhờ ông cho lời khuyên về thơ của cô: “Em có dũng khí để công bố tác phẩm này không? Tất cả những kho tàng đang ẩn giấu bên trong em đều hi vọng em  nói CÓ đó.”  
Chúc bạn may mắn.
Elizabeth Gilbert
0 notes
keyhaz · 3 years
Text
QUAN SÁT SỰ LƯỜI BIẾNG
QUAN SÁT SỰ LƯỜI BIẾNG Pema Chödrön Đỗ Hữu Chí dịch
Thay vì bị lười biếng làm cho ngã lòng, ta có thể nhìn thật sâu vào nó: khoảnh khắc biếng nhác này sẽ trở thành vị thầy của riêng ta. Trong truyền thống, lười biếng thường được dạy như là một trong các chướng ngại trên con đường tỉnh thức. Có nhiều kiểu lười. Đầu tiên là kiểu lười hướng đến sự dễ chịu, ta chỉ cố gắng duy trì sự ấm áp thoải mái. Rồi đến kiểu lười chán nản, một sự thoái chí sâu sắc, trạng thái tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc. Rồi có cả kiểu lười dửng dưng, là khi ta co cứng lại vào trong sự từ bỏ và cay đắng của mình, và khóa chặt cửa vào.
HƯỚNG ĐẾN DỄ CHỊU Có nhiều cách để hướng đến dễ chịu. Sogyal Rinpoche viết rằng ở phương Đông chẳng hạn, sự lười biếng thể hiện trong lối sống lè phè trà dư tửu hậu, để cho ngày tháng trôi qua. Ở phương Tây, ngài quan sát rằng lười biếng thường biểu hiện trong tốc độ. Người ta vội vàng di chuyển từ việc này sang việc khác, từ phòng gym đến văn phòng đến quán bar đến khóa thiền trên núi đến bếp, sân sau, câu lạc bộ. Ta cứ tất tả đi tìm, đi kiếm, đi gom sự dễ chịu và thanh thản. Dù ta lè phè hay vội vã, và dù ta đang ở bất kỳ đâu trên địa cầu này, thì kiểu lười hướng đến dễ chịu này cũng có đặc tính là một sự phớt lờ sâu sắc. Ta tìm kiếm sự quên lãng: một cuộc đời không đau, một nơi ẩn náu khỏi khó khăn hay cảm giác tự nghi ngờ bản thân hay trạng thái bực dọc căng thẳng. Ta muốn trốn chạy khỏi chính mình, thoát khỏi cuộc đời đang xảy ra với mình. Vậy là thông qua sự lười ta đi tìm khoảng hở và sự giải thoát; nhưng càng tìm càng như uống nước biển, vì cơn khát thèm dễ chịu và thanh thản chẳng bao giờ được thực sự thỏa mãn.
CHÁN NẢN Kiểu lười chán nản được đặc trưng bởi tính dễ bị tổn thương, dễ bị xúc phạm, và không biết phải làm gì. Ta chỉ cố gắng để là bản thân mình và không làm nổi việc đó. Sự tồn tại của ta đang không ổn. Ta theo đuổi khoái lạc và không tìm thấy hạnh phúc lâu dài. Ta bỏ thời gian đi nghỉ dưỡng, học thiền, nghiên cứu tâm linh, hay dành nhiều năm trời để cống hiến cho một vài quan điểm chính trị hay triết học nào đó. Ta giúp người nghèo và cứu cây và uống say và chơi thuốc, và ta không tìm thấy sự thỏa mãn ở đâu cả. Ta cố gắng và ta thất bại. Ta đi đến một trạng thái đau đớn và tuyệt vọng. Ta thậm chí không còn muốn di chuyển nữa. Ta chỉ muốn nằm xuống ngủ một giấc ngàn năm. Cuộc đời ta thật vô nghĩa. Cảm giác chán nản đau đớn tới mức khiến ta tê liệt.
DỬNG DƯNG Lười dửng dưng khô cứng hơn, lạnh lẽo hơn, nhiều mùi định mệnh hơn. Kiểu lười đặc thù này có vị của hoài nghi và cay đắng. Ta thấy chẳng muốn quan tâm con mẹ gì nữa hết. Ta thấy vừa lười vừa cay độc. Ta cay độc với cuộc đời thảm hại đáng thất vọng này, ta cay đ���c với người này người nọ. Và chủ yếu là ta cay độc với chính ta. Ta đã phạm sai lầm. Ta không chắc sai lầm ấy chính xác là gì, nhưng mọi thứ đều sai bét cả; và giờ thì kệ bà nó chứ! Ta cố gắng quên đi theo mọi cách có thể. Ta thôi không làm gì nhiều nữa. Ta cảm thấy đằng nào thì ta cũng không làm được gì mấy, và thực lòng thì, ta không quan tâm.
THẾ THÌ LÀM GÌ? Có một giả định đã được cài sẵn trong tình thế làm người rằng ta phải trừ bỏ đi những sai lầm thiếu sót của mình; để xứng đáng làm người, ta phải có khả năng băng qua những yếu kém của mình. Vì thế có lẽ điều cần làm của một người trưởng thành là phá hủy tính lười biếng bằng một quả bom, hoặc nhấn chìm nó xuống Đại Tây Dương với một khối nặng khổng lồ để nó không bao giờ trồi lên trở lại, hay gửi nó vào trong vũ trụ để nó lạc trôi vào vô cực và ta sẽ không bao giờ phải dính líu gì tới nó nữa.
Nhưng nếu ta hỏi chính mình, rằng niềm vui đến từ đâu? Niềm cảm hứng đến từ nơi nào? Thì ta sẽ nhận ra rằng chúng không bao giờ đến từ việc xóa sổ bất cứ điều gì. Chúng không đến từ việc chẻ mình ra làm hai và nỗ lực chống lại chính năng lượng của mình. Chúng không đến từ việc coi lười biếng là đối thủ, hay một thứ gì đó ở ngoài kia mà chúng ta cần vượt qua. Chúng không đến từ việc phỉ báng bản thân ta. Con đường tỉnh thức là một quá trình. Nó là một quá trình dần dần học cách trở nên thân mật với cái mà ta gọi là những chướng ngại. Vậy thay vì nản lòng bởi lười biếng, ta có thể nhìn sâu vào trong lười biếng, trở nên tò mò về lười biếng. Ta có thể hiểu về lười biếng một cách thực sự sâu sắc. Ta có thể hợp nhất với lười biếng, đi vào trong lười biếng, biết mùi và vị của nó, cảm nhận nó hoàn toàn trong thân thể mình. Con đường tâm linh là quá trình buông dần vào trong khoảnh khắc hiện diện này. Ta chạm vào khoảnh khắc ơ hờ hay chán nản này, khoảnh khắc đau đớn, trốn tránh, hay dửng dưng. Ta chạm vào nó rồi tiếp tục di chuyển. Đó là cách luyện tập. Dù trong khóa thiền hay trong sinh hoạt hàng ngày, ta luyện tập bằng cách buông đi phán xét của mình và tiếp chạm với phẩm chất cảm nhận được của từng trải nghiệm sống. Ta có thể chạm vào từng trải nghiệm mà không bị mắc lại bởi câu chuyện. Ta có thể chạm vào khoảnh khắc hiện tồn này rồi tiếp tục lưu chuyển (*). Ta đang ngồi thiền hay đang làm những việc thường ngày, bỗng có gì đó hối thúc ta lắng nghe những gì ta nói. Điều ta nghe thấy là, ôi chao, chao ôi, khốn khổ thân tôi! Tôi là cả một sự thất bại. Chẳng còn tí hy vọng nào. Ta nhìn những gì ta làm với chính mình, nghe những gì ta nói với chính mình, quan sát cách ta đã nản lòng như thế nào và làm phân tâm mình ra sao. Rồi ta buông những câu chữ ấy đi và chạm vào cốt tủy của khoảnh khắc này. Ta tiếp chạm với chính trung tâm của khoảnh khắc hiện tồn này rồi để nó lưu chuyển. Đây là cách ta luyện tập. Cứ thế và cứ thế, đây là cách ta thực hành. Ta làm thân với nỗi chán nản bằng lòng trung thực và sự ân cần. Thay vì rút lui khỏi nỗi đau đớn của lười biếng, ta xích lại gần hơn. Ta nghiêng mình vào con sóng, và bơi cùng với nó. (**) Đâu đó trong lúc ở lại với khoảnh khắc này, có thể ta sẽ nhận ra rằng có r���t nhiều người chị và người anh bất hạnh ngoài kia, cũng đau khổ như ta đang đau khổ. Khi trở nên thân mật với nỗi đau, với sự lười của chính ta, ta thấy mình đang tiếp chạm với tất cả họ, hiểu họ, nhận họ hàng với tất thảy mọi người. Ta đang ngồi trước tivi ăn bimbim, uống bia, hút thuốc. Hết ngày này đến ngày khác, hết giờ này đến giờ khác. Rồi vì một lý do nào đó, ta bỗng thấy mình thật rõ ràng. Ta thấy mình có lựa chọn: hoặc ăn tiếp gói bimbim thứ mười và xem tiếp phim bộ thứ mười sáu, hoặc đồng cảm với sự ngã lòng và lười biếng của chính mình theo một cách trung thực và cởi mở. Thay vì tiếp tục phân tâm và đóng kín, ta dấn tới và lỏng ra. Đây là cách ta thực hành. Có thể ta mở cửa sổ và ra ngoài đi dạo một vòng, hoặc có thể ta ngồi yên lặng, nhưng bất cứ điều gì ta làm, ta thấy mình cần ở lại với mình, đi vòng qua câu chữ, đi sâu hơn sự phớt lờ, để cảm nhận được phẩm chất của khoảnh khắc này trong tim ta, trong ruột ta, cho ta, và cho hàng triệu tha nhân đang trên cùng một con thuyền. Ta bắt đầu luyện tập với tấm lòng rộng mở và lòng bi mẫn hướng về khoảnh khắc này. Chính khoảnh khắc lười biếng này trở thành vị thầy của riêng ta. Khoảnh khắc quý giá này chính là phương cách sâu sắc để ta thực tập chữa lành.
0 notes
keyhaz · 3 years
Text
Thơ thẩn
Và tôi nhớ Và tôi ước Người đi cùng Đi cùng tôi đến khắp mọi nơi  Người sẽ nhỏ tí tẹo Để mà bỏ vừa túi áo  Đánh một giấc say Cho đến khi ánh sáng chạm tay Chạm mắt Và chạm môi 
Tôi mở túi áo khoác,  Người nhảy múa reo vang Rồi cầm tay tôi  Thế đấy 
Và ta ở bên nhau  Trong những ngày mùa đông tháng 11  Bên nhau trong điệu valse cuối  Bên nhau trong cái nhà hoà nhạc ngọt ngào hương Kẹo  Hay đứng trên sân vận động ngập tình yêu ánh sáng  Tựa vào vai nhau  Say tình Say nhạc Say ánh nhìn nhau 
Ánh đèn xanh, trắng, hồng  Và cả vàng nữa
Trong bản nhạc tình Người ta đứng thành đôi Đung đưa theo giai điệu  Rồi hôn nhau dưới bản hoà thanh tình yêu và ánh sáng 
Tôi và người  Nắm tay nhau  Ôm nhau  Cũng dưới ánh sáng và bản nhạc ấy 
Có lẽ Tôi sẽ nhớ mãi không quên  Những lúc gặp nhau Rồi nhớ nhau quay quắt lúc chia tay
Ngày xa Ngày gần Ngày gặp nhau 
Ngày yêu  Ngày cười Ngày nói 
Tôi bảo Chẳng có ai thương tôi hơn người yêu của tôi  Người nói  Ôi cô người yêu của tôi 
Rồi lại cái ôm thật chặt Sau xe  Giữa cái lạnh rùng mình tháng Mười một  Mà ngỡ như mùa xuân
1 note · View note
keyhaz · 3 years
Text
Tumblr media
Dạo này tôi thường xuyên stress vì mèo, mèo ốm, mèo đau mắt, đem mèo đi triệt sản, đem mèo đi gửi nhưng người ta không nhận, gia đình cấm cản nuôi mèo, vân vân và mây mây. Đã hơn một lần tôi nghĩ đến chuyện cho tụi mèo “đi rừng” rồi tự chống chọi ngoài đó, nghĩ đi nghĩ lại thì lại cảm thấy không đúng, vì chuyện khuyết tật khi sinh ra không phải là một cái tội, mình vứt bỏ nó đi rồi sau này làm sao học được cách chấp nhận sự không hoàn thiện ở một con người? Giông dài nhỉ, nhưng tóm lại là mình đã quyết định take a responbility nuôi Tôm và Cua, Tôm thì đã nổ mắt phải còn Cua thì đang hấp hối con mắt bên trái, thay vì cho đi rừng, tôi cho chúng đi về nhà và một tổ ấm.
mong những điều an lành sẽ đến với chúng tôi
mong các em ngủ ngoan và không giọt máu nào rơi nữa, haizzz
thương
P.s: quả sticker bà Wind tặng đi thẳng vào lòng con bé bị nghiệp mèo quật quá nặng trong năm nay =]] cầm đống sticker thích ơi là thích ~~~
Tumblr media
0 notes
keyhaz · 3 years
Text
thật khó khăn để chấp nhận những khiếm khuyết, nhưng thôi cùng nhau cố gắng nha hai đứa!
Tumblr media Tumblr media
0 notes
keyhaz · 3 years
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
mình khóc, nấc lên từng đợt, mình không hiểu tại sao cơ thể mình lại phản ứng theo kiểu đó. là trong vô thức thôi. dạo này mình để thân, tâm, trí phải chịu đựng nhiều chuyện, từ công việc, chuyện tình cảm, chuyện bản thân không thể làm gì tốt, và nhiều cảm xúc tiêu cực khác mình không thể gọi tên. đôi lúc như thể mình đang chạy trốn, mình cũng không biết mình đang ở đâu, và một nơi để mình thuộc về. mình ở đây nhưng không phải ở đây, mình muốn ở đây thì ai ở đây cùng mình, không gì rõ ràng hơn một làn khói trắng từ từ tan biến vào cõi hư vô.
mình sợ màn đêm vô cùng cực, vì những thứ đen tối sẽ len lỏi vào đầu mình, rồi gào thét, rồi khiến mình khóc và co rúm trên giường. sự chờ đợi và bức bối ăn mòn mình hằng đêm, và giờ thì sự rỉ sét đã đến rồi. đáng sợ hơn là khi ban đêm bạn quằn quại như thể một con cá giãy đành đạch sắp chết, đến sáng mở mắt lại thấy cuộc đời tươi đẹp như chưa có gì xảy ra, và rồi màn đêm đến, vòng lặp tiếp tục...
thật tệ!
0 notes
keyhaz · 3 years
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Cánh tay mỏi và nhức
Tâm trí tôi cũng mỏi và nhức
Tôi nhớ về những ngày còn xanh
Lá xanh, cây xanh, trời xanh, và tôi cũng xanh
Tôi nguyện cầu cho ngày rã rời mau kết thúc
Tôi mong một lời ủi an
Một cái nắm tay
Một cái ôm
Liệu chúng có tắc đường
Và rồi không đến?
0 notes
keyhaz · 4 years
Text
VIẾT CHO MỘT CHUYẾN ĐI ĐẦU THÁNG 7
Thức dậy ở trại, mình đang ngồi nơi bàn góc pha cà phê của Tre. Là cái bàn tre đặt trong hõm, trước mắt là bụi Rosemary yêu thích, trông nó hơi héo, lá quắt lại sau một đêm gió. Nắng lên khắp nơi. Bảo là dạo này Đà Lạt mưa nhiều mà mình may mắn ghê lại lên trúng đợt nắng. Gió nhè nhẹ vụt qua cùng nắng ấm tạo thành một thứ combo thời tiết rất dễ chịu, dễ nghĩ, dễ làm con người trút bỏ hết sự nặng nề vốn có trong cuộc sống. Có lẽ cũng vì vậy mà mọi người làm Trại ở Tre và Đà Lạt. Tre được anh Tường và chị Indy ưu ái bao quanh là cả một vườn cây um sùm, có rất nhiều loại cây, nhiều loại hoa (màu cam, màu đỏ, màu xanh) thi nhau khoe ra cái sức sống mơn mởn mà nó vốn có. Tụi mình ngụp lặn trong đám là cây hoà chung với màu xanh thiên nhiên hiền dịu, nói cây nghe, hát cây chung vui, không lời phán xét, không tiếng thở than. Mình được cây lá chấp nhận nguyên si cái bản thể vốn có của mình, không một lời chối từ.
Nghĩ thích thật. Hôm qua mới nghe các bạn báo cáo bài tổng kết. Là một đêm nhạc thật ấm áp. Sân khấu được trang trí bởi 2 dây đèn tròn giăng nối từ bên này sang bên kia. Đằng sau là chiếc bảng trắng bình thường được dùng để ghi chép trong các tiết học, nay được vẽ một sơ đồ chằng chịt những từ tiếng anh có liên quan đến sáng tạo. Một bình hoa to Yên cắm từ những cây cỏ ngoài vườn, chiếc ghế ngang, ghế dọc, đàn guitar, loa khe khẽ, và khán giả.
Không quay phim, chụp hình, mọi người tập trung theo dõi màn trình diễn của 9 tác giả - 9 chương trình nhỏ. Mỗi tác giả là một cá tính riêng biệt với sự vùng vẫy trong thế giới và không gian vũ trụ âm nhạc của họ.
Đêm qua, mình đặc biệt thích chị Miên và chị Hoà. Chị Miên có lối viết nhạc rất chân thật và giản dị, mỗi bài hát chị đều trải trong lời cả một câu chuyện của bản thân. Lời hát trong như suối đêm êm dịu. Bài Ngôi nhà nứt đôi, Chi ơi và chiếc khuôn bánh ngon, đây này, mình còn nhớ rõ ghê, nó ghim sâu chặt trong não mình luôn cơ. Bài hát có sự buồn, có sự thương, và cả vỗ về an ủi, chậm rãi thả ra cảm xúc theo giai điệu, kì diệu biết bao!
Còn chị Hoà thì đẹp gái thôi rồi. Mặc dù còn rụt rè những cái mình quý nhất ở Hoà là chị dám hát bài hát của mình mặc dù giọng hát vẫn còn một chút nhát. Dám , dám , dám. Tất cả mọi người đều nín thở để nuốt lấy giọng Hoà, lyrics và cả cái không gian chị vẽ ra nữa. Trân trọng vô cùng cái khoảnh khắc thiêng liêng đó.
Ngồi ở đây, mình cảm nhận thật rõ sự sáng tạo đang tuôn chảy cuồn cuộn ,ở đây, ở kia và ở chính trong tim mọi người. Ai cũng xịn, ai cũng là một món quà, và mỗi bài hát là một thành quả làm việc chăm chỉ đáng ngưỡng mộ. Nụ cười hiện trên môi, bàn tay chơi nhạc bay bay, ai cũng bay trên miền đất sáng tạo đầy hoa lá, con đường đã dọn sạch các blocks, giờ thì đi thôi.\
Anh Hà nói với chúng mình rằng, anh mong muốn được trẻ như xưa và hiểu biết như bây giờ. Trải nghiệm là điều quan trọng, ai cũng phải cần. Nó như một con dấu được khắc ghi vào trong mỗi người. Nhức nhối, thành sẹo nhưng lại thấm sâu rất lâu. Sự trải nghiệm có lẽ còn đến trong suy nghĩ, lắng nghe, quan sát, tràn trong giây phút. Giờ đây mình muốn nắm lấy mấy giây thời gian này trong lòng bàn tay thật chặt để không bị rơi mất.
Thương Tí hôm qua chia tay mọi người quá sớm. Tình đẹp khi tình còn dang dở, Tí liệu có vui không? Là niềm vui như thế nào vậy?
Tiếng chó sủa, tiếng xe chạy ngoài đường, tiếng bước chân ai đó đang đi qua trong bếp. Một chú sóc nâu vừa chạy ngang qua đây, chắc nó đang đi chơi, còn mình thì ngồi 1 cục ở đây viết free writing. Bỏ hết công việc để mà đi. Như bà Giang nói sợ rằng lỡ làn sóng covid thứ 2 mà quật hết mọi người chết hết thì cơ hội đâu để đi học nữa? Thế nên vậy đấy. Mình đi. Tre vẫn đón mình như là nhà. Hoà , Đậu, Nhím, Khải, Khuê, Đồng, Giang, anh Hà, Le le, Trinh vẫn còn nơi đó, tìm đến nhau như một thói quen.. 
Lòng yên lạ kì.
Đà Lạt, tháng 7/2020
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
keyhaz · 4 years
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
keyhaz · 4 years
Text
Mưa rồi cũng qua thôi.
1. Mưa rồi cũng qua thôi.
Chuyến đi bắt đầu dưới cơn mưa cuối hạ, từng giọt nước khổng lồ rơi rũ rượi từ trên trời xuống, trắng mù cả một khoảng không gian, nhưng dù sao thì cũng chẳng thể cản được chuyến đi chơi “xa” đầu tiên của chúng tôi. Chúng tôi ở đây bao gồm 7 người bạn học chung lớp cấp 3, thân sơ, cần một ngày nghỉ lễ ở đâu đó chỉ cần không phải là ở nhà. Nhờ Huyền, một căn homestay gần xịt đã được book ngay từ hôm trước, tôi tưởng tượng về một căn nhà nằm biệt lập trong một thung lũng nhỏ, nếu không có chuyện gì xảy ra thì một đêm trọn vẹn của chúng tôi sẽ lập loè bên ánh lửa, cùng nướng thịt và luyên thuyên cả đêm. Tất nhiên là đời có bao giờ như tưởng tượng đâu. Mưa đánh xáp lá cà cả tôi và Huyền, Converse xanh và giày da của hai đứa ướt nhẹp như mấy chiếc thuyền đắm, tất thì vắt ra được cả tá nước, chúng tôi ướt hết, chỉ có gà nướng và bia là an toàn trong vòng tay bảo vệ khô ráo.
Chuyện gì cũng phải có cách giải quyết, tất nhiên rồi, con người sống là để giải quyết vấn đề mà. Và thế rồi chúng tôi tập trung hết tại nhà Chi, sau đó cùng thuê một chiếc xe taxi đi chung để khỏi ướt. Tú vừa đến, chúng tôi nhanh chóng di chuyển ra xe cùng với rất nhiều đồ ăn, đón Chiến, rồi đón Nga, bon bon lên đường tới chiếc homestay gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời. (Cứ chốc chốc, mẹ tôi lại gọi, bảo về đi con, mưa to lắm, đi gì cho cực, nhưng mẹ nào đâu biết, tiền thuê nhà đã trả, và ngoài chuyện đi tới đó, chúng tôi không thể để phí đám tiền bỏ ra cho một ngày nghỉ hè hiếm hoi này được). Mà may đấy chứ, phần thưởng cho sự quyết tâm đi mưa thật là xứng đáng.
Tumblr media
2. Ngôi nhà ấm áp.
Vì mưa quá to, nên chúng tôi không thể vào đến nhà thung lũng, một phần do con đường đất khó đi, phần còn lại là do muốn tới đó phải qua một con suối, mà thật ra là chẳng ai muốn liều cả. Thay vào đó, chào đón chúng tôi là một căn nhà rất rất xịn, vừa đủ cho một đêm tuyệt vời. Kiểu lúc bước chân vào nhà, đã thấy vui vẻ rồi. Ngôi nhà gồm 3 phòng, 1 phòng ăn, 2 phòng ngủ cùng 2 wc nhỏ. Đi kèm là đầy đủ đồ dùng trong nhà, từ tủ lạnh, đàn piano, đàn guitar, cho đến mấy đồ dùng lặt vặt như chén đĩa, gia vị. Hạnh phúc quá đi chứ, nhất là các bạn gái, hình như Nga có nói “Ở đây còn đầy đủ hơn nhà tớ”. Hihi, tôi cũng nghĩ như vậy đấy. Rồi cũng nhờ thế mà ai cũng phấn khởi, dọn đồ ăn, bia, thịt ra. Gọn gàng, ấm áp, mỗi người một việc, yên bình thấy lạ.
Tumblr media
3. Mấy chuyện buổi tối.
Chiếc loa của Tú vang lên tiếng nhạc nhè nhẹ trong đêm, chúng tôi có một bàn ăn vô cùng sung túc, bên ngoài mưa nhẹ hạt. Tôi trông ra mặt hồ phía ngoài cửa kính, từng giọt nước chạm nhẹ mặt hồ thành những sóng nhỏ, thời gian dường như cũng nhỏ giọt như quang cảnh tôi đang chứng kiến. Lạnh khe khẽ, Tú thì che ô cho Nga nướng thịt, Huyền và Chi thì đang lúi húi dưới bếp cắt dưa leo dọn đồ ăn, Chiến cũng đang chạy vòng quanh lấy thịt nướng vào để cắt, tôi thì phụ trách bật nhạc mua vui cho các bạn. Thực lòng thì tôi cũng rất vui, hiếm khi nào có thể được tụ tập với bạn bè theo một cách chậm rãi yên tĩnh như thế này. Không gian như đang ôm chúng tôi vào lòng, vỗ về, tách chúng tôi ra khỏi cuộc sống đang tiếp diễn ào ào ngoài kia.
Tumblr media Tumblr media
“Và muốn là bạn nghĩa là phải cùng bỏ tâm tư thời gian để tìm hiểu nhau, chân thật với nhau.” Tôi đọc được trong sách của chị Phiên Nghiên câu này, mới vào sáng nay. Đúng rồi, đêm ấy chính là đêm mà chúng tôi cùng chia sẻ tâm tư và chân thật. Tôi thích cái cách ngồi trên bàn ăn cùng nói chuyện với nhau, uống bao nhiêu cũng sẽ chẳng thấy say, chỉ muốn xoáy sâu thêm vào câu chuyện của mỗi người. Rằng Huyền muốn có một tình yêu như thế nào, rằng Nga có đang hạnh phúc, rằng Tú có thấy vui trong cuộc sống này, rằng sao Đức lại đăm chiêu trong từng câu chuyện vậy, rằng Chiến ơi có nhiều tâm sự sao không chia sẻ cho chúng tớ, rằng Chi có đang băn khoăn điều gì không? Chuyện rằng...
4. Buổi sáng sẽ lại bình yên.
Tumblr media
Buổi sáng thì có nắng, chúng tôi thức dậy và chạm mặt nhau vào lúc 7h30. Tú, Nga và Chiến là những người dậy sớm nhất và nghe được tiếng chuông nhà thờ. Tôi thì uống nhiều quá, cộng thêm việc ngủ trên chiến thắng 5 ván bài đêm qua nên ngủ mê đến mức không nghe thấy gì. Ra phòng khách, nắng chiếu rộn ràng cả căn nhà, kéo tấm màn tím ra một chút là chạm ngay được vào tia nắng ấm. Được đánh thức bằng ánh nắng là điều tự nhiên nhất, và cũng khiến mình yêu không khí xung quanh mình một cách dễ dàng hơn bình thường.
Tumblr media
Tất cả chúng bạn lại làm ồn khu bếp, tiếng chửi nhau, tiếng lách cách của chén đĩa, tiếng ly cốc pha cà phê, tiếng nhạc khe khẽ, nghe có vẻ lộn xộn nhưng lại hoà hợp với nhau một cách lạ kì. Tôi quên mất kể tiếng cười đùa nhỉ, chính tiếng cười đùa của bọn tôi đã làm sống dậy ngôi nhà, ghê hông, nhưng chắc chắn là vậy đấy.
Tumblr media
Chúng tôi lại cùng nhau ăn sáng, cùng nhau đi dạo, khu vườn đầy hoa sáng lên, khuôn mặt chúng tôi cũng sáng lên, trong ánh nắng, và trong hân hoan tình bạn.
Tumblr media Tumblr media
Biết ơn, vì các cậu đã giành thời gian, cùng với nhau, qua cơn mưa, đón nắng sớm. 
6.9.2020
1 note · View note
keyhaz · 4 years
Text
Phần kí ức đó, luôn đẹp, dẫu chuyện gì có xảy ra.
Ngày 25/4/2020, 
 Bỗng nhiên, một người bạn lâu năm gọi điện cho mình vào sáng sớm, thằng Thanh. Tưởng như những người bạn khác, nếu tới Gia Nghĩa sẽ gọi cho mình để đi cà phê nói chuyện thăm hỏi nhau, thằng Thanh gọi mình với một lý do kì lạ, đêm qua nó mơ thấy mình. Bất ngờ. 
Thằng Thanh bảo, “tao mơ thấy mày, mở mắt ra tự nhiên lòng tao buồn buồn. Rồi định gọi zalo, nhưng lần cập nhật cuối cùng của zalo là vào năm 2017, rất lâu rồi, vậy là quyết định gọi fb”. 
Nó hỏi:" Mỗi lần mày vào zalo, nhìn lại những kỉ niệm đã có, rồi rời đi, mày cảm thấy sao?", mình không rõ lắm với câu hỏi của thằng Thanh, vì vốn dĩ zalo không phải là kênh thông tin cũng như chia sẻ chính của mình với bạn bè, rời xa nó, cảm giác cũng ổn thôi. 
 Có lẽ, nó đang hỏi, mình rời xa kỉ niệm với chúng nó thì mình cảm thấy sao? 
 Thanh là một trong những người bạn mình chơi rất thân vào những năm cấp hai, bọn mình chơi nhiều với nhau kể từ khi cùng học chung đội tuyển casio, đội tuyển toán thầy Linh. Vui lắm, học chung, ăn chung, uống nước khoáng chung. Thằng Thanh là đứa rất thông minh, cả hai anh em nó hơn kém nhau 1 tuổi và học chung 1 lớp, khéo sao, hai đứa đều thiệt dễ thương, cái dáng tròn tròn mũm mĩm, và trắng nữa. Lần đầu tiên mình trông thấy thằng Thanh trong cuộc đời, là vào năm học lớp lá ở mẫu giáo, nó mặc cái quần đùi trắng, áo đỏ, mũm mĩm như một cục bông đáng yêu, mình đã đổ rầm dưới sự đẹp trai của nó, và crush nó trong vòng vài ngày. Mắc cười ghê ha, nếu nói vậy thì tính ra nó là tình đầu của mình đó, tình đầu con nít. Học chung với nhau từ lớp 1 đến lớp 10, chúng mình có một tình bạn thật đẹp trong nhóm, mình với nó thì không thân lắm, nhưng vẫn có nhiều kết nối và kỉ niệm đẹp, mấy cái hình ảnh hiện ra trong đầu bây giờ vẫn rõ nét lắm. 
 Năm lớp 9 là năm học tuyệt vời nhất mà mình có với tụi nó, mấy lúc học mệt ra uống nước khoáng chung ở cái quán tạp hóa nhỏ cạnh nhà thằng Hùng, học casio tối muộn về thì đi cạnh nhau để ngắm bầu trời đầy sao, kề cạnh mấy đứa, ấm áp, hạnh phúc. Tình bạn chưa bao giờ đẹp đến thế, tình bạn tuổi mới lớn. Năm lớp 10, mình chuyển đi, bọn mình bỏ nhau giữa một dấu mốc của cuộc đời. Bọn mình cũng đứng ngoài đường giữa bầu trời đầy sao, nhưng là một cái ôm chia tay, bọn nó khóc, mình cười. Hồi đấy chẳng hiểu sao mình ngu ngốc nghĩ chuyện chuyển đi là thứ gì đó rất vui và ngầu ấy, khi bỏ lại đằng sau là hàng tá những con người thương nhớ mình, còn mình sẽ được ở một mình, thương nhớ bọn nó, cái suy nghĩ ngu si quá, rồi tự làm tổn thương nhau bằng cái ý tưởng là ơ kìa, vậy là chúng mình sống tốt và không cần nhau nữa. 
 Cuộc điện thoại kéo dài 8 phút, mình chưa xem lại, mình nghe giọng thằng Thanh bé bé ở đầu dây bên kia, nghe thấy nó đã lớn, và mỏng manh, ừ cái sự mỏng manh như sắp đứt, phía nó yên tĩnh đến nỗi, còn nghe được cả tiếng chim ríu rít trong lành. Vậy thì tốt, ở nơi ấy trong lành, trong xanh. 
 "Thỉnh thoảng tao vẫn tâm sự với mấy đứa bạn tao về mày" 
"Tao nói cái này nhé: Tao xin lỗi" 
 Mình không hiểu nó thực sự muốn nói gì, là nó nói hay là cái tâm hồn trong giấc mơ xa xăm vào tối qua tìm đến mình. Cái quãng thời gian tươi đẹp thấm đẫm vào tim giờ đã thay bằng cuộc đời trần trụi cuồn cuộn cuốn vào người. Có lẽ cái sự khó thở của hàng vạn hạt không khí vây quanh là xúc chất đưa tâm trí tìm về nơi tươi đẹp nhất mà nó hằng nhớ, rồi buồn không nguôi khi viễn cảnh kết thúc. Và mình, ít nhiều, chính là một phần quan trọng trong tổng thể bức tranh, nếu không có mình thì bức tranh không hoàn hảo chăng? Và giấc mơ quay lại để bù đắp cho sự thiếu sót đã nằm yên trong quá khứ? 
 "Tao cảm ơn nha, vì đã gọi cho tao" 
 Mình kết thúc cuộc gọi. Phần kí ức đó, luôn đẹp, dẫu chuyện gì có xảy ra. 
1 note · View note
keyhaz · 4 years
Text
ngày 6: Kí ức tuổi thơ 
Bể nước - ủy ban 
Hồi chúng tôi còn nhỏ, cứ đến đầu hè là hầu như các giếng nước (giếng đào) ở xóm đều lần lượt cạn nước, vậy nên muốn có nước dùng cho sinh hoạt gia đình đều phải đi xách về từ bể nước trên Ủy ban. Nhà tôi nằm ngay trước cổng ủy ban huyện, ở đó có 1 cái giếng khoan lúc nào cũng đầy ắp nước, gần khu tập thể, họ xây 1 cái bể to để cho mọi người dùng chung. Kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mấy đứa trẻ trong xóm gắn liền với cái bể đó. 
Mùa hè thì rất nóng, mà nóng thì cần tắm thật sạch sẽ, lúc đó tầm 6, 7 tuổi, mấy buổi trưa cứ tầm 12h, tôi lại đội một cái thau nước to trên đầu, rủ thêm hai đứa sinh đôi hàng xóm là Đen và Trắng, xách đồ qua ủy ban tắm. Vui ơi là vui, 3 đứa thay nhau dội nước mát lên người trong cái trời nắng chang chang, có lúc còn chọi nước nhau bằng mấy cái ca, cười ngất. Tắm xong thì núp vào bụi, thay phiên canh cho nhau thay đồ, nghĩ lại cùng thấy mình vô tư thiệt, con nít cứ làm những gì mình thích, thời đó cũng chưa có nhiều chuyện đáng sợ và đáng lo như bây giờ, nên vẫn thoải mái bay nhảy vô lo. 
Giờ lớn rồi, bể nước vẫn còn đó nhưng ai cũng đã đi thật xa ... 
0 notes