Tumgik
duythu-r9 · 4 years
Text
Haha qua cả 10 năm, thì người mà anh nhớ vẫn chỉ là em. Mỗi ly bia, hình ảnh, nụ cười của em càng rõ hơn.
Hôm nay em đi đà lạt để tham gia giải trail, thật sự rất nhớ em.
Tuy không còn đơn phương như trước, nhưng nỗi nhớ không giảm chỉ mà tăng.
7 notes · View notes
duythu-r9 · 4 years
Text
2 đứa đi ăn ốc 17 lại sau đợt cách ly, cũng là hơn nửa tháng rồi mới gặp nhau.
Không nói gì nhiều, nhưng cảm nhận của cái nắm tay thôi lại như thể hiện được nhiều điều.
Hôm nay cũng vậy, làm về tới nhà, mệt và tâm trạng rất tệ, chỉ gửi 1 tin nhắn cho ấy, thấy tốt hơn rất nhiều.
Cảm giác như 2 đứa càng ngày thấu hiểu nhau hơn.
0 notes
duythu-r9 · 4 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Mình đặt lịch trình trong cuộc đời nhau đi Tiếc nuối làm chi, có mười năm tươi trẻ
2K notes · View notes
duythu-r9 · 4 years
Text
Tumblr media
26/1, mùng 2 tết 2020.
Nhà Hoàng
Happiest ♡♡♡
4 notes · View notes
duythu-r9 · 5 years
Text
Tumblr media
Can i say: i miss you?
X.
0 notes
duythu-r9 · 5 years
Text
16/12/208
Dạo này ko biết sao lại hay tâm trạng nghe nhạc Hamlet Trương:
"Dù anh không nói ra, lòng anh còn thiết tha, thì từ đó cũng đã mãi khắc tên người giữ linh hồn... tình yêu đầu và duy nhất của anh"
Hôm qua Việt Nam thắng, vô địch.
Hôm trước được gặp em.
K!
0 notes
duythu-r9 · 6 years
Text
Anh dùng cách của mình để yêu em, em lại không hiểu, nhưng anh muốn em biết rằng, có thể thứ anh dành cho em không phải là điều em muốn nhưng đó là những thứ tốt nhất mà anh có.
- motminh -
Tumblr media
108 notes · View notes
duythu-r9 · 6 years
Photo
Tumblr media
“Tâm lý con người rất phức tạp, nó vừa có tính riêng biệt vừa có tính chung, đằng sau mỗi một hành vi đều ẩn chứa bí mật tâm lý kỳ diệu. Có đến 10 hiện tượng tâm lý hành vi hữu dụng nhất sẽ giúp bạn hiểu thêm về hành vi của người khác và của cả bản thân mình.
1. Lời tiên tri tự đúng (tự kỷ ám thị) Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã từng làm một cuộc thí nghiệm thế này: Ông chia một nhóm chuột bạch thành hai nhóm A và B, nói với người nuôi dưỡng nhóm A rằng những chú chuột này rất thông minh, đồng thời lại nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng trí lực những chú chuột này chỉ bình thường thôi. Mấy tháng sau, ông cho hai nhóm chuột này làm một trắc nghiệm kiểu vượt qua mê cung và phát hiện nhóm A thật sự thông minh hơn nhóm B, chúng có thể ra khỏi mê cung tìm được thức ăn đầu tiên. Ông nghĩ, hiệu ứng này có thể xảy ra ở con người không? Thế là ông lại đến một trường trung học bình thường, ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên học sinh trong bảng danh sách, sau đó ông nói với giáo viên của những học sinh đó rằng: Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh. Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.
2. Hiệu ứng quá giới hạn Tác giả nổi tiếng của Mỹ – Mark Twain có một lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, rất cảm động và ông đang dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, mục sư vẫn chưa giảng xong, ông bắt đầu có chút mất kiên nhẫn nên quyết định sẽ quyên một ít tiền lẻ thôi. Qua thêm 10 phút nữa mục sư vẫn tiếp tục giảng, thế là ông nghĩ không quyên góp nữa. Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng. Hiệu ứng siêu hạn thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ như khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét. Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn, đối với trẻ chỉ nên “phạm lỗi một lần, chỉ phạt một lần”. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng không nên lặp lại đơn thuần mà phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.
3. Hiệu ứng Westerners Nhà tâm lý học Westerners đã từng giảng một ngụ ngôn thế này. Có một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Mấy ngày qua đi, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều, tiền này ông thưởng cho các cháu”. Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo, “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!” Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa. Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”. Và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ. Hiệu ứng Westerners cũng thấy rõ trong cuộc sống. Ví dụ, bố mẹ thường nói với con cái: “Nếu lần này con thi được 10 điểm thì bố mẹ sẽ thưởng 100 ngàn”, “Nếu con thi đứng trong top 5 thì bố mẹ sẽ thưởng con một món đồ chơi mới” v.v… Người lớn chúng ta có lẽ không ngờ rằng cơ chế thưởng này không thỏa đáng, nó sẽ khiến hứng thú học tập của trẻ dần dần giảm đi.
4. Hiệu ứng Gió Nam Hiệu ứng này bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine. Gió Bắc và Gió Nam thi uy lực với nhau xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Đầu tiên là Gió Bắc thổi những luồng gió thật lạnh, lạnh đến thấu xương, kết quả là người đi đường càng quấn áo chặt hơn. Gió Nam bắt đầu từ tốn lay động, gió thật dịu và ánh mặt trời thật đẹp khiến người đi đường cảm thấy như mùa xuân tràn ngập, vậy là họ cởi áo khoác ra để thưởng thức bầu không khí dễ chịu ấy. Cuối cùng Gió Nam chiến thắng. Gió Nam trong câu chuyện sở dĩ đạt được mục đích là vì nó đã thuận theo nhu cầu nội tại của con người. Phản ứng tâm lý sinh ra do được kích thích cảm giác cá nhân và nhu cầu muốn thỏa mãn mình chính là “hiệu ứng Gió Nam”.
5. Hiệu ứng thùng gỗ Tại sao có tên gọi này? Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu như những mảnh gỗ này dài ngắn khác nhau thì bạn sẽ thấy rõ ràng lượng nước chứa được trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó chỉ có thể đầy lên đến chiều cao của chỗ mảnh gỗ ngắn nhất mà thôi. Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như một chiếc thùng gỗ lớn vậy, thành tích mỗi một môn học trong đó đều là một miếng gỗ không thể thiếu để ghép thành chiếc thùng. Sự ổn định trong thành tích tốt của trẻ không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng ở tình trạng chỉnh thể của nó, đặc biệt là ở một số mắc xích yếu (mảnh gỗ ngắn). Ý nghĩa của hiệu ứng này? Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác. Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài.
6. Hiệu ứng Hawthorne Tại công xưởng Hawthorne nằm ở ngoại ô bang Chicago (Mỹ), công nhân thường xuyên nóng giận bất bình cho nên tình hình sản xuất không lý tưởng cho lắm. Sau đó, chuyên gia tâm lý đặc biệt đến đây làm một cuộc thí nghiệm: Trong khoảng thời gian 2 năm, vị chuyên gia này có cuộc trò chuyện riêng với hơn 20.000 công nhân và quy định trong quá trình trò chuyện, vị chuyên gia sẽ nhẫn nại lắng nghe mọi ý kiến và bất mãn của họ đối với công xưởng. Cuộc thí nghiệm đã đem lại kết quả không ngờ: sản lượng của công xưởng đã tăng vượt bậc. Rõ ràng, con người có rất nhiều thắc mắc hoặc bất mãn nhưng không phải lúc nào cũng có thể biểu đạt ra được. Sau khi họ “được nói” thì sẽ có một sự thỏa mãn khi đã phát tiết ra, họ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
7. Hiệu ứng tăng giảm Hiệu ứng này trong giao tiếp giữa người với người chính là: Bất cứ ai cũng đều hy vọng sự yêu thích, ưu tiên của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” chứ không phải “không ngừng giảm đi”. Lấy ví dụ, rất nhiều người bán hàng nắm được tâm lý này của khách hàng, trong khi cân món hàng họ luôn lấy một phần nhỏ để lên cân rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ số lượng khách hàng cần, chứ họ không lấy một phần lớn ngay rồi sau đó lại “bớt ra bớt ra”, mặc dù cả hai cách đều vì đạt đến số lượng khách hàng cần nhưng hành động “thêm vào” sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều. Khi chúng ta phê bình đánh giá trẻ nhỏ thường khó tránh “khen trước, chê sau”. Kỳ thực cách này không lý tưởng lắm, tốt hơn hết là hãy chỉ ra cho chúng thấy những lỗi chúng mắc phải rồi sau đó mới khích lệ chúng bằng những “thành quả” mà chúng đã đạt được, như thế trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu nhận xét của bạn và có thiện chí sửa chữa hơn.
8. Hiệu ứng bươm bướm Theo nghiên cứu cho thấy, những khí lưu yếu và nhỏ của một con bươm bướm tình cờ vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp với vô số các nhân tố khác thì sau vài tuần đã biến thành một trận vòi rồng ở bang Texas (Mỹ)! Sau đó các nhà khoa học đã gọi đây là “hiệu ứng bươm bướm” và đưa ra lý luận như sau: Một nhân tố khởi nguồn cực nhỏ nếu trải qua một thời gian nhất định và tác dụng với các nhân tố tham dự khác thì hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp. Hiệu ứng này nói với chúng ta rằng: Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một chuyện, một hành vi nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai lệch, võ đoán thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.
9. Hiệu ứng đóng kí hiệu Trong thế chiến 2, Mỹ do binh lính không đủ nên đã lập một đội các tù nhân trong ngục đưa ra tiền tuyến chiến đấu. Mỹ đặc phát vài chuyên gia tâm lý đến huấn luyện, động viên các tù nhân này và theo họ cùng ra tiền tuyến. Trong thời gian huấn luyện, các nhà tâm lý thuyết giáo rất nhiều với tù nhân và bắt mỗi người họ mỗi tuần phải viết một lá thư cho người thân nhất của mình. Nội dung trong thư do nhà tâm lý thống nhất chỉ định, thuật rằng: biểu hiện của tù nhân trong ngục tốt như thế nào, tự cải tạo mình như thế nào v.v… Nhà tâm lý yêu cầu họ viết thật tỉ mỉ rồi gửi đi. Sau 3 tháng, các tù nhân ra tiền tuyến, nhà tâm lý lại yêu cầu họ trong thư viết rằng họ đã phục tùng chỉ huy như thế nào, chiến đấu dũng cảm ra sao v.v… Kết quả là, biểu hiện của đội binh tù nhân này không hề thua kém binh lính thực thụ. Họ trở nên giống y như những gì trong thư họ viết. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng đóng kí hiệu”, còn có tên gọi khác là “hiệu ứng ám thị”.
10. Hiệu ứng ngưỡng vào Trong cuộc sống hằng ngày có một hiện tượng thế này: Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt. Ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi người khác đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Hiện tượng này được các nhà tâm lý học gọi là “hiệu ứng ngưỡng vào”. Hiệu ứng này cũng vận dụng khá hữu hiệu trong giáo dục con cái trong gia đình. Hãy yêu cầu thấp thôi, khi trẻ đã làm đúng rồi, hãy cho chúng sự khẳng định và biểu dương, khích lệ, thế thì những yêu cầu tăng dần sau đó sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.”
{ST} des by |Invisible|@Tu Es Mon Lilas
7K notes · View notes
duythu-r9 · 6 years
Text
Là cố chấp, hay là bất chấp, của cả thanh xuân.
Hay mãi về sau!
K!
1 note · View note
duythu-r9 · 6 years
Photo
Không biết đã bao lần phải bất lực như vậy. Để rồi chỉ còn lại tiếc nuối.
Tumblr media
Bất đắc dĩ chính là cái gọi là ngôn từ
Lúc biểu đạt tình yêu thì bất lực
Lúc nói lời tổn thương thì lại sắc bén như dao
Thất cẩn niên (Ổ chăn là nấm mồ thanh xuân)
–(Weibo)–
982 notes · View notes
duythu-r9 · 6 years
Photo
Tumblr media
92K notes · View notes
duythu-r9 · 6 years
Text
20-4-2018
Đi uống với ông anh, vì nghĩ ngày mai sẽ ko ai rủ mình đi nhậu chia vui.
Chợt nhớ về Ông Tây Quán, lần đầu tiên nói được câu " tao yêu mày"! Tuy chưa thể nói rõ hết sn trong lòng nhưng ít ra cũng đã nói được điều cần nói.
Tại sao, những lần hết lòng lại không có kết cục trọn vẹn, chỉ toàn nỗi đau! Đau đến xé lòng!
Muốn gọi, nhưng lại không gọi, vì có giải quyết được gì? Người có tin? Có lại gần?
Bên tôi.
Cánh tay phải vẫn luôn nhức nhối!
0 notes
duythu-r9 · 6 years
Photo
Tumblr media
Đà Lạt! 2015! An! Dù có chôn vùi tận sâu, thì nó vẫn ở đấy! Vẫn chỉ 1 số muốn gọi, 1 giọng nói muốn nghe mà thôi!
0 notes
duythu-r9 · 6 years
Text
17-03-2018
Sau tất cả, vẫn chỉ muốn nghe giọng nói của em. Giai đoạn đó đã qua, chúng ta cũng tự mặc định lại trở thành bạn tốt của nhau. Nhưng, vì sao, tận đáy lòng, vẫn luôn muốn bên em.
Dù chỉ 1 lần!
Vẫn ánh mắt, nụ cười ấy!
Tiếc nuối của cả cuộc đời!
0 notes
duythu-r9 · 6 years
Text
Vì nhau giấu đi niềm đau!
1 note · View note
duythu-r9 · 6 years
Text
Tất cả đều là từ sau khi aT... nhưng ổng có bao h thực sự yêu em? Chính em cũng biết rõ câu trả lời mà, nhưng bản thân em lại không chấp nhận được điều đó, cứ để mình chìm vào quá khứ đó.
Từ sau khi aT, có bao người thương em thật lòng?
Như anh.
1 note · View note
duythu-r9 · 6 years
Text
Cũng đã hơn một tháng kể từ ngày mình chia tay, anh vẫn chưa thể chấp nhận được sự thật đó. Nhưng, sự thật là vậy!
Em, vẫn ở đó, vẫn ngồi sau lưng xe anh, vẫn ôm anh, vẫn tay trong tay. Nhưng không còn là em của anh nữa rồi. Và anh cũng đã quyết định buông bỏ!
Đây là những cuốn sách anh đã lựa cho em trong những ngày em đi Úc, nhưng bây h mới có thể tặng đến em.
Mong em hạnh phúc.
Mong người làm em hạnh phúc.
Anh yêu em!
0 notes