Tumgik
#bất hợp pháp
anhlac-85 · 2 months
Text
hhơn10 năm sông ở nước Đức hôm nay mình chia sẽ lại cho các bạn và các em qua video ngắn này . Nếu như bạn đang có ý định sang đức học tập thì bạn nên tham khảo để có thể thông tin cho bản thân nhé
youtube
1 note · View note
33winlink · 2 years
Text
cac-buoc-tai-app-nha-cai-33win-don-gian
Tumblr media
0 notes
baominhland · 2 years
Text
Mức phạt 100 lần số tiền đặt cọc mua bán bất động sản có hợp pháp?
Mức phạt 100 lần số tiền đặt cọc mua bán bất động sản có hợp pháp?
Khi một bên vi phạm hợp đồng đặt cọc, nếu các bên không có thỏa thuận thì bên phá vỡ hợp đồng phải bị phạt cọc bằng 1 lần giá trị đặt cọc. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Ảnh minh họa: Luatvietnam Trong giao dịch nhà đất, trước khi ký hợp đồng mua bán, bên mua và bên bán thường ký hợp đồng đặt cọc. Thông thường, hợp đồng sẽ đề cập nội dung: Nếu đến hạn ký hợp đồng mua bán, nếu bên bán…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thanbai88 · 2 years
Text
dealer-la-gi-tai-sao-dealer-lai-la-cong-viec-duoc-san-don-hang-dau
Tumblr media
0 notes
karoline-son · 1 month
Text
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng: “Có những điều thầy mong các con nên ghi nhớ: 1. Đừng cố gắng chen chân vào bất kỳ tổ chức tôn giáo, thế tục nào để dành cho mình một cái ghế hay chỉ khẳng định đời tu mình bằng học vị. Những thứ ấy là nguyên nhân của sự sa đọa vì xem trọng danh lợi. Đối trước sanh tử. Con không thể lấy bằng cấp hay địa vị ra trình với Diêm Vương. 2. Đừng giao du với quan chức, mà hãy hướng dẫn họ tu tập. ''Sa Môn bất kính vương giả ''. Nếu trái lại, con sẽ rơi vào cảnh tranh chấp kết quả là “cây ngã, bìm khô”. 3. Đừng lệ thuộc vào sự cúng dường của tín đồ Phật tử. Phải giữ lòng tự trọng trước những nhà giàu có. Vì lòng đại bi mà nói Pháp cho họ nghe. Chớ để cho danh, lợi, ái kiến cám dỗ. Muốn tồn tại phải biết tự lực. 4. Đừng ham chùa có đông đồ chúng, nên lấy lục hoà làm trọng. Đông người mà không tu tập sẽ dẫn đến phe phái tranh chấp. Ngoại đạo trà trộn vào con không kiểm soát được. Tốt nhất nên ẩn cư. 5. Đừng biến chùa thành cơ sở từ thiện có quy mô lớn. Muốn làm từ thiện thì bản thân phải có Đạo lực mới có thể chiến thắng được mãnh lực đồng tiền. Đừng vị cái lợi thế gian mà quên hẳn đường về... 6. Đừng biến chùa thành khu du lịch, đông người đến sẽ ô hợp mất thanh tịnh. Chỗ nào có lợi ích là chỗ đó sẽ bị chiếm hữu. Hãy cố gắng gầy dựng ngôi chùa thành một đạo tràng thuần tuý tu học. Còn những việc khác con phải xem là thứ yếu! 7. Đừng biến chùa thành nghĩa trang và cả đời con chỉ loanh quanh trong việc độ đám. Đạo Phật là để giác ngộ và đem lại hạnh phúc cho chúng ta ngay trong thực tại. Hãy dạy cho Phật tử thấy rõ lý vô thường, vô ngã để buông xả bám chấp. Riêng con đừng lấy phương tiện làm cứu cánh.
31 notes · View notes
bongsuvn · 11 months
Text
Tumblr media
Art by Not A Starchild
SAPPHISM ON TIÊN DU MOUNTAIN
(Tiếng Việt ở dưới)
In Abbreviated Records of An Nam, the author Lê Tắc wrote:
“Tiên Du Mountain: there was a huge rock with waves of lines like a chessboard. Legend has it that there was a fairy who played chess here in the past. Later, girls who collected firewood often came here to sleep with each other on this rock, so the rock fell and cracked.”
In the original text, 野合 was used, which meant to perform sexual intercourse in secret, to perform adultery, or to have an illegal marriage. This was one instance where such a term was used without any mention of a man. Could this mountain be, at some point in Vietnamese history, a sapphic haven?
==================
BÁCH HỢP TRÊN NÚI TIÊN DU
Trong sách An Nam chí lược 安南志略 thời Trần của Lê Tắc 黎崱 có chép:
“Núi Tiên Du: có hòn bàn thạch, dợn có đường gạch như bàn cờ, tương truyền ngày xưa có tiên đánh cờ ở đó. Sau này, bọn con gái đi hái củi thường đến dã hợp ở trên đá này, nên hòn ấy đổ xuống và nứt vỡ.”
(仙遊山:有磐石,隱然楸枰紋,昔傳仙奕於此。後樵女野合其上,石覆且裂。)
Dã hợp có ý nghĩa tư thông ăn nằm với nhau, hoặc đám cưới bất hợp pháp. Đây phải chăng là nơi các duyên gái tụ tập?
__________
Tham khảo: zh.m.wikisource.org/zh/安南志畧
55 notes · View notes
bacxiunhieusua · 1 year
Text
Tumblr media
070123
Mình không nghĩ, mình sẽ tóm tắt lại năm 2022 bằng những con chữ, vì mỗi chuyện đi qua, mình đã dành cho bản thân một khoảng thời gian ngắn dài vừa đủ để có thể nhìn tổng thể rằng mọi thứ đã mở đầu, diễn ra và kết thúc ra làm sao.
Năm 2022 là lúc căn bệnh trầm cảm của mình trở nên rất nặng, mình áp lực rất nhiều, căng thẳng rất nhiều và kiệt sức rất nhiều. Giai đoạn đó hầu như đều do gánh nặng về kinh tế và công việc đè lên. Cũng là lúc chứng rối loạn tiêu hoá của mình xuất hiện.
Mình không nhớ, mình đã khóc, đã mệt mỏi, đã chọn từ bỏ biết bao nhiêu lần trong khoảng thời gian ấy. Và giải pháp cho mọi nỗi đau dày vò tinh thần mình, là kế hoạch mình sẽ tự tử sau khi hoàn thành bằng tốt nghiệp Đại học, để ba mẹ mình được đi dự lễ, mình có thể hoàn thành điều mà mình có thể hoàn thành vào lúc đó.
Trước biểu cảm khó hiểu của bạn mình, mình cảm thấy rất vui và nhẹ nhõm, mình dường như đã tìm ra được chìa khoá cho mọi vấn đề đang xảy ra. Những lúc đó, mình biết là mình chẳng có thể nói ai được về dự định của chính mình, vì đối với họ, cái chết là vô nghĩa, là điều gì đó không nên và không được xảy ra, là bất hiếu, là cái tội. Họ bảo mình không phải là quá khổ, vậy mà sao tâm hồn mình lại đầy nỗi đau như thế cơ chứ.
Ừ, thì làm gì có ai mà không muốn được hạnh phúc, được nhẹ nhõm, ngủ ngon và vui vẻ qua mỗi ngày đâu chứ. Vậy mà tinh thần mình lại bị bệnh như thế đấy mà kẻ bị bệnh, chỉ muốn hết đau, hết khổ chứ chẳng còn tâm sức đâu để mà nghĩ đến đúng sai và nên hoặc không nên. Mình chỉ muốn được giải thoát. Mình chịu hết nổi rồi.
Vậy rồi mọi chuyện u uất cũng tốt đẹp hơn phần nào, đến ngày mà nhắc nhở của mình báo mình về kế hoạch mình đó. Mình chẳng còn muốn ra đi nữa, khoảng thời gian ấy, mọi thứ dường như trở nên tuyệt vời và đẹp đẽ hơn rất nhiều. 1-2 lần đã tự hỏi chính mình rằng, nếu biết vậy thì lúc đó có đau khổ thế không? Mình bảo không, vì nhờ có thế mà bây giờ mình mới thấy mình hiểu được thế nào là hạnh phúc.
Vòng tròn bạn bè của mình thu hẹp lại, mình vẫn quen biết nhiều người, nhưng không còn duy trì giao tiếp hay trao đổi thường xuyên. Tệp bạn bè của mình hay chia sẻ cũng còn lại rất ít. Mình không thấy tiếc, không thấy buồn, vì mình biết mình và họ không hợp, không hợp trong khoảng thời gian đó. Và hiện tại họ đều bình an, chỉ thỉnh thoảng mình vẫn quan tâm một cách lặng lẽ như thế.
Mình không một mình, nhưng mình cô đơn.
Mình tìm đến cồn rất nhiều trong năm qua, những bữa tiệc thâu đêm đến sáng không nhiều cũng chẳng ít. Những hôm một mình với lon bia, tự uống say tự khóc rồi vùi mình vào gối mà ngủ cùng nước mắt và vô vàn câu hỏi vẩn quanh trong đầu.
Năm nay mình khóc ít hơn, nhưng mỗi lần khóc thì rất lâu. Có vẻ việc khóc với mình không còn dễ dàng nữa. Lúc xảy ra chuyện, bên trong mình đầy nặng nề, đầy ấm ức, đầy mệt mỏi. Vậy mà làm mọi cách cũng chẳng thoát ra được. Nhưng sau đó vài ngày, vài tháng, chỉ cần một tác động nhỏ thôi, trái bóng căng bên trong mình sẽ vỡ tan ra, và mình nằm khóc, lúc thì khóc oà lúc thì khóc trong rấm rức, nhưng điểm chung đều là, mình không kiểm soát được việc khi nào mình sẽ ngừng khóc lại, cả người mình nấc lên, mắt mờ đi và thấy đau trong lòng rất nhiều.
Tình trạng viêm của cơ thể mình rất nặng, nó dễ viêm ở khắp mọi nơi nó muốn. Và mình trải qua nó một mình, cùng với thuốc. Kháng sinh, giảm đau và mọi cách có thể giúp mình quên cơn đau, mình đều thử. Có một số lúc mình sẽ hiểu lí do vì sao, nhiều lúc cũng chẳng hiểu làm sao có thể viêm nặng như thế.
Mình sợ ăn dù bản thân mình là đứa không thích gì ngoài được ăn ngon. Bởi vậy nên mình thấy mình vô hại. Nhưng mà giờ mình không dám ăn no, ăn ngon cũng không thấy ngon nữa, tiêu hoá thì tệ, có những lúc mà mình chỉ muốn uống nước để qua ngày. Mình ăn mình cũng đau mà không ăn mình cũng đau. Mình biết mình cần đi khám, nhưng mình cũng sợ. Sợ đủ điều. Có lẽ mặt tích cực duy nhất từ chuyện này, là mình tập cách ăn chậm hơn, nhai kĩ hơn, và chỉ có thế mà thôi.
Năm qua, là năm đầu tiên sau khi chia tay, vì mình độc thân nên cũng trải nghiệm rất nhiều thứ, mình gặp gỡ nhiều, nói chuyện nhiều, lắng nghe nhiều. Mình không dám nhận kiểu đàn ông nào mình cũng gặp, nhưng nó không phải là ít. Sau mỗi lúc vui là những lúc nỗi đau dội về, mình chọn, nên mình chẳng mảy may chối bỏ nó hay hối hận về bất cứ quyết định nào. Lắng nghe câu chuyện của mọi người thật sự rất đáng quý.
Bạn người yêu cũ sau khi nói chuyện lại với mình, không dưới 3 lần bạn cứ bảo mình bây giờ đã trưởng thành, đã có nhiều niềm vui hơn thay vì chỉ có bạn, và nhiều điều khác. Ừ, thử nhiều cái thì mới biết mình có thể vui vẻ đến mức nào.
Thật sự, mình là kẻ tiêu cực trong chuyện tình cảm. Cả với người mình thích và với cả người thích mình. Mình nhận ra rằng, mình chối bỏ mọi thứ đến với mình. Nhưng lại hay chọn nỗi đau lên bản thân. Mình bảo, thấy đau thì mới là thấy đang sống. Cảm giác hạnh phúc vui vẻ quá thì lại ảo diệu vô cùng. Thời gian để vượt qua mỗi khúc chuyện đều khác nhau, có nhanh có chậm, nhưng mình đều để lại cho mình một bài học. Và vì thế nên suy nghĩ và từng lời nói của mình cũng trở nên khác hơn rất nhiều. Một bạn đã nói với mình, em lý trí quá nhỉ. Ừ, có kẻ nào bị vứt bỏ mà không dùng lý trí đâu, đã tỉnh táo như thế mà còn bị như này cơ mà.
Mình sẽ không thể nói chi tiết về tất cả những người đàn ông mình đã gặp trong năm qua. Vì mình cảm thấy cũng không cần thiết nữa để mà nhắc lại. Vốn cho cùng thì mình cần thương chính mình và tử tế với bản thân mình hơn. Nhưng mình đã thử, thử rồi mình mới biết điều mình muốn làm có đúng hay không. Thay vì hối hận, thì cứ nên trải nghiệm một cách an toàn. Ít ra là mình cũng có kinh nghiệm cho mọi người xung quanh mình. Nói là vậy chứ giờ họ muốn thử mình cũng đâu thể ngăn cản được ai. Nhưng lời chia sẻ của một kẻ từng trải sẽ không đem lại cảm giác sáo rỗng và xa cách.
Như cái cách mà mình chơi vơi lẻ loi giữa hàng trăm lời khuyên của tất cả. Vì không là mình, không trải qua thì không hiểu được.
Mình từng nghĩ mình sẽ kể cả những chuyện vui buồn đan xen ở đây, vậy mà theo lối cũ, mình vẫn toàn đem những bản tối của chính mình để mà than thở. Và vì thế nên mình yêu Tum vô cùng, dù đôi khi mình muốn xoá luôn tài khoản và tìm một nơi mới. Mình vẫn có những câu chuyện vui vẻ và tích cực tràn đầy, mình vẫn tươi tắn và hát ca yêu đời cùng những lúc hạnh phúc của bản thân. Nhưng không phải ở đây, mà là một nơi khác.
Mình sẽ không dùng đến cồn nữa, không chủ động dùng, không tìm đến nó. Dù thật sự có nó mình dễ khóc oà và ngủ ngon, có nó thì nỗi đau mình được rút ngắn lại.
Mình sẽ không thử bản thân mình quá nhiều, sẽ không làm tổn thương nó nữa. Mình muốn tốt với chính mình hơn một xíu.
Có lẽ mình sẽ recap một lần nữa năm 2022 về những điều vui. Nhưng có thể cũng sẽ không có. Ừ!
80 notes · View notes
lantanidholmi · 1 year
Text
Vợ tôi không thích đeo nhẫn, có một lần đã đem hai chiếc nhẫn kim cương đặt trên bệ cửa sổ, bị dì dọn vệ sinh lau chùi rồi quét vào sọt rác ở kế bên luôn.
Ngày hôm sau, vợ tôi đem túi rác đi bỏ.
Qua một tuần mới nhớ đến mấy chiếc nhẫn, hỏi dì dọn vệ sinh, rồi tức tốc chạy đến thùng rác ở tiểu khu lục tìm.
Làm sao tìm được chứ ?!
Hai chiếc nhẫn kim cương, một chiếc 26 phân, một chiếc 50 phân, tổng giá trị hơn 103 triệu.
Vợ tôi lo đến phát cáu, tôi an ủi em: 'em không thích đeo nhẫn, lỡ làm mất thì thôi...'
Em ngạc nhiên: 'Vì sao anh không giận ?'
'Vì sao anh phải giận?'
'Mẹ em làm rơi một cái chén, đều bị bố em mắng. 'Đồ con lợn, không biết sử dụng đầu óc mà tay chân lại còn vụng về.'
Tôi bỗng nhiên hiểu được, hóa ra trong mắt em, đồ vật mà bị thiệt hại thì nhất định sẽ bị mắng.
Em rất bất ngờ khi tôi chẳng nói gì!!
Bởi khi tôi còn nhỏ, trong nhà có đồ gì đó bị phá hư, người trong nhà cũng chưa từng mắng chửi nhau.
Hồi học cấp 2, tôi chơi bóng rổ có phá hỏng lưới bóng rổ của trường, phải đền tiền, bố mẹ không mắng tôi.
Mẹ tôi chiên đồ ăn, dầu ăn văng trúng tay mẹ, nóng quá nên lỡ tay làm rơi cái tô vỡ vụn, thức ăn vương vãi khắp nhà, bố tôi không mắng mẹ, chỉ chạy thật nhanh lấy thuốc trị bỏng.
Kỹ năng thân mật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự tương tác của bố mẹ được con cái nhìn thấy, khắc ghi trong lòng, và trở thành kỹ năng thân mật của họ, sau khi kết hôn,họ sẽ sử dụng các phương pháp tương tự để hòa hợp với bạn đời và con cái.
Vợ chồng yêu nhau, tôn trọng nhau thì mới tu cho con cái tính thân mật cao, sau này trở thành vợ thành chồng của người ta cũng sẽ bao dung lỗi lầm cho nhau, sẽ ân cần quan tâm chăm sóc nhau.
Vợ chồng tính toán chi li, cãi vã suốt ngày sẽ khiến những đứa trẻ có kỹ năng thân mật thấp, sau khi kết hôn, nếu vợ hay con cái mắc sai lầm, họ sẽ rất dễ giận dữ.
Một cái màn hình bị phá hỏng, chỉ mấy trăm ngàn sửa chữa, thì mấy ngày sau lại xài được rồi.
Nhưng sẽ mất bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm để sửa chữa một mối quan hệ đã bị rạn nứt? ♥️
Tumblr media
107 notes · View notes
muathang6 · 10 months
Text
Theo Phật Giáo, cái được gọi là chúng sinh gồm hai phần, danh và sắc, và hai phần này luôn luôn biến đổi trong chấp nhoáng. Ngoài hai yếu tố tổng hợp ấy, không có một linh hồn trường cửu hay một thực thể bất biến. Cái được gọi là "Ta" cũng là một ảo tưởng. Cũng như ngay trong hiện tại, không có một cái "Ta" trường cửu hay một chúng sanh không biến đổi, không cần phải nói rằng không có một cái "Ta" hay một linh hồn ở Niết Bàn.
Tumblr media
Sách Thanh Tịnh Đạo dạy:
Chỉ có trạng thái khốn khổ, không có người khốn khổ,
cũng không có người hành động, không ai hết, ngoài trừ sự hành động.
Có Niết Bàn, nhưng không có người tìm Niết Bàn.
Có con đường, nhưng không có con người đi đến đó.
- Sách Đức Phật và Phật Pháp | Narada Maha Thera
26 notes · View notes
nguyet-quang · 5 months
Text
Bảy Kiết Sử
Kiết Sử (hay Kết Sử): là sự ràng buộc, sai khiến chúng sanh, khiến chúng sanh toan tính, hành động không đúng với chánh Pháp và mãi chịu luân hồi sinh tử.
ÁI
Điều đầu tiên này nghe không giống như một kiết sử. Đúng ra nghe nó còn có vẻ như một điều gì khá tốt. Dĩ nhiên cũng tốt nếu ta có sức lôi cuốn đối với ai đó, nhưng chớ lầm tình cảm yêu thương với sự bám víu, chấp chặt, vì đó chính là nguồn gốc của bao phiền não - đó là vấn đề mà ta thường phải đối diện khi ta yêu ai đó, nhưng không hiểu rằng tình yêu là một chức năng của con tim. Thay vào đó, cái mà ta gọi là tình yêu là cái mà sự hấp dẫn, lôi cuốn ngay lập tức biến thành sự bám víu với ước muốn được chiếm hữu, và sự lệ thuộc vào việc đối tượng của tình yêu của ta có đáp trả lại sự chiếu cố của ta không. Chúng ta không thể sống mà không có sự hiện diện, quan tâm, và lòng chung thủy của họ.
Loại tình thương này luôn bị sợ hãi làm hoen ố và sân hận phủ mờ. Sợ hãi, sân hận có cùng những đặc tính tiêu cực: vì chúng ta không thể thật sự yêu những gì ta sợ, mà chính là những gì ta sợ có thể đem lại sân hận cho ta. Chúng ta sợ phải mất người ta yêu. Nói như thế không có nghĩa là ta ghét họ: chúng ta chỉ ghét cái ý nghĩ phải mất họ và tình yêu của họ.
Một khi chúng ta đã chọn lựa một hoặc hai người (trong sáu tỷ người trên trái đất) để yêu, thì dường như họ cũng phải yêu trả lại ta. Nếu điều đó không xảy ra, hay nếu ta không giữ được họ, do họ chết, hay vì họ thay đổi quan điểm, đối tượng để yêu, ta coi đó là một bi kịch. Nhưng đó không phải là cách hiểu đúng vế ý nghĩa của tình yêu hay cuộc sống, và không đúng với giáo lý của đức Phật.
Mấu chốt của tình yêu và cuộc sống là để phát triển hơn nữa khả năng yêu thương của trái tim ta. Cũng như là tri thức thì được huấn luyện bằng sự nỗ lực nắm bắt các dữ liệu, trái tim cũng cần những cơ hội để phát triển, và bất cứ nỗ lực để thương yêu nào cũng giúp cho trái tim được trưởng thành. Mục đích duy nhất của trái tim là để thương yêu, nhưng nếu chúng ta chỉ áp dụng điều đó với một người, một số trường hợp ta chọn lựa, thì ta đã làm cho khả năng phát triển của trái tim bị hạn hẹp, và tự xây những bức tường quanh ta để giam cầm bản thân.
Khi ái kết hợp với chấp, thì sự tiến hóa của cá nhân đó bị cản trở vô cùng. Chấp là đeo bám người ta - thường chỉ là một người - và điều đó cản trở khả năng yêu thương của ta được phát triển, trong khi khả năng đó lý ra phải là vô điều kiện thì nó mới có thể tự do phát triển. Khi không có điều kiện, chúng ta sẽ không còn chọn lựa người nào đó để yêu thương, như là họ phải dễ thương, họ sẵn lòng yêu thương ta hay họ là người đã thương yêu ta trước.
Tất cả những điều kiện trong tình thương yêu chế chính tình thương của ta. Dầu hạn chế như thế, loại tình thương này lại đưa đến bao tấn bi kịch trong đời sống hằng ngày, bao nỗi sợ hãi, bao xáo trộn không ngừng trong tâm hồn ta, và nó sẽ không bao giờ có thể giải phóng được con tim ta. Giáo lý của đức Phật là giáo lý để giải thoát mọi khổ đau. Qua sự thực hành các giáo lý này, đời sống của ta mỗi ngày đều được deã chịu hơn, nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, không phải là trọng tâm của Phật giáo. Để có thể hoàn toàn hiểu rõ được ý nghĩa của các giáo lý, chúng ta phải hoàn toàn chuyển đổi cách suy nghĩ thông thường, và vun trồng khả năng yêu thương của ta là một phần trong quá trình chuyển đổi này. Điều này không thể tự động xảy ra, mà ta phải coi mọi giao tiếp với người như là những cơ hội để ta huân tập, rồi bắt đầu thực hành trong những hoàn cảnh này.
Cơ hội tuyệt vời là khi ta phải đối đầu với những người ta thấy khó ưa nhất, vì ta có thể phát triển tình thương yêu trong một sự liên hệ không phải lệ thuộc nhiều vào các điều kiện, và tất cả những thứ gì khác mà ta cần để ươm mầm cho tình yêu thương sẽ tự động từ đó tuôn trào. Điều này lúc đầu có thể khó thực hành, nhưng chúng ta sẽ không phải quá khó nhọc nếu như ta đã tập luyện cho mình tánh quan tâm, lo lắng đối với những người mà ta chỉ có mối liên hệ bình thường. Dĩ nhiên là yêu thương người ta có lòng ưa thích sẽ không khó khăn gì, nhưng để tập yêu thương người mà bình thường ta cũng chẳng hứng thú gì thì đó là một việc đáng thực hành. Cuối cùng ta còn phải thực tập yêu thương những người mà ta không cảm thấy ưa thích. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng làm việc đó, thì trong tận cùng sâu thẳm, chính là ta tự làm tổn thương bản thân và trái tim ta sẽ không bao giờ được yên ổn.
SÂN
Kiết sử thứ hai, sân, phát khởi từ sự thiếu khả năng thương yêu không giới hạn của chúng ta. Phần đông chúng ta không mong đợi một cuộc sống không có sân hận, nên ta cảm thấy quá phiền phức khi cố gắng chế ngự chúng – vì dầu sao khi sinh ra đời là ta đã mang theo bao sân hận, nếu không ta đâu có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, sân hận ở đây bao gồm căm ghét, ác ý, giận hờn, và các tình cảm này có những ảnh hưởng rất tiêu cực. Dầu tình cảm tham ái suy cho cùng cũng tai hại không kém, nhưng tình cảm sân hận này có ảnh hưởng độc hại hơn đối với chúng ta.
Phần đông chỉ cố gắng dẹp bỏ những tình cảm xung đột của họ khi chúng đã bành trướng lên thành giận hờn, căm ghét, và thường được thực hiện không đúng cách, bằng cách tránh mặt người khiến ta cảm thấy khó chịu. Đây là một hành động khó thể thực hiện, vì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn toàn trốn tránh những hoàn cảnh khó xử, kể cả việc phải gặp gở những người khó chịu. Trốn tránh họ không phải là giải pháp; chạy trốn vấn đề không phải là cách giải quyết vấn đề. Cũng có những lúc ta bó buộc phải lùi bước trước những tình huống quá sức chịu đựng của ta. Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, ta phải tự thú nhận rằng ta không có khả năng thương yêu, trong mọi hoàn cảnh, hơn là viện cớ rằng vì ta không thể chịu đựng nổi người kia. Đó là sự thất bại nơi chính bản thân ta, không phải ai khác hơn.
Tất cả đều xảy ra ngay nơi tâm ta. Ta không cần một nơi chốn đặc biệt nào cho cuộc sống tâm linh, không cần y áo đặc biệt nào, không cần ngôn ngữ bí truyền nào. Chúng ta cần biết rằng tất cả tùy thuộc vào ta, rằng hoàn cảnh, trạng thái, tha nhân và ngoại cảnh, không là gì hơn là những chất kích hoạt. Chỉ khi nào ta nhìn ra được như thế, ta mới có thể cất bước trên con đường tâm linh, trái lại khi nào ta còn thấy thế giới quanh ta đáng trách, thì ta không thể tu tập được. Mong đợi người khác thay đổi tốt hơn căn bản là tự đánh lừa mình, vì cuối cùng thì ai cũng làm những gì họ nghĩ là đúng theo quan điểm của họ, không phải của chúng ta.
Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp phải một hoàn cảnh khó xử, đều cố gắng thoát ra khỏi đó, nhưng nếu ta đang thực hành theo một con đường tâm linh thì ta chỉ bỏ cuộc sau khi đã nhiều lần cố gắng thương yêu, hoà giải với một người hay một nhóm người nào đó mà không thành công. Lúc đó ta sẽ hiểu rằng sự bực bội, căm ghét, tranh chấp là mảnh đất để ta tu tập, và những người liên quan chính là các vị thầy của ta. Họ giúp ta khám phá ra những gì đang diễn ra trong nội tâm ta.
Chúng ta sẽ hoàn toàn đánh mất sự tự do ngay khi ta để mình bị vướng mắc trong các xúc cảm của mình - dầu đó là tham hay sân. Chúng ta sẽ không có tự do nếu để tham trói buộc hay sân chế ngự – và cuối cùng thì hai loại phản ứng này sẽ đi chung với nhau, vì cả hai chỉ là biến tướng của sự bám víu, cố chấp. Càng có nhiều những quan điểm cá nhân, ta càng chất chứa nhiều xung đột trong nội tâm. Trái lại, càng tách biệt khỏi sự bám víu, cố chấp, chúng ta càng có thể phát triển tình cảm thân thiện, tương trợ đối với người.
Sự đối nghịch tích cực của sân là từ bi, và Đức Phật đã mạnh mẽ khuyên chúng ta vun trồng tình cảm đó đến với mọi chúng sanh qua thiền quán từ bi (metta bhavana).Trước hết, đức Phật khuyên ta nên coi mọi nghịch cảnh, sự đối đầu với người như một cơ hội để tu tập. Mỗi ngày, từ sáng đến tối, chúng ta đều có cơ hội để xem người khác như thầy của mình, bất cứ khi nào ta giao tiếp và đối xử với họ với lòng từ bi; chúng ta luôn có cơ hội để hành động với trái tim thương yêu, không bám víu.
Tình thương yêu của ta bị cản trở bởi thành kiến, chỉ trích, so sánh và phán đoán, dầu chắc chắn rằng mục đích sống của nhân loại không phải là để đảm nhiệm vai trò của một quan toà, để phán xét bản thân hay người khác. Nhưng thực tế là chúng ta thường phán đoán người khác, do đó ta cần phải tự khẳng định với mình rằng hành động đó chỉ là một sự lãng phí thời gian, năng lượng và cản trở sự phát triển của một trái tim yêu thương.
Thật thú vị khi đức Phật so sánh sân hận với sự rối loạn hoạt động của túi mật, vì ngay như bây giờ, khi ai đó nổi giận, người ta cũng bảo là họ sôi mật (sôi gan). Điều đức Phật muốn chỉ rõ ở đây là không phải đối tượng của sự nóng giận của ta bị tổn thương, mà là chính bản thân chúng ta.
Đức Phật cũng so sánh sân hận với ngọn gió thổi trên mặt hồ nước, làm dậy sóng khiến ta không thể soi rõ mình dưới đó. Cũng thế, sân hận cản trở sự tự biết mình, vì tình cảm giận dữ không cho ta có cái nhìn rõ ràng về bản thân. Đó là nguyên nhân của bao khổ đau trong các mối liên hệ giữa người với người, của những sự đổ vỡ trong tình bạn, khiến nội tâm ta bị xáo trộn. Không biết phải phản ứng với tha nhân như thế nào, ta tránh gặp họ trừ những người mà ta có thể dựa vào sự thân thiện, lòng tốt của họ - dầu rằng ta cũng không bảo đảm là có được sự thân thiện đó. Vấn đề là sự quá bám víu vào sự hỗ trợ tình cảm của kẻ khác; chúng ta chạy đuổi theo những lời khen tặng và trốn tránh những lời khiển trách – là những việc làm phí sức và phí thời gian. Khi nào ta còn là nô lệ cho các cảm xúc và các vấn đề của mình, thì sự liên hệ giữa ta và người có thể chỉ yên ổn ở bề mặt, chứ không phải ở một mức độ sâu hơn, từ trái tim đến trái tim. Chúng ta sẽ có đủ tự tin trong các phản ứng của mình, chứ không phải đợi người khác phải thân thiện hay chấp nhận ta trước khi ta sẵn sàng đến với người – chỉ khi ta đã tu tập tưới tẳm trái tim mình - để phát triển khả năng yêu thương của chúng ta. Chúng ta phải học nhìn mọi việc như là một cơ hội để hiểu về bản thân hơn; và với cái nhìn đó, với sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản thân, ta sẽ dễ hòa đồng với người hơn.
Bằng cách đó chúng ta có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Mọi người ta gặp đều có thể giúp ta nhìn rõ mình hơn - dầu đó là người phát thư, hàng xóm, đồng nghiệp hay chỉ là một ai đó ngồi trong chiếc xe đậu ở kế bên, hay kẻ mới vừa giành chỗ đậu xe với mình. Lúc nào chúng ta cũng có thể phát khởi tâm thương yêu đối với họ. Điều này còn dễ thực hiện hơn nhiều nếu ta nhận ra rằng tất cả mọi người đều ở trong những hoàn cảnh như nhau; nếu chúng ta có thể nhận thức được rằng dầu khổ đau chỉ là do ta tạo ra, nhưng không phải ta là người duy nhất khổ đau. Khổ đau là đặc tính chung của muôn loài, và tất cả những hoàn cảnh riêng của từng cá nhân mà ta biết tới đều là các biến thể của chung một chủ đề. Sự hiện hữu của nhân loại thắm đẫm khổ đau trong từng giây phút, từng giờ, từng ngày. Dĩ nhiên là chúng ta rất muốn gạt chúng sang một bên, nhưng điều đó khó thể thực hiện. Một khi ta biết chấp nhận điều này, cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, và khi lòng bi mẫn đối với bao nỗi khổ đau quanh ta phát khởi, ta sẽ không còn nhiều phiền não trong liên hệ với người nữa.
KIẾN
Kiết sử thứ ba bao gồm tất cả mọi ý kiến, quan điểm cá nhân để tạo nên một nền tảng qua đó ta có thể dùng để đưa ra các phán đoán. Theo đức Phật, nói cho cùng, tất cả đều sai, vì chúng được dựa trên những cái nhìn hai chiều của ‘tôi’ và ‘anh/chị’. Quan điểm này khiến chúng ta nghĩ rằng các ý niệm về tốt, xấu của ta là tiếng nói của chân lý. Chúng ta sống trong một thế giới tương đối qua đó có rất nhiều cách khác nhau để nhìn sự vật. Do đó, ta thường thấy ý kiến của người khác với của ta. Cái mà ta thấy tốt, thấy đẹp, thì người khác thấy xấu, thấy không ưa. Chưa chứng ngộ, chúng ta không thể biết đâu là sự thật tuyệt đối – và ngay nếu như có chứng ngộ, ta cũng không thể phán đoán về điều gì đó mà được tất cả mọi người đều đồng ý, vì phàm nhân chỉ có thể chấp nhận sự thật tương đối.
Điều đó có nghĩa là chúng ta đang sống trong một thế giới huyễn hoặc, vì có sự khác biệt giữa quan điểm, ước vọng của ta và thực tại. Sự việc không bao giờ diễn ra theo như ý ta muốn, dĩ nhiên rồi, và ta sẽ phản ứng bằng sự chống đối lại với những gì không giống như ý ta mong muốn. Trên thế giới này, do đó, chỉ có những cái nhìn sai lầm, nhưng ta tiếp tục sử dụng những quan điểm cá nhân của ta như một nền tảng đạo đức mà ta dựa vào đó để sống cuộc đời mình - để ước mơ và hành động.
Trên bình diện của sự thật tuyệt đối, chúng ta không thể chọn lựa một quan điểm về sự thật; ta chỉ có thể chứng nghiệm nó. Và khi chúng ta đã kinh nghiệm được sự thật tuyệt đối, ta sẽ không còn có nhu cầu phán xét, kết tội ai, không còn cần phải nắm bắt hay xua đuổi điều gì. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được rằng mọi thứ đều luôn bị chi phối bởi vô thường, sinh sinh diệt diệt, từ sát na này qua sát na khác, thì không còn cần phải phiền muộn về bất cứ điều gì. Nếu ta có thể huân tập sao cho tâm trí mình có thể phát triển tình thương yêu và hiểu biết, thì trở ngại lớn nhất mà ta còn phải đối đầu chính là các quan điểm của ta. Vì chúng ta đầy các quan điểm nên không thể học hỏi thêm điều gì mới lạ.
Đức Phật so sánh trạng thái tâm này với một chiếc bình đất chứa nước đầy tới miệng bình, nên không thể chế thêm nước vào. Khi đối diện với điều gì mới lạ, tự động chúng ta xét xem những điều ấy có thích hợp với các quan điểm đã thành hình trong ta không trước khi chấp nhận chúng. Nhưng dựa trên căn bản đó thì con đường ta đi sẽ bị cản trở, vì một con đường tâm linh thật sự, dựa trên sự thật tuyệt đối, không bao giờ có thể hợp với các ý kiến, quan điểm cá nhân đó. Vì thế càng có nhiều ý kiến, cuộc sống tâm linh của ta càng khó khăn. Trái lại, một thái độ cởi mở như một đứa trẻ thơ có thể giúp ta nhiều hơn, một khả năng để nhìn các sự kiện mới như chúng là mà không có thành kiến chen vào. Là người trưởng thành, chúng ta thường có thói quen bám víu vào tính đáng tin cậy của hồi ức hay thói không thể bỏ được các ý kiến chúng ta về sự vật phải như thế nào. Nhưng một trong những giây phút đại ngộ thực sự chỉ có thể xảy ra khi ta có thể nhìn sự vật như chúng là, chứ không phải như chúng ta đã tưởng tượng ra trước đó. Không được bảo đảm bởi sự khách quan tuyệt đối, những suy nghĩ chủ quan của ta không bao giờ có thể phản ảnh được thực tại, vậy mà chúng ta a dua theo bất cứ các phong trào tư tưởng thời thượng đương thời nào, khiến cho ta trở nên phụ thuộc vào ý kiến của người khác thay vì sự tự tin ở mình và tự suy nghĩ mọi sự rốt ráo.
Đức Phật đã nói Ngài chỉ là người hướng dẫn, và chính chúng ta phải ứng dụng các phương pháp Ngài đã chỉ dạy bằng cách tự kiểm chứng chúng với thực tế cuộc sống. Bất cứ đối tượng nào chúng ta hướng tới - đồng loại, bản thân, cuộc sống, thế giới - những gì chúng ta theo đuổi vẫn là những tình cảm, cảm thọ dễ chịu, với hy vọng rằng khổ đau, phiền não sẽ có thể qua đi càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, hy vọng đó thật hão huyền: vì những gì tốt đẹp, dễ chịu sẽ không kéo dài và những khổ đau, khó chịu không thể đè nén chúng lâu.
Chỉ việc có thân đã đủ để khiến cuộc sống không dễ chịu. Thân luôn đòi hỏi ta phải chăm sóc nó, và vì ta đã đặt ra cho mình một trách nhiệm khó hoàn thành là giữ cho nó luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh, không bao giờ bị gián đoạn, tâm ta sẽ luôn lo nghĩ phải làm sao để được như thế, khiến chúng ta vô cùng căng thẳng. Tự cố gắng để theo đuổi điều gì khác hơn là mục đích tâm linh - kể cả sự tìm kiếm những gì dễ chịu- đều không ích lợi cho đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh là sự tìm kiếm không phải những gì dễ chịu, mà là những gì đúng, là tuệ giác về bản chất của sự vật như chúng là.
Việc đầu tiên chúng ta quan sát được ở sự vật như chúng là, là chúng thay đổi từ giây phút này sang giây phút khác. Mỗi ngày qua đi rất nhanh và cuộc đời của chúng ta cũng qua nhanh. Tất cả những tư tưởng đã qua đi trong đầu hoàn toàn biến mất. Chúng ta có thể cẩn thận viết một vài điều xuống với chi tiết, nhưng ta sẽ không bao giờ có thể khôi phục lại được sự tinh nguyên của tư tưởng lúc ban đầu. Tình cảm và cảm xúc chúng ta nhớ lại không còn ở đó nữa, vậy mà ta vẫn tin rằng mình là một cái gì vững chắc. Khi nhìn lại những hình ảnh cũ , chúng ta có thể nói, ‘À tôi nhớ cái này’, nhưng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào ký ức - chúng chỉ là biểu hiện của quá khứ. Nếu ta nhìn hình ảnh của mình một cách trung thực, thì cái ý nghĩ về sự vững bền của chúng ta trở nên khó chấp nhận.
Bằng cách đó và trong quá trình thực tập tâm linh, chúng ta có thể dần dần nhận thức được rằng mỗi giây phút là một chuyển đổi, và bắt đầu hiểu được sự thật tuyệt đối là gì. Thông thường, tất cả mọi thứ chúng ta kinh nghiệm qua chỉ là tương đối, và loại thực tại này là những gì chúng ta cố gắng nắm bắt qua các giác quan, khi ta nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ và nghĩ. Điều đó sẽ không bao giờ là một sự thực tập hoàn toàn thành công khi nói về kinh nghiệm của những gì đang xaûy ra, vì mục đích của nó làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu thoải mái. Với một mục đích như thế tâm lập tức phân loại các xúc chạm giác quan nhö là dễ chịu hay khó chịu, và sẽ không có sự suy nghĩ chân chánh nào phát sinh vì mọi người nghĩ và cảm xúc khác nhau về sự vật. Một cách nhìn sự vật không thể bao giờ cũng đúng cho tất cả mọi người: tiếng chuông bò và mùi phân bò có thể gợi những kỷ niệm dễ chịu cho ai đó, trong khi người khác có thể thấy khó chịu và bực bội. Vì thế tất cả mọi việc ta cảm nhận qua mũi, mắt, tai và xúc chạm, là hoàn toàn có tính cách cá nhân và tự động liên hệ tới một cái nhìn cá nhân. Những quan điểm này làm cho cuộc đời chúng ta khó khăn và càng khiến ta sân hận và tham ái. Chúng ta luôn bị lôi kéo giữa hai tình cảm này, kéo tới kéo lui, kéo lên kéo xuống, giống như một lưỡi cưa.
Để chấm dứt tình trạng khổ đau này và tìm được sự thanh tịnh, tâm trí ta phải kết hợp với nhau để tạo ra những kinh nghiệm thực chứng. Chúng ta phải kinh nghiệm các sự kiện như chúng thật sự là, không phải như ta tưởng tượng chúng như thế nào. Đức Phật đã so sánh cách sống của chúng ta với trẻ con chơi trong căn nhà lửa. Chúng không muốn ra khỏi nhà vì chúng không muốn để lại đồ chơi - những quan niệm đã giữ chúng ta lại trong nhà. Vì thế những ‘quan điểm sai lầm’ không phải là việc không nắm bắt được những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và đưa ra những kết luận sai lầm. Mà đúng ra, chúng là biểu hiện của khuynh hướng cấu thành ý kiến, đánh giá, và phán đoán sự vật. Sự quán sát về các sự vật như chúng là, mặt khác, đòi hỏi sự thực tập, thời gian, và ý muốn nhận thức được sự thật. Với một ý chí như thế ai cũng có thể đạt được tri kiến thực sự.
NGHI
Kiết sử kế tiếp, nghi như một trạng thái cố định của tâm, đôi khi cũng được gọi là hoài nghi. Đức Phật so sánh nghi với những người lữ hành lạc hướng, đi lòng vòng trên sa mạc, mà không có bản đồ hay lương thực. Cuối cùng rồi họ cũng bị bọn cướp trấn lột và giết đi. Kiết sử nghi là khuynh hướng đối chiếu mọi thứ với những ý kiến riêng của chúng ta, và loại bỏ tất cả những gì không hợp với chúng. Nếu những suy nghĩ của chúng ta đủ mạnh, ta sẽ nghi ngờ tất cả những gì không đúng theo ý kiến của ta.
Để có thể chấp nhận một quan điểm mới mẻ, chúng ta phải chuẩn bị để nghi vấn ngay chính quan điểm của mình. Thiền quán là một phương cách hữu hiệu để bắt đầu quá trình này: bất cứ ai đã hành thiền một vài lần phải biết rằng tư tưởng của chúng ta căn bản là không đáng tin cậy. Chúng tự phát khởi lên không cần mời mọc, rồi sau đó biến mất đi. Hơn thế nữa, chúng thường là vô nghĩa. Nếu chúng ta rời khỏi chiếu thiền và tiếp tục coi những tư tưởng này là nghiêm túc, mà không nghi nghờ gì về những ý kiến mà chúng dựa vào, là chúng ta đã không tập trung khi hành thiền.
Cần phải có thời gian trước khi ta đạt đến một thời điểm trong thiền khi chúng ta có thể định tâm đến nỗi không có tư tưởng nào phát khởi lên. Ngay bây giờ thì, thiền sinh có cơ hội để kinh nghiệm sự phát khởi của các tư tưởng như là những chuyển động của tâm, cũng như hơi thở là chuyển động của thân, để nhận thấy rằng cả hai hiện tượng vừa sinh vừa diệt. Lúc ấy sự việc trở nên rõ ràng rằng các suy nghĩ của ta chắc chắn không phải là chân lý. Khi chúng ta bắt đầu đặt nghi vấn về các quan điểm và phán đoán của chính mình, ta bắt đầu được giải phóng khỏi kiết sử nghi, và có thể bắt đầu buông bỏ các quan điểm của mình để đón nhận những điều mới lạ. Lòng nghi hoặc lúc đó sẽ không còn là một kiết sử nữa mà là một sự cởi mở đối với những điều mới lạ.
Đó thật là một thử thách, vì cách suy nghĩ của chúng ta đã huân tập theo những con đường, mẫu mực quen thuộc suốt cuộc đời, và thái độ nghi ngờ đối với những gì trái ngược với chúng đã tiềm ẩn trong ta, khiến con đường tâm linh khó khăn hơn. Nó đòi hỏi một sự chuyển hướng hoàn toàn ngược lại - không phải trong cái nghĩa là không còn có thể sống trên thế gian này nữa nhưng là một sự chuyển đổi hoàn toàn trong thái độ của chúng ta.
Kiết sử nghi cũng là một vấn đề trong mối liên hệ hàng ngày của phần đông chúng ta. Không phát triển được khả năng thương yêu của con tim, chúng ta không chỉ nghi ngờ về khả năng của chính mình, chúng ta còn cho phép mình chấp nhận sự nghi ngờ của người khác về mình. Một thái độ như vậy hoàn toàn không cần thiết: nếu người khác không chấp nhận chúng ta, đó là thái độ và nghiệp của họ. Đó là điều tiên quyết chúng ta cần nhận thức - rằng bất cứ điều gì người khác làm đó là vấn đề của họ, không phải của chúng ta, ta không cần phải phản ứng lại. Chúng ta thường vội vàng xem những phản ứng của người khác đối với ta như là một điều gì đó có liên quan đến ta, trong khi thật ra chúng chỉ là những việc ngẫu nhiên xảy ra hàng ngày ở quanh ta. Chúng ta không cảm thấy phiền muộn bởi những gì một người nào đó ở Phi Châu có thể nói hay làm vào lúc này; vậy thì tại sao, ta lại bị phiền toái bởi những gì người láng giềng của ta vừa nói hay làm - là một điều thật ra cũng chẳng quan trọng gì với ta? Điều quan trọng trong quan hệ giữa ta với người là phát triển tình thương yêu đối với nhau.
Khi lòng hoài nghi còn hiện hữu, chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng một điều gì đó có ích lợi, tốt đẹp cho chúng ta không, ta có khả năng thực hiện một điều gì đó không, hay người khác có vui lòng, có chấp nhận điều gì đó không. Để có thể thực hành theo lời dạy của đức Phật, chúng ta trước hết phải chấm dứt cách suy nghĩ này. Chỉ khi thực hành rồi chúng ta mới có thể khám phá ra là chúng có tốt, có hữu ích hay không và chúng sẽ có những ảnh hưởng gì.
MẠN
Kiết sử mạn (tự cao) bao gồm có lẽ không nhiều về thái độ cao ngạo, tự phụ, mà là sự tin tưởng, về mặt tri thức và tình cảm, rằng có một điều gì đó về chúng ta thường hằng, cá biệt, cần được bảo vệ. Đây là một trong những kiết sử nguy hại nhất. Ngã mạn, niềm tin rằng chúng ta là một ai đó – hay hơn nữa, là một người đặc biệt, một người thông minh hơn người - là hình thức căn bản của tự cao, tạo nên bao vấn đề không dứt cho ta, và sẽ tiếp t���c khiến cuộc sống thêm căng thẳng nếu như ta vẫn khư khư bám lấy nó. Đó là cái ngã khiến ta ảo tưởng rằng mình hiểu biết, và chạy đuổi theo những gì mang lại cho ta sự thoải mái, dễ chịu, trốn tránh sự khổ đau, khó chịu. Ngã là một ảo tưởng, một huyễn hoặc mà tất cả nhân loại đều tin vào đó, khiến cho không biết bao thảm họa đã xảy ra. Lý do duy nhất khiến nhân loại tạo ra chiến tranh, dối trá, sát hại, tham ô là vì họ muốn được an toàn, muốn bảo vệ cái ngã của họ.
Chúng ta tin vào cái ngã cũng giống như ta tin vào tất cả mọi vọng tưởng khác. Ngã mạn đã sẵn ươm mầm trong quá trình tư duy của chúng ta, do đó nó đã cắm rể sâu trong lãnh địa cảm xúc của ta: nếu ta nghĩ về vấn đề gì đó đủ lâu, ta có thể cảm giác được nó. Khi nào ta còn tự nhìn mình như những con người tách biệt, và tiếp tục suy nghĩ theo cách đó, ta sẽ tiếp tục có những tình cảm ‘Tôi, của tôi’ là nguồn gốc không dừng dứt của bao vấn đề, bao phiền não. Chúng ta sẽ tiếp tục coi màn kịch này, và nền tảng mà ta dựa trên đó để đóng vai trò của mình, một cách tuyệt đối nghiêm chỉnh. Khi chúng ta ngồi trước màn ảnh truyền hình để xem một vở tuồng, ta không coi nó là thực – nhưng đối với cuộc đời thì ta coi thật sự nghiêm trọng, dầu rằng căn bản thì nó cũng được dựng thành bởi những điều tương tự.
Ngã mạn là gốc của mọi vấn đề, các vấn đề khác phát sinh từ đó, và chúng ta không thể hy vọng sẽ giải quyết được nó ngay lập tức – các kiết sử tham sân và nghi cần được chuyển đổi trước. Con đường hành đạo theo sự hướng dẫn tâm linh của đức Phật không phải là để hủy diệt tự ngã, mà là để chúng ta có thể buông bỏ, và nhìn thấu suốt ngã tưởng, để một ngày ta có thể nhận ra rằng tất cả mọi lăng xăng, bao lo toan của ta không để làm gì cả, và cuộc đời ta sẽ giống như một cuộn phim đang diễn ra trước mắt ta.
ĐỐ KỴ
Kiết sử đố kỵ, ganh ghét là một biểu hiện của sân và sự thiếu vắng tình thương yêu. Nó phát sinh từ sự thiếu hiểu biết rằng chúng ta thuộc về một tổng thể mà bản năng muốn tách biệt chỉ có thể làm nguy hại cho ta. Do đó, nó có thể được đối trị bằng tâm hoan hỉ, lòng thông cảm, phát sinh từ nhận thức rằng tất cả chúng ta tùy thuộc vào nhau và không có gì khác nếu ta hay ai đó được điều tốt lành nào. Tất cả chúng ta đều có mặt ở đây trên trái đất này với nhau, cùng như tất cả chúng ta đều được cấu tạo bởi những thành phần giống nhau. Dầu có ý thức được điều đó hay không, tất cả chúng ta đều tương quan với nhau. Nếu thảm hoạ xảy ra ở một nơi nào đó, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng. Khi chiến tranh bùng nổ ở một nơi nào trên thế giới, thì những chấn động tiêu cực cũng lan đi khắp hành tinh nhỏ bé này. Dĩ nhiên khi điều tốt lành xảy ra cũng giống như thế, niềm hân hoan thông cảm cũng phát đi những chấn động tích cực, chế ngự sự phát khởi của lòng ganh tỵ.
Đức Phật đã khuyên chúng ta chỉ cần vun trồng bốn loại tình cảm, không cần gì khác hơn. Chúng được gọi là ‘brah- ma vihara’ hay tình cảm thánh thượng. Đầu tiên là một trái tim thương yêu vô điều kiện, thứ hai là lòng bi mẫn, thứ ba là tâm hoan hỷ (đối nghịch với lòng ganh tỵ), và từ những tình cảm này phát sinh tâm xả, là điều thứ tư và cao thượng nhất của mọi tình cảm.
CHẤP NGÃ
Kiết sử cuối cùng - được dịch thẳng từ tiếng Đức Selbst- sucht (self-addiction), mà tôi dùng ở đây để nói đến kiết sử này - là sự bám víu vào ngã. Chúng ta quá quan tâm đến cái ngã của mình, hay là những gì mà ta coi là ngã. Ngoài nó ra, ta không thấy điều gì tốt lành ở người hay ở hoàn cảnh mà ngã không quan tâm đến. Chúng ta hoàn toàn tập trung vào những vấn đề của ngã; điều quan trọng là ta phải xét xem cuộc đời mình được tạo dựng trong sự ích kỷ đến mức độ nào và để nhận thức rằng điều đó thật sự đã làm cuộc sống hàng ngày của ta khó khăn đến độ nào - rằng không có bất cứ kết quả tích cực nào có thể phát sinh từ đó. Lòng ích kỷ ngăn trở sự hình thành của bất cứ sự thực hành tâm linh nào, khiến cho lý tưởng về tình thương yêu vô điều kiện vẫn là một ảo tưởng vô vọng. Nếu cái ngã là trung tâm điểm của mọi việc và không có gì quan trọng hơn, thì ta không thể nào diệt trừ được sân hận vì bất cứ điều gì có thể đe dọa cái ngã hay khiến nó lo sợ phải đánh mất sự hỗ trợ mà nó mong muốn, sẽ bị chống đối.
Tánh ích kỷ là một thái độ luôn có mặt, hình thành theo thói quen và rất phổ biến: tất cả nhân loại đều coi rằng mình rất quan trọng và cả thế giới phản ảnh sự chấp ngã này.
Những khó khăn mà một cá nhân phải đối mặt có thể truy nguồn từ ngã chấp. Chỉ khi nào ta có thể quán sát về điều này một cách nghiêm chỉnh, thì ta mới không tưởng tượng rằng nếu buông bỏ cái tôi sẽ là một thiệt hại, và không thể tránh khỏi thất bại. Sự thật là điều ngược lại; đó mới chính là cách để đoạn trừ những vấn đề của chúng ta. Điều này cũng chẳng mới lạ gì, vì những hành động và cách sống theo thói quen, dựa trên chấp ngã, đã đưa ta đến không biết bao nhiêu vấn đề (không kể đến việc nghiện rượu hay các chất độc hại khác). Chỉ việc bảo vệ cái ngã một cách điên cuồng và đặt nó ở trung tâm của mọi hành động của chúng ta cũng đủ khiến cuộc đời thêm khó khăn. Nó luôn là nguyên do đưa đến sự xung đột, hiềm khích giữa người với nhau, tất cả cùng với một sự chấp ngã như nhau.
Việc buông bỏ cái ngã chỉ có thể xảy ra khi ta có tri kiến. “À, điều đó nghe cũng tốt – tôi sẽ thực hành buông bỏ nó”, tự nhủ mình như thế chưa đủ, vì nó không dễ dàng như thế. Chúng ta cần phải thực tập buông bỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi hành thiền, đối mặt với nó từng phút giây. Suốt con đường tâm linh là một cuộc hành trình của sự buông bỏ -đó là, buông bỏ mà không trước hết phải có sự thay thế. Tuy nhiên ở cuối cuộc hành trình, một khi chúng ta đã buông bỏ tất cả, Đức Phật bảo rằng chúng ta sẽ được tự do, chấm dứt mọi đau khổ - một cuộc đời không bám víu, đoạn diệt sân hận, thoát khỏi tà kiến, khỏi nghi, khỏi tự cao, khỏi ganh tỵ và khỏi chấp ngã.
Sống được như thế sẽ giúp chúng ta hỗ trợ người khác đi cùng con đường. Những người đang tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình thường có thể cảm nhận và cuốn hút theo tinh thần giải thoát ở người khác. Đây là những lời dạy của đức Phật và cơ hội để thực hành chúng dành cho tất cả mọi người.
Nguồn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a9667/chuong-8-bay-kiet-su
Sư Hạnh Tuệ giảng giải: https://www.youtube.com/watch?v=mbtO9EhPMvE&list=PL4JCp4qfxq-qDltBLc8c11i4l6vCvBjEf&index=11
11 notes · View notes
25thang7 · 4 months
Text
Tumblr media
Vài năm trở lại đây tôi thấy người Việt Nam mình sang Châu Âu phải nói là “ đi như đi chợ”, đi chợ thì dễ thật nhưng đi chợ rồi mua được gì ?
Nước ngoài nơi mà nhiều người gọi là miền đất hứa, là nơi mà mọi người tìm kiếm một chân trời mơ ước cho cuộc sống tương lai, để cho bố mẹ bớt khổ, có cuộc sống đầy đủ hơn. Vì ở đó sẽ có thu nhập cao hơn, môi trường và cuộc sống ( có thể ) tốt hơn…… Nhưng, thứ mà ta được và thứ ta sẽ đánh mất là gì? Thì chỉ khi bạn đặt chân đến nơi đó thì bạn mới có được câu trả lời…..
Nếu có suy nghĩ đi nước ngoài một hai năm kiếm một ít vốn rồi về thì hãy bỏ suy nghĩ đi, vì nước ngoài bây giờ không dễ kiếm tiền như bạn nghĩ. Chúng ta sẽ phải lăn lội gấp bội phần kiếm từng đồng để lo cho phí ( nhà ở, ăn uống, thuế má, điện nước, tàu xe,….) chúng ta sẽ chẳng có những giấc ngủ trưa, chẳng có thời gian để mặc đồ đẹp lê la quán xá như ở nhà….
Hiện tại còn có nhiều người đi nước ngoài với mục đích du lịch, du học và chọn từ bỏ giấy tờ để chấp nhận việc đi làm bất hợp pháp chỉ vì nghĩ sẽ kiếm được nhiều tiền. Nhưng nếu không có giấy tờ thì cái việc ở lại đã khó rồi chứ đừng nói đến việc xin việc làm sẽ khó hơn mà nếu có được việc làm thì lương cũng sẽ không cao và không lâu dài. Chẳng bàn tới việc luật dành người nhập cư ở các nước mỗi năm sẽ khác.
Cái đích mà chúng ta vẽ ra cho việc đi nước ngoài là một cái đích khá xa và mất chi phí khá lớn. Chúng ta chấp nhận sự đánh đổi nhưng thực sự rằng sự đánh đổi đó có xứng đáng với công sức, tiền bạc mà chúng ta đã bỏ ra không hay nó lại vô tình đưa chúng ta lại vạch xuất phát.
8 notes · View notes
33winlink · 2 years
Text
cac-buoc-tai-app-nha-cai-33win-don-gian
Tumblr media
0 notes
levantu · 2 months
Text
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN: Bố Già - THE GODFATHER-TS LÊ VĂN TƯ
Bố Già - The Godfather
Tác giả: Mario Puzo
Dịch giả: Ngọc Thứ Lang
Gồm 32 chương
Bố Già là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng  của nhà văn người Mỹ gốc Ý tên Mario Puzo.
Xuất bản năm 1969 với 11 triệu bản in được bán sạch, là quyển tiểu thuyết hay nhất viết về giới giang hồ, giới Mafia tại Mỹ. Rất  nhiều lời khen chê về nó.
"The Godfather" đã được hãng Paramount dựng thành phim, tài tử lừng danh Marlon Brando thủ vai chính, và cũng nhanh chóng trở thành cuốn phim ăn khách nhất lúc bấy giờ và hiện nay nó vẫn thu hút cho người xem.
Quyển sách nói về một thế lực Mafia Mỹ với ông trùm Don Vito Corleone thường được mệnh danh là “bố già”. Xung quanh ông luôn có nhiều kẻ thù muốn tìm cách hãm hại ông, nhưng đều bị ông trừng trị một cách tàn nhẫn.
Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ  đen trắng phức tạp, mảnh đất màu mỡ cho những phi vụ làm ăn thế giới ngầm, những món lợi kinh khủng. Hình tượng Bố già được tác giả  công phu thiết kế  đã trở thành bức ảnh chiều sâu, bất hủ trong lòng người đọc sách và người xem phim. Từ một kẻ nhập cư nghèo nàn đến ông trùm  đỉnh cao quyền lực, Don Vito Corleone  thâm trầm, nguy hiểm. 
Ông là một trong những thủ lĩnh tối cao của giới Mafia Mỹ. Kẻ thù căm ghét ông, khiếp sợ ông, khinh bỉ ông; ông như con rắn hổ mang nguy hiểm có đôi mắt chứa đựng một uy lực tối thượng nhìn thấy hết, biết hết, làm được hết. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, "Bố già" gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là "Mafia" theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.
Don Vito Corleone hiện thân huyền thoại và rất đời thực;  được kết tinh từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn mafia bao phen vào sinh ra tử. Bố già là sự tổng hợp của mọi hiểu biết trí tuệ và hành động hiệu quả và rất tàn nhẫn.
Với những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí sanh tử đến nghẹt thở, Bố già  là đỉnh cao trong sự nghiệp  của Mario Puzo. Và như một cơ duyên đặc biệt, ngay từ năm 1971-1972, Bố già đã đến với bạn đọc trong nước, ngoài nước qua hành động hào hiệp,  giang hồ, quyết liệt, dứt khoát của dịch giả Ngọc Thứ Lang.
Tác phẩm  hay nhất mọi thời đại này sẽ đưa đến cho người đọc những triết lý sống đáng để suy ngẫm và xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Mario Puzo tính đến bây giờ.
…..
Về tác giả:
Mario Puzo (1920 - 1999) là nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ gốc Italy nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết về đề tài mafia và tội phạm. Bố già (The Godfather) xuất bản năm 1969 là đỉnh cao của dòng văn chương đặc biệt, đồng thời là tác phẩm đưa Puzo lên tột đỉnh vinh quang. Đây cũng là một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại. Ngoài Bố già, Mario Puzo còn nổi tiếng với các tiểu thuyết khác như Sicilian khúc ca bi tráng, Luật im lặng, Ông trùm quyền lực cuối cùng, Gia đình Giáo hoàng…
Về dịch giả
Ngọc Thứ Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Tú, biệt danh là công tử xứ Bắc, vào Sài Gòn lập nghiệp khoảng năm 1950. Ngọc Thứ Lang là dịch giả  trước 1975, nhiều tác phẩm và Bố già là một dấu ấn đỉnh cao trong sự nghiệp của ông.
Năm 1972, bản dịch Bố già của Ngọc Thứ Lang chuyển từ  tiếng Anh ra mắt và đã thu hút mạnh rất nhiều độc giả.  The Godfather của Mario Puzo khi vừa xuất bản đã nằm trong danh sách sách bán chạy nhất thời gian đầu xuất bản thì Bố già của Ngọc Thứ Lang đã chấn động trên thị trường tri thức của Sài Gòn những năm thập niên 1970 .
Đọc The Godfather của Mario Puzo, bạn hãy tìm đúng bản dịch của Ngọc Thứ Lang mới đúng nội dung theo phong cách mafia Mỹ,…
Nhận xét về tác phẩm:
 “Bố già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố già là đáp án cho mọi câu hỏi.”Diễn viên Tom Hanks
“Bạn không thể dừng đọc nó và khó lòng ngừng mơ về nó.”New York Times Magazine
“Một tác phẩm kinh điển về mafia… Tự bản thân nó đã tạo ra một thứ bùa mê hoặc độc giả.”The Times
BÀI HỌC RÚT RA TỪ SÁCH BỐ GIÀ-THE GODFATHER
Tác phẩm “Bố Già” của Mario Puzo được tác giả xây dựng nhiều bài học quý giá về cuộc sống và con người xã hội Mỹ với thế giới ngầm mafia.
Quyền lực và quyết định: Cuộc sống đầy quyền lực và quyết định khó khăn đôi khi đòi hỏi chúng ta phải đứng lên và đối mặt với những tình huống khó khăn.
Tình yêu và lòng trung thành: Lòng trung thành là tiêu chí đứng vững với đời
Giá trị của gia đình: Gia đình được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của các nhân vật trong cuốn sách.
Hậu quả của quyết định: Từ những quyết định nhỏ cho đến những quyết định lớn, tác giả nhắc nhở chúng ta rằng mỗi quyết định đều có tác động và hậu quả riêng, và chúng ta cần suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Đấu tranh giữa thiện và ác
Sự khôn ngoan và sáng suốt:
Tầm quan trọng của trách nhiệm
Hiểu rõ thêm về bản chất thế giới ngầm 
Hành động mafia khác với đạo đức và pháp luật
#docsachkinhdien#bogia#THEGODFATHER#tslevantu#hoasinhtanhd
Cuốn sách “Bố Già” của Mario Puzo không chỉ là một tiểu thuyết hấp dẫn về Mafia, mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống, gia đình, quyền lực và tình yêu. Nó là một cuốn sách khó quên, đem lại cái nhìn sắc nét về con người và xã hội.
(sưu tầm, tổng hợp)
Cạnh Tranh Sinh Tồn (Tiến Sĩ Lê Văn Tư)
youtube
3 notes · View notes
batdongsangiatot123 · 7 months
Text
Tổng hợp kiến thức về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bạn chưa biết (Phần 1)
Trong thị trường bất động sản đang ngày càng phát triển, việc mua bán căn hộ chung cư đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ đơn giản là giao dịch mua bán thông thường, mà còn liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý và quy định phức tạp. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân cũng như tránh những rủi ro không mong muốn, việc hiểu rõ về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều cần biết về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, từ những điểm quan trọng cần được lưu ý đến những cam kết và trách nhiệm của các bên liên quan.
Xem nội dung bài viết tại: https://bds123.vn/tong-hop-kien-thuc-ve-hop-dong-mua-ban-can-ho-chung-cu-ban-chua-biet-phan-1-post2155.html.
Tumblr media
9 notes · View notes
ngaymaitroimua · 1 year
Text
18h02 04.01.2023
Ngày hôm nay, mình đã quyết định đặt bản thân vào hoàn cảnh có thể cả đời sẽ chỉ cô độc một mình, đồng nghĩa với việc, bất kể ai cũng có khả năng rời đi, không ở lại cùng mình
Chiến dịch không hi vọng, sẽ không bị thất vọng
Mình nghĩ mình đã nướng đủ hi vọng vào mọi việc, nhiều mong muốn nhưng càng cố với lại càng xa. Dạo này mình cũng tâm sự nhiều với Mây hơn về việc chẳng còn hứng thú quá nhiều đến việc lập gia đình, dù mình vô cùng thích những đứa trẻ, thật tốt nếu em bé còn là kết tinh của một tình yêu đẹp đẽ và hợp pháp. Gần đây, việc cố gắng nuôi sống bản thân làm mình không còn hơi sức nghĩ đến chuyện khác. Mình cũng không muốn nghĩ nhiều. Mình lơ lửng, ở trang thái buông xuôi ngoài việc nghĩ đến chuyện kiếm sống. Và thừa nhận mình hèn vì chưa dám bứt phá
Mình cũng đã có câu trả lời thấu đáo nhất cho câu hỏi: Ngoài mình ra, còn ai có thể lo cho mình?
Là mình, là mình chứ ai haha
28 notes · View notes
la-vie-en-rose-14 · 19 days
Text
10-3-2024 Một ngày bất an
Có vài lời muốn viết ra, để sau này nếu có dịp đọc lại thì sẽ thấy bản thân đã thay đổi như thế nào.
Không biết là có phải tất cả chúng ta đều giống nhau hay không, đó là chúng ta rồi sẽ thay đổi. Thay đổi từ cách ăn mặc, sở thích, mối quan tâm, thậm chí là thay đổi tính cách và suy nghĩ.
Dạo gần đây tôi hay tự ngẫm lại, bản thân đã không còn bốc đồng, nông nổi như trước nữa (tầm 1-2 năm trở lại đây thôi, không lâu). Thay đổi nhiều nhất là suy nghĩ, thành ra sẽ dẫn đến nhiều thứ thay đổi theo như tính cách, lời nói, kể cả gu ăn mặc cũng khác. Nhưng tôi nghĩ mình đang thay đổi theo hướng tốt hơn, bản thân mình có cái nhìn khách quan hơn với tất cả mọi việc, dễ thông cảm hơn nên tính tình cũng dễ chịu hơn. Tôi cũng không biết từ lúc nào, tôi đã đối xử với thế giới này dịu dàng hơn, cũng tháo bỏ khá nhiều cục đá luôn đè nặng trong lòng bấy lâu nay. Và tôi đoán sự góp phần to lớn là thầy Minh Niệm với series Yêu Lành do Vietceria phát hành. Đính chính 1 chút là tôi không theo đạo nào cả, ý niệm nào hợp đạo đức và hợp quan điểm bản thân thì tôi theo. Và tôi biết về thầy Minh Niệm khá lâu nhưng trước đó tôi chưa từng nghe thấy thuyết pháp cũng như chưa bao giờ đọc cuốn Hiểu về trái tim (tới bây giờ tôi cũng chưa đọc). Chỉ là tình cờ series Yêu Lành đó phát hành trong mùa dịch, và lại tình cờ thời gian đó tôi khá có thời gian rảnh nên nghe thử. Ngoài thầy Minh Niệm thì cũng vài khách mời khiến tôi học được nhiều điều như bác Xuân Phượng, chị Giang hay cô Mỹ Linh. Những khách mời này đã khiến tôi nhận ra là mình không quá vô dụng như những gì mình đã tự áp đặt bản thân đó giờ. Và cũng rất bình thường khi mình không được như nhiều người, nhưng mình đã được rất nhiều thứ mà bản thân mình chưa nhận ra. Và không có gì là quá muộn khi mình muốn theo đuổi 1 cái gì đó, có thể là học 1 cái gì đó, thử làm 1 việc gì đó, hay đơn giản thử nấu 1 món mới chẳng hạn. Cho dù đó là việc gì, cho dù có thất bại thì miễn mình đã cố gắng hết sức thì mình vẫn sẽ nhận được 1 bài học nào đó. Bài học kinh nghiệm chẳng hạn.
Nói tóm lại là tôi cũng năm 30, độ tuổi cũng không còn nhỏ nhắn gì, và đối với rất nhiều người thì đây là độ tuổi nên ổn định thì tôi vẫn còn rất chênh vênh, vẫn rất lo lắng về tương lai, và vẫn đang cố gắng hết sức làm tốt với nhưng gì mình đang có, với những ước mơ không biết khi nào có thể thực hiện, vẫn cố cân bằng giữa lý tưởng và thực tại. Và tôi chỉ muốn viết ra những dòng này cho tôi, và cho bạn, cho những người vẫn bấp bênh tuổi 30 giống mình.
2 notes · View notes