Tumgik
#làng hoa sa đéc
quantranphotography · 3 months
Text
Làng hoa Sa Đéc trước Tết Gíap Thìn 2024
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
banmaihong · 5 months
Text
Du khách về Sa Đéc ngắm hoa dịp Festival
Với chủ đề “Tình đất -tình hoa”, Festival hoa kiểng Sa Đéc lần thứ nhất năm 2023 chính thức khai mạc vào tối nay, 30-12. Sự kiện thu hút khá nhiều du khách từ các nơi đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm từ trưa cùng ngày. Theo ghi nhận của Sài Gòn Tiếp Thị, từ trưa hôm nay, 30-12, đã có không ít du khách từ các nơi đến với thành phố Sa Đéc để ngắm hoa, chụp ảnh lưu niệm. Festival hoa kiểng Sa Đéc…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
4gspeed · 2 months
Link
Tối 5.1, tại TP.Sa Đéc, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ bế mạc Festival hoa kiểng Sa Đéc lần thứ 1.Theo Ban tổ chức, ước tính 7 ngày diễn ra sự kiện Festival hoa kiểng Sa Đéc (30.12.2023 - 5.1.2024) đã đón tiếp hơn 245.000 lượt khách, trong đó có gần 2.000 khách quốc tế. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 98 tỉ đồng. Festival hoa kiểng Sa Đéc lần thứ 1 thu hút rất đông du khách đến làng hoa Sa Đéc và các điểm du lịch lân cậnThông qua lễ hội, nông dân trồng hoa Sa Đéc đã tiêu thụ tại chỗ khoảng 300.000 giỏ các loại, như: cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, các loại cúc khác, cây trang trí nội thất, bon sai các loại... Giá cả ổn định, không tăng so với trước lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho khách mua sắm.Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Trưởng ban tổ chức Festival hoa kiểng Sa Đéc lần 1, nhận định thành công này là tiền đề quan trọng, gợi mở cho những định hướng lớn về việc nâng cao giá trị của ngành hàng hoa - kiểng, đồng thời mở ra cơ hội kết nối, nâng tầm, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.Làng hoa Sa Đéc nhìn từ trên cao "Tôi mong muốn rằng, sau Festival này, Sa Đéc sẽ ngày càng có thêm nhiều giống hoa mới, nhiều cây kiểng quý được tạo tác và phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới để thu hút và giữ chân du khách. Đặc biệt, mỗi người dân Sa Đéc đều nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để mỗi du khách khi đến đây đều có chung cảm nhận về tình đất, tình người nơi đây", ông Huỳnh Minh Tuấn nói.Về làng hoa Sa Đéc nhiều du khách sẽ "mê liền" các vườn hoa cúc mâm xôiBan Tổ chức cho biết, đã có 39 doanh nghiệp đăng ký tài trợ cho sự kiện Festival hoa kiểng Sa Đéc lần này với tổng kinh phí hơn 18 tỉ đồng, kinh phí xã hội hóa đạt gần 2/3 trên tổng số kinh phí tổ chức sự kiện.
0 notes
hienkute · 3 months
Text
Du lịch xứ sen Đồng Tháp
Du lịch Đồng Tháp du khách sẽ bị hớp hồn với rất nhiều điểm tham quan đẹp và nổi tiếng như:
1. Vườn Quốc Gia Tràm Chim
2. Khu di tích Xẻo Quýt
3. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
4. Khu sinh thái Đồng Sen Tháp Mười
5. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
6. Chùa Phước Kiển
7. Làng hoa kiểng Sa Đéc
Cùng các món ăn đặc sản Đồng Tháp thu hút du khách như: Dồi rắn, lẩu cá linh hoa, bông súng mắm kho, tắc kè xào lăn, nem Lai Vùng, hủ tiếu Sa Đéc, bánh phồng tôm Sa Giang, các lóc nướng cuốn lá sen non, ốc treo giàn bếp, chuột quay lu Cao Lãnh,…
Tumblr media
0 notes
binh-dan · 4 months
Text
Đồng Bằng Sông Cửu Long hay miền Tây có nhiều địa điểm du lịch rất hấp dẫn. Nếu bạn thích đi du lịch có thể tham khảo gợi ý Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long theo số lượng khách ghé thăm trong những 9 tháng đầu 2020.
Năm 2020 gắn đại dịch Covid 19, người Việt Nam không thể đi du lịch quốc tế và chọn các địa điểm du lịch trong nước làm điểm đến cho bản thân, gia đình, bạn bè. Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều cảnh đẹp, món ăn ngon và giá rẻ nên được rất nhiều người chọn làm điểm đến hàng đầu.
1. Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Long An – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Một cây cầu gỗ nhỏ nhỏ xinh xinh được các công chúa, quý cô, bà hoàng,…chọn làm địa điểm chụp ảnh rất dễ thương kiếm triệu like. Các bà có triệu like thì quý ông muốn gì cũng được, các quý ông có thể rãnh rỗi ngồi nhậu, thưởng thức món ăn ngon mà không cằn nhằn, cửi nhửi, cấm đoán. Mà muốn đi thì bạn xách xe đi, có công việc đột xuất bạn ngồi lên xe chạy về TP.HCM rất nhanh, dễ dàng.
Giá vé tham quan là 60.000 đồng cho khách đi thuyền và 130.000 đồng cho khách đi xuồng máy.
Địa chỉ: Quốc Lộ 62, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
2.Khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bạn có thể ghé qua tham quan Cù Lao Tân Phong, Tiền Giang. Địa điểm du lịch này cũng có rất nhiều điểm thú vị.
3.Trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trại rắn Đồng Tâm là địa điểm du lịch kinh dị từng được bình chọn nằm trong Top 10 địa điểm du lịch kinh dị nhất Việt Nam. Mà tính người thì càng ớn thì lại càng thích đi. Chỗ này toàn rắn, rắn và rắn.
Trại rắn Đồng Tâm có khaong khoảng 400 loài rắn, hơn 50 loài rắn độc ở đây được nuôi để lấy nọc, phục vụ nhu cầu y tế và xuất khẩu. Đến với "bảo tàng rắn" này, khách tham quan có thể tận mắt nhìn các cá thể rắn sống, được các chuyên gia hướng dẫn cách phòng tránh bị tấn công. Rắn ở đây được nuôi thả tự do trong khu có hàng rào bảo vệ, chia thành các khu vực theo tính chất của mỗi loài như khu nuôi trăn, khu rắn độc, khu rắn nước...
Ngoài ra, nơi đây cũng như một sở thú nhỏ, nơi bạn có thể tìm hiểu một số động vật quý hiếm như hổ Bengal, gấu, cá sấu, ba ba, đà điểu, thiên nga... Trại rắn mở cửa 7h - 17h30, giá vé người lớn 30.000 đồng và trẻ em trên 6 tuổi là 20.000 đồng.
Nếu đi du lịch ở đây, bạn nhớ chăm sóc cẩn thận các trẻ nhỏ.
4.Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Kiến An Cung là hai công trình nổi bật, bên cạnh nhiều khu nhà cổ kính. Nơi đây còn được mệnh danh là thủ phủ hoa của miền Tây, với làng hoa hơn trăm tuổi. Điều gây ấn tượng với nhiều du khách là hình ảnh những luống hoa "không chạm đất". Đến vào mùa nước nổi, bạn sẽ thấy người nông dân chèo xuồng giữa các luống để chăm sóc cây hoa.
5. Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bạn ngồi trên xuồng, thuyền lênh đênh trên mặt nước “chụp ảnh kiếm triệu like” và thưởng thức các món ăn ngon, bồng bềnh theo sống nước rồi hát:
“Mặt hồ rung lên mang hạt mưa xuyên nát lòng ta
Trái tim rộng lớn thu nhân gian trong đôi mắt sầu lo
Bầu trời riêng ta ru lời ca nhắn ai đừng xa”
Mình nghĩ nó hơi bị khùng nhưng mà vui thật.
6.Miệt vườn Phong Điền, Cần Thơ
Khách du lịch đến miệt vườn Phong Điền để thưởng thức những vườn trái cây sai trĩu. Năm nay, do hạn mặn nên trái cây hơi ít hơn so với mọi năm. Du lịch Phong Điền bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản miền tây, tham gia trò chơi đậm nét đị phương như lội mương bắt cá, chèo ghe, đi cầu khỉ... Vé vào trải nghiệm ở các nhà vườn Phong Điền từ 20.000 đồng đến dưới 100.000 đồng tùy dịch vụ.
7.Cánh đồng điện gió, Bạc Liêu – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nơi đây nổi lên qua những bức ảnh "sống ảo" của các bạn trẻ, được nhiều du khách miêu tả là khung cảnh trời Tây, một hình ảnh mới mẻ giữa thiên nhiên sông nước miền Tây.
Đứng từ trung tâm TP. Bạc Liêu, bạn có thể nhìn thấy những trụ turbine cánh quạt khổng lồ cách đó gần 20km. Đây là cánh đồng điện gió trên biển duy nhất và lớn nhất tại Việt Nam.
Thời điểm lý tưởng để chụp ảnh ở cánh đồng điện gió là lúc sáng sớm đến khoảng 9h để ngắm bình minh và tránh nắng, hoặc khi chiều tà để ngắm hoàng hôn. Cánh đồng điện gió lớn nhất Việt Nam cho khách vào tham quan, chụp hình từ 6h đến 16h. Phí tham quan 30.000 đồng một lượt.
8.Chợ Châu Đốc, An Giang – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Cũng là thành phố đa dạng văn hóa như Sa Đéc (Đồng Tháp), nhưng Châu Đốc lại mang đặc trưng văn hóa của người Chăm, Khmer, ngoài người Kinh và Hoa. Nhất là phong cách ẩm thực nơi đây, nổi tiếng với các loại mắm. Chợ Châu Đốc được gọi là "vương quốc mắm và khô" với cả trăm sản phẩm làm từ các loại cá địa phương, ngon nhất là cá mùa nước nổi như mắm cá linh, cá chốt, cá lóc...
Chợ nằm ở trung tâm TP. Châu Đốc, là nơi tập trung không chỉ các loại mắm, khô, mà còn có nhiều món ăn khác nhau. Trong chợ, bạn có thể tìm ăn những đặc sản trứ danh như bún cá, bún num-bo-hok, nước thốt nốt, bánh bò, hủ tiếu Nam Vang... với giá phải chăng.
9.Rừng tràm Trà Sư, An Giang – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đây là một trong những rừng tràm lớn và đẹp nhất miền Tây, cách Châu Đốc khoảng 20 km. Cánh rừng ngập nước được phủ xanh ngút ngàn bởi cành lá trên cao và thảm bèo dưới mặt nước.
Đến Trà Sư vào khoảng 7h – 9h, du khách có thể nhìn thấy nhiều loài chim đi kiếm ăn, tụ tập khắp rừng, thậm chí bay sát người. Nếu đến vào 16h – 18h, bạn hãy lên đài quan sát trên cao để ngắm nhìn từng đàn chim đang hạ cánh dần xuống tổ trên những lùm cây cao.
Ngoài ra, cây cầu tre xuyên rừng sẽ giúp du khách khám phá trọn vẹn không gian rừng nguyên sinh Trà Sư. Vé tham quan rừng tràm có giá 190.000 đồng một khách lẻ do phải thuê nguyên xuồng. Nếu đi theo đoàn từ 7 người trở lên, giá vé còn 95.000 đồng mỗi người.
10.Đất Mũi, Cà Mau – Top 10 địa điểm du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đi Cà Mau thuận tiện nhất vào mùa mưa và mùa nước nổi từ tháng 5 - 11, vì lưu thông qua hệ thống đường thủy rất tiện lợi vào thời gian này.
Đối với khách đi từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận, phương tiện thuận tiện nhất là xe khách, ô tô hoặc xe máy. Từ Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt, TP HCM, du khách có thể đi máy bay đến sân bay Cần Thơ, sau đó di chuyển bằng xe khách đi các tỉnh lân cận.
1 note · View note
gaucuoititmat · 6 months
Text
Tumblr media
Lời truyền miệng dân gian về một vài số phận bi kịch...
Trần Quốc Vượng
 
"Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia"
"… câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết. Chỉ là lời truyền miệng dân gian …phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.…"
 
… Đến đây tôi sẽ khép (lại) bài kể lể đã khá dài dòng của mình bằng câu chuyện một người tuy có tên tưổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn cả là đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người có tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho, các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhãn hay là phó bảng cả).
Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.
Phó bảng là một học vị dưới tiến sĩ, chĩ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).
Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gởi Bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur [1] như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên Nôm là làng Sen huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế rồi Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị mất chức quan), cụ phiêu dạt về Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.
Người ta làm như thế vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ phó bảng và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội, đều hiện hữu ngoài ý thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...
Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.
Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn truyện bằng tiếng Anh Life and Death in Shanghai, [2] đã được dịch ra tiếng Việt: Ở xã hội xã hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu về lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thai Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng Viện trưởng Viện Văn học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: "Hồng nhan đa truân" (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở giùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu").
Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài").
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo": Người con trai này - được ông nhận làm con, lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863.
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng.
Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi là ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi cụ Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ Tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau) về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở Bộ Lễ, đem theo hai con trai vô Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi Lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau, khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gặn làng Sen! Hay là sau đó nữa chả lẽ không khi nào cụ phó bảng Huy hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích thân phụ mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này... Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa. Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành "huyền thoại". Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp Cách mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý không ưa gì cụ Hồ... Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh, tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội"! [3]
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê. [4]
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý". (Viết không [bao giờ] hết lời nói, Lời nói không [bao giờ] hết ý!)
Tháng 1.1991
Trần Quốc Vượng
(trích: Trong cõi. Nxb Trăm Hoa, California, 1993, tr. 252-259)
[1]Xem phụ bản bức thư này công bố trong: G. Boudarel, La Bureaucratie au Vietnam, par L’ Harmattan, 1983
[2]Cheng Nien: Life and Death in Shanghai, Globe Crafton Books, 1986 – (Trịnh Niệm: Sống và chết ở Thượng Hải, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1989)
[3]Xem "Le Nghe Tinh, province natale de Ho Chi Minh", Études Vietnamiennes, Hanoi, No 59, 1979
[4]Về những cách nhìn khác, chính thống hơn, lịch sử hơn, xin xem: "Les lettres devant l’histoire", Études Vietnamiennes, Hanoi, 1979. Riêng về Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, xin xem: O. W. Wolters, "Two Essays on Đại Việt in the Fourteenth Century", The Lạc Việt, No 9, 1979; "A Stranger in His Own Land: Nguyễn Trãi’s Sins"; "Vietnamese Poems, Written during the Ming Occupation", The Vietnam Forum, No 8, 1986
Thông Luận, 19/05/2006
http://www.thongluan.co/vn/modules.php?name=News&file=print&sid=805
Trần Quốc Vượng: Tính Trời Nết Ðất
Viên Linh
 
Giáo Sư Trần Quốc Vượng là một trong hai cao đồ của cố học giả Ðào Duy Anh, và là người duy nhất có thâm niên 45 năm với Khoa Sử tại Ðại Học Hà Nội kể từ khi khoa này được thành lập năm 1956.
Trần Quốc Vượng: 1934-2005
Cũng năm này ông đỗ thủ khoa Sử Ðịa (vì học dự bị đại học từ trước) và được Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huyên chỉ định đứng ra thành lập ngành Khảo Cổ Học của Khoa Sử Việt Nam. Ông sinh năm 1934 ở Hải Dương, nhưng quê gốc Phủ Lý, Hà Nam; từng là chủ tịch Hội Sử Gia Việt Nam mặc dầu không gia nhập Ðảng Cộng Sản. Giáo Sư Vượng là người đã tìm ra di chỉ Thành Cổ Loa, khai quật Hội An tìm ra sắc thái Chàm sớm, tác giả gần 50 đầu sách, trên 800 bài báo, 48 đề cương, 50 bài giảng bằng tiếng nước ngoài, được mời đi nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một năm, năm 1991, ở Ðại Học Cornell, New York, Hoa Kỳ. Chính ở đây Giáo Sư Vượng viết thư cho tôi...
1. Trong gần 15 năm qua, chính xác là từ 1993, mỗi khi có ai thân quen về Hà Nội, tôi đều nhờ vả hãy tới thăm Giáo Sư Trần Quốc Vượng giùm tôi. Người bạn ở Pháp đã hai lần về Hà Nội tới thăm ông, một lần có chụp mấy tấm hình, và chuyển qua California cho tôi cuốn sách cuối cùng của vị sử gia tên tuổi, - “Khoa Sử và Tôi” - trên có lời đề tặng tưởng không thể nào thân hơn: “Thân tặng Viên Linh. Tùy nghi sử dụng.” Và một chữ ký vừa ta vừa Tầu. Cứ đằng thẳng, con đường của nhà sử học ngược và con đường của người làm thơ xuôi hầu như không có dịp nào để gặp nhau. Một ông lại từ Hà Nội đi, một chàng lại từ Sài Gòn tới. Một mái tóc hói đã hoa râm và một cái cằm râu ria còn lủa tủa. Một môi trường điền dã với bia đá gạch ngói, một thế giới ngựa xe với lời thơ tranh nhạc. Thế mà lạ thay, sự giao lưu thật là ấm lòng.
Nghe tin gì đó không suôn sẻ về ông, tôi thấy bâng khuâng. Chẳng hạn lần một người bạn từ Hà Nội trở qua Quận Cam, lắc đầu: Ông ta không còn ở đó. Ở đó, với tôi, là nhà B8A R/510 Khu Kim Liên. Chưa từng tới đó, và hơn 50 năm qua chưa trở lại Hà Nội một lần, tôi chỉ nghe như đó là khu nhà dành cho các giáo sư đại học vào hàng đẳng cấp cao. Ông đã bị nhà nước trục xuất, như là một cách tước bỏ ân sủng (?),vì những lời tuyên bố, vì những bài ông viết trong khoảng thời gian một năm ở Hoa Kỳ, do Ðại Học Cornell ở Ithaca, New York, mời qua làm việc. Vừa là một giáo sư thỉnh giảng, vừa làm việc nghiên cứu, lúc ấy ông cho tôi cái địa chỉ nơi làm việc là S.E.A.P., [Southeast Asia Program] 120 Uris Hall, Ithaca và địa chỉ nơi cư ngụ ở 100 Fairview Squarre, phòng 5A. Số fax văn phòng ông tôi đã dùng nhiều lần: (607) 254-5000. Ngược lại ông đã chuyển cho tôi, qua Tạp chí và nhà in Thời Tập ở Santa Ana, một số tài liệu, cũng bằng máy fax đó.
Hôm 8 tháng 8, 2005 nghe tin Giáo Sư Vượng mất ở Hà Nội vì ung thư thực quản, tôi nhắm mắt ngồi xuống ghế. Tôi cố nhớ. Chân dung Trần Quốc Vượng dễ vẽ. Song con người Trần Quốc Vượng khó tìm. Không văn hoa không sáo ngữ, trong một thời đại hà khắc hiểm độc, con người kiểm soát đe nẹt nhau từ miếng ăn, manh áo, từ thìa đường, quả trứng, đến nỗi vào thế kỷ XXI, trước sự ra đi của một trong tứ trụ đại khoa, thì một giáo sư khoa bảng ở Hà Nội là ông Ðỗ Văn Ninh, đã trả lời đài BBC như sau về vị đồng nghiệp vừa mãn phần, không nguyên văn nhưng ý đúng: “Ông ấy nói những lời dại dột. Nhà nước đãi ngộ ông ấy nhiều hơn là ông ấy đáng được hưởng...” Cái nghĩa tận của văn hóa sống người Việt, qua câu nói ấy của một trí thức đối với một trí thức lớn vừa qua đời, nghe thấy cái tanh tưởi của nước miếng, sự ung thối của nhân tính trong một trại súc vật nhớn nhác tranh công, hình dung bởi George Orwell từ thế kỷ trước.
2. Tháng 4, 1991, một lá thư từ Cornell gửi tới tòa soạn Thời Tập, tôi đọc mà chưng hửng. Một trong những ngày sau, tôi quay số văn phòng anh (607) 255-2378. Cái giọng Hà Nam đây mà. Hỏi sao buồn, anh cho biết: “Việt cộng... thấy không chê được Quốc gia thì buồn chứ sao.” Tôi mời: “Khi nào anh có dịp tới Little Saigon, California, tôi mong anh gọi tôi. Tôi sẽ tới gặp anh trò chuyện.”
Giáo Sư Vượng mang chữ Việt cộng ra để làm trò ít ra là hai lần, trong mấy ngày đầu quan biết. Anh nói về bản thảo luận án “Những khuynh hướng tiểu thuyết Miền Nam Việt Nam 54-75” của tôi ở Cornell, trong khi tôi không biết nó nằm ở đó. Anh hỏi, “Mấy người Việt Nam ở Cornell” không giúp tôi sao. Và anh nói giọng thật vui: “Anh nhớ nhé. Người Quốc gia không giúp anh mà tôi... Việt cộng giúp anh đấy nhé.” Anh nói, anh đã tìm hiểu sinh hoạt văn chương của Miền Nam qua luận án đó của tôi. Tôi thú thực nó còn dở dang, bất toàn, chỉ là những nét đại thể và vội vàng, phải nộp cho xong trước thời hạn cho cơ quan đã tài trợ tôi lúc đó, năm 1976. Khoảng vài tháng sau, Giáo Sư Vượng gọi tôi từ Little Saigon. Bấy giờ khoảng giữa trưa, “Mình sẽ gặp nhau ở đâu? Tòa soạn Thời Tập hay một tiệm ăn?” “Tiệm ăn đi.”
Nhà hàng La Fayette ở thông lộ Garden Grove được chọn. Ðây là nơi vắng vẻ, sang trọng, thực khách ngồi trong những băng nệm dầy ngăn cách những bàn bên trong từng ô vuông có vách cao với chụp đèn thấp, ấm cúng. Người mời đứng đợi khách ở ngoài cổng, dưới mấy tàng hoa bông giấy, cách mặt đường khá xa. Một chiếc Ford Pinto cũ kỹ bụi bậm lỗi thời chạy vào sân tiệm. Nhìn người lái xe đeo kính đen chùm hụp tôi hơi phải cười. Ðúng là dân Hà Nội mới sang, nhìn qua cũng biết. Mặt sạm đen, căng thẳng, quan trọng. Chiếc xe để một ông già đầu hói bước xuống, rồi chạy đi ngay khi thấy tôi tiến tới. “Viên Linh? Trần Quốc Vượng đây.”
Lạ thật. Như là từ bao giờ. Tất cả khởi đầu như tiếp tục. Nói và nói, như không nói thì có thể quên. Ðằng thẳng như không có khách phương xa, chẳng bao giờ thi sĩ nghèo vào nhà hàng này. Một chai vang Beaujolais trong giỏ lót khăn trắng được mang ra, nâng lên cho khách thẩm định, khách có phán vài lời, hay một cái gật đầu, thì mới mở. Và câu chuyện chuyển từ Ngõ Sầm Công qua Khâm Thiên, chạy từ Ðường Thành tới Ngã Tư Sở. Nó chậm lại trên Bãi Phúc Xá mùa nước cạn. Nó mênh mông mấp mé Sông Hồng lúc sắp vỡ đê. Hồ Halais của cậu làm gì còn nữa, nó là công viên Thống Nhất rồi. Còn thì tất cả vẫn như xưa thôi. Chưa về lần nào ư? Về đi vì nó đang thay đổi. A. Phủ Lý. Tôi ở đó. Tôi ở đó. Con sông Châu Giang ư. Vẫn thế thôi. Khúc cầu sắt đổ? Làm gì còn. Tôi học thầy Chu Thiên đệ Lục ở đó. Anh cười. Chu Văn An, khác lắm. Tôi học thầy Tạ Quang Bửu ở đó, năm 54...
Bữa ăn kéo dài ba tiếng rưỡi. Lúc chia tay, anh bảo tôi: “Tôi thích nhất cái gì anh biết không? Ngồi với nhau ba tiếng rưỡi đồng hồ anh không hỏi tôi một câu nào về chính trị. Tôi biết là anh cố ý không muốn hỏi. Vậy tôi nói: tôi chưa bao giờ gia nhập Ðảng Cộng Sản cả.” Dường như câu nói đó khiến sự quen biết trở thành thân cận và thân cẩn. Trong mắt tôi, Giáo Sư Trần Quốc Vượng là một nghệ sĩ không hình thức, một người của dân gian, hòa nhập trên đường tre ngõ trúc, gập ghềnh trên lối sống trâu mà nhẹ tênh hơn là phăng phăng giữa mặt nhựa, hè phố, mà nặng nề. Ở trong đầu tôi giờ này có những câu thỉnh thoảng hiện lên khi có dịp, mà tôi ngờ là nó đã lẻn vào từ buổi đó. Không chắc lắm, chỉ hình như. “Là triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi.” Khi diệt xong quân Minh, Việt Nam Tầu hóa nhiều hơn các triều đại trước. Thú săn được rồi thì bẻ ná. Giết Trần Nguyên Ðán, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi. Hại công thần cũng có, mà địa phương tính thì nhiều hơn. Lời thề Lũng Nhai ai còn nhớ. Kháng chiến chống Tây đâu mất rồi. Thời Lê mạt, Kiêu binh Thanh Nghệ đại náo kinh thành. Thời này cũng thế, đầy đường phố Hà Nội là anh em khu tư khu năm.
3. Một trong những cuốn sách giá trị của Giáo Sư Trần Quốc Vượng theo tôi là cuốn “Trong Cõi” xuất bản trong khoảng thời gian ông ở Hoa Kỳ. Chính xác là vào tháng 1, 1993. Với cuốn này, ông là người tiên phong trong Phong trào Ðấu tranh Dân chủ cho Việt Nam. Những gì trong đầu thế kỷ XXI ta nghe nói từ các ông Hoàng Minh Chính, Trần Ðộ, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang tôi thấy Giáo Sư Vượng đã viết ra từ đầu thập niên '90 của thế kỷ trước. Tuyệt nhất, Trần Quốc Vượng chính là người phất cờ hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh với bài “Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã).”
Bài này quả là truyện kể, cà kê dê ngỗng, mà lại nói những chuyện cực kỳ quan trọng của thời đại. Nó bắt đầu từ một làng Việt cổ, làng Ðường Lâm vào thế kỷ thứ bảy thứ tám gì đó, nơi một làng mà sinh hai vua, lại là hai vị anh hùng dân tộc, khơi nền độc lập đối với phương Bắc: Phùng Hưng và Ngô Quyền. Chuyện do Trần Quốc Vượng kể bắt đầu từ Trương Hán Siêu, qua Chu Văn An, qua Nguyễn Trãi; rồi từ Ðặng Trần Côn qua Lê Quí Ðôn... vụt một cái tới “một người tuy có tên tuổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người có tên tuổi... Ðó là câu chuyện về cụ thân sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.” (Trong Cõi, trang 252) Thật tuyệt. Giáo Sư Vượng vào những trang cuối cho biết, vào lúc ấy, rằng ông sắp viết ra một chuyện “chưa từng ai viết.” Nhiều người biết, nhưng chưa ai dám viết ra, “Vì người ta SỢ.” (tr 253) Có nghĩa là Vượng này không sợ. Ấy là chuyện bố ông Hồ, Nguyễn Sinh Huy, thực ra không phải là dòng dõi Nguyễn Sinh làng Kim Liên (như chính sử đã nói) mà là “con một người khác,” ở làng khác.
Chính ông đã nói tới dòng dõi thật của Hồ Chí Minh, giải nghĩa vì sao Nguyễn Tất Thành chọn họ Hồ đứng trước tên Chí Minh, chứ không phải họ Nguyễn của người bố là Nguyễn Sinh Cung. Viết sử như Trần Quốc Vượng, chưa bị thiến như Tư Mã Thiên là còn may lắm.
nguoi-viet.com, August 24, 2011
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=136059&z=16
 
www.geocities.ws/xoathantuong
1 note · View note
doanhnhantre · 7 months
Text
Chọn điểm dừng chân tại Ngôi nhà Hoa Ếch (trong làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp), chúng tôi được anh Trần Thanh Hùng kể cho nghe về Hội quán Cùng nhau làm du lịch mà anh làm chủ nhiệm. Đây cũng là một trong hàng trăm hội quán hoạt động khá hiệu quả, theo nguyên tắc tự quản, tự nguyện của người dân ở Đồng Tháp.
0 notes
cloverrevolc · 1 year
Text
Nhìn lại 2022
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Cảm ơn 1 năm rong chơi cuối trời thật nhiều kỷ niệm. Từ ngày Tết mồng 2 đã bắt đầu chuyến ghé thăm những người bạn ở Hội An, tôi đã nhận ra rằng năm này là một năm chạy nhảy khắp chốn. Cái Thy không biết vào SG có ổn không. Tụi tôi đã từng nói với nhau những lời quan tâm như vậy, rồi cũng biệt tin. Vì Thy bận quá và lại cách xa tôi. Tôi nhớ có từng chia sẻ về ngũ uẩn cùng Th và viết thư cho em khi vừa về từ Đà Lạt. Nhảy lên Đà Lạt với người bạn kiêm đồng nghiệp có một không hai. Cái Phương đã thể hiện sự chững chạc và ân cần trong chuyến đi Đà Lạt này. Nó đèo tôi đi rong ruổi. Lầu rồi, tôi mới nhìn thấy lại sự quan tâm mà nó vẫn nhắc đó. Cách nào thì Ng sẽ thấy ở Phương.
Nhảy sang quán cà phê sớm ở Dinh Độc Lập cùng Sâu. Khoảng thời gian đó, chúng tôi thực sự đàm đạo được những câu chuyện sâu sắc nhất. Về niềm tin và lý tưởng chung mà cả ba đứa đeo đang theo dõi. Đi qua đời sống khổ đau, hướng về cội nguồn uyên nguyên. Trí tuệ và tình yêu chân thật. Thật dễ chịu khi được chia sẻ về thiền và Pháp thoại ở khoảng thời gian này. Nhảy về nhà ngày nghỉ lễ, mà ngắm nhìn thành phố trong vẻ đẹp khác thường cùng chị bạn của Ngọc. Người bạn Totoro dẫn hai đứa đi thăm bờ sông Hàn thơ mộng.
Nhảy lên subway ở Krung Thep Maha Nakhon cùng những anh chị em đồng nghiệp đáng yêu. Chị Dung bảo, đi đi là ghiền đó. Sự khích lệ cũng chị đã góp phần nảy ra chuyến đi Sa Đéc cuối năm. Nhảy thỏa thuận với các khách hàng khó tính. Vậy là cắt bớt des trong dự án P, nhưng lại mở ra cơ hội ở nhiều dự án khác. Tôi đã phải học cách tập trung đọc Brief, từ khoá của P, giải thích hay thương thuyết với P để có đủ thời gian thực hiện, và không bị đốc thúc quá gấp. Nhưng đó vẫn là giai đoạn khó khăn, cũng là cao trào của Dự án Miền 2022 . Mà cách giải trình thời gian lại thiếu rõ ràng, kể cả AM cũng chưa có hướng làm rõ. Log giờ riêng hay log work giờ của P cũng không rõ. Nhảy đến quận 2 trù phú, mà dung dị, rất SG xưa. Chị Mai bảo là, đúng 12h đêm giao thừa, người ta sẽ đi thắp hương ở đình. Tôi còn nhớ tụi nhóc trong xóm hay chạy chơi buổi chiều. Trưa nắng trong quán chay chị Diễm, 2 đứa nhóc ngồi gấp quạt giấy, phe phẩy quạt và cười đùa với nhau. Trong thật giản dị, không smart phone, không quạt điện, điều hòa. Tôi cảm tưởng như được quay ngược thời gian về 10 năm trước. Cả cái đêm trung thu, có một nhóm xách đèn, bên trong le lói cây nến, đi dạo vòng quanh. Cả mùi hoa sử quân tử thơm ngát. Xóm nhà thật thanh bình và êm đẹp. Mấy hàng quán lẩn khuất dưới hàng cây, cạnh bờ giậu. Mấy cô cậu đua đuổi nhau bằng xe đạp Nhảy đến Làng Đại học lần đầu tiên, để rồi trở thành điểm hẹn mỗi cuối tuần.  Nhảy đi tìm hiểu miền Tây lần đầu tiên qua chuyến xe xuống Cần Thơ hay chuyến thăm làng hoa Sa Đéc. Mạng lưới 2030 Youth Force Vietnam vẫn là người bạn thân tuyệt vời. Nơi mà tôi được gặp những người chị, người em đồng điệu. Sẵn sàng sẻ chia với nhau những tháng những ngày, những cảm xúc thăng trầm, những trải nghiệm khó quên. Vậy là khoảng thời gian vun đắp dự án cộng đồng tại xứ sở SG này đã đúc kết được tinh hoa ở năm này. Nhìn lại từng khoảnh khắc, từng gương mặt, và cả nghìn câu chuyện kể với nhau không hết, tôi bồi hồi biết bao. Không biết nên ví von mình như người mẹ, người chị, người em, hay một gã phong lưu khi có quá nhiều tình cảm nồng nhiệt với mọi người. Mỗi người bạn đều có một vẻ đẹp độc đáo rất riêng, từ bên trong. Em nói với tôi là đáng lẽ nên ôm tôi lâu một chút. Đó là ngày 30.12. Tôi và Blink đã có khoảng thời gian chia sẻ rất thú vị, không hề ngại ngùng mà còn đầy ấp tiếng cười. Thật lạ. Vốn là đứa nhạt nhẽo khi nói chuyện cá nhân. Vậy mà tụi tôi có nhiều điểm chung để bất ngờ. Nhất là cái đoạn người yêu nó sinh cùng ngày với nyc. Mà thực ra là vì tôi nhớ nhầm. Và nym của nyc cũng sinh năm 99 giống L. Lần này, tôi thấy được sự hướng thiện và sâu sắc trong L. Nhìn em bằng vẻ trưởng thành chứ không phải thơ ngây, có niềm tin mơ hồ, dễ dui nữa. Không phải nghe gì hấp dẫn em cũng thích đâu. Mà em thực sự có cái sense nhạy cảm với những điều sâu sắc bên trong thật. Cute đã lúng túng ghé thăm tôi mà không biết nói gì trong lần cuối gặp nhau. Khoảng thời gian này, tôi đã dành nhiều mối quan tâm đến Cute và đối thoại cùng em. Đương nhiên, cũng giống như cách tôi kể với em. Tôi sợ dính mắc. Tôi sợ bản thân sẽ để lại trong lòng tôi và lòng bạn một điều gì đó mơ hồ, tưởng tượng, mà khó quên. Rồi tôi cũng chột dạ, là tôi có lẽ sẽ quên mất mình đã dành tình cảm cho em như vậy đó. Đã lúng túng và nhạy cảm như vậy đó. Hoặc buồn khi chia tay. Nhưng sự nhạy cảm của em, em đã kể cho tôi biết rằng em rất nhạy với tất cả những sự bày tỏ mà tôi gửi đến em. Em nắm bắt điều đó. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều. Tôi không chắc nó diễn biến từ đâu, nhưng thời khắc tháng 9 đến bây giờ, tôi đã dấn thân và để tâm đến em theo cách khác. Gặp Blink hay Cute, em đều nhắc đến lần cuối. Nhưng tôi tin không có lần cuối nào cho cam, vì tình cảm mà tôi dành cho nhau lúc nào cũng tinh tươm như lần đầu. Hành trình "đi mãi" vẫn được tiếp bước, nên bóng dáng tôi bước lên mỗi ngày với vô vàn sự biết ơn và tự hào. Song, vẫn có những bước hụt, vẫn có những vị kỷ, tham ái mà tôi cứ trăn trở hoài. Nó trở lại, hay nó khác đi? Nó khiến tôi dành thời gian vô tội vạ đề thỏa mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu nói chuyện, nhu cầu bộc bạch, nhu cầu viết... Sức khỏe có vẻ cải thiện, nhưng thời gian thực sự có ý nghĩa sức khỏe thì vẫn còn ít so với tổng thời gian trong năm. Nhật ký sức khỏe kể nhiều về tình trạng dạ dày và tuần hoàn. Một năm thật đáng nhớ. Chia tay năm 2022 với những luyến lưu để dành. 20221231 Bổ sung bên lề. Tôi vừa nhận được những dòng của Cute viết. Em đã viết thật nhiều. Thật bất ngờ. Em làm tôi nhớ đến tôi của những lứa tuổi viết nhật ký miết mải.
0 notes
tranthuankhang · 1 year
Photo
Tumblr media
Bán đất mặt tiền QL 852B ( tên gọi quen thuộc Vành Đai Tây Bắc ) Gần ngã 3 Làng Hoa Sa Đéc, Đồng Tháp Diện tích: 3.353 m2, mặt tiền 57 m Giá bán: 17 tỷ ĐT: 0908838580 https://www.instagram.com/p/CmQb_u2r23S/?igshid=NGJjMDIxMWI=
0 notes
mttravel · 2 years
Text
Khu du lịch Tràm Chim Đồng Tháp
Không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng hoa sen tỏa hương thơm ngát, vẻ đẹp thơ mộng trăm hoa đua nở quanh năm ở làng hoa sa đéc, những cánh đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh… Đồng Tháp còn có những khu, điểm du lịch sinh thái trải nghiệm làm nao lòng du khách gần xa. Một trong các điểm du lịch Đồng Tháp nổi bật là vườn quốc gia Tràm Chim – khu Ramsar có tầm quan trọng quốc tế, xếp thứ 2.000 trên thế giới và thứ 4 ở Việt Nam. Với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình cùng một bầu không khí trong lành, thoáng đãng đến vườn quốc gia Tràm Chim chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
Xem thêm: https://manhthuong.online/review-khu-du-lich-tram-chim-dong-thap/
0 notes
caybamien · 2 years
Video
vimeo
Cây Kè Bạc To Đẹp Làng Hoa Sa Đéc from Cây Ba Miền on Vimeo.
0 notes
andreyphanlove · 2 years
Text
Tu Sĩ Thanh Hương | Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (còn được gọi là đạo Lành) được khai sáng vào năm 1849 bởi một người có tục danh là Đoàn Minh Huyên (1807-1856), đạo hiệu là Giác Linh, quê ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau này, khi ông đến tu tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc) thì được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. Năm 1849, ở Nam Kỳ xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn (nay thuộc huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều răn dạy của ông. Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm 1849, ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Theo truyền thuyết thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ. Hội Long Hoa sau thời Mạt pháp sẽ được thành lập ở đó để đón nhận những ai biết tu hiền. Trước thực trạng nghèo đói và bệnh tật triền miên, nghe nói hội Long Hoa, giống như cõi Tiên tại thế, mà việc hành đạo lại rất dễ, nên người tin theo ngày càng đông. Nhà văn Sơn Nam viết: Có thể nói Phật Thầy Tây An là người thứ nhất báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ ngươn sắp mãn để bước sang thời Thượng ngươn, tức là thời kỳ Đức Di-lặc hạ sanh lập nên hội Long Hoa. Tương truyền, Đức Phật Thầy Tây An thường căn dặn các tín đồ và người đến chữa bệnh bằng những câu như sau: Dặn cùng già trẻ gái trai, Giữ lòng niệm Phật lâu dài đừng quên. Thảo ngay nhơn nghĩa cho bền, Thờ cha kính mẹ, tưởng trên Phật Trời. Nói cho lớn nhỏ ghi lời, Nhứt tâm niệm Phật, Phật Trời độ cho. Ai trau công quả cho dày, Đất bùn có thuở mọc rày hoa sen. Màu thiền đắc ý cùng màu, Còn hơn chen chúc công hầu vương khanh. Tây Phương trước mặt chẳng còn bao xa; Cách nhau vì bởi ái hà biển mê; Dốc lòng niệm chữ từ bi, Lấy đao trí huệ cắt đi cho rồi... | Hãy Nghe để Ngộ Tuệ Ngộ Tâm, cuộc đời thanh thản, tốt đẹp. https://youtu.be/gEREVJykQjo
0 notes
4gspeed · 5 months
Link
Tối 5.1, tại TP.Sa Đéc, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ bế mạc Festival hoa kiểng Sa Đéc lần thứ 1.Theo Ban tổ chức, ước tính 7 ngày diễn ra sự kiện Festival hoa kiểng Sa Đéc (30.12.2023 - 5.1.2024) đã đón tiếp hơn 245.000 lượt khách, trong đó có gần 2.000 khách quốc tế. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 98 tỉ đồng. Festival hoa kiểng Sa Đéc lần thứ 1 thu hút rất đông du khách đến làng hoa Sa Đéc và các điểm du lịch lân cậnThông qua lễ hội, nông dân trồng hoa Sa Đéc đã tiêu thụ tại chỗ khoảng 300.000 giỏ các loại, như: cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, các loại cúc khác, cây trang trí nội thất, bon sai các loại... Giá cả ổn định, không tăng so với trước lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho khách mua sắm.Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Trưởng ban tổ chức Festival hoa kiểng Sa Đéc lần 1, nhận định thành công này là tiền đề quan trọng, gợi mở cho những định hướng lớn về việc nâng cao giá trị của ngành hàng hoa - kiểng, đồng thời mở ra cơ hội kết nối, nâng tầm, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.Làng hoa Sa Đéc nhìn từ trên cao "Tôi mong muốn rằng, sau Festival này, Sa Đéc sẽ ngày càng có thêm nhiều giống hoa mới, nhiều cây kiểng quý được tạo tác và phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới để thu hút và giữ chân du khách. Đặc biệt, mỗi người dân Sa Đéc đều nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để mỗi du khách khi đến đây đều có chung cảm nhận về tình đất, tình người nơi đây", ông Huỳnh Minh Tuấn nói.Về làng hoa Sa Đéc nhiều du khách sẽ "mê liền" các vườn hoa cúc mâm xôiBan Tổ chức cho biết, đã có 39 doanh nghiệp đăng ký tài trợ cho sự kiện Festival hoa kiểng Sa Đéc lần này với tổng kinh phí hơn 18 tỉ đồng, kinh phí xã hội hóa đạt gần 2/3 trên tổng số kinh phí tổ chức sự kiện.
0 notes
triphan0404 · 4 years
Photo
Tumblr media
Em ơi, ăn khế trả gì? #starfruit #rainseasoniscoming (at Làng Hoa Sa Đéc) https://www.instagram.com/p/CBVQ4xyp_fe_x4WlS7JPCsyWH8fASd3r9wiHXI0/?igshid=1pyvs8kpsa27j
4 notes · View notes
tintuchue24h-blog · 6 years
Text
Phát sốt với vườn chà là ra từng chùm quả vàng ngọt ngon ở Sa Đéc
Những ngày này, du khách có dịp tham quan tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) sẽ không khỏi bỡ ngỡ với vẻ đẹp ngỡ ngàng của những cây chà là kiểng – một loại cây kiểng công trình mới. Vườn chà là kiểng ra những chùm quả vàng chóe đang khiến nhiều du khách ‘phát sốt’.
Với diện tích 400m2, ông Lê Phước Thiện ở khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) trồng gần 200 cây chà là…
View On WordPress
0 notes
wanderlusttips · 6 years
Text
Làng hoa Sa Đéc rộn ràng khoe sắc dịp Tết đến xuân về
Ở miền Tây, làng hoa Sa Đéc được mệnh danh là thủ phủ hoa. Không chỉ với tư cách là một vựa hoa lớn cung cấp hoa cho toàn bộ khu vực Nam Bộ mà còn nơi đây được biết như một điểm du lịch “mê hoặc” lòng người. [rpi] Làng hoa Sa Đéc thuộc xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 150km về phía Tây Nam. Đây là một làng nghề truyền thống lâu đời có lịch sử cả…
View On WordPress
0 notes