Tumgik
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Laundry là vị trí quan trọng thuộc bộ phận Buồng phòng trong khách sạn, chịu trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn đó. Bạn đã biết thuật ngữ laundry là gì chưa? Công việc nhân viên laundry là gì? Cùng quantrinhahang tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Laundry là gì?
Laundry thuộc khối Buồng phòng (Housekeeping) có nhiệm vụ giặt ủi tất cả những đồ dùng, vật dụng liên quan đến đồ vải như quần áo, khăn, drap trải giường… bị dính bẩn về trạng thái sạch sẽ như mới cho khách hàng và nhân viên. Laundry góp phần tăng doanh thu của khách sạn nhờ vào dịch vụ giặt ủi cho khách hàng.
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Laundry detergent là gì?
Công việc của một nhân viên laundry (laundry attendant) luôn gắn liền với các hóa chất, dung dịch làm sạch quần áo, đồ vải trong khách sạn như xà bông, bột giặt, nước tẩy. Những dung dịch này được gọi là laundry detergent. Tùy thuộc vào từng khách sạn mà laundry detergent được sử dụng sẽ khác nhau. Nhân viên laundry phải hết sức chú ý đến cách phân loại, điều chỉnh liều lượng phù hợp, tránh làm hư hỏng quần áo hay vật dụng bằng vải của khách hàng.
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Công việc của nhân viên bộ phận laundry là gì?
Tiếp nhận và thu gom đồ vải cần giặt
Tiếp nhận đồ vải dính bẩn từ khách hàng, bộ phận F&B, đồng phục vụ của nhân viên khách sạn đến phòng giặt
Khi khách yêu cầu giặt, ủi quần áo, nhân viên laundry di chuyển đến đúng số phòng, đúng giờ khách yêu cầu để thu gom đồ vải bẩn chuyển đến phòng giặt theo quy định
Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng đồ vải trước khi nhận để tránh phát sinh sai sót
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Phân loại đồ vải bẩn
Đồ vải màu và đồ vải trắng
Đồ vải phải giặt tay, giặt máy hay giặt khô
Đồ vải có thể giặt chung và đồ vải buộc phải giặt riêng
Giặt tất cả đồ vải dính bẩn theo đúng quy trình, không giặt quá tải trọng lượng của máy giặt
Lưu ý sử dụng hóa chất, bột giặt đúng loại và liều lượng, tránh làm hỏng đồ vải
Kiểm tra đồ đã giặt xem còn bẩn hay không, nếu có phải giặt lại một lần nữa
Sấy khô và ủi phẳng đồ vải
Sau khi giặt đồ xong, mang đồ vải đi sấy khô
Tiến hành ủi phẳng quần áo, đồ vải bằng bàn là hoặc các thiết bị chuyên dụng
Lưu ý nhiệt độ ủi phù hợp, cẩn thận và tỉ mỉ
Gấp hoặc treo gọn từng loại đồ vải sạch đúng quy định, bọc nilon với những loại dễ bám bụi hay chưa cần dùng đến
Chuyển đồ vải sạch của khách sạn vào kho, giao trả đồ vải sạch cho khách
(Ảnh: Internet)
Làm vệ sinh phòng giặt
Kiểm tra và làm sạch lưới lọc của máy giặt, máy sấy sau mỗi lần giặt vào đầu ca và cuối ca
Vệ sinh, lau chùi các dụng cụ làm việc, tường, sàn nhà đảm bảo sạch sẽ
Phải thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị để đảm bảo máy giặt, ủi còn hoạt động tốt
Mức lương của nhân viên thuộc bộ phận laundry
Hiện nay, mức lương của nhân viên thuộc bộ phận laundry tại các khách sạn 4 – 5 sao dao động trong khoảng từ 4 – 5 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm và thâm niên làm việc. Bên cạnh đó, nhân viên laundry sẽ có mức thu nhập ổn định cùng nhiều chính sách đãi ngộ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…
Yêu cầu đối với một nhân viên laundry
Nhân viên laundry cần tốt nghiệp trung học, trung cấp hoặc tương đương. Bên cạnh đó, nhân viên laundry cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Có tinh thần trách nhiệm, gọn gàng và sạch sẽ
Có kinh nghiệm về giặt ủi, nắm rõ quy trình giặt ủi và cách sử dụng các loại máy móc, hóa chất phục vụ cho công việc
Có tính cẩn thận, khéo léo để các loại đồ vải, trang phục được tươm tất
Có khả năng làm việc dưới áp lực
Trên đây là những chia sẻ của quantrinhahang về laundry là gì, công việc và mức lương của một nhân viên laundry trong khách sạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích đến những bạn muốn tìm kiếm việc làm tại vị trí này để hiểu rõ công việc, mức thu nhập để cân nhắc lựa chọn môi trường phù hợp.
Bài viết: Laundry Là Gì? Công Việc Và Mức Lương Của Nhân Viên Laundry Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
2 notes · View notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Hiện nay hình thức kinh doanh BBQ được nhiều chủ cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng áp dụng nhằm đáp ứng thị hiếu của thực khách. Vậy BBQ là gì và điều gì tạo nên sức hút của BBQ? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!
BBQ là gì?
BBQ là tên viết tắt của từ barbecue, có nghĩa là nướng thịt trực tiếp trên lửa than. Đối với người Úc và Canada, BBQ được hiểu là thịt nướng hun khói, nhưng với người Anh thì họ thường đem nướng 1 tảng thịt lớn hay nguyên cả con để tất cả người tham dự tiệc cùng thưởng thức.
Thịt nướng BBQ được tẩm gia vị và nướng trực tiếp trên bếp lửa than như thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu… dành cho những buổi tiệc ăn uống ngoài trời, du lịch hay dã ngoại có nhiều người tham dự. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến qua mô hình kinh doanh ăn uống tại các nhà hàng.
Tumblr media
BBQ là hình thức thịt nướng trên bếp than lửa hồng (Ảnh: Internet)
Vì sao BBQ lại được yêu thích đến vậy?
Hiện nay, BBQ là hình thức tiệc nướng được nhiều nhà hàng áp dụng và mang lại hiệu quả kinh doanh. Vì sao BBQ lại được yêu thích đến như vậy? Có 2 yếu tố giúp mô hình kinh doanh BBQ được ưa chuộng, bao gồm:
Thứ nhất, đó là vì các món thịt nướng đều được tẩm gia vị đậm đà, sau đó được nướng trên bếp lửa than hồng. Khi chín, lớp thịt bên ngoài sẽ cháy giòn nhưng bên trong thịt vẫn mềm, hương thơm ngào ngạt kích thích vị giác.
Thứ hai, tiệc nướng BBQ thường được tổ chức ngoài trời và là dịp để người thân, bạn bè quây quần bên nhau trong không gian thoáng đãng. Khách tham dự có thể thoải mái trò chuyện và thưởng thức món ăn trong không khí ấm cúng của riêng mình.
Nguồn gốc ra đời thú vị của BBQ
BBQ ra đời từ bao giờ vẫn là “dấu chấm hỏi” của nhiều người. Có tài liệu cho rằng, năm 1492 Christopher Columbus là người phát hiện ra BBQ khi ông đến Dominica và thấy người dân nơi đây dùng lò để nướng những tảng thịt lớn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng BBQ xuất phát đầu tiên tại Tây Ban Nha vào năm 1526 ở vùng biển Caribbean. Người Mỹ nghĩ Pháp là nơi áp dụng hình thức tiệc nướng BBQ đầu tiên vì thuật ngữ barbecue bắt nguồn từ một tiếng Pháp “barbe-a-que”, có nghĩa là thịt được xiên qua que để nướng.
Đến nay, nguồn gốc của BBQ vẫn chưa được xác thực, tuy nhiên độ phủ sóng của loại hình này rộng rãi trên toàn thế giới. Tại châu Á, Hàn Quốc là nơi phát triển và thịnh hành loại hình BBQ, sau đó đến các nước như Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Những điều thú vị xoay quanh BBQ
Ở Úc, người dân thường sử dụng thịt cừu không ướp gia vị, chỉ đổ một ít dầu ăn và rắc thêm vài hạt muối để làm BBQ. Họ thường rủ nhau ra công viên để tổ chức tiệc nướng (công viên tại Úc có sẵn lò để nướng thịt).
Người dân ở phía Bắc Mexico chọn thịt dê, còn người ở Trung Mexico sẽ chọn thịt cừu làm BBQ. Tại đảo Caribbean, nhiều người ưa thích hải sản, đặc biệt là cá nướng. Còn người châu Âu hay làm BBQ từ thịt bò và thịt lợn. Riêng Hàn Quốc, BBQ sẽ thường là sườn bò nướng (còn gọi là Galbi) ăn kèm với kim chi và rau sống.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, BBQ dần trở nên quen thuộc với ẩm thực và con người Việt, là điểm hẹn lý tưởng cho những cuộc hẹn hò, tụ tập của bạn bè, người thân… Món ăn có thể là thịt heo, thịt bò, thịt gà, hải sản…
Kinh doanh loại tiệc BBQ cần lưu ý những gì?
Chọn địa điểm kinh doanh
Một số nhà hàng sử dụng hình thức BBQ bằng tiệc buffet, alacarte để khách thoải mái lựa chọn món ăn và nướng thịt ngay tại bàn. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên cần chọn chính là không gian ấm cúng để thực khách có thể ngồi xoay quanh và trò chuyện.
Nếu áp dụng tiệc nướng BBQ ngoài trời thì không gian phải rộng rãi, mát mẻ, có bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, lò nướng…để khách hàng thuận tiện trong việc di chuyển.
Tumblr media
Không gian tổ chức tiệc BBQ (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị thực đơn món ăn
BBQ không chỉ gói gọn vào các món thịt nướng như thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu…mà chủ các cơ sở kinh doanh nhà hàng có thể nghiên cứu và sáng tạo nên các món ăn khác nhau như cá, tôm, hải sản các loại nhằm đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Lựa chọn thức uống
Những món ăn của tiệc BBQ vốn nhiều đạm và khá nhiều năng lượng, dễ khiến cho khách hàng có cảm giác ngấy và nặng bụng. Chính vì vậy, nước uống có ga là một gợi ý không hề tồi cho những buổi tiệc thịt nướng.
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Đầu tư chất lượng âm nhạc
Với hình thức tiệc nướng ngoài trời, một bản nhạc vui tươi, sôi động sẽ làm thực khách hứng khởi và vui vẻ trong suốt quá trình diễn ra tiệc.
Kết thúc bài viết, bạn đã hiểu BBQ là gì chưa? Ngày nay, nhiều cơ sở ăn uống, nhà hàng lựa chọn hình thức kinh doanh BBQ bởi đây là loại hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.
Bài viết: BBQ Là Gì – Cơ Hội Kinh Doanh Loại Hình BBQ Ở Việt Nam Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
2 notes · View notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Để khách hàng có thể thoải mái dùng bữa và nhận được sự hài lòng của khách thì nhân viên phục vụ cần nắm rõ quy trình phục vụ nhà hàng. Vậy quy trình phục vụ nhà hàng là gì và bao gồm những bước nào? Cùng quantrinhahang.edu.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết này!
Quy trình phục vụ nhà hàng là gì?
Quy trình phục vụ nhà hàng là tổng hợp các thao tác nghiệp vụ được phục vụ nhà hàng tiến hành theo trình tự các bước và liên tiếp nhau nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về chất lượng dịch vụ (chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ) tại nhà hàng.
Bất kể là nhà hàng, quán ăn có quy mô lớn hay nhỏ, để hoạt động phục vụ khách diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, đồng thời làm khách hài lòng thì cần tuân thủ đúng quy trình phục vụ nhà hàng chuẩn. Tuy nhiên tùy vào quy mô và chiến lược kinh doanh mà quy trình phục vụ ở mỗi nhà hàng có thể tăng hoặc giảm một số bước.
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Chi tiết quy trình phục vụ nhà hàng chuẩn
Chuẩn bị trước khi khách đến
Vệ sinh khu vực phục vụ thật kỹ lưỡng
Set up bàn ăn theo tiêu chuẩn của nhà hàng (kiểu Việt, Á, Âu)
Chuẩn bị thêm dụng cụ phục vụ để bổ sung khi cần
Kiểm tra một lần nữa để chắc chắn toàn bộ khu vực đã sạch sẽ chưa, bàn ghế ngay ngắn, dụng cụ đầy đủ chưa, máy móc thiết bị có hư hỏng gì không…
Liên hệ bộ phận bếp và bar để cập nhật các món ăn, thức uống mới hoặc các món ăn tạm ngưng để thông báo đến khách hàng
Kiểm tra danh sách khách đặt bàn
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Đón tiếp khách
Chào khách và xác nhận việc đặt bàn trước
Nhân viên phục vụ chủ động chào hỏi khách bằng thái độ niềm nở, nhiệt tình theo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng
Xác nhận khách có đặt bàn trước hay không
Nếu có thì hỏi tên khách đặt bàn và xác nhận lại thông tin
Nếu không thì hỏi số lượng khách, muốn ngồi ở vị trí nào và có yêu cầu gì đặc biệt không và đề nghị khách đợi trong giây lát để sắp xếp
Trong trường hợp khách đặt bàn nhưng chưa đủ điều kiện phục vụ, nhân viên cần xin phép khách để sắp xếp bàn khác tương tự
Hướng dẫn khách vào chỗ ngồi
Hướng dẫn khách bằng tay phải, các ngón tay khép vào nhau, lòng bàn tay hơi chếch về hướng đi của khách
Đi trước khách khoảng 1m, điều chỉnh khoảng cách phù hợp với khách, quay lại phía sau quan sát tốc độ của khách
Thông báo bàn của khách
Phục vụ khách hàng
Kéo ghế mời khách ngồi và trải khăn ăn cho khách
Ngay sau khi thông báo bàn của khách, nhân viên phục vụ kéo ghế mời khách ngồi.
Xin phép khách thực hiện việc trải khăn ăn vào lòng khách (à la carte) hoặc gấp khăn ăn và đặt bên tay trái của khách (buffet)
Giới thiệu thực đơn cho khách
Đứng về phía tay phải của khách, mở sẵn menu và đưa cho khách.
Đứng lùi về phía sau 1 bước chân và giới thiệu món ăn đặc biệt của nhà hàng
Lưu ý những món ăn đã hết hoặc ngưng phục vụ cho khách để khách dễ dàng điều chỉnh
Có thể tiến hành upselling các món ăn, nước uống khác của nhà hàng
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Ghi order và nhắc lại order
Cần chuẩn bị sẵn giấy order và bút để tiếp nhận order món của khách
Ghi chính xác số lượng món, yêu cầu của khách và ghi đúng số bàn để tiện kiểm tra và theo dõi
Sau khi order, nhân viên nhắc lại với khách để xác nhận thông tin chính xác trước khi chuyển cho nhà bếp
Cảm ơn khách hàng
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Chuyển các liên order cho cashier, bếp, bar
Phiếu order thường có 3 liên
Liên trắng (liên chính): đưa đến quầy thu ngân để cashier nhập vào hệ thống, in hóa đơn
Liên hồng: mang đến bếp để chế biến món ăn, mang đến bar để làm thức uống
Liên xanh: được nhân viên phục vụ giữ lại để kiểm tra khi cần
Mang món ra phục vụ khách
Nhân viên dùng khay mang món ăn, thức uống đã hoàn thành ra phục vụ khách
Đảm bảo chính xác món ăn và đúng số bàn
Xin phép trước khi đặt món ăn lên bàn của khách
Chăm sóc khách trong suốt bữa ăn
Chọn vị trí thích hợp để có thể quan sát quá trình dùng bữa của khách
Quan sát khách thường xuyên để nhận ra khách cần sự giúp đỡ và phục vụ kịp thời
Đảm bảo tư thế đi thẳng, đứng thẳng, thái độ niềm nở, vui vẻ và lịch sự
Tuyệt đối không làm việc riêng, không bỏ vị trí hay nói chuyện khi đang phục vụ khách
Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp
Thanh toán
Nhân viên cần quan sát khả năng khách muốn thanh toán và báo thu ngân chuẩn bị hóa đơn tính tiền
Khi khách yêu cầu thanh toán, lập tức mang hóa đơn ra cho khách
Nhận tiền từ khách và kiểm tra số tiền đã nhận và mang tiền cùng hóa đơn đến quầy thu ngân
Nhận tiền thừa từ thu ngân, kiểm tra số tiền thừa và mang trả lại khách cùng hóa đơn
Cảm ơn và tiễn khách
Nhắc nhở khách kiểm tra xem có quên đồ gì không
Cảm ơn khách đã dùng bữa tại nhà hàng
Tiễn khách ra về và hẹn gặp lại khách
Thu dọn và setup lại bàn ăn
Nhân viên tiến hành thu dọn bàn ăn của khách, phân loại rác và dụng cụ đúng nơi quy định
Setup lại bàn ăn mới theo đúng tiêu chuẩn nhà hàng, sẵn sàng đón lượt khách mới
Trên đây là quy trình phục vụ nhà hàng của một nhân viên phục vụ bàn. Việc thực hiện đúng và đầy đủ các bước trong quy trình phục vụ thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà hàng và đem đến sự hài lòng cho thực khách khi dùng bữa tại nhà hàng.
Bài viết: Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Và Những Điều Cần Nắm Rõ Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
2 notes · View notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Captain là thuật ngữ thường dùng trong môi trường nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, đa phần bạn trẻ mới vào nghề sẽ chưa quen với thuật ngữ này. Để hiểu captain là gì, công việc của captain nhà hàng và kỹ năng cần có của captain, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau!
Captain là gì?
Captain là thuật ngữ trong ngành Nhà hàng – Khách sạn chỉ vị trí tổ trưởng phụ trách quản lý, giám sát nhân viên phục vụ tại khu vực được phân công và có trách nhiệm kiểm tra các thiết bị, dụng cụ, cách nhân viên setup bàn theo quy định và tiêu chuẩn của nhà hàng. Ngoài ra, captain sẽ chịu sự quản lý, giám sát và hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ quản lý nhà hàng, khách sạn.
Tumblr media
Captain là tổ trưởng giám sát hoạt động của nhân viên phục vụ tại khu vực phân công (Ảnh: Internet)
Công việc của captain nhà hàng là gì?
Chuẩn bị công việc trước khi vào ca
Phân công cho nhân viên cấp dưới chuẩn bị dụng cụ, vật dụng, trang thiết bị, setup bàn tiệc và vệ sinh sạch sẽ
Phối hợp với các nhân viên khác để hoàn thành quá trình chuẩn bị
Kiểm tra tất cả các bước trước giờ đón khách và phục vụ
Hỗ trợ các bộ phận khác khi có yêu cầu
Quản lý các nhân viên tại khu vực phụ trách
Quản lý, giám sát, hướng dẫn và chỉ đạo các nhân viên cấp dưới thực hiện đầy đủ và chính xác các công việc tại khu vực phụ trách
Phân công, bố trí nhân viên phục vụ thực hiện công việc theo quy định
Điều động nhân viên hỗ trợ các khu vực, các bộ phận khác khi có yêu cầu
Quản lý tài sản của nhà hàng
Kiểm tra máy móc, thiết bị, vật dụng thuộc khu vực phụ trách trước khi vào ca
Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng các công cụ trong ca làm việc
Báo cáo với cấp trên các dụng cụ, thiết bị hư hỏng, trục trặc và chuyển cho bộ phận bảo trì
Lập các phiếu đề nghị xuất kho gửi cấp trên duyệt và tiến hành nhận hàng tại kho
Tiến hành công việc kết thúc ca và báo cáo
Phân công nhân viên thực hiện các công việc kết thúc ca bao gồm thu dọn, vệ sinh,…
Báo cáo công việc hàng ngày cho cấp trên vào cuối mỗi ca
Kiểm tra toàn bộ các công việc kết thúc ca tại khu vực phụ trách
Kết thúc và giao ca
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Kỹ năng cần có của một captain nhà hàng
Muốn trở thành một captain chuyên nghiệp tại nhà hàng, bạn phải nắm chắc các kiến thức, kỹ năng giám sát nhân viên. Bởi tổ trưởng là người chịu trách nhiệm phân công công việc, giám sát quá trình hoạt động của một bộ phận nhân viên nên cần có kiến thức vững vàng kèm kỹ năng quản lý, giao tiếp và phối hợp với bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ.
Hơn nữa, do hoạt động chủ yếu trong khu vực phục vụ nên captain luôn nắm chắc kiến thức về setup bàn tiệc, kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung…) thành thạo là một lợi thế khi ứng tuyển vào vị trí captain trong nhà hàng.
Vì yêu cầu kỹ năng cao nên mức lương ở vị trí captain trong nhà hàng tương xứng và hấp dẫn, dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô và chính sách của nhà hàng. Ngoài ra, captain còn có cơ hội nhận được tiền tip, service charge (phí dịch vụ) nên thu nhập sẽ đạt mức 10 triệu đồng.
Đọc đến đây, chắc bạn cũng đã hiểu captain là gì, công việc của một captain là gì trong nhà hàng, khách sạn. Nếu bạn có ý định xin vào làm ở vị trí này, hãy chuẩn bị thật đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trước khi bước vào nghề. Khóa học Nghiệp vụ Quản lý Nhà hàng tại Hướng Nghiệp Á Âu sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng để giúp bạn trở thành một captain chuyên nghiệp tại nhà hàng. Chúc bạn sớm thành công!
Bài viết: Bản Mô Tả Công Việc Của Captain Trong Nhà Hàng Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Nhân viên phục vụ nhà hàng là vị trí khởi điểm giúp các bạn trẻ làm quen với môi trường nhà hàng, khách sạn. Vậy công việc của một nhân viên phục vụ nhà hàng là gì, mức lương bao nhiêu và cần những kỹ năng gì? Cùng quantrinhahang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mô tả công việc phục vụ nhà hàng
Nhân viên phục vụ được phân thành nhân viên phục vụ nam (waiter) và nhân viên phục vụ nữ (waitress) đảm nhiệm công việc bưng bê, phục vụ món ăn, thức uống theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho khách khi dùng bữa tại nhà hàng.
Tumblr media
(Ảnh: Internet)
Cụ thể, công việc của một nhân viên phục vụ nhà hàng sẽ bao gồm:
Thay đồng phục, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân khi làm việc
Vệ sinh bàn ăn: lau, chùi chén, muỗng, ly,…trước khi set up bàn ăn
Set up bàn ăn, bàn tiệc theo phong cách phục vụ của nhà hàng
Nhận khách, dẫn khách đến bàn ăn và kéo ghế cho khách ngồi
Giới thiệu menu nhà hàng và ghi nhận thông tin order món từ khách
Kiểm tra thông tin về món ăn, thức uống khách đã order trước khi chuyển qua bộ phận liên quan
Phục vụ món ăn, thức uống theo đúng order của khách
Hỗ trợ khách xử lý sự cố trong quá trình dùng bữa
Tiến hành thanh toán hóa đơn theo yêu cầu của khách
Cảm ơn và tiễn khách
Thu dọn bàn ăn, set up bàn mới để phục vụ những khách hàng tiếp theo
Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên phân công
Mức lương phục vụ bàn nhà hàng
Không ít bạn thắc mắc thu nhập nhân viên phục vụ bàn có cao không. Mức lương cơ bản hiện nay mà nhân viên phục vụ nhà hàng nhận được dao động trong khoảng từ 3,5 – 4,5 triệu đồng/tháng (dao động tùy thuộc mỗi nơi).
Ngoài mức lương cơ bản, nhân viên phục vụ còn nhận được tiền tip, service charge (phí dịch vụ) nên thu nhập sẽ cao hơn mức lương cơ bản, dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Theo khảo sát từ Grant Thornton Việt Nam, mức thu nhập cao nhất mà phục vụ bàn 5 sao có thể nhận lên đến 14,3 triệu đồng/tháng.
Có nên làm phục vụ nhà hàng?
Hiện nay, hầu hết các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ trên cả nước đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên phục vụ. Nhiều nhà hàng tuyển dụng nhân viên phục vụ không yêu cầu kinh nghiệm mà sẵn sàng đón nhận những bạn trẻ nhanh nhẹn, chịu được áp lực công việc, ham học hỏi và thực sự cầu tiến để training lại.
Tumblr media
Có nên làm phục vụ nhà hàng
(Ảnh: Internet)
Hơn nữa, nhân viên phục vụ nhà hàng là vị trí khởi điểm giúp các bạn trẻ học hỏi kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống, làm quen và cọ xát môi trường thực tế. Sau khi đã tiếp thu được kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thì nhân viên phục vụ nhà hàng có thể ứng tuyển ở những nhà hàng, khách sạn cao cấp hơn và thu nhập được cải thiện đáng kể.
Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, tất cả mọi vị trí đều có cơ hội thăng tiến và nghề phục vụ bàn cũng thế. Bằng chứng là những nhân viên phục vụ có kinh nghiệm và thâm niên làm việc, trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao thì hoàn toàn có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn không chỉ trong bộ phận mà còn trong toàn nhà hàng, khách sạn.
Cụ thể, từ nhân viên phục vụ, nếu cố gắng trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng quản lý thì có thể phát triển sự nghiệp lên Trưởng ca – Giám sát – Trợ lý Quản lý nhà hàng – Quản lý nhà hàng – Quản lý bộ phận ẩm thực – Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực.
Kỹ năng cần có của phục vụ nhà hàng
Chuyên môn nghiệp vụ
Có kiến thức về quy trình phục vụ ăn uống
Thành thạo các kỹ năng: ghi nhận order, bưng dĩa, set up bàn tiệc, khui rót rượu vang…
Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật…)
Kiến thức về ẩm thực để tư vấn cho khách
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp và xử lý tình huống khéo léo
Cử chỉ nhẹ nhàng, khả năng diễn đạt dễ hiểu để giải thích khi khách đặt câu hỏi
Kỹ năng chăm sóc khách hàng, xử lý vấn đề phát sinh
Tumblr media
Phục vụ bàn là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng (Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh những kỹ năng cần có, phục vụ nhà hàng cần đáp ứng được một số yêu cầu như sau:
Nhân viên phục vụ nhà hàng luôn phải di chuyển, đi đứng và bưng bê thức ăn nhiều tiếng đồng hồ, vì vậy phục vụ nhà hàng phải đảm bảo sức khỏe và sự dẻo dai để hoàn thành tốt công việc.
Có khả năng chịu áp lực công việc.
Tác phong gọn gàng, sạch sẽ và chuyên nghiệp (chấp hành quy định giờ giấc, đồng phục…)
Trung thực, vui vẻ, hòa đồng với đồng nghiệp.
Đáng tin cậy, không tham lam, có lòng tự trọng
Giữ thái độ tốt với khách hàng: tôn trọng, vui vẻ, ân cần và chu đáo
Đoàn kết, hỗ trợ các bộ phận khác làm tốt nhiệm vụ chung
Siêng năng, nhanh nhẹn, có chí cầu tiến
Chấp hành sự phân công công việc của cấp trên
Yêu thích công việc chăm sóc người khác
Trong quá trình làm việc, nhân viên phục vụ nhà hàng còn phải đảm bảo một số nguyên tắc:
Chủ động sắp xếp chỗ ngồi cho thực khách, giới thiệu thực đơn và cần phải ghi chú rõ ràng.
Ưu tiên phục vụ người già và trẻ em.
Không chủ động dọn bàn khi khách chưa rời khỏi hoặc khách chưa yêu cầu.
Không bình luận về thực khách với bất kỳ ai.
Như vậy, bài viết đã giải đáp các thắc mắc về công việc, mức lương và kỹ năng cần có của một nhân viên phục vụ nhà hàng. Ngày nay, nhiều bạn trẻ dấn thân vào ngành Nhà hàng – Khách sạn ở vị trí phục vụ bàn bởi đây là bàn đạp vững chắc để tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến lên nấc thang cao hơn.
Tham khảo ngay khóa học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng 3 tháng tại Hướng Nghiệp Á Âu nếu bạn có ý định theo đuổi công việc phục vụ nhà hàng.
Bài viết: Mô Tả Công Việc, Mức Lương Của Nhân Viên Phục Vụ Nhà Hàng Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Quản trị Nhà hàng Khách sạn (QTNHKS) từ lâu luôn được đánh giá là ngành nghề đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống linh hoạt. Chính vì thế, không ít bạn trẻ mặc định ngành này chỉ phù hợp với những người có tính cách sôi nổi, hướng ngoại. Trên thực tế, suy nghĩ này có đúng như vậy?
Ngành NHKS chỉ dành cho người hướng ngoại?
Trước hết, hãy so sánh đặc điểm của người hướng ngoại và hướng nội. Người hướng ngoại có xu hướng thích tương tác, giao tiếp với con người, nhiệt tình, năng động, dễ hòa nhập với môi trường tập thể, cởi mở khi bắt chuyện với người lạ… Ngược lại, người hướng nội thường kín đáo, ít nói, thoải mái khi ở một mình, cảm thấy khó khăn khi làm quen với người lạ… Xét theo những nét đặc trưng tính cách trên, cộng với quan sát thực tế cho thấy môi trường khách sạn luôn nhộn nhịp, đòi hỏi tương tác liên tục nên nhiều bạn cho rằng nghề NHKS được “đo ni đóng giày” cho mỗi tuýp người hướng ngoại. Thế nhưng, thực tế lại trái ngược hoàn toàn.
Ngành NHKS phải chăng chỉ dành cho bạn trẻ hướng ngoại? (Ảnh: Internet)
Thực ra, thay vì dồn hết năng lượng vào việc nói chuyện như người hướng ngoại thì người hướng nội sẽ dành thời gian để lắng nghe và quan sát. Trong công việc, họ có khuynh hướng bám sát kế hoạch, phân tích cặn kẽ vấn đề rồi mới đưa ra quyết định. Điều này thật sự có lợi trong ngành dịch vụ như NHKS bởi khách hàng luôn muốn được lắng nghe, tôn trọng ý kiến và nhận được giải pháp tối ưu khi gặp sự cố.
Bàn về vấn đề người hướng nội có làm nghề NHKS được không, thầy Dương Khang Thanh – Giảng viên ngành QTNHKS tại Hướng Nghiệp Á Âu cho biết: “Người hướng ngoại có lợi thế về giao tiếp và đàm phán với khách nhưng đôi khi lại thiếu tính tỉ mỉ và phân tích thấu đáo như người hướng nội. Vì vậy, người hướng ngoại giao tiếp tốt thì người hướng nội lại có khả năng quan sát và xử lý tình huống triệt để. Do đó, người hướng nội vẫn có thể thành công trong ngành NHKS”.
Ngoài ra, thầy Dương Khang Thanh cũng gợi ý bạn trẻ hướng ngoại phù hợp với các vị trí thường xuyên giao tiếp với khách như lễ tân, phục vụ nhà hàng…, còn bạn trẻ hướng nội sẽ thích hợp với những vị trí ít tiếp xúc với khách, đòi hỏi sự tỉ mỉ về số liệu, thông số kỹ thuật như kế toán, hành chính – nhân sự, IT, bảo trì…
Người hướng nội phù hợp với công việc thuộc back of the house (Ảnh: Internet)
Như vậy, người hướng nội hay hướng ngoại đều có những sở trường riêng biệt để trở thành nhân tố trong ngành NHKS. Thậm chí môi trường làm việc thực tế trong khách sạn có thể biến bạn từ một người rụt rè, bị động trở nên tự tin, hòa đồng hơn, cũng như từ một người bộc trực trở nên điềm tĩnh, kiên nhẫn hơn.
Nhìn chung, muốn học nghề NHKS, bạn trẻ cần xác định đúng thế mạnh tính cách để có định hướng phù hợp nhất.
Cơ hội và thách thức của ngành QTNHKS
Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) dự báo ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2029 sẽ cung cấp 420 triệu việc làm trên toàn thế giới. Còn theo Tổng cục Du lịch tại Việt Nam, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng hiện chỉ mới đáp ứng được 15.000 người, đặc biệt luôn thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, được đào tạo bài bản.
Nước ta hiện có hàng trăm khách sạn 4 – 5 sao với gần 100.000 phòng (tính đến cuối năm 2019), đặc biệt tại các điểm nóng du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An, Hà Nội, TP.HCM…, thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao, sẵn sàng phục vụ cho giai đoạn hiện tại và sắp tới khi thế giới mở cửa du lịch trở lại.
Ngành QTNHKS hiện đang rất khát nhân lực
Thầy Phan Công Lợi – Giảng viên ngành Pha chế tại Hướng Nghiệp Á Âu chia sẻ: “Hiện nay, sinh viên học ngành NHKS khi ra trường hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội việc làm. Tuy nhiên, điều cần biết là học QTNHKS không đồng nghĩa sẽ đảm nhiệm ngay vị trí quản lý trong khách sạn. Không khách sạn nào tuyển một sinh viên mới ra trường làm trưởng bộ phận. Bạn phải bắt đầu với những vị trí như lễ tân, nhân viên phục vụ nhà hàng, đặt phòng… Khi tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm, bạn sẽ thăng tiến lên nấc thang cao hơn.”
Chính vì thế, dù cơ hội việc làm trong ngành NHKS rất rộng mở nhưng bạn trẻ nên chuẩn bị sẵn tâm lý ra trường phải “trụ” vài năm ở cấp bậc nhân viên, chịu lăn xả, không ngại khó để rèn giũa tay nghề thì mới phát triển lên được. Bởi dù cho bạn tốt nghiệp trường nào hoặc là người hướng nội hay hướng ngoại thì điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là khả năng làm việc và thích ứng môi trường thực tế.
Để được tư vấn cụ thể hơn về ngành NHKS, cũng như thông tin về các khóa học tại Hướng Nghiệp Á Âu, bạn hãy nhanh tay điền vào form bên dưới hoặc gọi đến số 1800 6148 nhé!
Bài viết: Ngành Quản Trị NHKS: Người Hướng Ngoại Có Lợi Thế Hơn Người Hướng Nội? Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Hiện nay, sale admin đang là vị trí có mức lương hấp dẫn và được nhiều nhà tuyển dụng săn đón. Vậy sale admin là gì, công việc của một sale admin là gì? Mời bạn đọc tham khảo thông tin ngay trong bài viết dưới đây!
Sale admin là gì?
Sale admin là tên viết tắt của cụm từ sales administrator (SA), làm nhiệm vụ thư ký phòng kinh doanh, hỗ trợ thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán hàng tăng doanh thu của công ty. Sale admin làm việc dưới quyền trưởng bộ phận kinh doanh và giám đốc kinh doanh.
Tumblr media
Sale admin là viết tắt của sales administrator. Ảnh: Internet
Chức năng, nhiệm vụ của sale admin
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ bộ phận kinh doanh. Sale admin chính là người đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp với nhiệm vụ làm việc, thảo luận và báo cáo những vấn đề về doanh số, tình hình kinh doanh.
Công việc của sale admin
Công việc của sale admin chủ yếu liên quan đến các hoạt động của phòng kinh doanh. Nhiệm vụ của SA còn tùy thuộc vào quy mô của công ty. Tuy nhiên, những công việc chung mà một sale admin khách sạn đảm nhiệm cụ thể bao gồm:
Phối hợp phòng kinh doanh để lên kế hoạch kinh doanh cho bộ phận theo ngày/tuần/tháng; theo dõi việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt và đốc thúc bộ phận kinh doanh thực hiện đúng kế hoạch.
Hỗ trợ khách hàng khi đến trực tiếp văn phòng đăng ký dịch vụ của khách sạn, xử lý hợp đồng liên quan…
Soạn thảo, quản lý văn bản hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn như thư chào hàng, làm báo giá, soạn thảo hợp đồng…
Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách đã đồng ý các điều khoản, phối hợp với khách và các bộ phận liên quan để hoàn thiện hợp đồng, ký kết và lưu hợp đồng.
Theo dõi, thu thập review của khách về dịch vụ khách sạn thông qua các trang mạng xã hội và diễn đàn. Sau đó, trình lên bộ phận cấp cao hơn để xin ý kiến hỗ trợ giải quyết nếu vượt quá quyền hạn.
Tiếp nhận và phản hồi yêu cầu của khách hàng trên mạng xã hội, email và điện thoại.
Tìm hiểu thông tin về nhu cầu của khách hàng, phân tích và phối hợp với bộ phận sales để tư vấn cho khách hàng.
Chuyển toàn bộ thông tin của khách hàng cho bộ phận sales.
Thiết lập cuộc hẹn với khách hàng tiềm năng để bộ phận sales gặp gỡ, giới thiệu và trình bày sản phẩm, giải pháp theo mong muốn từ khách hàng.
Tư vấn cho khách về các dịch vụ của khách sạn, thuyết phục khách hàng và tiến hành ký kết hợp đồng và nhận thanh toán từ khách hàng.
Kết hợp bộ phận chăm sóc khách hàng để giải đáp thắc mắc từ khách và đảm bảo khách hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ tại khách sạn.
Chăm sóc định kỳ, theo dõi sát sao những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, hỗ trợ khách hàng từ khách sạn để thông báo cho khách, nhắc khách gia hạn dịch vụ đúng thời hạn, thường xuyên duy trì mối quan hệ với khách hàng…
Đốc thúc thu hồi công nợ khách hàng, theo dõi tiến độ thanh toán của khách, báo cáo số liệu cho phòng tài chính kế toán.
Cập nhật dữ liệu bán hàng, báo cáo doanh số theo tuần/tháng/quý/năm cho trưởng phòng kinh doanh, thực hiện báo cáo chi tiết doanh số bán hàng, doanh thu, công nợ của nhân viên kinh doanh.
Thực hiện một số công việc hành chính khác theo sự chỉ đạo của cấp trên. Lương của sale admin
Tumblr media
Ngoài lương cố định, sale admin còn có các khoản tiền thưởng từ việc bán sản phẩm, dịch vụ. Ảnh: Internet
Mức lương hàng tháng của một sale admin sẽ dao động từ 5 – 8 triệu/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ học vấn và quy mô của nhà hàng, khách sạn. Ngoài mức lương cơ bản theo khung năng lực cố định, sale admin là bộ phận được hưởng thêm các khoản tiền thưởng nếu đạt doanh số, hoa hồng từ việc bán dịch vụ. Do đó, thu nhập của một sale admin sẽ không cố định theo từng tháng.
Cơ hội thăng tiến của sale admin
Như đã nói ở trên, sale admin sẽ giúp tăng doanh số bán hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Do đó, sale admin là vị trí quan trọng mà các nhà tuyển dụng luôn săn đón.
Công việc của sale admin không đòi hỏi quá cao về chuyên môn nhưng lại cần kiến thức nền tảng về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng. Sẽ là lợi thế lớn nếu bạn tốt nghiệp các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh…
Nếu bạn tự tin trong giao tiếp, giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong việc phát triển các mối quan hệ thông qua các kênh bán hàng thì cơ hội thăng tiến sẽ rất cao. Từ cấp nhân viên bạn có thể được thăng cấp ở những vị trí như điều hành kinh doanh, giám sát kinh doanh, thậm chí là giám đốc kinh doanh.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của nhiều bạn trẻ về nghề sale admin là gì và công việc chính của một sale admin trong doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn. Hiện nay, sale admin là nghề được giới trẻ quan tâm với mức lương khá hấp dẫn. Hiểu được sale admin là gì, bạn sẽ định hướng và tiếp nhận công việc một cách tốt nhất.
Bài viết: Sale Admin Là Gì? Chức Năng Của Sale Admin Trong Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Booking engine là gì? Booking engine liệu có liên quan đến việc đặt phòng trong khách sạn? Ngoài booking engine thì còn có các hình thức booking nào khác không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Booking engine là gì?
Booking engine là hệ thống phần mềm được cài đặt trên website, email, fanpage của khách sạn nhằm mục đích giúp khách hàng đặt phòng và thanh toán trực tuyến bằng tài khoản ngân hàng. Đây là hình thức phổ biến mà rất nhiều các khách sạn, resort tại Việt Nam đang sử dụng.
Tumblr media
Booking engine là hệ thống đặt phòng khách sạn tiện lợi và nhanh chóng. Ảnh: Internet
Booking engine giúp quản lý cài đặt, đóng – mở phòng và xây dựng các gói dịch vụ kèm chương trình giảm giá, giống như một “cuốn sổ tay” của khách sạn khi lưu trữ tất cả các booking của khách một cách tự động.
Khi đặt phòng tại hệ thống, khách hàng có thể theo dõi các gói ưu đãi khác nhau, từ đó duy trì lượng tương tác và góp phần vào việc tăng doanh thu cho khách sạn.
Lợi ích nổi bật của hệ thống booking engine
Đặt phòng và gửi email xác nhận nhanh chóng
Khi truy cập vào website, khách hàng chỉ cần lựa chọn thời gian đến, thời gian đi, số lượng người và tiến hành đặt phòng. Hệ thống sẽ xổ ra các phòng hiện còn trống, lúc này khách chỉ cần chọn loại phòng mình ưng ý rồi tiến hành điền thông tin cá nhân.
Khách hàng sẽ được nhận email thông báo xác nhận đặt phòng ngay sau bước điền thông tin. Như vậy là khách hàng đã hoàn thành xong quá trình đặt phòng khách sạn một cách rất đơn giản và tiện lợi.
Tumblr media
Tính năng gửi xác nhận đặt phòng thành công của booking engine. Ảnh: Internet
Dễ quản lý, kiểm soát dữ liệu
Hệ thống booking engine đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng có thể thiết lập số lượng, đóng – mở phòng, đơn giá theo từng tuần, thậm chí từng ngày, từng giờ.
Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh giá phòng, thiết lập chương trình khuyến mãi, áp dụng ưu đãi tại các thời điểm các nhau. Mọi thông tin giao dịch của khách hàng cũng được hệ thống tự động lưu lại. Điều này giúp khách sạn kiểm soát được danh sách đặt phòng của khách hàng, từ đó điều chỉnh các chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Một số hình thức bán phòng khách sạn khác
OTA (Online Travel Agency) – Đại lí du lịch trực tuyến
OTA được xem là đại lí du lịch, bán các sản phẩm du lịch thông qua hình thức trực tuyến. Một số website OTA phổ biến hiện nay có thể kể đến là booking.com, agoda.com, abay.vn, tripadvisor.com.vn…
Tumblr media
Giao diện Agoda – một trong những OTA nổi tiếng nhất hiện nay. Ảnh: Internet
OTA là hình thức đặt phòng khách sạn bằng phương pháp trực tuyến gần giống với booking engine, chỉ khác ở chỗ là với booking engine, khách sẽ đặt phòng trên website của chính khách sạn, còn OTA là hình thức đặt phòng thông qua bên thứ ba. Với mỗi phòng đặt được, OTA sẽ hưởng phần trăm hoa hồng theo thỏa thuận với khách sạn.
TA (Travel Agent) – Đại lí lữ hành
TA là viết tắt của từ Travel Agent – dịch theo tiếng Việt là đại lí lữ hành, là đơn vị kinh doanh thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kí nơi thường trú, vận chuyển, hướng dẫn thăm quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách du lịch để lấy hoa hồng.
Các đại lí lữ hành thường có mối quan hệ tin cậy với khách sạn, resort nên sẽ được hưởng giá phòng ưu đãi tốt nhất.
Khách walk-in (Khách vãng lai)
Khách vãng lai thường là khách đi du lịch tự do, không theo đoàn hay tổ chức du lịch nào. Họ sẽ tìm địa chỉ khách sạn để nghỉ ngơi trong quá trình di chuyển nên bộ phận lễ tân là nơi tiếp nhận quá trình đặt phòng.Với hình thức đặt phòng trực tiếp, các khách sạn sẽ bán được giá phòng cao nhất. Tuy nhiên, hiện tại thì lượng khách walk-in như thế này đang dần ít đi, tức chỉ có thể bán phòng cho một số khách đi đường tìm nơi cứ trú qua đêm.
Đọc đến đây, chắc bạn đã hiểu về booking engine là gì và phân biệt được các hình thức bán phòng trong khách sạn rồi phải không? Là quản lý, chủ đầu tư khách sạn, bạn cần nắm rõ được các loại hình đặt phòng để khai thác triệt để và tối đa hóa doanh thu cho khách sạn.
Bài viết: Booking Engine Là Gì? Các Hình Thức Bán Phòng Trong Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Horeca là gì? Horeca là thuật ngữ dùng để chỉ các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm và thức uống cho nhà hàng, khách sạn. Hiểu được khái niệm và vai trò của horeca, bạn sẽ dễ dàng vận dụng vào công việc kinh doanh của mình hiệu quả hơn.
Horeca là gì?
Horeca là tên viết tắt từ 2 chữ cái đầu của các cụm từ Hotel – Restaurant – Catering/Café nhằm chỉ những cá nhân, tổ chức cung cấp thực phẩm và thức uống (food service) trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.
Tumblr media
Horeca là tên viết tắt của Hotel – Restaurant – Catering/Café. Ảnh: Internet
Thuật ngữ horeca xuất hiện đầu tiên tại Hà Lan, sau đó sử dụng phổ biến rộng rãi hơn tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, horeca được coi là kênh phân phối các sản phẩm dùng trong nhà hàng, khách sạn như nội thất, thiết bị công nghệ, nguyên liệu nấu ăn…
Ngoài ra, horeca còn phân phối sản phẩm cho một số tổ hợp khác như Hospital, Office building, Cinema, Airport, Station, Casino…
Horeca trong nhà hàng, khách sạn
Horeca bao gồm 2 tổ hợp phổ biến là Hotel + Restaurant + Catering và Hotel + Restaurant + Café. Vậy sự khác biệt giữa 2 tổ hợp này là gì và vai trò của horeca là gì trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp thông tin dưới đây.
Hotel + Restaurant + Catering
Đây là tổ hợp cung cấp sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn. Trong đó, catering là hình thức cung cấp các dịch vụ như tiệc cưới, hội thảo, hội nghị, team building… từ khâu trang trí, lên menu, setup bàn ăn, phục vụ món đến khâu dàn dựng âm thanh, ánh sáng cho các hotel và restaurant nhằm mục đích chính là quảng bá hình ảnh, dịch vụ, khẳng định thương hiệu của nhà hàng, khách sạn đó đến nhiều khách hàng, mang về lợi nhuận cao.
Tumblr media
Tổ hợp Hotel + Restaurant + Catering trong nhà hàng – khách sạn. Ảnh: Internet
Hotel + Restaurant + Café
Cũng là tổ hợp horeca cung cấp các sản phẩm liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà hàng, khách sạn nhưng Hotel + Restaurant + Café khác với Hotel + Restaurant + Catering ở chỗ là café sẽ mang đến không gian thưởng thức và thức uống chất lượng tại nhà hàng, khách sạn, tạo khoảng không gian đẹp mắt và sang trọng để thực khách có thể trò chuyện, thư giãn cùng bạn bè, bàn chuyện công việc với đối tác.
Tumblr media
Tổ hợp Hotel + Restaurant + Café trong nhà hàng – khách sạn. Ảnh: Internet
Vai trò của horeca trong nhà hàng, khách sạn
Horeca là loại hình dịch vụ thường thấy ở nhà hàng, khách sạn tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao. Horeca giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, góp phần tăng mức độ hài lòng của khách hàng thông qua sự đa dạng các loại đồ ăn, thức uống cùng không gian chuyện trò sang trọng, đẳng cấp.
Tiềm năng phát triển của horeca tại Việt Nam
Hiện nay, Nhà hàng – Khách sạn là ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam. Các resort, nhà hàng, khách sạn mọc lên luôn tìm nơi cung cấp nguyên vật liệu chất lượng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho horeca phát triển mạnh mẽ, nhưng loại hình này chỉ được biết đến ở một số nhà hàng, khách sạn lớn hoặc tại những thành phố phát triển về du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP.HCM, Nha Trang.…
Thực trạng của horeca tại thị trường Việt Nam cho thấy các nhà sản xuất nguyên vật liệu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm, chất lượng của khách hạng sang và khách quốc tế. Đây là hai nhóm đối tượng có mức sống cao nên yêu cầu chất lượng dịch vụ của họ sẽ khắt khe hơn.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn có khả năng mang lại thành công nếu nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng, đa dạng hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và được các nhà hàng, khách sạn tin tưởng hợp tác. Đã có một số tổ chức, doanh nghiệp vận dụng tốt kênh horeca nhằm đưa sản phẩm của mình vào các khu resort, khách sạn lớn như Saigon Food, Tài Ký, Minh Long…
Đặc biệt, horeca là kênh giúp nâng tầm chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, từ đó giúp khách quốc tế hiểu rõ hơn về hình ảnh văn hóa, ẩm thực của Việt Nam khi lưu trú tại các nhà hàng, khách sạn mà họ dừng chân.
Tumblr media
Horeca tại Việt Nam là kênh phân phối các sản phẩm dùng trong nhà hàng, khách sạn. Ảnh: Internet
Hy vọng với thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm horeca là gì, nhất là đối với những ứng viên đang hoặc sắp hoạt động trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, giúp định hình các kế hoạch hành động phù hợp và hiểu biết sâu hơn về nghề nghiệp của mình.
Bài viết: Horeca Là Gì? Vai Trò Của Horeca Trong Nhà Hàng – Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Internship là gì? Đây là thuật ngữ quen thuộc đối với những bạn sinh viên sắp ra trường và có liên quan trực tiếp đến cơ hội việc làm chính thức của các bạn, đặc biệt trong ngành Nhà hàng Khách sạn. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về internship và làm thế nào để có kỳ internship thành công.
Internship là gì?
Internship là vị trí thực tập sinh, nhân viên thực tập, chỉ những bạn sinh viên sắp ra trường hoặc mới ra trường đang muốn tìm việc làm tại các công ty, doanh nghiệp. Mục đích của kỳ thực tập chính là cơ hội để các bạn trẻ tiếp xúc môi trường thực tế, tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân.
Thông thường, sinh viên muốn thực tập sẽ được đăng kí vào những công ty và doanh nghiệp đào tạo theo đúng chuyên môn mà mình đang theo học.
Tumblr media
Internship là gì? – Ảnh: Internet
Làm internship, bạn sẽ được những gì? Có cơ hội phát triển nghề nghiệp không?
Thực tập sinh có cơ hội làm việc tại các bộ phận đúng với chuyên môn, ngành học của mình, chẳng hạn một số vị trí như: kinh doanh, marketing, kế toán, nhân sự, logistics… Bạn sẽ có cơ hội vận dụng kiến thức đã học ở trường và được đào tạo thêm kỹ năng để phù hợp với công việc như một nhân viên chính thức tại công ty.
Về cơ hội trở thành thực tập sinh trong khách sạn thì phần lớn khách sạn hiện nay tuyển các vị trí internship tại khu vực tiền sảnh, bếp, phục vụ bàn, buồng phòng… Thông qua quá trình thực tập, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực của ứng viên, sau đó quyết định bạn có thể trở thành nhân viên chính thức hay không. Do đó, internship là cơ hội vàng để các bạn trẻ nhanh chóng tìm được công việc bản thân mong muốn và là môi trường để cọ xát thực tế, trang bị kỹ năng nghề nghiệp sau này.
Lương của internship tại nhà hàng, khách sạn
Tùy thuộc vào quy định, chính sách của từng nhà hàng, khách sạn mà một internship sẽ có lương hoặc không lương. Nếu được hưởng lương thực tập thì mức lương của một internship sẽ dao động từ 1 – 3 triệu/tháng. Tuy nhiên, rất nhiều nhà hàng, khách sạn hiện nay không quy đổi mức lương và sẽ hỗ trợ một khoản chi phí như ăn uống, xăng xe để phục vụ cho công việc.
Tumblr media
Nhiều khách sạn hiện nay chỉ hỗ trợ các khoản chi phí nhỏ cho thực tập sinh – Ảnh: Internet
Những điều chú ý khi bắt đầu kỳ thực tập
Trước khi lựa chọn nơi thực tập, bạn phải có định hướng cụ thể về công việc mà mình muốn gắn bó. Ví dụ, nếu bạn đang theo học ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn và muốn trở thành trưởng bộ phận buồng phòng trong tương lai thì nấc thang khởi điểm nên là vị trí thực tập sinh buồng phòng tại khách sạn.
Để có định hướng sáng suốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ anh chị, người quen đi trước về vị trí thực tập, doanh nghiệp bạn muốn apply… Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn khó lòng có được kỳ thực tập thành công tại nhà hàng, khách sạn.
Làm thế nào để có kỳ internship thành công tại khách sạn?
Các bạn sinh viên khi chuẩn bị kỳ thực tập đều có tâm lý lo lắng và bỡ ngỡ về việc lựa chọn nơi thực tập và môi trường nhà hàng, khách sạn. Để hoàn thành tốt kỳ internship, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chuẩn bị CV
Nhiều bạn sinh viên cho rằng khi đi xin việc chính thức mới cần CV, còn lúc thực tập thì không cần. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tờ giấy giới thiệu thực tập của trường chỉ là “bằng chứng” cho thấy bạn được đào tạo chuyên ngành tại trường đó, còn CV internship mới là yếu tố thuyết phục doanh nghiệp khách sạn có nên nhận bạn vào hay không. Vì thế, hãy đầu tư CV sao cho chỉn chu, ấn tượng thì mới nhận được cái gật đầu từ nhà tuyển dụng.
Chủ động học hỏi
Nếu muốn đạt hiệu quả cao trong công việc và ghi điểm trong mắt người trực tiếp giám sát bạn thì nên rèn luyện tính chủ động trong công việc. Đồng nghiệp sẽ giúp đỡ bạn nhưng không phải lúc nào họ cũng đủ thời gian để hướng dẫn vì mỗi vị trí đều đảm nhiệm công việc khác nhau.
Tumblr media
Muốn thực tập thành công, bạn phải chịu khó “lăn xả” trong công việc – Ảnh: Internet
Hơn thế nữa, môi trường nhà hàng, khách sạn đòi hỏi tiếp xúc với khách hàng nên bạn phải chủ động, dạn dĩ tiếp xúc với khách thì mới có nhiều thời gian vận dụng kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm mới. Ngoài ra, bạn nên chủ động bắt chuyện với anh chị đi trước, quan sát văn hóa ứng xử của các nhân viên với nhau, cách giao tiếp giữa sếp và cấp dưới và giữa nhân viên và khách để rút ra những bài học đắt giá trong cách hành xử và giải quyết tình huống.
Tác phong chuyên nghiệp
Với khối ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì sự chuyên nghiệp của một internship chính là trang phục gọn gàng, chỉn chu, tác phong làm việc nhanh nhẹn, ứng xử có chừng mực, chấp hành tốt những quy định của nhà hàng, khách sạn đó, đặc biệt phải luôn đúng giờ.
Chấp nhận thực tế
Môi trường thực tế tại nhà hàng, khách sạn vô cùng khắc nghiệt và đầy thử thách nên bạn phải chấp nhận thực tế. Có đôi lúc bạn sẽ gặp những lời than phiền khiến bạn buồn lòng, những tình huống khó xử nhưng bạn vẫn phải giữ thái độ lạc quan, vui vẻ và ân cần để tiếp tục công việc và xử lý sao cho khôn khéo nhất.
Một thực tế đáng buồn khác là trên thực tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn hiện nay vẫn chưa tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội thực tập đúng nghĩa, tức là giao cho internship những công việc đơn giản như lễ tân thì sắp xếp giấy tờ, phục vụ thì rót nước mời khách… thay vì đi thẳng vào training chuyên môn như lễ tân thì phải check in, check out, phục vụ bàn thì phải phục vụ rượu vang… Chính điều này khiến thực tập sinh không thể phát huy hết năng lực, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, dẫn đến đánh giá sai khả năng. Kết quả là kỳ thực tập bị thất bại.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu internship là gì và cần làm gì để hoàn thành tốt kỳ internship tại khách sạn. Có thể nói internship là giai đoạn đánh dấu bước khởi đầu cho sự nghiệp của bạn trong tương lai và là cơ hội tốt để bạn định hướng công việc, cọ xát môi trường thực tế, nhất là đối với lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với khách như nhà hàng, khách sạn.
Do đó, internship muốn thành công cần có sự chuẩn bị tốt nhất. Hãy luôn là người có thái độ cầu tiến, siêng năng, có trách nhiệm thì bạn sẽ luôn cơ hội trở thành nhân viên chính thức sau kỳ internship. Chúc bạn đạt được kỳ thực tập thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Bài viết: Internship Là Gì? Cách Ghi Điểm Trong Kỳ Internship Tại Khách Sạn Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Dịch Covid-19 xảy đến là điều không ai mong muốn và nó vẫn đang khiến ngành Du lịch toàn cầu chao đảo. Nếu so với các năm trước thì hiện tại là mùa cao điểm du lịch và học sinh cuối cấp 3 cũng đang loay hoay chọn nghề. Thế nhưng dịch bệnh đã khiến hàng nghìn người lâm vào cảnh thất nghiệp, bạn trẻ 18 tuổi cũng e dè khi đăng ký ngành Nhà hàng Khách sạn (NHKS). Vậy đây có phải thời điểm thích hợp để chọn ngành NHKS và nhân sự ngành nên làm gì trong giai đoạn này?
Đâu là cứu cánh cho dân ngành mùa dịch?
Thay vì bàn luận về những thiệt hại nặng nề do dịch bệnh gây ra (bởi chúng ta đã được phổ cập thông tin hằng ngày trên các phương tiện truyền thông), hãy cùng nhau nói đến tia hi vọng về tiềm năng tái sinh mạnh mẽ của ngành Du lịch – NHKS trong thời gian tới.
Không khó để nhận thấy sau thời gian dài giãn cách xã hội hồi đầu năm, người Việt vẫn luôn “thèm” đi du lịch. Khi chính phủ cho phép, các khu, điểm tham quan du lịch trên cả nước đã hoạt động trở lại. Mặc dù vẫn còn tâm lý e ngại nhưng du khách vẫn “xách ba lô lên và đi”. Bằng chứng là trong dịp lễ 30/4, 1/5, nhiều điểm đến đã chật kín người.
Đặc biệt, theo Tổng cục Du lịch, số lượng du khách trong tháng 7 vừa qua ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất với 8 triệu lượt khách. Như vậy, có thể khẳng định nhu cầu được trải nghiệm đây đó của người Việt luôn ở mức cao.
Người Việt sẵn sàng đi du lịch trở lại sau dịch (Nguồn ảnh: Internet)
Không chỉ vậy, du lịch Việt còn được tiếp thêm nguồn sinh lực mạnh mẽ từ các chính sách, giải pháp phục hồi như hỗ trợ gói tài chính cho doanh nghiệp du lịch và người lao động mất việc tại cơ sở lưu trú, miễn thị thực cho du khách quốc tế và kịch bản ứng phó theo diễn biến dịch (tập trung kích cầu nội địa, phân khúc du lịch kết hợp công việc…).
Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, thực tế thì ngành Du lịch – NHKS trong tương lai vẫn sẽ phục hồi khá chậm và các chủ khách sạn chưa thể định hình tình hình hoạt động trong thời gian tới.
Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels Châu Á – Thái Bình Dương dự đoán việc khôi phục hoàn toàn ngành này có thể sẽ diễn ra vào năm 2021. Theo đó, khách nội địa, đặc biệt là nhóm du khách trẻ sẽ được đặc biệt chú trọng, sau đó mới dần mở cửa với các quốc gia khác.
Từ những số liệu và dự đoán trên, có thể thấy nhu cầu nhân lực phục vụ cho ngành NHKS vẫn còn đó. Tình hình kinh doanh suy giảm không có nghĩa ngành này sẽ biến mất và không còn khả năng phục hồi. Vì thế, dù khó khẳng định trước điều gì nhưng nếu bạn trẻ 2002 thật sự yêu thích ngành Quản trị khách sạn thì có thể mạnh dạn chọn ngành này. Bởi dù sao trong tương lai gần hoặc xa, ngành này sẽ lại phục hồi và phát triển, kiến thức và bằng cấp bạn có được cũng sẽ có “đất dụng võ”.
Ngành NHKS vẫn sẽ có chỗ đứng khi hết dịch (Nguồn ảnh: Internet)
Riêng đối với các bạn sinh viên, người trong ngành, nếu đang trong giai đoạn “tạm đổi nghề” thì có thể tranh thủ khoảng thời gian này để đọc sách chuyên ngành, bổ sung kiến thức còn khuyết, nâng cao và hoàn thiện kỹ năng bằng các khóa nghiệp vụ hoặc tiếng Anh NHKS…
Hãy tận dụng thời điểm này, biến khó khăn thành thuận lợi, trang bị thật tốt mọi thứ để dồn lực phục vụ khách nội địa trong thời gian tới và sẵn sàng tiếp đón nguồn khách quốc tế khổng lồ khi thế giới mở cửa du lịch trở lại.
Bổ sung kiến thức – Hành trang để come back hoành tráng sau dịch
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người trong ngành, sinh viên NHKS và bạn trẻ 2002 đang tìm hiểu về ngành tham gia các khóa học về nhà hàng, khách sạn, Hướng Nghiệp Á Âu đã thiết kế chương trình Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn (5 tháng), Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng (3 tháng), Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp (2 tháng) và Tiếng Anh NHKS (3 tháng).
Các khóa ngắn hạn tại Hướng Nghiệp Á Âu có cấp chứng chỉ uy tín, cùng với kiến thức học được sẽ là hành trang để bạn trở lại hoành tráng hơn với ngành sau dịch.
Tận dụng khoảng thời gian tạm “nghỉ xả hơi” này bằng một khóa học bổ ích, tại sao không? Hãy nhanh tay điền vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 1648 để được tư vấn cụ thể hơn về các khóa học bạn nhé!
Bài viết: Phải Chăng Đây Là Thời Điểm Vàng Để Học Ngành Nhà Hàng Khách Sạn? Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Hiện nay, các nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn từ 4 – 5 sao thường tổ ch��c hình thức tiệc nhẹ theo yêu cầu của khách như tea break, coffee break, afternoon break… Trong bài viết sau, quantrinhahang sẽ cùng bạn giải đáp tea break là gì, thực đơn tea break gồm những gì và quy trình phục vụ tea break trong khách sạn.
Tea break là gì?
Tea break là tiệc trà thường được tổ chức trước hoặc giữa một sự kiện, điển hình là hội nghị, workshop… và phổ biến tại các nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn từ 4 – 5 sao.
Tumblr media
Tea break là buổi tiệc trà có nguồn gốc từ phương Tây. Ảnh: Internet
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng tea break lại giúp các sự kiện, buổi tiệc của một tổ chức, doanh nghiệp thành công tốt đẹp. Tiệc trà giúp khách tham dự có khoảng không gian để thư giãn, trò chuyện làm quen với nhau, giải tỏa được áp lực, tâm lý căng thẳng lo âu, từ đó khiến quá trình diễn ra sự kiện được thoải mái.
Ngoài ra, hình thức này giúp đa dạng hóa chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu và tăng doanh thu cho các nhà hàng – khách sạn.
Nguồn gốc ra đời tea break
Tea break có nguồn gốc từ phương Tây, xuất phát từ tầng lớp quý tộc. Thời xưa, tầng lớp giàu có thường xuyên tổ chức các buổi tiệc nhằm thực hiện các nghi thức trong dòng tộc để gắn kết các thế hệ với nhau.
Sau này, tiệc tea break được sử dụng không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn là không gian để người thân, bạn bè được trò chuyện, cùng nhau thưởng thức ẩm thực nhẹ và nhâm nhi thức uống. Sau khi du nhập vào Việt Nam, tiệc trà được các nhà hàng, khách sạn chú trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đặc điểm của tea break
Thông thường, tea break sẽ kéo dài từ 20 – 30 phút, diễn ra giữa sự kiện hoặc cả trước sự kiện (tùy theo yêu cầu từ phía khách). Khách mời sẽ được thông báo và di chuyển ra sảnh chờ của phòng họp. Tại đây, nhân viên phục vụ chuẩn bị sẵn thực đơn của một tea break bao gồm: trà, cà phê, bánh ngọt và một ít hoa quả tráng miệng. Hình thức tiệc đứng như buffet và khách tham dự sẽ tự chọn món ăn và thức uống cho mình.
Tumblr media
Tiệc tea break thường được tổ chức vào giờ giải lao của hội nghị. Ảnh: Internet
Tại sao cần tổ chức tea break?
Một cuộc họp, hội thảo hay sự kiện thường được kéo dài vài tiếng, có khi cả ngày khiến khách tham dự bị căng thẳng, mệt mỏi vì tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Tiệc tea break giúp nạp năng lượng để khách tiếp tục và đạt hiệu quả trong công việc.
Đây cũng là thời gian để khách kết nối với các thành viên tham gia sự kiện nhằm xây dựng mối quan hệ có ích cho công việc của mình. Hơn nữa, buổi tiệc còn thể hiện sự chuyên nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp trong mắt các đối tác.
Thực đơn được dùng trong tea break
Nói là tiệc trà nhưng tea break có đi kèm các món ăn nhẹ sau một khoảng thời gian hội, họp căng thẳng. Tiệc trà sẽ bao gồm:
Các loại đồ uống: trà, cà phê, nước ngọt…
Thức ăn nhẹ: bánh ngọt, bánh mặn…
Trái cây: thanh long, dưa hấu, ổi…
Quy trình phục vụ tea break
Bước 1: Xác định địa điểm và thời gian tổ chức tiệc
Nắm bắt được thời gian và khung thời gian tổ chức tiệc sẽ giúp khâu chuẩn bị bàn tiệc được chu đáo và kỹ càng hơn.
Bước 2: Xác định số lượng khách tham dự
Lên thực đơn và khẩu phần phù hợp cho buổi tiệc thông qua số lượng người đến dự.
Bước 3: Lên thực đơn
Ban tổ chức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa ra yêu cầu từ thực đơn, số lượng món, giá cả phù hợp với kinh phí.
Bước 4: Tổ chức và phục vụ
Vệ sinh khu vực tổ chức tiệc
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: tách, đĩa, muỗng…
Bày sẵn các loại thức ăn, đồ uống trên bàn tiệc
Hỗ trợ khách hàng trong quá trình diễn ra tiệc, đáp ứng nhu cầu khi khách cần
Vệ sinh sau tiệc
Những lưu ý khi tổ chức tiệc tea break
Ngày nay, tiệc tea break không còn áp dụng những quy tắc, chuẩn mực khắt khe mà thay vào đó là buổi tiệc nhẹ nhằm tạo không khí thoải mái nhất cho người tham gia sự kiện. Chính vì thế, một buổi tiệc tea break không cần quá cầu kỳ về thực đơn hay cách thức dùng bữa.
Cách bố trí bàn tiệc đơn giản nhưng phải được thực hiện đúng theo những yêu cầu cơ bản về một bữa tiệc nhẹ như bàn phủ khăn trang nhã, món ăn được sắp xếp gọn gàng, có thể kết hợp đèn bàn, lọ hoa để tăng thêm sức hút.
Tumblr media
Tiệc tea break tạo không gian thư giãn cho khách mời tham gia sự kiện. Ảnh: Internet
Hạn chế sử dụng đồ sứ hay thủy tinh dễ vỡ, nên thay thế bằng đĩa giấy, thìa nhựa nhỏ tiện cho quá trình vận chuyển và di chuyển giữa các thực khách. Ngoài ra, một bản nhạc nhẹ, sâu lắng cũng giúp khách mời được thư giãn đầu óc hơn những bản nhạc có tiết tấu nhanh và sôi động.
Như vậy, trên đây là cách nhận biết tiệc tea break là gì, thực đơn của tiệc tea break cũng như mục đích của tea break. Nếu bạn đang có ý định làm việc tại các nhà hàng, khách sạn thì đây là kiến thức bổ ích giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tiệc nhẹ theo tiêu chuẩn của các khách sạn, resort.
Bài viết: Tea Break Là Gì? Quy Trình Phục Vụ Tiệc Tea Break Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Bạn có biết các loại phòng trong khách sạn chia thành nhiều loại khác nhau như phòng Dorm, phòng Deluxe, phòng Executive, phòng Twin, phòng Bungalow hay phòng Suite. Mỗi loại phòng có đặc điểm riêng biệt về diện tích, cơ sở vật chất, dịch vụ… để đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng khách. Bạn đã biết đặc điểm các loại phòng khách sạn và đặc điểm của chúng chưa? Hãy cùng QTNHKSAAu khám phá thông qua bài viết sau đây nhé!
Sau đây là danh sách các loại phòng trong khách sạn tiếng Anh.
Phòng twin là gì?
Twin room (TWN) là loại phòng có 02 giường đơn thông thường dành cho những khách không thích ngủ chung giường với nhau. Tùy theo tiêu chuẩn của khách sạn mà kích thước của giường twin khác nhau:
Giường twin kích thước trung bình từ 2m x 1m (phổ biến cho các khách sạn 3 sao trở xuống)
Giường twin kích thước trung bình từ 2m x 1.2m (phổ biến cho các khách sạn 4 sao trở lên)
Tumblr media
Khách sạn hiện nay có nhiều loại phòng được xây dựng và thiết kế khác nhau
Phòng dorm là gì?
Phòng dorm là phòng tập thể, nhiều người ngủ chung một phòng, có khi là giường đôi, khi là giường đơn, được ví von như kí túc xá thu nhỏ. Phòng dorm thường có mặt tại các hostel với mức giá rẻ, phù hợp với những ai du lịch bụi, muốn tiết kiệm chi phí, hay đơn giản chỉ cần chỗ ngả lưng sau cả ngày dài rong rủi ở các nẻo đường.
Phòng dorm tại hostel được chia thành nhiều loại: mixed dorm (nam nữ ở chung), male dorm (dành cho nam), female dorm (dành cho nữ). Ở một số nơi thì mixed dorm có mức giá rẻ hơn hai loại kia.
Phòng double là gì?
Phòng double (DBL) hay còn là phòng đôi. Đây là loại phòng có 01 giường thông thường dành cho những cặp vợ chồng hoặc dành cho những người có thể nằm chung với nhau. Giường double thường có những kích thước như sau:
Kích thước giường thông thường hay gặp là 2m x 1.6m
Kích thước giường 2m x 1.8m được gọi là giường Queen size
Kích thước giường 2m x 2m được gọi là giường King size
Phòng triple là gì?
Nhiều người hỏi: phòng triple là như thế nào? thì QTNHKSAAu giải đáp phong Triple là phòng bao gồm 3 giường nhỏ hoặc 1 giường lớn và 1 giường nhỏ. Loại phòng này dành cho 3 người ngủ. Phòng triple phù hợp với khách hàng du lịch theo nhóm hoặc gia đình có con nhỏ.
Phòng bungalow là gì?
Bungalow là loại phòng được thiết kế theo mô hình ngôi nhà có nguồn gốc từ Ấn Độ với diện tích nhỏ, riêng biệt, tính năng và cơ cấu đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi. Nhà có một tầng duy nhất và mái hiên rộng, độ rộng tùy thuộc vào số lượng người ở nhưng thường không vượt quá 150m2.
Tumblr media
Mỗi loại phòng sẽ phù hợp với từng đối tượng du khách
Những tiện nghi của bungalow còn phụ thuộc vào mức độ cao cấp và vốn đầu tư. Các bungalow trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp 4, 5 sao thường có phòng khách sang trọng với salon bọc nỉ hoặc da cao cấp, đồ gỗ tự nhiên, đèn chùm…, phòng ngủ với giường rộng king size, tầm nhìn đẹp, phục vụ ăn sáng ngay tại giường…, phòng tắm có kèm xông hơi, bồn sục, hệ thống âm thanh, tivi chất lượng cao…
Phong cách thiết kế của bungalow mang đến cho người ở cảm giác thanh bình và thư giãn với không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Đồ đạc được bố trí và sáng tạo tuỳ thuộc vào phong cách trong khu, có thể rất thô mộc nhưng cũng có thể rất tinh tế và thể hiện sự chau chuốt và thẩm mỹ cao.
Phòng standard là gì?
Phòng standard (STD) là phòng tiêu chuẩn, đơn giản nhất trong các khách sạn hiện nay. Đây là loại phòng có diện tích nhỏ, thường được đặt ở tầng thấp nhất và không có view hoặc view không được đẹp. Trang thiết bị của phòng standard cũng được khách sạn giảm tối thiểu. Chính vì vậy, giá phòng standard nằm ở mức thấp nhất trong các loại phòng khách sạn.
Phòng superior là gì?
Phòng superior (SUP) cao cấp hơn phòng standard với diện tích lớn hơn (từ 20m2 trở lên) bao gồm 1-2 giường, tầm nhìn view cũng đẹp hơn. Trang thiết bị của phòng được khách sạn đầu tư hiện đại. Vì chất lượng tốt hơn nên mức giá cho phòng superior cũng sẽ cao hơn phòng standard.
Phòng deluxe là gì?
Phòng deluxe (DLX) thường ở tầng trên cao với view đẹp (hướng núi, biển… ). Diện tích rộng rãi hơn superior và được đầu tư trang thiết bị cao cấp như tivi, tủ lạnh, bồn rửa mặt cao cấp… Đương nhiên, mức giá niêm yết dành cho phòng deluxe sẽ cao hơn superior.
Tumblr media
Giá của từng loại phòng cũng có sự chênh lệch tùy theo mức độ đầu tưPhòng suite là gì?
Phòng suite (SUT) là loại phòng cao cấp nhất khách sạn, được đặt ở tầng cao nhất, nơi có không gian thoáng đãng và không khí trong lành. Với diện tích từ 60 – 120m2, phòng suite thường bao gồm 1 phòng khách, 1 phòng ngủ riêng biệt, cửa sổ và ban công để khách ngắm phong cảnh.
Trang thiết bị của phòng cũng được khách sạn đầu tư tối đa: điều hòa, ti vi, loa… cùng với bàn làm việc và quầy bar nhỏ. Phòng suite còn đi kèm với những dịch vụ đặc biệt: quản gia phục vụ 24/24, xe đưa đón tận nơi, được phục vụ những món ăn đặc biệt…
Để tăng thêm mức độ VIP cho phòng hoặc nhằm hướng đến một đối tượng khách hàng nào đó, phòng suite còn được phân chia thành các loại như president suite, executive suite… với cách bố trí và các dịch vụ đi kèm khác nhau cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
Phòng executive suite là gì?
Executive suite là loại phòng cao cấp với diện tích lên đến 80m2. Phòng được trang bị cả bồn tắm đứng và bồn tắm nằm, bàn làm việc cỡ lớn, điện thoại quốc tế, hồ bơi ngoài trời, phòng khách và khu vực bếp riêng biệt…
Ở trên là tên các loại phòng trong khách sạn bằng tiếng anh hiện nay, cùng với đó là ý nghĩa của từng loại phòng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn những thuật ngữ chuyên ngành. 
Bài viết: Phòng Dorm, Deluxe, Executive, Twin, Bungalow, Suite Là Gì? Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Mô hình nghỉ dưỡng độc đáo bungalow đang là chủ đề hot được giới trẻ đặc biệt quan tâm khi lưu trú tại các resort cao cấp. Vậy bungalow là gì và bên trong mô hình lưu trú bungalow có gì? Tất cả sẽ được QTNHKSAAu giải đáp ngay trong bài viết này!
Bungalow là gì?
Bungalow là kiểu nhà một tầng theo phong cách của người Ấn Độ vào đầu thế kỷ 17. Nhà bungalow nằm tách thành khu riêng biệt, diện tích nhỏ, kết cấu đơn giản nhưng bên trong vô cùng tiện nghi. Ở Bắc Mỹ và Vương quốc Anh, bungalow ngày nay là một ngôi nhà, có thể chứa một gác xép nhỏ.
Tumblr media
Nhà bungalow ở Mỹ. Ảnh: Internet
Còn đối với lĩnh vực kinh doanh lưu trú thì bungalow là loại hình lưu trú độc đáo, tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách nghỉ dưỡng. Điểm đặc biệt của thiết kế bungalow trong các resort chính là phần mái hiên rộng mở với vật liệu chính thường là gỗ, hướng theo phong cách vintage, giúp du khách trải nghiệm cảm giác mộc mạc, giản dị và gần gũi với thiên nhiên giữa không gian thoáng đãng, mát mẻ.
Tumblr media
Thiết kế bungalow tạo nên sức hút riêng biệt. Ảnh: Internet
Những điều cần biết về bungalow trong resort
Đặc điểm của bungalow
Bungalow bao gồm nơi tiếp khách, làm việc, giường ngủ, khu vực xông hơi… với diện tích tùy thuộc vào số lượng người đến lưu trú, nhưng thông thường không vượt quá 150m2.
Nhà bungalow hiện đã được cải tiến về thiết kế, tiện nghi phù hợp hơn với thị hiếu của du khách nhưng vẫn giữ được đặc điểm truyền thống khi hầu hết vật dụng bày biện và trang trí thường là gỗ, tre, nứa…
Phong cách thiết kế của bungalow mang đến cho khách cảm giác thanh bình và thư giãn với không gian thoáng đãng, hòa mình với thiên nhiên. Đặc biệt, đồ đạc được bố trí và sáng tạo tuỳ thuộc vào phong cách trong khu, có thể rất thô mộc nhưng cũng rất đỗi tinh tế và thể hiện sự trau chuốt và thẩm mỹ cao.
Tumblr media
Mỗi resort sẽ thiết kế bungalow theo phong cách khác nhau dựa trên một vài nguyên tắc chung. Ảnh: Internet
Tùy thuộc vào khu nghỉ dưỡng để phân loại nhà bungalow thuộc dạng bình dân hay cao cấp. Với đa số các resort từ 4 – 5 sao hiện nay, bên trong bungalow sẽ được trang trí nội thất sang trọng như ghế ngồi bọc da cao cấp, đèn chùm cao cấp, giường ngủ king size…
Tiềm năng của bungalow
Mô hình nghỉ dưỡng bungalow phổ biến rộng rãi ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… và hiện đang dần được ưa chuộng nhiều hơn ở Việt Nam. Những năm trở lại đây, loại hình kinh doanh bungalow được quan tâm nhiều tại các khu nghỉ dưỡng có vị trí đẹp, nằm sát biển thơ mộng, điển hình như ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…
Tumblr media
Bungalow có view hướng biển. Ảnh: Internet
Bungalow được đánh giá là mô hình nghỉ dưỡng tiềm năng tại các resort cao cấp trong và ngoài nước. Quá trình thiết kế, thi công xây dựng có phần nhanh chóng hơn. Hơn nữa, các thiết kế được lấy ý tưởng từ nguồn nguyên vật liệu dễ tìm và phổ biến. Do đó, bungalow là loại hình lưu trú được nhiều chủ đầu tư lựa chọn để xây dựng và phát triển resort của mình.
Sự khác nhau giữa bungalow, villa, resort
Hiện tại ở Việt Nam, các mô hình bungalow, villa và resort thường bị một số người nhầm lẫn. Sau đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa bungalow, villa và resort.
Tiêu chí Bungalow Villa Resort
Địa điểm
Tách biệt khu dân cư, xa trung tâm, có thể nằm trong resort Được xây dựng trên khoảng đất có diện tích lớn và cách biệt với xung quanh Xây dựng tại các khu du lịch, nằm sát biển hoặc trên núi
Diện tích
Nhỏ (dưới 150m2) Lớn (đủ để bao gồm phòng khách, phòng ngủ, sân vườn, hồ bơi riêng, bếp…) Rất lớn (gồm cả nhiều villa, bungalow)
Thiết kế
Vật liệu xây dựng dễ tìm như gỗ, tre, nứa… Bên trong có thể được trang trí bằng nội thất cao cấp. Sang trọng, đẳng cấp, tạo không gian riêng tư, có thể chia thành các dạng như villa đơn lập, villa song lập và villa liền kề. Xây dựng hệ thống hoàn hảo, gồm nhiều tiện ích đặc trưng của một khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Nhìn chung, bungalow và villa là mô hình nằm trong resort. Đối với những ai ưa thích phong cách mộc mạc, giản dị và gần gũi với thiên nhiên thì bungalow là lựa chọn hoàn hảo, đặc biệt đối với nhóm khách nghỉ dưỡng từ 2 – 3 người. Tuy giá phòng bungalow khá cao (có thể lên đến vài nghìn USD/đêm tại những resort cao cấp) nhưng đây vẫn là một trong sự lựa chọn hàng đầu trong du lịch nghỉ dưỡng và thường rơi vào tình trạng “cháy phòng” vào mùa cao điểm du lịch.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu bungalow là gì và những điều cần biết về bungalow trong resort. Đọc đến đây, bạn đã có ý định book ngay bungalow cho chuyến du lịch sắp tới của mình chưa? Hãy thử lựa chọn loại hình này để tận hưởng trải nghiệm mới mẻ hơn khi đi nghỉ dưỡng bạn nhé!
Bài viết: Bungalow Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Bungalow Trong Resort Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Bạn muốn dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh ẩm thực nhưng chưa biết tiêu chuẩn HACCP là gì? Tiêu chuẩn HACCP có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc kinh doanh nhà hàng mà bạn đang quan tâm? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên nhé!
HACCP là gì?
HACCP (viết tắt của tên tiếng Anh Hazard Analysis and Critical Control Point System), được hiểu là hệ thống phân tích, xác định và kiểm soát các mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu (Critical Control Points – CCP) trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, HACCP là hệ thống các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Hệ thống này có nhiệm vụ đánh giá từ khâu lựa chọn thực phẩm đến khâu chế biến nhằm hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có, góp phần quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
Tumblr media
Tiêu chuẩn HACCP đánh giá chất lượng thực phẩm. Ảnh: Internet
Mục đích của hệ thống tiêu chuẩn này là tăng cường kiểm soát CCP, giúp kiểm soát, phòng ngừa và loại bỏ được các mối nguy hại của thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng khá sớm tại Mỹ vào thập niên 60, sau đó được đưa vào hệ thống quản lý thực phẩm. Từ đó, các tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên phạm vi toàn thế giới.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP. Các nguyên tắc này được sử dụng vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được yêu cầu đối với các tổ chức hoạt động trong chuỗi thực phẩm (ISO 2000).
Tại sao phải áp dụng HACCP?
Vì sao phải ứng dụng HACCP? Mặc dù tiêu chuẩn HACCP được biết đến với chức năng đảm bảo chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, nhưng khái niệm này còn chưa được đầy đủ khiến các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc áp dụng.
Đối với cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thì việc ứng dụng tiêu chuẩn hệ thống HACCP giúp nâng cao uy tín về chất lượng thực phẩm, tăng tính cạnh tranh, từ đó chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nhất là với các thực phẩm xuất khẩu.
Ngoài ra, HACCP còn là tiêu chuẩn giúp giảm chi phí do quá trình thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu, cải tiến quá trình sản xuất, từ đó cải thiện năng lực quản lý an toàn thực phẩm, tăng cơ hội kinh doanh xuất, nhập khẩu thực phẩm.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn HACCP còn giúp thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng hàng hóa nội địa, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng, tránh các trường hợp rủi ro do thực phẩm gây nên như ngộ độc thức ăn, ngộ độc thực phẩm…
Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn HACCP
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…
Cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, khu chế xuất thức ăn công nghiệp
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn và các tổ chức liên quan đến thực phẩm
7 nguyên tắc và 12 bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP
7 nguyên tắc HACCP hiện nay
Dựa trên cơ sở pháp lý, HACCP được xây dựng theo yêu cầu của TCVN 5603:2008, cụ thể bằng 7 nguyên tắc sau:
Tumblr media
7 nguyên tắc HACCP trong quản lý thực phẩm. Ảnh: Internet
Phân tích các mối nguy và biện pháp phòng ngừa
Tiến hành tìm hiểu và phân tích các mối nguy hại, rủi ro cao trong quá trình quản lý thực phẩm. Sau đó, lập danh mục các mối nguy hại đó và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu
Xác định các điểm, quy trình hoặc các bước hoạt động được kiểm soát để hoạt động và loại bỏ các mối nguy hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra.
Xác định các ngưỡng tới hạn
Xác định các ngưỡng tới hạn để thực hiện kiểm soát và kết nối lại với nhau sẽ giảm thiểu tối đa các mối nguy.
Thiết lập hệ thống giám sát các điểm tới hạn
Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCP bằng các thủ tục xét nghiệm, trắc nghiệm.
Thiết lập các biện pháp khắc phục kịp thời
Tiến hành hoạt động điều chỉnh các điểm kiểm soát trọng yếu nào đó bị trệch ra khỏi tiêu chuẩn, khắc phục kịp thời các mối nguy nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá
Tiến hành những thủ tục thẩm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.
Thiết lập hệ thống tài liệu tiêu chuẩn HACCP
Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến quá trình ứng dụng tiêu chuẩn HACCP bao gồm thiết lập các điểm kiểm soát tới hạn, khắc phục hậu quả và thời gian thu hồi sản phẩm (nếu có).
12 bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP
Thành lập đội HACCP
Mô tả sản phẩm
Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm
Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ
Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ
Tiến hành phân tích mối nguy
Xác định điểm kiểm soát tới hạn
Thiết lập các giới hạn tới hạn
Thiết lập hệ thống giám sát
Đề ra hành động sửa chữa
Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ
Xây dựng các thủ tục thẩm tra
Muốn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP thì chương trình đó phải được thể hiện một cách dễ hiểu, đầy đủ các thủ tục hướng dẫn phương pháp thực hiện. Các biểu mẫu phải dễ sử dụng, dễ ghi chép tất cả các kết quả giám sát, thẩm tra và hành động khắc phục.
Kinh doanh nhà hàng cần lưu ý tiêu chuẩn HACCP khi nhập nguồn thực phẩm
Như đã nói ở trên, tiêu chuẩn HACCP là công cụ để đo lường chất lượng vệ sinh thực phẩm, đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ gây hại cho thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tumblr media
Áp dụng tiêu chuẩn HACCP giúp quá trình kinh doanh thuận lợi hơn. Ảnh: Internet
Các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng cần áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm nâng cao chất lượng món ăn và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Do đó, việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP là phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là khi xuất khẩu thực phẩm sang các nước phát triển.
Từ đó, HACCP giúp đẩy mạnh hơn nữa ngành công thực phẩm trong nước, mở rộng thị trường, tăng tiềm lực phát triển kinh tế, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, phát triển giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bài viết: HACCP Là Gì? Nguyên Tắc Xây Dựng Tiêu Chuẩn HACCP Trong Quản Lý Thực Phẩm Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
Bước vào độ tuổi chọn nghề, tìm trường, bạn trẻ sẽ đối diện với vô vàn lựa chọn ngành “hot” trong thời đại mới khiến các bạn phải băn khoăn. Điển hình là các ngành như Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Quản trị du lịch và lữ hành… Trong bài viết sau, QTNHKSAAu sẽ so sánh ngành Quản trị du lịch và Quản trị khách sạn để bạn có hướng đi phù hợp nhất khi chọn nghề.
So sánh Quản trị du lịch và Quản trị nhà hàng khách sạn
Trước khi phân biệt điểm giống và khác nhau giữa Quản trị du lịch và Quản trị nhà hàng khách sạn, chúng ta cần định nghĩa hai ngành này là gì.
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học về quy trình quản lý và điều hành du lịch, phân công công việc cho hướng dẫn viên du lịch, thiết kế chương trình và sự kiện liên quan đến du lịch, tiếp nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, giải quyết vấn đề phát sinh…
Tumblr media
Quản trị du lịch liên quan đến hướng dẫn và thiết kế tour du lịch (Nguồn ảnh: Internet)
Quản trị nhà hàng khách sạn là gì?
Quản trị khách sạn là ngành học về các giải pháp tổ chức, quản lý cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính, chất lượng dịch vụ… và điều hành các bộ phận phục vụ như lễ tân, buồng phòng, nhà hàng… cùng những dịch vụ bổ sung khác nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của khách sạn.
Còn ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sẽ chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng, hướng đến phương diện văn hóa ẩm thực với công việc cụ thể là quản lý các khâu phục vụ ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện… theo phong cách truyền thống Việt Nam và những nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới.
Như vậy, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành học chuyên sâu chỉ riêng về lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực – 1 phần trong Quản trị khách sạn.
Tumblr media
Quản trị khách sạn hướng đến chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho khách lưu trú (Nguồn ảnh: Internet)
Điểm giống nhau
Giữa Quản trị du lịch và Quản trị nhà hàng khách sạn có một vài nét tương đồng. Cụ thể như sau:
Đều thiên về du lịch, chăm sóc, phục vụ, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ.
Đều có cơ hội tiếp xúc v�� làm việc với khách nước ngoài => yêu cầu ngoại ngữ.
Phụ trách một số bộ phận về lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện…
Có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn sau vài năm.
Đòi hỏi kỹ năng mềm về giao tiếp, xử lý tình huống, tư vấn cho khách hàng và sức khỏe ở mức khá trở lên.
Điểm khác nhau
Về tính chất công việc
Ngành Quản trị du lịch hướng đến chăm lo cho khách hàng khi tham quan ngoài trời, bao gồm các công việc như thiết kế tour (có liên quan đến đặt chỗ ở, chỗ ăn uống cho khách), chuẩn bị phương tiện di chuyển, đảm bảo an toàn cho khách…
Còn ngành Quản lý khách sạn thiên về săn sóc khách hàng khi trở về sau chuyến đi ngoài trời, bao gồm các công việc như dọn dẹp phòng ốc, chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cơ thể…
Về chương trình học
Chọn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên sẽ học về:
Địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong và ngoài nước
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, thiết kế và quản lý sự kiện du lịch
Văn hóa tổ chức, kinh tế du lịch, marketing du lịch…
Giao tiếp và lễ tân ngoại giao, PR và truyền thông cho sự kiện…
Còn chọn Quản trị nhà hàng khách sạn, sinh viên sẽ học về:
Nghiệp vụ lễ tân: check in, check out, tư vấn bán phòng, thanh toán ngoại tệ, hướng dẫn khách về phòng, vận chuyển hành lý, giới thiệu địa điểm du lịch – ăn uống…
Nghiệp vụ nhà hàng: ghi nhận order, bưng bê thức ăn, phục vụ rượu vang, bài trí bàn tiệc Âu – Á, tư vấn thực đơn…
Nghiệp vụ buồng phòng: trang trí phòng ngủ theo nhiều chủ đề, trải drap giường, sử dụng hóa chất tẩy rửa, vệ sinh màn cửa…
Tumblr media
Nghiệp vụ phục vụ là kiến thức đệm để phát triển lên kỹ năng quản lý
Kiến thức quản lý: chiến lược marketing (xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tổ chức chương trình khuyến mãi), phương pháp định giá phòng, món ăn và các dịch vụ khác liên quan, quản trị nhân sự (tuyển chọn, đánh giá, đào tạo, phân việc cho nhân sự), xây dựng bảng tính lương, xây dựng kế hoạch hoạt động các bộ phận trong nhà hàng, khách sạn, thiết lập kế hoạch ngân sách cho từng bộ phận…
Kỹ năng mềm: kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng (customer service), nắm bắt tâm lý khách hàng, giải quyết thắc mắc và xử lý tình huống than phiền của khách…
>> Tham khảo chương trình học cụ thể ngành Quản trị nhà hàng khách sạn TẠI ĐÂY.
Về cơ hội việc làm khi ra trường
Tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch, bạn có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nghiên cứu và xây dựng các chương trình du lịch và sự kiện, tổ chức và bán sản phẩm du lịch, quản lý doanh nghiệp lữ hành, chuyên viên tại các sở, ban, ngành về du lịch hoặc giảng dạy về du lịch tại những cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.
Đối với Quản trị nhà hàng khách sạn, bạn có thể xin vào làm tại nhà hàng, khách sạn, resort, trung tâm hội nghị tiệc cưới ở các vị trí như lễ tân, phục vụ nhà hàng, nhân viên dọn phòng, nhân viên tổng đài, nhân viên đặt phòng… (sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm sẽ thăng tiến lên trưởng ca, giám sát, quản lý) hoặc nếu gia đình có điều kiện kinh tế thì có thể tự mở nhà hàng hoặc kinh doanh khách sạn.
Tumblr media
Với ngành Quản trị khách sạn, bạn trẻ mới ra trường có rất nhiều vị trí để ứng tuyển (Nguồn ảnh: Internet)
Nên chọn Quản trị du lịch hay Quản trị nhà hàng khách sạn?
Thông qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết ngành Quản trị du lịch có gì giống và khác với ngành Quản trị nhà hàng khách sạn. Việc chọn theo đuổi ngành nào sẽ phụ thuộc vào mức độ yêu thích, mức độ phù hợp với bản thân và định hướng nghề nghiệp của bạn.
Nếu bạn đam mê du lịch, thích “xê dịch”, tìm hiểu và khám phá các nền văn hóa, vùng đất mới, có sức khỏe tốt (do phải đi lại nhiều)… thì nên chọn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Còn nếu thích sự ổn định, ít phải di chuyển nhiều nơi, yêu thích công việc liên quan đến chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, nhu cầu giải trí… của con người, có sức khỏe tốt (tăng ca, trực đêm, thao tác bưng bê đòi hỏi thể lực) thì Quản trị nhà hàng khách sạn sẽ là lựa chọn thích hợp nhất với bạn.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về hai ngành Quản trị du lịch và Quản trị khách sạn. Đây là những thông tin sơ bộ giúp bạn hình dung ngành đó là gì và được học những gì, bởi thực chất mỗi trường sẽ đặt tên cho ngành học khác nhau. Ví dụ Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị khách sạn và du lịch, Quản trị du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng khách sạn…
Chúc bạn sẽ chọn được ngành học phù hợp với mình trong tương lai. Nếu muốn tham khảo thêm các khóa học Quản trị nhà hàng khách sạn ngắn hạn hoặc được tư vấn thêm về định hướng nghề, bạn có thể điền vào form bên dưới hoặc gọi đến số 1800 6148 nhé.
Bài viết: Nên Chọn Quản Trị Du Lịch Hay Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn? Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes
qtnhksaau · 4 years
Photo
Tumblr media
À la carte là một trong những loại hình tiệc phổ biến nhất mà nhân sự phục vụ trong nhà hàng cần biết. Vậy quy trình set up và phục vụ tiệc à la carte gồm những bước nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ về thuật ngữ à la carte trong bài viết sau.
À la carte là gì?
À la carte hay gọi là sur la carte (tiếng Pháp nghĩa là đáp ứng theo yêu cầu) là kiểu bữa ăn gọi món lẻ theo thực đơn có sẵn tại nhà hàng, khách sạn. Khách có thể tự do lựa chọn bất kì món ăn nào có trong thực đơn sao cho phù hợp với sở thích và số lượng thành viên trên bàn. Khách có thể yêu cầu nhà hàng làm 3 món cho 4 người, hay 4 món cho 2 người…
Tumblr media
Thực đơn à la carte
Thực đơn À la carte thường được áp dụng ở các nhà hàng Âu. Tuy nhiên à la carte vẫn có thể áp dụng vào thực đơn món Á nhưng có một sự khác biệt nhỏ là định lượng mỗi món ăn trong thực đơn Âu dành cho 1 người, còn với thực đơn Á thì mỗi món thường dành cho 2 – 4 người.
Quy trình set up và phục vụ à la carte
Quy trình phục vụ à la carte hoàn thiện bao gồm các bước set up và phục vụ:
Các bước set up à la carte
À la carte kiểu Âu
Đặt đĩa định vị cách mép bàn 2cm, khăn ăn
Bình hoa đặt chính giữa bàn, bộ muối tiêu đặt phía trước bình hoa, bên trái khách chính, hướng logo ra ngoài
Dao nĩa cách mặt bàn 2cm
Đĩa bánh mì bên trái nĩa, cách nĩa và mặt bàn 2cm
Dao bánh mì đặt bên phải trên đĩa bánh mì, cách 1/3 so với mép đĩa
Ly vang đỏ phía trên và cách đầu dao chính 2cm
Ly vang trắng đặt xéo 45 độ bên phải, phía trên và cách ly vang đỏ 1cm
Ly nước đặt phía dưới, cách ly vang đỏ và vang trắng 1cm
Tumblr media
À la carte kiểu Á
Đặt đĩa định vị cách mặt bàn 2cm, đĩa ăn chính và khăn ăn
Bình hoa đặt chính giữa bàn
Bình nước chấm để chính giữa, cách mép bàn 4cm bên tay phải khách chính, tay cầm xoay ra ngoài tại vị trí hướng 3 giờ của khách chính
Gác đũa cách đĩa định vị 2cm bên tay phải, đũa cách mép bàn 2cm, gác đũa và đầu đũa cách 4cm
Đặt chén ăn có muỗng sứ phía trên, ngay giữa đĩa định vị cách 2cm
Chén chấm bên phải chén ăn, cách 1cm
Ly vang đỏ phía trên, cách đầu dao chính 2cm
 Ly vang trắng đặt xéo 45 độ bên phải, phía trên và cách ly vang đỏ 1cm
Ly nước đặt phía dưới và cách ly vang đỏ, vang trắng 1cm
Quy Trình phục vụ à la carte
Bước 1: Chuẩn bị trước khi phục vụ
Lau chùi, làm sạch sàn, thảm, kính, vật trang trí, bàn ghế và các trang thiết bị, vật dụng để phục vụ
Chuẩn bị, kiểm tra tình trạng các trang thiết bị sử dụng phục vụ khách, đảm bảo hoạt động tốt, không hư hỏng, trục trặc
Chuẩn bị, kiểm tra tình trạng chén, đĩa, ly, tách… được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo đủ số lượng cần thiết
Set up bàn ăn đúng quy định theo tiêu chuẩn của nhà hàng
Hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ
Bước 2: Đón khách và phục vụ
Chủ động chào đón khách với thái độ niềm nở, nhiệt tình
Hỏi số lượng khách, có đặt bàn trước không
Dẫn khách vào chỗ ngồi, chủ động kéo ghế mời khách ngồi
Rót nước lọc mời khách, trình thực đơn, giới thiệu thức uống hay món ăn đặc biệt nhất tại nhà hàng, tư vấn món ăn cho khách khi có yêu cầu
Tumblr media
Trình thực đơn là bước cơ bản trong quy trình phục vụ à la carte
Tiếp nhận thực đơn, nhắc lại thực đơn, chuyển cho bộ phận liên quan
Mang đồ uống khách chọn trước đó lên phục vụ khách (nếu có). Tiếp đó, mang đồ ăn theo order của khách
Quan sát, xin phép khách dọn các dao, đĩa dơ, thay đổi dao, đĩa cho phù hợp với món ăn của khách, tiếp nước cho khách
Quan sát khách, kịp thời tiếp nhận và giải đáp yêu cầu từ khách
Thực hiện các công việc phát sinh khác trong quá trình làm việc
Bước 3: Thanh toán và tiễn khách
Quan sát để đoán biết khả năng khi nào khách muốn thanh toán để thông báo bộ phận thu ngân chuẩn bị
Hướng dẫn khách làm các thủ tục thanh toán khi có yêu cầu, giải thích khi khách có thắc mắc
Đối chiếu số tiền nhận từ khách với hóa đơn thanh toán, giao tiền cho thu ngân và trả lại tiền thừa cho khách kèm hóa đơn ban đầu
Hỏi ý kiến về mức độ hài lòng của khách, nhắc nhở và kiểm tra xem khách có để quên đồ gì tại nhà hàng không
Cảm ơn khách đã lựa chọn dùng bữa tại nhà hàng, chào và hẹn gặp lại quý khách
Bước 4: Dọn dẹp và set up lại bàn ăn
Thu dọn bàn ăn nhanh chóng, lau chùi sạch sẽ, chuyển dụng cụ dơ cho bộ phận liên quan
Bố trí lại bàn ăn theo đúng quy định, tiêu chuẩn của nhà hàng
Chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp những khách hàng tiếp theo
Trên đây là bài viết về chủ đề à la carte là gì từ Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu. Quy trình phục vụ set up và phục vụ à la carte tuy nhiều bước nhưng thực tế từng bước lại không quá phức tạp. Để hoàn thành tốt công việc, nhân viên nhà hàng phải luôn ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc để phối hợp hiểu quả với các bộ phận liên quan.
Bài Viết Liên Quan
Tiệc Buffet Là Gì – Những Lưu Ý Khi Ăn Buffet Và Quy Trình Phục Vụ
Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Tiệc Cưới, À La Carte, Buffet
Các Kiểu, Quy Trình Setup Bàn Tiệc Kiểu Việt Nam, Âu, Á
Bài viết: À La Carte Là Gì? Quy trình Set Up Và Phục Vụ À La Carte Được chia sẻ từ: Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu (QTNHKSAAu).
0 notes