Tumgik
fastenglish · 3 years
Text
Cấu trúc Advise trong tiếng anh - định nghĩa, cách dùng và bài tập vận dụng.
Cấu trúc Advise là một trong những ngữ pháp tiếng anh không còn xa lạ với nhiều người. Khi muốn đưa ra lời khuyên cho ai đó, người ta thường sử dụng cấu trúc này để diễn đạt. Nếu bạn còn chưa biết hay chưa nắm rõ về cấu trúc Advise thì hãy cùng Fast English theo dõi bài viết này nhé!
Cấu trúc Advise là gì?
Cấu trúc Advise mang nghĩa đưa ra gợi ý hay lời khuyên tốt nhất cho ai đó. Vì bản chất của “Advise” là một ngoại động từ nên thường nó sẽ đi kèm với tân ngữ trong câu. 
Ví dụ:
I advise you that you should buy those shoes, it’s a best-seller. (Tôi khuyên bạn nên mua đôi giày đó, nó bán rất chạy.)
Lenka advises Mike against drinking and driving. (Lenka khuyên Mikel không nên vừa uống rượu bia vừa lái xe.)
Cách dùng cấu trúc Advise
Dưới đây là một số cấu trúc Advise thông dụng bạn có thể dùng khi muốn khuyên nhủ ai đó làm gì.
1. Cấu trúc Advise với mệnh đề
Công thức:
 S + advise + that + S + (should) + V
(Khuyên ai đó nên làm gì)
Lưu ý: Với công thức này, dù có động từ khiếm khuyết should thì động từ vẫn luôn ở dạng nguyên thể.
Ví dụ: 
My father advised me that go to ABC university. (Mẹ tôi khuyên tôi nên học trường đại học ABC.)
The teacher advised me that to do the full homework (Giáo viên đã khuyên tôi rằng nên làm bài tập đầy đủ.)
Linda advised me that I should use sunscreen when going to the beach. (Linda khuyên tôi nên sử dụng kem chống nắng khi đi biển.)
He advised me that I should take driving lessons. (Anh ấy khuyên tôi nên đi học lái xe.)
2. Cấu trúc Advise với to V
Công thức:
Advise + O + (not) to V: khuyên ai đó (không) làm gì
Ví dụ:
My father advised me not to go out after 10pm (Bố tôi khuyên tôi không nên ra ngoài sau 10 giờ tối.)
I advised him not to play games too much. (tôi khuyên anh ấy không nên chơi game quá nhiều.)
Tom advised me to drink more water. (Tom khuyên tôi nên uống nhiều nước hơn.)
My father advised me to read a lot of books. (Bố tôi khuyên tôi nên đọc nhiều sách.)
3. Cấu trúc Advise với V-ing
Công thức:
Advise + (not) V-ing: khuyên (không) nên làm gì
Ví dụ:
The government advises people wearing masks when going out. (Chính phủ khuyên mọi người nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.)
Teachers advised learning English. (Giáo viên khuyên nên học tiếng Anh.)
Cấu trúc Advise với giới từ
1. Advise against
Cấu trúc này tương tự với cấu trúc Advise not to V, đều mang nghĩa khuyên bảo ai đó không nên làm gì. Vì Against là một giới từ nên theo sau nó sẽ là một động từ ở dạng V-ing.
Công thức:
S + advise + O + against + V-ing
Ví dụ:
He advised me against taking that road – it’s under construction.  (Anh ấy  khuyên tôi không nên đi đường ấy đâu, nó đang được thi công.)
I strongly advise you against trusting her. (Tôi thành thực khuyên bạn không nên tin tưởng cô ấy.)
2.  Advise on/about
Cấu trúc này mang nghĩa đưa ra lời khuyên về một chủ đề hay lĩnh vực mà bạn am hiểu, có kiến thức và kỹ năng đặc biệt nào đó.
Công thức:
 S + advise + (O) + on/about + N.
Ví dụ:
Psychology teachers advise students on emotional issues. (Giáo viên tâm lý đưa ra lời khuyên cho học sinh về các vấn đề tình cảm.)
Manager advised on work morale. (Trưởng phòng đưa ra lời khuyên về tinh thần làm việc.)
Viết lại câu với cấu trúc Advise
Thi thoảng chúng ta sẽ bắt gặp những bài viết lại câu có cấu trúc Advise. Dưới đây là một số gợi ý về cách viết lại câu với Advise trong tiếng anh.
Công thức:
If I were you, S + V (nguyên mẫu)…
Let’s + V (nguyên mẫu)…
You should(not) + V (nguyên mẫu)…
S + had better (not) + V (nguyên mẫu)…
Why don’t we + V (nguyên mẫu)…?
What/How about + V-ing…?
➔ S + advise + somebody + (not) + to V (nguyên mẫu) + something…
Ví dụ:
- If I were Linda, I wouldn’t do it.
➔ I advise Linda not to do it.
(Tôi khuyên Linda không nên làm điều đó.)
- Let’s go to the doctor, Tom.
➔  I advise Tom to go to the doctor.
(Tôi khuyên Tom nên đi khám.)
Phân biệt Advise và Advice trong tiếng anh
1. Về nghĩa:
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa Advise và Advice. Sở dĩ hai từ này có cách đọc giống nhau. Tuy nhiên, không khó để phân biệt chúng vì Advise bản chất là động từ còn Advice là danh từ không đếm được có nghĩa là “lời khuyên”. 
2. Về cách đọc:
Advise /ədˈvaɪz/ (v): Khuyên, khuyên bảo
Advice /ədˈvaɪs/ (n): lời khuyên
Ví dụ:
My sister advised me not to fall in love early. (Chị gái tôi khuyên tôi không nên yêu sớm.)
My mother gives helpful advice (Mẹ tôi cho lời khuyên hữu ích)
H2. Bài tập vận dụng cấu trúc Advise và đáp án
Bài 1: Viết lại các câu dưới đây
1. It’s cold. You should wear a jacket
=> I advise ______________________
2. People should not drive fast on rainy nights.
=> People are advised ______________________
3. He’s always tired. He should not go to bed late every night.
=> I advise _________________________________________
4. Lenka should buy both the dress and the skirt. 
=> The salesgirl advised ______________________________
5. The students shouldn’t use the material during the exam.
=> Students are advised ______________________________
 Đáp án: 
I advise you to wear a Jacket.
People are advised against driving fast on rainy nights.
I advise him against going to bed late every night.
The salesgirl advised that Lenka should buy the dress and the skirt. 
Students are advised against using the material during the exam.
 Bài 2: Điền advice hoặc advise vào chỗ trống
 Our new neighbour is so kind. He gave me a lot of _______ on how to take care of our garden.
I didn’t ______ she bought the red dress, but the pink one.
A piece of ________ for the new writers is not to include too many details.
Giving _________ to students in need is the job of a teacher
I _________ that you should tell Linda about what happened.
 Đáp án:
advice
advise
advice
advice
advise
Tổng Kết
Bài viết trên, Fast English đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức sâu hơn về cấu trúc Advise trong tiếng anh. Hy vọng các bạn đã nắm rõ định nghĩa, cách dùng và hoàn thành thật tốt bài tập thực hành để đạt kết quả cao trong học tập. 
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì cần Fast English giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc cho bạn sớm nhất. Ngoài ra nếu muốn nhận thêm tài liệu tiếng Anh miễn phí, hãy để lại họ tên, email, số điện thoại để Fast English có thể gửi tài liệu cho bạn nhé. Hãy theo dõi web thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Chúc bạn học tập thật tốt!
0 notes
fastenglish · 3 years
Text
Cấu trúc Would You Like trong tiếng anh và bài tập vận dụng kèm đáp án
Nhắc đến câu mời trong tiếng anh, người ta sẽ nghĩ ngay tới cấu trúc “Would You Like”. Đây là một trong những ngữ pháp phổ biến và quan trọng trong cả văn nói và văn viết. Hôm nay, Fast English sẽ chia sẻ những kiến thức sâu hơn về định nghĩa và cách dùng của cấu trúc Would You Like. Nếu bạn nào chưa nắm rõ và cần ôn lại kiến thức thì hãy theo dõi bài viết này nhé!
Cấu trúc Would You Like là gì?
Cấu trúc Would You Like là một trong những ngữ pháp quan trọng trong tiếng anh, được dùng cho cả văn nói và văn viết. 
Cấu trúc này mang ý nghĩa để hỏi về những mong muốn của người khác hay đưa ra lời mời, lời đề nghị một cách lịch sự.
Ví dụ:
Would you like some bread? (Bạn có muốn một ít bánh mì không?)
Would you like to sing with me? (Bạn có muốn cùng hát với mình không?)
What would you like to do tonight? (Tối nay bạn thích làm gì?)
Cách dùng cấu trúc Would You Like trong tiếng anh
Như đã nói, cấu trúc Would You Like được sử dụng với hai mục đích chính là đưa ra lời mời, lời đề nghị hoặc hỏi về nguyện vọng, mong muốn của người khác một cách lịch sự. Hãy cùng chúng tôi đi vào những ví dụ cụ thể nhé!
1. Cấu trúc Would You Like dùng để mời hoặc đề nghị
Công thức 1:
Would you like + Noun?
Ví dụ:
Would you like a glass of orange juice? (Bạn có muốn một cốc nước cam không?)
It’s so cold! Would you like a hot coffee? (Trời lạnh quá! Bạn có muốn uống cà phê nóng không?)
Công thức 2: 
Would you like + to verb (infinitive)?
Ví dụ:
Would you like to eat rice cake? (Bạn có muốn ăn bánh gạo không?)
Would you like to drink avocado smoothie? (Bạn có muốn uống sinh tố bơ không?)
Chú ý: Would you like có thể viết gọn thành ‘d like
Dưới đây là cách trả lời đề nghị hay lời mời của người khác của cấu trúc Would you like.
Absolutely
Thank you!
Yes
Yes, I would
Yes, I’d love to
Yes, please
No, thank you so much
I would love to but I cannot…
I am sorry, I cannot…
Ví dụ:
Would you like some sugar on your smoothie? (Bạn có muốn thêm một ít đường vào trong sinh tố của bạn không?)
    > Absolutely. I’d like some sugar on my smoothie, please. (Dĩ nhiên rồi. Tôi muốn thêm đường vào trong sinh tố của mình.)
Chú ý: Không sử dụng “Do you want” trong trường hợp lịch sự
2. Cấu trúc Would You Like dùng để hỏi về nguyện vọng, mong muốn của người khác.
Công thức: 
What + would + S + like + N/to verb (infinitive)?
Cách trẻ lời:
I’ll have…
S + would like/love + N/to V…
S + like N/to V…
Ví dụ: 
What would you like to have on your birthday? (Bạn muốn nhận quà gì vào sinh nhật của mình?)
I’d love a new laptop. (Tôi muốn một chiếc máy tính xách tay.)
Would you like to do this weekend? (Bạn muốn làm gì vào cuối tuần này không?)
I like to play football. (Tôi muốn chơi đá bóng.)
Một vài cấu trúc tương đồng với Would you like
Có thể bạn chưa biết, ngoài cấu trúc Would you like, còn có một số mẫu câu mời tương đồng khác mà các bạn có thể tham khảo như:
Do you feel fancy/like + V-ing…?: Bạn có muốn…?
Do you want to…?: Bạn có muốn…?
We’d be delighted to …?: Chúng tôi rất vui khi…
I would be grateful/pleased/glad  If you can/could…: Tôi rất biết ơn/vui mừng nếu bạn có thể…
I would like to invite you to…: Tôi muốn mời bạn…
I was just wondering if you would like to …?: Tôi chỉ tự hỏi liệu bạn có muốn…?
Ví dụ: 
I would be very pleased if you could have coffee with me. (Tôi sẽ rất vui nếu bạn có thể uống cà phê với tôi)
I would like to invite you to go to the movies with me this weekend (Tôi muốn mời bạn đi xem phim với tôi vào cuối tuần này.)
Một số đoạn hội thoại với cấu trúc Would you like
Fast English mời bạn tham khảo một số đoạn hội thoại dưới đây về cấu trúc Would you like. 
Hội thoại 1
A: Good morning! How can I help you?
B: Good morning! I would like a cup of tea, please.
A: Certainly. Would you like anything else besides tea?
B: Yes, please. I’ll have 1 sandwich.
A: What kind of sandwiches would you like?
B: I’d like sausage and cheese sandwiches.
A: I got it. Thanks for your order.
A: Chào buổi sáng. Tôi có thể giúp được gì cho bạn?
B: Xin chào. Tôi muốn gọi một ly cà phê
A: Tất nhiên rồi. Bạn còn muốn gọi gì khác ngoài cà phê không?
B: Tôi có. Tôi sẽ lấy một chiếc bánh kẹp.
A: Bạn muốn lấy loại nào?
B: Tôi muốn bánh kẹp xúc xích và phô mai.
A: Được rồi. Cảm ơn bạn vì đã gọi món.
Hội thoại 2:
A: Summer holiday is coming soon. Have you got any plans?
B: No, I haven’t thought about it. What about you?
A: A new water park will be opened soon, would you like to go?
B: No, thank you. I would like to work to earn some money this summer.
A: Would you like to work as a part-time employee at a hot pot restaurant ?
B: Sounds great. I’ll consider it.
A: Kỳ nghỉ hè đang đến gần. Cậu đã có kế hoạch gì chưa?
B: Chưa, tôi chưa nghĩ đến. Cậu thì sao?
A: Một công viên nước mới chuẩn bị mở cửa. Cậu có muốn đến không?
B: Tôi không, cảm ơn. Tôi muốn đi làm để kiếm ít tiền.
A: Vậy cậu có muốn làm việc bán thời gian ở nhà hàng lẩu không?
B: Nghe tuyệt đấy, tôi sẽ cân nhắc.
Hội thoại 3:
A: Tom's birthday is coming.
B: What would you like to give him as a present?
A: I don’t know what to buy.
B: Would you like to go shopping tonight?
A: I’d love to but I’m going to have an appointment with a friend.
B: How about tomorrow afternoon?
A: Yes, please.
B: What time would you like to leave?
A: 4 is perfect. See you there.
A: Sinh nhật của Tom sắp đến rồi.
B: Bạn muốn tặng anh ấy món quà gì?
A: Tôi không biết phải mua gì.
B: Bạn muốn đi mua sắm tối nay không?
A: Tôi rất muốn nhưng tôi có một cuộc hẹn với một người bạn rồi.
B: Vậy còn chiều ngày mai thì sao?
A: Được đấy
B: Bạn muốn đi lúc mấy giờ?
A: 4h ổn đấy. Hẹn gặp cậu ở đấy.
Bài tập vận dụng cấu trúc Would you like và đáp án
Bài 1: Hãy điền Would hoặc Do vào chỗ trống
_____  you like to drink smoothies? 
_____  you like living in Paris?
_____  you like more sugar for your capuchino? 
_____  you like practicing Chinese? 
_____  you like some more drinks? 
_____  you like some sandwiches? 
_____  you like to go to the movies this weekend? 
_____  you like to sing? (generally speaking) 
_____  you like your job? 
_____ you like rap? 
Đáp án
Would
Do
Would
Do
Would
Would
Would
Do
Do
Do
Bài 2. Hãy đặt câu sử dụng Would You Like với các tình huống sau:
You want to invite Lenka to go to the prom with you.
You are hungry and your mom asks you what to have for lunch.
You see a nice pair of shoes and tell the salesperson about the shoes.
You want to ask whether your mother wants to have lunch with you or not.
You want to offer your lover a cup of coffee.
The waitress brings you the wrong order and you want to change it.
You feel tired and have to decline the invitation from your friends.
Đáp án
Would you like to go to the prom with me?
I’d like a sandwich, please.
I would like to purchase these shoes.
Mother, would you like to have lunch with me?
Honey, would you like a cup of coffee?
Excuse me, I’d like a cup of cappuccino. This is the wrong order.
I’m sorry, but I’d like to rest for now.
Tổng Kết.
Bài viết trên đây, Fast English đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức về cấu trúc Would you like và cách dùng trong tiếng anh. Hy vọng các bạn đã nắm rõ và biết cách đưa là lời mời và đáp lại một cách lịch sự. 
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì cần Fast English giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc cho bạn sớm nhất. Ngoài ra nếu muốn nhận thêm tài liệu tiếng Anh miễn phí, hãy để lại họ tên, email, số điện thoại để Fast English có thể gửi tài liệu cho bạn nhé. Hãy theo dõi web thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Chúc bạn học tập thật tốt!
0 notes
fastenglish · 3 years
Text
Cấu trúc Would rather và cách dùng trong tiếng anh - Phân biệt với cấu trúc Prefer
Cấu trúc Would rather là ngữ pháp được nâng cấp hơn cấu trúc “I like” và “ I want”, được dùng khi người nói muốn thể hiện mong muốn và các sở thích của bản thân. Would rather có nhiều cách dùng khác nhau trong từng thì và thành phần câu. Hãy cùng Fast English tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc ngữ pháp Would you rather ở bài viết này nhé!
Khái niệm cấu trúc Would rather
Would rather là một trong những cấu trúc phổ biến trong tiếng anh. Cấu trúc này có thể dùng trong giao tiếp hoặc văn viết với mục đích để thể hiện những sở thích và mong muốn của bản thân về một sự vật/sự việc nào đó.
Thông thường, mọi người chỉ dùng những cấu trúc đơn giản như “I like” hoặc “i want”. Tuy nhiên, còn một cách nói nâng cao hơn đó là dùng Would rather.
Ví dụ:
Tom would rather go to class tomorrow than today. (Tom thà đến lớp vào ngày mai hơn là hôm nay.)
Cấu trúc Would rather với một chủ ngữ
1. Cấu trúc Would rather ở hiện tại hoặc tương lai. 
Ở đây, Would rather được dùng để diễn tả mong muốn của người nói về điều gì đó ở hiện tại hoặc tương lai. Với cách dùng này sẽ thường được sử dụng trong các tình huống giao tiếp tiếng anh trang trọng hoặc trong văn viết.
Công thức:
Khẳng định: S + would rather (‘d rather) + V 
Phủ định:  S + would rather (‘d rather) + not + V
Nghi vấn: Would + S + rather + V
Ví dụ:
We would rather travel to Korea than Singapore. (Chúng tôi thích đến Hàn Quốc hơn Sing-ga-po.)
We would rather not travel to Paris. (Chúng tôi không thích đến Pari.)
Would you rather go to the park? (Bạn có muốn đến công viên không?)
2. Cấu trúc Would rather ở thì quá khứ
Cấu trúc Would rather có thể được dùng để diễn tả những mong muốn hay nuối tiếc của người nói về một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.
Công thức:
Khẳng định (+): S + would rather + have + V3
Phủ định (-):  S + would rather (not) + have + V3
Nghi vấn (?): Would + S + rather + have + V3
Ví dụ:
I would rather have bought a shirt than a pair of shoes. (Tôi đã thích mua một chiếc áo hơn một đôi giày.)
I would rather not have bought this dress. (Tôi đã không thích mua chiếc áo này.)
3.  Cấu trúc Would rather than và Would rather or:
Các bạn có thể sử dụng cấu trúc Would rather than và Would rather or khi muốn thể hiện sự ưu tiên hay bạn yêu thích việc này hơn việc khác. Đây cũng là một trong những cách dùng phổ biến của cấu trúc Would rather trong tiếng anh.
Ví dụ:
Would you rather eat lunch outside than cook lunch this afternoon? (Bạn muốn ăn trưa ở ngoài hay là nấu bữa trưa vào trưa nay?)
Would you rather drink here or go out? (Bạn muốn uống ở đây hay đi ra ngoài?
Cấu trúc Would rather với hai chủ ngữ
1. Cấu trúc Would rather ở hiện tại hoặc tương lai.
Với cấu trúc này, các bạn có thể sử dụng để giải định một điều gì đó trái với hiện tại hoặc mong muốn ai đó làm điều gì trong tương lai.
Công thức:
Khẳng định (+): S1 + would rather (that) + S2 + V-ed
Phủ định (-): S1 + would rather (that) + S2 + not + V-ed
Nghi vấn (?): Would + S + rather +  S2 + V-ed
Ví dụ:
I would rather that she came back to me. (Tôi muốn rằng cô ấy quay lại với tôi.)
Mike would rather that his girlfriend worked in the same department as he does. (Mike mong muốn rằng bạn gái của anh ta làm việc trong cùng một bộ phận như anh ta.)
Would you rather he stayed here with us? (Bạn có muốn anh ấy ở lại đây với chúng tôi không?)
2. Cấu trúc Would rather ở quá khứ
Dùng để thể hiện những mong muốn hay nuối tiếc về một điều gì đó trong quá khứ hoặc giả định những điều đối lập trong quá khứ. Cấu trúc này sẽ tương đương với cấu trúc câu điều kiện loại III
Công thức:
Khẳng định (+): S1 + would rather (that) + S2+ had + V3
Phủ định (-):S1 + would rather (that) + S2+ hadn’t + V3
Nghi vấn (?): Would + S + rather +  S2 + had + V3
Ví dụ:
Lenka would rather that she hadn’t divorced her husband. (Lenka mong rằng mình đã không ly dị chồng của mình.)
The teacher would rather that I had gone to class today. (Giáo viên đã mong rằng tôi đã đến lớp vào ngày hôm nay.)
Các dạng viết tắt của Would rather
Để việc ghi chép nhanh chóng hơn, trong tiếng anh người ta thường sử dụng những từ viết tắt. Vậy với cấu trúc Would rather sẽ được viết tắt như thế nào?
Khẳng định (+):
I would = I’d
She would = She’d
He would = He’d
You would  = You’d
They would = They’d
We would = We’d
It  would = It’d
Phủ định (-):
He would rather not = He’d rather not
She would rather not = She’d rather not
They would rather not = They’d rather not
You would rather not = You’d rather not
It  would rather not =It’d rather not
We would rather not = We’d rather not
Phân biệt cấu trúc Would rather với cấu trúc Prefer
Về cách dùng, cả cấu trúc Would rather và cấu trúc Prefer đều được người nói dùng để thể hiện những mong muốn và sở thích của bản thân. 
Về ngữ pháp, 2 cấu trúc này sẽ có các đặc điểm khác nhau:
S + would rather + V (nguyên thể)…. than…
S + prefer + V(ing)…. to…
Ví dụ: 
She’d rather walk than drive = She prefers walking to driving. (Cô ấy thích đi bộ hơn là lái xe.)
Bài tập vận dụng Would rather và đáp án
Bài 1: Chia dạng đúng của từ trong ngoặc
 She would rather (stay) _________ home tonight
Tom would rather (stay) _________  home last night
We would rather (drink) _________ coffee than cappuccino
Camera man would rather that we (stand) _________ closer together than we are standing
Lenka would rather (cook) _________ for her family
He would rather you (not arrive) _________ yesterday
Mike would rather he friends (sleep) _________ than worked last night
Mika would rather Linda (be) _________ here with her tomorrow
I would rather my sister (not fail) _________ the driving test yesterday
I would rather that you (invite) _________ he to your party last Monday
Đáp án: 
stay
had stayed
drink
stood
cook
hadn’t arrived
had slept
be
hadn’t failed
had invited
Bài 2: Bài tập viết lại câu với would rather
1.I would like you to come here now.
……………………………………………………………………………
2. I would prefer to travel in August rather than in October.
………………………………………………………………………………..
3.I prefer drinking a smoothie rather than eating something.
………………………………………………………………………………
4.I prefer to sing rather than dance
……………………………………………………………………………
5.I want you to stay at home rather than hang out.
……………………………………………………………………………
6.I would like you to find a store.
……………………………………………………………………………
7.She would face the enemy rather than surrender.
……………………………………………………………………………
8.Tom would like to buy a new car instead of repairing the old one.
……………………………………………………………………………………………��…………
9.I would like you to go to bed now.
……………………………………………………………………………
10.I would like you to go with us
……………………………………………………………………………
Đáp án
I would rather you came here now.
I would rather travel in August than in October.
I would rather drink a smoothie than eat something.
I would rather sing than dance.
I would rather you stayed at home than to hang out.
I would rather you found a store.
She would rather face the enemy than surrender.
Tom would rather buy a new car than repair the old one.
I would rather you went to bed now.
I would rather you go with us.
Bài 3: Điền to, than, or và chỗ trống
Do you prefer coffee … cappuccino?
I think I’d prefer … drive to London.
Would you rather go to the club … go to the park? (asking for a choice)
She’d rather work all day … go to the beach! (make a specific choice)
My friend prefers Korean food … Chinese food.
Đáp án
to
to
or
than
to
Tổng Kết
Bài viết trên, Fast English đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức về cấu trúc Would rather và cách dùng trong tiếng anh. Hy vọng các bạn đã nắm rõ và thực hành thật tốt để đạt kết quả học tập cao. 
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì cần Fast English giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc cho bạn sớm nhất. Ngoài ra nếu muốn nhận thêm tài liệu tiếng Anh miễn phí, hãy để lại họ tên, email, số điện thoại để Fast English có thể gửi tài liệu cho bạn nhé. Hãy theo dõi web thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Chúc bạn học tập thật tốt!
https://medium.com/@fastenglish.marketing/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-would-rather-v%C3%A0-c%C3%A1ch-d%C3%B9ng-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-prefer-9e3e715e1da2https://blogfreely.net/fastenglish/cau-truc-would-rather-va-cach-dung-trong-tieng-anh-phan-biet-voi-cau-truchttps://www.pearltrees.com/fastenglish/item402861368https://www.vietnamta.vn/profile-89812
0 notes
fastenglish · 3 years
Text
Cấu trúc It’s time là gì? Cách dùng It’s time trong câu tiếng anh
It’s time là một trong những cấu trúc ngữ pháp quen thuộc trong tiếng anh.Vậy các bạn đã nắm rõ được cấu trúc này chưa? Ở bài viết hôm nay, Fast English sẽ chia sẻ nhiều hơn đến bạn cấu trúc, cách dùng It’s time, It’s high time và it’s about time trong tiếng anh, cùng tham khảo nhé!
Cấu trúc It’s time là gì?
Cấu trúc It’s time mang ý nghĩa “diễn tả thời gian mà một sự việc hay hành động được nhắc tới và cần được làm ngay lúc đó”
Ví dụ: 
It’s time he went to sleep ( Đã đến lúc anh ấy phải đi ngủ rồi)
It’s time i bought a new shoes ( Đã đến lúc tôi mua đôi giày mới)
Cấu trúc It’s time và cách dùng
It’s time thường được sử dụng khi người nói muốn nhắc nhở hoặc khuyên ai đó khẩn thiết, gấp gáp.
1. Cấu trúc it’s time + V quá khứ
It’s time + S + V(quá khứ)
Mặc dù động từ được chia ở thì quá khứ, tuy nhiên trong cấu trúc It’s time thì động từ lại mang nghĩa ở thì hiện tại hoặc tương lai mà không mang tính chất của thì quá khứ.
Ví dụ:
It’s time I bought a new shirt. (Đã đến lúc tôi mua một cái áo mới)
It’s time he bought a new air-conditioner. (Đã đến lúc anh ấy phải mua máy điều hòa mới rồi.)
It’s time Tom had a new haircut. (Đã đến lúc Tom cắt tóc rồi.)
My mother often tells me: “It’s time you got married.” (Mẹ của tôi thường nói với tôi: “Con ơi đã đến tuổi lấy chồng rồi đấy”)
2. Cấu trúc It’s time  + To V
It’s time + (for sb) + to + V-inf ….
Đây là dạng kết hợp với động từ nguyên thể có To. Ở cấu trúc này, chúng ta sẽ dùng khi muốn nói rằng thời điểm thích hợp để làm việc gì đó đã đến và vẫn còn thời gian để làm nó.
Ví dụ:
It’s time for them to go home. (Để đến lúc họ phải về nhà.)
It’s time to buy a new smartphone. (Đã đến lúc phải sắm smartphone rồi)
It’s time to change your style. (Đã đến lúc phải thay đổi phong cách của bạn)
It’s time for me to take a break. (Đã đến lúc tôi phải nghỉ ngơi)
Một số cấu trúc tương tự với cấu trúc It’s time
Trong tiếng anh, người ta cũng có thể thêm “high” hoặc “about” để nhấn mạnh hơn về tính cấp thiết, khẩn cấp của sự việc hay hành động cần được thực hiện ngay.
1. Cấu trúc It’s high time
Cấu trúc It’s high time mang ý nghĩa diễn tả hành động đã đến lúc cần thực hiện. Cấu trúc này dùng để biểu đạt rằng sự việc hay hành động nào đó đã đến lúc cần thực hiện.
It’s high time + S + V-ed/P2 / It’s high time + for + sb + to + V-inf
Ví dụ:
She’s pretty seriously ill. It’s high time she saw a doctor. (Cô ấy bị bệnh khá nặng. Đã đến lúc cô ấy nên đi khám bác sĩ.)
It’s high time she changed herself. (Đã đến lúc cô ấy phải thay đổi bản thân.)
It’s high time for them to leave. They should not be late. (Đã đến lúc họ phải rời đi. Họ không nên đi muộn).
It’s high time for us to gave a presentation. (Đã đến lúc chúng ta phải thuyết trình rồi.)
It’s high time for her to join the meeting. (Đã đến lúc cô ấy phải tham gia cuộc họp rồi.) 
2. Cấu trúc It’s about time
Cũng tương tự, cấu trúc It’s high time, cấu trúc It’s about time được dùng để nhấn mạnh rằng một sự việc hay hành động nào đó đáng lẽ đã được thực hiện rồi. 
Cấu trúc này cũng có động từ chia ở thì quá khứ nhưng lại diễn tả điều ở hiện tại hoặc tương lai.
It’s about time + S + V-ed/P2 / It’s about time + for + sb + to + V-inf
Ví dụ:
It’s about time she came to acknowledge your mistake and made a change. (Đã đến lúc cô ấy thừa nhận sai lầm của mình và sửa đổi.)
Now it’s pretty late, It’s about time my mom came home. (Bây giờ đã khá muộn, đáng lẽ mẹ tôi phải về nhà rồi.)
It’s about time Henry left. (Đã đến lúc Henry phải rời đi rồi.)
It’s about time for Tom to have a job. (Đã đến lúc Tom có một công việc rồi.) 
 Bài tập vận dụng cấu trúc It’s time và đáp án
Dưới đây là một số dạng bài tập vận dụng giúp các bạn làm quen và thực hành với cấu trúc It’s time. Cùng thử xem nhé!
Câu 1. Hãy chia động từ cho phù hợp với từng câu dưới đây:
She can’t wait one more day. It’s time she (call) _____ him.
Her teacher called her mother. It’s time for her to (do) ____ homework.
You can’t say anything more. It’s time for you (leave) _____ home.
It’s time for he (buy) _______ a new car. He thinks that your wife will like that.
It’s time for Tom (buy) ______ a new car.
It’s time for Henry (have) _______ dinner with your friends.
It’s time she (have) ________ her hair cut. Because my wife wants to do that.
It’s time for us to (start) ______ join a new company.
It’s time Alen (start) ________ join a new company.
It’s time I (read)  ________ that book.
Đáp án:
called
do 
to leave
to buy
bought 
to have
had
to start
started 
read
Câu 2: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi sử dụng cấu trúc it’s time
It’s time for her to stop smoking.
=> __________________________
It’s high time for me to finish this project. => __________________________
It’s 2 a.m now. It’s high time for the kids to be in bed. => __________________________
The table is very dirty. Jenny thinks it’s time we cleaned it. => __________________________
It’s time for him to go home. => __________________________
I really should tell our parents about this, shall I? => __________________________
Let’s buy the books I have always wanted, now that I have money. => __________________________
Đáp án:
It’s time her stopped smoking
It’s high time me finished this project
It’s 2 a.m now. It’s high time the kids were in bed.
The table is very dirty. Jenny thinks it’s time for us to clean it.
It’s time for him went home.
It’s high time I told our parents about this.
It’s high time I bought the books I have always wanted, now that I have money.
Tổng Kết
Bài viết trên, Fast English đã chia sẻ đến các bạn tổng hợp kiến thức ngữ pháp của cấu trúc It’ time trong tiếng anh. Hy vọng các bạn đã nắm rõ và thực hành thật tốt để có được kết quả cao trong học tập, giúp bạn giao tiếp tự tin hơn với người nước ngoài.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì cần Fast English giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc cho bạn sớm nhất. Ngoài ra nếu muốn nhận thêm tài liệu tiếng Anh miễn phí, hãy để lại họ tên, email, số điện thoại để Fast English có thể gửi tài liệu cho bạn nhé. Hãy theo dõi web thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Chúc bạn học tập thật tốt!
https://medium.com/@fastenglish.marketing/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-its-time-l%C3%A0-g%C3%AC-c%C3%A1ch-d%C3%B9ng-it-s-time-trong-c%C3%A2u-ti%E1%BA%BFng-anh-65e6074a7f13https://blogfreely.net/fastenglish/cau-truc-its-time-la-gi-cach-dung-its-time-trong-cau-tieng-anhhttps://www.pearltrees.com/fastenglish/item402861056https://www.vietnamta.vn/profile-89812
0 notes
fastenglish · 3 years
Text
Cấu trúc Neither nor và cách dùng trong tiếng anh - Phân biệt với cấu trúc Either or
Neither nor và Either or là những cấu trúc ngữ pháp phổ thông và quan trọng trong tiếng anh. Tuy nhiên, không ít người bị nhầm lẫn khi sử dụng hai cấu trúc này. Vì vậy, hôm nay Fast English sẽ chia sẻ sâu hơn đến các bạn những kiến thức về định nghĩa, cách dùng Neither nor và Either or. Ngoài ra cũng sẽ có những dạng bài tập vận dụng để các bạn thực hành. Cùng tham khảo nhé!
Cấu trúc Neither nor.
1. Định nghĩa cấu trúc Neither nor
Cấu trúc Neither...nor được sử dụng để thể hiện ý nghĩa phủ định “không...cũng không”. Nó diễn tả khả năng không xảy ra hoặc không được chọn giữa hai đối tượng/sự việc/sự vật được người nói đề cập đến. 
2. Công thức cấu trúc Neither nor
Công thức:
Neither N1 nor N2: không … cũng không …/ Cả … và … đều không
Ví dụ:
His father likes neither wine nor beer. (Bố của anh ấy không thích rượu cũng không thích bia.)
Neither Tom nor Lily knows how to use this washing machine. (Cả Tom và Lily đều không biết cách sử dụng cái máy giặt này.)
3. Vị trí của cấu trúc Neither nor
+  Neither nor thường được đứng ở vị trí đầu câu.
Lưu ý: Khi sử dụng cấu trúc Neither...nor, động từ được chia theo đối tượng/sự việc/sự vật thứ hai.
Neither N1 nor N2 + V (được chia theo N2) …: Không … cũng không/ Cả … và … đều không
Ví dụ:
Neither Lan or her friends are going to the party tonight. (Cả Lan và các bạn của cô ấy đều không đi tới buổi tiệc tối nay.)
Neither I nor Tom like playing football. (Cả tôi và Tom đầu không thích chơi đá bóng.)
+ Neither nor còn đứng ở vị trí giữa câu để nối hai danh từ hoặc hai đại từ.
S + V + Neither N1 nor N2.
Ví dụ:
I don’t like neither Literature nor History. (Tôi không thích văn cũng không thích lịch sử.)
My father believed neither I nor my friend. He thought that both were lying. (Bố tôi không tin tôi cũng không tin bạn tôi. Ông ấy nghĩ rằng cả hai chúng tôi đang nói dối.)
Cấu trúc Either or
Nếu cấu trúc Neither nor được dùng trong câu phủ định thì cấu trúc Either or lại được sử dụng trong câu khẳng định. Nó diễn tả khả năng có thể xảy ra hoặc sự lựa chọn của một trong hai đối tượng/sự việc/sự vật được người nói nhắc tới.
1. Công thức cấu trúc Either or
Either N1 or N2: hoặc … hoặc
Ví dụ:
My little brother wants two buy either a yellow robot or a blue robot. (Em trai của tôi muốn mua hoặc con rô bốt màu vàng hoặc con rô bốt màu xanh.
Either pink bags or orange ones will be chosen to sell next month. (Mẫu balo hồng hoặc mẫu balo cam sẽ được chọn để bán vào tháng sau.)
2. Vị trí của Either or trong câu
+ Thông thường, Either or sẽ được đứng ở đầu câu.
Lưu ý, lúc này động từ trong câu sẽ chia theo danh từ đi sau “or”. 
Công thức:
Either N1 or N2 + V (được chia theo N2)…: Hoặc … hoặc … 
Ví dụ:
Either Trang or her little sister is invited to the party tonight. (Hoặc Trang hoặc em gái cô ấy sẽ được mời tới bữa tiệc tối nay.)
+ Either or thường đứng ở giữa câu để nối hai danh từ hoặc hai đại từ.
Either + Danh từ/ Đại từ + Or + Danh từ/ Đại từ 
Ví dụ:
Lenka usually eats bread or rice for breakfast. (Lenka thường ăn bánh mì hoặc cơm cho bữa sáng.)
Một số lưu ý khi sử dụng Neither nor và Either or
Có thể thấy, cấu trúc Neither nor và Either or là một trong những ngữ pháp quan trọng trong tiếng anh. Bạn có thể thường xuyên bắt gặp những chủ đề giao tiếp khác nhau xoay quanh hai cấu trúc này. Vì vậy, khi sử dụng chúng ta phải nắm vững để không mắc phải những sai lầm.
 Và dưới đây là một số lưu ý về Neither nor và Either or mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn.
1. Động từ theo sau Neither nor và Either or
Khi cả Neither nor và Either or đứng ở vị trí đầu câu thì động từ sẽ chia theo chủ ngữ thứ 2 đứng sau “nor” và “or”.
Ví dụ:
Neither Linda nor her best friends like cooking. (Cả Linda và những người bạn thân của cô ấy đều không thích nấu ăn.)
=> Động từ “like” trong câu được chia theo chủ ngữ thứ 2 số nhiều chính là “her best friends”
Either I or Mike gets the highest mark in this contest. (Tôi hoặc Mike đạt điểm cao nhất trong kì thi này.)
=> Động từ “get” sẽ được chia theo chủ ngữ thứ 2 số ít chính là “Mike”.
2. Chuyển đổi giữa Neither nor và Either or
Vì cấu trúc Neither nor đã mang nghĩa phủ định, nên không thể thêm “not” vào trong câu. Nhưng chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau để chuyển đổi Neither nor sang Either or là:
Neither nor = not either or.
Ví dụ:
Lenka likes neither white dress nor red dress = Lenka doesn’t like either white dress or red one. (Lenka không thích cái váy trắng cũng không thích cái váy đỏ.)
3. Cấu trúc Neither và Either sử dụng trong câu đảo ngữ.
Công thức:
S­1 + V ­(phủ định) … Neither/Nor + Trợ động từ(khẳng định) + S2.
Neither + Trợ động từ + S + V (khẳng định) + nor + V2 (khẳng định).
Ví dụ:
Lily didn’t go to the cinema yesterday. Neither did her brother. (Lily không tới rạp chiếu phim vào tối qua. Anh trai cô ấy cũng không.)
Neither did he clean the house nor wash her clothes. (Anh ấy không lau nhà mà cũng không giặt quần áo.)
4. Khi Neither và Either đứng một mình
Ngoài đi theo cặp thì Neither và Either còn có thể đứng một mình. Cùng tìm hiểu xem nhé!
+ Neither đứng một mình:
Khi không có “nor” theo sau, Neither vẫn mang nghĩa phủ định. Không đối tượng hay sự vật nào trong hai chủ thể được nhắc tới.
Tiếp đó, danh từ hoặc đại từ trong câu phải ở dạng số ít. Động từ trong câu phải chia theo chủ ngữ.
Ví dụ:
Neither my brother could come to pick me up after school. (Cả 2 anh trai đều không thể tới đón tôi sau giờ học.)
Neither dress fits me. (Cả 2 chiếc váy đều không vừa với tôi.)
+ Either đứng một mình:
Dù đứng một mình, Either vẫn mang nghĩa khẳng định. Trường hợp này chỉ một người, một vật trong số những người hay vật được nhắc đến.
Tiếp đó, danh từ hoặc đại từ sau Either được sử dụng ở dạng số ít. Động từ chia theo chủ ngữ.
Ví dụ:
Either coat is yours. (Một trong số những áo khoác là của bạn.)
Either person in this group is her daughter. (Một trong số những người ở nhóm kia là con gái cô ấy.)
Phân biệt cấu trúc Neither nor và Either or
Neither nor và Either or vẫn thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Vậy làm sao để phân biệt hai cấu trúc này khác nhau ở điểm nào? Fast English sẽ giúp các bạn giải đáp.
+ Bản chất: Neither nor mang nghĩa phủ định còn Either or mang nghĩa khẳng định
+ Về cách sử dụng: Dựa theo bản chất, Neither nor được sử dụng nhằm phủ định cả hai trường hợp rằng “cả 2 đều không có”. Ngược lại với Either or, dùng để đưa ra lựa chọn 1 trong 2 khả năng “hoặc cái này...hoặc cái kia”
Bài tập vận dụng cấu trúc Neither/Either và đáp án
Bài 1: Hãy chọn đáp án đúng nhất
1. She doesn't like watching TV, …
A. either           B. too          C. neither
2. Lenka should prepare for the upcoming exams and … should you
A. either           B. neither     C. so
3. She doesn’t go on a picnic this weekend and we don’t, …
A. too               B. neither     C. either
4. … Her mother or her father is a doctor.
A. Neither        B. Either       C. Not
5. Neither Lenka nor her sister … going to the cinema yesterday
A. is                 B. are           C. were
6. A: “You don’t do your homework.” – B: “…”
A. You do, either.                  B. You don’t, either.                   C. Neither don’t you.
7. A: “He’s good at drawing.” – B: “…”
A. So am I.                            B. So do I.                                 C. Neither am I.
8. A: “I can’t go to the park on weekends.” – B: “…”
A. So can I.                            B. Neither can I.                        C. I don’t, either.
9. A: “My sister likes listening to music so much.” – B: “…”
A. So am I.                             B. I do, too.                               C. Neither do I.
10. A: “They don’t think she told the truth.” B: “…”
A. Neither do I.                       B. So do I                                  C. Me, to
Đáp án:
A
C
C
B
C
B
A
B
B
A
Bài 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Her mother believed _______ his husband _______ his friend. She thought that both were lying.
When I go to Manwah restaurant, I will eat _______ beef _______ roast chicken. Both are my favorites.
This is my final offer. You _______ take it _______ leave it.
_______ Lenka  _______ Tom will help you with your homework. They are both busy right now.
In this match, you _______ win _______ lose. It depends on you.
You can use _______ this laptop _______ the other one. Someone must fix them first.
My grandfather can _______ read _______ write. He is illiterate.
_______ you return the stuff you had stolen _______ I’ll call the cop.
_______ Linda _______ Mike will write the report. Just ask one of them.
I need _______ your help _______ your compassion. I can perfectly handle my work all alone.
Đáp án:
Neither … nor
Either … or
Either … or
Neither … nor
Either …or
Neither … nor
Neither … nor
Either … or
Either … or
Neither … nor
Tổng Kết.
Trên đây, Fast English đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức cần biết về cấu trúc Neither nor và Either nor trong tiếng anh. Hy vọng các bạn đã nắm rõ và thực hành thật tốt để đạt được kết quả học tập cao.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì cần Fast English giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc cho bạn sớm nhất. Ngoài ra nếu muốn nhận thêm tài liệu tiếng Anh miễn phí, hãy để lại họ tên, email, số điện thoại để Fast English có thể gửi tài liệu cho bạn nhé. Hãy theo dõi web thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Chúc bạn học tập thật tốt!
https://medium.com/@fastenglish.marketing/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-neither-nor-v%C3%A0-c%C3%A1ch-d%C3%B9ng-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-either-or-4353f8dedd48https://blogfreely.net/fastenglish/9ld1lvaa7ehttps://www.pearltrees.com/fastenglishhttps://www.vietnamta.vn/profile-89812
0 notes
fastenglish · 3 years
Text
Cấu trúc Once và cách dùng trong tiếng anh - Phân biệt với cấu trúc One
Cấu trúc Once trong tiếng anh khá phổ biến và được sử dụng trong cả văn nói và văn viết. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn vẫn còn băn khoăn và chưa nắm rõ được cấu trúc này. Thì ở bài viết này, Fast English sẽ chia sẻ sâu hơn đến các bạn những kiến thức về cấu trúc Once và cách dùng trong tiếng anh. Cùng theo dõi nhé!
Định nghĩa cấu trúc Once
Cấu trúc Once có vai trò là một trạng từ hoặc liên từ trong tiếng anh. 
Khi Once là trạng từ thì nó có nghĩa là: một lần, một dịp.
Ngược lại khi Once là liên từ thì nó mang nghĩa là: một khi, ngay khi, sau khi.
Ví dụ:
She has been to Thu Le Park once.
(Cô ấy đã đến công viên Thủ Lệ một lần)
Tom seemed to have despair once she found out she had cancer.
(Tom dường như đã tuyệt vọng khi biết mình bị ung thư.)
Cách dùng cấu trúc Once
Tương ứng với vai trò của cấu trúc Once, chúng ta sẽ có những cách dùng dưới đây:
1. Cách dùng khi Once là trạng từ 
Công thức 1:
S + V + Once
Mang nghĩa: Ai đó mới làm gì một lần. Với nghĩa này, Once được sử dụng trong cả thì quá khứ và tương lai. Thường được đặt ở cuối mệnh đề.
Ví dụ:
I’ve met EXO once. (Tôi mới gặp EXO một lần thôi)
Ngoc went to his penthouse in Hà Nội once. (Ngoc đã đến căn biệt thự trên cao của anh ấy ở Hà Nội một lần)
I will only talk to her once. (Tôi sẽ chỉ nói chuyện với cô ấy một lần.)
Tom had only been to Paris once on vacation last year. (Tom mới chỉ được đi Paris một lần vào kỳ nghỉ hè năm ngoái.)
Công thức 2:
S + V + once a + singular time expression (a week/ a year/…)
S + V + once every + plural time expression (two weeks/ two years/…)
Mang nghĩa: Ai đó đã từng làm gì
Ví dụ:
My little daughter was once disguised as Elsa at her kindergarten. (Con gái nhỏ của tôi đã từng hóa trang thành Elsa ở lớp mẫu giáo)
Did you once borrow her money? (Ông đã từng mượn tiền cô ấy đúng không?)
He was once an officer but now he is a singer. (Anh ấy đã từng là nhân viên văn phòng, nhưng giờ anh ấy là ca sĩ rồi.)
2. Cách dùng khi Once là liên từ
Công thức:
Once S + V, S + V
hoặc
S + V once S + V
Once là liên từ thì nó mang nghĩa là: một khi, ngay khi, sau khi.
Ví dụ:
I’ll give your computer back to her once I complete this afternoon’s meeting report. (Tôi sẽ trả lại máy tính cho cô ấy sau khi tôi hoàn thành báo cáo cuộc họp chiều nay.)
Jenny went out to play right once her mother left. (Jenny đi chơi ngay sau khi mẹ cô ấy đi.)
Once he gets on my cozy bed, he will not leave it even if he needs to go pee. (Sau khi anh ấy đã lên chiếc giường ấm áp, anh ấy sẽ không đi đâu, kể cả đi vệ sinh)
Once Linda marries Tom, she will definitely be my rooftop! (Khi Linda cưới Tom, cô ấy chắc chắn sẽ là “mái nhà”! )
Chú ý: Những mệnh đề đi với Once sẽ không dùng thì tương lai (will, shall).
          ✔ Once she pass all her exams, she'll be fully qualified.
          ✖ Once she will pass all her exams, she’ll be fully qualified. 
3. Khi Once mang nghĩa là đã có lần, đã có tới, trước kia.
Thường được sử dụng để nói về một điều gì đã xảy ra ở thời điểm không xác định trong quá khứ.
Ở trường hợp này, Once sẽ được đặt trước động từ hoặc mệnh đề. Nếu trong câu có động từ “tobe” hoặc trợ động từ thì Once sẽ nằm ngay sau các động từ này. 
Ví dụ:
Everyone here was once an employee of the company Fast English. (Mọi người ở đây đã từng là nhân viên của công ty Fast English )
I once met Linda, who was my brother’s girlfriend. (Tôi đã từng gặp Linda, bạn gái của anh trai tôi.)
Một số cấu trúc Once khác thường gặp
For once
Lần đầu tiên
For once, my older sister helped me do my homework. 
Lần đầu tiên, chị gái tôi đã giúp tôi làm bài tập.
Just this once
Chỉ lần này thôi
Okay, I’ll do your homework– just this time.
Được rồi, tôi sẽ làm bài tập cho bạn - chỉ lần này thôi.
Once again
(once more)
Một lần nữa
Once again, I forgot to wear a school uniform.
Một lần nữa, tôi quên mặc đồng phục học sinh.
Once or twice
Một vài lần
I have come across him once or twice at university.
Tôi đã gặp anh ấy một vài lần ở trường đại học.
The once
Vào một dịp duy nhất
My dad has played rugby the once, and he never wants to play it again.
Bố tôi đã chơi bóng bầu dục một lần và ông ấy không bao giờ muốn chơi lại.
At once
Ngay lập tức
I recognized at once that he is a pickpocket.
Tôi ngay lập tức nhận ra rằng anh ta là một kẻ móc túi.
(every) once in a while
Thỉnh thoảng 
(không thường xuyên)
My father meets once in a while. 
Bố con tôi thỉnh thoảng mới gặp nhau.
Once and for all
Một lần và mãi mãi
My intention is to destroy her offensive capability once and for all.
Ý định của tôi là phá hủy khả năng tấn công của cô ta một lần và mãi mãi.
Phân biệt Once và One trong tiếng anh
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, “One” chỉ mang nghĩa là “một” - số đếm. Còn “Once” mang nghĩa là “một lần” - tần suất.
Ví dụ: 
Can you give me one cake, please? (Cho xin một cái bánh đi mà.)
Okay. I only give it to you once.(Oke.Tôi cho cậu một lần thôi nhé.)
Cách sử dụng cấu trúc One:
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách sử dụng cấu trúc One và cùng so sánh xem cấu trúc này khác “Once” ở điểm nào nhé!
1. One dùng làm đại từ mang nghĩa là: Một người nào đó, một cái gì đó.
Ví dụ:
One of my younger brothers lives in paris. (Một trong những em trai của tôi sống ở Paris.)
Lucas is one of the hardest and smartest students in my class. (Lucas là một trong những học sinh chăm chỉ và thông minh nhất trong lớp của tôi.)
2. One dùng làm tính từ khi đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa
Ví dụ:
One day you will regret that you did not study Chinese hard. (Một ngày nào đó bạn sẽ hối hận vì đã không chăm chỉ học tiếng Trung.)
One man is entering the lecture hall. That’s my new teacher. (Một người đàn ông đang bước vào giảng đường. Đó là giáo viên mới của tôi.)
3. One dùng làm bổ ngữ cho danh từ hoặc tính từ, tránh việc lặp lại danh từ.
Ví dụ:
There are many good students in the school, the teacher has to choose one to join the competition. (Có rất nhiều học sinh giỏi trong trường, giáo viên phải chọn ra một người để tham gia cuộc thi.)
There have been many articles about the COVID-19 epidemic and I read about one tonight. (Đã có rất nhiều bài báo về dịch covid19 và tôi đã đọc về một bài báo tối nay.)
4. One dùng làm chủ ngữ cho động từ số ít. 
Mang nghĩa là người ta, thiên hạ,...
Ví dụ:
One person who always tries to study hard to achieve high achievement. (Một người luôn cố gắng học tập chăm chỉ để đạt thành tích cao.)
Where does one buy cake? (Người ta mua bánh ở đâu?)
Phân biệt cấu trúc Once, When, After
1. Nếu liên từ trong câu mang nghĩa là “một khi/ sau khi làm gì đó” thì cả ba liên từ Once, When, After đều cùng nghĩa với nhau.
Ví dụ:
Once I finish this candy, I will take another one.
= When I finish this candy, I will take another one.
= After I finish this candy, I will take another one.
(Sau khi tôi ăn xong chiếc kẹo này, tôi sẽ ăn cái nữa)
2. Một số trường hợp không dùng được cấu trúc Once nhưng lại sử dụng được When và After.
Công thức 1:
After + that và After + V-ing 
Mang nghĩa là: Sau khi
Ví dụ:
I bought a new Iphone 13 pro. After that, I lost it… (Tôi mua chiếc Iphone 13 pro mới. Sau đó, tôi làm mất…)
After school, I'm going to play soccer (Sau tan học, tôi sẽ đi đá bóng)
Công thứ 2: 
When S + V, S + V
Mang nghĩa là: Hai việc xảy ra cùng lúc
Ví dụ:
When I was studying, my dog came and sat on my book. (Tôi đang học thì con chó tới và ngồi trên cuốn sách của tôi)
My dad is waiting when my mom is choosing dresses. (Bố tôi đang đợi khi mẹ tôi chọn váy.)
Bài tập vận dụng cấu trúc Once và đáp án
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. I brush my teeth ______ a day.
 A. one
 B. once
 C. ones
2. ______ in a lifetime, Tom has a chance to fly to the moon.
 A. Once
 B. Twice
 C. One time
3. There is ______ choice. She has to do it anyway.
 A. one
 B. once
 C. only
4. My brother has been to London ______.
 A. one
 B. once
 C. now
5. ______ eating breakfast, Lenka will go shopping.
 A. Once
 B. When
 C. After
6. Minh Duc was ______ very famous.
 A. once
 B. when
 C. after
7. Once she ______ home, she will call you.
 A. arrive
 B. arrives
 C. will arrive
8. Tom got on the bus. ______ that, Tom realized he had forgotten my backpack.
 A. once
 B. when
 C. after
Đáp án:
B - 2.A - 3.A - 4.B - 5.C - 6.A - 7.B - 8.C
Tổng Kết
Bài viết trên đây, Fast English đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức về cấu trúc Once và cách dùng trong tiếng anh. Hy vọng các bạn đã nắm rõ và thực hành thật tốt để đạt được kết quả cao trong học tập và giao tiếp với người nước ngoài.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì cần Fast English giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc cho bạn sớm nhất. Ngoài ra nếu muốn nhận thêm tài liệu tiếng Anh miễn phí, hãy để lại họ tên, email, số điện thoại để Fast English có thể gửi tài liệu cho bạn nhé. Hãy theo dõi web thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Chúc bạn học tập thật tốt!
https://medium.com/@fastenglish.marketing/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-once-v%C3%A0-c%C3%A1ch-d%C3%B9ng-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-one-757272616b87https://blogfreely.net/fastenglish/cau-truc-once-va-cach-dung-trong-tieng-anh-phan-biet-voi-cau-truc-onehttps://www.pearltrees.com/fastenglishhttps://www.vietnamta.vn/profile-89812
0 notes
fastenglish · 3 years
Link
Cấu Trúc Prefer – Tổng Hợp Các Dạng Và Bài Tập Vận Dụng Các dạng cấu trúc prefer đầy đủ nhất, so sánh prefer, would prefer và would rather Tổng hợp lý thuyết và bài tập vận dụng kèm đáp án Xem chi tiết: https://fastenglish.edu.vn/cau-truc-prefer.html #FastEnglish #hoctienganhonline #tienganhgiaotiep #tienganhonline #tienganhfastenglish #khoahoctienganh #hoctienganh #hocgianganhgiaotiep
0 notes
fastenglish · 3 years
Link
Cấu trúc by the time dùng để chỉ thời gian sử dụng trong các trường hợp nào Cùng Fast English tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
0 notes
fastenglish · 3 years
Link
Cấu trúc due to là một cụm từ chỉ nguyên nhân hoặc lý do. Là một cấu trúc dễ tuy nhiên có khá nhiều học sinh mới bắt đầu nhầm lẫn cách sử dụng của due to.
0 notes
fastenglish · 3 years
Link
Cấu Trúc But For Trong Tiếng Anh – Cách Sử Dụng Và Bài Tập Có Đáp Án
Cấu trúc But for trong tiếng Anh, cách sử dụng trong câu điều kiện, hướng dẫn viết lại câu với but for và bài tập vận dụng có đáp án
0 notes
fastenglish · 3 years
Text
Cấu Trúc Make Trong Tiếng Anh – Các Cụm Từ Đi Với Make Thông Dụng
Cấu trúc make là một trong những cấu trúc được dùng phổ biến nhất trong tiếng Anh. Make đi kèm với rất nhiều cụm từ với các nghĩa khác nhau. Điều này gây ra sự nhầm lẫn và khó nhớ cho nhiều người học tiếng Anh. Vậy có những cấu trúc make thông dụng nào? Làm thế nào để phân biệt cách dùng, ngữ nghĩa của chúng? Hãy cùng Fast English tìm hiểu thông qua bài học ngày hôm nay nhé!
Make nghĩa là gì?
Make là một động từ thường trong tiếng Anh.
Make là một ngoại động từ có nghĩa là làm, chế tạo, khiến cho.
Ví dụ:
To make the bed: dọn dẹp giường To make tea: pha tách trà Make có nghĩa là kiếm được, thu được, lượm được.
Ví dụ:
Make money: kiếm tiền Make a profit: kiếm lãi Make có nghĩa là gây ra
Ví dụ:
Make a noise: gây ồn ĩ Make a journey: làm một cuộc hành trình Make có nghĩa là bắt buộc ai đó phải làm gì.
Ví dụ: He makes her repeat it. (Anh ta bắt cô ấy phải nhắc đi nhắc lại nó.) Make là nội động từ mang ý nghĩa là đi, tiến lên, xuống (thủy triều); làm ra; chuẩn bị.
Ví dụ:
To make for the door: tiến lên về phía cửa. Long is making the breakfast (Long đang chuẩn bị bữa sáng.)
>>Xem thêm: Cấu trúc Suggest trong tiếng Anh
Tổng hợp cấu trúc make và cách dùng trong tiếng Anh
Cấu trúc make somebody do something ( Sai khiến ai đó làm gì) Ví dụ:
She makes him do all the housework. ( Cô ta bắt anh ấy làm hết việc nhà) Tim makes his students go to school early. (Tim bắt học sinh của anh ấy đi học sớm). Đây là một cấu trúc sai khiến khá phổ biến. Nó thường được dùng trong giao tiếp cũng như trong các đề thi.
Những cấu trúc đồng nghĩa với cấu trúc với make:
Get sb to do st Have sb do sth Ví dụ:
I make Tom fix my car (Tôi bắt Tom sửa ô tô cho tôi)
=> I’ll have Peter fix my car
=> I’ll get Peter to fix my car.
Cấu trúc make somebody to verb ( Buộc phải làm gì) Ví dụ:
Don’t make her cry (Đừng làm cô ấy khóc) Lan makes me go out. (Lan bắt tôi ra ngoài) Cấu trúc này thường ở dạng bị động chuyển thể từ cấu trúc trên. Khi muốn sai khiến ai đó làm điều gì đó ở thể chủ động, ta dùng cấu trúc “Make sb do sth”. Còn trong câu bị động, sử dụng cấu trúc “Make sb to do sth”.
>>Xem thêm: Câu bị động trong tiếng Anh
Ví dụ:
– Lan’s teacher makes her do homework. (Giáo viên của Lan bắt cô ấy làm bài tập)
=> Lan is made to do homework . (Tôi bị buộc phải làm bài tập).
– Dung makes his girlfriend be at home after wedding. (Dũng bắt bạn gái ở nhà sau khi cưới).
=> Dung’s girlfriend is made to be at home after wedding. (Bạn gái của Dũng buộc phải ở nhà sau khi cưới)
Cấu trúc make somebody/ something + adj ( Làm cho) Trong giao tiếp tiếng Anh, người ta thường sử dụng cấu trúc này.
Ví dụ:
The film makes me happy. (Bộ phim làm tôi vui) He makes me sad. (Anh ấy làm tôi buồn) Lan’s gift makes me very happy. (Món quà của Lan làm tôi rất hạnh phúc) Cấu trúc make possible/ impossible Cấu trúc make it possible/impossible (for sb) + to V Nếu trong câu theo sau make là to V thì phải thêm it đứng giữa make và possible/ impossible.
Ví dụ: Phân tích câu dưới đây:
The new motobike make possible to go to work easily and quickly.
=> Ta thấy sau make có to V (to go), vì vậy ta phải thêm it vào giữa make và possible.
=> Vì vậy câu đúng phải là: The new motobike make it possible to go to work easily and quickly.
Ngoài ra, ở cấu trúc trên, bạn cũng có thể thay từ possible/ impossible bằng các từ khác như difficult, easy…
Ví dụ: Studying abroad makes it easier for me to get the job. (Học ở nước ngoài giúp tôi có việc dễ dàng hơn).
Cấu trúc Make possible/ impossible + N/ cụm N Cấu trúc này ngược lại hoàn toàn với cấu trúc make possible ở trên.
Nếu theo sau make là một danh từ hoặc một cụm danh từ thì “tuyệt đối” không đặt it ở giữa make và possible/impossible.
Ví dụ:
• The Internet makes possible much faster communication. (Internet giúp giao tiếp nhanh chóng hơn).
=> Do Faster communication là cụm danh từ nên ta dùng make possible.
Một số cụm từ đi với make thông dụng cấu trúc với make
Trong giải bài tập hay giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều cụm từ đi với make. Dưới đây là một số cụm động từ và cụm từ đi với make thông dụng.
Cụm động từ với make Make off Chạy trốn Make up for Đền bù Make up with sb Làm hòa với ai Make up Trang điểm Make out Hiểu ra Make for Di chuyển về hướng Make sth out to be Khẳng định Make over Giao lại cái gì cho ai Make sth out to be Khẳng định Make into Biến đổi thành cái gì cụm từ với make
Cụm từ với make Make a decision = make up one’s mind Quyết định Make an impression on sb Gây ấn tượng với ai Make a living Kiếm sống Make a bed Dọn dẹp giường Make a fuss over sth Làm rối, làm ầm lên Make friend with sb Kết bạn với ai Make the most/the best of sth Tận dụng triệt để make progress Tiến bộ make a contribution to Góp phần make a habit of sth Tạo thói quen làm gì make money Kiếm tiền make an effort Nỗ lực make way for sb/sth Dọn đường cho ai, cái gì Bài tập cấu trúc make trong tiếng Anh Bài tập 1: Điền dạng đúng của do, make hoặc take vào chỗ trống
1. He is … research in science now.
2. We normally … the shopping on Sunday mornings.
3. Let’s … a plan.
4. She … crossword puzzles on the bus everyday.
5. Could you .. me a favour?
6. You … me happy everyday.
Bài tập 2: Áp dụng cấu trúc make sb chuyển các câu sau từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
1. Bố tôi bắt tôi đi chợ mỗi ngày.
2. Cô ấy khiến anh ấy đến trường.
3. Vụ tai nạn đã khiến Petter mất đi một cánh tay.
4. Hành động nhỏ của anh ấy khiến tôi vô cùng hạnh phúc.
5. Luna ấy luôn khiến mọi người lo lắng.
6. Nhiều kẹo khiến lũ trẻ vô dùng thích thú.
Đáp án bài tập cấu trúc với make Đáp án bài tập 1
1. Doing          2. Do        3. Make
4. Does           5. Do        6. Made
Đáp án bài tập 2
1.My father made me go to the market every day.
2. She made him go to school.
3. The accident made Petter lose an arm.
4. His little action makes me extremely happy.
5. Luna always makes people worry.
6. Many candies make the children amused.
Nguồn: https://fastenglish.edu.vn/cau-truc-make.html https://www.vietnamta.vn/profile-89812/?status-id=14627 https://www.pearltrees.com/fastenglish/item401598213 https://blogfreely.net/fastenglish/cau-truc-make-trong-tieng-anh-cac-cum-tu-di-voi-make-thong-dung https://medium.com/@fastenglish.marketing/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-make-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-c%C3%A1c-c%E1%BB%A5m-t%E1%BB%AB-%C4%91i-v%E1%BB%9Bi-make-th%C3%B4ng-d%E1%BB%A5ng-f7e1704110c3?postPublishedType=initial https://fastenglish1.edublogs.org/2021/10/23/cau-truc-make-trong-tieng-anh-cac-cum-tu-di-voi-make-thong-dung/ https://fastenglish.tumblr.com/post/665798859915739136/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-make-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-c%C3%A1c-c%E1%BB%A5m-t%E1%BB%AB-%C4%91i-v%E1%BB%9Bi https://fastenglishmarketi.wixsite.com/website/post/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-make-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-c%C3%A1c-c%E1%BB%A5m-t%E1%BB%AB-%C4%91i-v%E1%BB%9Bi-make-th%C3%B4ng-d%E1%BB%A5ng https://trello.com/c/ddHz3Zpf/2-c%C3%A1c-c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-make-th%C3%B4ng-d%E1%BB%A5ng-make-somebody-to-do-verb-make-somebody-do-something-make-possible-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-l%C3%BD-thuy%E1%BA%BFt-v%C3%A0-b%C3%A0i-t%E1%BA%ADp-c%C3%B3 https://www.behance.net/gallery/129851473/Cu-Truc-Make-Trong-Ting-Anh?share=1 https://www.reddit.com/user/fastenglish/comments/qdw0wd/c%E1%BA%A5u_tr%C3%BAc_make_trong_ti%E1%BA%BFng_anh_c%C3%A1c_c%E1%BB%A5m_t%E1%BB%AB_%C4%91i_v%E1%BB%9Bi/
1 note · View note
fastenglish · 3 years
Text
Cấu Trúc Had Better Trong Tiếng Anh – Phân Biệt Với Would Rather Và Should
Khi muốn đưa ra một lời khuyên cho ai đó trong tiếng Anh, chúng ta thường dùng mẫu câu Should hoặc It’s time. Ngoài ra ta còn có thể sử dụng cấu trúc Had Better. Vậy Had Better là gì? Công thức và cấu trúc của nó như thế nào? Có những lưu ý gì khi sử dụng? tất cả sẽ được Fast English tổng hợp trong bài viết này.
Cấu trúc Had better là gì?
Better là tính từ (cấp so sánh của good) mang hàm ý là hơn, tốt hơn, khá hơn, hay hơn hoặc thậm chí là cải thiện hơn.
Had better dịch theo ý nghĩa đen có nghĩa là làm cho 1 việc hoặc 1 điều gì đó tốt hơn, cải thiện hơn, mang chiều hướng tích cực hơn.
Thế nhưng, “had better” trong tiếng Anh sẽ được dùng với 1 ý nghĩa như một động từ khuyết thiếu có ý nghĩa là nên làm gì, tốt hơn là làm gì.
Cụ thể hơn, had better có thể được dùng khi bạn muốn thông báo với họ là tốt hơn nên làm gì đó, cảnh báo một ai đó, mang nội dung khuyên răng, cảnh báo hay nhằm miêu tả sự khẩn trương của một hành động nào đó.
Jack had better be on time or his manager will get mad. (Jack nên tới đúng giờ nếu không thì quản lý của anh ấy sẽ nổi khùng.)
Anna had better pay the bill as soon as possible, or she will get into serious trouble. (Anna nên trả hoá đơn càng sớm càng tốt, nếu không cô ấy sẽ gặp rắc rối to)
Trong tiếng Anh giao tiếp cơ bản, có khá nhiều cấu trúc tiếng Anh được sử dụng để đưa ra các lời khuyên cho ai đó làm gì hay không làm gì như should, had better, ought, … Nhưng trong số đó, had better mang ý nghĩa mạnh nhất.
Ví dụ: Jane car is running out of petrol. She’d better stop to buy some. (Xe của Jane đang hết xăng. Cô ấy phải dừng lại để mua thêm một ít xăng)
Cấu trúc had better thông thường sẽ được dùng trong văn nói hơn là viết hay ứng dụng vào cấu trúc ngữ pháp, bài tập trên lớp.
Chú ý: Mặc dù “had” là quá khứ của động từ “have”, thế nhưng, had better lại mang ý nghĩa hiện tại hay tương lai chứ không được sử dụng để chỉ các thời điểm quá khứ.
Had better có mức độ mạnh mẽ, nó không chỉ diễn tả sự khuyên răn mà qua đó còn bao hàm cả sự đe dọa, cảnh báo hay thậm chí là nhằm diễn tả sự khẩn trương. Bởi vậy, Had better thường được dùng trong những trường hợp cụ thể chứ không chỉ để diễn tả một cách chung chung.
>>Xem thêm: Cấu trúc Prefer trong tiếng Anh
>>Xem thêm: Cấu trúc Not only…but also
cấu trúc had better trong tiếng Anh
Công thức và cách dùng cấu trúc Had better
Cấu trúc Had better dạng khẳng định
Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thì cấu trúc had better được dùng ở thì hiện tại hay tương lai. Dùng để đưa ra 1 lời khuyên hay nhằm diễn tả những hành động mà người nói nghĩ người nghe nên thực hiện hay bản thân mong muốn được thực hiện trong 1 số tình huống cụ thể.
                                 S + had better + V (infinitive)
Ví dụ: Sirius had better stop smoking. (Sirius tốt hơn nên bỏ hút thuốc)
Lưu ý:
Cấu trúc này sẽ không phải là diễn đạt nội dung nào liên quan đến quá khứ dù có “Had” trong câu.
Cấu trúc này luôn ở dạng “had”, không được dùng “have” và theo ngay sau “better” là 1 động từ nguyên thể không dùng “to” V.
Trong văn nói thường ngày hoặc những tình huống không trang trọng, chúng ta có thể rút gọn thành ’d better.
Cách dùng: Cấu trúc “Had better” sẽ mang tính chất nhấn mạnh hơn “should”, Chúng ta có thể sử dụng “had better” về các sự vật, sự việc cụ thể, nhằm bày tỏ điều gì đó tốt nhất là nên làm và có thể mang đến kết quả tiêu cực nếu người đó không làm điều đó.
Ví dụ: The neighbor is complaining. We’d better turn the radio down. (Hàng xóm đang phàn nàn. Chúng ta tốt hơn nên vặn nhỏ âm lượng của radio xuống).
Trong văn nói hiện đại hơn, đặc biệt trong tình huống không trang trọng, đôi khi người nói có thể sử dụng “had best” thay vì dùng “had better”. Điều này làm cho câu nói có cảm giác nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ: You’d best leave it till Saturday. There’s no one in the class today. (Bạn nên để nó ở đó cho đến thứ bảy. Hôm nay chẳng có ai ở trong lớp cả).
Cấu trúc Had better dạng phủ định
Thêm “not” vào phía sau had better khi muốn câu mang hàm ý phủ định.
                                  S + Had better / ’d better + not + V (infinitive)
Ví dụ: You’d better not tell Tom about the broken window – he’ll go crazy! (Không nên nói với Tom về cái cửa sổ vỡ – anh ấy sẽ phát điên!)
Cách dùng: Dùng Had Better để đưa ra lời khuyên
Cấu trúc Had better dạng nghi vấn
Dạng nghi vấn của Had better, các bạn cần đảo ngược vị trí của chủ ngữ cũng như từ “Had”, cuối câu phải có thêm dấu chấm hỏi.
                           Had + (not) + S + better + V (infinitive)?
Ví dụ: Had they better go now? (Họ có nên đi bây giờ không?)
Cách dùng: Trong dạng nghi vấn của Had better, các câu hỏi có hình thức phủ định thông thường được dùng phổ biến hơn so với dạng khẳng định.
Ví dụ: Hadn’t they better leave now? (Họ tốt hơn không nên rời đi ngay lúc này?)
So sánh cấu trúc Had better và Should
Như đã chia sẻ thì về ngữ nghĩa, had better cũng giống như should là đều có nghĩa là nên làm gì; phải làm gì. Tuy nhiên giữa had better và should lại có sự khác biệt ở điểm sau:
Had better được dùng để khuyên ai đó trong những điều kiện; hoàn cảnh cụ thể và đặc biệt. Nếu không làm như thế thì sẽ gặp phải rắc rối hoặc nguy hiểm.
Should là động từ khuyết thiếu, là quá khứ của shall để chỉ nghĩa vụ hoặc lời khuyên. Tuy nhiên khác với cấu trúc had better thì should được sử dụng trong những trường hợp tổng quát hơn.
Should ở thể phủ định là should not được viết tắt là shouldn’t.
Cách dùng của Should
Khẳng định : S + should+ Verb (nguyên mẫu)+…
Phủ định: S + should + not +Verb (nguyên mẫu)+…
Nghi vấn: Should+ S + Verb (nguyên mẫu)+…+?
Ví dụ:
He should stop smoking in the hospital.  ( Anh ta không nên hút thuốc trong bênh viện.) We shouldn’t drink and drive.  (Chúng ta không nên uống rượu và lái xe => chỉ nghĩa vụ.) It rains very hard today. I thinks you should wear raincoat.  (trời mưa nặng hạt hôm nay. Tôi nghĩ bạn ra đường nên mặc áo mưa.)
Phân biệt cấu trúc Had better và Would rather
phân biệt cấu trúc had better và would rather
Had better, would rather là 2 cấu trúc thường xuyên được dùng ở giao tiếp tiếng Anh theo những chủ đề khác nhau. Tuy vậy, có rất nhiều người học tiếng Anh vẫn còn nhầm lẫn cách sử dụng của 2 cấu trúc had better – would rather.
Cấu trúc Had better
Had better (nên, tốt hơn nên) – cấu trúc này được dùng để đưa ra lời khuyên, hoặc khuyên bảo người khác nên hoặc không nên làm điều gì trong 1 tình huống cụ thể.
                                                         S + Had better + V
Had better có mức độ cao hơn rất nhiều, bởi vậy khi dùng cấu trúc này, ta không chỉ bày tỏ sự khuyên răn mà còn diễn đạt cả sự đe dọa, cảnh báo hay nhằm diễn tả sự khẩn trương. Vì thế Had better thường được dùng trong các tình huống cụ thể chứ không diễn tả chung chung.
– Thể hiện sự đe dọa, nếu không thực hiện sẽ dẫn đến kết quả không được tốt
Ví dụ: You’d better turn the volume down before your mother gets room. (Bạn nên giảm loa xuống trước khi mẹ bạn vào phòng)
– Diễn tả sự khẩn trương của một sự việc nào đó
Ví dụ: You’d better go faster, the train is going to leave. (Bạn nên đi nhanh hơn, tàu sắp rời đi rồi)
Cấu trúc Would rather Would rather (thích…hơn) – cấu trúc này được sử dụng nhằm bày tỏ những gì mà 1 người nào đó thực hiện trong 1 trường hợp cụ thể (không dùng được trong các trường hợp tổng quát).
                                          Would rather (do) = Would prefer (to do)
+) Hiện tại/ tương lai: S + would rather ( not) + V (infinitive) + than + V (infinitive)
+) Quá khứ: S + would rather ( not) + have + V (past participle)
Would rather (mong, muốn) – được dùng nhằm diễn tả nghĩa một người mong muốn người khác làm điều gì
+) Hiện tại / tương lai: S1 + would rather + S2 + V (past simple)
+) Quá khứ: S1 + would rather + S2 + V (past perfect)
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Had better Cấu trúc had better thường được sử dụng trong văn nói tiếng Anh. Mặc dù had là dạng quá khứ của have nhưng cấu trúc had better lại mang ý nghĩa hiện tại hoặc tương lai chứ không dùng để chỉ thời quá khứ.
Ví dụ:
We had better pay Luna a visit now/tomorrow. (Chúng tôi phải tới thăm Luna vào hôm nay/ngày mai.)
Chú ý: had better + do, không dùng had better với to do
Ví dụ:
I missed the train. I had better take a taxi or we will be late for school. (Tôi bị lỡ tàu rồi. tôi phải bắt taxi kẻo bị muộn học.)
Bài tập cấu trúc Had better Bài 1: Sử dụng “Had better” hoặc “Should” để điền vào chỗ trống
1.I have an appointment in 20 minutes. I_____ go now or I’ll be late.
2. It’s a great party. You ____ go and see it.
3. I ____ get up late tomorrow morning. I don’t have got much to do.
4. When I am driving, they ___ keep their eyes on the road.
5. I’m glad you came to see me. You ____ come more usually.
6. Jane’ll be upset if we don’t invite her to the wedding so we ____ invite her.
7. These candies are delicious. You ___ try one.
8. I think you ___ learn more foreign language.
Bài 2: Viết lại câu hoàn chỉnh sử dụng cấu trúc Had better
1 You’re going out for a walk with Jane. It looks as if it might rain.
You say to Jane: (an umbrella) …………………..
2 Anna has just cut herself.It’s a bad cut.
You say to her: (a plaster) …………………….
3 You and Taylor plan to go to a restaurant this evening. It’s a popular restaurant.
You say to Taylor: (reserve) …………………….
4. Lan doesn’t look very well – not well enough to go to work.
You say to her: (work) …………………….
5 You received the phone bill three weeks ago but you haven’t paid it yet. If you don’t pay soon, you can be in trouble.
You say to yourself: (pay) …………………….
Đáp án bài tập cấu túc had better Đáp án bài tập 1
1.’d better
2. should
3. ‘d better
4. should
5. should
6. ‘d better
7. should
8. should
Đáp án bài tập 2:
1 We’d better take an umbrella.
2 You’d better put a plaster on it.
3 We’d better reserve a table.
4 You’d better not go to work!
5 I’d better pay the phone bill
6 I’d better not go out
7 We’d better take /get a taxi
Trên đây là tổng hợp toàn bộ lý thuyết về cấu trúc Had better, phân biệt với Should và Would rather. Bên cạnh đó là các ví dụ và bài tập vận dụng để các bạn có thể thực hành ngay và nắm chắc kiến thức. Hãy theo dõi Fast English để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức tiếng Anh thú vị nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn gì cần giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận nhé!
Nguồn: https://fastenglish.edu.vn/cau-truc-had-better.html https://www.vietnamta.vn/profile-89812/?status-id=14618 https://www.pearltrees.com/fastenglish/item401487229 https://blogfreely.net/fastenglish/cau-truc-had-better-trong-tieng-anh-phan-biet-voi-would-rather-va-should https://medium.com/@fastenglish.marketing/c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-had-better-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Bi-would-rather-v%C3%A0-should-62496bed83d3?postPublishedType=initial https://fastenglish1.edublogs.org/2021/10/22/cau-truc-had-better-trong-tieng-anh-phan-biet-voi-would-rather-va-should/ https://trello.com/c/rZvBtDTz/1-c%E1%BA%A5u-tr%C3%BAc-had-better-trong-ti%E1%BA%BFng-anh-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Bi-would-rather-v%C3%A0-should https://www.behance.net/gallery/129803423/Cu-Truc-Had-Better-Trong-Ting-Anh?share=1 https://www.reddit.com/user/fastenglish/comments/qdcn1z/c%E1%BA%A5u_tr%C3%BAc_had_better_trong_ti%E1%BA%BFng_anh_ph%C3%A2n_bi%E1%BB%87t_v%E1%BB%9Bi/
1 note · View note
fastenglish · 3 years
Text
12 App học tiếng anh giao tiếp miễn phí có hiệu quả cao nhất & kèm link tải
12 App học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí với lượt tải siêu khủng ăn đứt các phần mềm khác, giúp bạn nâng cao trình độ giao tiếp nhanh chóng.
Xem chi tiết: https://fastenglish.edu.vn/app-hoc-tieng-anh.html
#FastEnglish #hoctienganhonline #tienganhgiaotiep #tienganhonline #tienganhfastenglish #khoahoctienganh #hoctienganh #hocgianganhgiaotiep #apphoctienganh
1 note · View note
fastenglish · 3 years
Text
Fast English là khóa học tiếng Anh chuẩn quốc tế, áp dụng phương pháp Fast Learning English trong quá trình giảng dạy, phù hợp với mọi đối tượng học viên, đặc biệt đối với học viên mất gốc hoặc muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Thông tin liên hệ:
Email: [email protected] Website: https://fastenglish.edu.vn/ Điện thoại: 0866.869.866 TRỤ SỞ Địa chỉ: Tầng 2, Toà Licogi 13, 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
0 notes
fastenglish · 3 years
Photo
Tumblr media
Fast English
0 notes
fastenglish · 3 years
Link
Fast English là khóa học tiếng Anh phù hợp với mọi đối tượng học viên, đặc biệt đối với học viên mất gốc hoặc muốn nâng cao giao tiếp.
1 note · View note