Tumgik
#cực đoan
banmaihong · 2 years
Text
Lo ngại bị trả đũa - Ngô Khôn Trí
Lo ngại bị trả đũa – Ngô Khôn Trí
Hiện nay, xung đột kinh tế, chính trị và vũ lực giữa các cường quốc ngày càng leo thang, khiến cho người dân trên thế giới rất lo ngại về những hậu quả của việc trả đũa lẫn nhau giữa 2 quốc gia thù địch. Tục ngữ Việt Nam mình có câu : “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”.  Câu này có nghĩa là lãnh đạo hay chính phủ hai nước xung đột nhau, dân chúng và các nước lân cận bị họa lây. (more…)
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
lacyen · 18 days
Text
Những bình luận nổi bật trên Võng Dịch Vân âm nhạc (phần 5)
1. “如果只是友情的话,能好好做朋友那就好好做朋友。不要太贪心,爱情这东西太极端,一但打破,要么一生,要么陌生。”
"Nếu như chỉ có thể làm bạn, vậy thì hãy làm bạn với nhau thật tốt. Đừng tham lam, tình yêu là một thứ cực đoan ấy, nếu như phá vỡ nó rồi, vậy thì cả đời này sẽ trở nên xa lạ."
Bài hát 《最美的期待》
2. 世界上哪来的那么多一见如故和无话不谈。不过是因为我喜欢你,所以你说的话题我都感兴趣,你叫我听的歌我都觉得有意义, 你说的电影我都觉得有深意,你口中的风景我都觉得好美丽,不过是因为我喜欢你.
Thế giới này làm gì có nhiều cái gọi là vừa gặp đã thân hay kể mãi không hết chuyện. Chẳng qua là bởi vì tớ thích cậu, vì thế nên mọi chủ đề cậu nói tớ đều hứng thú, mọi bài hát cậu bảo tớ nghe tớ đều thấy ý nghĩa, hay những bộ phim cậu nói tớ đều thấy hay, những phong cảnh mà cậu kể tớ đều cảm thấy rất đẹp, chẳng qua là bởi vì tớ thích cậu.
Bài hát 《往后余生》
3. 电影太仁慈
总能让错过的人重新相遇
生活不一样
有的人说过再见就再也不见
Phim ảnh quá nhân từ rồi
Luôn để những người bỏ lỡ nhau có thể một lần nữa tương phùng
Cuộc sống chẳng như thế
Bỏ lỡ rồi thì nhất định sẽ không bao giờ gặp lại.
Bài hát 《空白格》
4. "在年轻的时候 如果你爱上了一个人 请你 请你一定一定要温柔地对待他, 长大了以后 你才会知道 在蓦然回首的刹那 没有怨恨的青春才会了无遗憾 如山冈上那轮静静的满月”
Nếu như cậu thích một ai đó khi còn trẻ, vậy thì nhất định nhất định phải đối xử dịu dàng với đối phương, bởi vì khi trưởng thành rồi cậu mới nhận ra, chẳng may có ngoảnh đầu nhìn lại thanh xuân không oán trách mới không hối tiếc, giống như trăng tròn an tĩnh ở trên đồi.
Bài hát 《年少有为》
5. 我从来不相信,一个人一辈子只会爱一个人,但我肯定,总有那么一段岁月,你会碰见一个想用一辈子去爱的那个人.
Từ trước đến giờ tôi không bao giờ tin rằng, một người cả một đời có thể yêu một người, nhưng tôi khẳng định, luôn có một đoạn thời gian nào đó, cậu sẽ gặp được một người mà cậu muốn cả đời chỉ yêu người ấy.
Bài hát 《永不失联的爱》
6. 如果痛苦这件事,他有尽头的话,其实我是愿意等的,我愿意等到灯火通明的那一天
Nếu như nỗi đau có thể nhìn thấy đáy, vậy thì tôi nguyện ý đợi, tôi nguyện ý đợi cho đến một ngày ánh đèn rực sáng.
Bài hát 《后来的我们》
7. 这两天听到最温柔的两句话: 人在异乡,不要生病; 好好吃饭,就不会想家
Hai câu nói ấm áp nhất mà tôi nghe hai ngày nay:
Những người xa quê, đừng ốm nhé
Hãy ăn uống đàng hoàng, rồi sẽ không nhớ nhà nữa.
8. 有的人比较幸运,想你就能直接告诉你,有的人比较不幸,想你只能听歌,喝酒,走夜路。
Có người khá may mắn, nhớ cậu liền có thể trực tiếp nói cho cậu biết, có người không may mắn được như vậy, nhớ cậu chỉ có thể nghe nhạc, uống rượu, đi bộ đêm khuya.
Bài hát 《明明》
9. “长大其实是一瞬间的事情,根本不用等到你十八岁成人,你只需要经历一件难忘的事,或者遇见一个难忘的人。”
Trưởng thành kì thật là một chuyện xảy ra trong một khoảnh khắc, chẳng cần phải chờ đợi cậu mười tám tuổi đâu, cậu chỉ cần trải qua một chuyện khó quên, hay gặp một người không thể quên.
Bài hát 《遗憾》
10. 我假装无所谓,却发现你是真的不在乎
Tớ giả vờ không sao, liền phát hiện ra cậu thật sự không để ý.
Bài hát 《戒烟》
Lạc Yến dịch
115 notes · View notes
baosam1399 · 3 months
Text
Radio Nhụy Hy ngày 25.12.2023 : Khi cuộc sống của con người tốt đẹp hơn, họ sẽ quên đi rất nhiều chuyện
(Hoài Vũ Vũ/baosam1399 dịch)
Tumblr media
〔Bài dịch số 1130〕 ngày 19.01.2024 :
Bạn có cảm thấy mâu thuẫn giữa người với người đặc biệt không công bằng không, rõ ràng người làm sai không phải bạn nhưng cuối cùng, người không buông bỏ được lại chính là bạn.
Tumblr media
Ngày hôm đó tôi nhìn thấy một đoạn văn, nói rằng trong lòng chúng ta đều đang chứa đựng rất nhiều những mảnh vỡ.
Tuổi thơ nghèo khổ, thanh xuân không được thấu hiểu, bạn bè từng phản bội và sự lạnh nhạt của cha mẹ, còn cả những người nói yêu bạn nhưng thực chất đâm bạn lại đau hơn ai hết. Chúng giống như từng mảnh vỡ nhỏ kẹt lại trong năm năm tháng tháng bạn trưởng thành, mỗi một lần nhớ tới, đều không nhẫn nhịn được phải suýt xoa một lần.
Có những khi ngồi rảnh rỗi nói về cuộc sống của nhau, liền phát hiện ra cô bạn ấy cực kì để ý chuyện tiền nong. Cô ấy nói tiền có thể cho cô ấy cảm giác an toàn, bởi vì sống trong một gia đình trọng nam khinh nữ, mỗi một đồng tiền cô ấy kiếm ra đều khiến cô ấy có cảm giác tự tin có thể được giải thoát khỏi cảm giác bị đè nén.
Còn một cậu bạn chơi thân nhiều năm với tôi, cho tới hiện tại vẫn chưa từng đi hát karaoke hay đi chơi với chúng tôi lần nào, bởi vì cậu ấy nói, cậu ấy từng ở đó tỏ tình cũng từng ở đó chia tay, từng ở đó khóc lóc, cũng từng ở đó đòi sống đòi chết, cậu ấy sẽ không bao giờ quay lại đó nữa.
Dường như sau mỗi một chầu bia rượu, mọi người lại có thể kể lại những câu chuyện xưa cũ, về câu chuyện cậu ấy không bao giờ có thể tha thứ cho chuyện ngoại tình, về câu chuyện cô ấy bị ba mẹ sửa đổi nguyện vọng trong ngày cao khảo, cùng những lạnh lùng và bàng quan khi bản thân gặp chuyện của những người xung quanh.
Đối với thế giới mà nói, "tổn thương" có thể chỉ là một từ trung tính, nhưng đối với những người luôn sống tình cảm như chúng ta mà nói, nó giống như cơn ác mộng không thể giải thoát dẫu bao năm trôi tháng rời.
Tumblr media
Trong điện thoại tôi có một bài hát mà tôi đã từng nghe ngàn vạn lần hồi còn hơn 20 tuổi tên 《Tha Thứ》. Cách đây không lâu tôi tình cờ nghe lại bài hát này, rồi tôi chợt nhận ra rằng hóa ra tôi đã vượt qua tất cả những trở ngại mà tôi đã nghĩ tôi không thể vượt qua được trong những năm tháng trước đó.
Vì là con một trong nhà, từ nhỏ tới lớn tôi từng hỏi rất nhiều lần, tại sao lại là tôi.
Vì sao chuyện hôn nhân của ba mẹ không tốt, tới cuối cùng tôi lại sợ bị tổn thương, cảm thấy bản thân mình là người không đáng. Vì sao tôi đã cực khổ lớn lên, tới cuối cùng người bị ruồng bỏ trong tình yêu vẫn là tôi.
Trong mỗi ngóc ngách của cuộc sống, tôi từng trách ba mẹ, từng oán cuộc sống, từng hận những người bỏ rơi tôi. Nói thực lòng, có những khi khóc tơi mức muốn chết, câu thường hay nói nhất là "Thế Giới này rồi sẽ khồng tốt đẹp được đâu."
Tôi kéo mình vào mớ hỗn độn đó và tiến về phía trước từng chút một, cho đến một ngày, tôi cuối cùng cũng kiếm đủ tiền để nhìn ra thế giới rộng lớn hơn và tâm lý tôi cuối cùng cũng cho phép tôi tự lập. Cuối cùng sau khi vòng đi vòng lại tôi cũng đã gặp được người đáng để dựa vào.
Khoảnh khắc ấy tôi mới hiểu, khó khăn vốn dĩ không phải là những thứ trước mắt bạn mà là bạn bất lực với tất cả bao gồm bản thân. Mà cái gọi là tha thứ, là bạn đã gặp được điều tốt hơn sau khi đã cật lực cố gắng.
Tumblr media
Thầy Trần Minh từng nói trong bài phát biểu của mình rằng : " Điều thật sự hạn chế bạn không phải là môi trường khách quan hay gia đình bạn mà là bạn của ngày hôm qua, chính con người của ngày hôm qua đã lôi kéo bạn, khiến bạn quên đi hôm nay bạn phải đi đâu."
Thực ra mỗi một thương tổn đều tồn tại một sự thật, nó chính là quá khứ.
Chúng ta của quá khứ năng lực không đủ, tâm thế không vững, góc nhìn cuộc sống cực đoan, chúng ta đã quen coi những điều tồi tệ nhất thời là ngõ cụt của cuộc đời, có những chuyện rõ ràng là phải trải qua mới có thể hiểu được, nhưng lại cứ ép bản thân phải hiểu rõ nó trong một đêm.
Dẫu cho đời này gặp phải khổ nạn cũng được, phải chịu tổn thương cũng được, thời gian rồi sẽ cho ta câu trả lời.
Điều chúng ta có thể làm là thâm nhập vào cuộc sống, nỗ lực kiếm tiền, sống thật tốt, sau đó tiến về phía trước và không ngừng cố gắng.
Giống như cô bạn tiết kiệm tiền ấy, kế hoạch dài kì của cô ấy là mua một căn nhà cách bố mẹ rất xa, sau đó định nghĩa lại ngôi nhà chỉ thuộc về bản thân.
Còn cả cậu bạn không quên được cô người yêu cũ, tôi nghĩ có một ngày cậu ấy sẽ phát hiện, có đi hát karaoke hay không thực sự không quan trọng, quan trọng là sau này khi gặp được người mà cậu ấy thích, cậu ấy vẫn sẽ hát cho cô ấy nghe.
Nói cho cùng, để đạt được hai chữ "tha thứ" từ thế giới này, không có chuyện nào là dễ dàng hết. Nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng, đợi khi chúng ta đã trở nên tốt đẹp rồi quay đầu nhìn lại những chuyện không tốt đẹp ấy, quá khứ thật ra chỉ là điều không đáng nhắc tới.
88 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 1 year
Text
Tumblr media
Tôi thà đổ hết cả tủ quần áo vốn đã rất ngay ngắn ra mà xếp lại để mình có cảm giác bận bịu cũng nhất quyết không ra ngoài uống cốc cà phê với những người không cùng tần số. Tôi biết rằng người khác sẽ cảm thấy con bé này thật cực đoan. Nhưng ôi trời đất ơi, còn hơn là va vào những cuộc chuyện trò nhạt như bã trà đã pha đến nước thứ 3.
— 𝐀 𝐍 𝐓 𝐑 𝐔̛ 𝐎̛ 𝐍 𝐆
290 notes · View notes
huagiaduan · 4 months
Text
Làm sao để có thể chia tay êm đẹp ở một mối quan hệ không hề tốt đẹp?
Tôi có mọc vài chiếc răng khôn, cách mấy tháng nó sẽ đau lên mấy lần, đau đến mức khiến tôi không muốn ăn cơm hay ăn gì cả, vậy nên tôi đã uống thuốc giảm đau. Người nhà nói với tôi là uống thuốc giảm đau thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe, bảo tôi hãy dành thời gian mà đi nha khoa để nhổ răng không đi. Tôi cũng đã đến bệnh viện để chụp hình X quang, nha sĩ bảo tôi có chiếc răng khôn, phải nhổ trong hai lần, mỗi lần một chiếc.
Tôi lên mạng để xem một vài video về việc nhổ răng khôn, càng xem tôi càng cảm thấy sợ, còn mắng thầm trong lòng là tại sao trên đời lại mọc ra cái thứ chết tiệt như này chứ.
Thế là đến giờ tôi vẫn chưa dám đi nhổ nó, vì tôi sợ đau.
Cho nên mỗi lần răng khôn đau nhức, tôi lập tức uống liền hai viên thuốc giảm đau, có đôi khi đau đến mức khiến tôi quyết định đi nhổ cho rồi, nhưng đến khi thuốc có tác dụng khiến cho tôi không còn cảm thấy đau nữa thì tôi lại không muốn đi nhổ, càng không muốn rước thêm phiền phức vào người. Thế là một vòng tuần hoàn cứ lặp đi lặp lại, đau muốn đi nhổ, không đau lại không muốn đi nhổ nữa.
Từ thái độ tôi đối với răng khôn thì cũng có thể thấy được tôi đối với tình yêu cũng như thế. Một mối quan hệ tình yêu độc hại cũng giống như răng khôn, mà tôi lại thường lựa chọn cách kiên nhẫn và thỏa hiệp, cứ thế đến hết lần này đến lần khác, không buông bỏ được.
Tôi thật sự hâm mộ những người dứt khoát, không có bận tâm nhiều đến thể diện, càng không có kiểu tâm lý “Đồ ăn tuy ăn không ngon, nhưng bỏ đi thì lại tiếc.” Tình yêu độc hại tựa như răng khôn, có người nhổ nó đi một cách dễ dàng, còn có người vẫn ngậm nó trong miệng để rồi thỉnh thoảng nhận những đau đớn nó mang đến cho mình.
Tôi cứ thế này, chần chừ rồi lại kéo dài không dứt được, lịch sự và lương thiện dùng ở những việc khác thì rất tốt, nhưng khi áp nó vào phương diện tình cảm thì lại chính là thứ ác ôn nhất.
May mắn thay bản thân tôi đã tỉnh lại kịp thời, thế nhưng có một vài người cũng không có may mắn như thế.
Có những cách thức để có thể chia tay êm đẹp, không có quơ đũa cả nắm nhưng tôi hiểu được cái chia tay tồi tệ nhất là gì, chính là “bạo lực lạnh” . Một bên muốn giải quyết vấn đề, hoặc là đem mọi chuyện nói rõ ràng ra hết, còn một bên lại tránh né, không quan tâm tới, mặc kệ bạn làm như thế nào, từ bình tĩnh cho đến nổi giận, la hét thì đối phương vẫn không quan tâm. Không nói ra lời chia tay cũng không bồi đắp gì cho bạn, nhìn thấy bạn đau khổ thì người đó càng cảm thấy vui vẻ, đem một người bình thường bức ép đến họ phải phát điên, trở thành một người cực đoan, cố chấp và cuối cùng khiến họ tự nghĩ rằng họ là người sai, vì quá hung hăng dữ dằn, để họ tự ôm hết sai lầm vào mình và hạ mình để xin lỗi.
Về mặt tâm lý học, đây là một loại bạo lực tinh thần, thậm chí nó còn tàn nhẫn hơn cả bạo lực gia đình, bởi vì người bạo lực cũng không có sa vào nó, họ có thể ung dung ngoài pháp luật, ra vẻ vô tội mà nói “Tôi không biết mình đã làm gì cả” để có thể giải thích tất cả.
Cho nên, phương pháp để chia tay tốt đẹp nhất là đem mọi thứ nói rõ ràng hết. Tốt nhất là nên ở trước mặt nói rõ ra.
Cũng đừng nên nói là:
“Có lẽ chúng ta chỉ có thể làm bạn.”
“Anh rất tốt, nhưng mà em không còn cảm giác nào nữa.”
“Hi vọng chúng ta có thể gặp lại trong tương lai.”
Phương pháp tốt nhất khi chia tay một mối quan hệ độc hại đó là đừng cho đối phương có thêm một xíu hi vọng nào cả, mà mong rằng gặp được nhau ở biển người thì cũng nên quên nhau trong biển người thôi.
Tôi vốn thích đi rất chậm, đi ba bước rồi quay lại, sợ người phía sau không đuổi kịp, sau này quay lại tôi phát hiện không có ai đợi mình, nên tôi học cách đi bộ ba bước lại quay lại một lần, trăm bước, nghìn bước, quay đầu lại nhìn và sau đó thì chỉ có nhìn thẳng về tương lai, không còn quay đầu lại nhìn ai.
Một cuộc chia tay tốt đẹp không dễ dàng vượt qua nên cũng đừng nhìn lại.
Răng khôn nên nhổ càng sớm càng tốt, ăn cháo một tuần rồi cũng sẽ ổn, mặt trời lặn rồi cũng sẽ có hoàng hôn, tương lai sẽ càng tốt đẹp hơn nhiều.
53 notes · View notes
quytrng2711 · 3 months
Text
Tumblr media
Tuổi 29 ập đến, tôi đã thôi là một cô bé cũng từ lâu. Thật (chẳng) may là, thời gian qua đi, tôi nhận ra mình đã trưởng thành biết nhường nào.
Hôm nọ, tôi gặp lại người anh từng gặp cách đây năm năm. Hồi đó hai anh em không có ấn tượng tốt về nhau. Tôi không hiểu được những suy nghĩ của người từng trải, còn anh chưa đủ trải để bao dung cho một người trẻ bốc đồng ngang ngạnh. Anh đã thốt lên rằng "ôi Trang khác lần đầu tiên anh gặp quá, em thực sự đã thay đổi rất nhiều, em trưởng thành rồi". Tôi cười vui và tôi cười khổ. Chúng tôi đều biết với nhau rằng "trưởng thành" là hai từ quá ư buồn bã.
Tuổi trẻ của tôi tràn đầy năng lượng, hoài bão và nông nổi. Tuổi trẻ của tôi cũng đa sầu đa cảm, chìm đắm với niềm vui rong chơi trong chốc lát và dễ chịu để cho nỗi buồn gặm nhấm ngày đêm. Tuổi trẻ của tôi sôi nổi và sâu lắng, hồn nhiên và suy tư, lạc quan và cực đoan, hoang dại và thiết tha. Ở đó tôi đã là một người trẻ điển hình của dám nghĩ dám làm, đôi khi nghĩ quá ít và làm thì không đến nơi đến chốn. Khi lòng tự tôn và cái tôi rơi xuống thành những hàng dài nước mắt, khi mà những thành lũy tạo nên một hình hài cao ngạo sụp đổ là khi mà tôi hiểu tuổi trẻ của tôi đã qua rồi. Tôi bước vào một cuộc đời mới với hình hài của một cô gái đã đi qua tháng năm rực rỡ nhất đời người.
Không có gì là hối hận và nuối tiếc cho tuổi trẻ cả, mọi thứ vẫn được chôn kín ở một góc của tâm hồn ta đang mang. Đôi khi nó ngọ nguậy khó chịu, đôi khi nó muốn nuốt trọn lấy nhưng ta biết nó không được phép và nó không cách nào làm được việc đó. Tôi đã học được cách để những sôi nổi hay đau buồn biến thành lặng im. Tôi học được rằng, sống không phải chỉ vì mình, và hạnh phúc là khi ta ngày càng gần với hai từ trách nhiệm. Ích kỷ cho bản thân và trách nhiêm với bản thân rất dễ bị nhầm lẫn, bởi để có trách nhiệm tôi phải kỷ luật, còn sự ích kỷ gắn liền với buông thả bản thân. Khi có trách nhiệm với bản thân rồi tôi mới hiểu, sống cuộc đời của mình thật tốt là trách nhiệm của ta với gia đình với người yêu thương ta.
Lặng lẽ, chăm chỉ và cố gắng để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Biết ơn và học cách biết quan tâm hơn mỗi ngày với những người yêu thương ta.
Và trưởng thành là thế đó.
32 notes · View notes
bongsuvn · 4 months
Text
Tumblr media
Art by Not A Starchild
PRINCESS OF RED SCALES AND HER GENDER FLUIDITY
(Tiếng Việt ở dưới)
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will. In modern terminology, they were genderfluid. Since the holies could be either men or women, a person with both masculine and feminine characteristics would be considered more suitable for the mediumship ritual.
The Third Mother Goddess of Watery Palace (also known as Princess of Red Scales) was one of the four Holy Mothers of the Four Palaces, who governed the rivers, lakes, and all bodies of water.
Excerpt from the Mother of Water prayer: “I wholeheartedly offer to the Grotto Court Water Lady of the First Dragon Palace and ask for her imperial grace, with her magnificent virtue, her numerous transformations, through my limited mortal eyes, whether she be man or woman, as she observes while dwelling under the living realm.”
Excerpt from the Mother of Water prayer recitation: “I sincerely give myself to Lady Immortal of the Watery Palace within the left Grotto Court, the fairy who resides under the Watery Kingdom, who doesn’t belong to the earthly realm, who has numerous transformations, either as a man or woman; to the elegantly holy, the the charmingly virtuous, the finely pure Madam of Yellow Dragon, to the dragon princess of red scales within Lake of White Jade, Her Majesty of mercy.”
==================
CÔNG CHÚA XÍCH LÂN, VI NAM VI NỮ
Không chỉ các thanh đồng trong Đạo Mẫu 道母 có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ, tức có thể hoá nữ hoặc nam.
Mẫu đệ tam Thoải phủ 母第三水府 (còn gọi là Xích Lân công chúa 赤鱗公主) là vị Thánh mẫu cai quản miền sông nước, một trong bốn vị Tứ phủ Thánh mẫu 四府聖母.
Trích khoa cúng Mẫu Thoải 母水:
“Nhất tâm phụng thỉnh Động Đình thủy nữ đệ nhất long cung hiển hiện hoàng ân, khôi khôi đại đức, biến hình biến tướng, phàm trần nhãn nhục hạn chi, vi nữ vi nam, ngụ hạ dương gian vãng hiện.” (一心奉請洞庭水女第一龍宮顯現皇恩,恢恢大德,變形變相,凡塵眼肉限之,為女為男,寓下陽間往現。)
Trích bài khấn niệm thánh hiệu Mẫu Thoải:
“Chí tâm nương tựa tiên chúa thoải cung tả Động Đình, thuỷ quốc tiên phi phàm trần ngụ hạ biến hình biến tướng, vi nữ vi nam, Hoàng long tịnh hạnh đoan trang linh thiện thục diệu phu nhân, Bạch Ngọc hồ trung Xích Lân long nữ công chúa, Ngọc bệ hạ từ tôn.”
(至心NƯƠNG似仙主水宮左洞庭,水國仙非凡塵寓下,變形變相,為女為男,黃龍淨行端莊靈善淑妙夫人,白玉湖中赤鱗龍女公主,玉陛下慈尊。)
__________
Tham khảo: dao-mau.fandom.com/vi/wiki/Mẫu_Đệ_Tam_Thuỷ_Tiên hatvanvn.blogspot.com/2010/11/cac-vi-than-trong-ao-mau.html
__________
*Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá
34 notes · View notes
abcdefg25 · 8 months
Text
"Those who know despair, once knew hope. Those who know loss, once knew love." - Ulquiorra Schiffer
Tạm dịch:
"Người hiểu được sự tuyệt vọng, nhất định từng có hy vọng. Người thấu được sự mất mát, từng biết thế nào là tình yêu." - Ulquiorra Schiffer
Tumblr media
Warning: Bài viết này cảm nhận về Ulquiorra - một nhân vật phản diện manga/anime, khó tránh khỏi có những từ ngữ gây cực đoan để lột tả được hết nhân vật. Bên cạnh đó, để phân tích rõ nhân vật này cũng như câu quote trên, trong bài viết có thể spoil một số tình tiết trong truyện. Để hiểu rõ hơn về nhân vật theo cảm nghĩ của bạn, bạn có thể xem video mà mình để sẵn ở cuối bài viết (chữ trong video có thể hơi khó nhìn nên hãy nhấn vào biểu tượng Youtube để xem trên Youtube hoặc hãy phóng to màn hình lên nhé ^^)
UlquiHime - Couple không cannon -- bạn có thể replay bài hát lồng vào video này trong khi đọc (nhấn trực tiếp vào dòng chữ).
Ulquiorra là Espada số 4 - một trong những nhân vật phản diện mạnh nhất Bleach (Sứ mệnh Thần Chết). Người đọc manga hay xem anime này phần lớn đều biết rõ Ulquiorra chỉ tin vào mối quan hệ giữa sức mạnh trong một trận chiến với nỗi bất lực và sự sợ hãi, chỉ tin vào những gì hiện hữu trong đôi mắt hắn thấy. Nhưng điều đó không có nghĩa hắn chưa từng có trái tim. Chẳng qua trái tim đó trải qua quá nhiều điều u ám như cái cách mà hắn phải sinh tồn để trở thành một Espada, đến nỗi sự tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và "chẳng có gì" trở thành niềm tin duy nhất trong dòng thời gian sinh mệnh của hắn, để rồi liên tục hỏi Orihime: "Trái tim là gì? Trái tim ở đâu? Nếu ta phá tan lồng ngực của cô ra, liệu ta có thấy được trái tim của cô chứ?". Cho nên, khi Orihime chỉ vừa chạm đến bàn tay Ulquiorra trước khoảnh khắc hắn biến mất mãi mãi, hắn cuối cùng cũng đã kịp lĩnh hội về tình yêu và thức tỉnh trái tim ngủ quên của hắn - thứ chân lý trong sáng, một sức mạnh to lớn mà trong suốt cuộc đời mình, hắn chưa từng công nhận.
Dẫu sao, có ba điểm để mình khẳng định Ulquiorra có trái tim. Thứ nhất, trước khi từ một Hollow tiến hóa dần lên thành Espada, Ulquiorra cũng là một linh hồn có bản năng chiến đấu mạnh mẽ để sinh tồn, mà chắc chắn linh hồn sẽ có trái tim. Thứ hai, trong mạch truyện Bleach giải thích rằng một Hollow sẽ không thể lấy lại được lý trí, suy nghĩ, bản ngã của mình dù trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho tới khi tiến hóa thành Espada. Nhưng với Ulquiorra, nhiều chi tiết, phân cảnh cho thấy hắn có nhiều trải nghiệm thăng trầm trong tâm hồn của chính bản thân ngay từ khi chưa trở thành Espada. Ở một thế giới dã thú chỉ có sự sống và cái chết, chỉ có mạnh và yếu như Hư linh giới, hắn đã phủ nhận, hoặc quên rằng hắn cũng có cảm xúc, nhưng lại không nhận ra bản thân vô thức nhắc đến hai chữ "cô đơn" khi nhớ về hàng trăm năm một mình đơn độc trước kia. Từ thuở nhận thức của hắn trở nên rõ ràng, hắn đã phát hiện trong khi đồng loại của hắn đều có màu đen thì toàn thân hắn lại trắng xóa, ngũ quan không có gì ngoài đôi mắt. Hắn cứ như vậy đi trên cát, vô định, không có lấy một bạn đồng hành, chỉ có ánh trăng ngược soi bóng đen của hắn trên sa mạc cát hoang vắng. Nếu không từng trải, không có cảm nhận, không có trái tim, ắt hẳn hắn sẽ không thốt lên được những cụm từ đầy cảm xúc như "cô đơn", "sợ hãi", "bất lực", "tuyệt vọng" hay thậm chí là những câu nói sâu sắc khác. Thứ ba, Ulquiorra ý thức rất rõ về bản thân cũng như muốn biết cảm nhận của kẻ mà mình quan tâm. Đầu tiên phải kể đến chi tiết hắn không bao giờ chủ động tấn công kẻ khác trừ khi có mệnh lệnh hoặc có kẻ trực tiếp gây hại, dù hắn trông lạnh lùng, đáng sợ và tàn nhẫn. Espada phản diện luôn tấn công theo bản năng - gặp là đánh, cửa miệng là điều chết chóc, hủy diệt, nhưng riêng Ulquiorra lại chưa bao giờ, điều đó có nghĩa hắn cảm thấy thật vô ích khi tàn sát lung tung. Hắn thậm chí còn đối xử khá tốt với Orihime (hỏi trước khi vào phòng, chăm sóc từng bữa ăn, nội thất trong phòng của cô và thường xuyên quan sát tâm trạng cô khi bạn bè đến Hư linh giới). Ngoài ra còn có một chi tiết, Grimmjow (Espada số 6) từng nói với Orihime rằng Ulquiorra luôn để lại một cái lỗ rỗng trên con mồi mà hắn hứng thú, như vậy chắc chắn Ulquiorra có cảm xúc khi giao đấu, chứ không phải đánh theo bản năng "cá lớn nuốt cá bé" của những kẻ mạnh như các Espada khác.
Cho nên, khi hắn hỏi Orihime có sợ hắn không, Orihime đáp rằng "Ta không sợ [vì bạn bè đã đến giải cứu ta, chiến đấu vì ta]", hắn ngay lập tức hiểu được lý do mà con người tin rằng mình sẽ thắng trong trận chiến, hiểu ra sức mạnh của trái tim. Vì thế mà, câu nói cuối cùng của hắn trước khi biến mất, chính là: "Giờ ta đã biết. Đúng vậy, ta biết trái tim của cô ấy ở ngay tại đây, trong bàn tay đang dần biến tan này của ta..."
Tumblr media
Death scence của Ulquiorra
Ở phân đoạn câu chuyện của Rukia - một nhân vật khác trong Bleach cũng nhắc đến sự tồn tại và hiện diện của trái tim (ồ, mình không rõ nữa, nhưng có lẽ đây là một lối suy nghĩ, một quan niệm sống về trái tim và tình yêu mà tác giả Bleach, ông Kubo, muốn gửi gắm thông điệp đến với độc giả). Rukia khi mới gia nhập Thập tam Hộ Đình đã nghĩ bản thân không phù hợp làm một Thần Chết và tự hỏi liệu có phải trái tim của cô không phải ở Tịnh Linh Đình hay không, nhưng Đội phó Kaien đã hỏi Rukia: "Em có muốn ở lại Tịnh Linh Đình chứ? Có muốn bảo vệ và ở bên cạnh những người mình yêu thương?". Rukia đã ngộ ra và tự tin hơn với vai trò Thần Chết của mình. Sau đó trong sự kiện giải cứu Orihime ở Hư linh giới, Espada số 9 đã lợi dụng cơ thể Kaien để lừa Rukia, nhưng Rukia kiên quyết khẳng định: "Trái tim của Kaien không có ở đây, bởi Kaien sẽ không bao giờ lợi dụng ta để truy sát đồng đội ta, lợi dụng ta đối phó kẻ khác".
Trái tim của chúng ta không chỉ ở trong cơ thể chúng ta. Trái tim chúng ta còn ở bên trong người khác, ở những lần con người tương tác, trò chuyện và đối xử với nhau.
"Chỉ có kẻ mạnh mới biết dùng đến trái tim để cảm nhận". Mình cũng đã nghe ở đâu đó một câu nói như thế.
Phải chăng, Ulquiorra đã từng hy vọng thật nhiều rằng sẽ có một ai đó cứu rỗi bóng đen cô đơn của hắn những đêm trăng trên sa mạc cát; đã từng nảy sinh một thứ tình cảm đối với Orihime, người đã xuất hiện để dạy hắn biết sức mạnh và nơi hiện diện thật sự của trái tim? Hẳn là vì vậy mà giờ đây ta có một Ulquiorra vốn tôn thờ niềm tin về sự tuyệt vọng và mất mát, dồn nén mọi cảm xúc thành vẻ ngoài trầm tĩnh lạnh lẽo, để đến cuối cùng trở về niềm tin đối với tình yêu thương.
Cái kết của Ulquiorra giống như một loại tiếc nuối, bởi vì nếu hắn được tiếp tục sống, chắn chắn sẽ tiếp tục mạnh lên, và mạnh nhất trong số các Espada, sau khi lĩnh ngộ một loại sức mạnh mới: Có lẽ không phải nghiễm nhiên mà tác giả Kubo cho Ulquiorra ở vị trí số 4 (Hán tự đồng âm chữ "tử"), ưu ái cho làm cánh tay phải của trùm phản diện, thường xuyên làm nhiệm vụ trinh sát tình hình và xuất hiện đầu tiên trong số tất cả các Espada nhằm gây ấn tượng với độc giả. Nhưng, sự biến mất của Ulquiorra cũng có thể là một cái kết viên mãn, bởi đôi khi lời từ biệt là chìa khóa mở ra một cánh cửa khác, là tín hiệu mở ra một con đường khác. Trên thực tế, sau khi bại trận và chết dưới Trảm Hồn Đao của Thần Chết, các Hollow sẽ được thanh tẩy linh hồn để về Thi Hồn giới, sau đó tiếp tục chu kỳ tái sinh của mình. Ulquiorra có lẽ, sẽ tái sinh ở một bản dạng, một thực thể mạnh mẽ khác và sẽ hạnh phúc hơn cuộc đời của hắn ở Hư linh giới, khi hắn biết thế nào là yêu thương và được yêu thương.
Ulquiorra không có trái tim, nhưng có trái tim. Và hắn cũng có một câu nói khác vô tình thể hiện chính điều đó: "Not be, but be." (tạm dịch: "Không có, mà có.")
Fon.
Ngày 20 tháng 8, 2023
youtube
29 notes · View notes
motnguoibinhthuong · 1 month
Text
Nhịn và tập thích nghi với môi trường? Oh, chục năm qua mình cũng nghe mấy lời khuyên kiểu này ngày qua ngày. Kết quả là thà mình tự chọn rời đi chứ không để nó đào thải.
Mình nghĩ là ở một môi trường cực đoan như trước mà mình còn không lựa chọn thay đổi các nguyên tắc để sống với họ, thì có lí do gì để môi trường này mình phải làm vậy? Nói vậy thì bỏ bao nhiêu công sức làm lại để làm gì?
Không. Không có thứ nào gọi là quy luật hiển nhiên hết. Chỉ có những nhiều người cùng chấp nhận rồi nghĩ đó là quy luật. Vì lẽ đó mới có những kẻ hoang tưởng đang ở đầy ngoài kia.
10 notes · View notes
todayisthanh · 2 months
Text
Có một vài chuyện mình rất dễ tính, một vài chuyện thì giới hạn chịu đựng lại cực kì thấp.
Mình nghĩ ai cũng sẽ có những giới hạn khác nhau như vậy thôi, và chuyện để dễ tính hay khó tính của mỗi người thì khác nhau, không ít thì nhiều. Mình luôn cố gắng tôn trọng và hòa hợp nhất có thể với mọi người nhưng nếu chạm vào giới hạn thì mình sẽ ưu tiên sự thoải mái cho bản thân hơn.
Mình đã từng bênh vực cho bạn nhiều, cũng từng nghỉ chơi với một người bạn lâu năm bởi vì người yêu của họ đụng đến mình và gây phiền phức cho mình trước nhưng lại muốn mình xuống nước hòa hoãn với người ta trước. Thường thì mình không quan tâm họ có chơi hay yêu đương với người mình ghét hay không, nhưng nếu họ nhắc người đó quá thường xuyên trước mặt thì mình sẽ cân nhắc có nên tiếp tục gặp họ hay không, bởi mình thường thể hiện rất rõ mình ghét ai với người nào chơi thân.
Mình có thể nhẫn nhịn một người bạn vì muốn mối quan hệ đó bền vững cực kỳ lâu, miễn là mình vẫn cảm nhận được sự tôn trọng và quan tâm từ họ đến mình. Nhưng một khi mình đã cảm thấy mình chẳng là gì nữa trong mối quan hệ đó nữa thì cho dù họ có quay sang mong mình ở lại thì câu trả lời vẫn là không.
Có thể đối với nhiều người như vậy là quá cực đoan, nhưng mình thà là không còn gì hơn là trở thành người chỉ mỗi lúc cần mình giúp họ mới nhớ đến, dù cho trước đây họ đã luôn ưu tiên mình hơn giữa những mối quan hệ họ có.
17 notes · View notes
tieuduongnhi · 1 year
Text
NHỮNG KINH NGHIỆM SỐNG BIẾT CÀNG SỚM CÀNG TỐT
1. Bất kì điều gì, chỉ cần chấp nhận sẽ không còn buồn khổ. Nếu không chấp nhận, bạn vẫn sẽ tiếp tục chịu đau khổ mà thôi. Học cách chấp nhận những sự thật không thể thay đổi là bài học đầu tiên của sự trưởng thành.
2. Người ăn nói giỏi không cần thiết phải được giải thưởng trong các cuộc thi diễn thuyết, biện luận… mà là người nói chuyện với bạn trong thời gian ngắn đã có thể phán đoán được tính cách, kiểu người của bạn, chỉ cần một vài câu nói cũng có thể giải quyết vấn đề bạn gặp phải.
3. Sau khi trưởng thành, tất cả những tiến bộ của bạn đều là kết quả của quá trình đối mặt với những điều làm bạn đau khổ, mệt mỏi, lảng tránh….
4. Tin tưởng hoàn toàn hay không tin tưởng một chút nào đều là cực đoan, tin tưởng trong giới hạn, trong điều kiện mới là trưởng thành.
5. Nếu giao cho bạn một việc mà bạn chưa từng được học, tiếp xúc qua trong một thời gian quy định. Bạn vô cùng tuyệt vọng đi tìm tài liệu, nghiên cứu, cuối cùng thành phẩm làm ra lại dở tệ. Sếp mắng chửi bạn sml, bạn lại đau khổ đi sửa lại. Kinh nghiệm chính nhờ vậy mà được tích lũy. Ai cũng giống nhau vậy thôi, không hề có con đường tắt nào cả, nó là cả một quá trình.
6. Những người có vị thế, cấp bậc càng cao, nghe lời họ nói càng không thể chỉ nghe bề nổi. Họ đều không hay nói quá trực tiếp. Phải để ý những điều vô tình họ nhắc đến, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể…
7. Phải có chí tiến thủ, nhưng không thể quá vội vàng, càng không thể liều lĩnh.
8. Muốn thoát khỏi quá khứ, quan trọng nhất ở việc bạn là một người có tương lai sáng lạn. Chú ý: “là” chứ không phải “trở thành”.
9. Kinh Hoa Nghiêm có nói:”Tâm như họa sĩ khéo, Vẽ thế giới muôn màu”. Bạn không tin mình có thể đỗ được một trường tốt, bạn sẽ không đăng kí trường đó, chắc chắn bạn sẽ không đỗ.
Bạn không tin mình có thể tìm được một công việc tốt hơn, một mặt bạn sẽ vừa oán hận công ty, mặt khác bạn vẫn tiếp tục làm ở đó. Bạn không tin mình có thể làm boss, 100% bạn sẽ không đi khởi nghiệp. Những người nghĩ cũng không dám nghĩ đã thua ngay từ đầu.
10. Nếu một người từ yếu đuối bỗng trở nên mạnh mẽ, chắc chắn người đó đã trải qua rất nhiều chuyện mà bạn khó có thể tưởng tượng ra.
11. Bạn không cần mọi người biết bạn, hiểu bạn. Chỉ cần những người quan trọng nhất biết bạn, hiểu bạn là đủ rồi.
12. Hãy tìm tình yêu cuộc sống khi ở bên những người thích bạn và nhìn rõ thế giới khi ở bên những người không thích bạn.
- Huyna dịch
43 notes · View notes
poetichumanities · 1 month
Text
Tumblr media
Em còn 3600 ngày nữa... 3654, 3653, 3652,...3601,3600... Anh biết không, em là một cô gái yêu bản thân, đôi khi nó cực đoan quá, ép chính em phải yêu anh 3654 ngày... Anh biết không, em thích Mắt Biếc, em thích cái cách Ngạn yêu Hà Lan lâu đến vậy, yêu Hà Lan từ lúc hồi nhỏ giả bộ mạnh mẽ để bảo vệ cô, cho đến khi cô có con. Mọi người gọi đó là tình yêu mù quáng, vô thường...vì chẳng ai có thể yêu một người phụ nữ có con với người khác mà bỏ rơi mình; dẫu vậy, đối với em, đó vẫn là một tình yêu đẹp...lặng lẽ, sâu sắc, âm thầm... Trải qua quá nhiều cuộc tình ngắn ngủi, tôi chỉ ước...tôi có một tình yêu thật lâu...lâu đến mức, 10 năm sau, khi đọc lại những trang nhật kí thuở mười bảy ngây thơ, em vẫn sẽ nói rằng: - Em còn thương anh nhiều... "Hòa vào cây, vương vào nắng, là giấc mơ tôi có Người" - Tản mạn 18/03/2024
5 notes · View notes
windaroma · 1 month
Text
Làm người, đừng tổn thương người, đừng lừa người, đừng phụ người.
Lòng người nếu đã bị tổn thương thì khó xoay chuyển, niềm tin nếu đã bị hủy thì khó xây dựng lại, chân tình một khi đã mất thì khó có thể tìm về.
Làm người, giàu nghèo không quan trọng, thành công hay thất bại cũng không quan trọng, điều quan trọng là nhân phẩm phải đoan chính, không kiếm những đồng tiền trái với lương tâm, không làm ra những chuyện thương thiên hại lý.
Cốt lõi làm người là gì? Khi nghèo túng không hãm hại lừa đảo, khi sung túc đừng kiêu căng ngạo mạn, khi cực khổ không bán đứng bạn bè, khi khó khăn không tính kế người khác.
Lương tâm làm người là gì? Trong những ngày tháng thành công đừng quên người đã giúp đỡ bạn, khi thời điểm huy hoàng đừng quên người đã ủng hộ bạn, khi giàu sang phú quý đừng quên người đã đồng hành cùng bạn.
Giới hạn làm người là gì? Không được quên người đã giúp đỡ bạn, không được vứt bỏ người bước đi cùng bạn, không được tổn thương những người yêu bạn, có nghèo đến đâu cũng phải giữ được tôn nghiêm, có giàu đến đâu cũng không thể coi thường người khác.
(Quảng Như dịch)
Tumblr media
4 notes · View notes
decemberwind · 1 year
Text
Tumblr media
LUÔN CẢM THẤY BỊ BỎ RƠI (Rejection Sensitivity): Một Loại Cảm Xúc Bình Thường Hay Một chứng Rối Loạn Tâm Lý?
Chẳng ai thích bị bỏ rơi cả, và một số người còn khá nhạy cảm với việc bị cự tuyệt trong những mối quan hệ xã hội của bản thân hơn so với những người khác. Những cá nhân có độ nhạy cảm cao với cảm giác luôn bị bỏ rơi thường thấy sợ hãi và ác cảm với việc bị từ chối đến mức nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Những người này thường cảm thấy mình luôn bị hắt hủi trong cuộc sống. Bởi họ cứ lo lắng đoán già đoán non về việc người khác có muốn ở cạnh mình không nên vô hình chung thì cách cư xử như vậy đã đẩy người khác rời đi. Điều này dẫn đến một vòng lặp vô cùng đau khổ khó mà có thể phá vỡ.
💞 NHỮNG DẤU HIỆU
Những người mẫn cảm với việc bị bỏ rơi thường có thói quen dò xét, cố tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy rằng có khả năng họ lại sắp bị bỏ rơi. Họ thường có những phản ứng thái quá lên trước bất kì một dấu hiệu nào mà họ cho rằng, đấy là bằng chứng cho thấy một cuộc đổ vỡ và xa rời sắp đến.
🔹 Những biểu cảm trên khuôn mặt
Một nghiên cứu vào năm 2007 – nghiên cứu về cách mà những người mẫn cảm với việc bị bỏ rơi phản ứng với các biểu cảm trên gương mặt của người đối diện – đã cho thấy, hoạt động não bộ của những người mẫn cảm này sẽ thay đổi khi họ nhìn thấy những dấu hiệu như muốn khước từ, biểu hiện trên nét mặt của người đối diện.
Bằng cách sử dụng những hình ảnh cộng hưởng từ đa chức năng (đo hoạt động của não bằng cách phát hiện những thay đổi liên quan đến lưu lượng máu), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng não bộ của những người này hoạt động khác thường khi nhìn thấy nét mặt không đồng tình của người khác.
Những đối tượng khác không cho thấy kết quả tương tự khi nhìn thấy những nét mặt giận dữ hay khinh thường. Điều này phù hợp với những cá nhân không quá mẫn cảm với việc cảm thấy luôn bị bỏ rơi.
🔹 Nhu cầu sinh lý tăng cao
Khi một người nghi ngờ rằng họ có thể bị bỏ rơi, nhu cầu hoạt động sinh lý của họ bắt đầu tăng lên (nhiều hơn so với những người bình thường).
Họ giữ cảnh giác trước những dấu hiệu cho thấy họ sắp bị bỏ rơi và có thể biểu hiện ra những phản ứng chiến-hoặc-chạy (hoặc còn gọi là phản ứng căng thẳng cấp tính).
🔹 Suy diễn sai lầm
Quá mẫn cảm với việc bị bỏ rơi khiến cho những người này suy diễn bóp méo và hiểu sai lệch về những hành động của người khác.
Chẳng hạn như khi một người bạn không trả lời tin nhắn ngay lúc đó, một người mẫn cảm có thể suy diễn rằng anh bạn kia không còn muốn làm bạn với mình nữa. Trong khi những người khác sẽ chỉ cho rằng anh bạn kia đang bận rộn và chưa thể trả lời được mà thôi.
🔹 Thường có suy nghĩ tiêu cực về những vấn đề xảy ra xung quanh mình
Ngoài những điều kể trên, những người này cũng thường chăm chăm chú ý đến sự t��� chối hoặc những dấu hiệu cho thấy họ bị từ chối. Xu hướng này được gọi là sự thiên vị chú ý.
Ví dụ, nếu một người mẫn cảm với việc bị bỏ rơi thử mời 10 người đi chơi và nhận được 9/10 lời đồng ý, thì họ sẽ chăm chăm nghĩ về người đã từ chối họ. Sau đó, họ bắt đầu cho rằng những nỗ lực của họ trong chuyện hẹn hò đúng là một sự thảm họa, và bắt đầu nhen nhóm ý nghĩ rằng chẳng có ai thích họ cả.
Ngược lại, những người không quá nhạy cảm có thể thấy kết quả 9/10 kia đúng là một sự thành công tuyệt vời. Người đó có thể tập trung vào chín lời đồng ý đầy hứa hẹn kia và chỉ dành ra một phần nhỏ sự chú ý của mình cho lời từ chối mà thôi.
🔹 Sự nhạy cảm trong các mối quan hệ
Những người mẫn cảm với việc bị bỏ rơi thường vướng mắc giữa hai trường hợp bị bỏ rơi trong nhận thức và thực tế. Họ rất cảnh giác với tâm trạng và thái độ của người khác và luôn nhạy cảm thái quá đối với những vấn đề xảy ra trong các mối quan hệ.
Họ có thể liên tục tìm kiếm bằng chứng cho việc người khác đang muốn bỏ rơi họ. Vậy nên dù cho một người bạn hoặc đồng nghiệp của họ đã cam đoan rằng họ rất tốt, họ được chào đón và yêu mến rồi, thì họ vẫn cứ có cảm giác rằng mình bị hắt hủi.
Họ thường khao khát muốn có những mối quan hệ thân thiết. Thế nhưng nỗi sợ bị bỏ rơi lại đẩy họ vào chân tường đơn độc và cô lập.
Trong khi một vài người có thể cảm nhận được nỗi sợ bị từ chối từ những bối cảnh trong xã hội thì họ có thể không cảm nhận được nó trong những bối cảnh khác. Chẳng hạn như một người luôn sợ bị bỏ rơi, cô ấy có thể cũng chẳng ngại bị từ chối khi tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình.
Nếu nó không để lại những hậu quả trong đời sống xã hội, cô ấy có thể xử lý lời từ chối trong sự nghiệp của mình theo cách khác.
💞 NGUYÊN NHÂN
Mẫn cảm với việc bị bỏ rơi không chỉ bị gây ra bởi một tác nhân duy nhất. Nó bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân khác nhau cùng phối hợp mà thành.
🔹 Những câu chuyện thời thơ ấu
Sớm phải trải nghiệm cảm giác bị bỏ rơi, hắt hủi và lạm dụng có thể khiến người ta dần dần trở nên mẫn cảm với việc bị bỏ rơi.
Chẳng hạn, việc bị cha mẹ từ chối về cả thể chất lẫn tinh thần, có thể khiến đứa trẻ trở nên mẫn cảm với việc bị bỏ rơi.
Không phải chỉ những lần bị bỏ rơi trực tiếp mới có thể gây ra ảnh hưởng đến tinh thần của một người. Chẳng hạn như khi lớn lên bên cạnh những phụ huynh vô cảm hoặc thường chỉ trích cay nghiệt, có thể khiến đứa trẻ trưởng thành trong nỗi lo sợ bị bỏ rơi trong các mối quan hệ khác.
Những đứa trẻ mẫn cảm với việc bị bỏ rơi cũng hay có xu hướng bạo lực. Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ báo Child Development năm 1998, những đứa trẻ mẫn cảm với việc bị bỏ rơi thường có xu hướng giận dữ mỗi lần nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Sự đau khổ của những đứa trẻ này tăng thêm sau khi thử tiếp xúc sơ qua với một đứa trẻ đồng trang lứa.
Những đứa trẻ bị bắt nạt hoặc tẩy chay cũng có thể lớn lên với nỗi sợ bị bỏ rơi nhiều hơn những người khác. Bất kì một trải nghiệm đau đớn khi bị bỏ rơi nào trước đây cũng sẽ khiến người ta cố gắng tránh né trước nguy cơ gặp lại nỗi đau đó lần nữa.
🔹 Nhược điểm sinh học
Ngoài ra còn có một nhận định rằng trong bộ máy sinh học của một số người có một lỗ hổng. Có thể là gen di truyền hoặc một đặc điểm tính cách nhất định nào đó đã làm tăng sự mẫn cảm của người đó đối với việc bị bỏ rơi.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa mẫn cảm với việc bị bỏ rơi với chướng loạn thần kinh, sợ xã hội, đánh thấp lòng tự trọng và lối sống dựa dẫm, gắn bó bất an.
🔹 Những ảnh hưởng
Những người mẫn cảm với việc bị bỏ rơi sẽ trải qua mức độ đau khổ tâm lý cao hơn khi họ bị bỏ rơi – những cảm xúc đau đớn, giận dữ và u uất giày xéo họ. Để tránh né những cảm xúc khó chịu đó, họ rất có nguy cơ sẽ thử các hành vi bạo lực, cô lập xã hội và tự gây thương tích.
🔹 Được quý mến trở thành nhu cầu thiết yếu
Họ có cảm giác mình cần phải được yêu mến bởi tất cả mọi người xung quanh. Nếu bị từ chối, có thể họ sẽ nỗ lực gấp nhiều lần để cố giành lại sự yêu mến từ người đã bỏ rơi họ.
Một nghiên cứu được công bố trong tờ tạp chí Journal of Personality and Social Psychology xuất bản năm 2010 cho biết những người đàn ông nhạy cảm với việc bị từ chối thường phản ứng lại bằng cách cố trở nên dễ mến hơn.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng những người đàn ông này sẵn sàng bỏ ra một mớ tiền để có thể trở thành bạn của những người đã từ chối mình. Nếu một người phụ nữ đánh giá tiêu cực về họ trên một trang web hẹn hò, họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho cô nàng trong buổi hẹn hò, chỉ để cô nàng có thiện cảm với mình.
Những người phụ nữ nhạy cảm với việc bị bỏ rơi cũng có những biểu hiện tương tự khi bị từ chối bởi một đối tượng hẹn hò đầy tiềm năng, người mà họ đã sớm chia sẻ nhiều điều hơn về bản thân.
Những người quá nhạy cảm với việc bị bỏ rơi phản ứng lại với cuộc sống này bằng những cách có thể bảo vệ họ khỏi những nỗi đau. Đáng buồn thay, chính những hành động đó lại trở thành con dao hai lưỡi khiến họ tổn thương.
🔹 Khó khăn trong việc kết nối với mọi người
Nỗi sợ bị bỏ rơi vô tình đã khiến họ không chỉ khó mà có được những mối quan hệ mới mà còn phá hủy cả những mối quan hệ vốn có.
Chẳng hạn, cái cách mà họ cứ liên tục buộc tội rằng đối phương đã lừa dối họ sẽ chính là lưỡi dao cắt đứt mối quan hệ giữa cả hai.
Hơn thế nữa, họ có thể trở nên giận dữ và căm ghét mỗi khi một người bạn không kịp thời trả lời tin nhắn, lời mời của họ. Cuối cùng thì điều đó lại càng khiến người bạn ấy muốn chấm dứt mối quan hệ này hơn, điều này càng làm tăng cảm giác bị bỏ rơi của cá nhân họ.Những người mẫn cảm khác có thể tránh né những trường hợp, những mối quan hệ mà họ cho rằng có thể họ sẽ bị bỏ rơi. Đến phút cuối, họ quay về với tận cùng của cô độc – và đây là lúc nỗi sợ hãi lớn nhất của họ trở thành hiện thực.
🔹 Những rắc rối trong chuyện tình cảm
Như đã đề cập ở trên, mẫn cảm với việc bị bỏ rơi sẽ làm cho các mối quan hệ trở nên rối loạn. Người mẫn cảm đau khổ và giận dữ ngay khi họ “ngửi thấy mùi” của sự rời bỏ.
🔹 Những ảnh hưởng đến tuổi dậy thì
Mẫn cảm với việc bị bỏ rơi thường gõ cửa tâm lý của con người trong những năm tháng thiếu niên. Theo một nghiên cứu được đăng trên tờ Children Maltreatment xuất bản năm 2000, ở tuổi dậy thì, những biểu hiện của các cô gái nhạy cảm với việc bị bỏ rơi thường chính là tác nhân đã đẩy nguy cơ bị xâm hại của họ lên cao hơn. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những cô gái như thế thường hành động cực đoan để cố duy trì mối quan hệ, khi họ cảm thấy bất an về mức độ gắn kết mà bạn trai dành cho mình.
Dù biết rằng hậu quả tồi tệ có thể xảy ra, họ vẫn cố làm thế để gìn giữ lấy mối quan hệ. Các cô gái còn có nguy cơ sẵn sàng chịu đựng những hành vi bạo lực, thù hằn về cả thể xác lẫn tinh thần khi xảy ra xung đột trong mối quan hệ, và họ chịu đựng chúng chỉ vì muốn gìn giữ mối quan hệ này.
🔹 Những ảnh hưởng khi trưởng thành
Những người trưởng thành có vấn đề mẫn cảm với việc bị bỏ rơi, khi họ đặt mình trong chuyện tình cảm, thường phải đối mặt với nhiều vấn đề xảy ra trong mối quan hệ.
Họ có thể suy diễn và phản ứng sai lầm về những chuyện xảy ra, bởi vì họ luôn cảnh giác rất cao về nguy cơ bị bỏ rơi. Nó thường dẫn tới những cảm xúc ghen tuông vô lý khi họ cảm thấy mình bị bỏ rơi hoặc khi bị từ chối.
Họ còn có thể suy diễn về những hành vi của đối phương, chẳng hạn như việc đối phương quá tập trung vào công việc, là một bằng chứng cho thấy đối phương đã không còn yêu họ nữa.
Có một mối quan hệ nghiêm túc có thể có ích đối với những người đàn ông mẫn cảm với việc bị bỏ rơi, hơn là với phụ nữ. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy đàn ông thường cảm thấy cô đơn hơn và mẫn cảm với sự bỏ rơi hơn khi họ đang độc thân.
Với những người phụ nữ mẫn cảm với việc bị bỏ rơi, họ thường không cảm thấy nhẹ nhõm hơn là mấy khi đang ở trong một mối quan hệ yêu đương. Họ vẫn sẽ tiếp tục cảm thấy cô đơn, lo sợ bị bỏ rơi, giống như lúc họ còn độc thân mà thôi.
Tuy thế, cả nam lẫn nữ, những người mẫn cảm đều gặp khó khăn trong việc tạo dựng một mối quan hệ nghiêm túc và thân mật. Cách mà họ hành động và nỗ lực lại thường mang xu hướng muốn né tránh xung đột và rời bỏ nhau, hơn là đến xích lại gần nhau hơn và cùng nuôi dưỡng cho đoạn tình cảm này.
💞 DẪN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM LÝ
Bị bỏ rơi trực tiếp đánh động và đe dọa vào tâm lý của một người. Nó có thể để lại những hậu quả tâm lý nghiêm trọng.
Ngay cả khi ai đó không thực sự là một kẻ luôn bị từ chối, thì khi họ cảm thấy mình là một người thừa thãi, hay khi họ tin rằng mình là người bị bỏ rơi, sức khỏe tâm lý của họ cũng sẽ bị suy giảm.
Mẫn cảm với việc bị bỏ rơi không phải là một căn bệnh tâm lý, nhưng nó thường có liên quan đến nhiều bệnh lý tâm thần khác nhau.
Một nghiên cứu đăng trên tờ Behaviour Research and Therapy vào năm 2010 chỉ ra rằng sự mẫn cảm này là một tác nhân gây nguy cơ dẫn đến trầm cảm, và còn khiến những triệu chứng hiện có trở nặng thêm.
Ít nhất là ở phụ nữ, nghiên cứu đã nhận định rằng việc chia tay cũng có khả năng gây ra trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy, triệu chứng trầm cảm ở các cô gái tuổi sinh viên và mẫn cảm với việc bị bỏ rơi có xu hướng tăng cao hơn so với ở những người bình thường khác trong trường hợp bị bạn trai chia tay.
Những nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng các cá nhân mẫn cảm với việc bị bỏ rơi thường có nguy cơ cao hơn về:
▪ Rối loạn nhân cách ranh giới
▪ Mặc cảm ngoại hình
▪ Cô đơn (thường góp phần tạo nên các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm)
▪ Lo âu (thường thể hiện mạnh ở nam giới)
Sự mẫn cảm với việc bị bỏ rơi cũng là một tiêu chí để xác định bệnh án rối loạn nhân cách tránh né và ám ảnh xã hội.
Hơn thế nữa, một nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự mẫn cảm này với những ý nghĩ tự sát của các bệnh nhân tâm thần. Nhà nghiên cứu nhận định rằng những cá nhân có ý định tự sát thường cảm thấy họ là gánh nặng của người khác và không thuộc về thế giới này.
💞 PHƯƠNG ÁN ĐỐI PHÓ
Nếu bạn nghi ngờ rằng mình nhạy cảm với việc bị bỏ rơi, hãy chú ý đến những dấu hiệu và các vấn đề mà bạn gặp phải. Đây chính là bước đầu tiên trong việc tạo ra sự thay đổi.
Học cách xây dựng những mối quan hệ thân thiết và lành mạnh hơn chính là cách để xóa bỏ nỗi cô đơn và cô lập. Nhưng để có thể làm thân với ai đó cũng cần rất nhiều can đảm, bởi vì mối quan hệ càng gắn bó sâu sắc, thì nỗi đau bạn phải chịu khi bị bỏ rơi lại càng thêm thống khổ.
Hãy tiếp nhận những sự trợ giúp, những phương án trị liệu cho các bệnh lý tâm thần mà bạn đang mắc phải, đây có thể là cách giúp làm giảm bớt sự nhạy cảm của bạn đối với việc bị bỏ rơi.
Nếu bạn nghi ngờ mình quá mẫn cảm với việc bị bỏ rơi, hãy đến và trò chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn vạch ra các bước phù hợp tiếp theo mà bạn cần thực hiện.
Bước tiếp theo có thể là đặt một cuộc hẹn với nhà trị liệu tâm lý. Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp bạn tìm ra hướng giải quyết cho những suy nghĩ, cảm xúc và những hành vi đã thúc đẩy cho nỗi sợ bị bỏ rơi kia.Liệu pháp trị liệu theo cặp có thể giúp ích trong một vài trường hợp. Phương pháp trị liệu theo cặp này giúp cho hai bên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và đáng tin cậy hơn.
----
Dịch: Anne
Biên tập: Linh Vũ
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-rejection-sensitivity-4682652
Nguồn: Acrazymind.vn
53 notes · View notes
thang-9 · 2 months
Text
Mấy hôm nay gặp: 
Một cô bé đỗ Harvard nói rằng em thường cúp học bên Ngoại thương, mỗi lần thi em học 30 phút là đỗ điểm cao nhất lớp nên mọi người ghét em. Từ bé em đã muốn sống vì người khác, em không thèm quan tâm đến lợi ích cá nhân mình vì nhà em đủ giàu rồi, với khả năng của em em cũng không bao giờ nghèo được nên lo gì. Em muốn giúp đỡ cộng đồng vì em biết những đứa trẻ không được sinh ra trong hoàn cảnh tốt như em sẽ khó khăn thế nào nếu không được giúp đỡ. 
Một anh shipper đứng trước cửa nhà người ta bảo đây là việc tôi làm để kiếm tiền thôi, ban đêm về tôi viết 1 cái app miễn phí để hỗ trợ sức khoẻ tinh thần cho mọi người. Nếu khách mua đồ ăn cần trợ giúp tâm lý hãy down app ủng hộ tôi. Tôi muốn giúp đỡ mọi người. 
Một cô bé 99 sắp cưới chồng nói em yêu 20 người rồi, sắp cưới rồi em còn chưa biết tình yêu đích thực là gì. Mình nói, hầu hết mọi người cũng như em.
Một cô bé 99 khác quyết không lấy chồng, không yêu luôn vì em hèn, muốn sống trong vòng an toàn thôi. Em chỉ chấp nhận được mức độ cảm xúc dù là vui hay buồn ở mức 5, 6, em không muốn nó lên 8, 9. Em chưa bao giờ không tin tình yêu hôn nhân, em biết yêu rất vui rất ngọt ngào nhưng quan điểm của em hiện tại là vậy. Em thường nói dối vì bố mẹ em ly dị nên em không muốn kết hôn, chứ thật ra em quá lười để giải thích con người của mình. 
Một người bạn bằng tuổi mình bi kịch vì sống trong vùng an toàn cả cuộc đời. Sinh ra trong gia đình tốt đẹp được bảo bọc quá cũng là bi kịch, vì không được tôi rèn khả năng dũng cảm, dám mạo hiểm, chưa từng cho phép bản thân được trải nghiệm. Nhìn lại thì đã 28 tuổi rồi. Mình nói vẫn còn trẻ, vẫn được mà. 
Một người chị bình thường rất chỉn chu trong công việc đợt gần đây làm việc kiểu hoảng loạn và rối tung lên đến mức đáng ghét. Hỏi ra thì do gia đình mới chuyển ra ở riêng, chị phải tự chăm con nhỏ một mình. Vì cuộc sống chị đang hỗn loạn nên công việc cũng hỗn loạn theo.
Một cậu bé thần đồng bị quá giỏi so với độ tuổi. Nói chuyện với bố em liền biết tại sao, vì nó mang bộ gene và sự giáo dưỡng tốt đến vậy cơ mà. Nó không phải thần đồng, đó chỉ là điều tự nhiên.
Thế giới rộng lớn, mỗi người đều mang câu chuyện của riêng mình. Chỉ có chuyện bạn chưa tưởng tượng qua, chứ làm gì có chuyện không thể xảy ra. Mình đã không còn khả năng phán xét, tức giận, trách móc hay ghét bỏ bất kỳ ai nữa, vì mình đã học được cách có thể hiểu và cảm nhận được nguyên nhân sâu xa tạo nên từng phản ứng của họ. Bác sĩ tâm lý là những người tỉnh táo nhất. Nhìn thấu bản chất bình thường của con người xong, thấy tất cả đều bình thường. Dù là thiên tài hay ngu dốt, loạn trí hay lý trí, cực đoan hay vô tri, đều bình thường cả thôi.
3 notes · View notes
jennifertple · 6 days
Text
9 LỜI DẠY TỪ PHẬT GIÁO GIÚP BẠN TÌM THẤY BÌNH YÊN TRONG TÂM HỒN
Chúng ta đều ước mong và kiếm tìm một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nhưng bạn có biết, bình yên không ở đâu xa, mà vốn luôn tồn tại bên trong bạn? Sau đây là 9 lời dạy sâu sắc từ Phật giáo giúp bạn tìm được sự an yên trong tâm hồn.
1. CHẤP NHẬN THỰC TẠI
Biết chấp nhận thực tại là một trong những lời dạy quan trọng của Đức Phật. Song, điều này không có nghĩa là ngừng phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc thay đổi những gì chưa trọn vẹn. Trên hết, lời dạy này của Phật giáo muốn chúng ta thấu suốt rằng cuộc sống quanh ta đầy những điều không chắc chắn và không hoàn hảo. 
Ngoài ra, trong giáo lý nhà Phật thường xuất hiện khái niệm “Dukkha”, nghĩa là “khổ”. “Khổ” không chỉ ám chỉ nỗi đau thể xác hay tinh thần. “Khổ” còn chỉ sự bất mãn vì cuộc sống không như ta kỳ vọng. Để “diệt khổ” và tìm thấy bình yên, mỗi người trong chúng ta không nên cố gắng biến cuộc đời mình trên nên hoàn hảo. Thay vào đó, hãy chấp nhận cuộc sống này với tất cả những thăng trầm vốn có của nó. 
Dẫu vậy, bắt đầu thực hiện việc này có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn vì không phải ai đều có thể dễ dàng hài lòng với cuộc sống của họ mà không “tham – sân – si – mạn – nghi”. Tuy nhiên, đây lại là một trong những bước đầu tiên giúp bạn có được sự an yên. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy thất vọng vì mọi việc không như ý, bạn hãy nhớ đến lời dạy này của Phật giáo và chấp nhận những gì đang diễn ra xung quanh mình. 
2. SỐNG CHO HIỆN TẠI
Đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn ở phút giây hiện tại. Băn khoăn về tương lai hay trăn trở về quá khứ có khả năng cuốn bạn vào những vòng  luẩn quẩn không lối thoát. Một mặt, việc này khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, âu lo. Mặt khác, bạn có thể đang bỏ lỡ những điều quan trọng trong cuộc sống vì tâm trí luôn “mắc kẹt” ở quá khứ hoặc tương lai. Để học cách sống cho hiện tại, hãy bắt đầu từ những bước đơn giản nhất, như tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon của cốc cà phê buổi sáng, hay lắng nghe âm thanh chữa lành của thiên nhiên khi đi dạo. Khi bạn tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh mình, bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên có thể đã thiếu vắng từ lâu. 
3. BÀY TỎ LÒNG TRẮC ẨN
Theo Phật pháp, lòng trắc ẩn không chỉ là sự cảm thông đơn thuần, nó còn là sự thấu hiểu nỗi đau của người khác và mong muốn làm dịu nỗi đau của họ. Đạo Phật cho rằng bằng cách nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, chúng ta không chỉ đang giúp đỡ người khác mà còn nuôi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn mình. Thật vậy, các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện rằng khi chúng ta thể hiện lòng trắc ẩn, não bộ sẽ sản sinh ra những hormone hạnh phúc như Oxytocin và Endorphin. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm sự bình yên từ trong tâm, đừng ngần ngại thể hiện lòng trắc ẩn của mình với mọi người xung quanh nhé!
4. TẬP BUÔNG BỎ
Dựa vào lời dạy của Đức Phật, sự cố chấp của chúng ta với một người hay một vật là nguồn gốc chính của đau khổ. Bởi lẽ, cuộc đời này là cõi tạm: Mọi người và mọi vật đều đổi thay. Nếu khăng khăng níu giữ hay mong muốn mọi thứ diễn ra theo ý mình, chúng ta sẽ tự chuốc lấy thất vọng và đau đớn. 
Nhưng buông bỏ không có nghĩa là ngừng quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh. Ngược lại, chúng ta buông bỏ vì hiểu rằng việc cứ mãi bám víu vào những điều đó sẽ không giúp ích gì cho ta về lâu dài. Do đó, nếu bạn vẫn đang cố chấp với một điều gì đó, chẳng hạn như một mối quan hệ hay một kỳ vọng không thực tế, hãy cân nhắc buông bỏ chúng. Bằng cách này, bạn đã mở ra cánh cửa dẫn lối cho sự bình yên đến với tâm hồn mình. 
5. BIẾT THẾ NÀO LÀ ĐỦ
Phật giáo thường đề cập đến khái niệm “con đường Trung Đạo”, nghĩa là con đường đưa ta thoát khỏi lối sống cực đoan, hoặc khoái lạc hoặc khổ hạnh. Theo lời Phật dạy, thay vì lựa chọn biện pháp cực đoan, hãy cân nhắc bước đi trên “con đường Trung Đạo” để hướng tới sự cân bằng. Lời dạy này đặc biệt phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi những thông điệp “càng nhiều càng tốt”, như của cải vật chất hay thành tích, xuất hiện nhan nhản trên mọi ngóc ngách của đời sống. Vì lẽ đó, biết thế nào là đủ có thể đưa bạn đến với một cuộc sống yên bình và trọn vẹn, dù là trong đời sống cá nhân, công việc hay các mối quan hệ. 
6. HỌC CÁCH THA THỨ
Các lời dạy của Đức Phật thường nhấn mạnh vai trò của sự tha thứ. Theo Ngài, ôm sự tức giận trong lòng giống như ném một hòn than nóng vào người khác và đồng thời bạn không tránh khỏi nguy cơ bị bỏng. Quả thật, chúng ta đều hiểu rằng việc nuôi dưỡng nỗi oán hờn, tức giận sẽ đè nặng tâm hồn ta, lấy đi sự bình yên và hạnh phúc. Trái lại, biết tha thứ có thể làm vơi đi gánh nặng ấy trong ta.
Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là quên đi những gì đã xảy ra hoặc cố tin rằng mọi thứ vẫn ổn. Cách hiểu đúng đắn của sự tha thứ là cho phép bản thân thoát khỏi “gọng kìm” của sự oán giận và sống đời an yên. Mặt khác, học cách tha thứ có thể là một hành trình dài với nhiều thử thách, nhưng là một hành trình đáng thực hiện. Vì ở cuối cuộc hành trình đó, bạn không chỉ tìm thấy bình yên mà còn cả sự tự do hằng mong muốn. 
7. CHẤP NHẬN SỰ VÔ THƯỜNG
Vô thường là một khái niệm phổ biến trong Phật giáo, ngụ ý rằng mọi sự đều thay đổi trong những thời điểm nối tiếp nhau. Bằng cách chấp nhận sự vô thường, bạn đang từng bước mở khóa cánh cửa dẫn đến sự bình yên trong tâm hồn mình. Bởi lẽ, cuộc sống này không chỉ có những ngày nắng đẹp kéo dài, cũng chẳng phải chỉ có những ngày mưa bão triền miên. Vì vậy, nếu bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn, hãy suy ngẫm về lời dạy này và tin tưởng rằng những ngày tươi đẹp rồi sẽ đến. Đồng thời, nếu bạn đang có khoảng thời gian hạnh phúc, hãy trân trọng và tận hưởng trọn vẹn từng phút giây ấy. 
8. NUÔI DƯỠNG LÒNG BIẾT ƠN
Lòng biết ơn là một chủ đề thường xuất hiện trong lời dạy của Đức Phật, nhắc nhở chúng ta nên thừa nhận và trân trọng những gì mình đang có, thay vì liên tục theo đuổi những gì không thuộc về mình. Giữa cuộc đời tất bật, nuôi dưỡng lòng biết ơn sẽ giúp ta có được cảm giác hài lòng và an yên. Hãy dành một ít thời gian mỗi ngày để bày tỏ lòng biết ơn với những gì xung quanh bạn. Bạn có thể biết ơn vì hôm nay trời nắng đẹp, vì bữa cơm ngon mẹ nấu hay vì lời động viên ấm áp từ người bạn thân… Càng thể hiện lòng biết ơn, bạn càng cho phép sự bình yên và niềm vui tiến vào cuộc sống của mình.
9. BÌNH YÊN ĐẾN TỪ BÊN TRONG
Chúng ta thường tìm kiếm bình yên từ các yếu tố bên ngoài, như thành tích, tiền tài vật chất hay thậm chí từ người khác. Song, Phật giáo cho rằng, mỗi người trong chúng ta vốn đã sở hữu mọi điều cần thiết để được bình yên và hạnh phúc. Nói cách khác, bình yên thực sự vốn đến từ bên trong ta. Nếu bạn mong muốn đạt được sự an yên trong tâm hồn, hãy chủ động khám phá thế giới nội tâm để thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của bản thân. Chính trong quá trình khám phá và tự nhận thức này, bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến sự bình yên thực sự.
Bình yên không phải một đích đến mà là một hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, hy vọng những lời dạy sâu sắc trên của Phật giáo sẽ góp phần dẫn lối bạn trên hành trình này nhé!
Sưu tầm: ELLE Vietnam
2 notes · View notes