Tumgik
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG VÀO MÙA DÔNG ĐỂ CÂY NỞ ĐÚNG DỊP TẾT
Cung cấp nước tưới cho cây hoa hồng vào mùa đông
Nhu cầu sử dụng nước của cây trồng là rất quan trọng, tùy vào từng cây trồng mà lượng nước cung cấp cho cây sẽ khác nhau. Đối với cây hoa hồng lượng nước cung cấp cho cây không cần nhiều nhưng cần lượng nước đủ ẩm để cây phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh.
Bạn nên tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ngày đối với cây hoa hồng trồng đất, còn đối với cây hoa hồng được trồng trong chậu thì cần cung cấp nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Nên hạn chế tưới nước cho cây hoa hồng vào buổi tối vì nước sẽ đọng lại trên lá khiến cây dễ bị nấm bệnh tấn công.
Sử dụng vòi hoa xen để tưới nước cho cây hoa hồng
  Cây hoa hồng cần lượng nước vừa đủ để cây có thể diễn ra quá trình quang hợp ở trên lá, nếu cây bị thiếu nước sẽ khiến cho cây yếu dần và thường bị các sâu bệnh hại tấn công như nhện đỏ, vàng lá và rụng lá. Nên sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt đối với cây trồng đất và dùng bình xịt phun sương để tưới nước cho cây để tưới cho cây hoa hồng đối với trồng chậu.
  Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đối với cây hoa hồng vào mùa đông
Để cho cây hoa hồng cho ra nhiều hoa, hoa to, nở đẹp vào mùa đông đặc biệt là vào dịp tết thì nguồn dinh dưỡng là thành phần quyết định chính đối với cây.
Khi chăm sóc cây hoa hồng bạn cần chú ý đến đặc điểm hình thái bên ngoài của cây thường xuyên, khi cây thiếu dinh dưỡng sẽ cho thân cây gầy, cao, lá có màu xanh nhạt lúc này cây hoa hồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lúc này bạn nên bổ sung thêm phân bón lá cho cây kết hợp với gốc định kỳ 1 tháng/lần.
Để cây bật mầm, đánh thức chồi ngủ, cho hoa nở đồng đều bạn có thể sử dụng hoạt chất Cytokinin Zeatin 0,1%SP pha 3g/200L nước sạch phun lên lá giai đoạn muốn ra chồi. Để cây phát triển khỏe mạnh bạn nên kết hợp bón thêm phân NPK 18-18-18 Bón từ 20-30 g/chậu/lần/tháng (mỗi chậu chứa khoảng 0,02-0,03m3 đất), đối với cây trồng ngoài đất bón 2-3kg/100m2/lần.
Thời điểm cây nhú nụ hoặc chuẩn bị nở hoa bón thêm kali sẽ giúp hoa có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.
Bón đúng đủ lượng phân cung cấp cho cây hoa hồng
  Điều hết sức chú ý đối với việc chăm sóc cây hoa hồng vào mùa đông là cần để ý khi bón phân cho cây hoa hồng, cây đang cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành to, mập mập có nghĩa là cây đang đủ dinh dưỡng không cần phải bổ sung thêm phân bón cho cây vào lúc này. Nhưng nếu cây hoa hồng cho nhánh gầy, vỗng cao thì cần tăng cường chăm sóc cho cây, lúc này cần bổ sung thêm phân bón cho cây tiếp tục sinh trưởng.
  Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây hoa hồng
  Đối với công việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây hoa hồng đặc biệt là vào mùa đông là hết sức cần thiết, bởi thực hiện thao tác này giúp cây cho hoa nở to, mập và tươi lâu hơn. Vì vậy, cần thường xuyên cắt tỉa cảnh già, cành khô, cành yếu, những cành mọc dư không cần thiết, tạo tán cho cây để tập chung dinh dưỡng nuôi các nhánh mới giúp kích thích cho cây ra nhiều mầm ngọn, của các mầm chính của cây là nụ hoa.
Cách cắt tỉa cành hoa hồng: Tính từ ngọn xuống phần gốc cây, mỗi cành nên cắt bỏ 4-6 mắt lá. Nếu bạn cắt cành ở gần ngọn thì cây cho ra hoa sớm hơn và ngược lại. Nếu cây hoa hồng trồng chậu có ít lá thì dùng cọc để buộc níu những cành thấp hơi trĩu xuống dưới trong 30 – 40 ngày, giúp cho các cành mới sẽ mọc ra để cho hoa. Những giống có cành vươn dài mới ra hoa thì cần cắt cành trước Tết khoảng trên dưới 1,5 tháng là được.
  Cắt tỉa cành cho cây hoa hồng
  Lưu ý: Trước khi cắt cành cho cây hoa hồng bạn cần bón phân NPK 18-18-18 trước 3 ngày. Sau khi thực hiện thao tác cắt cành xong được 4 ngày, lúc này cây dã dần liền vết cắt bạn nên phun thuốc dưỡng rễ, dưỡng chồi một lần cho đến khi cây ra mầm đỏ. Sau đó bón bổ sung thêm kali cho cây để cung cấp dinh dưỡng cho hoa to.
Trên đây là các thao tác kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng vào mùa đông, giúp cây luôn khỏe mạnh và cho hoa nở đúng vào dịp tết để giúp ngôi nhà bạn thêm xinh đẹp hơn. Chúc bạn có những bông hoa hồng nở đẹp vào dịp tết nhé!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/ky-thuat-cham-soc-cay-hoa-hong-vao-mua-dong-de-cay-no-dung-dip-tet-2.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
MUA SẮM DỤNG CỤ CHUYÊN DÙNG ĐỂ TRỒNG MAI KIỂNG
Dù sinh sống với nghề gì ta cũng cần có đủ mọi thứ dụng cụ chuyên dùng, vì đó là những dụng cụ hỗ trợ giúp mình thực hiện tốt được công việc lại đỡ tốn kém thì giờ. Như người làm ruộng không thể không sắm cái cày, cái cuốc. Như người thợ mộc không thể không sắm cho mình cái cưa, cái đục, cái bào... Nghề trồng mai kiểng mang tính kỹ thuật cao, dù nghệ nhân có óc sáng tạo tuyệt vời, có đôi tay khéo léo đến đâu mà thiếu hẳn các dụng cụ chuyên dùng thì khó có thể uốn sửa, tháp ghép để tạo ra cây mai đẹp như ý muốn được. Dụng cụ chuyên dùng của nghề trồng mai kiểng tuy cần đến rất nhiều thứ, nhưng nếu khéo ta có thể tự chế ra được một số mà dùng khỏi phải bỏ tiền ra mua sắm tốn kém. Nhưng, với người tiền dư bạc để thì cũng nên mua sắm hết một lần, thiết nghĩ cũng không thiệt đi đâu, vì một lần mua sắm mà dùng được nhiều năm, có khi suốt cả đời mình... Dụng cụ chuyên dùng của nghề trồng mai kiểng nói riêng, và các loại cây kiểng khác nói chung, hiện nay trên thị trường có nhiều loại, xuất xứ từ nhiều nước như Trung Quốc, Nhật, Mỹ... Tất nhiên với hàng nhập thì bao giờ cũng có giá cao.  
Hoa mai vàng
  Trồng mai kiểng, chúng ta cần sắm những thứ sau:
Chậu kiểng: Chậu kiểng trồng mai có rất nhiều loại như: chậu đất nung, chậu men, chậu nhựa, chậu cẩn miểng... với nhiều kích cõ khác nhau. Tùy vào túi tiền và nhu cầu của mình mà chọn mua loại chậu thích hợp về dùng, vì mỗi loại đều có giá bán cao thấp khác nhau.
Đó là chưa nói đến loại chậu kiểng cổ xưa, tuổi thọ hơn trăm năm còn lưu lại. ai có cây mai kiểng quí cũng đều mơ ước được trồng trong cái chậu cổ xưa mới xứng hợp. các loại chậu xưa có cẩn các cây như “Vinh hoa phú quí”, “Mã đáo thành công” hay “Tùng hạc diên niên”, nếu ai còn giữ được chắc bán cũng có giá... trên trời! Có điều với cây mai nhỏ thì chỉ nên trồng trong chậu nhỏ để khỏi hao tốn chaastg trồng vô ích. Còn cây mai lớn mới dùng đến chậu lớn để chứa đủ chất dinh dưỡng và teieps nhận được nhiều nước tưới mới đủ làm ẩm đất nuôi cây mai sống được.
Cuốc, xẻng: Cuốc xẻng là những dụng cụ không thể thiếu trong nghề trồng mai. Những dụng cụ này để dùng cuốc xới đất vườn, để lên liếp trồng, để trộn chất trồng, để vào chậu... Làm tốt những công việc này thiết nghĩ không có thứ dụng cụ nào thay thế được cuốc xẻng cả.
Bay thợ hồ: Bay lớn dùng xúc chất trồng đổ vào chậu nhỏ... Bay nhỏ dùng để xới xáo tầng đất trên của mặt chậu tạo độ thông thoáng giúp bộ rễ bên dưới hoạt động hiệu quả, tìm được nhiều nguồn thức ăn bổ dưỡng có trong đất để nuôi cây.
Kéo: Trồng mai kiểng cần dùng đến nhiều loại kéo như: Kéo cắt cành, kéo tỉa, kéo cắt rễ cây, kéo kềm cạp (loại 1 và 2 chức năng) nhằm tạo dáng cho cây cành.
Dao: Trồng mai kiểng thường sử dụng đến ba loại dao chuyên dụng như: dao ghép mai, dao ghép chẻ, dao nhỏ mũi nhọn.
Khay: Khay inox hay khay nhựa dùng đựng cành, mắt ghép (bo).
Đục: Đây là loại đục dùng để tạo dáng.
Cưa: Cưa dùng để cắt cành, nên sắm hai loại to và nhỏ.
Bình xịt: Bình dùng xịt nước tưới và thuốc trừ sâu rầy có nhiều loại, nhiều cỡ khác nhau: loại bình nhỏ dung tích 750ml, loại bình trung có dung tích 8 lít, và loại bình lớn dung tích 16 lít. Trong ba loại bình này, loại được nhiều người sử dụng là loại trung bình chứa 8 lít, vì khi mang xách vừa với sức lực của mỗi người, mà lượng nước chứa bên trong cũng khá nhiều. Thế nhưng, các vườn mai lớn, nhà vườn phải dùng đến máy xịt, nối với ống cao su dài để tưới nước đến với diện tích rộng.
Dây nhôm: Dây nhôm (và cả dây đồng, dây kẽm nói chung) dùng để uốn thân và cành mai cũng có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau. Loại dây này thường được nhà vườn sử dụng với số lượng khá nhiều, nhất là để uốn mai bonsai. Mỗi loại dây đều có công dụng khác nhau theo tính chất cứng hay mềm của nó, như:
+ Dây nhôm loại 5mm có độ cứng tốt nên dùng vào việc uốn những cành to, cây cứng. Dây nhôm 2mm thích hợp cho việc uốn các cành mai nhỏ, yếu. Dây nhôm 1,5mm do mềm, dễ uốn thích hợp dùng để uốn kiểng nhỏ, mai bonsai. + Dây đồng tuy mềm dẻo nhưng lại có sức níu giữ tốt những cành và thân cây mai tương đối cứng. Dây đồng cũng có nhiều kích cỡ khác nhau. + Dây kẽm cũng có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà chọn kích cỡ phù hợp. Do dây kẽm vừa dẻo, vừa rẻ nên được đa số nghệ nhân hoa kiểng sử dụng.   Vệ sinh dụng cụ: Những dụng cụ chuyên dùng trong nghề trồng mai kiểng thứ nào cũng đắt tiền, nên sau mỗi lần sử dụng xong, ta nên cọ rửa cho sạch sẽ, rồi lau chùi cho khô ráo để tránh bị rỉ sét. Bảo quản dụng cụ: Dụng cụ chuyên dùng quá đắt tiền, nhiều người phải mua sắm từ từ lâu ngày mới đủ bộ, cho nên mọi thứ cần được bảo quản tốt. Ngay các loại dây nhôm, dây đồng, dây kẽm sau khi dùng xong thì tháo ra uốn ngay thẳng, rồi cuộn lại đem cất để còn dùng vào các lần sau. Cách bảo quản tốt là nên để riêng các dụng cụ cần dùng đến hằng ngày và những dụng cụ lâu lâu mới có việc dùng đến nó. Sau đó cất tất cả vào nhà kho,. Hay một nơi nhất định nào đó trong nhà để khi cần thì có sẵn mà dùng khỏi phải tìm kiếm mất công.   Công ty Sacotec chúc các bạn mùa vụ bội thu!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/mua-sam-dung-cu-chuyen-dung-de-trong-mai-kieng.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỎ CHANH CÓ RẤT NHIỀU TÁC DỤNG QUÝ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Chanh là một loại trái cây tự nhiên có tác dụng chữa nhiều bệnh từ tất cả các phần của cây chanh, quả chanh, đặc biệt là vỏ chanh.
Những lợi ích của chanh không chỉ có ở nước chanh (mỗi buổi sáng nên uống một cốc nước chanh ấm hoặc uống một cốc trà chanh vào mỗi tối) mà ngay cả vỏ chanh cũng có lợi cho sức khỏe. Chanh không những kích thích vị giác mà nó đặc biệt tốt cho da và tóc, vỏ chanh có các tinh dầu và chứa các enzyme có thể giúp cuộc sống của chúng ta lành mạnh hơn nhiều.
Vỏ chanh, vỏ cam có thể sấy khô để chế biến các món ăn hoặc dùng cho các loại mỹ phẩm. Vỏ chanh được cho là có tác dụng ngăn ngừa và chữa đối với các vấn đề về tim, mụn trứng cá, cholesterol, bệnh còi cọc, và nhiều hơn nữa... Nó bao gồm các enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất như vitamin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene, axit citric, flavonoid polyphenol, và salvestrol Q40... có tác dụng làm cho cơ thể cũng như tâm trí được sảng khoái. Ngoài vỏ chanh, vỏ cam  quýt cũng được cho là tốt cho tâm trạng con người vì chúng cũng chứa các tinh dầu.
Vỏ chanh có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe:
Dưới đây là một số ứng dụng quan trọng và lợi ích của vỏ chanh.
  Vỏ chanh - làm giảm nồng độ cholesterol
Tiêu thụ của vỏ chanh giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn. Kali trong vỏ chanh thực sự giúp trong việc duy trì huyết áp. Polyphenol flavonoid làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các vitamin C và vitamin P cũng giúp đỡ trong thanh toán bù trừ các mạch máu, từ đó sẽ ngăn chặn hoặc giảm thiểu những rủi ro phát triển các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tim bệnh tiểu đường.  
Vỏ chanh - chống ung thư
Như đã đề cập trước đó, vỏ chanh bao gồm các thành phần được gọi là salvestrol Q40 và limonene, được biết đến có tác dụng chiến đấu chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh có hiệu quả kiềm chế sự phân chia của tế bào ung thư, nên nó được coi là một biện pháp ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trà nóng với vỏ chanh đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.  
  Vỏ chanh - cải thiện sức khỏe của xương
Để xương mạnh mẽ và khỏe mạnh cần một lượng canxi, và chanh vỏ lại có nhiều canxi và vitamin C. Tiêu thụ vỏ chanh được chứng minh là hữu ích trong việc ngăn ngừa các rối loạn khác nhau như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, gãy trong xương, viêm đa khớp và viêm xương khớp.  
Vỏ chanh - tăng cường miễn dịch và tiêu hóa mạnh hơn
Điểm mấu chốt của việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ chính mình khỏi bị nhiễm trùng và các bệnh là phát triển một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Vỏ chanh chắc chắn có thể giúp bạn làm điều đó. Vỏ chanh có thể chống lại nhiễm trùng, điều trị cảm lạnh, cúm, đau họng, và nhiễm trùng có tính chất tương tự. Không chỉ vậy, tiêu thụ vỏ chanh cũng rất hữu ích để thúc đẩy một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh vì nó bao gồm chất xơ thúc đẩy ruột khỏe mạnh.  
Vỏ chanh - tốt cho sức khỏe răng miệng và vệ sinh
Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến các vấn đề răng miệng, chảy máu nướu răng và viêm nướu... Vỏ chanh giàu axit citric nên có thể ngăn chặn răng và nướu vấn đề liên quan. Đó là lý do tại sao, thay vì ném vỏ chanh đi, bạn nên ăn nó.  
Vỏ chanh - trung hòa các gốc tự do
Các gốc tự do là các electron lẻ hiện diện trong các tế bào của cơ thể, chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của một số loại ung thư, các vấn đề tim, lão hóa, sưng, và các bệnh tự miễn dịch... Các vitamin C hiện diện trong vỏ chanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do nên có thể ngăn chặn vấn đề trên.
Mặt khác, các gốc tự do cũng có thể được liên kết với các mạch máu gây tổn hại sức khỏe. Đó là lý do tại sao bạn nên bổ sung vitamin để duy trì lưu thông máu khỏe mạnh.
  Vỏ chanh - cho làn da khoẻ mạnh
Hầu hết các vấn đề về da như nếp nhăn, sắc tố da, mụn trứng cá... được coi là những dấu hiệu nổi bật của lão hóa. Vỏ chanh là một nguồn tự nhiên của vitamin C và axit citric, giúp làm sạch các mạch máu trong cơ thể và loại bỏ tất cả các tạp chất có mặt trong các tế bào da. Điều này thực sự thúc đẩy một làn da khỏe mạnh, giảm mụn trứng cá và giải độc cho da.  
Vỏ chanh - tăng cường trao đổi chất và khuyến khích giảm cân
Vỏ chanh bao gồm một thành phần được gọi là pectin, giúp giảm cân. Pectin thực sự có tác dụng giảm hấp thụ quá nhiều đường, do đó, giúp duy trì cân nặng của bạn.  
Các lợi ích khác từ quả chanh
Những lợi ích của vỏ chanh tiêu thụ không chỉ giới hạn ở những gì đã được đề cập ở trên mà vỏ chanh còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà có thể thúc đẩy tăng trưởng móng tay, làm sạch gan, cải thiện lưu thông máu, giúp đỡ trong việc đối phó với nhiễm trùng tai, mao mạch dễ bị tổn thương, giãn tĩnh mạch, co cơ, đột quỵ ...
Lưu ý: Mặc dù tiêu thụ vỏ chanh không có hại nhưng bạn cũng nên lưu ý rửa sạch vỏ chanh trước khi dùng để tránh các loại thuốc thuốc trừ sâu hay thuốc hóa học trên vỏ.
  Công ty Sacotec chúc bạn mùa vụ bội thu!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/8073.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
MẸO GIÚP CÂY MÍT THÁI RA QUẢ SỚM, SAI TRĨU QUẢ
Chọn giống:
Cây mít là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cây cho hoa đậu quả quanh năm. Tuy nhiên, với từng loại giống cây mít khác nhau cây cho ra hoa đậu khác nhau.
Với cây mít cho quả trồng bằng hạt thì cây cho ra quả sau 6-7 năm cây mới bắt đầu cho ra hoa và quả. Tuy nhiên hiện nay, đa phần người trồng mít đều chọn lựa giống mít ghép thì cây sau 2-3 năm cây cho hoa và ra quả và cây mít được nhân giống vô tính được ghép từ mắt trồng.
Cây mít được trồng bằng hạt sau 6-7 năm không có quả do cây luôn được cấp cấp đủ ẩm, giúp cây xanh tốt và được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cho cây mít, làm cho quá trình sinh trưởng, sinh dưỡng phát triển khỏe mạnh làm lấn át quá trình sinh trưởng sinh thực (quá trình ra hoa kết quả) như vậy cần xử lý và biện pháp kỹ thuật ép cây ra hoa như sau:
  Thứ nhất: Tạo sự khô thoáng, chiết nước cho vườn
Muốn cho cây ra hoa thì ở thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa trước 1 tháng nên tạo cho vườn độ thông thoáng, khô ráo cho vườn. Nếu gặp phải thời tiết mưa cần phải che phủ bộ rễ cho cây để tạo cho điều kiện khô ráo cho cây. Làm như vậy cây mới chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực cho cây, tạo điều kiện cho cây ra hoa.  
Thứ 2: Tỉa nhánh rễ cho cây mít
Nếu có những cây tốt quá, nên cuốc bớt rễ cho cây, tỉa bộ rễ cho cây chỉ để lại những nhánh rễ chính và ít nhánh phụ để bộ rễ có thể hút nước và dinh dưỡng tiếp tục nuôi hoa. Việc tỉa nhánh rễ nhằm tạo cho bộ rễ giảm bớt được độ ẩm cung cấp cho cây và tập chung dinh dưỡng lại cho cây nuôi hoa.  
Thứ 3: Chặt bớt bộ rễ cho cây
Nhiều cây sau khi tỉa nhánh rễ cây vẫn xanh tốt không thể cho cây ra hoa, bạn nên đào bộ rễ lấy dao chặt bớt rễ, để buộc cho cây hạn chế vận chuyển dinh dưỡng đi, nhằm giúp cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực.  
Thứ 4: Khoanh thân, khoanh cành cho cây mít
Biện pháp khoanh thân, khoanh cành cho cây nhằm giúp cho cây điều tiết sự sinh trưởng sinh thực. Khi khoanh thân cho cây cần chú ý khoanh đều hết phần vỏ cây, đến phần vỏ trắng của cây thì thôi, khoanh tạo thành hình tròn quanh thân cây mít.  
Biện pháp khoanh cành cho cây
  Thứ 5: Sử dụng các chế phẩm để kích thích cây ra hoa đậu quả
Để cây ra hoa đậu quả sớm nên sử dụng các chế phẩm để kích thích cho cây ra hoa như Flower 94 phun cho cây, ở giai đoạn trước khi ra hoa. Để các biện pháp trên đều là biện pháp ép cây chuyển từ sinh trưởng, sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực (chuyển hóa, phân hóa mầm hoa). Hoặc nên sử dụng Siêu lân 86 được mệnh danh là “siêu ra hoa, ủ mầm hoa” cho cây trồng giúp kích thích, tạo mầm hoa cho cây, thúc đẩy phân hoá mầm hoa nhanh, tạo nhiều mầm hoa, tăng sức bật mầm hoa. Hỗ trợ thúc ra hoa đồng loạt, kích vọt hoa nhanh. Pha với liều lượng: + Tưới gốc: 1kg/440 lít nước tưới quanh gốc cây hoặc rãi đều quanh gốc. + Qua lá: 1kg/800 lít nước, qua đều mặt lá. + Dùng vào giai đoạn tạo mầm hoa, dùng 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/meo-giup-cay-mit-thai-ra-qua-som-sai-triu-qua.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CÂY MAI VÀNG
Phòng trừ bệnh nấm hồng hại mai vàng
Nấm hồng thường tấn công những cây mai có tán lá rậm rạp, hoặc đất trồng quá ẩm ướt. Cũng có nguyên nhân là do sử dụng phân mất cân đối. Thực tế cho thấy đa số cây mai bị nấm hồng tấn công thường là những cây còi cọc, chậm phát triển.
Nấm hồng phát triển mạnh trong mùa nắng và những tháng đầu mùa mưa. Những chỗ vỏ nứt nẻ sần sùi ở cành mai hay thân cây mai là nơi đắc địa cho nấm hồng phát triển.
Lúc mới xuất hiện chỉ thấy những đốm màu hồng nhỏ sau đó những đốm này lan rộng thành những đốm màu hồng lớn... Những cành hay thân cây mai bị nấm hồng tấn công nặng sẽ khô cạn nhựa và chết héo dần...
Để phòng ngừa bệnh này, ta nên phun thuốc trừ sâu rầy theo đúng định kỳ, nhất là vào tháng cuối mùa nắng và đầu mùa mưa.
    Phòng trừ bệnh cháy bìa lá hại mai vàng
Cây mai vàng thường bị cháy lá, còn gọi là cháy bìa lá. Bệnh này không gây chết cây, nhưng làm cho cây suy yếu, vì lá bị bệnh sẽ bị rụng sớm.
Triệu chứng đầu tiên là ở chóp lá hay hai bên rìa lá có hiện tượng bị khô và nổi vệt màu nâu. Nhìn qua tưởng lầm là cây thiếu nước tưới. Nhưng qua thời gian ngắn, vết nâu này cứ lan rộng ra gần trọn phiến lá khiến chiếc lá quăn lại như bị khô, và rụng xuống.
Nguyên nhân là do chế độ bón phân không cân đối hoặc do vườn không thông thoáng.
Tất cả những chiếc lá có hiện tượng bị cháy trên cây ta nên lặt bỏ và đốt hết. Sau đó, phun xịt thuốc trừ sâu bệnh như Master Cop, Anvil... để ngăn chặn kịp thời không cho bệnh phát triển. Vì như quí vị đã biết, bệnh cháy bìa lá ở cây mai lây lan rất nhanh.
Phòng trừ bệnh thán thư hại cây mai vàng
Bệnh thán thư còn gọi là bệnh đốm lá có dạng gần giống như bệnh cháy bìa lá ở cây mai. Chỉ khác một điều là bệnh này không xảy ra trên lá mai già mà là lá non cành non, cũng gây thiệt hại nặng không thua gì bệnh cháy bìa lá vừa trình bày ở trên.
Bệnh thán thư phát triển mạnh trong mùa mưa, nhưng những tháng trong năm cũng có sự hiện diện của chúng, với mức độ nhẹ hơn.
Nguyên nhân là do nhà vườn sử dụng lượng đạm quá cao, tức đã bón phân mất độ cân đối.
Lá non bị bệnh thán thư trông dễ biết. lúc đầu thấy trên lá xuất hiện vết màu nâu (như màu của lá khô), sau đó vết nâu này lan rộng ra khiến chiếc lá mất dần chất diệp lục, trông như bị khô và cong queo lại. Có khi các cành non cũng bị bệnh thán thư tấn công, và cành đó bị khô héo dần.
Cách trị là lặt bỏ các lá bệnh, cành bệnh cưa bỏ và đem ra khỏi khu vực vườn mai đốt hết. Sau đó phun xịt thuốc Anvil, Vicarben để tiêu diệt hết mầm bệnh. Không nên để bệnh thán thư dây dưa trong vườn mai, vì bệnh này lây lan rất nhanh.
Phòng trừ bệnh đốm tảo hại cây mai
Bệnh đốm tảo, có nơi gọi là đốm rong, xuất hiện trên bề mặt các lá mai già. Bệnh tích của bệnh đốm tảo là những đốm tròn màu xám xanh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này cho cây mai: một là vườn mai bị che rợp, mất sự thông thoáng, thiếu nắng khiến lá không quang hợp được, hai là do bón lượng phân chuồng quá nhiều. nên chữa trị bằng các loại thuốc có gốc đồng như Master Cop, Bordo Cop...
  Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại mai vàng
Bệnh rỉ sắt xuất hiện vào mùa mưa làm hư lá mai và lây lan nhanh nếu ta không chữa trị kịp thời.   - Khởi đầu, trên mặt lá xuất hiện một số đốm nhỏ màu nâu sẫm giống như màu rỉ sắt. Vài ngày sau những đốm nhỏ này lan rộng dần ra khắp bề mặt lá khiến lá bệnh lỗ chỗ nhiều đốm nâu chi chít như da người bị bệnh sởi vậy. - Nên dùng thuốc Dithane M-45, Anvil để trị cho cây mai bị bệnh này khi mới phát hiện vì nếu để lâu sẽ lây lan cả diện rộng...   Sacotec chúc các bạn thành công!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/phong-tru-benh-hai-cay-mai-vang.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH CHĂM SÓC CÂY LAN CHO THÂN MẬP, RỄ TO KHỎE, CÂY PHÁT TRIỂN KHỎE TRONG MÙA HÈ
Vào mùa hè là thời điểm nắng nóng kéo dài, ánh sáng nhiều khiến cho cây lan chậm phát triển, gây ra các bệnh như thối nhũn, chết rễ, héo thân, thân không mập, bộ rễ và thân cây lan không phát triển là những trường hợp mà nhà vườn trồng lan đang gặp phải vào mùa hè. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc cách chăm sóc cây lan vào mùa hè nắng nóng mà cây vẫn mập to khỏe như thế nào?  
Cách chăm sóc cơ bản cho cây hoa lan vào mùa hè để cây phát triển
Trong mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao, ánh sáng gay gắt nhiều dễ khiến đất trồng bị khô và thoát nước nhanh. Để cây trong mùa hè luôn tươi, hạn chế cây bị héo úa gây ra các bệnh cho cây lan, bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:
Nên tìm hiểu kỹ giá thể trồng cho cây lan đạt đúng yêu cầu cây. Chọn những giá thể giữ độ ẩm cho cây tốt như xơ dừa, rêu tảo, rêu rừng, than đen, hoặc đắp lên trên bề mặt giỏ lan lớp tảo Chile để giữ ẩm cho cây, làm giảm quá trình bốc hơi nước nhanh.
Quan sát bộ rễ cây lan: Nếu bộ rễ cây lan bị tóp, nhăn, độ xanh không còn thì nên cắt tỉa bộ rễ để kịp thời xử lý bộ rễ cho cây tránh tình trạng cây bị thối rễ do liên tục tưới nước khi bộ rễ đã bị hỏng. Trước khi tiến hành chăm sóc cây lan bạn nên dùng chất kích thích rễ như Auxin Alpha NAA, K-IBA, IBA, kích bộ rễ lan phát triển khỏe mạnh rồi mới tiến hành tưới nước cho cây.
Nhu cầu nước tưới cho cây lan:
+ Nên xử dụng vòi nước phun sương trong giai đoạn mùa hè để lượng nước có thể ngấm đều lên giỏ lan giúp cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây. + Không nên dùng vòi nước có hạt nước to để tưới cho cây, làm cho lượng nước không ngấm đều, đã thoát hết nước ra ngoài vườn. Phần phía dưới đáy giá thể chưa hấp thụ được nước, không có nước cung cấp cho bộ rễ cho cây lan.  
Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây lan
Trong mùa nắng nóng, lượng dinh dưỡng cho cây lan phải đảm bảo đủ và đúng liều lượng cần thiết cho cây lan. Thời tiết nắng nhiều nhu cầu đạm và nước cho cây cần nhiều hơn so với lân và kali. Tuy nhiên, để dẫn dụ được lượng nước và các chất dinh dưỡng như vitamin, phân tổng hợp,… dẫn dụ lên ngọn cho cây lan tốt nhất thì vai trò của kali lại rất cần thiết. Chính vì vậy, trong mùa hè nắng nóng cần cung cấp đủ lượng nước, đạm và kali cần thiết nhất cho cây.
Trước khi cung cấp đạm và kali cho cây lan, bạn cần quan sát bộ rễ cho cây còn khỏe mạnh không, nếu bộ rễ bị hư hỏng như teo rễ, héo rễ,… bạn nên kích rễ cho cây lan trước cho bộ rễ khỏe mạnh lại. Để kích rễ cho cây lan bạn có thể sử dụng chất kích thích ra rễ ECO HYDRO FISH để phun kích thích cho cây lan ra rễ nhanh và phát triển khỏe mạnh. Sau khi bộ rễ phát triển khỏe mạnh nên tiến hành sử dụng phân bón đạm và kali cho cây như sau:
+ Bổ sung Kali: Sử dụng kali tổng hợp Super kali. Trong kali tổng hợp có 3 nguyên tố kali chính:
- Kali Nitrat: giúp giữ bộ rễ của cây không bị mất nước - Kaili lưu huỳnh: Giúp cho ngọn phát triển và chịu nhiệt được ở gần lưới, giúp ngọn không bị héo, thối khi nhiệt độ cao, khiến cây dễ bị bệnh thối nhũn xâm nhập. - Kali Silic: Làm cho cây phát triển nhanh, các đốt long dài, cao hơn và mập cây hơn.
Chăm sóc thân lan to, khỏe và mập mạp lóng dài
  + Bổ sung đạm cho cây: Để cho thân cây hoa to, khỏe, mập thì bạn cần chú ý đến lượng đạm bón cho cây. Bạn nên sử dụng lượng đạm bón hữu cơ như đạm cá (Amino Acid) hoặc bột hữu cơ rong biển là những loại phân hữu cơ không gây độc hại cho giá thể cũng như môi trường, đặc biệt giúp cây dễ hấp thu được nguồn dinh dưỡng cho cây lan nhanh chóng.
Tuy nhiên trong 2 loại phân đạm này chỉ chứa thành phần nguyên chất đạm nên khi tưới cho cây lan bạn nên phối trộn với Super Magie để tưới cho cây lan cung cấp dinh dưỡng lên ngọn cho cây.Trong thành phần magie giúp cây vận chuyển thức ăn cung cấp cho cây hấp thụ trên ngọn khỏe mạnh, ngọn đẹp đều lá.
Đối với những bạn trồng cây hoa lan, muốn cho bộ rễ phát triển, phân nhánh to mập, bộ lóng ra nhiều khỏe thì nên phối trộn Amino Acid với Canxi Nitrat.
Bộ rễ lan to, khỏe, mập phát triển xanh tốt
  Đối với cây lan thân thập, cây thắt ngọn, để cây nhanh ra đọt to, dài và khỏe thì bạn nên phối trộn Amino Acid với Supre 99 phun cho cây để cây đi ngọn tiếp.
Chú ý: Trong mùa hè, cây lan cần phân hữu cơ nhiều hơn là phân vô cơ. Nếu mùa này bạn phun phân hóa học nhiều sẽ khiến cây bị rối loạn sinh lý đối với cây, làm cây bị trai, mầm ngủ tăng. Để cây hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong phân vô cơ nên phối trộn với phân hữu cơ để tăng lượng màu mỡ dinh dưỡng cho cây. Công ty Sacotec chúc các bạn thành công!!!  
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-cham-soc-cay-lan-cho-than-map-re-to-khoe-cay-phat-trien-khoe-trong-mua-he.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG VÀO MÙA ĐÔNG ĐỂ CÂY NỞ ĐÚNG DỊP TẾT
Cung cấp nước tưới cho cây hoa hồng vào mùa đông
Nhu cầu sử dụng nước của cây trồng là rất quan trọng, tùy vào từng cây trồng mà lượng nước cung cấp cho cây sẽ khác nhau. Đối với cây hoa hồng lượng nước cung cấp cho cây không cần nhiều nhưng cần lượng nước đủ ẩm để cây phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh. Bạn nên tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ngày đối với cây hoa hồng trồng đất, còn đối với cây hoa hồng được trồng trong chậu thì cần cung cấp nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Nên hạn chế tưới nước cho cây hoa hồng vào buổi tối vì nước sẽ đọng lại trên lá khiến cây dễ bị nấm bệnh tấn công.
Sử dụng vòi hoa xen để tưới nước cho cây hoa hồng
  Cây hoa hồng cần lượng nước vừa đủ để cây có thể diễn ra quá trình quang hợp ở trên lá, nếu cây bị thiếu nước sẽ khiến cho cây yếu dần và thường bị các sâu bệnh hại tấn công như nhện đỏ, vàng lá và rụng lá. Nên sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt đối với cây trồng đất và dùng bình xịt phun sương để tưới nước cho cây để tưới cho cây hoa hồng đối với trồng chậu.  
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đối với cây hoa hồng vào mùa đông
Để cho cây hoa hồng cho ra nhiều hoa, hoa to, nở đẹp vào mùa đông đặc biệt là vào dịp tết thì nguồn dinh dưỡng là thành phần quyết định chính đối với cây. Khi chăm sóc cây hoa hồng bạn cần chú ý đến đặc điểm hình thái bên ngoài của cây thường xuyên, khi cây thiếu dinh dưỡng sẽ cho thân cây gầy, cao, lá có màu xanh nhạt lúc này cây hoa hồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lúc này bạn nên bổ sung thêm phân bón lá cho cây kết hợp với gốc định kỳ 1 tháng/lần. Để cây bật mầm, đánh thức chồi ngủ, cho hoa nở đồng đều bạn có thể sử dụng hoạt chất Cytokinin Zeatin 0,1%SP pha 3g/200L nước sạch phun lên lá giai đoạn muốn ra chồi. Để cây phát triển khỏe mạnh bạn nên kết hợp bón thêm phân NPK 18-18-18 Bón từ 20-30 g/chậu/lần/tháng (mỗi chậu chứa khoảng 0,02-0,03m3 đất), đối với cây trồng ngoài đất bón 2-3kg/100m2/lần. Thời điểm cây nhú nụ hoặc chuẩn bị nở hoa bón thêm kali sẽ giúp hoa có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.
Bón đúng đủ lượng phân cung cấp cho cây hoa hồng
  Điều hết sức chú ý đối với việc chăm sóc cây hoa hồng vào mùa đông là cần để ý khi bón phân cho cây hoa hồng, cây đang cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành to, mập mập có nghĩa là cây đang đủ dinh dưỡng không cần phải bổ sung thêm phân bón cho cây vào lúc này. Nhưng nếu cây hoa hồng cho nhánh gầy, vỗng cao thì cần tăng cường chăm sóc cho cây, lúc này cần bổ sung thêm phân bón cho cây tiếp tục sinh trưởng.  
Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây hoa hồng
Đối với công việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây hoa hồng đặc biệt là vào mùa đông là hết sức cần thiết, bởi thực hiện thao tác này giúp cây cho hoa nở to, mập và tươi lâu hơn. Vì vậy, cần thường xuyên cắt tỉa cảnh già, cành khô, cành yếu, những cành mọc dư không cần thiết, tạo tán cho cây để tập chung dinh dưỡng nuôi các nhánh mới giúp kích thích cho cây ra nhiều mầm ngọn, của các mầm chính của cây là nụ hoa. Cách cắt tỉa cành hoa hồng: Tính từ ngọn xuống phần gốc cây, mỗi cành nên cắt bỏ 4-6 mắt lá. Nếu bạn cắt cành ở gần ngọn thì cây cho ra hoa sớm hơn và ngược lại. Nếu cây hoa hồng trồng chậu có ít lá thì dùng cọc để buộc níu những cành thấp hơi trĩu xuống dưới trong 30 – 40 ngày, giúp cho các cành mới sẽ mọc ra để cho hoa. Những giống có cành vươn dài mới ra hoa thì cần cắt cành trước Tết khoảng trên dưới 1,5 tháng là được.
Cắt tỉa cành cho cây hoa hồng
  Lưu ý: Trước khi cắt cành cho cây hoa hồng bạn cần bón phân NPK 18-18-18 trước 3 ngày. Sau khi thực hiện thao tác cắt cành xong được 4 ngày, lúc này cây dã dần liền vết cắt bạn nên phun thuốc dưỡng rễ, dưỡng chồi một lần cho đến khi cây ra mầm đỏ. Sau đó bón bổ sung thêm kali cho cây để cung cấp dinh dưỡng cho hoa to. Trên đây là các thao tác kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng vào mùa đông, giúp cây luôn khỏe mạnh và cho hoa nở đúng vào dịp tết để giúp ngôi nhà bạn thêm xinh đẹp hơn. Công ty Sacotec chúc bạn có những bông hoa hồng nở đẹp vào dịp tết nhé!!!  
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/ky-thuat-cham-soc-cay-hoa-hong-vao-mua-dong-de-cay-no-dung-dip-tet.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH CẮT TỈA, TẠO TÁN CHO CÂY HOA HỒNG ĐÚNG CÁCH CHO BÔNG TO KHỎE
Tại sao phải cắt tỉa cành cho cây hoa hồng?
Việc cắt tỉa cành cho cây hoa hồng quyết định đến sự đâm trồi, nảy bông, bông to, nở đẹp của cây hoa hồng đến 70%.
Thực hiện cắt tỉa cành thường xuyên cho cây hoa hồng giúp kích thích mầm mới tăng trưởng và nở hoa mới cho cây.
Cắt tỉa những cành già yếu, cành sâu bệnh, cành chết tạo độ thông thoáng cho cây giúp giảm thiểu sâu bệnh hại cho cây.
Giúp cây định hình tán, tạo dáng thế cho cây đẹp hơn.
  Thời điểm cắt tỉa cành hoa hồng
Để thực hiện cắt tỉa cành hoa hồng đúng lúc đúng cách là điều mà rất quan trọng. Nếu như thời điểm cắt tỉa không đúng thì sẽ dẫn đến cây bị tổn thương và rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Chính vì vậy cần xác định thời gian cắt tỉa cho cây hoa hồng chính xác. Cây hoa hồng cắt tỉa cành theo 3 giai đoạn:
+ Cắt tỉa cành thường xuyên: cắt tỉa những cành tăm, cành nhỏ, cành yếu, để tạo độ thông thoáng cho cây trồng. + Cắt tỉa sau khi hoa tàn: Sau khi hoa tàn là thời điểm quyết định đến sự nảy mầm và cho hoa mới ở cây. Chính vì vậy cần thực hiện việc cắt tỉa cành ngay sau khi hoa tàn là rất cần thiết để cây tập chung dinh dưỡng cho sự nảy mầm và ra lộc hoa mới. Cắt bỏ những cành mang bông hoa đã tàn, cành không có sức sống cành sâu bệnh. + Cắt tỉa cành đồng loạt: Cắt tỉa đồng loạt cho cây khi cây không ra hoa, việc cắt tỉa đồng loạt này giúp cây tái tạo lại và cho ra hoa đồng loạt.
Chú ý: Không cắt tỉa cành cho cây hoa hồng vào thời điểm trời mưa hay vừa mưa xong, lúc này độ ẩm cao dễ sinh ra bệnh do lúc này cây bị yếu mất sức do trời mưa.
Kỹ thuật cắt tỉa cành tạo tán cho cây hoa hồng
Dụng cụ cắt cành cho cây hoa hồng
Bạn có thể sử dụng kéo cắt cành chuyên dụng cho cây hoặc các kéo thông thường. Tuy nhiên, dụng cụ kéo cắt phải sắc sạch, để tránh tình trạng cành bị dập hoặc nhiễm sâu bệnh từ dụng cụ không sạch.
Hướng dẫn cách cắt tỉa cành cho cây hoa hồng
Cần xác định tổng thể cành hồng cắt để đặt kéo cắt. Giữ kéo cắt ở góc 45o, trực tiếp cắt từ góc đó để tránh tình trạng nhựa của cành cắt rơi vào thân hoặc các cành khác làm nhiễm sâu bệnh hại.
Kỹ thuật cắt tỉa cành hồng đúng kỹ thuật
  Tiến hành cắt cành từ phần dưới gốc lên trên, chọn cành sâu bệnh, cành yếu không có sức sống, cành khô, cành héo,cành nhăn.
Tiến hành tỉa mở ở bên trên tán cây để tạo độ thông thoáng cho cây và ánh sáng lọt vào cho cây đầy đủ ánh sáng.
Cắt sạch gọn kéo để tránh tình trạng cành bị dập nát ở vết cắt.
Cắt tỉa những cành nhỏ không bằng chiếc bút chì, những cành này không đủ khỏe để cho hoa nở. Cắt bỏ những cành, chồi mọc thành cụm.
Đối với những cành khỏe mà dài thì cắt 1/3 chiều dài của cành, đảm bảo sự cân đối giữa các cành hồng với nhau, giúp cây đẹp hơn.
Tỉa bỏ những lá già, lá sâu bệnh, mọc dày để tạo độ thông thoáng cho cây.
Tỉa bỏ những cành chứa hoa tàn hoặc tỉa những hoa tàn trên cành thông thường cắt tỉa đến lá thứ 3 đối với bông hoa.
Bôi keo của hộ gia đình lên vết cắt của các cành cây đã được tỉa. Hành động này sẽ giống như là băng bó cho cành cây và sẽ giúp côn trùng và sâu bệnh không tấn công cây qua vết cắt.
  Bôi keo lên vết cắt giúp cây nhanh lành vết thương
  Dọn sạch tất cả những cành cây đã cắt, lá và cánh hoa rơi rụng xung quanh gốc cây. Không nên để chúng vào trong phân trộn vì điều đó có thể sẽ khuyến khích bệnh và sâu bệnh phát triển.
Công ty Sacotec chúc các bạn thành công!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-cat-tia-tao-tan-cho-cay-hoa-hong-dung-cach-cho-bong-to-khoe.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH KÍCH CHỒI MẦM CÂY HOA HỒNG LÊN TUA TỦA CHO HOA NỞ ĐÚNG DỊP TẾT
Kỹ thuật tạo đất tơi xốp cho cây hoa hồng khỏe mạnh
Để cây hoa hồng có thể sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cây cho ra lộc đỏ nhiều người trồng cần nắm rõ được sự sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng cũng như kỹ thuật chăm sóc cho cây hoa hồng. Chính vì vậy, chăm sóc cây hoa hồng tại nhà hay ở những khu vườn trồng hoa, đồi cần phải chăm sóc tỉ mỉ và cần nhiều công sức đối với cây hoa hồng.
Yếu tố đất trồng cây hoa hồng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa hồng, cũng như năng suất chất lượng khi cây hoa hồng cho ra hoa có to đẹp hay không.
Biện pháp cải tạo đất tơi xốp cũng là một trong những biện pháp xử lý giúp cây hoa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, cây có bộ rễ chắc khỏe, cây ít bị sâu bệnh hại tấn công. Hoa hồng cần đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt giúp cây phát triển.
Trồng cây hoa hồng trong chậu cần chú ý đến việc lựa chọn giá thể trồng cây, nó quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh của cây. Cần chuẩn bị giá thể trồng phù hợp với từng loại giống cây hoa hồng.
  Kỹ thuật cắt tỉa cành hoa hồng
Việc cắt tỉa cho cây hoa hồng rất quan trọng, bởi nó là một trong những yếu tố quyết định cây hoa hồng có bộ tán đẹp hay không? Có nhiều chồi nhánh hay không? Có nhiều hoa hay không? Đối với cây hoa hồng.
Nên cắt tỉa cành hoa hồng sau khi cây hoa đã cho hoa tàn, cắt tỉa một cách đồng loạt để giúp cho mầm, chồi ra đồng loạt. Cắt tỉa những bông hoa tàn từ 2-3 mắt lá.
Lưu ý: Không nên cắt sát cành hoa sát với bông hoa, sẽ khiến mầm, chồi mới ra rất nhỏ và yếu. Việc cắt gần hay cắt xa cũng là yếu tố quyết định đến việc cây hoa hồng ra sớm hay muộn để có thể điều chỉnh cây.
  Cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng
Khi chăm sóc cây hoa hồng bạn cần chú ý đến thời giăn bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng giúp cây phát triển đồng đều. Không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cần cung cấp đúng-kịp-đủ lượng phân bón cần thiết cho cây.
+ Đúng loại phân bón nhu cầu cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng cho cây. + Kịp thời bón phân cho cây hoa hồng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa hồng mà bón phân đúng lúc cho cây phát triển. + Đủ: cần cung cấp đủ lượng phân bón cần thiết cho cây hoa hồng, không thừa, không thiếu phân.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng vào đúng thời điểm là điều quyết định đến chất lượng hoa và sự bật mầm, chồi của cây hoa hồng.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cây hoa hồng bật mầm tua tủa
  Khi chăm sóc cây hoa hồng bạn cần chú ý đến đặc điểm hình thái bên ngoài của cây thường xuyên, khi cây thiếu dinh dưỡng sẽ cho thân cây gầy, cao, lá có màu xanh nhạt lúc này cây hoa hồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lúc này bạn nên bổ sung thêm phân bón lá cho cây kết hợp với gốc định kỳ 1 tháng/lần.
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-kich-choi-mam-cay-hoa-hong-len-tua-tua-cho-hoa-no-dung-dip-tet.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH Ủ PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI NHÀ
Khi trồng rau màu hay cây ăn quả thì nên bón bằng phân hữu cơ. Phân bón hữu cơ chứa nhiều dinh dưỡng và sạch. Nhưng cách làm phân bón hữu cơ bởi ủ phân chuồng thường tốn nhiều công đoạn và thời gian. Sau đây Sacotec sẽ hướng dẫn bạn cách ủ phân hữu cơ hiệu quả và thời gian nhanh nhất.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ủ phân bón hữu cơ
Khoảng 1 tấn phân chuồng từ gia cầm như gà hay vịt hoặc gia súc như bò hay ngựa trộn với 3-4kg CHẾ PHẨM EM FERT-1 HOẶC CHẾ PHẨM TRICHOTEC và trộn với rơm rạ, trấu, mụn dừa hay vỏ cà phê hoặc rác hữu cơ khác. Những nguyên liệu trên nếu càng nhỏ càng dễ mau phân hủy. Vì thế nên chặt ngắn khoảng 20cm.
Bước 2: Dụng cụ và nơi ủ
Nơi có nền đất xi măng bằng phẳng và khô ráo hoặc được lót bạt nilon. Nên rạch rãnh xung quanh. Để tránh chảy tràn lan nước từ ủ phân chỉ vì tưới quá nhiều. Chuẩn bị sẵn bình tưới, cuốc, xẻng, cào. Mái che nắng giữ nhiệt khi ủ như bạt hay bao nilon.
2 chậu xi măng gồm 1 mới với 1 chứa phân bò trộn nước
  Bước 3: Kỹ thuật ủ phân chuồng hoai mục tại nhà
Đặc chất độn như vỏ trấu hay bã thực vật ở dưới cùng. Sau đó rải 1 lớp chế phẩm Trichoderma. Cho 1 lớp phân chuồng (bò, heo, gà,…) với độ ẩm 40-50%. Dùng tay bốc lên rồi nắm chặt thấy nước rỉ là được. Rải 1 lớp mỏng chế phẩm Trichoderma. Tiếp tục như thế cho đến khi đống phân đạt 1-1,5m. Dùng bạt phủ kín che nắng mưa.  
Nhiệt độ trong phân sẽ tăng lên 40-50 độ C sau 7-10 ngày. Ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diệt mầm bệnh. Bổ sung thêm nước để giữ độ ẩm 40-50%.
20 ngày sau tiến hành đảo trộn cho đều. Từ trên xuống với từ ngoài vào trong. Gom thành đống ử tiếp khoảng 25-40 ngày nữa. Và bạn đã thực hiện xong cách ủ phân bón hữu cơ.
Cách làm phân bón hữu cơ bằng cách ủ phân chuồng khá tốn công và thời gian. Bạn có thể mua các loại phân bón hữu cơ đã qua xử lí từ Công ty Sacotec Phân gà hữu cơ vi sinh Gà Cồ Xanh. Công ty Sacotec chúc các bạn thành công!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-u-phan-bon-huu-co-tai-nha.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH THAY CHẬU CHO LAN ĐỂ LAN PHỤC HỒI VÀ RA HOA TRỞ LẠI
Xác định đúng thời điểm
Thời điểm ngay sau khi kết thúc đợt nở hoa. Và cây bắt đầu mọc chồi mới. Khoảng 18-24 tháng thay chậu 1 lần.
* Dấu hiệu nhận biết nên thay chậu:
Nhiều rễ cây mọc đâm ra ngoài chậu.
Một số sợi rễ bị thối rữa, không còn khả năng thoát nước tốt.
Cây mọc vượt ra khỏi thành chậu, nó cần nhiều không gian hơn để phát triển.
  Giá thể nào tốt và thích hợp cho cây lan?
Bạn có thể chọn một trong các loại sau:
Than củi. Tránh được 1 số loại gây hại như sên. Bền với thời gian và thời tiết.
Vỏ thông. Khả năng kiểm soát độ ẩm và tiểu khí hậu rất tốt. Và chứa Resin có khả năng sát khuẩn cao.
Xơ dừa. Giữ ẩm và hỗ trợ rễ bám tốt. Cung cấp dinh dưỡng khi xơ dừa phân hủy.
Viên đất nung. Giữ nước và chống ngập úng. Tăng diện tích thoáng khí. Hoàn toàn vô trùng.
Vỏ đậu phộng. Nhẹ và thoáng khí. Khi phân hủy cung cấp lại cho lan một lượng đạm nhất định.
  Loại chậu nào thích hợp cho cây hoa lan?
Chậu đất nung. Giữ điều kiện tiểu khí hậu tốt. Rễ bám vào không cháy do nhiệt độ.
Chậu gỗ. Có nhiều kiểu dáng bắt mắt. Có khả năng giữ ẩm và tạo độ thoáng khí cực tốt.
Chậu nhựa giả gỗ. Nhẹ, tiện dụng và di chuyển dễ dàng mà không sợ vỡ.
Dinh dưỡng nào tốt cho cây hoa lan?
Phân bón cho lan sau khi thay chậu. Phân Rynan 14-14-14 hay Rynan 20-10-10. Phân chậm tan túi lưới,...
Kích thích ra rễ. Eco Hydro Fish.
Nuôi dưỡng lá: Eco Hydro Kelp.
Nuôi dưỡng hoa: Eco Hydro Shrimp.
Quy trình thực hiện
Xử lý giá thể. Ngâm giá thể vào dung dịch xác khuẩn. Hay thuốc diệt nấm bệnh.
Kéo nhẹ toàn bộ cây lan ra khỏi chậu. Tránh làm dập lá và gãy rễ. Dùng tay gỡ nhẹ vật liệu trồng cũ.
Cắt tỉa những rễ sậm màu. Hay rễ lá bị thối đen khô héo. Rễ khỏe mạnh có màu trắng hoặc nâu nhạt.
Nhúng phần rễ cây lan vào dung dịch đã pha. Chế phẩm hùng nguyễn (20 giọt/1 lít nước sạch).
Cho giá thể vào khoảng 1/2 chậu. Sau đó đặt nhẹ nhàng cây lan vào. Cho các giá thể chất trồng vào xung quanh cây lan. (Chú ý không lấp mất cổ rễ cây lan).
Dùng dây kim tuyến hay đồng để cố định lan vào thành chậu. hay đính vào dớn.
Chăm sóc
Tưới nước: 2 lần/ngày. Tùy thời tiết mà có thể điều chỉnh lượng nước sao cho hợp.
Phun Chế Phẩm Hùng Nguyễn + Nano Đồng+phân đầu trâu 501. 1 lần/ tuần. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Phun lúc sáng hay chiều mát. Trong mùa mưa có thể kết hợp thuốc nấm vào hạn chế bênh gây hại.
Cách thay chậu cho cây lan không quá khó đúng không nào? Hãy cùng bắt tay thực hiện ngay trên vườn lan nhà bạn nào, Công ty Sacotec chúc bạn thành công!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-thay-chau-cho-lan-de-lan-phuc-hoi-va-ra-hoa-tro-lai.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH CẢI TẠO ĐẤT VƯỜN SAU THU HOẠCH ĐỂ TRỒNG RAU TẠI NHÀ
Vấn đề sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề lớn trong xã hội. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình thì bạn nên tự mình trồng rau sạch. Để việc trồng rau mang lại hiệu quả thì đất là một trong những yếu tố quan trọng cho cây trồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách cải tạo đất vườn trồng rau sau thu hoạch, bạn nhé!
Yêu cầu về đất để trồng rau mang lại hiệu quả
Đất sạch, giữ ẩm và thoát nước tốt.
Giàu dinh dưỡng.
Phù hợp với mọi loại rau trồng trong khay thông minh, tháp trồng hay chậu nhựa.
  Cách cải tạo đất vườn trồng rau sau thu hoạch
Bước 1: Cho đất nghỉ ngơi và phơi ải
Làm việc này sau khi thu hoạch. Dọn sạch tàng dư, xới xáo và tiến hành phơi đất khoảng 3-5 ngày.
Bước 2: Bổ sung chất hữu cơ và phân bón cải tạo đất
Sau khi thực hiện bước 1 thì nên bổ sung thêm phần đất mới. Tốt hơn nên dùng đất sạch với phân hữu cơ vi sinh. Như phân trùn quế, phân bò hoặc phân gà vi sinh GÀ CỒ XANH.
Bước 3: Ủ phân hữu cơ
Hãy tận dụng những tàng dư thực vật để làm phân bón hữu cơ cho các vụ mùa tiếp theo. Có thể dùng nấm đối kháng trichoderma như CHẾ PHẨM SINH HỌC EM FERT-1 để ủ. Giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy cũng như làm sạch nguồn sâu bệnh. Còn bổ sung loại nấm có lợi để gây ức chế các nấm có hại.  
Lợi ích của việc cải tạo đất trồng sau thu hoạch
Tăng độ tơi xốp và độ ẩm để cây phát triển.
Diệt vi sinh vật có hại gây bệnh cho đất.
Bù đắp phần dinh dưỡng bị thiết hụt do vụ mùa trước.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cây trồng.
Giúp cây rau sạch tăng khả năng nảy mầm. Tăng năng suất với chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
  Lưu ý khi cải tạo đất trồng rau
Không nên lạm dụng quá nhiều phân hóa học. Điều này sẽ làm đất bạc màu, thoái hóa nhanh với cằn. Không an toàn khi sử dụng. Công ty Sacotec chúc bạn thành công trong việc cải tạo đất vườn trồng rau cho gia đình bạn!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-cai-tao-dat-vuon-sau-thu-hoach-de-trong-rau-tai-nha.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH ƯƠM HẠT BẰNG VIÊN NÉN XƠ DỪA ĐƠN GIẢN VÔ CÙNG
Ứng dụng cách ươm hạt bằng viên nén xơ dừasẽ đem lại hiệu quả cho cây trồng của bạn. Việc ươm cây trước khi trồng ra chậu giúp tỉ lệ nảy mầm cao và cây sẽ phục hồi nhanh. Đồng thời bộ rễ sẽ phát triển khỏe mạnh và hạn chế sâu bệnh hại.  
Cách ươm hạt bằng viên nén xơ dừa
  Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Viên nén sơ dừa.
Khay hoặc vỉ ươm (khay xốp hoặc khay ươm nhựa).
Hạt giống. Các loại bầu bí, ớt hay rau ăn lá…
Bình tưới phun sương.
  Bước 2: Xử lí hạt giống
Ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng 3-5 tiếng. Đối với các hạt vỏ dày như bầu, khổ qua hoặc ớt. Đối với các loại rau thì có thể gieo trực tiếp vào viên nén.  
Bước 3: Xử lí viên nén xơ dừa
Ngâm vào nước sạch đến khi viên nén giãn nở hết mức (thường 3-5 tiếng). Kích thước sẽ nở cao 3-4 lần.  
Bước 4: Gieo hạt và chăm sóc cây
  Đặt các viên nén vào khay nhựa. Cho hạt giống vào viên nén lắp kín hạt lại. Đặt khay vào nơi có ánh sáng trực tiếp.
  Tưới nước phun sương giữ ẩm. Khi cây có 2-4 lá thật thì cho viên nén vào đất trồng.
Bước 5: Trồng cây vào đất
Sau khi trồng ra đất khoảng 5-7 ngày thì tiến hành bón phân cho cây. Có thể dùng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân cá hay phân gà...    
Thực hiện cách ươm hạt giống bằng viên nén đơn giản vô cùng! Hãy thực hiện cùng Vườn Sài Gòn nhé. Chúc bạn làm vườn thành công.
Công ty Sacotec chúc bà con mùa vụ bội thu!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-uom-hat-bang-vien-nen-xo-dua-don-gian-vo-cung.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH XỬ LÝ HẠT GIỐNG TRƯỚC KHI GIEO TRỒNG ĐƠN GIẢN NHẤT
Cách xử lý hạt giống trước khi gieo trồng đơn giản nhất
Ngâm hạt
– Cần dựa vào kích thước để quyết định ngâm hạt.
Kích thước quá nhỏ? Như dạ uyên thảo, hoa mười giờ, rau dền. Gieo trực tiếp không cần ngâm.
Kích thước nhỏ cỡ hạt mè, vỏ mềm lại còn dễ nảy mầm.Các loại rau cải nói chung. Cũng có thể gieo trực tiếp không cần ngâm.
Cũng kích thước cỡ hạt mè nhưng vỏ cứng. Như dừa cạn, cà chua, ớt hay rau quế. Có thể ngâm 6-8 tiếng hoặc gieo trực tiếp.
Kích thước to như dưa hấu, mồng tơi, đậu đũa. Ngâm 8-12 tiếng giúp cây mọc nhanh hơn.
– Ngâm bằng nước ấm. Pha nước ấm 2 sôi 3 lạnh khoảng 50 độ C là tốt nhất.  
Ủ hạt
Thời gian: thường 12-24h. Có 1 số lâu nảy mầm có thể ủ lâu hơn.
Cách ủ: sau khi đã ngâm hạt. Đặt hạt vào khăn ẩm. Tuyệt đối không để khăn ủ bị khô. Khi nào hạt phình ra và nứt vỏ thì có thể gieo.
Chú ý không để mầm ra rễ quá dài mới gieo hạt.
  Tiến hành gieo hạt
Độ sâu gieo hạt
Nguyên tắc: Độ sâu gieo hạt = kích thước hạt x 3.
Gieo hạt giống và phủ 1 lớp đất mỏng trên cùng.
Đối với các loại hạt giống nhỏ li ti thì chỉ cần gieo trên mặt. Không cần phủ đất.
Gieo hạt vào khay ươm (đối với hạt giống hoa hay rau ăn quả). Hoặc gieo trực tiếp vào khay trồng rau thông minh (với rau ăn lá).  
Tưới nước
Tùy nhiệt độ, lượng gió hay các loại chất trồng khác nhau.
Tưới chủ yếu 2 lần/ngày.
Cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo luôn giữ ẩm cho đất.
Ánh nắng
Phần lớn hạt giống cần có nhiệt độ để kích thích quá trình nảy mầm. Nên đặt bầu ươm ở nơi có ánh sáng khuếch tán. (Che lưới lan 60%).
Vậy là bạn đã biết cách xử lý hạt giống trước khi gieo trồng rồi!
Bài viết trên là cách xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Vườn Sài Gòn chúc bạn sẽ sớm có được những khu vườn đầy màu sắc.
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-xu-ly-hat-giong-truoc-khi-gieo-trong-don-gian-nhat.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY ỚT
Bệnh thán thư
Tác nhân gây bệnh: Bệnh thán thư do nấm Collectotrichum sp.
Bệnh gây hại cả trên lá, trên thân, trên trái và trái già đến chín.
Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc nâu đen. Trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm.
Điều kiện phát sinh: Bệnh xuất hiện khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, mưa nắng bất thường… Bệnh phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8,9 dl. Nấm bệnh tồn tại rất lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh.
  Bệnh héo cây con
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani.
Triệu chứng: Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Cổ thân bị úng và teo tóp lại, rễ vàng và thối thường có màu nâu đỏ, cây bị gãy gục.
Điều kiện phát sinh: Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, sử dụng rơm rạ bị nhiễm bệnh đốm vằn.
  Bệnh khảm
Tác nhân gây bệnh: Do virus gây ra và do côn trùng chích hút là môi giới truyền bệnh. Triệu chứng:
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít quả, quả nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
Phòng trị:
Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.Sản xuất ớt cay an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng đã ủ hoai mục để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
Thường xuyên thăm đồng theo dõi sự xuất hiện của côn trùng gây hại để phòng trị.
Nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy.
  Bệnh đốm trắng lá
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Cercospora capsici.
Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già. Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền nâu đậm.
Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, quả nhỏ, giảm năng suất. Ngoài ra, bệnh còn tấn công trên cuống quả làm quả bị héo và rụng sớm.
  Công ty Sacotec chúc bà con mùa vụ bội thu!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cac-truong-hop-benh-thuong-gap-tren-cay-ot.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH LÀM GIÀN DÂY LEO SÂN THƯỢNG ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
Các loại cây leo như bầu, bí mướp, dưa leo hay khổ qua. Chúng cần giàn leo để cây có thể phát triển và ra nhiều quả. Đối với sân thượng nhà phố, việc làm giàn sẽ gây khó khăn cho bạn. Vườn Sài Gòn chia sẻ đến bạn cách làm giàn dây leo đơn giản ngay sau đây nhé!
Chuẩn bị
Bạn có thể lựa chọn các vật liệu như tre, nứa, khung sắt để làm giàn. Hoặc sử dụng ống thép bọc nhựa với độ bền cao.
Độ cao cần thiết là 1,5 – 2,5m, Vừa tạo độ thoáng và dễ dàng thu hoạch.
Thiết kế giàn dây leo sân thượng
Giàn cho cây leo cần chắc chắn để cây bám và sinh trưởng tốt, đậu quả nhiều.
Giàn cho cây leo cần chắc chắn để cây bám và sinh trưởng tốt, đậu quả nhiều
  Làm giàn kiểu chữ A
Dùng cọc tre hoặc sử dụng ống thép bọc nhựa. Làm giàn cố định xuống đất tạo khung hình chữ A. Sau đó, tiến hành liên kết khung giàn lại với nhau. Bằng dây kẽm hoặc kẹp giữ liên kết và khớp xoay để làm giàn dây leo.
Dùng lưới bầu làm giàn dây leo lên khung giàn. Kéo căng và đều. Sau đó cố định lưới làm giàn dây leo bằng kẽm. Hoặc dây rút chuyên dụng vào khung giàn.
Giàn leo kiểu chữ A
  Làm giàn kiểu đứng
Giàn leo bầu bí sai quả
  Cắm các cọc xuống đất song song với nhau. Và cách nhau khoảng 30 – 40cm. Liên kết bằng móc liên kết và khớp xoay nhựa.
Dùng lưới làm giàn dây leo lớn kéo trải căng ra phủ nóc cho giàn để cây leo tạo quả.
Giàn leo sân thượng kiểu thẳng đứng
  Làm giàn nghiêng vào vách tường
Nếu trồng cây trong chậu hoặc trong thùng xốp trên sân thượng. Thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường. Hoặc lan can nhà rồi giăng lưới làm giàn dây leo.
Các kiểu trên áp dụng cho cách làm giàn dưa chuột, bầu bí mướp,vv… [caption id="attachment_7821" align="aligncenter" width="370"] Cách làm giàn leo nghiêng vào vách tường[/caption]  
Chăm sóc cây leo giàn
Khi cây leo lên giàn, dùng ống thép bọc nhựa làm giàn. Chú ý cho cây leo phân bố đều trên lưới.
Tỉa bỏ những nhánh gốc và nhánh sâu bệnh. Để giàn cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
Sau mỗi vụ, cắt dây để dây leo khô thì mới tiến hàng trồng vụ mới.
Trên đây là cách làm giàn leo trên sân thượng. Tùy thuộc vào diện tích mà bạn chọn kiểu giàn leo phù hợp với khu vườn của mình nhé! Công ty Sacotec chúc các bạn thành công!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-lam-gian-day-leo-san-thuong-don-gian-va-hieu-qua.html
0 notes
manhquanhn · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁCH TRỊ ỐC SÊN TRONG VƯỜN RAU NHÀ XANH SẠCH CỦA BẠN
Ốc sên
Là loại ăn lá. Đặc biệt là những lá xanh mơn mởn. Đẻ rất nhanh khi trời mưa rào. Thường bò đi ăn vào ban đêm. Ban ngày chúng ẩn nấp rất kỹ.
Khả năng tàn phá của chúng có tốc độ rất nhanh chỉ trong vài ngày. Vì vậy nếu không kịp thời có phương pháp phòng ngừa thì gây hại nghiêm trọng.
Các loại ốc sên gây hại vườn rau hoa nhà bạn
Có nhiều loại ốc sên. Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ, sên trần lớn. Là loài vật chuyên hại vườn lan và vườn rau cực kỳ khủng khiếp.
Cách phòng trừ ốc sên hại rau màu
Diệt ốc sên bằng bia
Phương pháp hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Cách thực hiện cực kì đơn giản như sau.
Bạn dùng chậu, lọ và khay nhỏ để chứa một lượng bia nhất định. Mùi bia sẽ hút được ốc sên đến, Khi ốc sên bò vào và “uống” phải lượng bia này sẽ bị ảnh hưởng. Bởi chất cồn có trong bia.
Bạn có thể thay thế bia bằng hợp chất cồn. Dùng một ít rượu nho + 1 thìa cồn và ít đường ăn. Hoàn tan chúng. Và cho vào khay chậu như trên sẽ diệt được ốc sên.
Diệt ốc sên bằng vỏ trứng
Về bản chất, vỏ trứng chỉ có sựu sắc nhọn trong việc xua đuổi ốc sên.
Khi chúng bò vào nơi chứa các mảnh vỏ trứng sẽ làm chúng kho chịu và bỏ đi.
Cách làm này cũng cung cấp lượng canxi cần thiết cho cây thông qua vỏ trứng.
Diệt ốc sên bằng bột cà phê
Bột cà phê cũng có khả năng đuổi được ốc sên. Đã được bộ Nông Nghiệp Hoa Kì thử nghiệm và công nhận kết quả hữu hiệu.
Bạn dùng bột cà phê rắc quanh gốc hoặc hòa tan rồi phun lên thân và lá cây để xua đuổi ốc sên.
Dùng các bột tự nhiên khác
Bạn có thể dùng các loại bột có cấu tạo sắc nhọn.
Mùi hương nồng cay cũng có khả năng xua đuổi ốc sên cực kì hiệu quả.
  Xới đất thường xuyên
Ốc sên di chuyển trên mặt phẳng hoặc nơi có độ ẩm cao.
Chúng cũng nhờ những chất nhầy để tăng tốc độ di chuyển cũng như cách di chuyển.
Khi bạn tiến hành xới đất sẽ làm hạn chế khả năng di chuyển. Và cũng tăng sự thông thoáng không khí cho cây phát triển.
Thay đổi lịch tưới nước
Như đã đề cập ở trên. Ốc sên di chuyển nhanh ở nơi có độ ẩm cao và mặt đất ẩm ướt.
Thay vì tưới nước vào ban tối hoặc chiều mát. Hãy tưới rau vào lúc sáng sớm để độ ẩm trên mặt đất không quá ẩm. Sẽ hạn chế được tác hại của ốc sên.
Làm thông thoáng mặt đất trồng rau
Ốc sên thường trú ngụ dưới các tán lá khô quanh gốc. Các phiến đá sỏi trên mặt đất.
Bằng các làm sạch các lá cây, rạch sỏi này sẽ làm chúng mất nơi trú ngụ. Từ đó hạn chế được sự xuất hiện của chúng.
Trồng cây có mùi hương xua đuổi ốc sên
Bạn nên trồng thêm các loại rau có mùi hoặc các loại cây có hương thơm. Hương thảo, mùi tàu, quế, bạc hà,…
Sẽ làm giảm sự xuất hiện của ốc sên nhờ mùi hương của các loại cây này.
  Công ty Sacotec chúc bà con mùa vụ bội thu!!!
Đọc hết bài viết tại https://biosacotec.com/cach-tri-oc-sen-trong-vuon-rau-nha-xanh-sach-cua-ban.html
0 notes