Tumgik
drtomvn · 5 years
Text
Tìm hiểu về các loại tôm rảo, tôm rồng, tôm càng biển, tôm gõ mõ, tôm bộp, tôm bọ ngựa
Tôm biển từ lâu đã được con người sử dụng như một loại "thần dược" cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi giúp xương chắc khỏe, tráng dương bổ thận. Bài viết này Dr.Tom sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu về các loại tôm biển điển hình như: tôm rảo, tôm rồng, tôm càng biển, tôm gõ mõ, tôm bộp, tôm bọ ngựa để mọi người cùng hiểu về tập tính và mức độ dinh dưỡng của từng loài.
Có thể bạn chưa biết, Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tới 90% tổng diện tích nuôi tôm phục vụ cho nhu cầu sử dụng thực phẩm trong và ngoài nước. Bởi lẽ, trong thịt tôm có chứa các loại Ca, P, Fe, Lipid, Vitamin B1, B2, PP, cholesterol, melatonin, acid béo omega-3,....cần thiết cho sự phát triển của con người. Một số loại tôm biển được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến:
1. Tôm rảo
Tôm rảo là một loài tôm biển sống trong tự nhiên, thuộc chi Metapenaeus, họ tôm he Penaeidae. Chúng ta có thể bắt gặp loài tôm này tại các đầm nước nuôi cá ven sông, ven biển. Nhiều nơi đã tiến hành nuôi tôm rảo và cho kết quả khá khả quan - Đây là đối tượng kinh tế có giá trị xuất khẩu chỉ sau các loài tôm he.
Tôm rảo có hình dáng giống với các loại tôm biển khác nhưng thân có màu xanh, chùy trán hơi cong vút lên trên, chân bò của tôm có màu nâu nhạt. Đặc biệt, các đốt bụng thứ 2 và 3 có gờ ở lưng khá rõ, chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tôm có kích thước trung bình, chiều dài từ 120 - 130 mm, nặng khoảng 15 - 20 g, con tôm to nhất là dài 150 mm với cân nặng > 30 g.
Hình ảnh tôm rảo biển tự nhiên
Cũng giống như các loài tôm khác, tôm rảo cái sinh sản liên tục quanh năm, đặc biệt vào khoảng thời gian tháng 4, tháng 8 và tháng 11. Khi sinh sản chúng sẽ tìm những khu vực xa bờ, độ sâu trên 20 m, nơi có bùn đáy để đẻ trứng ở độ mặn và nhiệt độ thích hợp.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bà mẹ bỉm sửa nên chế biến tôm rảo thành nhiều loại thức ăn cho con mình, bởi lẽ trong 100g tôm tươi có tới có tới 18.4g protid,, 1120 mg canxi, 150mg photpho,1.8 lipid... cung cấp các axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu hơn so với các loại thịt gia súc, gia cầm khác.
2. Tôm rồng
Tôm rồng hay còn được gọi với tên tôm hùm đỏ, chúng được trang bị lớp vỏ cứng, có hai râu xúc giác, chùy trán phát triển to hơn so với tôm rảo. Tôm rồng có đôi chân bò thứ nhất phát triển thành kìm to, 10 chân to khỏe chia đều hai bên, vây đuôi rộng, đốt đuôi hình lưỡi xẻng. Chiều dài từ 25 cm - 40 cm với cân nặng khoảng 250 g to hơn cả tôm hùm.
Khác với các loại tôm thông thường, phần đầu ngực tôm sẽ mập, to, phần bụng nhỏ và ngắn, chân bơi thoái hóa, thích nghi với các hoạt động bò ở dưới vùng biển đại dương. Loại tôm này thường sống ở trong đầm hồ, sông ngòi, vùng đáy biển, ban ngày ẩn náu trong các khe đá ban đêm sẽ là thời gian lý tưởng để kiếm mồi.
=> Tìm hiểu xem tôm hùm đực và tôm hùm cái khác nhau như thế nào >> TẠI ĐÂY
Tôm rồng có vỏ cứng và hai râu
Tôm rồng có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loại tôm biển khác, 18 tháng mới đạt kích cỡ > 1kg và đẻ trứng một năm một lần. Hiện tại, tôm rồng đã được nuôi ở các quốc gia Mỹ, Úc, Anh, Thụy Điển, Trung Quốc,... với ưu điểm thịt thơm, ngọt nên được rất nhiều người tin dùng và lựa chọn.
3. Tôm càng biển
Ở nước ta, tôm càng biển xuất hiện nhiều ở các khu vực miền Trung như Bình định, Phú Yên, Quảng Nam, Quãng Ngãi,.. Chúng sống ở biển, cách bờ từ 70 - 100 hải lý. Loại tôm này cùng họ với tôm hùm nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều khoảng 40 - 70 gram/ con.
Điều khác biệt, tôm càng biển có phần thân phía trên màu đỏ mặc dù vẫn còn tươi, phần phía dưới có màu trắng đục. Phía trước có 2 càng dài khoảng 10 cm và 4 chân mỗi bên. Chính vì chiếc càng dài nên ngư dân vùng biển đặt cho chúng cái tên gọi "tôm càng biển" nghe rất là thú vị.
Cận cảnh con tôm hùm biển có càng dài khoảng 10 cm
Dù giá thành không đắt đỏ như tôm hùm nhưng tôm càng biển vẫn được người dân "săn đón" bởi chất lượng và độ ngọt của thịt không thua kém gì so với tôm hùm. Tuy nhiên, loại tôm này sẽ không được đánh bắt nhiều vì chúng sống ở mực nước sâu và chúng chỉ được vài phút là chết liền, do đó cần phải ướp lạnh và ăn ngay.
4. Tôm gõ mõ
Tôm gõ mõ hay còn được ngư dân vùng biển gọi là tôm súng, tôm pháo. Chúng có cặp càng bất đối xứng, một bên càng to và một bên càng nhỏ tạo nên một đặc điểm riêng biệt hơn so với các dòng tôm khác. Điều kỳ diệu ở đây là hai chiếc càng có thể đảo ngược lại cho nhau. Nếu chiếc càng to chẳng may bị mất thì nó sẽ tái sinh thành càng nhỏ và chiếc càng nhỏ sẽ phát triển thành càng to. Tôm gõ mõ tận dụng chiếc càng to trang bị thành "khẩu súng" để săn mồi và hạ gục đối thủ một cách hoàn hảo.
Tôm gõ mõ có một chiếc càng to và một chiếc càng nhỏ
Trên thế giới có ít nhất 38 chi với tổng cộng khoảng 600 loài thuộc họ tôm gõ mõ. Chúng sống chủ yếu trong các hang đào như các rạn san hô, các thảm tảo biện và các rạn hàu, các vùng biển nhiệt đới, ôn đới,... Khi loại tôm này tụ tập thành bầy lớn chúng có thể tạo ra những âm thanh làm nhiễu loạn các thiết bị liên lạch bằng sóng diêu âm dưới nước, thậm chí phá vỡ bình thủy tinh. Trong các loại tôm biển thì đây là "phạm nhân" chính gây ra sự ồn ảo trong lòng đại dương với âm lượng khoảng 200 decibel.
Tôm gõ mõ chuyên ăn xác thối, mạnh vụn dưới đáy biển và chỉ dài khoảng 5 cm. Đây là loài tôm hiếm gặp.
ĐỌC THÊM >> Đặc điểm sinh học của tôm sú
5. Tôm bộp
Tôm bộp cũng là một trong những loại tôm biển được các bà mẹ bỉm sữa lựa chọn để nấu cháo cho con.Tôm có  mình tròn, thân trắng, đầu nhỏ, thịt có vị ngọt và dai. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tôm bộp ở các vùng ven biển từ Bắc vào Nam. Cũng giống với tôm rảo, tôm bốp đẻ trứng quanh năm ở đâu sâu 20 m, xa bờ và ở nhiệt độ và độ mặn thích hợp.
Tôm bộp là một trong các loại tôm biển xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hàng ngày
Tôm bộp có chứa nhiều sắt và canxi hơn những loại tôm khác, rất thích hợp chế biến mon ăn bổ dưỡng cho bà bầu, trẻ nhỏ và người già. Tôm thường có kích cỡ khoảng 50 con/ kg, giá thành hợp lý.
6. Tôm bọ ngựa
Tôm bọ ngựa hay còn được gọi với các tên gọi khác như "bề bề, tôm tít, tôm tích" - Đây là loại hải sản thân dài, lưng có nhiều đốt, màu sắc của tôm khá đa dạng từ xanh lục, đen nhạt đến hồng, trắng đục, đầu có nhiều gạch đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Thịt tôm bọ ngựa ăn rất ngon, thịt ngọt dai và đậm đà, cũng không quá mặn.
Cứ trong 100 gram tôm bọ ngựa thì có tới 60% lượng đạm, cung cấp cho cơ thể các loại Vitamin A, Vitamin B1, chất sắt, hàm lượng Omega 3,  Omega 6,... tốt cho sức khỏe con người, ngăn ngừa bệnh ung thư, chống các bệnh về tim mạch, viêm khớp và đột quỵ.
Tôm bọ ngựa biển có nhiều màu sắc khác nhau, đây một ví dụ 
Vào mùa hè, chúng ta có thể thưởng thức món gỏi tôm cuốn thịt heo ăn kèm với rau sống cùng bát nước chấm chua cay sẽ đem lại cảm giác lạ miệng, không ngấy, mà còn cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai làm việc.
Trên đây là những chia sẻ của Dr.Tom về đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của các loại tôm biển như tôm rảo, tôm rồng, tôm càng biển, tôm gõ mõ, tôm bộp, tôm bọ ngựa. Hãy để bình luận vào khung bên dưới những gì bạn biết về các loại tôm này nhé!
CÙNG DR.TOM KHÁM PHÁ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM HÙM XANH
youtube
Tìm kiếm liên quan: Các loại tôm biển, tôm he, tôm đất, tôm càng xanh, tôm sắt, tôm đồng
Coi bài nguyên văn tại : Tìm hiểu về các loại tôm rảo, tôm rồng, tôm càng biển, tôm gõ mõ, tôm bộp, tôm bọ ngựa
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Kỹ thuật nuôi tôm trên cát đem lại lợi nhuận cao
Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát tại các khu vực ven biển đang có bước phát triển vượt bậc, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân vùng ven biển, đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Theo Tổng cục Thủy sản, mô hình nuôi tôm trên cát sẽ là hướng đi bền vững trong tương lai cho cả một vùng kinh tế biển tiềm năng.
Tại các khu vực ven biển, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã được áp dụng và đem lại hiệu quả to lớn, giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội, việc nuôi tôm trên cát với quy mô lớn vẫn còn tiềm ẩn một số tác động tiêu cực dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái.
Thực trạng nuôi tôm trên cát tại Việt Nam
Theo kết quả thống kê, khu vực miền Trung có bờ biển kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với tổng diện tích đất cát khoảng 100.000 ha. Từ năm 2000, kỹ thuật nuôi tôm trên cát đã được ứng dụng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cư dân vùng ven biển tại nơi đây.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại Thừa Thiên Huế
Trong thời kỳ đầu, mô hình nuôi tôm thẻ trên cát gặp phải nhiều khó khăn như chi phí đầu tư lớn, giá thành sản xuất cao, khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm,... Cho đến giai đoạn 2010 - 2016 người dân đã biết áp dụng dụng kỹ thuật mới như nuôi tôm thâm canh ít nước, mật độ cao, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học, tái sử dụng nước, áp dụng công nghệ Biofloc,... nên mô hình nuôi tôm trên cát ngày càng được mở rộng.
Tại Hà Tĩnh, các tổ chức, cá nhân đã phát triển mô hình nuôi tôm trên cát, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang thâm canh. Tổng kết năm 2018, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Hà Tĩnh (450 ha) tăng 10% so với năm 2017.
Một hộ nuôi tại Nghệ An cho biết: "Nuôi tôm trên cát cần phải lựa chọn con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học chất lượng, thân thiện với môi trường thì mới giúp tôm sinh trưởng, phát triển tốt. Đặc biệt, các hộ nuôi cần phải đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm".
Tại tỉnh Nghệ An, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát cũng được áp dụng rộng rãi với diện tích 130 ha. Trong năm 2018, sản lượng tôm thu hoạch là 1.500 tấn, chủ yếu là hình thức nuôi tôm trên cát lót bạt. Nhiều hộ nuôi có lợi nhuận lớn từ 700 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm.
Mặc dù việc nuôi tôm trên cát mang lợi nhuận cao cho người dân nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì phải cần có vốn đầu tư lớn. Ví dụ điển hình, ở xã Hải Ninh - Quảng Ninh có nhiều hộ nuôi đi thuê đất nuôi tôm có thời hạn nên gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, tại Quảng Xuân, Quảng Thọ nhiều hộ nuôi đào cát, phủ bạt, bơm nước biển để nuôi tôm thẻ trên cát và xả thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Chưa kể, có nhiều cơ sở nuôi tôm trên cát chưa thật sự chú trọng đến việc mua giống chất lượng từ các thương hiệu uy tín, không được kiểm dịch đầy đủ, chất lượng kém nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất khó kiểm soát.
Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát đúng chuẩn
Để áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát thì đầu tiên người nuôi cần phải xây dựng ao tại các địa điểm được quy hoạch hoặc các vùng được cấp đất có thẩm quyền cho phép, cách xa dân cư và cần thực hiện theo các yêu cầu sau đây:
1. Chuẩn bị ao nuôi tôm trên cát
-- Thiết kế ao với độ sâu của nước khoảng 1,5 - 2m, độ rộng bờ ao là 2m
-- Lót bạt HDPE quanh bờ và đáy ao
-- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy trình
-- Thiết kế đường ống D114 - D200 mm để dễ dàng cấp/ thoát nước cho ao tôm.
-- Xây dựng hệ thống xi phong đáy ao
-- Lắp đặt quạt nước, sủi khí cho ao
+> Ao mới xây dựng: tiến hành bơm nước vào ao, rửa sạch bạt, sau đó tháo cạn nước cho ao nuôi
+> Ao từ vụ trước: tiến hành nạo vét hết những cặn bã, bùn dơ đưa vào xử ý. Sau đó, rửa sạch ao và tháo cạn nước.
Ao nuôi tôm trên cát cần được phủ bạt, có lưới che chắn thì càng tốt
2. Xử lý nước trong nuôi tôm thẻ trên cát
Nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo sạch, đã được diệt khuẩn và cần phải được cấp qua lưới lọc có kích thước nhỏ để đảm bảo không có các loại ấu trùng, giáp xác vào ao tôm. Tiến hành xử lý nước bằng Chlorine theo liều lượng khuyến cáo từ Dr.Tom, sau đó sục khí từ 2 - 4 ngày.
Nước nuôi tôm sử dụng nguồn nước ngọt từ giếng khoan tại chỗ kết hợp với nguồn nước biển được trao đổi với đại dương.
Hình ảnh màu nước của từng ao
3. Gây màu nước cho ao tôm
Gây màu nước là bước quan trọng quyết định đến thành quả của vụ nuôi. Màu nước tốt phải có màu vàng xanh. Quý bà con có thể thực hiện gây màu nước bằng các loại phân vô cơ, chế phẩm sinh học hoặc lên men nguyên liệu.
Lưu ý rằng, màu nước lên đẹp nhất khi được thực hiện trong thời tiết nắng ấm kéo dài khoảng 5 ngày. Nếu màu nước trong ao không đạt chuẩn vàng xanh thì không được thả giống.
Sau khi gây màu nước cho ao tôm người nuôi cần phải thực hiện các công tác kiểm tra các chỉ tiêu theo đụng quy định trong bảng dưới đây:
BẢNG CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM
Chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng Độ mặn 15 - 30 0,5 - 45 Nhiệt độ 25 - 32 16 -43 pH 7,5 – 8,5 6 - 10 Độ kiềm (mg/l) 80 - 150 60 - 200 Oxy hòa tan (mg/l) 4 - 7 3 - 7 NH3 (mg/l) < 0,1 < 0,2 H2S (mg/l) < 0,01 < 0,03 Độ trong (cm) 20 - 30
4. Chọn giống nuôi tôm trên cát
Chọn giống trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát quyết định đến năng suất của vụ nuôi. Bà con cần phải tìm kiếm và lựa chọn những trung tâm cung cấp giống tôm thẻ, tôm sú uy tín và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Tôm giống cần phải khỏe, bơi ngược dòng, âm tính với các xét nghiệm PCR.
Cũng giống như mô hình nuôi tôm trong ao đất, ao lót bạt, tôm cần phải được ngâm trong túi chứa bỏ xuống ao nuôi khoảng 15 phút để tôm có thể thích nghi dần với môi trường nước ao. Mật độ thả khoảng 150 - 300 con/m2 còn tùy thuộc vào từng mô hình.
=> Lưu ý: Thả tôm vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh sốc nhiệt
Tham khảo ngay => Kỹ thuật chọn tôm giống tốt ngay tại trại tôm giống
5. Quản lý cho tôm ăn
Thức ăn cho tôm là các sản phẩm của các hãng thức ăn lớn có trong danh mục thông báo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết hợp với việc bổ sung thêm men vi sinh, Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp tôm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao năng suất.
Cho tôm ăn 3 - 5 cử/ngày, thường xuyên kiểm tra lượng ăn của tôm bằng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi. Mỗi hộ nuôi hãy trang bị cho mình một cuốn nhật ký cho ăn để có thể dễ dàng theo dõi và tính lượng thức ăn phù hợp.
Trộn các loại men vi sinh vào thức ăn giúp tôm tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.
VIDEO TRỘN MEN VI SINH VÀO THỨC ĂN CHO TÔM THẺ
youtube
6. Quản lý môi trường ao nuôi
Các chỉ tiêu môi trường như độ pH, độ mặn, nhiệt độ, oxy hòa tan cần phải tuân thủ theo đúng bảng trên. Mỗi hộ nuôi nên trang bị các dụng cụ đo lường để hàng ngày kiểm tra và theo dõi một cách chính xác nhất. Định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học có lợi cho môi trường nước ao nuôi.
7. Phòng và điều trị dịch bệnh trên tôm
Hiện nay, điều kiện khí hậu diễn biến thất thường, nguồn nước bị ô nhiễm, con giống kém chất lượng, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Do đó, bà con cần phải có các biện pháp phòng và trị bệnh để "ứng biến" kịp thời với những rủi ro có thể xảy ra.
-- Sử dụng bộ 3 đĩa thạch TCBS, Marine, MRS nhằm quản lý và phân tích các loại vi khuẩn có lợi và có hại cho ao nuôi.
Sử dụng bộ 3 đĩa thạch hàng ngày để kiểm đếm, quản lý vi khuẩn có lợi và có hại trong ao tôm
=> Xem thông tin chi tiết bộ 3 đĩa thạch sử dụng trong nuôi tôm => TẠI ĐÂY
-- Định kỳ xét nghiệm PCR bằng máy Pockit Micro Plus hoặc máy Pockit Xpress để chẩn đoán các bệnh thường gặp trên tôm. Các hộ nuôi đơn lẻ có thể góp tiền như kiểu hợp tác xã để cùng sở hữu 1 chiếc máy PCR thuận tiện cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Máy xét nghiệm Pockit Xpress xét nghiệm ngay tại ao nuôi cho kết quả chỉ trong 1 giờ đồng hồ
=> Thông tin chi tiết về máy Pockit Xpress xem => TẠI ĐÂY
-- Khi phát hiện tôm có các dấu hiệu của bệnh, xét nghiệm PCR cho kết quả DƯƠNG tính thì hãy liên hệ ngay cho chuyên gia Dr.Tom, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con quy trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
8. Thu hoạch
Trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát, tôm thương phẩm thường đạt kích cỡ < 100 con/kg. Lúc này, bà con tiến hành thu hoạch với những bên mua uy tín, có ký kết hợp đồng rõ ràng về chất lượng, số lượng của tôm
9. Xử lý nước thải nuôi tôm
Để mô hình nuôi tôm trên cát phát triển bền vững thì việc xử lý nước thải vô cùng quan trọng và cần thiết. Mỗi khu vực cần phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc xử lý cần phải được tiến hành đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao.Tại nhiều địa phương, các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã thành công khi áp dụng biện pháp thay nước và xử lý nước liên tục, kết hợp với việc gom chất thải xả đáy nên hạn chế được tình trạng xả thải ra bên ngoài.
Tuy nhiên, có nhiều hộ nuôi tại Nghệ An phản hồi rằng: "Mặc dù có nhiều cơ sở nuôi đã có ý thực xử lý nước thải nuôi tôm theo đúng quy định nhưng có nhiều hộ nuôi khác không quan tâm vấn đề này, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, thiếu liên kết giữa các vùng nuôi với nhau. Do đó, các Ban Ngành cần phải quyết liệt xử lý những trường hợp không tuân thủ."
Những ưu, nhược điểm của kỹ thuật nuôi tôm trên cát
Mô hình nuôi tôm trên cát vừa đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng chứa nhiều tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường
1. Nuôi tôm trên cát với các ưu điểm
+> Bờ biển kéo dài, khả năng mở rộng diện tích lớn
+> Quá trình cải tạo ao diễn ra dễ dàng, tốn ít thời gian hơn so với ao nền đất
+> Có thể nuôi tôm thâm canh mật độ cao với ít rủi ro
+> Tận dụng được các khu đất hoang vốn không sử dụng được
+> Chủ động về màu vụ (từ 2 -3 vụ/năm) đem lại hiệu quả kinh tế cao
2. Nuôi tôm trên cát với những nhược điểm
+> Vào mùa khô lượng nước ngọt thiếu để cung ứng, gây thiếu nước cho ao tôm.
+> Chi phí để đầu tư, xây dựng hệ thống ao lót bạt hơi cao, đặc biệt là khâu bơm nước mặn từ biển vào và nước ngọt đào từ giếng sâu hơi phức tạp.
+> Nuôi tôm trên cát còn tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Để có thể phát triển mô hình nuôi tôm trên cát một cách bền vững thì các bà con hãy nâng cao ý thức, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi lân cận chấp hành đúng các quy định của nhà nước về xử lý nước thải, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tránh trường hợp mạnh ai người đấy làm.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về kỹ thuật nuôi tôm trên cát sẽ giúp nhiều hộ nuôi cũng như các doanh nghiệp nuôi tôm ven biển có kiến thức, ứng dụng vào thực tế đem đến lợi nhuận cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển nuôi tôm công nghiệp bền vững. Dr.Tom sẽ cùng đồng hành cùng người nuôi, chung tay đem đến những giải pháp "Nuôi tôm an toàn", giúp bà con trúng mùa - trúng giá.
Tìm kiếm liên quan:
- Nuôi tôm thâm canh
- Nuôi tôm công nghiệp
- Nuôi tôm mật độ cao
Coi thêm tại : Kỹ thuật nuôi tôm trên cát đem lại lợi nhuận cao
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
Ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm đang ở mức báo động, đe dọa sự sống của rừng phòng hộ, tiềm ẩn sự bùng phát dịch bệnh trên tôm và tác động xấu đến đời sống sản xuất của người dân. Việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết mà bà con cần phải quan tâm.
Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, các ao nuôi mọc lên như nấm tại khu vực "Đồng bằng sông Cửu Long" và các vùng ven biển, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, ý thức của người dân về việc sử dụng hóa chất độc hại, kháng sinh, quản lý ao nuôi chưa được cao, quy trình xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp chưa được quan tâm nên dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường nuôi tôm, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
Tại Việt Nam, các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm trên cát,... đang được đẩy mạnh và đem lại lợi nhuận "khủng" cho nhiều doanh nghiệp. Liên tục vào đầu năm 2018, tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết hàng loạt trên cả nước do ô nhiễm môi trường nước đã gây thiệt hại không hề nhỏ cho người dân.
Theo số liệu thống kê vào đầu năm 2019, Hà Tĩnh có khoảng 6.793 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trên tổng số 17.975 cơ sở. Chỉ tính mô hình nuôi tôm trên cát có tới 91 tổ chức/ cá nhân, vùng nuôi lớn nhất tập chung ở các huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Trong đó chủ yếu là các cơ sở nuôi tôm công nghiệp nhỏ lẻ, chưa có hệ thống xử lý nước thải, tiềm ẩn những nguy cơ cho nguồn nước.
Hình ảnh nước thải nuôi tôm thải trực tiếp ra kênh ngòi 
Tại Cái Nước, một số hộ nuôi chủ quan, thiếu trách nhiệm thường xuyên bơm xả nước thải nuôi tôm ra sông rạch mà không qua xử lý để tiêu diệt mầm bệnh, điều này không những làm ô nhiễm nguồn nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan đến các hộ nuôi lân cận.
Thực tế cho thấy, việc mở rộng nhiều mô hình nuôi tôm cùng với kỹ thuật nuôi không cao đã tác động xấu đến môi trường, thiếu các giải pháp xử lý nước thải đã gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước và quay lại làm hại chính người nuôi tôm.
Nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm, nhưng phần lớn là do những tác động của con người gây ra. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao và thải ra môi trường bên ngoài mà không được xử lý triệt để. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh thì có tới 15 - 20% lượng thức ăn được sử dụng để phát triển mô động vật, 15% tổng lượng thức ăn dư thừa và chỉ có 45% được sử dụng vào quá trình sinh trưởng của tôm. Phần lớn các loại thức ăn, hợp chất dư thừa tích tụ dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi và phát triển.
Thức ăn dư thừa là nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm
Mặt khác, trong nước nuôi tôm còn chứa dư lượng các loại chất kháng sinh, hóa chất, thuốc trị bệnh tôm,... đã được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài đã mang theo một lượng lớn hợp chất ni tơ photpho và các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.
Qua cuộc rà soát của cơ quan chức năng: Tại Hà Tĩnh, tình trạng lạm dụng các loại hóa chất độc hại, không xây dựng công trình xử lý chất thải tại các hộ nuôi đang diễn ra phức tạp.
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh cũng cho biết: Nhiều hộ nuôi tôm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh để điều trị bệnh tôm không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều hộ nuôi bơm bùn thải ao tôm trực tiếp ra các kênh nội đồng, thải nước trực tiếp ra các kệnh thủy lợi hoặc ra biển khiến dịch bệnh lây lan, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chất thải chủ yếu là bùn thải chứa phân thủy sản, thức ăn dư thừa, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng, vôi,...
XEM NGAY => Chất thải hữu cơ trong ao tôm xử lý sao cho hiệu quả?
Nước thải ao nuôi tôm được thải trực tiếp ra kênh ngòi không có hệ thống xử lý nước thải
Một số nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm khác có thể kể đến như:
+> Do váng dầu và các chất thải sinh hoạt từ cảng
+> Chất thải từ các khu đô thị
+> Kim loại nặng trong nước gây ra
+> Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch trên biển
+> Các vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng cát, đá,..
Ngoài các nguyên nhân do con người gây ra thì yếu tố môi trường tự nhiên cũng "góp sức" tạo nên ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm như mưa bão, lũ lụt, sạt nở đất, xác chết sinh vật,....
Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm
Tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm công nghiệp nói riêng. Người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước triệt để trước khi bơm xả ra môi trường bên ngoài. Các cơ quan chức năng nên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục Luật bảo vệ môi trường, xử lý nghiệm ngặt những trường hợp vi phạm nhằm răn đe ý thức của người dân, giúp ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển bền vững.
Tại Khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 179, ngày 14/11/2014 Chính phủ có quy định: Phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng đối với những hành vi xả thải, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không tuân theo đúng quy định của pháp Luật về bảo vệ môi trường.
Nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ Biofloc
Dr.Tom khuyến khích bà con nên áp dụng các quy trình "Nuôi tôm an toàn sinh học" nói không với kháng sinh, vừa giúp tôm sạch bệnh vừa có thể bảo vệ môi trường. Trong suốt quá trình nuôi nên lưu ý các yêu cầu sau:
+> Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình
+> Xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi đưa vào ao lắng và cấp nước qua lưới lọc để loại bỏ tạp chất.
+> Nuôi tôm mật độ vừa phải
+> Quản lý thức ăn hợp lý, không cho ăn quá nhiều gây dư thừa
+> Sử dụng các loại thiết bị đo nhằm kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi
+> Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp
+> Tiến hành Xi phong đáy thường xuyên
+> Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học Bottom - Up phân hủy hợp chất hữu cơ dưới ao
Chế phẩm sinh học chuyên dùng cho ao nuôi thủy sản Bottom - Up
Ngoài ra, các doanh nghiệp, hộ nuôi cần phải tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại và quản lý chuyển giao chất thải đúng quy định, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung,...
Hóa chất xử lý nước Chlorine Aquafit - Xử lý nước cấp ao nuôi tôm
Sử dụng Chlorine là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm nước nuôi tôm một cách hiệu quả. Chlorine có khả năng diệt khuẩn, virus, tảo độc, phiêu sinh vật có trong nước, đồng thời có khả năng oxy hóa các vật chất hữu cơ. Sản phẩm được sử dụng trong xử lý nguồn nước cấp với liều lượng khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng, độ pH, nhiệt độ, hàm lượng vật chất hữu cơ,... mà liều lượng sử dụng Chlorine là khác nhau.
Hóa chất xử lý nước cấp cho ao tôm - Chlorine Aquafit
=> Thông tin chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Tại tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi đã triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm bằng cách chọn bị trí nuôi nằm trong vùng quy hoạch; cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ tiêu chuẩn; Ao nuôi lót bạt và được bố trí trong nhà lưới tránh chim chóc, hạn chế dịch bệnh; Hệ thống xử lý nước thải tập chung, áp dụng công nghệ tiên tiến.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm là nước quan trọng giúp cho ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển bền vững. Việc làm này cần phải có thời gian và sự góp sức giữa các Ban Ngành và ý thức của người dân tại các địa phương.
Xem thêm nhiều bài viết tại website: drtom.vn
Tìm kiếm liên quan:
- Nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường
- Chất thải trong nuôi trồng thủy sản
- Chất thải hữu cơ trong nuôi tôm
- Xử lý nước thải nuôi tôm
Đọc nguyên bài viết tại : Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp
Ngành nuôi tôm công nghiệp đã và đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên, phần lớn là hình thức nuôi tôm nhỏ lẻ theo hộ gia đình, không có hệ thống xử lý nước thải, gây ra các hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh tràn lan khó có thể kiểm soát được. Với các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi giải quyết được những vấn đề này.
Lợi ích kinh tế từ nuôi tôm công nghiệp
Tôm được coi là một loại động vật có giá trị dinh dưỡng cao, chúng có chứa nhiều Protein, Vitamin, Photpho, Kali, Magie, một phần chất béo cần thiết cho cơ thể con người. Chính vì thế mà nhu cầu về tôm ngày càng tăng cao, các đầm nuôi tôm mọc lên như nấm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Trong năm 2018, sản lượng tôm xuất khẩu tôm đông lạnh đang chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Ngành nuôi tôm công nghiệp đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
Trước tình hình này, các khu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhưng hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp không được đầu tư bài bản đã gây những hệ lụy không hề nhỏ đến môi trường xung quanh.
Những ảnh hưởng của nước thải nuôi tôm công nghiệp
Việc xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp là việc cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, bởi  lẽ chúng đã và đang đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhất là các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hộ nuôi tự xây đầm nhưng không có hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp chuyên biệt, khiến các chất thải hữu cơ, các loại thuốc bị xả thẳng ra nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.
Hình ảnh nước thải ao tôm đổ thẳng ra biển bốc mùi hôi thối
Lượng chất thải hữu cơ trong ao tôm có nguồn gốc từ các loại thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,... Nước thải ao nuôi tôm mang theo một lượng lớn các loại hợp chất Nitơ, photpho, các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Bên cạnh đó, sự có mặt của các loại chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm tăng BOD, COD, khí độc trong lưu vực tự nhiên.
Hành động xả nước thải ao nuôi tôm công nghiệp ra kênh rạch mà không được xử lý sẽ làm môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tiếp và liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây những rủi ro ngoài ý muốn cho ngành công nghiệp nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.
Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm từ khâu đầu vào như kiểm soát chất lượng thức ăn, thuốc tôm,... đến các khâu xử lý nước thải đầu ra và phối hợp hòa trộn với quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đúng kỹ thuật.
1. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng cá rô phi
Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm ở phương pháp này cũng dễ thực hiện, chúng ta cần phải thiết kế một hệ thống bể lọc, hai ao nuôi cá rô phi, một ao cỏ rong. Quy trình sẽ được thực hiện như sau:
-- Nước thải sau khi xi phong từ ao nuôi ra ngoài sẽ được bơm vào bể lọc nhằm tách các hợp chất hữu cơ và sau đó đi xuống ao nuôi cá rô phi 1. Tại ao này các chất thải hữu cơ tiếp tục được cá rô phi ăn và các chất lơ lửng sẽ được lắng thêm lần nữa. Tiếp theo, nước thải sẽ được xuống ao nuôi cá rô phi 2 thực hiện giống với ao 1. Khâu cuối là nước từ ao 2 sẽ được đi qua cống sang ao cỏ rong. Tại đây các loại thực vật và hệ vi sinh vật sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng, ngăn lại tất cả các chất rắn, lơ lửng và hạn chế tảo phát triển.
Ngoài ra, bà con cũng có thể nuôi cá rô phi trực tiếp trong các ao tôm. Các loại chất thải hữu cơ sẽ được làm thức ăn cho cá rô phi, giảm ô nhiễm môi trường xung quanh.
2. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết
Tại khu vực Đầm Dơi - Cà Mau đã có nhiều hộ nuôi thử xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết và đem lại hiệu quả hơn cả mong đợi. Sò huyết được nuôi trực tiếp trong ao có tác dụng như một loại  máy sinh học, có khả năng giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du, nên được ứng dụng trong phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp.
Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng sò huyết
Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết cần 1 rãnh lắng bùn và thêm một ao xử lý, một ao chứa. Quy trình diễn ra như sau:
-- Nước thải từ ao nuôi tôm sẽ được bơm vào ao nuôi có mật độ sò huyết là 80 con/ m2 trong 15 ngày, sau đó chuyển sang ao chứa. Ao chứa có thả cá rô phi và cá vược để tăng hiệu quả xử lý nước thải nuôi tôm. Mô hình này sẽ giúp người nuôi thu lợi nhuận từ việc nuôi sò huyết mà vẫn có thể xử lý được tình trạng nước thải ao nuôi tôm một cách hiệu quả.
3. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng Aquafic - Chlorine
Aquafit hay còn có tên gọi khác là Chlorine với công thức hóa học Ca(OCl)2 tồn tại ở dạng vảy màu trắng, dễ tan trong nước, khi tan sẽ giải phóng một lượng khí Clo làm nước có mùi hắc.
Xử lý nước thải thủy sản, nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt bằng Aquafit
Chlorine được sử dụng trong xử lý nước nuôi tôm công nghiệp đảm bảo các yếu tố hiệu quả - tiết kiệm chi phí - thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Chlorine còn được sử dụng để xử lý nước bể bơi, nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt gia đình,...
Sử dụng Chlorine trong xử lý nước thải nuôi tôm còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh, tảo độc, cá tạp và giáp xác trong nguồn nước.
=> Xem thông tin chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Liều lượng khuyến cáo:
-- Khử trùng dụng cụ, bể nuôi: 100 - 200 ppm
-- Xử lý cải tại đáy ao: 50 - 100 ppm
-- Xử lý nước thải ao nuôi tôm: 20 - 30 ppm
-- Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,1 - 0,2 ppm
-- Xử lý bệnh do vi khuẩn 1 - 3 ppm
Lưu ý: Chỉ nên dùng Chlorine xử lý nước thải nuôi tôm công công nghiệp hay nguồn nước cấp. Tuyệt đối không được sử dụng khi nước ao có nhiều chất hữu cơ. Khi đã sử dụng Chlorine không được sử dụng bất cứ loại hóa chất diệt khuẩn nào khác như BKC, Formaline....
Việc sử dụng liều lượng Chlorine cần theo hướng dẫn chỉ đạo từ chuyên gia, nên sử dụng cân đối, nếu quá liều lượng có thể gây độc cho tôm cá. Liều lượng Chlorine còn phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ và độ pH của nước.
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp như mô hình sử dụng cá đối, ốc đinh, công nghệ lọc nước thông minh,... Các phương pháp này cần được nhân rộng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước một cách triệt để, đồng thời góp phần cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm công nghiệp tại Việt Nam.
Xem thêm bài viết tại website => Drtom.vn
Tìm kiếm liên quan:
- Cách làm bể lọc nước nuôi tôm
- Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
- Công nghệ lọc nước nước nuôi tôm
- Xử lý nước nuôi tôm
Coi nguyên bài viết ở : Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Chất thải hữu cơ trong ao tôm xử lý sao cho hiệu quả?
Chất thải hữu cơ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Do đó, việc quản lý chất thải hữu cơ trong ao tôm luôn được người nuôi chú trọng nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.
Chất thải hữu cơ xuất hiện trong ao nuôi tôm sú, tôm thẻ
Ở nước ta, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng song song với đó người nuôi cũng gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm. Do đó, bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại và cách xử lý chất thải hữu cơ trong nuôi tôm để người nuôi cùng biết nhé!
Nguyên nhân xuất hiện chất thải hữu cơ trong ao tôm
Chất thải hữu cơ trong nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả về tác động tự nhiên lẫn tác động từ con người, cụ thể:
-- Dòng chảy của nước làm cho đất ao bị xói mòn
-- Đất bờ ao bị rửa trôi
-- Thức ăn tôm dư thừa tích tụ dưới đáy ao
-- Phân tôm thải ra môi trường ao nuôi
-- Xác chết của nhiều loại phiêu sinh vật
-- Cặn bã dư thừa của các loại vôi và khoáng chất
-- Các chất lơ lửng có trong nguồn nước cấp
Thức ăn dư thừa là nguồn gốc hình thành chất thải hữu cơ trong nuôi tôm
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong ao nuôi thâm canh thì lượng thức ăn dư thừa và phân tôm là các loại chất thải hữu cơ gặp nhiều nhất trong ao. Có tới 64% tổng đạm và 77% tổng lân từ thức ăn được thải ra môi trường nước ở dạng hòa tan và không hòa tan.
Những hệ thống ao nuôi có năng suất cao thì lượng chất thải hữu cơ sẽ tích tụ càng nhiều, cho nên người nuôi cần phải có sự quản lý chặt chẽ sự tồn lưu các chất thải hữu cơ trong ao.
Những tác hại tiềm ẩn của chất thải hữu cơ trong ao tôm
1. Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển
Đối với ao đất, khi lượng chất thải hữu cơ tích lũy nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển. Lúc này, các loại tảo lam sẽ phát triển mạnh thay thế cho các loại tảo có lợi (tảo silic) gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước ao nuôi.
2. Tích lũy khí độc trong ao nuôi
Chất thải hữu cơ trong ao tôm sẽ làm ra tăng nồng độ khí NH3 và H2S trong ao nuôi tôm. NH3 sinh ra do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy đạm có trong chất thải hữu cơ ở điều kiện thiếu khí và yếm khí. H2S sinh ra từ các chất thải hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí.
Nếu H2S hiện diện trong ao nuôi với nồng độ cao, chúng ta có thể nhận biết bằng đặc điểm có mùi trứng thối gây độc cho tôm và làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào cuối chu kỳ.
3. Giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao
Hàm lượng oxy hòa tan trong ao đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm nuôi. Nếu ao có chất thải hữu cơ cao thì sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao. Bởi vì, quá trình phân hủy chất thải phải cần một lượng oxy hòa tan vừa đủ.
4. Ô nhiễm môi trường
Nguồn chất thải hữu cơ trong ao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường ao nuôi và có thể gây ô nhiễm môi trường khi nước thải rò rỉ ra bên ngoài.
5. Gây bệnh cho tôm
Chất lượng nước suy giảm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm nuôi như giảm ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém. Ngoài việc phát sinh ra khí độc, giảm hàm lượng oxy thì chất thải hữu cơ còn là nguyên nhân gây bệnh tôm. Một số bệnh thường gặp trên tôm như: bệnh đen mang, mang tôm bị teo, mòn đuôi, cụt râu,... Tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn, yếu dần, thậm chí gây chết nếu không khắc phục kịp thời.
Chất thải hữu cơ gây bệnh đen mang trên tôm
Chất thải hữu cơ trong ao tôm xử lý sao cho hiệu quả?
Giải pháp đơn giản để xử lý chất thải trong ao nuôi là tiến hành thay nước kết hợp với sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ. Lúc này, các chất dinh dưỡng dư thừa, tảo và các chất ô nhiễm sẽ được loại bỏ ra khỏi ao và thay thế bằng nguồn nước mới tốt hơn.
Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ - Bottom - Up
Bottom - Up là dòng vi sinh được sử dụng xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm một cách hữu hiệu. Sản phẩm giúp phân hủy thức ăn dưa thừa đồng thời cải thiện vi sinh có lợi trong nền đáy ao giúp giảm sự phát triển của các loại vi sinh và ký sinh trùng gây hại. Dr.Tom khuyến khích người nuôi sử dụng Bottom - Up định kỳ với liệu lượng 1 gói đã ủ cho 3000 m3 nước. Xem chi tiết cách sử dụng Bottom - Up => TẠI ĐÂY.
VIDEO Ủ MEN VI SINH TẠT AO TÔM
youtube
=> Lưu ý: trong quá trình nuôi, bà con cần phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
-- Cải tạo ao thật kỹ trước khi thả bằng việc rải vôi, phơi đáy, loại bỏ giáp xác,....
-- Quản lý sự xói mòn do dòng chảy bằng việc gia cố bờ chắc chắn, đặt hệ thống quạt nước phù hợp sao cho dòng chảy phải thu gom được chất thải tại khu vực giữa ao.
-- Quản lý thức ăn vừa phải, chọn thức ăn chất lượng, cho tôm ăn bằng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất.
-- Quản lý tốt màu nước ao nuôi bằng việc bổ sung vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học và các loại phân để duy trì sự phát triển của các loại tảo có lợi trong ao tôm.
-- Chọn nguồn nước cấp thích hợp, ít tạp chất, không có tảo và có độ mặn thấp.
-- Tạo hố xi phong và tiến hành xi phong đáy ao thường xuyên để loại bỏ chất thải hữu cơ trong nuôi tôm một cách an toàn.
Dr.Tom khuyến cáo người nuôi nên lót bạt để hạn chế tình trạng tích tụ chất thải hữu cơ dưới đáy ao. Bên cạnh đó, cần đầu tư hệ thống ao lắng, ao lọc nước trước khi cấp nước vào ao nuôi.
Hy vọng với những chia sẻ về chất thải hữu cơ trong ao tôm sẽ giúp người nuôi có thêm kiến thức và ứng dụng vào việc quản lý chất thải một cách hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần hỗ trợ trực tiếp xin vui lòng liên hệ số HOTLINE 1900 2620 hoặc chat trực tuyến để nhận được sự phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia Dr.Tom.
Tìm kiếm liên quan:
- Tạo hố xi phong
- Xi phong đáy ao là gì
- Cách lót bạt đáy ao
- Hố xi phông
Coi bài nguyên văn tại : Chất thải hữu cơ trong ao tôm xử lý sao cho hiệu quả?
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Hiện tượng tôm nổi đầu: nguyên nhân, chẩn đoán và cách xử lý hiệu quả
Hiện tượng tôm nổi đầu, kéo đàn, tấp mé bờ vào buổi sáng khiến người nuôi lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người mới bước vào nghề. Xác định đúng nguyên nhân, phương thức chẩn đoán và cách xử lý tôm nổi đầu đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi dễ dàng khắc phục hiện tượng này.
Anh La Minh Tiến - Dr.Tom cho biết: "Hiện tượng nổi đầu trên tôm do nhiều nguyên nhân gây ra như sốc môi trường, thiếu oxy, tôm bị nhiễm EMS, hay thậm chí bệnh đỏ thân và đốm trắng cũng khiến tôm nổi đầu. Tùy vào từng nguyên nhân mà bà con có các cách cấp cứu tôm nổi đầu khác nhau. Chính vì thế mà việc xác định dấu hiệu, nguyên nhân, cách chẩn đoán là việc bắt buộc trước khi đưa ra cách xử lý hiệu quả nhất"
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tôm nổi đầu
Các dấu hiệu bệnh nổi đầu trên tôm cũng khá rõ ràng, chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường qua các biểu hiện như:
-- Tôm nổi đầu, kéo đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước
-- Tôm bỏ ăn, chậm lớn
-- Tôm chết rải rác, thậm chí chết hàng loạt vào buổi sáng
-- Màu sắc mang tôm thay đổi từ màu trắng ngà sang màu hồng
Những dấu hiệu nhận biết tôm nổi đầu
Nguyên nhân tôm nổi đầu trong ao nuôi
Hiện tượng tôm nổi đầu tuy không gây chết nhưng báo hiệu cho những rủi ro có thể xảy ra. Một số nguyên nhân tôm nổi đâu có thể kể đến như:
1. Thiếu Oxy hòa tan
Tôm nổi đầu vào sáng sớm hoặc 12h trưa khi mà hàm lượng oxy hòa tan ở mức quá thấp < 2ppm. Nguyên nhân khiến hàm lượng oxy hòa tan thấp là do sự phát triển quá mức của các loại tảo, quá trình quang hợp của tảo đã làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao. Ngoài ra, sự phát triển mạnh của sinh vật hiếu khí cũng làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
Tôm bị nổi đầu do thiếu oxy
Ao nuôi thiếu oxy hòa tan sẽ khiến tôm nổi đầu để lấy oxy hô hấp, tôm ăn ít hơn mọi ngày, dẫn đến tình trạng dư thừa thức ăn, tích tụ khí độc, giảm sức đề kháng trên tôm.
2. Khí độc trong ao
Sự xuất hiện của NH3, H2S, NO2, CH,... cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi đầu trên tôm. Khí độc trong ao tăng là do đáy ao tích tụ quá nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa. Những ao này thường có màu nước đậm, độ trong thấp, tôm không thể cư chú ở khu vực tầng giữa mà phải bơi lên mặt để tìm oxy để hô hấp.
3. Tôm bị nhiễm bệnh
Các bệnh thường gặp trên tôm như EMS, bệnh đỏ thân, bệnh đốm trắng cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm nổi đầu, kéo đàn, bỏ ăn, thậm chí chết hàng loạt nếu không điều trị kịp thời.
Tôm bị nhiễm EMS có dấu hiệu nổi đầu, tấp mé bờ và chết
Ngoài ra, hiện tượng tôm nổi đầu còn có thể do biến động các các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nắng mưa thất thường, tảo tàn, rong đuôi chuồn, sự thay đổi đột ngột của pH, độ trong,...
Cách chẩn đoán nguyên nhân tôm nổi đầu chính xác nhất
Người nuôi cần phải thực hiện chẩn đoán, xác đính chính xác nguyên nhân để có cách cấp cứu tôm nổi đầu một cách hiệu quả nhất.
Các bước chẩn đoán nguyên nhân tôm nổi đầu được diễn ra như sau:
-- Bước 1: Tiến hành đo hàm lượng oxy hòa tan trong ao bằng máy DO110 Horiba.
Máy đo hàm lượng oxy trong nước DO110 Horiba
-- Bước 2: Kiểm tra đáy ao, sử dụng bộ test Sera 9 chỉ tiêu để kiểm tra hàm lượng khí độc trong ao nuôi.
Bộ test các chỉ tiêu khí độc trong môi trường ao nuôi
-- Bước 3: Quan sát và kiểm tra hàm lượng tảo trong ao nuôi.
-- Bước 4: Sử dụng máy Horiba D.71G để đo độ pH trong ao xem đã ở mức ổn định hay chưa.
Máy đo pH, nhiệt độ trong nước Horiba D.71G
-- Bước 5: Xét nghiệm bệnh tôm bằng kỹ thuật PCR để kiểm tra xem tôm có bị nhiễm các bệnh EMS, bệnh đốm trắng, đỏ thân hay không.
Sử dụng máy Pockit micro Plus xét nghiệm bệnh trên tôm
Cách xử lý tôm nổi đầu đúng kỹ thuật
-- Hiện tượng tôm nổi đầu do hàm lượng oxy hòa tan thấp thì tăng cường chạy quạt nước, sục khí cho ao nuôi. Đồng thời tiến hành xi phong đáy ao, sử dụng chế phẩm sinh học Bottom - Up xử lý mùn bã hữu cơ dư thừa dưới đáy.
Chế phẩm sinh học Bottom - Up cách xử lý tôm nổi đầu hiệu quả
-- Đối với những ao có khí độc thì tiến hành thay nước mạnh để làm loãng nồng độ khí độc, đồng thời sử dụng các dòng vi sinh bacillus, nitrosomonas,... để cấp cứu tôm nổi đầu. Sau đó, đánh men vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao nhằm ngăn chặn khí độc xuất hiện trở lại.
-- Ao nuôi có tảo phát triển quá mức, nhiều rong thì cần phải diệt tảo sau đó sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao để giải quyết tình trạng xác tảo chết, đồng thời cấp cứu tôm nổi đầu một cách hiệu quả.
-- Trong trường hợp tôm bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đỏ thân hay bệnh đốm trắng trên tôm thì cần phải thực hiện ngay các biện pháp điều trị mà Dr.Tom đã chia sẻ ở các bài trước.
XEM NGAY => Cách phòng trị bệnh chết sớm (EMS) trên tôm
Cách phòng ngừa hiện tượng tôm nổi đầu
-- Quản lý lại lượng thức ăn, cho tôm ăn bằng sàng để điều chỉnh sao cho phù hợp.
-- Định kỳ thay nước cho ao, kiểm soát mật độ tảo sao cho phù hợp.
-- Xi phong đáy ao thường xuyên để loại bỏ các chất dư thừa trong ao.
-- Thả giống với mật độ vừa phải, không quá dày.
-- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học Sober - UP, Bottom - Up, Bac - Up để cải thiện môi trường nước, xử lý đáy ao nuôi.
-- Tăng cường Vitamin C, vi sinh, men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, chống lại được những thay đổi của môi trường ao nuôi.
-- Thiết kế hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp với diện tích ao nuôi, đảm bảo cung cấp hàm lượng oxy hòa tan cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Đảm bảo mức oxy > 4 pmm.
Video quạt nước, sục khí cho ao tôm
youtube
Hiện tượng tôm nổi đầu không khiến tôm chết ngay nhưng nó là tiền đề cho mầm bệnh phát triển. Nắm được các nguyên nhân và cách xử lý tôm nổi đầu trên đây sẽ giúp vụ nuôi thành công với những thắng lợi lớn. Mọi thông tin cần tư vấn về tôm vui lòng liên hệ trực tiếp số Hotline 1900 2620 hoặc chat trực tuyến để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia Dr.Tom.
Tìm kiếm liên quan:
Khắc phục tôm thiếu oxy
Tôm kéo đàn vào ban đêm
Cách nhận tôm thẻ bị thiếu oxy
Tôm chạy thành đàn
Tôm mới thả kéo đàn
Xem nguyên bài viết tại : Hiện tượng tôm nổi đầu: nguyên nhân, chẩn đoán và cách xử lý hiệu quả
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm cực kỳ đơn giản
Bên cạnh việc quản lý chất lượng con giống, thức ăn cho tôm, kiểm soát dịch bệnh,... thì việc xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.
Có thể người nuôi chưa biết, trong 5 năm trở lại đây khi mà nền kinh tế phát triển, dân số tăng chóng mặt, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn nước thải - khí thải đã trở nên ô nhiễm, môi trường ao nuôi liên tục phải tiếp xúc với nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, asen,... đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của tôm nuôi. Trước tình hình này, các chuyên đề nghiên cứu về phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều Quốc gia và nhiều tổ chức trên Thế Giới.
Kim loại nặng trong ao tôm
Kim loại nặng trong nước là những kim loại có khối lượng riêng từ 3,5 - 7 g/cm3, số nguyên tử cao, thể hiện tính chất kim loại ở nhiệt độ phòng.
Kim loại nặng trong nước có thể gây nguy hiểm cho động vật và con người
Kim loại nặng được chia làm 3 nhóm chính:
-- Các kim loại độc: Zn, Cu, CO, Hg, Pb, As, Ni,.....
-- Các kim loại quý: Pd, Au, Ag, Pt, ...
-- Các kim loại phóng xạ: Ra, Am, Th,...
Ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Trong quá trình nuôi tôm công nghiệp, cần phải cung cấp cho tôm một lượng kim loại thiết yếu để suy trì sự sống, nhưng nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép thì kim loại nặng sẽ tích lũy sinh học và gây độc cho tế bào. Bởi lẽ, kim loại nặng sẽ tương tác và làm biến đổi hình thành nên những Enzyme có khả năng phân hủy Protein, tăng sự tổng hóa protein dị thường gây độc cho tôm, cá, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.
Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước không chỉ trực tiếp do nước thải công nghiệp mà còn có thể do các nguồn gốc khác nhau như phân bón, thuốc trừ sâu, đốt rác,... Tại Việt Nam, các đường ống dẫn nước và cáo ngầm do đã quá cũ nên khả năng bị ăn mòn và gây ra ô nhiễm kim loại nặng vào môi trường nước rất cao.
Mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong nước phụ thuộc vào độ pH của nước. Tại các lớp bùn đáy của các ao nuôi, do quá trình sinh học thực vật bị phân hủy hay những loại chất hữu cơ dư thừa đã tạo ra mùn ảnh hưởng lớn đến tính chất của nước như tính bazơ, tính hấp thụ, tạo phức,... Trong khi đó, các kim loại nặng lại có khả năng tạo phức với các hợp chất hữu cơ có trong mùn, bởi vậy mà mùn chính là tác nhân mang kim loại trong nước ao nuôi tôm.
Bên cạnh đó, thức ăn và nguồn nước cũng là những tác nhân làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong ao tôm.
Hình ảnh cá chết do nước bị nhiễm kim loại nặng
Ảnh hưởng của kim loại nặng trong ao tôm, cá
-- Ao nuôi có hàm lượng kim loại nặng tăng cao sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển giai đoạn, giai đoạn Nauplius chuyển sang Zoea sẽ bị hao hụt nhiều, râu tôm bị đứt, gãy.
-- Tôm tích lũy một lượng lớn trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm thương phẩm, người tiêu dùng ăn phải có thể bị mắc các bệnh hiểm nghèo, thậm chí đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người.
-- Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng, có chứa kim loại nặng sẽ tích tụ ở ruột và vỏ tôm.
Bảng tính độc hại của kim loại nặng 
Các loại kim loại nặng trong ao tôm
Hình ảnh một số kim loại nặng trong nước nuôi trồng thủy sản
1. Kim loại nặng trong nước - Cadmium (Cd)
Cd là kim loại nặng được khám phá từ năm 1817, tôm hấp thụ Cd vào cơ thể thông qua gan tụy, vỏ, mang và các bộ phận khác. Ở hàm lượng thích hợp, Cd ít ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và lột xác của tôm. Hàm lượng Cd ở nước lợ và nước mặn khuyến cáo phải nhỏ hơn 9,3 mg/L.
2. Kim loại nặng trong ao tôm - Chì (Pb)
Chì là kim loại nặng trong nước được người nuôi quan tâm nhiều nhất, nó có nguồn gốc từ khí thải của các phương tiện giao thông vào trong bầu khí quyển, hay các hoạt động sản xuất pin, khai thác quặng,.. Hàm lượng Pb cao sẽ khiến tôm bị đen vây, stress, bỏ ăn, làm tôm không hô hấp được. Hàm lượng Pb khuyến cáo là nhỏ hơn 11,35 g/ cm3
3. Kim loại nặng trong nước - Crom (Cr)
Sự có mặt có Cr trong ao tôm là do quá trình khoáng hóa và sự hòa tan Cr hữu cơ từ trong đất. Bên cạnh đó, Cr còn xuất hiện trong mạ điện, thuộc da, vải sợi, ảnh màu, sơn,... Sự hiện diện của Cr là tác nhân làm giảm hoạt động của nội bào, gây đột biến gen, tác động trực tiếp lên ADN.
4. Kim loại nặng trong ao tôm - Đồng (Cu)
Cu là chất độc, ảnh hưởng đến 80% quá trình quang hợp của tảo ở nồng độ 0,1 mg/L. Hàm lượng Cu tăng cao sẽ làm tăng độc tính với tảo, ký sinh trùng và tôm nuôi. Ngoài ra, việc ô nhiễm ô nhiễm kim loại nặng trong nước còn ảnh hưởng đên màu sắc của tôm sang màu đỏ.
5. Kim loại nặng trong nước - Thủy ngân (Hg)
Hg là loại kim loại độc nhất, có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, nước thải công nghiệp,... Trong ao nuôi tôm, hàm lượng Hg ở mức 160 mg/L sẽ giảm hô hấp trên tôm, ngừng hoạt động bơi lội sau 10 giờ. Hg đi vào cơ thể con người bằng việc ăn phải những loại thủy sản như tôm và cá.
Bên cạnh đó, các kim loại nặng Fe, Al, As,... cũng hiện diện trong ao khiến tôm bị nhiễm độc và không thể phát triển được.
Xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước
Xác định đúng hàm lượng kim loại nặng trong nước là bước quan trọng giúp người nuôi điều chỉnh, loại bỏ kim loại nặng trong ao tôm một cách hữu hiệu nhất. Người nuôi có thể nhận biết bằng màu sắc hoặc mang mẫu nước đến các phòng thí nghiệm để kiểm tra, hoặc sử dụng các bộ test Sera 9 chỉ tiêu để xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước nuôi tôm.
Nhận biết nước bị nhiễm kim loại nặng trong nước bằng màu sắc
Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước
Trong ao nuôi tôm các kim loại nặng thường xuất hiện tại các khu công nghiệp, khu dân cư dùng nước giếng khoan. Đối với những vùng đất bị nhiễm phèn thường có dư lượng Fe trong nước cao (> 1mg/L) thì tiến hành bón bôi CaO  để hấp thu hết Fe trước khi thả tôm. Trong trường hợp lượng kim loại nặng cao thì nên dùng EDTA (0,5 - 1 kg/1.000 m3 nước).
Bên cạnh đó. người nuôi cùng có thể xử lý kim loại nặng trong nước bằng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu Axit lipoic bao gồm đậu, rau, cám gạo, nấm men,... Với việc bổ sung Axit lipoic vào khẩu phần ăn của tôm sẽ giảm sự tích lũy của các kim loại nặng trong mang và cơ đồng thời cải thiện được sự chuyển hóa của As.
Trong suốt quá trình nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học Bottom - Up để xử lý mùn bã hữu cơ dưới đáy ao nuôi.
Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại thiết bị lọc nước tích hợp công nghệ hiện đại nên việc kim loại nặng cũng không còn là vấn đề đáng lo cho bà con. Để hạn chế kim loại nặng trong ao tôm, người nuôi cần phải cải tạo và xử lý nước thật kỹ trước khi thả nuôi. Mọi thông tin cần tư vấn về xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 2620 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.
XEM THÊM >> Bí quyết xử lý phèn trong ao nuôi tôm đúng kỹ thuật
Tìm kiếm liên quan:
- Tiêu chuẩn kim loại nặng trong nước
- Nhiễm kim loại nặng
- Xác định kim loại nặng trong nước biển
- Cơ chế gây độc của kim loại nặng
- Hàm lượng kim loại nặng trong nước giếng
Coi nguyên bài viết ở : Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm cực kỳ đơn giản
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Máy PCR là gì? Công dụng của máy của máy PCR Pockit cầm tay
Những năm gần đây, với việc ứng dụng máy PCR trong chẩn đoán bệnh tôm đã giúp người nuôi sàng lọc các mối rủi ro, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan từ đó giảm thiệt hại đáng kể, đem lại năng suất cao cho vụ nuôi. Nhưng nhiều người khi mới bước chân vào nghề vẫn còn băn khoăn chưa biết máy PCR là gì? Công dụng máy PCR ra sao? Nên mua máy PCR ở đâu uy tín hiện nay? Câu trả lời sẽ được Dr.Tom giải đáp trong bài viết này.
Ngành nuôi tôm công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Các mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao ngày càng được mở rộng kéo theo đó là những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây thiệt hại lớn cho vụ nuôi. Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm đã từng gây tổn thất lớn cho ngành tôm toàn cầu. Trong giai đoạn năm 2009 - 2016 dịch bệnh EMS/AHPND bùng phát mạnh mẽ đã gây thiệt hại khoảng 22,5 tỷ USD cho ngành nuôi tôm công nghiệp tại Châu Á. Với việc ứng dụng máy PCR trong xét nghiệm bệnh tôm là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán chính xác các loại bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn, virus gây ra, từ đó đưa ra biện pháp phòng trị hiệu quả nhất.
Tìm hiểu máy PCR là gì?
Máy PCR (máy luân nhiệt) là thiết bị không thể thiếu trong phòng Lab thủy sản, ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh do vi khuẩn, virus gây bệnh trên tôm và cá. Phản ứng PCR dựa vào đặc tính DNA bị biến tính ở nhiệt độ cao và hồi tính.
Máy PCR được ứng dụng chẩn đoán bệnh tôm
Trước đây, máy PCR truyền thống cần phải có giai đoạn phân tích sau khi khuếch đại. Nhưng hiện nay, các loại máy PCR real time cho kết quả khuếch đại AND đích được hiển thị sau mỗi chu kỳ phản ứng PCR.
PCR real time là kỹ thuật nhân bản AND đích trong ống nghiệm thành nhiều bản sao dựa vào chu kỳ nhiệt khác nhau, kết quả khuếch đại sẽ được hiển thị cùng một lúc. Ưu điểm khi sử dụng máy PCR real time là không cần phải thực hiện thao tác điện di sản phẩm PCR trên gel agarose nhằm xác định sản phẩm sau khuếch đại.
Nguyên lý máy PCR hoạt động như nào?
Phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ sẽ lặp đi lặp lại 3 bước sau đây:
-- Bước 1: Tách sợi DNA thành sợi đơn ở nhiệt độ 94 - 95 độ C
-- Bước 2: Bắt cặp mồi vào sợi DNA nhiệt độ khoảng 55 - 65 độ C
-- Bước 3: Kéo dài chuỗi mới ở nhiệt độ 72 độ C. Bước này cần phải có sự hiện diện các deoxy nucleoside triphosphate (dNTP).
Nguyên lý máy PCR  hoạt động như thế nào?
Công dụng máy PCR trong nuôi tôm
Nắm được máy PCR là gì rồi thì chắc hẳn người nuôi còn băn khoăn không biết công dụng máy PCR trong nuôi tôm như thế nào đúng không?
Hiện nay, máy PCR được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thủy sản, thú y, sinh dược, thực phẩm, nghiên cứu,... Trong nuôi tôm công nghiệp, máy PCR được sử dụng trong chẩn đoán, phát hiện nhanh các bệnh nguy hiểm trên tôm như: EMS, IMNV, YHV, EHP,....
Nếu trước đây, khi cần phải xét nghiệm bệnh tôm thì người nuôi cần phải tìm đến phòng thí nghiệm thủy sản. Nhưng giờ đây, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người đã cho ra đời những loại máy PCR Pockit vận hành dựa trên công nghệ iiPCR cho phép chẩn đoán nhanh bệnh tôm ngay tại ao nuôi chỉ trong 1 giờ đồng hồ.
Máy PCR có thể chẩn đoán nhanh một số bệnh trên tôm như:
- WSSV: Bệnh đốm trắng trên tôm
- EHP: Bệnh vi bào tử trùng trên tôm
- AHPND/EMS: Bệnh hoại tự gan tụy trên tôm
- TSV: Hội chứng Taura trên tôm
- YHV: Bệnh đầu vàng trên tôm
- IMNV: Bệnh hoại tử cơ trên tôm
- IHHNV: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu
- NHPB: Vi khuẩn gây hoại tử trên tôm
- .....v.v.v
Xét nghiệm PCR phát hiện sớm Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm
Ngoài ra, máy PCR còn được ứng dụng để nhận dạng sinh vật, phát hiện các đột biến gen, nhân dòng gen, nghiên cứu sự biểu hiện den, tạp đột biến định vị,...
Ưu điểm của máy PCR
-- Cho kết quả chính xác và nhanh chóng
-- Đơn giản, dễ thực hiện
-- Yêu cầu về độ tinh sạch của mẫu không cần cao
-- Kỹ thuật PCR cho phép phân biệt được gen đột biến do mất đoạn, thêm đoạn, đột biến điểm
TOP 2 loại máy PCR nên dùng hiện nay
1. Máy PCR - Pockit Xpress
Pockit Xpress xuất xứ GeneReach Biotechnology - Đài Loan được vận hành dựa trên kỹ thuật IIPCR hiện đại với đầu dò Taqman cho phép chẩn đoán nhanh các bệnh thường gặp tên tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Kết quả được hiển thị trên màn hình LCD, độ nhạy với 10 copy/ phản ứng. Sản phẩm đo được 8 mẫu/ lần đo và có thể tiến hành tại ao nuôi.
Máy Pockit Xpress có sẵn tại Dr.Tom
2. Máy PCR - Pockit Micro Plus
Pockit Micro Plus cũng là một dòng máy xuất xứ GeneReach Biotechnology - Đài Loan nhưng thiết kế nhỏ gọn hơn so với máy Pockit Xpress. Máy được thiết kế màn hình cho phép đọc kết quả dương tính hoặc âm tính một cách chính xác. Độ nhạy 10 copy/ phản ứng, với 4 mẫu/ lần.
Máy Pockit Micro Plus xét nghiệm bệnh ngay tại ao nuôi
Bà Lê Thị Sol Pha - Công ty CP Công nghệ AquaMekong cho biết: "Việc định kỳ sử dụng máy PCR để kiểm soát bệnh trong ao nuôi tôm là tiền đề lớn cho một vụ nuôi thành công. Chính vì thế, hãng GeneReach Biotechnology - Đài Loan đã đem đến công nghệ "Bác sĩ di động" giúp người nuôi chẩn đoán, phát hiện nhanh các bệnh trên tôm để có các biện pháp phòng và trị bệnh một cách hiệu quả. Việc sử dụng máy PCR trong nuôi tôm còn đem lại lợi ích đáng kể trong việc: kiểm tra chất lượng con giống, quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, đồng thời sàng lọc các mối rủi ro, ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh."
Vậy nên mua máy PCR ở đâu uy tín?
Đứng trước tình hình nuôi tôm công nghiệp tại Việt Nam gặp nhiều về cản trở như dịch bệnh, biến đổi hậu,... Một trong những giải pháp khắc phục hiệu quả là áp dụng công nghệ 4.0 vào thủy sản nhằm giúp người nuôi kiểm soát dịch bệnh hiệu quả nhất. Hiểu được điều đó, Dr.Tom đã kết hợp với hãng GeneReach Biotechnology - Đài Loan đem đến cho người nuôi tôm 2 loại máy Pockit Xpress, Pockit Micro Plus với mức giá hợp lý.
Máy PCR giá bao nhiêu tại Dr.Tom?
Hiện tại Dr.Tom bán máy PCR Pockit Xpress có mức giá 130.000.000 VNĐ; Máy PCR cầm tay Pockit Micro Plus có giá 54.800.000 VNĐ. Với mức giá trên, đối với những hộ nuôi khá giả, có hệ thống ao nuôi lớn thì nên đầu tư 1 máy PCR Pockit chuyên dụng. Còn đối với những hộ nuôi khó khăn hơn thì nên mua theo hình thức hợp tác xã, khoảng 3 - 4 hộ chung 1 máy Pockit Xpress hoặc Pockit Micro Plus để tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo kiểm tra, kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong ao nuôi tôm cách hiệu quả.
THAO TÁC XÉT NGHIỆM BỆNH TÔM BẰNG PCR POCKIT XPRESS
youtube
Top 2 loại máy PCR Pockit đang có sẵn tại Dr.Tom. Liên hệ ngay số HOTLINE 1900 2620 để được tư vấn chi tiết về công dụng, cách sử dụng, báo giá máy PCR tốt nhất. Hy vọng rằng, bài viết về máy PCR là gì và công dụng máy PCR đã giúp người nuôi có thêm kiến thức để áp dụng vào kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.
Tìm kiếm liên quan:
- Cấu tạo máy PCR
- Giáo trình PCR
- Nguyên tắc sử dụng máy luân nhiệt
- Mô tả máy luân nhiệt
Xem bài nguyên mẫu tại : Máy PCR là gì? Công dụng của máy của máy PCR Pockit cầm tay
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt mới nhất 2019
Nắm được kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt trong bài viết dưới đây sẽ giúp tôm phát triển đồng đều, nâng cao năng suất, tăng sức đề kháng, đồng thời chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh trên tôm.
Cách đây không lâu, Dr.Tom có chia sẻ một bài viết về chu kỳ lột xác của tôm nhưng vẫn còn nhiều bạn thắc mắc không biết làm thế nào để kích thích tôm lột xác? Tôm lột xác phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chính vì thế, Dr.Tom sẽ viết một bài phân tích sâu hơn về kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt, hi vọng sẽ giúp bà con quản lý chu kỳ lột xác trên tôm một cách tốt nhất.
Chu kỳ lột xác của tôm diễn ra như thế nào?
Tôm là một loại động vật giáp xác, cơ thể tôm được bao bọc bởi một lớp vỏ kitin cứng bên ngoài. Trong quá trình phát triển, tôm cần phải thay lớp vỏ kitin để tăng trọng lượng và kích thước của cơ thể. Vỏ tôm gồm hai thành phần chính gồm 55% khoáng vô cơ và 45% còn lại là chitin và hệ thống cảm giác giúp cơ thể nhận biết sự thay đổi của môi trường.
Chu kỳ lột xác của tôm được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một vòng đời. Tôm thường lột xác vào ban đêm khoảng từ 22h - 2h đêm. Khi lớp vỏ mới được hình thành không những giúp tôm tăng trưởng mà còn loại bỏ các vết sẹo, tạp chất, vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lớp vỏ cũ.
Hình ảnh vỏ tôm sau khi lột
-- Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng:
+> Giai đoạn 1 - 15 ngày tuổi: 24 tiếng/ lần
+> Giai đoạn 15 - 30 ngày tuổi: 2 - 3 ngày/ lần
+> Giai đoạn 30 - 35 ngày tuổi: 3 - 5 ngày/ lần
+> Giai đoạn 45 - 75 ngày tuổi: 7 ngày/ lần
+> Giai đoạn 75 - 90 ngày tuổi: 10 ngày/lần
+> Giai đoạn > 90 ngày tuổi: 2 tuần/ lần
Để có thể kích thích tôm lột xác đúng thời điểm thì việc nhận biết dấu hiện tiền lột xác cũng rất quan trọng. Trong khoảng thời gian này tôm sẽ ít vận động, lột xác vào thời kỳ thủy triều cao hoặc trăng tròn. Sau khi lột xác, người nuôi có thể nhìn thấy các lớp vỏ và các vệt bọt dài trên mặt nước.
Tuy nhiên, ngoài việc nắm được chu kỳ lột xác của tôm thì cần phải biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác như thế nào thì mới đưa ra kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt một cách hiệu quả.
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt?
Kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thức ăn, môi trường ao nuôi và dịch bệnh.
1. Thức ăn
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm nuôi. Với việc lựa chọn thức ăn công nghiệp không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thiếu các chất khoáng và chất đạm sẽ là nguyên nhân chính khiến tôm lột xác không thành công.
2. Môi trường ao nuôi
Các chỉ tiêu về oxy hòa tan, độ mặn, độ pH, độ kiềm không tốt có thể ảnh hưởng đến quá trình tôm lột xác, thậm chí có thể khiến tôm không thể lột xác được. Trong chu kỳ lột xác, tôm cần lượng oxy hòa tan cao gấp đôi so với bình thường.
3. Dịch bệnh
Các bệnh thường gặp trên tôm xuất hiện phổ biến như đóng rong, gan tụy, phân trắng, nấm,... khiến tôm chậm lột xác hoặc không thể lột xác được, thậm chí có thể gây chết hàng loạt nếu không có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời.
Hình ảnh tôm lột xác không cứng vỏ do tác động bởi môi trường ao nuôi
Kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt
Hiện nay có rất nhiều cách kích thích tôm lột xác hàng loạt khác nhau, nhưng người nuôi chủ yếu tiến hành thay nước một phần, kết hợp với diệt khuẩn ký sinh, đồng thời xử lý vi sinh, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho ao tôm. Trong thời gian tôm lột vỏ thì nên giảm lượng thức ăn khoảng 10 - 30%, sục khí đầy đủ, liên tục chuẩn bị sẵn một số khoáng quan trọng tạt xống ao nuôi. Bởi lẽ, tôm vừa lột xác sẽ hạn chế năng lượng, nó không thể bơi đi xa nên cần hấp thụ một lượng khoáng chất để làm tôm nhanh cứng vỏ.
Bên cạnh đó, bà con cần quan tâm đến các chỉ tiêu sau đây:
-- Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi ở mức 4 - 6 mg/l trong suốt quá trình lột xác.
-- Tăng cường quạt nước, sục khí cho ao nuôi.
-- Duy trì độ pH đạt ngưỡng từ 7,5 - 8,5.
-- Bổ sung thêm các chế phẩm sinh học, khoáng chất cần thiết vào thành phần thức ăn cho tôm nuôi.
-- Ngoài ra, sau khi lột xác độ kiểm sẽ giảm do các ion đã được sử dụng để hình thành lớp vỏ mới. Trong trường hợp này cần phải điều chỉnh về mức 100 - 200 ppm.
=> Lưu ý: Lớp vỏ mới của tôm còn rất yếu nên rất dễ bị nhiễm dịch bệnh, vì thế cần bổ sung thêm khoáng chất thiết yếu như Ca, Mg, K, P, NaCl, Mn,.... Vitamin C giúp tôm nhanh cứng vỏ đồng thời lựa chọn những loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tại các cơ sở uy tín cho tôm nuôi.
Trong chu kỳ lột xác, việc quản lý vi khuẩn trong ao nuôi hết sức quan trọng. Do đó, Dr.Tom khuyến khích người nuôi sử dụng đĩa thạch để phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong ao nuôi.
Bộ đĩa thạch sử dụng trong ao nuôi tôm
XEM NGAY => Kiểm tra vi khuẩn trong ao tôm bằng đĩa thạch cực kỳ nhanh
Ngoài ra, thường xuyên xét nghiệm PCR (Pockit Xpress) để chẩn đoán, phát hiện các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra trên tôm.
Chúng tôi khuyên các bạn không nên sử dụng một số chất kích thích lột vỏ hay Hormone, nếu chúng ta ép tôm lột vỏ khi chưa sẵn sàng thì nó sẽ chết. Khi chết tôm sẽ có cơ thịt trắng cùng với vỏ mỏng và mềm nguyên nhân có thể là do thiếu oxy, thiếu khoáng, độ kiềm thấp hoặc đôi khi tôm bị nhiễm độc khí H2S .
Vào mùa mưa, lượng mưa lớn khiến tôm lột xác không đồng đều, ao thiếu oxy, khí độc cao, nước thiếu khoáng người nuôi cần phải bổ sung vôi để suy trì pH và ngăn chặn tôm lột vỏ, bổ sung men vi sinh để kiểm soát khí độc ao nuôi.
KHÁM PHÁ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM
youtube
Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt rất cần thiết cho người nuôi tôm, đặc biệt là những người mới nuôi ở vụ đầu tiên. Truy cập website drtom.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa từ chuyên gia.
XEM THÊM >> Kit đo nhanh hàm lượng khoáng Canxi Magie trong ao tôm cho kết quả chính xác
Tìm kiếm liên quan:
- Tôm lột vò không cứng
- Thời gian lột xác của tôm thẻ chân trắng
- Kích thích cua lột xác
- Hiện tượng tôm lột bị chết
Xem bài nguyên mẫu tại : Kỹ thuật kích thích tôm lột xác hàng loạt mới nhất 2019
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực đem lại lợi nhuận cao
Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực có thể đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ ha/ năm cao gấp 2 - 3 lần so với mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thông thường. Đây là một sáng kiến mới và được nhiều hộ nuôi áp dụng đem lại lợi nhuận cao cho vụ nuôi.
Tôm càng xanh là một loài giáp xác sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ. Tôm càng xanh rất dễ nuôi, nhanh lớn, ít dịch bệnh và có giá trị dinh dưỡng không kém gì so với tôm thẻ, tôm sú. Tôm càng xanh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, nhưng có thể sinh trưởng bình thường trong môi trường nước lợ có độ mặn dưới 10 phần ngàn. Ở giai đoạn ấu trùng sau 18 - 35 ngày, tôm phải sống trong môi trường nước lợ và chuyển sang giai đoạn tôm bột đến khi trưởng thành.Thông thường, tôm càng xanh được nuôi trong ruộng lúa nhưng hiện nay nhiều hộ nuôi đã xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi hoặc luân canh đem lại hiệu quả cao cho mùa vụ.
Tại sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?
Quá trình sinh trưởng giữa tôm cái và tôm đực gần giống nhau cho tới khi đạt kích cỡ 35 - 40gr thì tôm đực sẽ phát triển nhanh hơn và đạt trọng lượng gấp đôi trong cùng thời gian nuôi so với tôm cái. Tôm đực có kích cỡ đồng đều, thịt thơm ngon, giá tôm thương phẩm dao động từ 200.000 - 400.000 VNĐ/Kg tùy vào kích cỡ thu hoạch. Hiểu được điều đó, nhiều hộ dân đã áp dụng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực, chọn lọc những con tôm khỏe để tăng năng suất, tận dụng tối đa nguồn thức ăn, tiết kiệm chi phí cho vụ nuôi.
Nuôi tôm càng xanh toàn đực đem lại năng suất cao hơn so với con cái
Hiện nay, nuôi tôm càng xanh toàn đực đã được áp dụng rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long tại Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp,... cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên nhiều khu vực tại Bến tre, nuôi tôm càng xanh vẫn theo kiểu 50% tôm cái và 50% tôm đực theo hình thức nuôi xen trong ruộng lúa, mương vườn dừa nên tôm thành phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực đơn giản hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng. Áp dụng quy trình nuôi tôm càng xanh dưới đây rất phù hợp với khả năng tiếp cận của người dân, an toàn sinh học, hạn chế sử dụng thuốc, ngăn ngừa dịch bệnh. Quy trình nuôi được tiến hành như sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi tôm càng xanh
-- Ao nuôi tôm càng xanh cần được trang bị đầy đủ hệ thống kênh cấp nước, thoát nước riêng biệt. Khu vực bờ ao cần được gia cố kỹ, đắp hang để tránh thẩm thấu, sạt lở đất khi mưa bão.
-- Bơm cạn nước ao, vệ sinh xung quanh ao nuôi, tiến hành bón vôi và phơi nắng từ 3 - 4 ngày rồi lấy nước vào ao qua lưới lọc.
-- Ao nuôi có mực nước duy trì từ 1,2 - 1,5m.
-- Đặt dòng nước xoay chuyển liên tục, hạn chế được việc đóng rong trên tôm.
-- Xây dựng ao lắng để thay nước 2 lần/ tháng để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực cho năng suất cao
2. Chọn giống tôm càng xanh toàn đực
Lựa chọn giống tôm càng xanh toàn đực là bước quan trọng nhất, người nuôi có thể chọn tôm giống tự nhiên và tôm giống nhân tạo để nuôi và cần lưu ý một số dấu hiệu sau đây:
-- Tìm kiếm và lựa chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh, có đầy đủ phụ bộ, đuôi xòe khi bơi lội, ruột đầy thức ăn. Khi quan sát bể tôm giống cần chọn những con có kích cỡ đồng đều, kích cỡ > 12 mm.
-- Lựa chọn những đơn vị sản xuất giống tôm càng xanh uy tín, người nuôi có thể tham khảo chọn giống ở Trung tâm Giống vật nuôi Sóc Trăng và Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh An Giang,... và phải có hợp đồng đảm bảo tỷ lệ đực trên 95%.
-- Thả tôm giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
-- Mật độ nuôi từ 10 -15 con/ mét vuông.
3. Quản lý thức ăn
Trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực thì việc cho ăn cần phải được theo dõi thường xuyên.
-- Tôm càng xanh ăn mạnh vào ban đêm
-- Cho ăn từ 2 - 3 lần/ ngày rải đều khắp ao nuôi, cho ăn bằng sàng với liều lượng thức ăn từ 10 – 20 gr/ kg. Thường xuyên kiểm tra sàng ăn để xem sức ăn để điều chỉnh cho phù hợp.
-- Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 30 - 40%. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thức ăn tự nhiên như cua, ốc, cá vụn,...
-- Hiện nay, thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh chưa có nên người nuôi có thể tham khảo thức ăn cho tôm thẻ chân trắng. Quý vị có thể tham khảo các loại thức ăn cho tôm càng xanh tại bài viết =>Tôm càng xanh ăn gì? Cách quản lý thức ăn sao cho hiệu quả
=> Chú ý: Nên bổ sung Vitamin C, chế phẩm sinh học vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa dịch bệnh.
4. Quản lý ao nuôi tôm càng xanh
-- Tôm càng xanh rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, các yếu tố môi trường, oxy hòa tan,... nên người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các chỉ tiêu về mức ổn định.
-- Bố trí từ 2 - 4 giàn quạt để bổ sung sục khí, cung cấp oxy cho ao nuôi tôm.
-- Thường xuyên theo dõi, quan sát đường ruột tôm nhằm đánh giá mức độ bắt mồi và các dấu hiệu bệnh trên tôm thông qua màu sắc, khối cơ,...
-- Vào chu kỳ tôm lột xác cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp kết hợp với sục khí và quạt nước.
-- Bẻ càng để tôm lớn nhanh, tăng tỷ lệ sống.Bẻ càng ở vị trí khớp gần cơ thể để tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng. Sau thời gian 3- 4 tháng càng tôm sẽ tự mọc trở lại.
-- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh. Định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học cho ao nuôi.
-- Nuôi tôm càng xanh kéo dài từ 4 - 5 tháng rồi thu hoạch.
Đánh giá kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực
-- Ông Hùng Ngọc Nhã cho biết: Từ năm 2016 Trung tâm Giống vật nuôi Sóc Trăng đã tiến hành sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực. Hiện nay, Trung tâm đã và đang nuôi thử nghiệm 6 mô hình ở huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu để đánh giá và phổ biến rộng rãi cho bà con.
-- Ông Kim Văn Tiêu cho biết: Nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi sẽ tiết kiệm được thức ăn, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với những hộ nuôi không có vốn đầu tư lớn. Mô hình này là hướng đi mới và nên áp dụng rộng rãi hơn.
-- Theo một số chuyên gia: Trước đây, người dân nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa nhưng ít được quan tâm và không phải ai cũng biết. Trong khi đó, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực đã mang lại lợi nhuận cao, chưa có hộ nuôi nào bị thua lỗ. Chúng ta có thể nuôi trên vùng đất chuyển đổi hoặc cũng có thể nuôi luân canh trên ruộng lúa.
-- Ông Dương Minh Thắng thu hoạch nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt 670 kg/ha, lợi nhuận lên đến 90 triệu đồng trong một mùa vụ.
Nhiều hộ nuôi thử nghiệm nuôi tôm càng xanh toàn đực đã thành công
Tại Cà Mau, với  quy mô 12 ha thuộc 10 hộ nuôi sau 6 tháng năng suất tôm càng xanh toàn đực đạt trung b��nh từ 400 - 500 kg/ ha/ vụ. Thậm chí nhiều hộ nuôi đạt gần 700/ha.
Hiện nay, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực trên ruộng lúa đã được nhiều khu vực áp dụng, giúp tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những kiến thức hữu ích ứng dụng vào vụ nuôi một cách hiệu quả. Xem thêm nhiều bài viết tại website Dr.Tom.
Tìm kiếm liên quan:
- Nuôi tôm càng xanh trong bể xi măng
- Nuôi tôm càng xanh công nghiệp
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong mương vườn
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất
- Nuôi tôm càng xanh trong ao đất
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
Đọc nguyên bài viết tại : Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực đem lại lợi nhuận cao
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Sự khác nhau giữa shrimp và prawn – chuyên gia giải đáp
Phân biệt sự khác nhau giữa shrimp và prawn có ý nghĩa quan trọng trong việc ký kết hợp đồng kinh doanh tôm thương mại với các đối tác nước ngoài. Người ta thường dùng thuật ngữ prawn để chỉ những con tôm thương phẩm thay vì thuật ngữ shrimp với nghĩa rộng hơn để chỉ bất cứ loài tôm nào.
Hơn một thập kỷ qua, ngành nuôi tôm công nghiệp tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc và đưa Việt Nam vào TOP các nước Xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đem về nguồn ngoại tệ dồi dào cho đất nước. Đến nay, ngoài thị trường EU gia tăng lượng Nhập khẩu tôm Việt Nam thì sản lượng tôm Xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Nhật Bản cũng đang tăng. Ở thị trường EU, con tôm Việt Nam rất được ưa chuộng và nhập khẩu với sản lượng lớn. Trong đó có 3 khối chính là: Thái Lan, Anh và Đức luôn tăng mạnh kim ngạch Nhập khẩu tôm Việt Nam. Điều này chính là lợi thế cho Việt Nam tại thị trường EU, vì thế người nuôi cần phân biệt được sự khác nhau giữa shrimp và prawn để chọn lọc những loại tôm thương phẩm chất lượng cao nhất Xuất khẩu ra nước ngoài.
Phân biệt sự khác nhau giữ shrim vs prawn
Sự khác nhau giữa shrimp và prawn
Shrimp vs Prawn đều là thuật ngữ chỉ con tôm (một loài giáp xác) chúng có xương  và 10 chân. Thân tôm được bao bọc bởi một bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa giúp cho vỏ giáp xác rất cứng cáp. Cả hai loại đều có thể sống trong cả môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ, hương vị tương tự nhau và có nhiều kích cỡ từ nhỏ đến lớn.
Thông thường tại Việt Nam, hai thuật ngữ Shrimp và prawn được sử dụng luân phiên nhau. Thuật ngữ Shrimp được sử dụng trong giai đoạn nuôi và được dùng để chỉ bất cứ loài tôm nào, kể cả những loại không ăn được. Còn Prawn là thuật ngữ chỉ tôm thương phẩm, những con tôm được thu hoạch có cỡ lớn và có giá trị thương mại có thể Xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.
Prawn là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở Vương Quốc Anh và Ireland để chỉ những loại tôm thương mại và được ưa chuộng hơn so với các loại Shrimp thông thường.
Bảng so sánh thể hiện sự khác nhau giữa shrimp và prawn
Đặc điểm
Prawn
Shrimp
Loài Giáp xác thuộc phân bộ Dendrobranchiata Giáp xác thuộc phân bộ Pleocyemata Kích thước Prawn có kích cỡ lớn hơn Shrimp Shrimp có kích cỡ nhỏ hơn Prawn Cấu trúc Tôm có mang phân nhánh, Prawn có phân đoạn trước chồng lên phân đoạn sau Tôm có mang lamellar, có cấu trúc giống như tấm. Shrimp phân đoạn thứ hai chồng lên các phân đoạn thứ nhất và thứ ba Chân Những chiếc kìm thứ 2 của Prawn lớn hơn những chân trước. Chân tôm dài. Kìm trước của Shrimp thường lớn nhất. Chân Shrimp ngắn hơn Prawn. Môi trường sống Nước lợ, nước mặn và nước ngọt Nước lợ, nước mặn và nước ngọt Chế biến Prawn đem lại giá trị dĩnh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Shrimp đem lại giá trị dinh dưỡng thấp hơn Prawn, chế biến được ít món ăn.
Trên thực tế, sự khác nhau giữa shrimp và prawn còn phụ thuộc vào từng khu vực, có nơi họ thấy giống nhau nhưng ở Anh thì họ cho rằng đây là hai loài hoàn toàn khác biệt nhau. Tại Việt Nam thì tôm thẻ chân trắng, tôm sú là những loại tôm được nuôi phổ biến đem lại giá trị dinh dưỡng cao và được Xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý vị giải đáp được sự khác nhau giữa shrimp và prawn. Tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn tại website drtom.vn.
XEM THÊM >> Các giai đoạn phát triển, đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Sự khác nhau giữa shrimp và prawn – chuyên gia giải đáp
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Bí quyết xử lý phèn trong ao nuôi tôm đúng kỹ thuật
Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Nắm được cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi chủ động khử phèn một cách hiệu quả, tránh được thiệt hại về năng suất và chất lượng của vụ nuôi. Ao nhiễm phèn thường rất khó có thể xử lý triệt để, cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra phèn trong ao nuôi tôm
-- Nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn là do vùng đất tại ao có chứa hàm lượng sulfat cao, trong khi các hợp chất hữu cơ phân hủy ở điều kiện yếm khí sẽ hình thành vi khuẩn khử sulfat, lúc này lưu huỳnh (trong thực vật, trong nước biển, trong đất) sẽ kết hợp với lượng sắt có trong trần tích dưới đáy ao và tạo thành FeS2 (phèn- pyrite).
-- Mặt khác, khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn.
Hình ảnh độ phèn trong ao nuôi tôm tăng cao
=> Có thể bạn quan tâm => Cách xử lý nước nuôi tôm đúng kỹ thuật người nuôi nên biết
Cách phát hiện phèn trong ao nuôi tôm
Người nuôi có thể phát hiện ao nuôi bị phèn thông qua các hiện tượng sau đây:
-- Nước ao chuyển màu trà nhạt, trong hơn và có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra độ pH thấy giảm.
-- Thông thường, vùng đất bị nhiễm phèn sẽ có màu xám đen, nhất là những vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao.
-- Nếu tầng sinh phèn nông thì lượng phèn trong ao sẽ nhiều và các biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn.
-- Ao bị nhiễm phèn sẽ khiến mang và thân tôm chuyển sang màu vàng, vỏ tôm cứng hơn bình thường, tôm bỏ ăn sau mưa.
-- Những ao bị nhiễm phèn nặng tôm có hiện tượng tấp mé bờ, thậm chí chết rải rác do phèn bám vào mang tôm làm cản trở quá trình lấy oxy của ao.
Tôm bị nhiễm phèn vỏ và mang có màu vàng
Tác hại của phèn trong ao tôm
-- Ảnh hưởng của phèn đối với ao nuôi
+> Độ phèn trong ao nuôi tôm cao sẽ khó khăn trong việc gây màu nước do tảo phát triển chậm.
+> Ao tôm bị phèn sẽ có pH thấp, ngăn cản sự khuếch tán của Na+ và K+ từ ngoài vào trong ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm.
+> Phèn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự họa hóa các Enzyme.
+> Ao tôm nhiễm phèn sẽ làm tăng quá trình hô hấp của tôm, mấy nhiều năng lượng khiến tôm chậm phát triển.
-- Ảnh hưởng của phèn đối với tôm nuôi
+> Tôm khó lột xác: Trong chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng, khi mà hàm lượng phèn cao sẽ làm giảm độ pH trong nước làm cho tôm khó lột xác.
+> Tôm bị mềm vỏ: Khi ao tôm bị phèn thì hàm lượng Ca2+ và Mg2+ sẽ giảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ trên tôm, dẫn đến hiện tượng mềm vỏ.
+> Tôm chậm lớn: Tôm chậm phát triển, màu sắc xám đen.
Phèn trong ao tôm khiến tôm chậm lớn
Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm
+> Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn.
+> Nên lót bạt đáy ao để tránh hiện tượng rò rỉ phèn trong ao nuôi.
+> Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỹ, bón lót vôi đáy ao, sên rửa lại nhiều lần cho sạch trước khi cấp nước vào ao nuôi.
+> Xử lý nguồn nước cấp vào thật sạch, nên sử dụng kít kiểm môi trường để xem có hàm lượng sắt trong nước cấp không.
+> Nếu ao nuôi bị nhiễm phèn ta dùng EDTA để hạ phèn trong ao tôm, nên chú ý đến khoáng sau khi sử dụng để bổ sung đầy đủ cho tôm.
+> Ngoài ra có thể dùng vôi để khử phèn ao tôm và nâng pH, tạo hệ đệm cho ao nuôi. Nên rải vôi vào lúc chiều mát và cấp nước ngay vào ngày hôm sau.
+> Hiện nay, sử dụng vi sinh cũng là cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm được một số hộ nuôi áp dụng và đem lại hiệu quả rất cao. Trong vi sinh chứa các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm, thân thiện môi trường mà hiệu quả hạ phèn trong ao tôm đem lại rất cao.
=> Lưu ý: Khi trời sắp mưa thì cần giảm lượng thức ăn cho ao nuôi, mưa to kéo dài thì cần ngừng cho ăn chờ đến khi ngớt mưa. Để đảm bảo sức đề kháng cho tôm, tránh bị mềm bỏ thì nên trộn men vi sinh, khoáng chất và Vitamin vào thức ăn tôm nuôi mỗi ngày. Định kỳ xi phong đáy ao để giảm thải lượng hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.
Trên đây là những chia sẻ về cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm mà chuyên gia Dr.Tom đúc kết được sau nhiều năm áp dụng. Mọi thông tin cần tư vấn quý bà con có thể gửi câu hỏi về trực tiếp trên website drtom.vn để nhận được sự tư vấn trực tiếp.
Kỹ sư - Nguyễn Đình Chiểu
Tìm kiếm liên quan:
- Ao bị nhiễm phèn
- Cách xử lý nước nhiễm phèn nặng
- Cách xử lý nước bị nhiễm phèn
- Cải tạo ao nhiễm phèn
Coi thêm tại : Bí quyết xử lý phèn trong ao nuôi tôm đúng kỹ thuật
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
[Bí quyết] quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản từ chuyên gia
CÂU HỎI: Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, nếu nhiệt độ trong ao biến động mạnh thì cần phải làm gì? Hướng dẫn cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản hiệu quả.
TRẢ LỜI:
Nhiệt độ trong ao nuôi ảnh hưởng lớn tới nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển (hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hóa thức ăn,..) và khả năng miễn dịch của tôm đối với mầm bệnh. Trong môi trường có nhiệt độ thích hợp tôm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tôm thẻ chân trắng thích hợp với nhiệt độ từ 25 - 30oC. Tuy nhiên tôm nhỏ (1gr) sẽ lớn nhanh hơn trong nước ấm ở 30oC, tôm lớn (12 – 18gr) lớn nhanh ở môi trường có nhiệt độ nước ở 27oC.
Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường nên nhiệt độ trong ao nuôi cũng biến động gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Bà con cần nắm được cách xử lý biến động nhiệt độ môi trường ao nuôi trong từng mùa vụ.
Nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm nuôi
Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản
1. Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa nắng
+> Để hạn chế nhiệt độ trong ao quá cao cần gây màu nước ở dạng màu trà giữ độ trong không quá 35 cm.
+> Chạy quạt và oxy đáy để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ, có thể sử dụng hệ thống lưới che để hạn chế ánh nắng mặt trời.
+> Khi nhiệt độ nước ao cao trên 30 oC ( thường vào buổi trưa) tôm sẽ ăn rất mạnh và đi phân nhanh nên không thể hấp thu hết dinh dưỡng. Do đó, cần hạn chế tăng nhanh lượng thức ăn vào lúc này do tôm ăn nhiều nhưng hấp thu ít, gây ô nhiễm nước.
+> Tăng cường xi phon sau khi cho ăn khoảng 15 – 20 phút ở các cử ăn.
2. Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
+> Nước mưa sẽ làm giảm nhiệt độ nước, giảm oxy, gây biến động pH, kiềm ở tầng mặt, do đó cần chạy quạt, oxy liên tục để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, oxy…
+> Có thể lắp hệ thông ống rút nước tầng mặt khi mưa lớn để giảm hiện tượng phân tầng và biến động các yếu tố môi trường do nước mưa.
+> Ngoài ra ngưng cho ăn khi mưa lớn do tôm ăn ít hoặc không ăn vào lúc này, nếu cho ăn sẽ làm dư thức ăn, gây ô nhiễm nước.
+> Cần bón vôi xung quanh bờ đối với ao đất và ủ vôi đánh trong mưa đối với ao bạt để hạn chế sự biến động pH do nước mưa.
3. Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa lạnh
+> Nhiệt độ nước ao thường ở mức thấp, tôm nuôi ở mùa này thường ăn ít, chậm lớn, khi nuôi phải luôn chạy quạt, oxy đáy để tránh sự phân tầng nhiệt độ.
+> Đặc biệt là khi có mưa, cần kiểm soát chặt thức ăn do tôm dễ ăn ít hoặc bỏ ăn để tránh ô nhiễm môi trường.
+> Có thể bổ sung vôi nóng để tăng nhiệt độ nước, chú ý đến pH và độ kiềm khi bổ sung.
=> Lưu ý: Trong quá trình nuôi cần phải thương xuyên theo dõi, cho tôm ăn lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa. Khi nhiệt độ xuống thấp, tùy vào khả năng bắt mồi mà điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
+> Sử dụng bút đo nhiệt độ/ pH Horiba D.71G hàng ngày cho ao nuôi.
Định kỳ sử dụng bút đo nhiệt độ để kiểm soát nhiệt độ một cách hiệu quả
Những ảnh tác động của nhiệt độ đến tôm nuôi
Nếu việc quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản không được tốt sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển tiêu cực của tôm nuôi.
+> Nhiệt độ tăng cao vượt mức giới hạn sẽ gây stress cho tôm, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, giảm sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
+> Nhiệt độ thấp do tác động của mưa gió sẽ khiến quá trình trao đổi chất của tôm giảm, dẫn đến sức ăn cũng giảm theo khiến tôm chậm lớn. Khi nhiệt độ thấp xuống mức giới hạn sẽ khiến tôm bỏ ăn và chết.
Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến tính ăn của tôm. Do đó người nuôi cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong ao để điều chỉnh cho hợp lý nhất.
Kỹ sư - Nguyễn Đình Chiểu
Tìm kiếm liên quan:
- Nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nuôi trồng thủy sản
- Nhiệt độ giới hạn chung của tôm cá
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tôm cá
Xem nguyên bài viết tại : [Bí quyết] quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản từ chuyên gia
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
[Chia sẻ] cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm từ chuyên gia
CÂU HỎI: Làm sao để quản lý khí độc trong ao? Nếu khí độc tăng cao thì cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm (NH3/NO2) như thế nào hiệu quả nhất?
TRẢ LỜI:
Khí độc trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề được nhiều bà con quan tâm, bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Do đó, việc quản lý khí độc trong ao nuôi cần phải được bà con chú trọng, đặc biệt sau 30 ngày nuôi khi mà lượng chất thải tích thụ nhiều dưới đáy ao.
Khí độc tích tụ nhiều dưới đáy ao nuôi
Các loại khí độc trong ao nuôi tôm
-- Khí ammonia (NH3): Rất độc, nguyên nhân phát sinh chủ yếu là từ chất thải và xác bã dư thừa của sinh vật. NH3 thường gây hại cho tôm vào buổi chiều và khi màu nước thay đổi. Những ao nuôi có tảo đáy phát triển mạnh thì hàm lượng khí NH3 sẽ cao.
-- Khí H2S: Rất độc cho tôm, hình thành do vi khuẩn hoạt động trong điều kiện thiếu khí oxy. Những ao có bùn màu đen thường có nhiều khí H2S.
-- Khí độc NO2: Tồn tại bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc cũng có thể do NO2 đã tồn tại sẵn trong nước cấp.
Quản lý khí độc trong ao
-- Để tránh khí độc bùng phát trong ao thì đầu tiên ta phải quản lý lượng thức ăn ngay từ ban đầu để tránh dư thừa.
-- Xây dượng hệ thống xi phon tự động để thường xuyên xi phong đáy ao nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường, tốt nhất nên xi phong sau khi tắt quạt cho tôm ăn từ 20 - 25 phút.
-- Nuôi tôm với mật độ phù hợp, mật độ thả không nên quá dày.
-- Tiến hành thay nước thường xuyên để giảm áp lực môi trường nước.
-- Định kỳ đánh các dòng vi sinh như xử lý chất thải và ngăn ngừa sự bùng phát của khí độc.
Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm
Hiện nay có rất nhiều cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm khác nhau, cụ thể:
1. Biện pháp cơ học
+> Thường xuyên xi phon lấy chất thải ra khỏi ao nuôi.
+> Tiến hành thay nước mạnh mỗi ngày để làm loãng nồng độ khí độc ao nuôi.
+> Tăng cường oxy thật cao trong ao.
2. Biện pháp sinh học
+> Sử dụng các dòng vi sinh xử lý khí độc, chất thải dưới đáy ao nuôi. Người nuôi có thể tham khảo sử dụng dòng sản phẩm Bac - Up (vi sinh ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc NH3/NO2)
+> Sử dụng các dòng vi sinh Rhdobacter có thể xử lý trực tiếp chất thải trong ao để giải phóng Nitơ đồng thời hạn chế được việc phát sinh khí độc
+> Sử dụng các loại vi sinh khác như bacillus, nitrosomonas, nitrobacter,… đều phải trải qua chu trình Nitơ.
=> Xem ngay => Chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm Bottom - Up
3. Biện pháp hóa học
+> Sử dụng diệt khuẩn để diệt đi các vi khuẩn chuyển hóa trong chu trình Nitơ, đặc biệt là Nitơ chuyển hóa qua NO2 sau đó thay nước và xử lý. Bời vì, khí độc NO2 khó xử lý hơn NH3
+> Người nuôi có thể sử dụng oxy già để tạt trong ao, tăng cường oxy giảm thiểu khí độc tuy nhiên không nên sử dụng hàm lượng quá 5 mg/l trong vài giờ.
KẾT LUẬN:
Nhìn chung để khắc phục được khí độc thì ta phải kết hợp các biện pháp tổng thể. Sử dụng kit kiểm tra các chỉ tiêu môi trường để kiểm tra theo dõi khí độc mỗi ngày từ đó đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Top 2 loại kit Sera được khuyên dùng hiện nay:
1. Kit kiểm tra nhanh NO2 Sera
Test NO2 Sera thường được dùng để kiểm tra hàm lượng NO2 trong môi trường nước ao nuôi thủy sản, bộ sản phẩm bao gồm:
+ 02 lọ Sera NO2 test 15 ml.
+ 01 ống nghiệm chia vạch.
Hình ảnh Test NO2  Sera
2. Kit kiểm tra nhanh NH3/NH4  Sera
Test NH3/NH4 Sera dễ sử dụng, cho kết quả nhanh được sử dụng để đo h trong ao nuôi tôm, cung cấp một bộ sản phẩm bao gồm:
+ 03 lọ Sera NH3/NH4 test 15 ml.
+ 01 ống nghiệm chia vạch.
Hình ảnh test kiểm tra NH3/NH4  Sera 
Trên đây là những chia sẻ về cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm mà tôi đúc kết được, hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người nuôi. Các câu hỏi cần tư vấn hãy gửi trực tiếp về website drtom.vn hoặc liên hệ số HOTLINE 1900 2620 để được giải đáp chi tiết từ chuyên gia.
Kỹ sư - Nguyễn Đình Chiểu
Tìm kiếm liên quan:
- Vi sinh xử lý đáy ao
- Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm
- Cách xử lý bùn đáy ao
- Cách xử lý ao nuôi tôm
Xem bài nguyên mẫu tại : [Chia sẻ] cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm từ chuyên gia
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm
Khoáng chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Nếu hàm lượng khoáng trong ao thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, khiến tôm chậm lớn, khó lột vỏ, thậm chí có thể gây ra hiện tượng đục cơ và cong thân. Vì thế, việc bổ sung các loại khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm là việc làm cần thiết mà người nuôi cần phải lưu ý.
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đã phát triển với mức độ thâm canh ngày càng cao nên khoáng đóng vai trò hết sức quan trọng, vì nó có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu trong cơ thể tôm nuôi. Các loại khoáng ứng dụng phổ biến trong ao tôm bao gồm khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm.
Định nghĩa khoáng là gì?
Khoáng chất bao gồm một nhóm các chất cần thiết cho sự phát triển, sinh trưởng và lột xác của tôm nuôi. Nhu cầu khoáng cho tôm thường phụ thuộc vào 3 tiêu chí:
-- Tình trạng dinh dưỡng của tôm
-- Hàm lượng khoáng chất trong thức ăn
-- Nồng độ khoáng ở trong môi trường nước
=> Xem thêm => Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng, tôm sú
Nhu cầu khoáng chất trên tôm là rất lớn
Vai trò của các loại khoáng trong ao tôm
1. Vai trò của khoáng tạt nguyên liệu ao tôm
Khoáng tạt nguyên liệu là các loại khoáng chất như: CaCl2, MgCl2, KCl,.... cần thiết cho nhu cầu hấp thu và sự phát triển của tôm, giúp tôm lớn nhanh, khỏe mạnh, gia tăng năng suất cho người nuôi. Mỗi loại khoáng tạt nguyên liệu sẽ được đóng bao riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng người nuôi mới bổ sung từng loại sao cho hợp lý nhất.
Việc bổ sung khoáng tạt nguyên liệu ao tôm sẽ hữu ích trong việc phòng và trị các bệnh cong thân, đục cơ, ốp vỏ, mềm vỏ kinh niên, đồng thời khắc phục tình trạng tôm lột vỏ dính, giúp tôm tăng sức đề kháng chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường nước.
Khoáng tạt nguyên liệu ao tôm
2. Vai trò của khoáng vi lượng cho tôm
Khác với khoáng tạt nguyên liệu, khoáng vi lượng cho tôm là tổng hợp 1 nhóm khoáng bao gồm các chất: Al, Co, Cu, F, I, Fe, Mn, Se, Zn, Ni,... có vai trò quan trọng trong cấu tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hòa quá trình sinh tổng hợp protein, cần thiết cho sự lột xác và tăng trưởng của tôm.
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, khoáng vi lượng cho tôm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm stress và tăng khả năng đề kháng. Tuy nhiên, nếu lượng khoáng vi lượng quá lớn cũng có thể gây hại cho tôm như giảm tăng trưởng, kém ăn,  tăng tỷ lệ chết, do đó người nuôi cần có kiến thức để bổ sung khoáng vi lượng cho tôm hợp lý.
Nhóm nguyên tố khoáng vi lượng cho tôm
3. Vai trò của khoáng đa lượng
Nhóm khoáng đa lượng bao gồm các loại hóa chất Ca, Mg, P, Na, K, Cl,... đây là những thành phần chính cho bộ vỏ của tôm, tham gia cấu trúc nên thành mô. Nhóm khoáng đa lượng cũng là thành phần thiết yếu cho enzyme, hormone, sắc tố trên tôm.
Thông thường, người nuôi bổ sung các nhóm đa lượng cho tôm thông qua môi trường nước, còn đối với ao nuôi thâm canh mật độ con giống lớn thì có thể bổ sung khoáng đa lượng vào khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp với tạt xuống ao nuôi. Trong nguyên tố đa lượng thì Na và Cl là quan trọng nhất, nếu thiếu 2 thành phần này tôm sẽ chết ngay.
Nhóm khoáng đa lượng được dùng phổ biến trong ao tôm
Trong điều kiện tự nhiên thì tôm có thể hấp thụ lượng lớn các loại khoáng chất từ nước biển như Ca, Na, Cl và Mg nhưng trong nuôi thâm canh như hiện nay thì hầu hết các nhóm khoáng đa lượng sẽ được bổ sung qua thức ăn. Nếu hàm lượng Ca, P, Mg trong thức ăn quá thấp sẽ gây ra các hiện tượng tôm chậm lớn, tôm lột khó lột vỏ và gây ra các hiện tượng đục cơ và cong thân trên tôm thẻ chân trắng.
=> Lưu ý: Mỗi loại khoáng đều đem đến những công dụng hữu ích cho sự phát triển của tôm nuôi. Khi bổ sung khoáng tổng hợp đa lượng, vi lượng mà thành phần không đủ các yếu tố cần thiết như Ca, Mg và Kali thì cần sử dụng thêm khoáng tạt nguyên liệu để cung cấp đầy đủ khoáng chất cho tôm, đặc biệt vào mùa mưa.
Biểu hiện khi tôm bị thiếu khoáng
-- Thời gian đầu tôm xuất hiện những chấm đen li ti trên toàn vỏ tôm
-- Tôm bị đục cơ từng phần, đục cơ toàn thân và cong thân
-- Nếu bị nặng tôm sẽ bị rớt đáy, nhiều ao rớt dài đến cuối vụ nuôi (có ao rớt vài con, có ao rớt vài chục, có ao rớt từ 9 - 10 kg mỗi ngày)
-- Tôm khó lột xác, mềm vỏ, kém ăn, chậm lớn
Tôm cần được bổ sung khoáng định kỳ để sinh trưởng và phát triển
Cách bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, vi lượng cho tôm
Nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp nhưng nồng độ khoáng tối ưu và tỉ lệ ion thích hợp thì người nuôi không cần phải bổ sung thêm khoáng tạt nguyên liệu cho tôm. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nuôi do các tác động từ yếu tố bên ngoài như sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước,... sẽ làm khoáng chất bị mất đi một phần, cần phải thường duyên theo dõi, kiểm tra đánh giá hàm lượng khoáng chất trong nước ao bằng bộ kit kiểm tra chỉ tiêu ao nuôi - Sera với các loại như: Kit test Fe Sera, Kit test Mg Sera, Kit test Clo Sera, Kit test Ca Sera hoặc lựa chọn bộ test 9 chỉ tiêu để thường xuyên kiểm tra hàm lượng khoáng một cách chính xác nhất.
Bộ test kit 9 chỉ tiêu Sera
Hiện nay, có rất nhiều cách bổ sung khoáng cho tôm, đó là sử dụng khoáng tạt nguyên liệu dạng bột, khoáng dạng lỏng và khoáng bổ sung trực tiếp vào khẩu phần thức ăn của tôm nuôi. Việc bổ sung các loại hóa chất vào thức ăn còn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của các loại khoáng này ở môi trường nước. Nên bổ sung các loại muối khoáng tinh thể, dễ dàng hòa tan trong môi trường nước, hoặc tốt nhất nên trộn vào thức ăn để hiệu quả cao hơn.
Thời điểm thích hợp có thể vào buổi chiều hoặc vào ban đêm từ lúc 10 - 12 giờ. Bởi lẽ, trong thời kỳ tôm lột xác thì nhu cầu oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ. Quá trình tôm hấp thu khoáng chất sẽ diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn từ 2 - 4 giờ.
Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác thì cần phải định kỳ tạt bột xuống ao với liều lượng  1kg/1.000 m3 kết hợp với việc trộn khoáng nước với liều lượng 10ml/kg thức ăn sẽ khắc phục được hiện tượng mền vỏ và khó lột xác trên tôm
Giai đoạn tôm từ 30 - 65 ngày tuổi là giai đoạn tôm tăng trưởng mạnh nhất và cần một lượng Ca, Mg lớn, nên người nuôi cần bổ sung định kỳ bằng việc trộn vào thức ăn với liều lượng 5 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày)
Đọc ngay => Khắc phục hiện tượng tôm thiếu khoáng nhờ bổ sung kali, canxi, magie cho ao nuôi tôm
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm bởi các thương hiệu uy tín và hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Tùy vào từng loại sản phẩm mà người nuôi sử dụng đúng liều lượng theo nhà sản xuất yêu cầu, nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Việc bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm không những giúp tôm khỏe mạnh mà còn tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm nuôi. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Dr.Tom sẽ được người nuôi vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả.
XEM THÊM => Kit đo nhanh hàm lượng Canxi Magie trong ao tôm cho kết quả chính xác
Tìm kiếm liên quan:
Khoáng chất cho tôm
Khoáng tạt ao tôm
Khoáng tạt cho tôm
Khoáng cho tôm thẻ
Bổ sung khoáng cho tôm thẻ
Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ chân trắng
Coi thêm tại : Bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật – Phân loại và công dụng
Trong phòng thí nghiệm thủy sản, để có thể phân lập và định danh các loại vi khuẩn gây bệnh trên tôm cần sử dụng đến các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thích hợp. Môi trường nuôi cấy vi sinh là hỗn hợp các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật.
Nuôi cấy vi sinh vật là sự tiếp mẫu vào dụng cụ chứa môi trường dinh dưỡng vô trùng. Trong môi trường chất rắn có Agar được thực hiện bằng que cấy có vòng kim loại ở đầu đã qua khử trùng trước khi sử dụng. Còn đối với môi trường chất lỏng thường được thực hiện bằng Pasteur pipette, sự tiếp mẫu được tiến hành trong tủ cấy vô trùng. Để có thể nuôi cấy vi khuẩn thành công thì chúng ta cần lựa chọn cho chúng các môi trường nuôi cấy thích hợp.
Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thông dụng
Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thường là dạng lỏng hoặc dạng r���n. Hiện nay các phòng thí nghiệm thường sử dụng các môi trường nuôi cấy vi sinh vật sau:
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn trong đĩa thạch
1. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào thành phần môi trường
Nếu phân loại dựa vào thành phần môi trường thì các môi trường nuôi cấy vi khuẩn được chia làm hai loại gồm:
-- Môi trường nuôi cấy tự nhiên: Đây là loại môi trường chứa các chất hữu cơ khác nhau không biết rõ thành phần hóa học vì vậy còn được gọi là môi trường không xác định về mặt hóa học. Môi trường tự nhiên chứa dịch chiết thịt bò, hoặc dịch chiết nấm men.
+> Ví dụ: Môi trường mạch nha, môi trường LB, môi trường cao thịt Pepton
-- Môi trường nuôi cấy tổng hợp: Đây là loại môi trường biết rõ về các thành hóa học nên còn được gọi là môi trường xác định. Môi trường chứa các dung dịch pha loãng của hóa chất tinh khiết, không có nấm men, động vật hoặc mô thực vật, thường được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu hơn là sản xuất.
+> Ví dụ: Môi trường Gause sử dụng trong xạ khuẩn
-- Môi trường bán tổng hợp: Môi trường tự nhiên như một số thành phần hóa học đã được xác định rõ.
2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào trạng thái môi trường
-- Môi trường nuôi cấy đặc: Những môi trường có bổ sung thêm thạch (Agar - Agar) hay silica gel
-- Môi trường nuôi cấy bán đặc: Những môi trường chỉ chứa một lượng nhỏ thạch (từ 0,2 - 0,7% ), được sử dụng để quan sát khả năng di chuyển và hoạt động của các vi sinh vật.
-- Môi trường nuôi cấy lỏng: Những môi trường không bổ sung các chất làm đông đặc, tồn tại ở dạng lỏng, thường được sử dụng trong nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm và sản xuất lớn tại các nhà máy lên men công nghiệp.
Hình ảnh một số loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật 
3. Môi trường vi sinh vật dựa vào mục đích sử dụng
-- Môi trường tăng sinh: Môi trường mà ở đó các chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, cao nấm men, mô động vật,... thích hợp với một nhóm vi sinh vật sẽ được bổ sung lên môi trường cơ sở.
-- Môi trường nuôi cấy chọn lọc: Đây là loại môi trường được sử dụng cho từng nhóm vi sinh vật riêng biệt. Có nhiều trường hợp môi trường chọn lọc được thiết kế dựa trên nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của từng nhóm vi sinh vật nhất định.
+> Ví dụ: Môi trường Eosin Methyene Blue để phát hiện vi khuẩn Gram dương như Coliform, môi trường vô đạm Ashby dùng để phân lập vi khuẩn Azorobacter,...
-- Môi trường nuôi cấy giám biệt: Sử dụng trong việc giám định, phân biệt hai hoặc nhiều loại vi khuẩn cùng sinh trưởng trên một môi trường dựa vào tính chất hóa sinh của sinh vật. Trong y học, người ta thường dùng môi trường EMB để giám biệt vi khuẩn đường ruột.
+> Ví dụ: Thạch Blood Agar chứa máu tim bò gặp Streptococcus sẽ trở nên trong suốt, Mannitol Agar dùng để phân biệt lên men mannitol,...
-- Môi trường vi sinh cấy chuyển: Đây là loại môi trường có khả năng lưu trữ tạm thời các mẫu, duy trì khả năng sống của mẫu và không làm thay đổi nồng độ mẫu, môi trường không chứa carbon, nitơ và tác nhân hữu cơ tránh sự nhân bản của mẫu. Môi trường vi sinh cất chuyển được sử dụng trong môi trường yếm khí.
Ngoài các môi trường trên thì còn có một số loại môi trường đặc biệt khác có thể kể đến như: Môi trường phân tích dùng để định lượng các chất kháng sinh, Vitamin; Môi trường khử dùng trong việc nuôi cấy các vi sinh vật kỵ khí; Môi trường nuôi cấy mô chuyên sử dụng cho nuôi cấy tế bào và mô động vật hoặc sử dụng để nuôi cấy tế bào các nhóm vi sinh vật chuyên ký sinh,...
Xem ngay >> Vai trò tuyệt vời của Agar trong môi trường nuôi cấy
Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh sử dụng trong thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi tôm nói riêng, các môi trường nuôi cấy vi khuẩn là một trong những dụng cụ quan trọng trong việc quản lý và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong ao nuôi. Hiện tại, có 3 loại môi trường nuôi cấy được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
1. Môi trường nuôi cấy vi sinh - TCBS Agar Plate
Kiểm soát Vibrio luôn là vấn đề quan trọng và được người nuôi quan tâm nhất hiện nay. Vibrio là nguyên nhân gây các bệnh hoạt tử gan tụy, phân trắng, phát sáng trên tôm. Với việc sử dụng đĩa thạch TCBS Agar Plate là môi trường dùng để nuôi cấy, định lượng và phân tích vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi để từ đó giúp người nuôi có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục một cách hiệu quả nhất.
Các loài Vibrio được phát hiện bằng đặc điểm do khuẩn lạc sinh ra trên môi trường, các loại khuẩn lạc thể hiện qua sự lên men của sucrose. Khi dùng đĩa thạch TCBS  chúng ta nên dùng mẫu xét nghiệm tươi là tốt nhất.
=> Chi tiết sản phẩm xem => TẠI ĐÂY
Các môi trường nuôi cấy vi khuẩn - TCBS
2. Môi trường nuôi cấy vi sinh - Marine Agar Plate
Marine Agar Plate là một trong các loại môi trường nuôi cấy vi sinh sử dụng với mục đích nuôi cấy, định lượng tổng vi khuẩn nước mặn giúp người nuôi có thể đánh giá tình hình ao nuôi và phân tích được những rủi ro tiềm ẩn.
Hình ảnh môi trường nuôi cấy vi sinh Marine
=> Chi tiết sản phẩm xem => TẠI ĐÂY
3. Môi trường nuôi cấy vi sinh - MRS Agar Plate
Vi sinh Lactobacillus  đóng vai trò quan trọng trong các loại chế phẩm sinh học có lợi với hệ tiêu hóa động vật ứng dụng nhiều trong công nghệ lên men sinh học, không chỉ lên men nhiều loại thức ăn phổ biến trong môi trường sống như ở thực phẩm, đường ruột, chất thải, đường miệng miệng,... Sử dụng môi trường nuôi cấy vi sinh - MRS Agar Plate sẽ giúp quý vị nuôi cấy, định lượng các chủng Lactobacillus trong các sản phẩm vi sinh thương mại.
Môi trường nuôi cấy vi sinh - MRS
=> Xem chi tiết sản phẩm => TẠI ĐÂY
Chuyên gia khuyến cáo người nuôi nên sử dụng đĩa thạch Agar thường xuyên để có thể theo dõi, kiểm tra, kiểm soát lượng vi khuẩn có lợi và có hại trong ao nuôi một cách tốt nhất. Để được hướng dẫn sử dụng chi tiết các loại môi trường nuôi cấy vi sinh hãy liên hệ ngay cho Dr.Tom để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.
Tìm kiếm thêm:
- Công dụng của Agar trong môi trường nuôi cấy
- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí
- Môi trường nuôi cấy kỵ khí
Xem nguyên bài viết tại : Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật – Phân loại và công dụng
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Chlorine Aquafit Ca(OCl)2 Ấn Độ
ỨNG DỤNG:
- Chlorine Ấn Độ Sát khuẩn tốt, chất oxy hóa và tẩy trắng. Dùng cho Ngành thủy sản, thú y, xử lý nước, ngành dệt, giấy…
- Khử trùng, sát khuẩn nước sinh hoạt, nước thải, nước bể bơi;
- Khử trùng, sát khuẩn bệnh viện, nhà bếp, nhà xưởng chế biến thực phẩm;
- Khử trùng nước và môi trường nơi gần bãi rác, vùng lũ lụt, thiên tai;
- Phòng chống dịch bệnh, sát trùng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;
- Tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh, tảo độc, cá tạp, giáp xác…trong ao nuôi tôm, cá;
- Thay thế các chất Cloramin B, Cloramin T, TCCA, Javen.
TÍNH CHẤT:
- Aquafit tồn tại ở dạng vảy nhỏ màu trắng.
- Aquafit có tính oxi hóa mạnh, tính diệt khuẩn cao và dễ dàng hòa tan trong nước.
- Tỷ trọng tương đối (ở 20ᵒC): 2,35 g/cm3
- Điểm bùng cháy: Không cháy
- Độ hòa tan trong nước (ở 20ᵒC): 200 g/l
- Nhiệt độ phân hủy: > 177ᵒC
THÀNH PHẦN:
ClO-         ≥ 70,0% Ca(OH)2  ≤ 18,0% CaCO3    ≤ 6,5% Độ ẩm      ≤ 5%
QUY CÁCH: 45 kg/thùng
Coi thêm ở : Chlorine Aquafit Ca(OCl)2 Ấn Độ
0 notes