Tumgik
futurebrandvietnam · 2 years
Text
Quy trình phát triển sản phẩm mới: Điểm qua 8 bước cơ bản xây dựng một quy trình
Việc phát triển sản phẩm mới được các doanh nghiệp áp dụng ngày càng phổ biến. Đây là hoạt động giúp bạn có thể đứng vững trước sự biến đổi của thị trường và thu hút ngày càng nhiều tệp khách hàng tiềm năng. Và để hoạt động này thật sự hiệu quả, bạn cần một quy trình tối ưu. Điều này chính là nguyên nhân cho sự ra đời của quy trình phát triển sản phẩm mới.
Quy trình này thường cần sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận như: R&D (Research & Development), Design, Sales, Branding nói riêng và Marketing nói chung.
Vậy quy trình phát triển sản phẩm mới gồm có bao nhiêu bước? Các rủi ro bạn cần tránh khi triển khai là gì? Điểm khác biệt của quy trình phát triển sản phẩm giữa một công ty startup và doanh nghiệp như thế nào? Và đâu là phương pháp hữu hiệu để các Junior có thể tăng kỹ năng phát triển sản phẩm của mình?
Tất cả sẽ được mình là Triangle Head thông tin đến bạn trong nội dung bài viết sau đây. Hãy cùng mình theo dõi bạn nhé!
1. Tại sao cần xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới?
Tại sao cần phát triển sản phẩm mới? Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn một số nguyên nhân cốt lõi mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng gặp phải.
Nhu cầu người dùng thay đổi
Để có thể giúp công việc kinh doanh của bạn phát triển, bạn cần hiểu được người dùng họ đang cần và mong muốn những điều gì. Từ đó, bạn sẽ tạo sản phẩm của mình để tương thích, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Nếu bạn không làm tốt điều này thì bạn đã nhường cơ hội bán hàng cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn.
Mình ví dụ cho bạn dễ hiểu như thương hiệu Coca đã kịp thời nhận ra rằng người dùng rất quan tâm đến một lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Thế là thương hiệu này đã cho ra đời một sản phẩm mới, tối ưu được nhu cầu đó. Sản phẩm mang tên Coca-Cola Zero, giúp người dùng có thể thỏa thích uống mà không gây hại đến sức khỏe bởi trong sản phẩm này không chứa đường.
Đối thủ cạnh tranh xuất hiện nhiều
Mỗi ngành hàng đều có đối thủ cạnh tranh nhất định. Nhất là lĩnh vực công nghệ, chú trọng những tính năng tiện ích cho người dùng. Vì thế, bạn cần tạo những sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ để có thể đứng vững trên thị trường và mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Làm cho sản phẩm mới của bạn phải thật nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm đang ở Maturity Stage
Giai đoạn Maturity (Trưởng thành) là thời điểm mà bạn có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Và lúc này bạn cần điều chỉnh một số tính năng, công dụng và cũng có thể thiết kế sản phẩm lại để có thể thu hút người dùng, kích thích doanh số tăng.
Bạn có thể thấy ở thương hiệu Nintendo, một công ty kinh doanh về hàng tiêu dùng điện tử, trò chơi điện tử đã ở Nhật Bản có bước đột phá khí thay thế bảng điều khiển DSi bằng 3DS. Bảng điều khiển mới này đã giúp sản phẩm có thêm tính năng tiện dụng như cảm biến chuyển động, có camera phụ để quay,… Từ đó, nó cũng hỗ trợ cho Nintendo đứng vững trên thị trường và có nhiều doanh thu hơn.
Để tìm hiểu kỹ hơn Maturity Stage là gì bạn có thể tham khảo tại bài viết vòng đời sản phẩm nhé!
2. Tóm tắt quy trình phát triển sản phẩm mới qua 8 bước
Sau khi biết được tại sao cần xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới thì mình sẽ đi đến nội dung chính của bài viết này. Đó là mình sẽ hướng dẫn bạn quy trình phát triển một sản phẩm mới chỉ vỏn vẹn trong 8 bước.
Bước 1: Phác thảo ý tưởng sản phẩm mới
Bước đầu tiên trong các bước phát triển sản phẩm mới là phác thảo ý tưởng. Bạn có thể lên hàng trăm, hàng nghìn ý tưởng khác nhau cho sản phẩm mới của mình. Tuy nhiên, trong số những ý tưởng đó, bạn nên chọn ra một vài ý tưởng vượt trội, có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bước đầu tiên là phác thảo ý tưởng sản phẩm mới
Bạn cũng có thể ứng dụng phương pháp SCAMPER để tạo được một ý tưởng sản phẩm tuyệt vời, cụ thể:
Substitute (Thay thế): Mình có thể thay thế bước nào trong quy trình sản xuất này không? Hoặc mình có thể thay thế nguyên liệu của sản phẩm phẩm này bằng một nguyên liệu khác tốt hơn không? Ví dụ như thời gian xảy ra Covid 19 bị khan hiếm khẩu trang y tế, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất khẩu trang bằng vải kháng khuẩn.
Combine (Kết hợp): Có những sản phẩm nào có thể kết hợp với nhau để tạo nên một sản phẩm đột phá hơn không? Ví dụ như việc kết hợp giữa chiếc nón thông thường và tấm che giọt bắn giúp bạn phòng chống dịch bệnh Covid 19 một cách tốt nhất.
Adapt (Thích nghi): được hiểu là sự vay mượn tính năng/công dụng của một sản phẩm này để sử dụng cho một trường hợp khác. Mình ví dụ như cây ATM gạo được hình thành từ ý tưởng cây ATM dùng để rút tiền của các ngân hàng.
Modify (Điều chỉnh): Màu sắc, hình dáng, kích thước của sản phẩm này nên điều chỉnh như thế nào để phù hợp hơn? Tính năng của sản phẩm nên cải thiện như thế nào để đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng. Ví dụ như chiếc đồng hồ bình thường chỉ có tính năng xem giờ được cải thiện thành đồng hồ thông minh có khả năng kết nối bluetooth với điện thoại, chụp ảnh, dự báo thời tiết,…
Put (Sử dụng vào mục đích khác): tức là sản phẩm này của bạn có thể dùng vào một mục đích khác so với tính năng ban đầu của nó. Mình ví dụ như Coca hay soda ngoài là thức uống được nhiều người yêu thích thì nó còn là một chất tẩy rửa rất hữu ích cho mỗi gia đình.
Eliminate (Loại bỏ): cân nhắc loại bỏ những tính năng thừa, không hữu dụng đối với người dùng trên sản phẩm. Việc này sẽ khiến sản phẩm của bạn trông đơn giản hơn và giá thành sẽ rẻ hơn vì đã bỏ bớt tính năng. Từ đây mà bạn có thể thu hút tốt người dùng. Ví dụ như các hãng hàng không loại bỏ các suất ăn, thức uống để tung ra sản phẩm vé máy bay giá rẻ dành cho người dùng.
Reverse (Đảo ngược): điều này có nghĩa là bạn có thể đảo ngược quy trình phục vụ sản phẩm của mình. Mình ví dụ như đặt hàng online, nhiều đơn vị đã đảo ngược quy trình thanh toán; thay vì nhận hàng mới thanh toán thì người dùng có thể trả trực tiếp qua thẻ ATM hoặc các loại ví trước khi nhận hàng.
Bước 2: Đánh giá, sàng lọc ý tưởng
Bước 2 trong quá trình phát triển sản phẩm mới là bạn sẽ tiến hành đánh giá và sàng lọc ý tưởng sau khi phác thảo. Việc đánh giá, sàng lọc sẽ giúp bạn có được ý tưởng tốt nhất trong tất cả các ý tưởng đề ra. Bởi nếu bạn triển khai tất cả các ý tưởng vạch ra thì bạn đang giết chết cơ hội thành công của mình. 
Và lọc bớt ý tưởng cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu ngân sách triển khai. Mình chia sẻ đến bạn một số bí quyết lọc ý tưởng hiệu quả như:
Tạo form và gửi khảo sát cho người dùng để nhận được thông tin chân thực nhất
Nghiên cứu nhu cầu trực tuyến của người dùng bằng Google Trend
Chia sẻ ý tưởng của bạn cho bạn bè, người thân để họ cho bạn ý kiến khách quan nhất
Đăng trên các diễn đàn xã hội như Reddit để nhận phản hồi
Bước 3: Tạo và thử nghiệm concept
Ý tưởng của bạn được chi tiết, cụ thể hóa nhờ vào concept. Đây là một trong các bước phát triển sản phẩm mới quan trọng. Ở bước này, bạn sẽ bắt đầu tạo, thử nghiệm concept. Một số thông tin bạn có thể tham khảo để triển khai tốt bước này như sau:
Tạo, phát triển concept
Mình lấy một ví dụ cho bạn dễ hình dung là giả sử một hãng ô tô qua quá trình sàng lọc đã chọn ý tưởng phát triển ô tô chạy hoàn toàn bằng điện. Và lúc này, một nhà tiếp thị cần làm nhiệm vụ quan trọng là khái quát ý tưởng sản phẩm thành những khái niệm thay thế.
Tạo và phát triển concept (khái niệm) cho sản phẩm
Đối với trường hợp chiếc ô tô chạy bằng điện, bạn có thể tạo các khái niệm thành một số concept như:
Concept 1: một chiếc ô tô cỡ trung, giá cả phải chăng, làm phương tiện đi mua sắm, thăm bạn bè ở thị trấn
Concept 2: một chiếc ô tô thể thao nhỏ gọn, giá thành tầm trung, thu hút các cặp vợ chồng trẻ hoặc những người độc thân
Concept 3: một chiếc ô tô với đầy đủ các tiện ích, có giá cao cấp, phù hợp với những người yêu thích không gian mà thương hiệu đó cung cấp
Thử nghiệm concept
Các concept cần đưa vào thử nghiệm với từng nhóm đối tượng người tiêu dùng để xác định được tính hiệu quả của nó. Bạn có thể thực hiện thử nghiệm thông qua phỏng vấn hoặc khảo sát định lượng để thu thập được những thông tin cần thiết nhất cho tiến trình phát triển sản phẩm mới của mình.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch Product Branding
Việc xây dựng một kế Product Branding cụ thể để có thể giới thiệu sản phẩm đến tay người dùng là một trong những khâu quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm mới. Bởi có kế hoạch bạn mới biết được mình sẽ làm gì tiếp theo, nếu không sẽ dễ xảy ra vấn đề trong quá trình triển khai.
Xây dựng kế hoạch marketing chuẩn sẽ hỗ trợ bạn quảng bá sản phẩm mới tốt nhất
Mình gợi ý cho bạn cách xây dựng kế hoạch Product Branding từng bước như sau:
Đầu tiên, bạn nên vẽ tay sản phẩm của mình cùng các chú thích rõ ràng về các bộ phận, tính năng. Việc này sẽ hỗ trợ bạn sẽ tạo giá trị gì cho người dùng khi tung sản phẩm này ra thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định thị trường mục tiêu, doanh số bạn muốn đạt được và lợi nhuận theo từng giai đoạn như thế nào.
Thứ hai, bạn cần hoạch định giá thành dự kiến cho sản phẩm, ngân sách bạn đầu tư để tiếp thị, phân phối sản phẩm trong giai đoạn đầu.
Cuối cùng, một kế hoạch bán hàng dài hạn nên được vẽ ra một cách rõ ràng, nhất là về chiến lược marketing mix (hỗn hợp tiếp thị) và mục tiêu lợi nhuận thu về.
Bước 5: Phân tích tài chính dự án
Sau khi đã hình thành được khái niệm sản phẩm cũng như kế hoạch marketing chi tiết thì việc tiếp theo bạn cần quan tâm là sức hấp dẫn của nó đối với người dùng. Đặc biệt là sản phẩm này có mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với tài chính của doanh nghiệp bạn hay không.
Các chỉ số bạn nên lưu ý ở bước này là chi phí bỏ ra (R&D, marketing,…), dự báo doanh số cùng lợi nhuận thu về. Đây là 3 yếu tố bạn có thể phân tích để có quyết định sáng suốt nhất.
Ngoài ra, đối với dự báo doanh số, bạn có thể xem lại lịch sử bán hàng của những sản phẩm tương tự trước đó hoặc khảo sát thị trường. Cách làm này sẽ hỗ trợ bạn trong việc phân tích doanh số tối đa và tối thiểu để biết được độ rủi ro của nó.
Sức hấp dẫn của sản phẩm mới là điều kiện quan trọng để sản phẩm đó có đi đến bước tiếp theo được hay không.
Bước 6: Triển khai quy trình phát triển sản phẩm mới
Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định sự thành bại của sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Sau khi bạn đã phân tích tài chính và có đủ nguồn lực triển khai, bước này bạn sẽ bắt đầu tạo mẫu với nhiều phiên bản vật lý dựa trên khái niệm của sản phẩm đã lập ra trước đó.
Với nhiều mẫu khác nhau, bạn cần loại bỏ những mẫu chưa đạt yêu cầu, cải thiện dần để tạo được mẫu cuối cùng khiến bạn hài lòng nhất. Tùy vào sản phẩm bạn đang phát triển mà thời gian nghiên cứu có thể là một hai tuần, một hai tháng hoặc trong nhiều năm liền.
Mẫu sản phẩm của bạn trong quá trình phát triển cũng cần thường xuyên kiểm tra đi, kiểm tra lại để đảm bảo được yếu tố an toàn, hiệu quả. Và nếu tốt hơn thì bạn nên để người dùng đánh giá nguyên mẫu sản phẩm của mình để có được những thông tin giúp bạn cải thiện sản phẩm tốt hơn.
Bước 7: Thử nghiệm trong phạm vi cố định
Bạn đang băn khoăn, không chắc chắn về độ hiệu quả của sản phẩm cũng như kế hoạch tiếp thị của mình. Ngay lúc này, bạn có thể sử dụng phương án thử nghiệm trên thị trường giả lập. 
Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội thử nghiệm các yếu tố có liên quan trước khi quyết định đầu tư sản phẩm một cách đầy đủ. Một số yếu tố có thể nhìn thấy như đóng gói, phân phối, quảng cáo,…
Bước 8: Đưa sản phẩm ra thị trường
Bước cuối cùng trong quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ là thương mại hóa sản phẩm, tức là tung ra thị trường để tiếp cận người dùng. Một số phương pháp tiếp cận người dùng được đánh giá hiệu quả có thể nhắc đến như quảng cáo, nỗ lực tiếp thị, xúc tiến bán hàng,…
Bước cuối cùng là đưa sản phẩm mới ra mắt thị trường
Trước khi bạn tung sản phẩm ra thị trường, bạn cần xác định 2 yếu tố quan trọng:
Thời gian: bạn cần chọn thời điểm thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm ra thị trường. Nếu bạn thấy đối thủ của mình đã hoàn tất các bước chuẩn bị để tung sản phẩm thì bạn nên thúc đẩy việc tung sản phẩm của mình sớm hơn. Còn nếu nền kinh tế đang bị suy thoái, có khả năng bạn sẽ không thu được lợi nhuận thì bạn nên tạm hoãn trong nửa năm hay một năm để tình hình ổn định thì hãy tung sản phẩm ra thị trường.
Địa điểm: tùy vào nguồn lực cùng tài chính hiện tại mà bạn chọn thị trường phù hợp nhất. Có thể là thị trường trong nước tại một khu vực nhất định, sau khi có đủ chi phí thì mở rộng trên khắp cả nước, thậm chí là toàn quốc.
Thế là mình đã điểm qua các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, khi tiến hành phát triển chúng, bạn sẽ gặp không ít rủi ro. Vậy những rủi ro đó là gì? Hãy cùng mình theo dõi ngay bạn nhé.
3. Những rủi ro cần tránh khi tạo quy trình phát triển sản phẩm mới
Thị trường
Nếu sản phẩm của bạn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng thì rất có khả năng chúng sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, đào thải khỏi thị trường.
Hoặc sản phẩm mới của bạn bị đối thủ sao chép và cải thiện tốt hơn để cạnh tranh cùng một thị trường với bạn. Điều này cũng sẽ khiến doanh nghiệp của bạn giảm doanh thu, lợi nhuận cho sản phẩm mới.
Nội bộ doanh nghiệp
Nguồn lực, nhân sự của doanh nghiệp chưa đủ nên sẽ dễ dàng xảy ra mâu thuẫn giữa việc có nên phát triển sản phẩm mới hay không. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm mới đồng nghĩa với việc bạn cần thay đổi chuỗi cung ứng để đáp ứng tốt cho khâu sản xuất. Và vấn đề này sẽ khiến bạn tốn thêm ngân sách trong quá trình triển khai.
Một trong những rủi ro trong quy trình phát triển sản phẩm mới cần hạn chế là mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp
Giới hạn công nghệ
Xu hướng công nghệ là điều bạn chưa thể dự đoán được và cũng không xác định được công nghệ hiện tại bạn đang sử dụng khi nào lỗi thời. Và bạn cũng không có đủ tiềm lực về mặt công nghệ để phát triển sản phẩm mới của bạn tốt hơn.
Lúc này, bạn có thể thuê ngoài các chuyên gia am hiểu công nghệ để hỗ trợ hoàn thành sản phẩm của mình. Một lưu ý khi triển khai về công nghệ là bạn đừng tạo một công nghệ quá phức tạp bởi nó sẽ gây khó khăn cho người dùng khi sử dụng.
4. Cách luyện tập kỹ năng xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới cho Junior
Để có thể nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới một cách tốt nhất, các Junior cần nắm vững và hiểu được 8 bước cơ bản trong quy trình phát triển sản phẩm mới mà mình đã nêu ở trên. Có như thế, Junior mới thực thi mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, các Junior cần hiểu rõ mô hình kinh doanh, mục tiêu của doanh nghiệp, nhu cầu của người dùng,… để có thể có được ý tưởng sản phẩm phù hợp nhất.
Ngoài ra, kỹ năng ra quyết định, lập kế hoạch cũng cần thiết cho một Junior mới bắt đầu tập tành xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới.
Trên đây là tất cả thông tin về quy trình phát triển sản phẩm mới mà Triangle Head chia sẻ đến bạn. Nếu bạn muốn sản phẩm mới của mình có thể đứng vững trên thị trường thì việc định vị sản phẩm là điều rất quan trọng. Định vị sản phẩm sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn trở nên khác biệt trong mắt người dùng.
Hy vọng với những kiến thức trên bạn sẽ thực thi thành công quy trình phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp của mình! Hẹn gặp lại bạn trong những nội dung bài viết sau của Future Brand Việt Nam!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.nibusinessinfo.co.uk/content/new-product-development-process
https://marketing-insider.eu/new-product-development-process/
https://www.ideareality.design/2015/08/08/new-product-development-in-7-simple-steps/
Bài viết Quy trình phát triển sản phẩm mới: Điểm qua 8 bước cơ bản xây dựng một quy trình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/nqMvYge
0 notes
futurebrandvietnam · 2 years
Text
Brand Equity là gì? Cách xây dựng Brand Equity mang lại giá trị lớn cho thương hiệu
Đối với các công ty, doanh nghiệp, thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì Brand Equity có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Theo định nghĩa trong lĩnh vực marketing thì Brand equity dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu, còn trong tiếng Việt thì nó được tạm dịch là tài sản thương hiệu. Một ví dụ cho bạn dễ hình dung nhất là về Apple. Có thể thấy độ nhận diện của brand này cực lớn và điều này có nghĩa là giá trị thương hiệu của Apple là dương (positive).
Vậy chính xác Brand Equity là gì và cách xây dựng như thế nào? Sự ảnh hưởng của Brand Equity lớn ra sao? Trong bài viết này Triangle Head mình sẽ chia sẻ chi tiết nhất với bạn
1. Tìm hiểu Brand Equity nghĩa là gì?
Định nghĩa Brand Equity
Brand Equity hay tài sản thương hiệu là một thuật ngữ được nghiên cứu bởi David Aaker dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu mang lại nó có thể là: Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng, hoặc cũng có thể là định hướng hoặc tầm nhìn của thương hiệu,… và tất cả những giá trị đó đều được xem là tài sản của thương hiệu.
Vậy Brand Equity đều phụ thuộc vào cách mà thương hiệu tự nhìn nhần chính bản thân mình? Đó chỉ là một khía cạnh thương hiệu dùng để đánh giá bản thân, thật chất Brand Equity được xuất phát từ nhận định, đánh giá từ khách
Một số yếu tố giúp thương hiệu có thể đánh giá được nhận thức của khách hàng:
Mức độ nhận diện
Cảm nhận
Lòng trung thành
Lợi thế cạnh tranh
Mô hình Brand Equity
Theo ông Aaker thì các yếu tố để tạo thành một mô hình tài sản thương hiệu là nhận thức về thương hiệu, liên kết thương hiệu và lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu. Tổ hợp cả các yếu tố này sẽ tạo thành giá trị mà hàng hóa, dịch vụ thương hiệu đó mang tới cho người tiêu dùng.
Chính mô hình Brand Equity sẽ giúp các thương hiệu xây dựng được một chiến lược thương hiệu tạo nên sự khác biệt với đối thủ, đồng thời thúc đẩy cho sự phát triển của thương hiệu.
Mô hình Brand Equity của Keller
2. Brand Equity bao gồm những yếu tố nào?
Sau khi tìm hiểu sâu về khái niệm Brand Equity là gì? thì Triangle Head mình hiểu được: khi trải nghiệm của khách hàng tốt, mang lại sự hài lòng sẽ giúp cho giá trị thương hiệu của bạn phát triển và tăng trưởng. Để làm được điều này thì cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:
Nhận thức: Giới thiệu thương hiệu với đối tượng khách hàng mục tiêu để giúp thương hiệu nhận được sự chú ý hơn, có thể thông qua hình thức quảng cáo
Nhận biết: Khách hàng khi bắt gặp thương hiệu tại nơi nào đó có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn
Dùng thử: Sau khi đã nhận diện được thương hiệu và biết sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của bạn là gì họ có thể sử dụng thử
Sự ưa thích: Qua quá trình sử dụng thử, nếu người dùng có trải nghiệm tốt thì dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên
Mức độ trung thành: Khi khách hàng đã có loạt trải nghiệm tốt họ có thể giới thiệu nó với những người xung quanh. Từ đó, sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu sẽ trở thành lựa chọn duy nhất trong danh mục đó. Thậm chí, khách hàng còn có thể sẵn sàng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào từ thương hiệu của bạn
Các yếu tố cấu thành nên Brand Equity
3. Tầm quan trọng của Brand Equity đối với thương hiệu
Trong quá trình làm việc và tìm hiểu, Trang Head mình ngày càng nhận ra được tầm quan trọng của Brand Equity đối với mỗi thương hiệu bởi nó giúp thương hiệu:
Phát triển thị phần lớn hơn: Khi giá trị thương hiệu phát triển thì ưu thế cạnh tranh của bạn với các thương hiệu khác cùng lĩnh vực cũng lớn hơn. Đặc biệt, đối với các ngành công nghiệp đang bão hòa thì thương hiệu nào càng có sự độc đáo và khác biệt thì càng có cơ hội thu hút khách hàng và bán thành công sản phẩm của mình
Tính phí cao hơn giá thị trường: Nếu như thương hiệu của bạn có giá trị tốt thì việc tính phí với mức giá cao hơn cho sản phẩm của mình và tăng tỷ lệ phần trăm ưu đãi về giá so với mức giá trung bình trên thị trường hoàn toàn có thể, thậm chí còn dễ dàng hơn bao giờ hết
Mở rộng dòng sản phẩm: Giá trị thương hiệu tăng cao sẽ giúp thương hiệu có cơ hội để mở rộng dòng sản phẩm của mình và được khách hàng dễ dàng đón nhận hơn. Bạn có thể lựa chọn những khách hàng sẵn có của thương hiệu làm người thử nghiệm tại giai đoạn phát triển sản phẩm mới hoặc cũng có thể cho ra mắt thị trường luôn
Tác động lớn hơn với tư cách là một công ty: Khi doanh thu tăng trưởng, thương hiệu có vị thế trên thị trường thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng giá trị thương hiệu của mình để tìm kiếm thêm những đối tác, nhà cung cấp khác tốt hơn. Từ đây mở ra một cánh cửa hợp tác, liên doanh và đầu tư mới cho thương hiệu của mình
Sau khi đã nắm được tầm quan trọng của brand equity, sau đây mời bạn cùng mình tìm hiểu về cách thức xây dựng Brand equity từ con số 0 nhé.
Brand Equity đóng vai trò mấu chốt nhận định giá trị thương hiệu
4. Cách xây dựng Brand Equity từ con số 0
Nếu bạn đã hiểu được Brand Equity là gì và tầm quan trọng của nó thì hãy bắt tay xây dựng ngay bây giờ theo các bước sau. Triangle Head mình sẽ liệt kê 5 bước quan trọng nhất mà bạn cần nắm.
Bước 1: Xây dựng nhận thức về thương hiệu
Bước đầu tiên trong việc xây dựng mô hình về tài sản thương hiệu đó chính là tạo nên nhận thức về thương hiệu. Hãy để khách hàng có thể dần quen thuộc hơn với thương hiệu của bạn bằng cách sử dụng các yếu tố của thương hiệu mà có thể dễ dàng tương tác được với họ như:
Logo của bạn: Logo của thương hiệu nên được hiển thị trên bao bì, ảnh hồ sơ website, Facebook, Instagram,… để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy và ghi nhớ
Trang web của bạn: Đây là phương tiện lý tưởng để giao tiếp với khách hàng. Thông qua website bạn có thể thông báo cho khách hàng về doanh nghiệp của bạn và truyền tải những thông điệp, câu chuyện ý nghĩa và đặc điểm của thương hiệu
Blog của bạn: Blog chính là nơi tiếp thị nội dung tuyệt vời, có thể giúp xây dựng những mối quan hệ mật thiết, đáng tin cậy với khách hàng và cũng rất hữu ích cho SEO
Truyền thông xã hội: Hãy để thương hiệu của bạn có cơ hội được xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội. Đây là một kênh tiếp thị hiệu quả và có mức chi phí phải chăng tông qua bài câu chuyện, đăng trên Instagram hay IGTV
Dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn và vấn đề nó có thể giải quyết: Hãy cho khách hàng thấy rõ hơn về dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn đang cung cấp và tác dụng của chúng. Sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể giúp khách hàng giải quyết được vấn đề gì?
Xây dựng Brand Equity là một chặng đường dài của thương hiệu
Bước 2: Truyền đạt ý nghĩa thương hiệu và những gì nó đại diện
Theo Trang Head mình, nếu như bạn mong rằng khách hàng có thể nhìn thấy thương hiệu của bạn theo cách mà bạn muốn thì điều quan trọng nhất là phải phát triển câu chuyện thương hiệu và tính cách thương hiệu. Hai yếu tố này sẽ giúp bạn có thể đưa ra các phương pháp tiếp thị và chiến lược khai thác tài sản thương hiệu trong tương lai.
Trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh thì tất cả mọi chi tiết, dù là màu sắc logo, phông chữ trên bài đăng, trên nhãn mác, bao bì cũng cần phải đặc biệt biệt chú trọng bởi nó có ảnh hưởng lớn tới cái nhìn của khách hàng.
Bước 3: Thúc đẩy cảm xúc và đánh giá tích cực của khách hàng
Để phát triển tài sản thương hiệu thì thương hiệu cần phải chiếm được cảm tình của khách hàng. Như vậy khách hàng mới trung thành và sẵn sàng giới thiệu thương hiệu này cho mọi người xung quanh. Đồng thời, họ cũng chính là những người đưa ra các đánh giá tốt về thương hiệu, giúp thương hiệu tạo được ưu thế cạnh tranh so với các thương hiệu khác.
Cảm xúc tích cực của khách hàng đó là sự vui vẻ, hài lòng, phấn khích và tin tưởng dành cho thương hiệu. Khi thương hiệu có thể duy trì được những cảm xúc tích cực của khách hàng thì mới có thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến giữa các thương hiệu cùng lĩnh vực.
Brand Equity là kết quả cảm xúc từ phía khách hàng
Bước 4: Xây dựng lòng trung thành mạnh mẽ với khách hàng
Xây dựng lòng trung thành thương hiệu hay Brand Loyalty là yếu tố bạn cần xây dựng cuối cùng khi phát triển Brand Equity qua việc phải làm rõ được vai trò thương hiệu của bạn: Có thể là trở thành người hỗ trợ, trao giá trị hoặc người tạo động lực đối với khách hàng, vì khi làm rõ được vai trò thì thương hiệu vô hình chung sẽ tạo được sợi dây liên kết chặc chẽ với nhu cầu, khó khăn của khách hàng.
Bên cạnh cần phải luôn cố gắng xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng. Khi mối quan hệ này trở nên bền chặt, phát triển hơn sẽ khiến khách hàng trung thành với thương hiệu. Họ có thể sẵn sàng mua sản phẩm của thương hiệu bạn nhiều lần nữa.
Có thể giữ mối quan hệ với khách hàng bằng cách liên lạc thường xuyên với họ thông qua việc gửi bản tin mỗi tuần, đặt mục hỏi và đáp trực tuyến trên Face, tạo ra những Story thú vị trên Instagram hay tổ chức những sự kiện thân mật dành cho các khách hàng thân thiết.
Bước 5: Đo lường tính hiệu quả của tài sản thương hiệu
Để đo lường tính hiệu quả của tài sản thương hiệu thì bạn cần phải dựa vào việc đánh giá 2 yếu tố. Đó là:
Đánh giá chức năng
Tức là bạn đang cố gắng xem xét xem trong các bối cảnh thực tế hàng ngày thương hiệu của mình đang chống lại các thương hiệu khác cùng lĩnh vực như thế nào. Đồng thời, đánh giá chức năng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đánh giá lại mức độ ghi nhớ thương hiệu trong lòng khách hàng. Liệu rằng thương hiệu của bạn có ở trong lòng của khách hàng không? Để có những đánh giá sát thực nhất về mức độ Brand Equity bạn cần phải đặt ra những câu hỏi:
Khách hàng có hiểu sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn có công dụng gì không?
Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ, khách hàng có nhớ đến thương hiệu của bạn không?
Khách hàng có biết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn cung cấp sẽ nhận được giá trị gì không?
Đánh giá cảm xúc
Việc làm này sẽ giúp bạn đánh giá được người dùng cảm thấy như thế nào khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm thương hiệu bạn cung cấp. Tương tự khi đánh giá chức năng bạn cũng cần đặt ra các câu hỏi:
Lần đầu tiên khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn cảm thấy như thế nào?
Khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ như thế nào và sau khi sử dụng cảm thấy ra sao?
Dù khi cần hay không cần sử dụng dịch vụ, sản phẩm khách hàng có nghĩ tới thương hiệu của bạn không? Nếu có thì bao lâu một lần?
Việc đo lường Brand Equity cần thực hiện đình kỳ tùy vào chiến dịch Branding
5. Một số ví dụ xây dựng Brand Equity
Một Brand Equity tích cực
Sau khi bạn đã hiểu rõ những điều liên quan tới Brand Equity là gì? Trang Head mình muốn chia sẻ một ví dụ về Brand Equity tích cực. Đó là Apple – thương hiệu trong suốt nhiều năm luôn đứng trong “Top những thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới”. Apple bắt đầu gây dựng danh tiếng nhờ cung cấp dòng sản phẩm máy tính Mac. Và sau đó là trở nên phổ biến toàn cầu nhờ điện thoại thông minh iPhone.
Hay như VinGroup, một thương hiệu cũng rất thành công trong việc xây dựng Brand Equity. Khi nhắc tới VinGroup người ta sẽ nghĩ ngay tới tổ hợp kinh doanh đa lĩnh vực, bao gồm: Bất động sản, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, dịch vụ – nghỉ dưỡng,…
Một Brand Equity tiêu cực
Ngược lại, Brand Equity tiêu cực chính là Goldman Sachs. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, giá trị thương hiệu của hãng đã khiến họ sụt giảm hàng triệu đô la. Do trục trặc về kỹ thuật, công ty sản xuất ô tô Toyota đã phải thu hồi 8 triệu chiếc xe trên toàn cầu gây tổn thất nghiêm trọng tới giá trị thương hiệu của họ. Hay Vedan chịu ảnh hưởng từ vụ xả rác thải trên sông Thị Vải và vô tình đã khiến cho Ajinomoto – đối thủ trực tiếp của họ vượt lên.
Trên đây là giải đáp Brand Equity là gì hy vọng với những thông tin mà Trangle Head mình chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách xây dựng Brand Equity vững mạnh. Bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức về quản trị thương hiệu sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quản lý và xây dựng chiến dịch thương hiệu.
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.emotion-tech.co.jp/resource/2018/what_is_brand_equity
https://www.investopedia.com/terms/b/brandequity.asp
https://www.qualtrics.com/experience-management/brand/brand-equity/
Bài viết Brand Equity là gì? Cách xây dựng Brand Equity mang lại giá trị lớn cho thương hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/5HfhcQI
0 notes
futurebrandvietnam · 2 years
Text
Thiết kế sản phẩm là gì? Tóm tắt quy trình thiết kế sản phẩm qua 6 bước
Hiện nay, việc thiết kế sản phẩm ngày càng được chú trọng để đáp ứng nhu cầu, trải nghiệm của người dùng. Vậy thiết kế sản phẩm hay product design là gì? Quy trình thực hiện gồm mấy giai đoạn và có phức tạp hay không? Cần lưu ý những gì trong qua trình thực hiện? Tất cả sẽ được mình, Triangle Head chia sẻ cho bạn thông qua nội dung bài viết dưới đây. Hãy cùng mình theo dõi ngay nào!
1. Tìm hiểu khái niệm thiết kế sản phẩm là gì?
Định nghĩa thiết kế sản phẩm (Product Design)
Thiết kế sản phẩm là quá trình kết hợp giữa mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu người dùng để tạo thành các thiết kế đẹp mắt, nhất quán mang lại hiệu quả nhận diện cho từng sản phẩm.
Sự thành bại trong việc thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về nhu cầu người dùng. Có thể là nhu cầu, thói quen, sự thất vọng, hành vi,… Product design có thể ứng dụng ở đa dạng các lĩnh vực như: giải trí, thể thao, y tế, thực phẩm, đồ nội thất, trang sức,…
Mình rất tâm đắc câu nói của TS. Ralf Speth, là CEO của Jaguar Land Rover: “Nếu bạn nghĩ rằng thiết kế sản phẩm tốt là đắt, bạn nên nhìn vào chi phí của các mẫu sản phẩm xấu.”
Tìm hiểu khái niệm thiết kế sản phẩm là gì?
Các dạng thiết kế sản phẩm
Hiện nay, nhắc đến design product thì có 3 kiểu thiết kế được xem là cốt lõi sau đây:
Thiết kế hệ thống
Thiết kế quy trình
Thiết kế giao diện
Tùy vào mục tiêu của bạn và nhu cầu của người dùng mà bạn có thể lựa định dạng phù hợp nhất. Một điều bạn cần lưu ý là tất cả các sản phẩm thiết kế cần giải quyết vấn đề tốt nhất và nhanh chóng nhất cho người dùng, cho khách hàng.
2. Một quy trình thiết kế sản phẩm bao gồm những gì?
Ở nội dung này, mình sẽ bật mí cho bạn 6 bước trong quy trình thiết kế sản phẩm, giúp bạn có được sự hỗ trợ cơ bản nhất khi thực hiện. Và những thông tin dưới đây cũng sẽ là câu trả lời tốt nhất cho những ai đang băn khoăn về quy trình thiết kế sản phẩm như thế nào.
Định hướng tầm nhìn và chiến lược sản phẩm
Việc định hướng tầm nhìn, chiến lược cho sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trước khi tiến hành thiết kế. Bởi vì nếu mục tiêu, tầm nhìn chưa rõ ràng thì không thể nào tạo ra mẫu thiết kế hoàn hảo được.
Định hướng tầm nhìn, chiến lược cho sản phẩm là giai đoạn đầu và rất quan trọng trong thiết kế sản phẩm
Tầm nhìn đối với việc phát triển sản phẩm chiếm phần quan trọng. Bởi tầm nhìn sẽ giúp:
Định hướng, hướng dẫn cho đội ngũ phát triển sản phẩm 
Lên ý tưởng thiết kế sản phẩm mới phù hợp với người dùng cần xác định rõ giá trị mang lại
Người dùng hiểu về thông điệp mà thương hiệu của bạn truyền tải và những điều mà bạn không xây dựng
Rõ ràng về mặt giải pháp hướng đến người dùng
Tuy nhiên, bạn xây dựng tốt về tầm nhìn thì chỉ xem là mới đi được ½ giai đoạn. Và ½ còn lại đòi hỏi ở bạn trong việc tạo nên chiến lược thật sự đột phá. Hành trình của sản phẩm như thế nào hầu hết đều phụ thuộc vào chiến lược của bạn.
Từ tầm nhìn, bạn tiến hành lập kế hoạch, hoạch định cụ thể các công việc cần triển khai. Đặc biệt, bạn cần ưu tiên cho các mục tiêu quan trọng để hướng đến sản phẩm thành công, được người dùng đón nhận.
Nghiên cứu giá trị sản phẩm
Để có được một sản phẩm tuyệt vời, điều tiếp theo bạn cần làm là nghiên cứu giá trị cốt lõi của nó. Vậy thì nên nghiên cứu những gì? Nghiên cứu những lợi ích của sản phẩm có thể mang đến cho người dùng. Không những vậy, bạn cũng cần phân tích về mặt giá thành, tính khả thi của sản phẩm bạn đang muốn triển khai so với đối thủ cạnh tranh như thế nào.
Việc nghiên cứu giá trị cốt lõi sẽ giúp bạn trong quá trình thiết kế sản phẩm tiết kiệm tối đa về tiền bạc, thời gian. Bởi thiết kế đã đi đúng với mục tiêu đề ra, không cần phải điều chỉnh quá nhiều.
Nên nghiên cứu giá trị sản phẩm một cách sâu sắc, kỹ lưỡng
Xác định đối tượng khách hàng
Từ những dữ liệu nghiên cứu giá trị sản phẩm, bạn bắt đầu tổng hợp lại tất cả thông tin và xác định phân khúc người dùng chính cho sản phẩm của mình. Việc xác định này sẽ hiệu quả khi bạn tạo một personas giả lập. Đây sẽ là một nhân vật đại diện cho nhóm người dùng của bạn. Bạn cần vạch ra rõ ràng về các đặc điểm độ tuổi, thu nhập, nơi ở, cá tính,…
Việc hình thành personas sẽ giúp bạn hiểu được người dùng của mình trong ngữ cảnh cụ thể. Đây cũng là nền tảng cơ bản nhất để bạn dễ dàng lên ý tưởng thiết kế sản phẩm ở giai đoạn sau.
Xác định đối tượng khách hàng cần chính xác để lên ý tưởng tốt nhất cho thiết kế sản phẩm
Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân về nhu cầu, mong muốn của người dùng, bạn có thể sử dụng bản đồ đồng cảm. Công cụ này sẽ hỗ trợ bạn có được cái nhìn tổng quát, toàn diện về thế giới người dùng. Từ đó, bạn có thể xây dựng những sản phẩm phù hợp nhất để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Phác thảo ý tưởng thiết kế sản phẩm
Việc lên ý tưởng sản phẩm đa phần sẽ chiếm thời gian nhiều nhất của bạn. Bởi ý tưởng của bạn không chỉ phù hợp với mục tiêu đề ra mà còn phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ý tưởng cũng là linh hồn cho một ấn phẩm thiết kế độc đáo.
Để có được một ý tưởng tốt nhất, bạn nên phác thảo ý tưởng càng nhiều càng tốt. Sau đó, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để chọn ra một ý tưởng tuyệt vời nhất.
Nên phác thảo nhiều ý tưởng để chọn ra ý tưởng tốt nhất cho phần thiết kế sản phẩm
Vấn đề bạn cần lưu ý là ý tưởng của bạn cần tương thích với hành trình người dùng. Ở đây, bạn có thể sử dụng bản đồ hành trình của người dùng để phác thảo ý tưởng. Và việc tạo cho ý tưởng của mình một câu chuyện đằng sau đấy sẽ là việc làm rất hữu ích. 
Một câu chuyện ý nghĩa sẽ thu hút người dùng hơn so với một ấn phẩm đơn thuần. Bên cạnh đó, việc hình thành câu chuyện cũng hỗ trợ nhiều cho việc xây dựng quy trình tạo mẫu nhanh trong giai đoạn thiết kế sản phẩm.
Triển khai thiết kế sản phẩm
Sau khi đã chọn được ý tưởng, tiếp theo là bạn cần tiến hành thiết kế sản phẩm. Lưu ý là trong quá trình thực hiện bạn cần giải quyết được về mặt khái niệm sản phẩm và vấn đề của người dùng.
Tạo mẫu là công việc đầu tiên bạn cần triển khai. Để mang hiệu quả nhất bạn cần xây dựng quy trình tạo mẫu nhanh, cụ thể ở 3 giai đoạn sau:
Tạo mẫu: tạo một giải pháp mà bạn có thể xem xét để thử nghiệm
Đánh giá: tiến hành cung cấp nguyên mẫu (mô hình thử nghiệm với quy mô nhỏ để kiểm tra trước khi bắt đầu xây dựng đầy đủ các giải pháp) cho người dùng, cho các bên có liên quan. Sau đó, bạn thu thập các phản hồi để bạn biết được vấn đề nào tốt với họ và vấn đề gì mà họ cho rằng là không tốt.
Tinh luyện: từ các phản hồi, bạn xác định những chỗ cần điều chỉnh hoặc làm nó trở nên rõ ràng hơn. Và công việc tiếp theo bạn cần triển khai là sàng lọc lại thông tin, bỏ đi những khu vực chưa hoạt động tốt cho lần thiết kế tiếp theo.
Tạo mẫu nhanh là một trong các kỹ thuật hiệu quả khi triển khai thiết kế sản phẩm
Nguyên mẫu thường sẽ có 2 loại chính:
Nguyên mẫu với độ trung thực cao: mô phỏng tương tác, hoạt động giống như sản phẩm thực
Nguyên mẫu với độ trung thực thấp: bản phác thảo thô sơ trên giấ
Dựa trên mục tiêu nguyên mẫu cũng như giai đoạn thiết kế mà bạn sẽ chọn kỹ thuật tạo mẫu phù hợp nhất. Việc tạo mẫu sẽ giúp bạn tối đa rất tốt về mặt thời gian và tăng hiệu quả công việc.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả
Sau khi thử nghiệm bản thiết kế, bạn nên kiểm tra và đánh giá hiệu quả của thiết kế đó để tinh chỉnh cho phù hợp. Điều bạn nên lưu ý trong khâu kiểm tra, đánh giá này là quan tâm đến cách người dùng sử dụng sản phẩm. Không những thế, bạn cần thu thập các dữ liệu định tính về mức độ hài lòng của người dùng khi sử dụng sản phẩm của bạn.
Các dữ liệu này sẽ là nguồn thông tin quý giá giúp bạn cải thiện thiết kế sản phẩm của mình nếu có bất kỳ phản hồi tiêu cực nào. Và nếu sản phẩm của bạn mang đến hiệu quả kinh ngạc thì bạn có thể cho sản xuất và thay đổi chiến lược sản phẩm của mình.
3. Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế sản phẩm
Dưới đây là 3 yếu tố mà mình nghĩ là vô cùng cần thiết khi bắt đầu triển khai công việc thiết kế, cụ thể như sau:
Đặt yếu tố thương hiệu làm trọng tâm
Thương hiệu được xem là yếu tố trọng tâm trong quá trình thiết kế sản phẩm. Bởi một khi khách hàng nhận diện tốt thương hiệu của bạn thì tỷ lệ chuyển đổi mua hàng sẽ cao hơn. Việc lồng ghép thương hiệu được xem là một trong những khía cạnh tạo nên sự thành công thương hiệu cho một doanh nghiệp.
Nên có một câu chuyện cho sản phẩm
Việc tạo ra câu chuyện sẽ thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn. Câu chuyện càng gần gũi với đời sống thì càng được đón nhận. Vì thế, hãy tạo một câu chuyện ý nghĩa nhất cho các ấn phẩm thiết kế của bạn ngay hôm nay nào!
Có tính tương thích
Tính tương thích ở đây là có sự logic giữa sản phẩm và thông điệp mà bạn muốn truyền tải tương thích vời từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm của bạn. Việc này đòi hỏi sự kết hợp làm việc từ nhà thiết kế và chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tính tương thích còn được nhắc đến trong thiết kế là sự khác biệt. Sự khác biệt trong thiết kế sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người dùng. Và dĩ nhiên, một khi thu hút được họ thì họ có khả năng cao sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Triangle Head vừa chia sẻ xong cho bạn các thông tin về thiết kế sản phẩm. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình tạo ra thiết kế sản phẩm và hỗ trợ phần nào trong việc định vị sản phẩm cho doanh nghiệp của mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ lần sau.
Bài viết này được tham khảo từ:
https://mynavi-agent.jp/maker/knowhow/product_designer/
https://www.co-coon.com/column09/
https://www.productplan.com/glossary/product-design/
Bài viết Thiết kế sản phẩm là gì? Tóm tắt quy trình thiết kế sản phẩm qua 6 bước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/vAFjRkq
0 notes
futurebrandvietnam · 2 years
Text
Hướng dẫn xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cơ bản và thực thi cho Junior
Hiện nay, để có được nguồn doanh thu đột phá thì đòi hỏi bạn cần có chiến lược phát triển sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Và việc tìm hiểu về những chiến lược phát triển sản phẩm cũng giúp ích rất nhiều cho Junior. Đặc biệt là trong quá trình giải quyết các dự án cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Nhắc đến các kiến thức về chiến lược phát triển sản phẩm, người ta thường nghĩ đến những chiến lược rất chuyên ngành và rất khó để triển khai. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng. Mình sẽ tinh gọn, cụ thể từng kiến thức để giúp cho bạn nắm vững một cách nhanh chóng nhất, nhất là các Junior.Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng mình, Triangle Head tìm hiểu ngay nội dung về chiến lược phát triển sản phẩm mới trong marketing sau đây!
1. Khái niệm chiến lược phát triển sản phẩm là gì?
Trước khi đến với khái niệm chiến lược phát triển sản phẩm thì bạn nên tìm hiểu qua về phát triển sản phẩm là gì. Phát triển sản phẩm là quá trình đổi mới sản phẩm từ khái niệm đến cung cấp cho người dùng một sản phẩm cụ thể với chất lượng tốt hơn.
Có thể nhắc đến 7 giai đoạn phát triển sản phẩm phổ biến sau:
Phát triển ý tưởng: ở giai đoạn đầu tiên này đòi hỏi bạn phải động não suy nghĩ những sản phẩm mới, độc nhất và phương pháp cải thiện sản phẩm hiện tại phù hợp hơn với thị trường.
Chỉnh sửa, lựa chọn: quá trình này cần thẩm định lại ý tưởng tiềm năng nhất để phát triển mạnh hơn so với đối thủ.
Tạo nguyên mẫu: phác họa ý tưởng sản phẩm của bạn thành nguyên mẫu để xem tính khả thi về thu hút các đối tượng khách hàng mục tiêu như thế nào.
Phân tích: đánh giá thị trường và những vấn đề có thể xảy ra đến sản phẩm mà bạn dự định phát triển.
Thử nghiệm thị trường: việc thử nghiệm thường quảng bá ở một số nhóm đối tượng hoặc thị trường nhỏ sẽ giúp bạn có được phản hồi tốt, xấu từ khách hàng cũng như hiệu quả sản phẩm mà bạn đang phát triển.
Thương mại hóa: bước cuối cùng nếu sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao thì sẽ tung sản phẩm ra thị trường rộng hơn và thúc đẩy phát triển cho sản phẩm đó.
Thế nào là chiến lược phát triển sản phẩm
Mình vừa khái quát những thông tin cơ bản về phát triển sản phẩm. Vậy chiến lược phát triển sản phẩm được định nghĩa ra sao? Chiến lược phát triển sản phẩm là kế hoạch thúc đẩy sản phẩm của một doanh nghiệp để cải thiện sao cho sản phẩm phù hợp nhất với thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, nhằm tăng trưởng doanh số, thu về lợi nhuận.
2. Các chiến lược phát triển sản phẩm phổ biến
Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn những chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm phổ biến nhất. Nó bao gồm tất cả 4 chiến lược:
Chiến lược tiếp cận định hướng thị trường
Chiến lược này sẽ giúp bạn xác định một cách chính xác nhất về nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.
Mình gợi ý cho bạn một số cách để tạo ra chiến lược tiếp cận để định hướng thị trường tốt nhất như:
Tận dụng tối đa nguồn lực hiện có để tạo ra các sản phẩm mang giá trị mới, thu hút khách hàng
Có thể hợp tác với những đơn vị có nguồn lực hùng hậu hoặc mua lại chiến lược tiếp cận định hướng thị trường
Nghiên cứu, phân tích sản phẩm của đối thủ để áp dụng vào sản phẩm của mình và làm mới nó
Tạo ra những kỹ thuật, công nghệ đi đầu thị trường, phát triển nhanh hơn so với đối thủ
Quảng bá, kích thích mua hàng bằng phương pháp khuyến mãi, combo,…
Cải thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn
Chiến lược tiếp cận định hướng thị trường
Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function Deployment)
Đây là một trong các chiến lược phát triển sản phẩm được áp dụng nhiều ở Nhật Bản. QFD ra đời từ năm 1966 với nhiệm vụ chuyển đổi những nhu cầu của khách hàng thành những kế hoạch rõ ràng để có thể sản xuất các sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu đó.
Phương pháp QFD hỗ trợ cho bạn trong quá trình cải thiện, phát triển sản phẩm hiện có hoặc tạo mới. Ứng dụng QFD thường có 4 giai đoạn chính:
QFD1: Ma trận hoạch định
QFD2: Ma trận thiết kế
QFD3: Ma trận điều hành
QFD4: Ma trận kiểm soát
Chiến lược phát triển sản phẩm UFD
Fuzzy front-end (FFE)
Fuzzy front-end là phương pháp dẫn bạn đi từ quá trình tìm kiếm cơ hội mới cho sản phẩm của mình thông qua việc lên ý tưởng và hình thành chính xác một khái niệm cụ thể về sản phẩm. Và khái niệm bạn đưa ra cho sản phẩm cần có các tiêu chí cụ thể, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Năm 2001, Koen và cộng sự của mình đã phân biệt 5 phần tử front-end trong phát triển chiến lược sản phẩm mới như sau:
Nhận dạng cơ hội: cơ hội ở đây được đề cập đến là các cơ hội kinh doanh, về phát triển công nghệ,… Và những cơ hội này sẽ được xác định theo một cấu trúc cụ thể.
Phân tích cơ hội: yếu tố này có tác dụng chuyển những cơ hội đã xác định ở trên thành những vấn đề để tiến hành phân tích. Có thể là phân tích thị trường, nhóm đối tượng mục tiêu hoặc nghiên cứu kỹ thuật,…
Ý tưởng Genesis: giai đoạn này là thời điểm bạn khởi tạo ra các ý tưởng về sản phẩm từ việc phân tích cơ hội.
Lựa chọn ý tưởng: từ nhiều ý tưởng, bạn chọn ra một ý tưởng tốt nhất, có tiềm năng nhất để triển khai.
Phát triển ý tưởng và công nghệ: sau khi chọn được ý tưởng để phát triển sản phẩm, bạn tiến hành lên chiến lược về mặt ngân sách đ���u tư, phân tích sự cạnh tranh, yếu tố thành công, quá trình sản xuất,…
Phân tích cơ hội là một trong 5 phần tử quan trọng của phương pháp FFE
User – centered design (UCD)
UCD là phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm để đưa ra các đặc điểm, môi trường, quy trình tạo ra sản phẩm,… Để nắm bắt các yêu cầu chính yếu của người dùng, bạn nên sử dụng các phương pháp điều tra để hỗ trợ như: nghiên cứu, phân tích ngữ cảnh; thử nghiệm nguyên mẫu;…
Một thiết kế sản phẩm cần đảm bảo tính thẩm mỹ, hữu ích cũng như chất lượng sản phẩm. Để thiết kế sản phẩm theo UCD, bạn cần nắm vững một số nguyên tắc:
Hiểu biết một cách tường minh về người dùng, về môi trường cũng như nhiệm vụ
Trong thời gian thiết kế sản phẩm, người dùng cần được tham gia và góp ý
Thiết kế phù hợp với định hướng doanh nghiệp, điều chỉnh cho phù hợp với việc lấy người dùng làm trọng tâm
Quy trình thiết kế lặp đi lặp lại
Mẫu thiết kế giải quyết được vấn đề về trải nghiệm người dùng
Người thiết kế cần có kỹ năng chuyên nghiệp và nhất là có quan điểm đa ngành
Chiến lược phát triển sản phẩm bằng thiết kế UCD
3. Junior cần làm gì khi được tham gia một chiến dịch phát triển sản phẩm?
Khi có cơ hội tham gia chiến dịch xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới, các Junior sẽ phải cần thực hiện tốt 3 điều sau đây:
Đọc Brief thật kỹ
Điều đầu tiên Junior cần quan tâm đến là đọc kỹ brief, tức các tóm tắt có liên quan về chiến lược phát triển dòng sản phẩm. Việc này sẽ giúp cho bạn nắm rõ được các thông tin cũng như quy trình làm việc một cách chi tiết nhất. Có thế, bạn mới triển khai đúng ý định của người xây dựng chiến lược sản phẩm mới.
Cố gắng theo sát chỉ dẫn cấp trên
Do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc theo sát chỉ dẫn của cấp trên sẽ là phương án thích hợp cho các Junior. Việc thực hiện đúng những chỉ dẫn không những tích lũy cho bạn nhiều bài học kinh nghiệm mà còn giúp bạn có được ấn tượng tốt đối với sếp của mình.
Hỏi khi không rõ công việc đảm nhận
Khi nghe trình bày chiến lược phát triển sản phẩm mới mà bạn chưa hiểu rõ điều gì thì nên hỏi ngay lập tức để tránh trường hợp thực thi sai về sau. Đặc biệt, một khi bạn còn mơ hồ về công việc bản thân đảm nhận thì nên liên hệ với cấp trên để được giải thích chi tiết, rõ ràng. Từ đó, bạn mới có thể triển khai tốt được công việc.
Trên đây là thông tin mà mình chia sẻ đến bạn về các chiến lược phát triển sản phẩm mới. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích nhất khi bắt đầu lên chiến lược mới cho doanh nghiệp của mình hoặc triển khai cho các dự án mà bạn tham gia.
Ngoài ra, nếu bạn đang quá trình tìm hiểu những kiến thức cơ bản về xây dựng thương hiệu sản phẩm thì có thể tham khảo bài viết “định vị sản phẩm” của Triangle Head mình nhé.
Bài viết này được tham khảo từ:
https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/strategy/ansoff-matrix/
https://smallbusiness.chron.com/examples-product-development-strategy-3219.html
https://www.bizkurage.com/entry/new-product-development-strategy
Bài viết Hướng dẫn xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cơ bản và thực thi cho Junior đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/y82jlmq
0 notes
futurebrandvietnam · 2 years
Text
Vòng đời sản phẩm: Kiến thức cần nắm rõ khi làm định vị sản phẩm
Product Life Cycle được biết đến cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Đã đến lúc chúng ta cần đưa “vòng đời sản phẩm” vào áp dụng thực tế để đảm bảo cho công việc thiết kế và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy vòng đời của sản phẩm là gì? Nó bao gồm mấy giai đoạn cốt lõi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được thông tin chính xác.
Không những thế, mình là Triangle Head sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích cũng như bí quyết kéo dài vòng đời của một sản phẩm. Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ đến bạn những ví dụ thực tế về vòng đời sản phẩm để bạn có thể dễ dàng nắm bắt và thực thi hiệu quả nhất.
1. Tìm hiểu khái niệm vòng đời sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm hay còn gọi là Product Life Cycle là quy trình mà bạn quản lý sản phẩm của mình, từ lúc nó được hình thành và cho đến khi sản phẩm đó bị đào thải hay biến mất hoàn toàn khỏi thị trường kinh doanh.
Tìm hiểu về vòng đời sản phẩm là gì
Khái niệm vòng đời sản phẩm sẽ giúp cho những nhà tiếp thị (marketing) xác định được các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm bằng những chứng minh từ quá trình thay đổi doanh số cùng lợi nhuận.
Mỗi sản phẩm có vòng đời dài hay ngắn một phần còn phụ thuộc vào ngành nghề mà bạn kinh doanh, vào thị trường và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn.
Thế là mình vừa khái quát cho bạn định nghĩa vòng đời sản của phẩm là gì. Còn ngay bây giờ, mình sẽ giới thiệu đến bạn 4 giai đoạn phổ biến về vòng đời của một sản phẩm. Cùng mình theo dõi ngay nào.
2. 4 giai đoạn trong một vòng đời sản phẩm
Vòng đời sản phẩm trong marketing thường gồm 4 giai đoạn cốt lõi: giới thiệu sản phẩm – phát triển sản phẩm – trưởng thành – thoái trào. Các giai đoạn này được ứng dụng nhiều trong những chiến lược định giá cũng như quản trị sản phẩm. Và đặc biệt là rất hữu ích cho việc quản lý ngân sách về marketing.
Biết được sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào có thể giúp bạn phân loại được các cập độ của sản phẩm hiện tại và từ đó hoạch định được chiến lược một cách đúng đắn nhất. Có thể là thời điểm tung sản phẩm, làm mới sản phẩm hay bắt buộc phải thay một dòng sản phẩm mới.
Hãy cùng mình tìm hiểu nội dung của 4 giai đoạn vòng đời sản phẩm ngay sau đây.
Giai đoạn 1: Introduction Stage (Giới thiệu sản phẩm)
Giai đoạn này xảy ra khi ý tưởng của bạn đã được hiện thực hóa bằng một sản phẩm cụ thể. Introduction sẽ là giai đoạn mở đầu cho việc bạn tung sản phẩm của mình ra thị trường.
Giai đoạn 1 trong Product Life Cycle là Introduction
Một số đặc điểm nổi bật ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm này có thể kể đến như:
Ngân sách lớn: bạn phải bỏ khá nhiều chi phí về sản xuất, phân phối, marketing do sản phẩm của bạn chỉ vừa mới tung ra, người dùng chưa nhận biết tốt và cũng đắn đo, xem xét sản phẩm của bạn.
Doanh thu: vì sản phẩm của bạn còn mới nên lượng khách hàng sẽ ít, tuy có doanh thu như số tiền có được vẫn chưa bằng với chi phí đầu tư lúc ban đầu. Vì thế, nó dẫn đến không hoặc có rất ít lợi nhuận khiến bạn phải bù lỗ ở giai đoạn này.
Thu hút chú ý: quảng bá thương hiệu để thu hút sự chú ý của người dùng, đặc biệt là phần lớn tệp khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến.
Giá thành của sản phẩm: giá thành sẽ cao do đã tốn chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trước đó. Tuy nhiên, giá cao thì khó dẫn người tiêu dùng đến giai đoạn mua hàng hơn.
Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng có thể ứng dụng Marketing mix cho giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Đây là hình thức tiếp thị dựa trên mô hình 4P trong marketing, cụ thể: 
Product (Sản phẩm): bạn đừng quên thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, nhãn hiệu của mình nhé.
Price (Giá): định giá sản phẩm dựa trên chất lượng của nó, đối thủ cạnh tranh, chiến lược tăng doanh thu, lợi nhuận của bạn. Mình gợi ý cho bạn một vài phương pháp định giá có thể ứng dụng ở giai đoạn Introduction:
Định giá thâm nhập: tức là bạn bắt đầu sản phẩm với mức giá thấp để thu hút khách hàng và chiếm thị phần trong lĩnh vực. Sau đó, mới tiến hành tăng giá theo từng chu kỳ một.
Định giá “hớt váng”: phương án này là bạn sẽ định giá sản phẩm của mình với mức cao ở giai đoạn đầu. Với cách này, bạn sẽ khai thác tốt nhóm khách hàng có sức mua cao và bạn có thể thu hồi vốn nhanh hơn, bắt đầu sinh lợi nhuận.
Định giá cạnh tranh: bạn sẽ cạnh tranh trực tiếp với đối thủ của mình về giá. Phương án này thường ứng dụng đối với sản phẩm đã có đối thủ trên thị trường.
Place (Phân phối): Kênh phân phối ở giai đoạn Introduction cần được chọn lọc kỹ càng, điều này cũng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ. 
Promotion (Xúc tiến): Thường ở giai đoạn Introduction, các hoạt động xúc tiến, quảng bá nên tập trung vào việc tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn có thể tung ra thị trường các mẫu thử để chú ý sự quan tâm của khách hàng càng nhiều thì càng tốt.
Giai đoạn 2: Growth Stage (Phát triển sản phẩm)
Giai đoạn Growth thể hiện cho việc sản phẩm của bạn bắt đầu được sự quan tâm của người dùng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Bằng chứng thể hiện sự phát triển của sản phẩm rõ rệt là tăng trưởng doanh thu, kèm theo đó là bắt đầu có lợi nhuận.
Giai đoạn Grow bắt đầu có doanh thu và một ít lợi nhuận
Những đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn phát triển sản phẩm:
Chi phí đầu tư: ở giai đoạn này tuy doanh số đã được cải thiện nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc phải tăng số lượng sản phẩm. Vì thế, bạn cần đầu tư tiếp tục và mạnh cho sản phẩm của mình để có thể kinh doanh trên thị trường.
Giá thành của sản phẩm: do sản xuất sản phẩm hàng loạt nên giá thành sẽ giảm một cách đáng kể.
Doanh thu: khách hàng ở giai đoạn phát triển thường sẽ tăng tần suất mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh thu của bạn tăng nhanh chóng, bắt đầu hòa vốn và sinh lời.
Đối thủ cạnh tranh: một khi thương hiệu của bạn càng lớn mạnh thì càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của bạn.
Chiến thuật marketing: ngân sách marketing ở giai đoạn 2 sẽ được tập trung nhiều vào việc gia tăng brand equity – tài sản thương hiệu và brand preference – sự ưu tiên thương hiệu. Bên cạnh đó là dồn nguồn lực để quảng cáo, xây dựng nội dung và PR sản phẩm đến với khách hàng.
Đối với việc Marketing mix ở giai đoạn Growth được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Product (Sản phẩm): Chú trọng hơn về product line, tức chiều sâu của sản phẩm. Và sản phẩm cũng được cải thiện về mặt chất lượng, cả thiết kế bao bì.
Price (Giá): Các chiến lược về giá cũng cần cân, đo, đong, đếm lại khi sản phẩm vào giai đoạn phát triển, cụ thể:
Giá thâm nhập: khi bạn đã có nguồn khách hàng tương đối ổn định, bạn có thể bỏ bớt các chương trình khuyến mãi hoặc tăng giá sản phẩm.
Giá “hớt váng”: có thể bạn phải hạ giá thành so với mức giá cao ban đầu mà bạn đã hoạch định vì xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh.
Giá cạnh tranh: bạn nên cân nhắc chọn lựa giá thành nằm ở mức trung bình của các đối thủ trên thị trường.
Place (Phân phối): tiếp cận, mở rộng các kênh phân phối để mang sản phẩm đến với người dùng và bắt đầu tìm kiếm thêm các thị trường để tăng lượng sản phẩm phân phối, mang về doanh thu và lợi nhuận.
Promotion (Xúc tiến): ở giai đoạn phát triển của vòng đời sản phẩm, nhiệm vụ chính và duy nhất của bạn chính là gia tăng tài sản thương hiệu (brand equity).
Giai đoạn 3: Maturity Stage (Trưởng thành)
Maturity là giai đoạn cho bạn biết rằng sản phẩm của mình đang có chỗ đứng nhất định, vững chắc đối với khách hàng. Tuy nhiên, cũng ở giai đoạn này, khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc giữ thị phần cho mình. Vì thế, bạn cần có phương án phòng thủ bằng việc giảm giá, khuyến mãi hay tiến hành cải thiện sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới tiếp theo,…
Giai đoạn Maturity thường phát triển bền vững nhưng tiềm ẩn những thách thức mới
Một số dấu hiệu của giai đoạn trưởng thành như:
Chi phí đầu tư: thấp hơn so với 2 giai đoạn trước.
Giá thành của sản phẩm: giá ở giai đoạn này có thể nói là tương đối ổn định.
Doanh thu: doanh thu sản phẩm đạt mức đỉnh điểm, thu về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Nhưng sau đó sẽ bị giảm mạnh, bạn cần lưu ý để có phương án triển khai tiếp theo phù hợp nhất.
Đối thủ cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường dẫn đến số lượng đối thủ tăng dần. Thế nên, bạn cần có biện pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, có thể là đa dạng tính năng sản phẩm hoặc khác biệt hóa thương hiệu,…
Chiến lược marketing: giai đoạn này sẽ tập trung nhiều hơn cho các hoạt động bán hàng trực tiếp, khuyến mãi. 
Chiến lược Marketing mix cho giai đoạn trưởng thành gồm các yếu tố sau:
Product (Sản phẩm): để có thể cạnh tranh với đối thủ, giai đoạn này cần cải thiện tính năng cho sản phẩm. Không những thế, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu sản phẩm mới nếu thấy sự thoái trào của sản phẩm hiện tại trong tương lai gần.
Price (Giá): giá sẽ bị giảm để có thể giữ được thị phần và cạnh tranh với các đối thủ.
Place (Phân phối): mở rộng nhiều kênh phân phối hơn giai đoạn 2, nhất là sử dụng đa số ngân sách để giành điểm bán từ các nhà phân phối, từ đó mà doanh nghiệp có thể thuận lợi đẩy sản phẩm ra thị trường.
Promotion (Xúc tiến): tiếp tục quá trình xây dựng thương hiệu, giữ chân khách hàng. Cùng với đó là tạo các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Giai đoạn 4: Decline Stage (Thoái trào)
Giai đoạn Decline sẽ chính thức đưa sản phẩm rời khỏi kệ bán hàng. Bởi có thể thị hiếu khách hàng thay đổi, công nghệ lỗi thời,… Lúc này, bạn cần tạo ra một sản phẩm mới với tính năng đa dạng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng.
Decline đưa sản phẩm chỉ còn trong quá khứ và bạn bắt buộc phải tạo ra một sản phẩm mới độc đáo hơn
Sau đây, mình chia sẻ đến bạn những dấu hiệu của giai đoạn thoái trào như sau:
Chi phí đầu tư: ngân sách được đầu tư nhiều hơn để tìm cơ hội níu giữ khách hàng duy trì sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Giá thành của sản phẩm: để kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng, bạn buộc phải giảm giá thành sản phẩm.
Doanh thu: bắt đầu giảm mạnh so với các giai đoạn trước đó một cách rõ rệt.
Đối thủ cạnh tranh: đối thủ càng ngày càng nhiều dẫn đến thị trường đạt sự bão hòa.
Thu hẹp sự lựa chọn: doanh nghiệp không còn nhiều sự lựa chọn, một là rút sản phẩm khỏi thị trường và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; hai là chờ đợi đối thủ tự động rút khỏi thị trường.
Ở giai đoạn thoái trào, chiến lược Marketing Mix được thể hiện như sau:
Product (Sản phẩm): sẽ có những sản phẩm sẽ không trụ nổi trên thị trường, nên bạn cần có chiến lược sáng suốt để đảm bảo về mặt doanh thu cho mình, có thể là phát triển, cải tiến sản phẩm để có tiềm lực cạnh tranh với các đối thủ khác.
Price (Giá): giá sản phẩm sẽ bị giảm mạnh hoặc xả hàng để có thể thu hồi lại vốn tối đa.
Place (Phân phối): các kênh phân phối dần bị thu hẹp và lúc này bạn cần duy trì kênh hoạt động tốt nhất để thu hút người dùng mua hàng.
Promotion (Xúc tiến): ngân sách hầu hết sẽ được giữ lại để PR cho thương hiệu, giữ vững hình ảnh tốt đẹp trong lòng của khách hàng.
3. Bí quyết kéo dài vòng đời của một sản phẩm 
Để có được doanh thu cùng lợi nhuận, điều bạn nên làm là kéo dài giai đoạn phát triển và trưởng thành càng lâu càng tốt. Và tất nhiên là cũng phải đẩy lùi càng xa giai đoạn thoái trào.
Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn 5 biện pháp vô cùng hiệu quả để kéo dài vòng đời của một sản phẩm:
Quảng cáo và truyền thông
Đây là bí quyết được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm kéo dài vòng đời sản phẩm. Quảng cáo và truyền thông vừa là phương án thu hút những khách hàng tiềm năng, vừa có thể remarketing hiệu quả đối với các khách hàng cũ, thuyết phục họ quay trở lại.
Quảng cáo và truyền thông là một trong những bí quyết hữu hiệu khi muốn kéo dài Product Life Cycle
Ví dụ bạn muốn thu hút khách hàng cho bộ phim mới của mình, bạn có thể đăng lên Youtube một đoạn phim nổi bật. Hoặc bạn cũng có thể dùng những hình ảnh đặc trưng của bộ phim post lên Facebook để có được sự tương tác và giới thiệu rộng rãi từ những lượt tương tác đó.
Giảm giá sản phẩm
Nếu chiến lược marketing của bạn bắt đầu giảm dần hiệu quả thì việc giảm giá, khuyến mãi sản phẩm sẽ là lựa chọn tối ưu. Giảm giá để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình thức giảm giá sản phẩm ở các hãng sản xuất về điện thoại có thương hiệu lớn như Samsung hoặc Apple. Bởi các sản phẩm điện thoại thường có vòng đời ngắn. Bên cạnh đó, có những sản phẩm bị lỗi mốt, trước đó đã trải qua thời kỳ doanh thu khủng. Thế nên, việc giảm giá là sự lựa chọn rất phù hợp.
Thêm tính năng mới
Bổ sung thêm tính năng mới cho sản phẩm sẽ giúp bạn thu hút lại đối tượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm của trước đó. Giống như sản phẩm của bạn đã tốt nhưng nay lại tốt hơn vậy.
Các sản phẩm thuộc ngành mặt hàng tiêu dùng (hay còn gọi là FMCG) hoặc smartphone (so sánh các dòng điện thoại với cập nhật những tính năng mới nhất) thường sử dụng bí quyết này để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Tìm kiếm thị trường mới
Nếu thị trường bạn đang kinh doanh bị bão hòa thì đây chính là lúc bạn tìm cơ hội với một thị trường mới đầy tiềm năng.
Nên chủ động tìm kiếm thị trường mới để có thể kéo dài Product Life Cycle lâu hơn
Một ví dụ có thể minh chứng mạnh mẽ cho điều này là thuê bao di động tại thị trường Việt Nam bão hòa và các nhà mạng lớn như Mobifone, Viettel đã lấn sang thị trường Cambodia hoặc Myanmar để tìm kiếm cơ hội phát triển nhiều hơn. Và từ đây cũng hình thành nên một vòng đời sản phẩm mới.
Bao bì sản phẩm mới
Việc thay bao bì mới cho sản phẩm sẽ khiến khách hàng hứng thú hơn và không cảm thấy nhàm chán. Tuy rượu cũ nhưng bình mới sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc bán hàng. Bạn chỉ cần bỏ ra một khoản ngân sách để thiết kế bao bì mới cùng việc quảng bá sản phẩm. Bạn sẽ thu về cho mình doanh thu hơn mong đợi đấy.
4. Các ví dụ về vòng đời sản phẩm
Sau đây, mình sẽ ví dụ về vòng đời của 1 sản phẩm để bạn có thể nắm bắt một cách rõ ràng, cụ thể nhất về những thông tin mà mình chia sẻ ở trên.
Mình lấy ví dụ về vòng đời sản phẩm của mì Hảo Hảo, một trong những loại mì được nhiều người dùng ưa chuộng. Mì Hảo Hảo được ra mắt vào năm 2000, thuộc quyền sở hữu của Acecook với những nghiên cứu sản phẩm một cách thận trọng trước đó.
Mì Hảo Hảo xuất hiện với mẫu mã đẹp mắt cùng hương vị đa dạng như tôm chua cay, lẩu Thái,… Không những thế, sản phẩm này còn rất an toàn, được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của công nghệ Nhật Bản.
Vòng đời sản phẩm của mì Hảo Hảo được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm
Khi vừa tung sản phẩm ra thị trường, Hảo Hảo đã thực hiện dày đặc các chiến dịch truyền thông, quảng bá trên tivi, nhất là phủ sóng kênh HTV7 và VTV3.
Hảo Hảo còn tạo spot quảng cáo với sự xuất hiện của những danh hài nổi tiếng lúc bấy giờ nhằm thu hút ngày càng đông đảo người tiêu dùng.
Đặc biệt, Hảo Hảo đã hoàn thiện hệ thống các nhà máy sản xuất trải từ Bắc vào Nam trong năm 2003 để đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng mạnh mẽ
Mì Hảo Hảo đã bắt đầu được nhiều người biết đến và chiếm dần thị phần về mì ăn liền ở Việt Nam.
Hảo Hảo duy trì tiếp tốc độ tăng trưởng của sản phẩm bằng cách tài trợ các chương trình truyền hình có độ rộng lớn; quảng cáo trên kênh truyền hình VTV3, HTV7 nhằm tiếp cận thêm nhiều người tiêu dùng mới.
Giai đoạn 3: Phát triển bền vững
Mì Hảo Hảo chính thức là thương hiệu có tỷ lệ thị phần số 1 ở Việt Nam vào năm 2005. 
Lúc này, hãng đã giảm ngân sách truyền thông và hướng quảng bá thương hiệu bằng những con số cụ thể như: phục vụ 2 tỷ lượt bữa ăn cho người dân Việt Nam; là thương hiệu chiếm thị phần số 1 trong nhiều năm liền,…
Giai đoạn này, mì Hảo Hảo cũng gặp khó khăn hơn khi thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu mì mới như Omachi, Gấu Đỏ, Cung Đình,…
Giai đoạn 4: Kéo dài vòng đời sản phẩm bằng cách cải tiến chúng
Cùng với mì Hảo Hảo truyền thống, hãng Acecook đã cho ra đời sản phẩm mới là Handy Hảo Hảo, được thiết kế bao bì dưới dạng ly nhựa. 
Kèm với Handy Hảo Hảo là các thực phẩm ăn liền khác như phở, hủ tiếu, bún bò,… nhằm đa dạng sản phẩm và làm phong phú sự lựa chọn của người tiêu dùng. Việc kết hợp này đã giúp cho mì Hảo Hảo giữ được thị phần của mình trong một thời gian dài.
Mình tin rằng với ví dụ trên, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được về vòng đời của sản phẩm rồi đúng không nào. Hy vọng với tất thông tin mình chia sẻ về vòng đời sản phẩm sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong việc giới thiệu, phát triển, duy trì và định vị sản phẩm của mình trên thị trường. Chúc bạn thành công! Và mình, Triangle Head hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.investopedia.com/terms/p/product-life-cycle.asp
https://www.ausmed.com/cpd/articles/product-life-cycle-relates-healthcare
https://www.yourarticlelibrary.com/marketing/product/5-main-stages-of-product-life-cycle/29855
Bài viết Vòng đời sản phẩm: Kiến thức cần nắm rõ khi làm định vị sản phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/JQF6pLx
0 notes
futurebrandvietnam · 2 years
Text
Giá trị thương hiệu là gì? Những kiến thức Junior cần nắm để xây dựng một chiến lược Branding
Giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing lẫn kinh doanh, đây có thể được xem là những yếu tố đại diện cho niềm tin, cam kết thương hiệu về sản phẩm, dịch vụ hay ngay cả những trải nghiệm của khách hàng.
Vậy chính xác giá trị thương hiệu là gì? Cách xây dựng giá trị như thế nào? Tất cả sẽ được Triangle Head mình giải đáp ở bài chia sẻ bên dưới. Nếu bạn là Junior đang tìm hiểu về kiến thức Branding, cụ thể hơn là về giá trị thương hiệu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
1. Tìm hiểu giá trị thương hiệu là gì
Khái niệm giá trị thương hiệu
Hiểu đơn giản khái niệm giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của 1 doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của thương hiệu. Đây chính là sự khác biệt, độc đáo nhất của thương hiệu so với đối thủ trên thị trường.
Hiểu đơn giản khái niệm giá trị thương hiệu là những lợi ích, trải nghiệm mà thương hiệu tạo ra nhằm mang đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và giải quyết những vấn đề khách hàng đang gặp phải, giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra giá trị thương hiệu còn là thước đo, khẳng định sự khác biệt, ví trí của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Theo một nghiên cứu của Harvard: “95% người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa vào tiềm thức của mình”. Khi muốn mua một sản phẩm, nếu không có sự khác biệt về hiệu quả/ công dụng và giá cả thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn thương hiệu nổi tiếng hơn (thương hiệu mà họ biết). Qua đó, có thể thấy tầm quan trọng của giá trị thương hiệu tác động lớn thế nào đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Cụ thể, nếu một khách hàng mua cùng sản phẩm bột giặt của Omo và Ariel. Dù cho khách hàng nhận biết được cả 2 thương hiệu trên thì vẫn sẽ có sự khác biệt về mức độ hài lòng và tính ưu việt của sản phẩm. Vậy sự khác biệt đến từ đâu? Chắc chắn là những lợi ích cốt lõi giữa 2 thương hiệu Omo và Ariel.
Tìm hiểu giá trị thương hiệu là gì
Các yếu tố cấu thành giá trị của thương hiệu cần quan tâm
Vậy các yếu tố của giá trị thương hiệu là gì? Dưới đây là một vài khái niệm mà Triangle Head mình đã rút ra được.
Cost-Based Brand Valuation
Cost-Based Brand Valuation hay còn gọi là định giá dựa trên chi phí, trong tiếng Anh có một cụm từ rất hay để bạn dễ hình dung: “Good value for money”. Đây là yếu tố cần cân nhắc trước khi xây dựng giá trị thương hiệu, đây được xem là các chi phí phát sinh để xây dựng thương hiệu kể từ khi thành lập, Chi phí bao gồm:
Chi phí quảng cáo
Chi phí khuyến mãi
Chi phí cấp phép và đăng ký
Chi phí tổng chiến dịch của thương hiệu
Sử dụng phương pháp này đòi hỏi bạn phải xác định lại các khoản chi thực tế trong điều kiện chi phí hiện tại. Lời khuyên của Triangle Head mình là bạn nên sử dụng phương pháp này nếu thương hiệu bạn mới vừa ra mắt hoặc bạn đang định hướng phát triển lại thương hiệu.
Market-Based Brand Valuation
Để Triangle Head mình lấy một ví dụ về xác định giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường để giúp bạn dễ hình dung hơn: Nếu muốn bán một căn nhà thì bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu những ngôi nhà trong khu vực trước khi đưa ra giá chính xác cho căn nhà của mình.
Tương tự thì Market-Based Brand Valuation trong Branding chính là việc so sánh doanh nghiệp với doanh nghiệp. Có rất nhiều tiêu chí để so sánh, chẳng hạn như giá bán một sản phẩm, các giao dịch của công ty. Giống như dựa vào giá tiền sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp A phải định giá bằng với mặt chung.
Một số định nghĩa Brand Value Junior nên nắm
2. Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu đối với các doanh nghiệp
Như ở trên mình đã đề cập, giá trị cốt lõi chính là điểm khác biệt mạnh nhất, độc đáo nhất của thương hiệu so với đối thủ khác trên thị trường. Mình sẽ liệt kê những giá trị cốt lõi, cũng như ý nghĩa của giá trị thương hiệu từ một số doanh nghiệp nổi tiếng để bạn dễ hình dung:
1. Coca Cola:
Lãnh đạo: Sự can đảm để định hướng một tương lai tốt hơn
Hợp tác: Tận dụng thiên tài tập thể
Chính trực: Hãy thực tế
Trách nhiệm: Nếu nó là như vậy, nó tùy thuộc vào tôi
Đam mê: Cam kết trong trái tim và tâm trí
Đa dạng: Bao gồm thương hiệu của chúng tôi.
Chất lượng: Những gì chúng tôi làm, chúng tôi làm tốt
2. TH True Milk:
Vì sức khỏe cộng đồng
Hoàn toàn thiên nhiên
Tươi ngon bổ dưỡng
Thân thiện với môi trường
Tư duy vượt trội
Có thể thấy các doanh nghiệp trên luôn hoạt động dựa trên giá trị cốt lõi của mình, từ đó chiếm được cảm tình trong tâm trí người tiêu dùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về một số nhầm lẫn về giá trị của thương hiệu.
3. Một số nhầm lẫn về ý nghĩa của giá trị thương hiệu
Nhầm lẫn giữa Brand value và Cash value
Theo bạn thì giá trị hữu hình (Cash value) với giá trị vô hình (Brand Value) thì vế nào thôi thúc khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn? Còn theo Triangle Head mình thì giá trị vô hình chính là tài sản lớn của 1 doanh nghiệp.
Một ví dụ cụ thể dành cho bạn: Đặt 1 cốc cà phê có logo của Starbucks và 1 cốc cà phê của 1 thương hiệu tầm trung bất kỳ trên thị trường. Đa phần mọi người sẽ chấp nhận bỏ ra 1 số tiền cao hơn để uống cốc cà phê Starbucks kia – đó chính là giá trị của thương hiệu Starbucks.
Sự khác biệt giữa Cash value và Brand value
Nhầm lẫn giữa Brand value và Brand equity
Brand equity: có thể được định nghĩa đơn giản là số tiền mà người dùng sẵn sàng bỏ ra để chi trả cho thương hiệu đó. Brand value: mặc dù được xây dựng với khái niệm tương tự Brand equity, thế nhưng trong khi brand equity dựa trên quan điểm của người tiêu dùng thì brand value lại dựa vào quan điểm của công ty nhiều hơn.
Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu phần quan trọng trong bài mà chắc hẳn các bạn Junior vô cùng mong chờ – Đó chính là cách để xác định giá trị thương hiệu mang lại hiệu quả.
4. Làm thế nào để xây dựng giá trị của thương hiệu mang lại hiệu quả
Tùy vào mỗi loại hình thương hiệu sẽ có hướng đi xây dựng giá trị khác nhau, dưới đây là một số hướng đi xây dựng gia trị mình tổng hợp được từ việc đánh giá thương hiệu côt lõi trong các chiến lược branding.
Xây dựng một lời hứa thương hiệu vững chắc
Ngày nay, mọi người thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên mối liên hệ cảm xúc với doanh nghiệp. Do đó, hãy xây dựng lời hứa thương hiệu và thực hiện nó, sau đó tiếp tục phát huy thế mạnh hơn nữa. Bạn có thể tham khảo các cách tạo giá trị thương hiệu dựa trên lời hứa mà Triangle Head mình tổng hợp được:
Xem xét lời hứa thương hiệu thật kỹ hoặc sử dụng mẫu logo của công ty bạn: Hãy nghĩ xem lời hứa của thương hiệu bạn có gì đặc biệt? sự khác biệt lớn nhất so với thị trường là gì?
Liệt kê các yếu tố mà tệp khách hàng của bạn đánh giá cao là việc quan trọng. Đó có thể là tính tiện lợi, sự nhanh chóng, giá cả hoặc là họ là người đầu tiên,…
Chú trọng cảm xúc khách hàng: Đặt bản thân vào vị trí của khách hàng, nghĩ xem lời hứa thương hiệu của bạn khiến khách hàng cảm thấy thế nào, những phẩm chất cảm xúc mang lại cho họ là gì.
Chọn lựa các thông điệp có thể thu hút khán giả và khiến họ nhớ đến thương hiệu bạn. Hãy xác định điều gì quan trọng nhất là gì? Ý nghĩa thông điệp bạn truyền tài là gì?
Xem xét khả năng đổi mới của lời hứa thương hiệu, nó có thể được cải thiện và nhấn mạnh không? Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét lời hứa thương hiệu có tác động đúng tệp khách hàng không
Xây dựng lời hứa thương hiệu và luôn thực hiện nó
Nhân cách hóa thương hiệu
Theo tìm hiểu của Triangle Head mình thì tính xác thực chính là yếu tố quan trọng để xây dựng giá trị thương hiệu. Trên thị trường có vô số đối thủ cạnh tranh, họ cũng như bạn đổi mới từng ngày, đưa ra chiến lược tân tiến hơn. Vì vậy, để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng thì bạn nên nói rõ lý do tại sao bạn khác biệt với những người còn lại.
Một số ý tưởng hay giúp bạn cá nhân hóa thương hiệu:
Sử dụng tông giọng nhất quán
Luôn giữ vững thông điệp của bạn
Hãy là con người
Thể hiện tính cách của bạn
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội
Thể hiện được tính minh bạch
Khác biệt hóa thương hiệu so với đối thủ
Nếu thương hiệu của bạn mới xuất hiện trên thị trường gần đây, vậy làm sao để đánh bại các thương hiệu đã có tiếng nói trên thị trường? Điều đó nằm ở sự khác biệt giữa giá trị thương hiệu của bạn so với đối thủ. Dưới đây mình đã tổng hợp các cách giúp thương hiệu trở nên khác biệt mà bạn có thể tham khảo qua:
Xác định ngành hàng độc nhất của thương hiệu
Thiết lập tính thẩm mỹ cho thương hiệu
Tìm các insight chưa được khác thác từ đối tượng khách hàng
Điều chỉnh thông điệp thương hiệu của bạn phù hợp với nhu cầu khách hàng
Làm nổi bật những thành công trong quá khứ
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Đối với Triangle Head mình việc thương hiệu có giữ chân được khách hàng, có trụ vững trong thị trường cạnh tranh như hiện nay không phụ thuộc hoàn toàn vào trải nghiệm người dùng. Thử nghĩ xem bạn chi hàng trăm triệu vào việc quảng cáo, thực hiện hàng trăm chương trình tiếp thị sản phẩm để thu hút khách hàng. Thế nhưng sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp lại quá “yếu đuối” với mong đợi người tiêu dùng thì ai sẽ ở lại bên bạn.
Do đó, việc tạo ra chiến lược trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ giúp bạn phát huy hiệu quả giá trị thương hiệu. Dưới đây là một vài tips dành cho bạn:
Xây dựng tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng rõ ràng
Hiểu khách hàng của bạn là ai
Kết nối cảm xúc với khách hàng của bạn
Nắm bắt phản hồi của khách hàng trong thời gian thực
Hành động dựa trên phản hồi thường xuyên của nhân viên
Đo lường ROI từ việc mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu
Điều quan trọng khi xác định giá trị thương hiệu là không được phóng đại nó và phải tạo ra 1 giá trị thương hiệu hoàn toàn thân thiện.
Mối quan hệ giữa kỳ vọng và sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua một sản phẩm có thể được thể hiện như sau.
Giá trị mong đợi cho sản phẩm <Giá trị hài lòng thực tế → Có ấn tượng tích cực cho sản phẩm
Giá trị mong đợi cho sản phẩm = Giá trị hài lòng thực tế → Ấn tượng về sản phẩm còn yếu
Giá trị mong đợi cho sản phẩm > Giá trị hài lòng thực tế → Có ấn tượng tiêu cực về sản phẩm
Qua đó, điều quan trọng là bạn phải giữ được sự kỳ vọng của khách hàng trong phạm vi hài lòng mà bạn cảm nhận được. Trên đây là tất cả thông tin về giá trị thương hiệu cũng như các cách xây dựng Brand Value thành công. Hy vọng Triangle Head mình đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo kiến thức về định vị thương hiệu, phần nào giúp được bạn hiểu rõ được quy trình tổng quan trong một chiến lược định vị là như thế nào.
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.marketing-intelligence.jp/blog/what-is-brand-value
https://www.prophet.com/2016/09/brand-equity-vs-brand-value/
https://www.ebrandvalue.com/en/blog/what-brand-value-and-how-calculate-it/
Bài viết Giá trị thương hiệu là gì? Những kiến thức Junior cần nắm để xây dựng một chiến lược Branding đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/64MGgmO
0 notes
futurebrandvietnam · 2 years
Text
Các cấp độ sản phẩm là gì? 5 cấp độ sản phẩm cơ bản Junior cần nắm rõ để xây dựng chiến dịch định vị sản phẩm
Trong giới marketing, khi nói đến sản phẩm thì việc phân chia các cấp độ của sản phẩm luôn được quan tâm đầu tiên. Theo Philip Kotler, nhà kinh tế học và là cha đẻ của cuốn sách Quản trị tiếp thị được phát hành những năm 1960, ông cho rằng một sản phẩm không chỉ mang một giá trị vật chất được nhìn thấy bằng mắt mà nó còn có cả một giá trị vô hình. Ông tin, chỉ cần một đối tượng có thể đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người dùng thì nó đều là một sản phẩm. Từ lối suy nghĩ này, Philip Kotler đã đưa ra Mô hình Năm cấp độ sản phẩm (Five Product Level Model) nhằm chỉ ra những kỳ vọng của khách hàng đối với một sản phẩm họ mua.
Vậy các cấp độ của sản phẩm được phân chia như thế nào? tầm quan trọng của việc phân chia này là gì? Sau đây hãy cùng Triangle Head mình tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé.
1. Tại sao cần phân loại các cấp độ của một sản phẩm
Việc phân chia các cấp độ của một sản phẩm mang lại giá trị rất lớn. Nó giúp các nhà kinh doanh hiểu rõ mong muốn của người dùng và đưa ra các tính năng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Cho phép tổ chức mang đến các phương pháp và quy trình hoạt động làm hài lòng từng tệp khách hàng riêng biệt.
Bên cạnh việc phân chia còn tạo hiệu quả cao trong việc phân tích và tạo dựng thương hiệu s��n phẩm. Ngoài ra, mô hình năm cấp độ này còn góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chứng minh vị thế của mình với đối thủ cạnh tranh mà vẫn phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Tìm hiểu các cấp độ sản phẩm là gì
2. Trình bày các cấp độ của sản phẩm theo mô hình của Philip Kotler
Sản phẩm cốt lõi (Core Prodcuct)
Core Product là những lợi ích giải quyết nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng, đôi khi những nhu cầu này không được bộc lộ một cách rõ nét mà cần phải phân tích và nghiên cứu Customer Insight. Chính vì vậy, tuy cùng một ngành hàng mỗi thương hiệu sẽ lựa chọn những lợi ích khác nhau nhằm khác biệt hóa bản thân.
Ví dụ, một sinh viên bước vào một quán thức uống cao cấp và sang trọng vì muốn tìm kiếm cảm giác “quý tộc”, dù nó thật sự quá đắt với cậu ấy. Hay, một sinh viên có ngân sách eo hẹp khi mua giày dép chỉ tìm loại bền, rẻ chứ không có ý định mua hàng real. Hoặc một cô nàng công sở order thức ăn nhanh chỉ đơn giản là vì nó tiện lợi và có thể giảm đói.
Trong các cấp độ của sản phẩm, Core Product rất phức tạp vì nó được cá nhân hóa và thường mơ hồ. Đối với mỗi cá nhân, giá trị cốt lõi mà một sản phẩm mang lại là khác nhau. Bạn nên xác định rõ khách hàng mục tiêu cũng như biết rõ về nhu cầu của từng phân khúc khách hàng để phát triển và cải tạo sản phẩm.
Sản phẩm cơ bản/ sản phẩm chung (Generic Product)
Đây là cấp độ của sản phẩm bao hàm tất cả các đặc tính cần thiết được thể hiện ra bên ngoài dựa vào sản phẩm cốt lõi như:
Mức chất lượng
Tên thương hiệu
Kiểu dáng hay bao bì.
Tính năng của sản phẩm
Từ nhu cầu cốt lõi, khách hàng sẽ có sự so sánh giữa các sản phẩm hay dịch vụ giống nhau dựa vào các khía cạnh cơ bản cần có của sản phẩm để đưa ra quyết định lựa chọn.
Một ví dụ về đơn giản, nếu ở cấp độ sản phẩm cốt lõi của bạn là cung cấp những dòng xe hơi mang kiểu dáng thể thao, phong cách. Thì sản phẩm cơ bản mà bạn cung cấp những hãng xe: BMW, Roll Royce, Audi,…
Tầm quan trọng của từng khía cạnh của sản phẩm hữu hình sẽ khác nhau dựa vào tình huống và nhu cầu cá nhân. Ví dụ: ở tuổi hai mươi, người tiêu dùng có thể chọn một thương hiệu ô tô mới (sản phẩm cốt lõi = phương tiện giao thông) cụ thể dựa trên các đặc điểm như tiết kiệm xăng, kiểu dáng và giá cả (lựa chọn = Toyota Yaris); Ở tuổi 45, sản phẩm cốt lõi vẫn được giữ nguyên, trong khi các thành phần hữu hình như chất lượng, sức mạnh, tính năng và uy tín thương hiệu trở nên quan trọng (lựa chọn = Audi A6).
Sản phẩm cơ bản là bao hàm những đặt tính sản phẩm cốt lõi đặt ra
Sản phẩm kỳ vọng (Expected Product)
Như tên của nó, cấp độ của sản phẩm là tập hợp các thuộc tính hoặc đặc điểm mà người mua mong đợi khi mua và trải nghiệm sản phẩm và sản phẩm kỳ vọng phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo thời gian. Nếu so sánh giữa sản phẩm cốt lõi và sản phẩm kỳ vọng thì sản phẩm cốt lõi đáp ứng nhu cầu nhất thời còn sản phẩm mong đợi sẽ mang tính chất lâu dài hơn.
Để Triangle Head mình nêu cho bạn một trường hợp cụ thể, một người quyết định mua điện thoại iphone 12 không chỉ vì nó “thời thượng” mà còn vì dung lượng, cấu hình hoặc hệ điều hành của máy độc lạ hơn với các sản phẩm từ thương hiệu khác.
Sản phẩm bổ sung (Augmented Product)
Nổi bật ở cấp độ này là các thuộc tính, yếu tố đi kèm sản phẩm cốt lõi vượt quá mong đợi của khách hàng. Điều này nhằm tạo nên sự khác biệt và cũng góp phần khẳng định vị thế của sản phẩm.
Như bạn cũng biết, ngày nay mỗi loại sản phẩm luôn có nhiều sản phẩm cạnh tranh. Do đó những bổ sung và hỗ trợ mà một sản phẩm mang lại sẽ giúp chiếm ưu thế về mức độ nhận diện thương hiệu và hình ảnh của tổ chức so với các đối thủ cạnh tranh.
Cũng lấy ví dụ về chiếc điện thoại ở trên, bạn có còn nhớ cuộc cách mạng công nghệ mà Apple tạo ra năm 2016 khi chiếc iphone 6 ra mắt không? Không chỉ cải tiến về thiết kế cao cấp, sang trọng mà camera cũng có độ phân giải cao hơn nhiều.
Biểu đồ sản phẩm bổ sung
Sản phẩm tiềm năng (Potential Product)
Ở cấp độ này, sản phẩm được cho là tiềm năng khi có thể cải tiến, mở rộng hay chuyển đổi mà sản phẩm có khả năng đạt được trong tương lai. Dễ hiểu hơn là sản phẩm phải có bước tiến mới chưa từng có để thu hút được sự thích thú và sự lựa chọn của khách hàng.
Ví dụ: Một tấm thiệp hay một tin nhắn gửi đến khách hàng nhân dịp sinh nhật cũng giúp đưa thương hiệu gần hơn với khách hàng.
3. Ví dụ về các cấp độ của sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng
Đọc đến đây thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào về tầm quan trọng của việc phân chia các cấp độ của sản phẩm rồi đúng không? Và theo những gì Triangle Head mình đã tìm hiểu, mô hình những cấp độ của sản phẩm này được ưa chuộng và áp dụng nhiều nhất trong các ngành dịch vụ, cụ thể như khách sạn, nhà hàng,…
Thế nhưng như ở đầu bài viết mình có nói, theo khảo sát thì cũng có kha khá người có cùng thắc mắc rằng, tại sao một trong những “anh lớn” của ngành công nghiệp nước giải khát cho đến nay vẫn thành công chiếm thị phần lớn đến thế. Vậy nên hãy cùng mình tìm hiểu về những chiến lược cụ thể mà Coca Cola đã đưa ra thị trường nhé.
Hãy cùng mình phân tích xem sản phẩm Coca Cola đã đáp ứng các mức độ của sản phẩm như thế nào nhé:
Sản phẩm cốt lõi: Coca Cola là một thương hiệu nước uống và đánh tan cơn khát là sứ mệnh cốt lõi mà Coca Cola mang lại cho khách hàng.
Sản phẩm cơ bản: Coca Cola là hãng thức uống phục vụ một loại nước đặc biệt, mùi vani cháy cùng với có ga và vị ngọt, hương vị này có thể nói là khiến cho khá nhiều tín đồ nước ngọt có ga bị “ghiền”.
Sản phẩm kỳ vọng: Sự chờ đợi của khách hàng đối với Coca Cola là có đủ ga và được làm lạnh. Nếu khi uống mà không có đủ “combo” này thì sẽ không đạt được “điểm tuyệt đối” trong lòng khách hàng.
Sản phẩm gia tăng: Điểm cộng ở đây là Coca-Cola tung ra thêm Coke Zero hay Coca Light – loại Coca cực kì ít calo cho người giảm cân. Bằng cách này, hương vị của Coca Cola vẫn không đổi và vẫn có thể giữ chân được các vị khách kiêng đường.
Sản phẩm tiềm năng: Một sự sáng tạo mà Coca Cola mang đến khiến nhiều người thích thú trong những năm gần đây là in tên khách hàng trên lon Coca. Nó cũng đã tạo ra một tiếng vang trong thời gian ấy. Và theo mình được biết thì khi đó cũng có khá nhiều bạn trẻ thường chọn uống Coca để “săn” tên của chính mình đấy. Điều đó không phải đã chứng minh Coca Cola đã thành công trong việc áp dụng cấp độ cao nhất này rồi hay sao?
Case study 5 cấp độ sản phẩm của Coca Cola
Mô hình năm cấp độ sản phẩm được phát hành bởi Philip Kotler. Dựa vào việc phân chia và phân tích các cấp độ cấu tạo của sản phẩm, bước này sẽ đóng góp rất lớn trong việc giúp tổ chức củng cố vị thế cho sản phẩm. Quan trọng hơn là có thể thỏa mãn nhu cầu, mong đợi và sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các cấp độ của sản phẩm này để định hướng phát triển sản phẩm bước đầu cần nhiều thời gian thử nghiệm và sửa đổi dự án.
Hy vọng sau bài chia sẻ của Triangle Head mình có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về mô hình các cấp độ của sản phẩm của Philip Kotler. Từ đó có cơ sở để xác định và định hướng kinh doanh sản phẩm trong tương lai.
Tài liệu tham khảo bài viết này:
https://expertprogrammanagement.com/2017/10/five-product-levels/
https://biz-journal.jp/2018/12/post_25794_2.html
https://courses.lumenlearning.com/clinton-marketing/chapter/reading-defining-product/#:~:text=Four%20Levels%20of%20the%20Product,the%20customer%20a%20complete%20experience.
Bài viết Các cấp độ sản phẩm là gì? 5 cấp độ sản phẩm cơ bản Junior cần nắm rõ để xây dựng chiến dịch định vị sản phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/EtJ81S2
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Brand Awareness là gì? 4 bước xây dựng nhận thức thương hiệu cơ bản
“Brand awareness” là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong ngành truyền thông marketing. Thế nhưng, để hiểu đúng thuật ngữ này là gì, có tầm quan trọng như thế nào và phải làm sao để xây dựng được brand awareness thì không phải ai cũng biết. Đó chính là lý do Trang Head mình viết bài viết này để chia sẻ với những ai đang quan tâm.
1. Tìm hiểu brand Awareness là gì?
Định nghĩa
Trên thực tế có không ít người không biết Brand awareness là gì. Bạn có thể hiểu rằng Brand awareness chính là thuật ngữ được dùng để chỉ mức độ nhận biết và liên kết giữa đối tượng khách hàng tiềm năng với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Lấy một ví dụ đơn giản, nếu bạn muốn mua giày thể thao, bạn sẽ nghĩ Nike, Adidas hoặc Fila. mặc dù trên thị trường có rất nhiều thương hiệu giày thể thao khác nhau nhưng trong tâm chí bạn lại nghĩ ngay tới 3 thương hiệu trên. Như vậy, Nike, Adidas và Fila đã xây dựng thành công Brand awareness.
Một công ty, doanh nghiệp có thể tạo được Brand awareness trong lòng người tiêu dùng sẽ vô cùng có lợi cho sự phát triển và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình, đặc biệt là khi cho ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới. 
Tìm hiểu Brand awareness là gì?
Tầm quan trọng
Không chỉ cần biết về định nghĩa Brand awareness là gì mà bạn còn phải hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Cần biết rằng, trong phễu tiếp thị thì đây chính là bước đầu tiên. Đồng thời, Brand awareness cũng chính là nền tảng quyết định tới việc người dùng có thể trở thành khách hàng của bạn hay không. 
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về tầm quan trọng của Brand awareness thì Trang Head mình xin chia sẻ thêm:
Khi bắt đầu kinh doanh, nhận thức thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Nó đại diện cho việc khách hàng có biết đến bạn hay không. Khi mọi người đã biết và thậm chí thương hiệu của bạn trở nên quen thuộc thì người tiêu dùng sẽ có khả năng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn cao hơn so với các đối thủ khác.
Bên cạnh đó, yếu tố nhận thức thương hiệu còn có thể giúp cho bạn đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh hơn. Khi mức độ nhận biết thương hiệu cao sẽ kéo theo lượng truy cập cao, đối tượng khách hàng được mở rộng. Từ đó thương hiệu sẽ có mạng lưới kinh doanh lớn hơn.
Brand awareness nằm đầu tiên trong phễu tiếp thị
2. Xây dựng Brand Awareness step to step
Bạn thắc mắc không biết các doanh nghiệp xây dựng Brand awareness như thế nào? Vậy thì hãy để Trang Head mình tiếp tục chia sẻ ngay sau đây:
Bước 1: Thực hiện đo lường Brand Perception đối với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới
Bước 2: Cần hiểu sâu và rõ về thương hiệu trong chính nội bộ doanh nghiệp của bạn rồi tìm phương pháp để truyền tải đến với người dùng
Bước 3: Có thể thông qua các bản nghiên cứu thị trường, bảng khảo sát để tìm hiểu cầu thị trường ở hiện tại, thậm chí là tìm ra xu hướng cho tương lai
Bước 4: Tìm ra phương pháp để thích nghi, thay đổi nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng theo chiều hướng tích cực
Bước 5: Tìm hiểu hiện tại Brand perception của doanh nghiệp hiện đang nằm tại mức nào dựa vào phễu thương hiệu (Brand funnel). Hiện nay, Brand perception đang được chia thành các mức Nhận diện – Awareness, Dùng thử – Trial, Mua hàng – Purchase, Ưa chuộng – Favorite và Trung thành – Loyalty
Bước 6: Luôn quan sát, tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh với thương hiệu của bạn để có thể kịp thời đưa ra những chiến lược phát triển và nhận biết thương hiệu hiệu quả hơn nữa
Nên xây dựng Brand Awareness theo từng bước
3. Cách đo lường Brand Awareness
Theo như Trang Head mình tìm hiểu thì hiện nay, để có thể đo lường Brand awareness cần phải dựa vào mục tiêu nhận biết thương hiệu của bạn. Nếu như điều này vẫn còn quá mơ hồ với bạn thì có thể tham khảo một ví dụ sau:
Ví dụ: Trường hợp bạn cần nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của mình thông qua quảng cáo gốc. Như vậy, việc mà bạn cần làm đó chính là theo dõi các chỉ số về quảng cáo đó. Cụ thể gồm: Số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp, lưu lượng truy cập website. 
Vậy nếu như bạn muốn đẩy mạnh mức độ nhận biết thương hiệu thông qua mạng xã hội thì sao? Lúc này bạn cũng cần theo dõi, tổng hợp và phân tích các số liệu trên từng nền tảng mạng xã hội khác nhau. 
Trong đó, việc cần thiết nhất đó là phải luôn theo dõi các chiến dịch của mình thường xuyên. Từ đó có thể vừa nâng cao được mức nhận thức thương hiệu lại vừa tối ưu hóa được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Làm sao đo lường Brand Awareness?
4. Một Brand awareness tốt cần phải
Bạn không cần phải nóng vội bởi việc nhận thức thương hiệu trong lòng người dùng là một quá trình, cần có thời gian lâu dài. Đó là kết quả của cả một quá trình cố gắng, nỗ lực và mở rộng phát triển. 
Đừng bao giờ nuôi ý nghĩa rằng bạn có thể ngay lập tức nâng cao được nhận thức thương hiệu chỉ với một vài quảng cáo trên Facebook. Mà thậm chí nếu có thể thì cũng không lâu dài, bền vững. Cách làm này chỉ khiến khách hàng tập trung vào sản phẩm của bạn thay vì thương hiệu. Và hiệu quả duy nhất mà quảng cáo đó mang lại chỉ là để bán được hàng.
Do đó, nếu bạn muốn xây dựng một Brand awareness tốt cần phải:
Với tư cách là nhân vật, không phải công ty
Ví dụ, khi bắt đầu quen một người bạn mới, điều mà bạn muốn tìm hiểu ở họ là gì? Mỗi người có câu trả lời khác nhau. Còn với Trang Head mình có lẽ đó chính sở thích, sở ghét của họ và cả cách thức họ nói chuyện, điều mà họ thích nói tới, khiến cho họ cảm thấy hứng thú. 
Nếu bạn muốn tạo được sự tác động với người dùng thì thay vì đứng ở vị trí công ty bạn hãy đặt mình vào vai trò của chính người dùng. Nếu bạn là họ thì bạn sẽ xác định mình như thế nào? Cách thức, từ ngữ mà bạn muốn giới thiệu thương hiệu của mình đến người bạn mới quen ra sao?
Cố gắng tương tác mạng xã hội
Nên nhớ rằng, hiện nay mạng xã hội chính là công cụ giao tiếp tuyệt vời. Mỗi người, dù là người như thế nào, hướng nội hay hướng ngoại, bận rộn hay rảnh rỗi thì cũng cần phải dành thời gian nhất định để tiếp xúc với nhau. Và ở thời công nghệ 4.0 này thì mạng xã hội chính là phương thức tiếp xúc phổ biến nhất. Đó là lý do bạn cần phải duy trì kết nối, học hỏi thêm những điều mới lạ, đồng thời được nhiều người hơn nữa biết đến.
Tương tác MXH là cách xây dựng Brand awareness
Tương tự, đối với một thương hiệu cũng không có gì khác biệt. Nếu như thương hiệu của bạn chỉ cố gắng kết nối với mọi người khi cần bán hàng hay muốn nhận hỗ trợ thì thứ mà thương hiệu nhãn được chính là cái danh doanh nghiệp có mục đích riêng.
Việc mà bạn cần là đó là hãy để thương hiệu tham gia mạng xã hội. Đồng thời, khi đã tham gia vào mạng xã hội đừng quên đăng lên cả những thứ không hề liên quan tới sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Ngoài ra, hãy tìm cách để tương tác với người dùng khác bằng cách chia sẻ lại những nội dung hay, đặt câu hỏi, nhận xét về bài đăng nào đó,… Hãy coi tài khoản xã hội là nơi để kết bạn thay vì là nơi kiếm tiền. 
Trên thực tế, theo Trang Head mình tìm hiểu được thì qua một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng có hơn 50% doanh nghiệp đạt được danh tiếng tốt, có mức nhận biết thương hiệu cao là nhờ vào sự hòa đồng trực tuyến trên các trang mạng xã hội. 
Bắt đầu bằng một câu chuyện
Bạn cho rằng những câu chuyện là vô nghĩa, chỉ tốn kém thời gian? Thế nhưng, thực tế lại cho thấy rằng đây là một chiến thuật tiếp thị rất hiệu quả và mạnh mẽ. Nguyên nhân là gì? Đó là bởi những câu chuyện đó mang tới điều thực tế khiến nhiều người dùng muốn theo dõi. 
Một thương hiệu đã thành công với cách làm này chính là Airbnb. Họ luôn mang tới những câu chuyện chân thực và chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Kết quả là lượng follow và tương tác không ngừng tăng, kéo theo mức độ nhận biết thương hiệu cũng tăng theo. 
Thông qua những câu chuyện, thương hiệu của bạn có thể được nhân bản hóa và trở nên có chiều sâu hơn. Hãy đan những câu chuyện ý nghĩa này vào trong khâu tiếp thị thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để đạt được hiệu quả tối ưu hơn. 
Việc kể câu chuyện gì, nội dung thế nào đó là tùy vào mỗi doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo tính đúng đắn. Đó có thể là câu chuyện thành lập doanh nghiệp, câu chuyện về người sáng lập,…Trên đây là một số thông tin giải đáp Brand awareness là gì và làm sao để đo lường, xây dựng thành công. Trang Head mình mong rằng đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn!
Bài viết Brand Awareness là gì? 4 bước xây dựng nhận thức thương hiệu cơ bản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/2T3L75p
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Bật mí ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo doanh nghiệp
Để có được một logo đẹp, nổi bật, điều đầu tiên bạn cần nắm là ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo. Việc này sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình phối hợp các màu sắc sao cho hài hòa và tổng thể logo được hoàn hảo nhất. 
Hãy theo dõi bài viết này để có được những kiến thức cơ bản về ý nghĩa của màu sắc khi bạn có ý định thiết kế logo nhé. Không những vậy, Triangle Head còn sẽ bật mí các lưu ý cần thiết để bạn có thể chọn được màu sắc logo phù hợp với thương hiệu của mình nữa đấy. Cùng mình tìm hiểu ngay sau đây!
1. Tầm quan trọng của màu sắc trong thiết kế logo
Một màu sắc đẹp, tinh tế sẽ ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của con người. Ngay cả trong thiết kế logo cũng vậy, sự hài hòa trong màu sắc sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm tốt đối với người dùng.
Đồng thời, màu sắc trong thiết kế logo cũng là điểm nổi bật, thu hút, giúp quá trình nhận diện thương hiệu được nhanh chóng hơn. Thế nên, khi thiết kế logo, bạn nên tìm hiểu trước ý nghĩa của các màu sắc. Và nội dung tiếp theo đây mình sẽ nói về điều này!
2. Ý nghĩa màu sắc trong logo cần ghi nhớ
Màu xanh lá
Màu xanh lá được nhắc đến với sự êm đềm, yên bình, là màu của sức khỏe. Tùy vào độ đậm, nhạt mà màu này có những ý nghĩa khác biệt. Màu xanh lá nhạt tượng trưng cho sự tươi vui, hứng khởi, phát triển. Còn màu xanh lá đậm hơn thì lại thể hiện sự danh giá, giàu có. Các thiết kế logo trong ngành y tế thường sử dụng màu xanh lá làm màu chủ đạo.
Tumblr media
Màu xanh lá được dùng nhiều trong ngành sức khỏe
Màu vàng
Màu vàng mang ý nghĩa tích cực, lạc quan, biểu hiện của sự ấm áp, nhẹ nhàng nhưng không kém phần trẻ trung. Màu sắc này được ví von như ánh mặt trời sáng rực, giúp con người tiến về phía trước. 
Tumblr media
Một trong những ý nghĩa của màu vàng trong thiết kế logo là sự trẻ trung
Bên cạnh đó, màu vàng còn được biết đến là màu của sự sáng tạo, tràn đầy năng lượng. Không những vậy, nó còn là màu của sự vui vẻ, hạnh phúc. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh về trang sức, mỹ phẩm, phụ kiện,… đã có được một logo đẹp mắt, chất lượng khi dùng màu vàng trong thiết kế của mình.
Màu đỏ
Khi nói đến ý nghĩa màu sắc trong logo thì không thể nào không nhắc đến màu đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho cảm xúc mạnh mẽ, sự dịu dàng, ấm áp, thoải mái. Không những thế, sắc đỏ còn khiến người nhìn cảm nhận được một bầu trời đầy năng lượng. 
Tumblr media
Màu đỏ với ý nghĩa dịu dàng, ấm áp
Ngoài ra, màu đỏ còn thể hiện cho sự lãng mạn, tình yêu đôi lứa, sự yêu thương giữa con người với nhau. Thiết kế logo với màu đỏ chủ đạo thường được ứng dụng nhiều trong ngành ẩm thực.
Màu xanh dương
Xanh dương là màu sắc được dùng khá phổ biến trong thiết kế logo của ngành tài chính, nhất là các ngân hàng. Màu này thể hiện sự trách nhiệm, trung thành, khôn ngoan. Bên cạnh đó, màu xanh dương còn được biết đến là màu của hy vọng, hòa bình nhưng không kém phần huyền bí.
Tumblr media
Màu xanh dương được ưa chuộng trong thiết kế logo của nhiều doanh nghiệp
Màu cam
Màu cam mang đến cho người nhìn một cảm giác ấm áp, vui tươi, hào hứng. Đồng thời, màu cam cũng mang đến sự sáng tạo, năng động cho các thiết kế logo của bạn. Một số nhà hàng, quán ăn thường dùng logo có sắc cam để thể hiện cá tính của mình cũng như sự ngon miệng dành cho thực khách.
Tumblr media
Logo ngành ẩm thực thường được thiết kế với sắc cam chủ đạo
Màu đen
Màu đen mang ý nghĩa quyền lực, tượng trưng cho sự thẳng thắn, thông minh. Bên cạnh đó, màu sắc này cũng không kém phần hào nhoáng, hiện đại và sang trọng. Màu đen khá phù hợp cho các thương hiệu cung cấp những sản phẩm đắt tiền. Tuy nhiên, bạn cần khéo léo trong khâu thiết kế logo với màu đen. Bởi nếu không cẩn thận, bạn sẽ làm logo của mình trông nặng nề hơn.
Tumblr media
Màu đen thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng
Màu trắng
Sử dụng màu trắng trong logo, bạn sẽ thể hiện được sự tinh khiết, sạch sẽ, trong trẻo. Đồng thời, màu trắng còn là đại diện cho tuổi trẻ với sự nhiệt huyết, niềm tin bất diệt. 
Tumblr media
Màu trắng là màu sắc đại diện cho sự tinh khiết
Các designer thường xuyên dùng màu trắng khi thiết kế logo cũng vì những ý nghĩa này. Bên cạnh đó, màu trắng của là màu rất dễ kết hợp với đa dạng các màu sắc khác nhau.
Màu trắng được ứng dụng nhiều trong các logo liên quan đến sản phẩm dành cho sức khỏe hoặc nhi đồng.
3. Một số cách phối màu logo phổ biến
Màu vàng và xanh lam: Vui tươi, Uy quyền
Sự phối hợp giữa sắc vàng vui tươi cùng với sắc xanh lam với sự uy quyền như lực lượng hải quân tạo nên một logo tuyệt vời. Những doanh nghiệp sử dụng cách phối màu này cho logo của mình thể hiện được sự đáng tin cậy, thu hút nhiều người dùng quan tâm đến.
Ví dụ như thương hiệu IKEA đã phối hợp hài hòa giữa 2 màu sắc này trong logo của mình.
Tumblr media
Thương hiệu IKEA phối hợp hài hòa giữa màu xanh dương và vàng
Màu đen và cam: Sống động, Mạnh mẽ
Logo với thiết kế màu đen, cam được dùng khá phổ biến hiện nay. Đen, cam khi kết hợp với nhau sẽ tạo một cảm giác bí ẩn nhưng không kém phần sinh động cho logo của bạn. ASHLEY, một thương hiệu về nội thất cũng đã có được sự độc đáo trong thiết kế logo với màu cam sống động cùng màu đen mạnh mẽ.
Tumblr media
Màu cam, đen kết hợp giúp logo trở nên sống động
Màu xanh nước biển và da cam: Giải trí nhưng đáng Tin cậy
Màu xanh nước biển phối hợp với màu da cam mang đến một logo hấp dẫn người dùng. Hai sắc màu này tạo cho người nhìn sự phấn khích, tin tưởng thương hiệu. VIB Bank là một trong các thương hiệu đã ứng dụng thành công sự kết hợp màu xanh nước biển và da cam trên logo của họ.
Tumblr media
Sự hấp dẫn của logo được thiết kế với màu xanh nước biển và cam
Màu xanh lam, vàng, xanh lục: Trẻ trung, Khôn ngoan
Sự phối hợp khá hoàn hảo trong thiết kế logo chỉ với 3 màu đơn giản: màu xanh lam, xanh lục và vàng. Màu vàng tượng trưng cho sự vui tươi, trẻ trung. Cùng với đó là 2 sắc xanh thể hiện trí tuệ và sự phát triển phồn thịnh.
Bạn khá dễ dàng nhận thấy sự kết hợp này trên logo của Google Ads, nơi bạn có thể quảng bá về sản phẩm/dịch vụ của mình.
Tumblr media
Màu xanh lam, đỏ, vàng: Vui nhộn, Rạng rỡ
Bộ ba xanh lam, đỏ, vàng là những màu sắc tương phản với nhau. Nó mang đến sự hài hòa tuyệt vời cho các thiết kế logo. Có thể thấy sự kết hợp của bộ ba này trên logo của Burger King, thương hiệu về thức ăn nhanh Mỹ nổi tiếng.
Tumblr media
Đỏ, vàng, xanh kết hợp tạo một logo hoàn hảo
Màu be, nâu, nâu đậm: Ấm áp và đáng tin cậy
Màu be, nâu và nâu đậm cũng là một trong những cách phối màu được ưa chuộng. Nó được ứng dụng nhiều trong ngành hàng kinh doanh cafe hoặc các loại bánh. Sự kết hợp của 3 sắc màu này tạo sự thân thiện với người dùng. Đặc biệt, nó còn thể hiện sự ấm áp và tin cậy cao. 
Le French Bakery, một thương hiệu về bánh ngọt Pháp cũng đã khéo léo phối hợp màu be, nâu, nâu đậm trong thiết kế logo của mình, tạo ấn tượng khó phai trong tâm trí khách hàng.
Tumblr media
Sự tinh tế khi kết hợp trên logo với màu be, nâu và nâu đậm
4. Những lưu ý khi chọn màu sắc trong logo
Khi đã hiểu hết ý nghĩa của màu sắc trong logo, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để thiết kế logo của mình được hoàn hảo nhất nhé bạn.
Tumblr media
Khi chọn màu sắc cho logo cần lưu ý những gì?
Lựa chọn màu sắc trong logo thể hiện tốt đặc trưng của sản phẩm, của doanh nghiệp. Ví dụ như lĩnh vực cung cấp nước khoáng thì nên chọn màu xanh dương; còn cung cấp về quần áo cho trẻ em thì chọn màu nhẹ nhàng hơn, có thể là hồng nhạt, xanh lá cây nhạt,…
Phong cách thương hiệu được thể hiện rõ nét trong logo. Chẳng hạn bạn mong muốn logo của mình mang ý nghĩa huyền bí, sang trọng, đẳng cấp thì có thể chọn màu đen chủ đạo cho thiết kế logo.
Màu sắc lựa chọn cần thể hiện được tính năng động, sức mạnh của doanh nghiệp. Một số màu bạn nên lựa chọn như màu cam, xám, đỏ đậm,…
Sử dụng tối đa một hoặc hai màu chủ đạo, tránh lạm dụng màu sắc, tạo nên sự rối rắm cho logo. Có thế mới đảm bảo được độ nhận diện thương hiệu tốt, giúp người dùng dễ ghi nhớ và khắc sâu vào tâm trí của họ.
Thế là Triangle Head đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo. Với những kiến thức này, mình hy vọng bạn sẽ có được nền tảng cơ bản nhất để tạo ra ý tưởng thiết kế logo đột phá thông qua phối hợp hài hòa trong màu sắc. Logo là một trong những yếu tố giúp việc nhận diện thương hiệu trở nên nhanh chóng. Vì thế, hãy bắt đầu với việc thiết kế logo ngay hôm nay nhé bạn. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau đến từ Future Brand Vietnam!
Bài viết Bật mí ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo doanh nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/2UbKE1n
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
EVP (Employee Value Proposition) là gì? 6 bước thực hiện EVP hiệu quả
EVP là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong bộ phận Employer Branding (Thương hiệu Tuyển dụng) của các doanh nghiệp hiện nay. Một EVP hiệu quả cần thể hiện rõ nét, làm nổi bật về đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn thu hút các nhân tài và thuyết phục họ về làm việc với công ty của mình.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu xây dựng EVP từ đâu thì hãy tham khảo ngay bài viết này. Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn định nghĩa, tầm quan trọng của EVP cũng như các bước cụ thể để xây một EVP hiệu quả nhất. Hãy cùng mình tìm hiểu dưới đây!
1. Tìm hiểu EVP là gì?
Định nghĩa
EVP được viết tắt bằng cụm từ Employee Value Proposition, là thuật ngữ cơ bản trong việc hình thành Employer Branding, tức thương hiệu tuyển dụng. Định nghĩa EVP được hiểu là quá trình định vị giá trị của một nhân viên mà bạn muốn hướng đến. Đó có thể là lương thưởng, phúc lợi, lộ trình training hay môi trường làm việc, sự gắn kết giữa các thành viên trong đội nhóm, công ty,…
Định nghĩa EVP là gì?
Xây dựng EVP cũng cần có chiến lược cụ thể để đảm bảo hỗ trợ tốt cho quá trình tuyển dụng. Chiến lược ở đây là bạn cần định vị doanh nghiệp mình đang ở đâu trong thị trường lao động. Và những ứng viên nào bạn đang hướng đến, mong muốn chiêu mộ cho mình? Đặc biệt, bạn cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để đề ra chiến lược hợp lý nhất.
Thách thức xây dựng EVP
Bước đầu xây dựng EVP, bạn sẽ gặp phải một số thách thức sau đây:
Hiểu rõ kiến thức cơ bản về Marketing
Thông thường, EVP sẽ do bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp phụ trách nên đôi khi họ chưa nắm được những kiến thức cơ bản về Marketing. Tuy nhiên, trong thiết kế EVP thì việc trau dồi về Marketing là điều cần thiết. Cụ thể, bạn cần phải hiểu rõ về phân khúc, insights, nhu cầu của ứng viên, cách để định vị thương hiệu và kích hoạt thương hiệu.
Ngoài việc chủ động nắm vững các kiến thức nền tảng, bạn nên phối hợp với phòng ban/bộ phận Marketing của doanh nghiệp để có được chiến lược tốt nhất đối với việc xây dựng EVP.
Cần nghiên cứu các dữ liệu
Việc nghiên cứu sâu các dữ liệu có liên quan sẽ giúp bạn hình thành một thiết kế EVP tuyệt vời. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã nghiên cứu thành công EVP cho mình. 
Tuy nhiên, bạn cần sáng tạo trong các nghiên cứu của mình để tạo ra điểm khác biệt, đột phá so với thị trường. Có vậy, bạn mới tạo được một EVP mới lạ, độc quyền cho doanh nghiệp của chính bạn. 
Một trong những thách thức khi xây dựng EVP là cần nghiên cứu kỹ các dữ liệu
Một số yếu tố bạn có thể tham khảo khi nghiên cứu tạo EVP như tổ chức khảo sát định lượng nội và ngoại bộ hay một cuộc thảo luận, trao đổi tại không gian cafe thay vì ở văn phòng,…
Đòi hỏi sự gắn kết
Sự gắn kết ở đây chính là bạn cần xác định được những bộ phận/thành viên có liên quan đến quá trình xây dựng EVP. Và dĩ nhiên, bạn cần trao đổi, mời họ về để cùng bạn thực hiện sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. 
Bên cạnh đó, sự gắn kết còn được hiểu là tư duy đa chiều của bạn. Bạn có thể suy nghĩ, kết hợp giữa các dữ liệu thu thập được, đảm bảo ý kiến của nhân viên nội bộ nhưng cũng đúng với định hướng, tầm nhìn của doanh nghiệp.
Chi phí thực hiện
Vấn đề cuối cùng thách thức bạn khi xây dựng EVP là chi phí thực hiện. Bạn cần cân, đo, đong, đếm sao cho chi phí bỏ ra ở mức thấp nhất để có thể tiết kiệm tối đa ngân sách cho doanh nghiệp.
2. Tại sao EVP lại quan trọng?
Trong thương hiệu tuyển dụng, EVP đóng vai trò quan trọng, đảm bảo nguồn lực nhân sự chất lượng. EVP không chỉ có ý nghĩa đối với những ứng viên tài năng đang đi tìm việc mà nó còn giúp bạn khích lệ, cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên hiện tại ở doanh nghiệp. Và EVP cũng sẽ là một trong những nguyên nhân thuyết phục nhân viên đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.
EVP quan trọng như thế nào đối với tuyển dụng của doanh nghiệp?
Bên cạnh đó, EVP còn giúp bạn ở một số khía cạnh như:
Tiếp cận được nguồn ứng viên bị động từ việc định vị thành công thương hiệu.
Thu hút được những ứng viên thuộc những nhóm ngành khác nhau nhờ vào việc bạn đánh đúng vào tâm lý của ứng viên.
Khi thương hiệu của bạn quá nổi tiếng trong ngành và có được một EVP thật giá trị sẽ hỗ trợ bạn giảm cạnh tranh về mức lương.
Nắm bắt tốt nhu cầu của ứng viên để có những đề xuất hấp dẫn cho ứng viên.
3. 6 bước để tạo một EVP hiệu quả
Sau khi tìm hiểu EVP là gì, tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp, ngay bây giờ, mình sẽ chia sẻ cho bạn 6 bước để có thể xây dựng nên một EVP hiệu quả. Cùng mình tìm hiểu ngay!
Bước 1: Tiếp cận, đánh giá nguồn lực
Việc đánh giá tổng quan tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp bạn hoàn thiện và tạo ra một EVP tuyệt vời. Điều đầu tiên bạn cần bắt tay vào thực hiện là đánh giá những chính sách, chế độ mà doanh nghiệp đang thực thi, áp dụng cho nhân viên đến thời điểm hiện tại.
Tiếp theo, bạn tiến hành phân loại các chính sách, chế độ theo 2 cột là lợi ích vô hình và lợi ích hữu hình. 
Lợi ích vô hình có thể là môi trường làm việc năng động, đội ngũ nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm,…
Lợi ích hữu hình có thể kể đến như được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm, trang bị sẵn máy tính, laptop tại nơi làm việc,…
Sau đó, bạn suy nghĩ những lợi ích này có đáp ứng tốt cho một ứng viên xuất sắc hay không? Nên bổ sung thêm lợi ích nào không? Sau khi suy nghĩ xong thì bạn chuyển sang bước thứ 2.
Bước 2: Thực hiện một vài cuộc nghiên cứu
Thực hiện các cuộc nghiên cứu để biết rõ hơn về nhu cầu cũng như mong đợi của ứng viên. Bạn có thể nghiên cứu bằng những dữ liệu mà doanh nghiệp có sẵn (khảo sát nhân sự hàng tháng, thông tin ứng viên được lưu trữ trên các phần mềm tuyển dụng). Hay bạn cũng có thể tạo form khảo sát online để tìm kiếm các thông tin từ nhân viên nội bộ. Hoặc tổ chức phỏng vấn nhóm cũng là một ý tưởng không tồi.
Nghiên cứu bằng khảo sát được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp
Một số câu hỏi mình gợi ý cho bạn có thể hỏi ứng viên:
Bạn thích nhất điều gì khi làm việc tại công ty?
Đối với những chính sách của công ty, bạn có ý kiến/quan điểm như thế nào?
Chế độ nào của công ty mà bạn cho là tốt nhất và bạn thường xuyên sử dụng nhiều nhất?
Các chế độ mà bạn nhận được từ công ty có đáp ứng đúng với mong muốn của bạn hay không? Bạn vui lòng chấm trên thang điểm 10.
Nếu được cải thiện chế độ, chính sách của công ty thì điều bạn muốn cải thiện là gì?
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh trong ngành. Bạn có thể đọc các tin tức tuyển dụng của đối thủ ở các vị trí. Từ đó, bạn đánh giá điểm nổi bật của đối thủ, xem mình có thể học hỏi và phát triển điều đó trở nên tốt hơn hay không.
Bước 3: Đánh giá kết quả nghiên cứu
Ở bước này, bạn tiến hành đánh giá những thông tin bản thân thu thập được, phân thành các nhóm nhân viên ở các vị trí khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá và rút ra được EVP tốt nhất để dùng trong tuyển dụng.
Đồng thời, bạn cũng nên tham vấn ý kiến của Giám đốc điều hành, cổ đông, các cấp quản lý để có thể tạo ra được một EVP hoàn hảo.
Bước 4: Xây dựng chiến lược EVP
Từ những thông tin quan trọng đã có được, bạn tiến hành thiết kế EVP theo những ý kiến cũng như mong đợi của nhân viên. Tuy nhiên, bạn cần xem xét yếu tố nào phù hợp và yếu tố nào chưa phù hợp để sàng lọc dữ liệu bạn nhé. Khi tạo EVP, bạn nên sử dụng ngôn từ rõ ràng, súc tích, dễ hiểu để người đọc không bị hiểu nhầm ý của bạn.
Bước 5: Thực thi chiến lược EVP
Sau khi đã hoàn thành và được phê duyệt EVP, bạn hãy công bố đầu tiên cho nhân viên trong doanh nghiệp được biết. Ngoài ra, EVP này cũng nên được sử dụng để tuyển dụng các ứng viên tiềm năng. Bạn có thể đăng EVP trên fanpage, website doanh nghiệp hay các trang tuyển dụng uy tín,…
Bên cạnh đó, EVP cũng có thể được áp dụng tốt cho quá trình PR thương hiệu doanh nghiệp.
Chiến lược EVP có thể dùng khi tuyển dụng hoặc cho nhân viên nội bộ
Bước 6: Đánh giá kết quả và sửa đổi
Hãy duy trì EVP nếu nó thật sự hiệu quả với cả nhân viên nội bộ và ứng viên. Nếu không, bạn nên xem xét lại hiệu quả và triển khai phương án điều chỉnh, nhằm tạo ra một EVP thích hợp hơn với tình hình doanh nghiệp hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn giữ được nhân viên của mình và thu hút các ứng viên tiềm năng đầu quân cho doanh nghiệp của bạn.
4. Ví dụ về EVP hiệu quả
Sau đây, mình sẽ ví dụ cho bạn về một EVP hiệu quả của một doanh nghiệp A. Doanh nghiệp này đã hướng đến nội dung EVP của họ bao gồm như sau:
Kỳ vọng mức lương của ứng viên
Các chính sách thưởng và công nhận cho nhân viên: thưởng dự án, thưởng hàng quý, thưởng lương tháng 13 hay công nhận đóng góp hàng năm,…
Văn hóa công ty: chính trực, lắng nghe, chịu trách nhiệm,…
Triangle Head vừa thông tin đến bạn EVP là gì, cách để tạo một EVP hiệu quả đối với việc tuyển dụng nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ xây dựng một EVP tốt nhất cho doanh nghiệp của mình để có thể thu hút ứng viên tiềm năng. Chúc bạn thành công! Hẹn gặp bạn trong những bài chia sẻ sau!
Bài viết EVP (Employee Value Proposition) là gì? 6 bước thực hiện EVP hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/3gjrDm9
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Storytelling là gì? Mẹo luyện tập nâng cao kỹ năng viết storytelling hiệu quả
Khi triển khai các chiến lược về marketing, storytelling là một trong các yếu tố không thể thiếu. Vậy storytelling là gì? Nó có lợi ích như thế nào đối với việc xây dựng Brand Story? Bí quyết gì có thể viết storytelling một cách điêu luyện, gây ấn tượng mạnh cho người đọc? Và có những phương pháp đánh giá storytelling nào?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Triangle Head để có được những giải đáp chi tiết nhất cho các vấn đề ở trên nhé. 
1. Thế nào là Storytelling?
Hiện nay, storytelling được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và tạo hiệu quả rất tốt trong việc quảng bá thương hiệu của họ. Vậy thế nào là storytelling? Storytelling được hiểu là kể chuyện. 
Khái niệm storytelling là gì?
Đối với ngành marketing, storytelling được xây dựng bài bản, tạo những câu chuyện thật sự lý thú, chạm đến cảm xúc của mỗi người dùng. Từ đó, họ có thể thấu hiểu được những giá trị thông điệp của thương hiệu được gửi gắm trong câu chuyện.
Câu chuyện của bạn sẽ thật hay, độc đáo hơn khi đưa vào nét đặc trưng, khác biệt của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. 
Thuật ngữ storytelling hình thành như thế nào?
Năm 2005, nhóm tác giả Springer đã xuất bản quyển sách “Storytelling, Branding in Practice”, mở đầu sự hình thành của thuật ngữ storytelling. Quyển sách này đã nêu lên tầm quan trọng của việc “kể chuyện”. 
Một thương hiệu muốn đứng vững trên thị trường thì cần tạo ra giá trị cụ thể và có sức mạnh kết nối tốt cảm xúc với người dùng. Và storytelling chính là yếu tố then chốt để tạo nên những cảm xúc kết nối người dùng thông qua những câu chuyện thật ấn tượng của mình.
Lợi ích storytelling trong xây dựng Brand Story
Trong quá trình xây dựng Brand Story, storytelling đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Có thể kể đến một số lợi ích như:
Đánh trúng tâm lý khách hàng
Câu chuyện của bạn kể càng cảm xúc thì càng có khiến người đọc dễ dàng cảm nhận, đồng cảm. Vì thế, hãy kể chuyện một cách tự nhiên, chân thật, thêm vào yếu tố càng nhiều càng tốt. Khi ấy, bạn sẽ thấy storytelling của mình mang đến hiệu quả ngạc nhiên.
Storytelling hấp dẫn sẽ dễ thu hút và đánh trúng vào tâm lý của khách hàng
Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới
Thông qua cách bạn kể chuyện thương hiệu thực tế sẽ giúp bạn duy trì tốt những khách hàng cũ thân thiết. Bởi chính họ đã trải nghiệm qua sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng như đã thấu hiểu hết những gì mà storytelling bạn mang đến.
Không chỉ duy trì được mối quan hệ với khách hàng cũ, storytelling độc đáo của bạn cũng sẽ tạo ấn tượng, thu hút những khách hàng tiềm năng tìm đến thương hiệu của bạn. 
Giúp thương hiệu tỏa sáng
Dựa vào những câu chuyện bạn kể, khách hàng nhìn thấy được tính cách, hướng đi, nét riêng biệt trong sản phẩm của bạn. Đây là điều kiện rất tốt để giúp thương hiệu bạn tỏa sáng trên thị trường.
Thiết lập vị trí dẫn đầu cho thương hiệu
Một câu chuyện sâu sắc sẽ dễ đi vào lòng người hơn là những quảng cáo đơn giản. Vì thế, hãy đầu tư cho câu chuyện của bạn thật hấp dẫn, thu hút đông đảo người dùng. Chỉ có vậy, bạn mới có thể chiếm lĩnh được vị trí thương hiệu dẫn đầu trên thị trường hiện nay.
Storytelling hay sẽ giúp bạn thiết lập vị trí dẫn đầu cho thương hiệu của mình
2. Các bước luyện viết storytelling
Nội dung tiếp theo đây, mình sẽ giới thiệu đến bạn cách viết storytelling sao cho hiệu quả nhất. Hãy theo dõi ngay nhé bạn!
Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn chủ đề
Bước này là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng. Bởi nếu chọn chủ đề chưa tốt sẽ dẫn đến storytelling của bạn thất bại. Vì thế, bạn hãy nghiên cứu một cách kỹ càng các chủ đề. Đặc biệt, bạn phải tìm được nhân vật chính cho câu chuyện của mình. Nhân vật này sẽ tạo điểm nhấn cho câu chuyện hoàn thiện hơn. Và tất nhiên nhân vật tô điểm không ai khác ngoài sản phẩm/dịch vụ của bạn kinh doanh.
Hãy nghiên cứu chủ đề một cách kỹ lưỡng
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu, bạn cũng nên đứng ở vị trí khách hàng để suy nghĩ. Làm thế nào để khách hàng họ nhìn thấy bản thân họ trong câu chuyện của bạn thì bạn đã thành công trong việc tạo storytelling rồi đấy.
Bạn lưu ý nên tạo ra nhiều chủ đề thì càng tốt để bạn có thể chọn được chủ đề tối ưu nhất.
Bước 2: Phác thảo bản nháp các ý tưởng
Sau khi đã có được chủ đề hướng đến, bạn tiến hành phác thảo các ý tưởng bằng bản nháp. Các ý tưởng ở đây có thể là một kịch bản cho câu chuyện, lời hứa hoặc lợi ích của thương hiệu dành cho khách hàng,…
Hãy liệt kê toàn bộ những ý tưởng mà bạn suy nghĩ được bạn nhé. Điều này sẽ rất hữu ích cho các công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Tham khảo các bài viết cùng chủ đề
Việc tham khảo những bài viết cùng chủ đề là ý tưởng thông minh. Bởi từ các dữ liệu này, bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng tốt cho câu chuyện của mình. Đặc biệt, đây cũng là cơ sở để bạn có thể dựa vào mà phác thảo sơ bộ storytelling cho thương hiệu của chính bạn.
Bước 4: Tạo sườn bài cho cốt truyện
Khi thu thập đầy đủ các thông tin, bạn cần tạo cốt truyện riêng cho thương hiệu thông qua việc lên sườn bài. Sườn bài là những ý ngắn gọn nhưng bao quát được cốt truyện. Tùy vào chủ đề bạn chọn lựa mà sẽ có cốt truyện khác nhau. 
Hãy tạo một cốt truyện cho storytelling thương hiệu của bạn thật sự lôi cuốn
Nhưng chung quy các doanh nghiệp thường sử dụng cốt truyện nêu bật sản phẩm/dịch vụ, cam kết với khách hàng để tạo niềm tin cho họ. Một khi khách hàng tin tưởng thì câu chuyện thương hiệu sẽ dễ dàng ngự trị trong tâm trí của họ.
Nếu bạn chưa có đủ dữ liệu về khách hàng để tạo được cốt truyện hay thì bạn có thể tiếp cận họ thông qua lý thuyết “Vòng tròn Vàng” (Golden Circle) của Simon Sinek. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng lý thuyết này thông qua bài viết câu chuyện thương hiệu từ Future Brand Vietnam.
Bước 5: Triển khai bài viết
V���i tất cả những gì có được, bước cuối cùng này, bạn bắt tay vào triển khai ngay storytelling của mình. Bạn cứ viết theo những thông tin bản thân đã có cùng với những suy nghĩ của mình. Nghĩ được gì thì hãy viết ra hết.
Sau đó, bạn hãy tiến hành tinh chỉnh sao cho câu chuyện của bạn được trau chuốt về câu văn cũng như thể hiện được tính thu hút, lôi cuốn khách hàng. Hãy nhớ không chỉ nội dung hay mà còn cần trình bày sao cho hấp dẫn người đọc nữa nhé bạn!
3. Phương pháp đánh giá một storytelling hay
Một storytelling như thế nào được gọi là hay, là ấn tượng? Để đánh giá được điều này, bạn cũng cần có những phương pháp nhất định. Dưới đây mình giới thiệu đến bạn 6 phương pháp cơ bản nhất để đánh giá một câu chuyện hay và hấp dẫn.
Mục tiêu bài viết được xác định rõ ràng
Storytelling hay cần đảm bảo yếu tố mục tiêu của bài viết thật minh bạch, rõ ràng. Nếu bạn chưa rõ ràng trong mục tiêu câu chuyện của mình thì khách hàng họ sẽ không thấu hiểu được hết nội dung bạn truyền tải. Từ đó dẫn đến việc khó khăn trong kết nối cảm xúc với họ.
Đánh giá storytelling cần có mục tiêu bài viết cụ thể, rõ ràng
Phải có nút thắt trong câu chuyện
Trong mỗi câu chuyện bạn kể, hãy tìm cho nó một nút thắt cao trào. Nút thắt này sẽ có nhiệm vụ liên kết các chuỗi hành động và sẽ là điều mà khách hàng họ nhớ nhất khi đọc storytelling của bạn.
Điều đọng lại ở bài viết
Triển khai storytelling mà không đọng lại gì cho khách hàng thì nó quả là câu chuyện tồi tệ. Thế nên, khi thực hiện storytelling, bạn nên lưu ý khéo léo chèn vào điều bạn muốn đọng lại trong tâm trí khách hàng nhất. Đó có thể là một thông điệp chẳng hạn.
Tốt nhất nên có một nhân vật
Nhân vật sẽ là linh hồn của câu chuyện. Vì thế, bạn hãy tạo một nhân vật có tính cách gần gũi với khách hàng mục tiêu của mình nhé. Bởi điều đó sẽ khiến họ dễ dàng cảm nhận được bản thân mình trong chính câu chuyện kể của bạn.
Cần có một nhân vật chính cho storytelling của bạn
Tiêu đề không quá khó hiểu
Tiêu đề cho một storytelling nên dễ hiểu để người đọc có thể click vào bài viết của bạn. Một tiêu đề khó hiểu về mặt ngữ nghĩa sẽ khiến những khách hàng của bạn lướt qua câu chuyện như một cơn gió. Tuy nhiên, tiêu đề bạn đặt cũng không cần quá rõ ràng. Điều này nhằm mục đích gợi sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của khách hàng.
Đảm bảo được tính trải nghiệm nội dung
Tính trải nghiệm là yếu tố không thể thiếu trong mỗi câu chuyện bạn kể. Nó sẽ hỗ trợ bạn trong việc đưa khách hàng đến gần với thương hiệu hơn. Thế nên, khi đánh giá một storytelling hay thì bạn đừng bỏ qua khía cạnh về tính trải nghiệm nội dung nhé.Thế là Triangle Head vừa thông tin đến bạn toàn bộ các kiến thức về storytelling là gì, cách viết storytelling hiệu quả cùng những phương pháp đánh giá storytelling hay, hấp dẫn. Hy vọng với những gì mình chia sẻ hôm nay, ngay trong bài viết này sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc triển khai storytelling, kết nối cảm xúc thương hiệu đến với người dùng. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau từ Future Brand Vietnam!
Bài viết Storytelling là gì? Mẹo luyện tập nâng cao kỹ năng viết storytelling hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/2SkYvln
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Tagline là gì? Quy trình 6 bước tạo nên một tagline ấn tượng
Tagline là một trong các thuật ngữ bạn cần quan tâm nếu muốn đồng hành lâu dài với nghề marketing. Vậy tagline là gì? Nó có khác so với slogan hay không? Có bao nhiêu bước để hoàn thiện được một tagline ấn tượng và mang lại hiệu quả?
Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Triangle Head giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây. Không những thế, mình còn chia sẻ thêm cho bạn một số câu tagline nổi tiếng từ các thương hiệu khác nhau để bạn có thể tham khảo và tạo cho riêng mình tagline thật hay và “để đời”. Hãy cùng mình theo dõi ngay nào!
1. Tìm hiểu định nghĩa tagline là gì?
Tom Bodett được xem là cha đẻ của những câu tagline đi vào lòng người. Thuật ngữ tagline được định nghĩa là 1 hoặc 2 cụm từ diễn đạt, nhấn mạnh về điểm nổi bật, mục đích hay sứ mệnh của một thương hiệu. Tagline có thể xuất hiện ở các banner quảng cáo, video giới thiệu doanh nghiệp, trong các chiến dịch truyền thông, sự kiện,…
Tagline được định nghĩa như thế nào?
Việc triển khai tagline nhằm định vị sản phẩm, định vị triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Và tagline cũng giúp tạo sự chú ý, ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng, khiến họ nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Mình ví dụ một số câu tagline để bạn dễ hình dung hơn nhé:
OPPO: “Designed For Life”
Headspace: “Hãy đối xử tốt với đầu của bạn.”
2. Slogan và tagline có thật sự khác nhau?
Slogan và Tagline là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác biệt. Mình sẽ giải thích điểm khác nhau bằng bảng so sánh dưới đây nhé.
Đặc điểmSLOGANTAGLINETập trungThương hiệuCông ty/Doanh nghiệpTính linh hoạtLinh hoạt hơnCứng nhắc, nghiêm ngặtXuất hiệnBao bì, hiển thị quảng cáoGiao tiếp công tyXuất hiện sự thay đổiThay đổi theo văn hóa, có thể thay đổi nhiều lầnKhông thay đổi khẩu hiệu của công ty nhiều hơn một lần trong một thế hệMục đíchNhấn mạnh giá trị cốt lõi, lời hứa, tính chất hoặc hướng phát triển  sản phẩm/dịch vụNhấn mạnh về nét đặc trưng, sứ mệnh của thương hiệuVí dụ thương hiệu AppleSlogan sản phẩm iPad Air là “Change is in the air”Tagline của Apple lại là “Think different”
Thông qua bảng so sánh trên cùng ví dụ cụ thể, chắc hẳn bạn đã nắm được sự khác nhau giữa slogan và tagline rồi phải không nào. Phần tiếp theo của nội dung bài viết, mình sẽ hướng dẫn bạn 6 bước cơ bản để tạo một tagline ấn tượng. Theo dõi cùng mình ngay nhé!
3. Quy trình 6 bước để tạo một tagline
Bước 1: Nắm rõ thông tin thương hiệu
Ở bước này, bạn cần xác định rõ ràng 2 yếu tố về mục đích và thương hiệu để tạo tagline. Đầu tiên, về mặt mục đích, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau đây:
Sản phẩm/dịch vụ của bạn có nét khác biệt nào so với đối thủ?
Giá trị cốt lõi trong thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ bạn muốn mang đến cho khách hàng là gì?
Bạn định vị sứ mệnh, mục tiêu, tính cách của thương hiệu mình ra sao?
Hiện tại, thương hiệu của bạn có vị trí như thế nào ở thị trường cùng ngành?
Khách hàng tiềm năng/mục tiêu của bạn, họ là ai?
Bạn tạo cho khách hàng những giá trị và điều khác biệt gì để họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Giá trị cảm xúc mà bạn muốn mang lại cho khách hàng là gì?
Nắm càng rõ thông tin về thương hiệu thì càng tốt cho việc tạo tagline
Tiếp theo, bạn cần xác định được tên thương hiệu mà bạn sẽ triển khai tagline. Có được đầy đủ những thông tin này, bạn đã bước đầu thành công trong việc tạo tagline cho thương hiệu của mình rồi đấy.
Bước 2: Tóm tắt thông tin thương hiệu thành các từ khóa
Bước thứ 2, bạn cần cô đọng các thông tin đã đưa ra thành những từ khóa ngắn gọn, súc tính nhưng vẫn thể hiện được điểm nổi bật riêng của thương hiệu. Hãy suy nghĩ thật nhiều từ khóa nhất có thể và viết chúng ra giấy hoặc đánh trên ghi chú của máy tính.
Mình gợi ý cho bạn một số từ khóa ở các khía cạnh khác nhau như:
Khía cạnh vị trí thương hiệu: rẻ nhất, hàng đầu, số 1, nhanh nhất,…
Khía cạnh tạo sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ: trà sữa nhà làm, rau sạch nhà trồng, chuẩn quốc tế,…
Khía cạnh giá trị cảm xúc: vui vẻ, hạnh phúc, cảm giác tự do,…
Khía cạnh đối tượng khách hàng: dành cho phái đẹp, cho bé, cho người Việt,…
Bước 3: Triển khai ý tưởng từ các từ khóa
Sau khi đã có những từ khóa tạm gọi là các gợi ý để tìm được “bản đồ kho báu”, bạn triển khai chúng thành những ý tưởng khác nhau. Ở giai đoạn này, bạn đừng quan tâm đến độ dài mà hãy viết theo những gì bạn có thể nghĩ ra. 
Càng nhiều ý tưởng thì khả năng bạn chọn được tagline tốt nhất càng cao. Khi hình thành ý tưởng, bạn có thể dựa trên công dụng/giá trị của sản phẩm/dịch vụ; giá trị cảm tính; sứ mệnh, lời hứa hay lời khuyến khích, cổ vũ,…
Từ các từ khóa rời rạc, hình thành nên nhiều ý tưởng khác nhau
Mình ví dụ như tagline của xì dầu Angon thể hiện tốt về công dụng của sản phẩm: “Người bạn đồng hành của hải sản”. Dĩ nhiên, đây là tagline đã thành phẩm nên đảm bảo tiêu chuẩn, còn ở khâu này bạn chỉ cần biến từ khóa của mình thì những ý tưởng là được rồi bạn nhé.
Bước 4: Đánh giá các ý tưởng đề ra
Tiếp đến, bạn bắt đầu đánh giá các ý tưởng mà mình đã hoàn thành ở bước 3. Bạn có thể đánh giá từ kinh nghiệm của bản thân và mục đích tạo tagline để chọn ý tưởng thích hợp nhất. Nếu bạn đã có trong tay ý tưởng mà bạn cho là hoàn hảo nhất thì hãy chuyển sang bước 5 ngay!
Bước 5: Viết thanh tagline hoàn chỉnh
Bước này được xem là “đau não” nhất khi bạn phải cô đọng lại ý tưởng của mình, thể hiện chỉ trong 1 hoặc 2 cụm từ. Vì thế, hãy chọn tất cả những gì tinh túy nhất vào câu tagline của mình nhé bạn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cũng đừng quá tham lam câu chữ mà làm tagline trở nên khó hiểu, dài dòng.
Bạn nên viết và tinh chỉnh nhiều lần để đạt được tagline hay và ấn tượng nhất nhé.
Bước 6: Đánh giá tagline
Sau khi đã hoàn thành câu tagline, bạn có thể gửi đến đồng nghiệp, cấp trên để đánh giá về sản phẩm của mình. Đôi khi những ý kiến của họ có thể giúp bạn hoàn thiện tốt hơn tagline đã viết. Tuy nhiên, hãy tiếp thu có chọn lọc các đánh giá để có thể tinh chỉnh phù hợp nhất nhé bạn.
Đánh giá tagline là bước cuối cùng trong quá trình tạo tagline ấn tượng
Và bây giờ bạn đã có thể mang câu tagline đến trình bày và thuyết phục khách hàng rồi đấy.
4. Một số câu tagline thương hiệu nổi tiếng
Phần cuối nội dung bài viết này, mình chia sẻ đến bạn những câu tagline của các thương hiệu nổi tiếng hiện nay. Cụ thể:
Coca Cola: “Open happiness”
Kangaroo: “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”
Prudential: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Nike: “Just do it”
Apple: “Think different”
Sony: “Make believe”
Burger King: “Have it your way”
McDonald’s: “I’m lovin’ it”
Nước mắm Liên Thành: “Tinh túy hương vị trăm năm”
Budweiser: “The king of beers”
Triangle Head vừa chia sẻ đến bạn tất tần tật các kiến thức về tagline là gì, sự khác biệt giữa slogan và tagline. Đặc biệt là quy trình 6 bước đơn giản để triển khai một tagline hay, độc đáo. Với những thông tin được đề cập trong bài viết, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công cho chính doanh nghiệp mình hoặc các dự án khách hàng mà bạn đang đảm nhận. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Bài viết Tagline là gì? Quy trình 6 bước tạo nên một tagline ấn tượng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/3zoxT3B
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Bản sắc thương hiệu là gì? Cách phân tích và đánh giá bản sắc một thương hiệu
Hiện nay, bản sắc thương hiệu thường bị các doanh nghiệp bỏ qua hoặc ít quan tâm đến. Điều này làm cản trở quá trình nhận diện thương hiệu đến với người dùng một cách nhanh chóng. Vì thế, nếu bạn đang triển khai bản sắc thương hiệu dang dở hay chưa bắt đầu thực hiện thì hãy hành động ngay từ bây giờ.
Vậy bản sắc thương hiệu là gì mà có vị trí quan trọng như thế? Những yếu tố cơ bản nào tạo nên bản sắc thương hiệu? Và cách phân tích, đánh giá, quản lý bản sắc thương hiệu như thế nào thì hiệu quả?
Tất cả sẽ được Triangle Head chia sẻ đến bạn ngay sau đây. Hãy cùng mình theo dõi nhé bạn!
1. Bản sắc thương hiệu tạo nên từ những yếu tố nào?
Trước khi tìm hiểu về các yếu tố cấu thành bản sắc thương hiệu, mình sẽ làm rõ về khái niệm bản sắc thương hiệu để bạn có thể nắm vững. Bản sắc thương hiệu là tập hợp các yếu tố về mặt cảm tính, lý tính của thương hiệu; được thể hiện rõ nét ra bên ngoài. 
Định nghĩa về bản sắc thương hiệu
Nó có thể bao gồm chiến lược, thông điệp, hình ảnh hay những điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh,… Đây được xem là một trong các mô hình hỗ trợ tốt cho quá trình nhận diện thương hiệu.
Tổng quát thì có 6 yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu dưới đây:
Tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu
Đầu tiên, mình nói đến tầm nhìn thương hiệu. Một tầm nhìn dễ đi vào lòng người cần đi thẳng vào vấn đề bạn muốn truyền tải, ngắn gọn, súc tích. Bạn chỉ nên thể hiện tầm nhìn của thương hiệu trong một vài từ, đừng viết một bài luận dài đến 500 từ.
Gắn liền với tầm nhìn thì sứ mệnh thương hiệu cũng cần sự quan tâm của mỗi doanh nghiệp. Sứ mệnh thương hiệu được xem là tốt nhất khi nó thể hiện được bạn là ai, bạn đang ủng hộ điều gì. Và cũng tương tự như tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu nên đơn giản, ngắn gọn nhưng đảm bảo thông tin truyền đạt.
Triển khai bản sắc thương hiệu không thể thiếu tầm nhìn và sứ mệnh
Đặc tính nhận diện cơ bản
Việc xây dựng các đặc tính cần thiết để nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Bạn hãy suy nghĩ đến những đặc tính nào thể hiện tốt về bản chất thương hiệu, khác biệt so với đối thủ. Đó có thể là một cụm từ hay những từ ngữ có liên quan đến thương hiệu, làm nổi bật chúng trên thị trường có đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.
Tuyên ngôn thương hiệu
Tuyên ngôn thương hiệu được nhắc đến chính là khẩu hiệu (hay slogan). Đó là một cụm từ súc tích, ý nghĩa về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mà bạn mong muốn gửi đến những khách hàng của mình. 
Ngay sau khi có được khẩu hiệu tốt nhất, bạn hãy tung ra thị trường làm tuyên ngôn, đại diện cho thương hiệu của mình. Việc này nhằm tuyên bố với tất cả người dùng thông điệp của bạn cũng như để họ có thể ghi nhớ về thương hiệu của bạn được tốt hơn.
Câu chuyện thương hiệu
Người dùng và cả giới truyền thông rất yêu thích những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. Vì thế, bạn hãy tạo nên một câu chuyện thương hiệu hay lịch sử thương hiệu một cách lôi cuốn, hấp dẫn. 
Câu chuyện thương hiệu của bạn nên tạo điểm nhấn và sự khác biệt càng nhiều càng tốt so với đối thủ. Bên cạnh đó, câu chuyện này cũng là thông tin hữu ích cho website của bạn, tạo độ uy tín cho thương hiệu đối với người dùng.
Câu chuyện thương hiệu tạo sự khác biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp
Tính cách thương hiệu
Hãy suy nghĩ và tạo ra cho thương hiệu một tính cách để dựa vào đó mà người dùng nhận ra thương hiệu của bạn giữa vô số thương hiệu trên thị trường. Mình ví dụ như các cửa hàng, siêu thị thường chọn “tính cách” tiết kiệm. Với tính cách này, họ thường xuyên tung ra những chương trình ưu đãi, giảm giá cho khách hàng của mình.
Giá trị cốt lõi thương hiệu
Mỗi thương hiệu nên tạo cho mình giá trị cốt lõi riêng biệt. Các giá trị này hỗ trợ nâng cao sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu. Hãy cố gắng tinh gọn giá trị thương hiệu trong một hoặc hai câu thôi bạn nhé. Đừng tạo nên một giá trị quá rườm rà, phức tạp.
Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi thương hiệu cần làm rõ lý do vì sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Giá trị cốt lõi thương hiệu nên tinh gọn từ một đến hai câu
2. Cách phân tích bản sắc thương hiệu
Việc phân tích bản sắc thương hiệu rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Điểm khác biệt trong thương hiệu được người dùng nhận diện tốt được xem là yếu tố then chốt, có khả năng giúp bạn tạo nên bản sắc thương hiệu của riêng mình.
Mình giới thiệu đến bạn ma trận bản sắc thương hiệu Romaniuk. Đây là một trong các mô hình hiệu quả hỗ trợ cho bạn rất tốt trong quá trình nhận diện thương hiệuản s
Ma trận Romaniuk gồm 2 yếu tố cơ bản: Uniqueness (Điểm độc đáo) và Prevalence (Tính phổ cập). Tức bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu và tạo ra điểm độc đáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình, chỉ có doanh nghiệp của bạn mới có. Bên cạnh đó là kiểm soát tần suất quảng bá sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ để nhắc nhớ thương hiệu đến với người dùng.
3. Quản lý bản sắc thương hiệu không phải dễ
Vấn đề quản lý bản sắc thương hiệu được đánh giá là không dễ dàng. Thế nên, bạn hãy dùng hết sức của mình để bảo vệ những gì mà đã tạo dựng. Dưới đây là một số gợi ý cho việc quản lý bản sắc thương hiệu bạn có thể tham khảo:
Tổ chức, quản lý tốt các tài sản mang tính khác biệt của thương hiệu.
Có khả năng phân biệt giữa 2 thuật ngữ brand assets và files assets để quá trình quản lý được thuận lợi nhất.
Bản sắc thương hiệu cần được sử dụng đồng nhất cho tất cả các chiến dịch Marketing mà bạn triển khai. 
Thông tin in trên các bao bì sản phẩm cũng cần được đồng nhất.
Điểm độc đáo về sản phẩm/dịch vụ của bạn không bị trùng so với đối thủ cạnh tranh.
Hãy tập trung vào những phản hồi của khách hàng đối với điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Khi thay đổi các thành tố trong thương hiệu, bạn cần đảm bảo sự đồng nhất với tên thương hiệu của mình.
Thế là Triangle Head đã điểm qua tất cả thông tin về bản sắc thương hiệu là gì cũng như tầm quan trọng bản sắc thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng thành công cho thương hiệu của mình.
Hẹn gặp bạn trong những bài viết sau từ Future Brand Vietnam!
Bài viết Bản sắc thương hiệu là gì? Cách phân tích và đánh giá bản sắc một thương hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/3wlHOEy
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Brand Audit là gì? 6 bước Brand Audit nhìn toàn cảnh bức tranh thương hiệu
Nếu bạn đã triển khai nhiều các chiến lược Branding thì chắc hẳn khái niệm Brand Audit sẽ hoàn toàn không xa lạ. Nó sẽ giúp bạn phân tích được thương hiệu của mình đang ở vị trí nào trên thị trường. Qua đó, Brand Audit sẽ là nền tảng để bạn cải thiện những điểm chưa tốt ở thương hiệu của mình.
Brand Audit rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp, cho mỗi Marketer hay những bạn đang theo ngành Branding. Và đương nhiên cũng sẽ bao gồm các Junior. Các Junior cần nắm vững kiến thức về Brand Audit để có thể thúc đẩy phát triển tốt cho thương hiệu mà họ đang triển khai. 
Không để bạn đợi lâu nữa, Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn các kiến thức về: Brand Audit là gì? Thời điểm phù hợp để doanh nghiệp triển khai Brand Audit. Bên cạnh đó là những thông tin cần chuẩn bị cũng như quy trình 5 bước trong việc thực hiện Brand Audit. Cùng mình tìm hiểu ngay nào!
1. Định nghĩa Brand Audit là gì?
Brand Audit hay kiểm toán thương hiệu được hiểu là quá trình doanh nghiệp kiểm tra vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, đây cũng là dịp để thương hiệu phân tích, đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đã triển khai.
Khái niệm Brand Audit là gì?
Thực hiện Brand Audit hỗ trợ bạn tìm ra những điểm yếu mà thương hiệu cần khắc phục. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp bạn tìm được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trực tiếp. Từ đó, bạn có thể đề ra các phương án cải thiện, làm cho thương hiệu của mình trở nên ấn tượng và dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn.
Không những thế, Brand Audit còn có một số lợi ích tuyệt vời như:
Nghiên cứu tốt hơn về các đặc điểm, hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu được toàn ngành cùng với đó là xu hướng thị trường
Hỗ trợ tốt cho các hoạt động khác của doanh nghiệp bao gồm: Customer Service, Marketing hay R&D,…
2. Khi nào doanh nghiệp nên thực hiện Brand Audit?
Thời điểm thích hợp được khuyên thực hiện Brand Audit là khi doanh nghiệp mong muốn làm mới giao diện thương hiệu hiện tại. Và đây cũng sẽ là thời gian hoàn hảo để bạn nhìn lại những thay đổi, điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu kể từ ngày thành lập. 
Một thương hiệu lớn mạnh không những thuận lợi trong việc kinh doanh mà còn truyền động lực làm việc cho nhân viên của mình. Vì thế, bạn nên triển khai Brand Audit để có thể kiểm soát tốt tình hình cũng như có được những hệ thống quy trình phù hợp nhằm cải thiện sao cho thương hiệu được nhận diện một cách hiệu quả nhất.
3. Những thông tin cần chuẩn bị khi thực hiện Brand Audit
Sau đây là một số thông tin bạn cần chuẩn bị khi tiến hành thực hiện Brand Audit. Hãy ghi lại những điều mình sắp chia sẻ vào sổ tay hoặc bất kỳ phương tiện nào nhé bạn!
Doanh thu bán được
Đầu tiên, bạn cần thống kê chính xác doanh thu bán được của sản phẩm/dịch vụ qua từng tháng, từng quý, từng năm. Việc này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tình hình cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp mình. Từ đó, bạn sẽ biết được nên kiểm toán những thông tin nào để đưa sản phẩm cũng như công ty mình đi lên.
Thống kê doanh thu bán được càng chi tiết thì càng tốt
Tốc độ phát triển thương hiệu trong ngành
Tốc độ phát triển thương hiệu trong ngành bạn đang kinh doanh cũng là thông tin cần thiết khi thực hiện Brand Audit. Thế nên, bạn hãy chuẩn bị thật đầy đủ nội dung về sự phát triển thương hiệu qua từng năm. Đây sẽ là nền tảng cơ bản mà bạn có thể dựa vào để kiểm toán thương hiệu tốt hơn.
Bảng thống kê hành vi khách hàng
Hành vi khách hàng là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu và cả trong bán hàng. Và trong Brand Audit cũng cần đến yếu tố này. Vì thế, bạn hãy tổng hợp và thống kê hành vi khách hàng khi mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng để bạn triển khai tốt nhất Brand Audit.
Thống kê doanh thu bán được càng chi tiết thì càng tốt
Thông tin đối thủ cạnh tranh
Yếu tố thứ hai bạn cần chuẩn bị khi thực hiện Brand Audit là thu thập các dữ liệu về sự phát triển thương hiệu của đối thủ cùng ngành hàng với bạn. Hãy phân tích ưu, nhược điểm của họ để làm nền tảng cho việc học hỏi, phát triển thương hiệu của chính bạn.
Người xưa thường có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thế nên, audit đối thủ là một trong các công việc không nên bỏ qua.
Thống kê mức độ nhận diện của thương hiệu
Cuối cùng, bạn cần thống kê mức độ người dùng nhận diện thương hiệu của mình. Bạn có thể thống kê theo tháng, quý hoặc năm. Hãy nhớ rằng dữ liệu càng chi tiết thì càng tốt nhé bạn. 
Chỉ số nhận diện thương hiệu thể hiện số người dùng quan tâm đến thương hiệu của bạn
4. Quy trình 5 bước thực hiện Brand Audit
Phần cuối nội dung bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm Brand Audit với quy trình 6 bước sau đây:
Bước 1: Chọn lọc các số liệu cần thiết
Bạn cần chọn lọc những số liệu thật sự cần thiết cho việc kiểm toán thương hiệu. Số liệu thương hiệu và số liệu đối thủ được xem là 2 khía cạnh thông tin cần quan tâm.
Số liệu thương hiệu
Về số liệu thương hiệu, bạn nên lọc ra những con số về việc quản trị thương hiệu; hiệu quả truyền thông, chăm sóc khách hàng; quản lý hàng hóa;… Bạn có thể cố định mốc thời gian để dễ dàng so sánh và kiểm toán.
Số liệu đối thủ
Cùng với những con số từ dữ liệu của thương hiệu nội bộ, bạn nên thu thập thêm những số liệu về đối thủ tương tự ngành hàng của mình. Dựa trên từng nhóm đối thủ mà bạn chọn lọc các thông tin tốt nhất. 
Đối thủ được chia làm 3 nhóm như sau: ưu thế vượt trội, cạnh tranh tương đồng, cạnh tranh thấp.
Thu thập số liệu của đối thủ để đối chiếu sự tăng trưởng của họ với thương hiệu của chính bạn
Bước 2: Kiểm tra các mục tiêu đã đạt được
Ở bước này, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các mục tiêu mà bạn thực hiện và kết quả từng mục tiêu một. Điều này sẽ giúp bạn có được sự khái quát cơ bản về những gì mà doanh nghiệp mình đạt được.
Mục tiêu doanh số
Biến động doanh số là mục tiêu đầu tiên bạn cần kiểm tra. Bạn nên thống kê toàn bộ các sản phẩm bán được, tồn kho, cận date,… Và doanh số đạt được trong tháng, trong quý, trong năm là bao nhiêu. Từ đó, bạn có được trung bình doanh số, cơ sở để bạn cải thiện nếu nó chưa ổn định hoặc quá thấp so với đối thủ cạnh tranh và thị trường.
Mục tiêu truyền thông
Tiếp theo, bạn xem xét đến mục tiêu truyền thông. Các chiến lược PR thương hiệu, sản phẩm trên kênh website, social,… có hiệu quả hay không. Tương tự mục tiêu doanh số, bạn nên có những chỉ số cụ thể để đo lường theo tháng, theo quý,… Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể thay đổi chiến lược truyền thông của mình sao cho phù hợp với tệp khách hàng nhất.
Xem xét hiệu quả của các mục tiêu truyền thông
Mục tiêu trải nghiệm
Trải nghiệm là 1 trong 3 mục tiêu quan trọng nên kiểm tra. Ở mục tiêu này, bạn cũng cần triển khai đo lường trong quá trình thực hiện để việc kiểm tra diễn ra dễ dàng hơn.
Trải nghiệm khách hàng ảnh hưởng đến việc bạn có bán được hàng hay không. Vì thế, hãy đầu tư cho mục tiêu chính đáng này nhé bạn.
Bước 3: Đối chiếu với số liệu đối thủ
Sau khi đã có những dữ liệu nội bộ, bạn tiến hành đối chiếu với đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ giúp bạn biết được đối thủ phát triển như thế nào, những điểm mình có thể học hỏi từ họ ra sao. 
Bước 4: Phân tích và xếp hạng đánh giá
Ở bước này, bạn phân tích và xếp hạng đánh giá sản phẩm, thương hiệu của mình đang ở đâu so với thị trường. Để việc phân tích được thuận lợi, bạn cần liệt kê các đầu mục quan trọng để phân tích. Đó có thể là tốc độ phát triển thương hiệu của bạn và đối thủ; các chiến lược quảng bá đã triển khai; khâu R&D;…
Bước 5: Đưa ra những mục tiêu thương hiệu cần cải thiện
Sau khi đã phân tích hiện trạng thương hiệu, bạn cần đưa ra các mục tiêu quan trọng để cải thiện. Mục tiêu thương hiệu cải thiện cần phù hợp với tình hình doanh nghiệp hiện tại và có thể vượt trội hơn so với đối thủ.
Đưa ra mục tiêu thương hiệu cải thiện theo thứ tự ưu tiên
Bước 6: Phác thảo lên sơ đồ Brand Audit
Bước cuối cùng, bạn sử dụng toàn bộ các dữ liệu ở trên để phác thảo thành sơ đồ Brand Audit. Sơ đồ này sẽ hỗ trợ bạn có cái nhìn tổng quan và cần kiểm toán thương hiệu ở vấn đề nào để giải quyết được hiện trạng của thương hiệu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Brand Audit là gì, những thông tin cần chuẩn bị cũng như quy trình 6 bước khi thực hiện Brand Audit. Hy vọng nội dung bài viết hữu ích cho bạn khi bước đầu tiếp cận với khái niệm về thương hiệu là gì cũng như các định nghĩa có liên quan. Triangle Head hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau của Future Brand Vietnam!
Bài viết Brand Audit là gì? 6 bước Brand Audit nhìn toàn cảnh bức tranh thương hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/3bN1Kbv
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Brand Activation là gì? 8 ý tưởng kích hoạt thương hiệu cho mọi mô hình kinh doanh
Để tăng độ nhận diện và trải nghiệm thương hiệu, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng đến chiến lược Brand Activation. Vậy thuật ngữ này được định nghĩa như thế nào? Những ý tưởng nào được xem là đột phá khi triển khai Brand Activation trong các mô hình kinh doanh?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Triangle Head để tìm được câu trả lời chính xác nhất.
1. Tìm hiểu Brand Activation là gì?
Định nghĩa Brand Activation
Brand Activation hay kích hoạt thương hiệu là quá trình bạn tiếp cận, tương tác nhằm tăng sự nhận diện thương hiệu của mình đến với người dùng. Đây được xem là hình thức quảng bá hình ảnh thương hiệu phổ biến hiện nay.
Định nghĩa Brand Activation là gì?
Brand Activation ra đời với tham vọng thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Cùng với đó là mục tiêu kinh doanh và truyền thông của cách doanh nghiệp. Sử dụng Brand Activation sẽ là lợi thế lớn cho bạn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp việc định vị thương hiệu được thực thi dễ dàng hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Brand Activation có thể ứng dụng cho cả thương hiệu mới và những thương hiệu tái định vị trên thị trường.
Các dạng Brand Activation
Các hình thức Brand Activation cơ bản có thể nhắc đến gồm:
Experiential marketing: đây là hình thức kích hoạt thương hiệu bằng cách để khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hãy làm cho buổi dùng thử sản phẩm của bạn trở nên thú vị, mang tính chất độc lạ để thu hút người dùng tham gia. 
Sampling campaigns: chiến dịch phát những mẫu dùng thử miễn phí được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Tuy phương án này được xem là quen thuộc nhưng bạn vẫn có thể tạo được điểm nhấn bằng cách thông minh trong việc chọn mẫu thử. Bên cạnh đó, địa điểm, thời gian, hình thức phát cũng cần được chuẩn bị kỹ càng để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người dùng.
In-store brand activation: hình thức kích hoạt thương hiệu tại cửa hàng giúp bạn tiết kiệm chi phí di chuyển, thời gian và công sức bỏ ra. Thay vì bạn phải rong ruổi bên ngoài thì bạn có thể thu hút người dùng đến tại cửa hàng của mình để tương tác trực tiếp, hiểu được nhu cầu và hành vi mua hàng của họ nhiều hơn.
Sử dụng mẫu thử trong lĩnh vực mỹ phẩm
2. Những thuật ngữ thường nhầm lẫn với Brand Activation
Brand Activation là Event Marketing
Các hoạt động truyền thông thương hiệu thông qua tổ chức sự kiện thường diễn ra 1 lần vào một thời điểm nhất định. Nó được triển khai bằng hình thức hội thảo, buổi ra mắt sản phẩm hay lễ khai trương,… thu hút nhiều người tham gia.
Còn Brand Activation thì là một chuỗi bao gồm nhiều hoạt động lặp đi lặp lại nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Vì thế, khái niệm Brand Activation và Event Marketing thường sẽ có nét tương đồng chứ không giống nhau hoàn toàn.
Brand Activation là Experiential Marketing
Trong các chiến lược về Brand Activation vẫn có sử dụng Experiential Marketing như một hoạt động thiết yếu. Tuy nhiên, xét về mục đích thì hai khái niệm này có những mục đích khác nhau.
Brand Activation khác với Experiential Marketing
Brand Activation hướng đến việc quảng bá thương hiệu, tăng độ tin cậy của người dùng, để họ cảm thấy chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn là rất tốt. Còn Experiential Marketing thì chú ý nhiều đến việc thu hút người dùng bằng những trải nghiệm thú vị về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Brand Activation là Advertising
Brand Activation và Advertising cũng là 2 định nghĩa có sự khác biệt. Trong khi Advertising là hình thức quảng cáo truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Từ đó, các chiến dịch Advertising sẽ thu hút, thúc đẩy họ mua hàng.
Thì Brand Activation lại có nhiều hoạt động hơn. Kích hoạt thương hiệu không chỉ là truyền tải thông điệp mà còn triển khai tương tác, trải nghiệm thương hiệu dành cho người dùng để họ có thể nhận biết và ghi nhớ thương hiệu tốt nhất.
3. Các ý tưởng Brand Activation phổ biến hiện nay
Dưới đây là 8 ý tưởng Brand Activation được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng mình tìm hiểu nội dung của từng ý tưởng ngay nhé bạn!
Đề cao trải nghiệm khách hàng
Ý tưởng đầu tiên bạn có thể triển khai đó chính là tập trung vào sự trải nghiệm của khách hàng. Tiếp thị trải nghiệm được xem là một trong những hoạt động thiết yếu của Brand Activation. Hãy làm điều gì đó mà người dùng họ chưa từng thấy hoặc chưa từng làm qua.
Hoạt động trải nghiệm khách hàng là một trong các ý tưởng Brand Activation cần thiết
Một buổi thực hành để trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng sẽ là cơ hội để bạn thu hút sự chú ý của người dùng. Và đây cũng là dịp để bạn thu thập được dữ liệu về những ý kiến của họ sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Mình ví dụ như công ty Contours ‘Baby Stroller Test Ride đã sản xuất chiếc xe đẩy dành cho người lớn. Và công ty này đã cho các bậc cha mẹ trải nghiệm chúng để có được những kiến thức cơ bản nhất về chất lượng của sản phẩm.
Đánh trọng tâm vào vấn đề khách hàng
Mỗi khách hàng sẽ có những vấn đề khác nhau. Vì thế, để có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, bạn cần nắm được các vấn đề nào đang xảy ra với khách hàng. Bạn nên là người giải quyết vấn đề của họ chứ không nên lắng nghe một cách thụ động.
Vitaminwater đã thành công khi đã có giải pháp tối ưu cho vấn đề “nhiệt” của khách hàng bằng một chiếc máy phun sương. Mỗi người tham gia lễ hội do Vitaminwater đều sẽ cảm thấy thoải mái khi vấn đề nắng nóng của mùa hè đã được giải quyết. Từ đó, thương hiệu Vitaminwater cũng đã tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng của mình.
Đón đầu trend thịnh hành
Đón đầu trend cũng là một ý tưởng hoàn hảo cho Brand Activation của bạn. Nó giúp bạn tạo dấu ấn tốt trong tâm trí khách hàng khi ứng dụng một cách khéo léo.
Đón đầu các xu hướng để có chiến lược Brand Activation đúng đắn
Innocent Drinks đã tận dụng xu hướng cảm xúc rất tốt vào chiến lược kích hoạt thương hiệu của họ. Thương hiệu này đã tạo ra một biểu tượng cảm xúc dành riêng cho mình. Và mỗi bài chia sẻ từ khách hàng đều có gắn biểu tượng cảm xúc này. Đây cũng là cách để ghi lại ấn tượng sâu sắc về thương hiệu đến với người dùng.
Giới thiệu lịch sử hình thành thương hiệu
Hãy cho khách hàng biết được vì sao thương hiệu bạn được hình thành hay nói đơn giản là lịch sử ra đời thương hiệu của bạn. Đây là cách để bạn có thể xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình.
Bloomingdale được xem là thương hiệu có cách giới thiệu khác biệt so với những thương hiệu còn lại. Họ tổ chức hẳn một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử hình thành thương hiệu Bloomingdale. 
Mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, khách hàng sẽ có được một thông tin về lịch sử của thương hiệu Bloomingdale. Từ đây mà Bloomingdale có được cơ hội quảng bá thương hiệu của mình tới người dùng tốt hơn.
Cộng tác với các Influencer
Việc tìm kiếm các Influencer trở thành đối tác giúp bạn quảng bá thương hiệu là ý tưởng không tồi. Những Influencer có khả năng thu hút nhiều người dùng biết đến thương hiệu cũng như sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
Starbucks cũng đã áp dụng ý tưởng cộng tác với các Youtuber nổi tiếng để quảng cáo dòng trà Teavana của mình.
Tạo các buổi event tương tác thương hiệu
Tạo các buổi sự kiện cũng được đánh giá là hoạt động cần thiết trong chuỗi chiến lược về Brand Activation. Đây sẽ là dịp để khách hàng có cơ hội tương tác nhiều hơn với thương hiệu của bạn.
Tương tác thương hiệu với người dùng thông qua tổ chức các buổi events
IKEA đã thành công khi tổ chức Câu lạc bộ ăn uống. Ở đây, thực khách có thể tự chuẩn bị bữa ăn cho gia đình dưới sự hỗ trợ của các đầu bếp chuyên nghiệp. Chính vì ý tưởng độc đáo này đã giúp cho IKEA tiếp cận, tương tác tốt giữa thương hiệu của họ với khách hàng.
Giúp khách hàng nhận thức tốt về cuộc sống
Phát hiện những điều mà khách hàng thường yêu thích trong cuộc sống cũng là dữ liệu để bạn triển khai Brand Activation tốt hơn. 
DirecTV đã tìm được sự yêu thích của người dùng về chương trình Sunday NFL Football. Và họ đã bắt đầu điều chỉnh chương trình bằng cách để người tham dự có thể xem những trận đá bóng trên TV khổng lồ. Đặc biệt, người dùng có thể ăn uống, chụp ảnh tại đây cùng với các đạo cụ có đính kèm thương hiệu DirecTV.
Bạn thấy đấy, vậy là DirecTV đã thành công quảng bá thương hiệu của mình đến với người dùng của họ.
Tổ chức buổi thử nghiệm sản phẩm mới
Ý tưởng cuối cùng mà mình gợi ích cho bạn trong quá trình thực thi Brand Activation chính là tổ chức buổi thử nghiệm tính năng mới của sản phẩm. 
Ý tưởng thử nghiệm sản phẩm mới được ứng dụng nhiều khi triển khai Brand Activation
Apple là một trong các thương hiệu đã thành công trong việc cho người dùng thử nghiệm tính năng mới của iPhone 7. Buổi thử nghiệm này được tổ chức thông qua chiến dịch “One Night on iPhone 7” đã giúp người dùng thấy được rõ ràng những điểm cải tiến trong chiếc iPhone 7 thời thượng.
Triangle Head đã chia sẻ đến bạn toàn bộ kiến thức về Brand Activation. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ nắm vững được Brand Activation là gì, các dạng phổ biến của Brand Activation. Đặc biệt là 8 ý tưởng giúp bạn có được chiến dịch Brand Activation hiệu quả. 
Đọc thêm kiến thức cơ bản về Brand nói chung nếu bạn chưa nắm vững tại đây!
Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Bài viết Brand Activation là gì? 8 ý tưởng kích hoạt thương hiệu cho mọi mô hình kinh doanh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/347FViO
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Brand Marketing là gì? Những kiến thức nào quan trọng khi học Brand Marketing
Brand Marketing được xem là một trong những công cụ quan trọng cho chiến lược Marketing tổng thể. Vậy thuật ngữ Brand Marketing là gì? Giữa Brand Marketing với Marketing hoặc Product Marketing có điểm gì khác nhau? Để triển khai được Brand Marketing, bạn cần nắm vững những kiến thức nào?
Hãy cùng mình là Triangle Head đi tìm câu trả lời cho các vấn đề ở trên thông qua bài viết sau đây nhé bạn!
1. Tìm hiểu Brand Marketing là gì?
Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu được hiểu là quảng bá những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua việc làm nổi bật thương hiệu tổng thể. Marketing thương hiệu là chiếc cầu nối hoàn hảo giữa sản phẩm của bạn và khách hàng tiềm năng, tạo ra nguồn lợi nhuận dồi dào cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Định nghĩa Brand Marketing
Có thể nói, Brand Marketing chính là hệ thống tiếp thị toàn diện, là chiến lược được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực hiện Brand Marketing cần đầu tư dài hạn, hiệu quả sẽ không xuất hiện trong thời gian ngắn. 
Mình vừa tóm gọn cho bạn những ý chính về Brand Marketing là gì. Vậy chiến lược Brand Marketing thường được các doanh nghiệp áp dụng vào thời điểm nào? Ở nội dung tiếp theo, mình sẽ giải thích tường tận cho bạn. Hãy theo dõi ngay!
2. Brand Marketing được doanh nghiệp áp dụng khi nào?
Tùy vào chiến lược, lĩnh vực kinh doanh cũng như tốc phát triển của doanh nghiệp mà bạn ứng dụng Brand Marketing sao cho phù hợp nhất. 
Thông thường, những ngành hàng, lĩnh vực có sản phẩm/dịch vụ chưa nổi bật về điểm khác biệt thì rất cần triển khai chiến lược Brand Marketing. Việc này sẽ giúp bạn truyền tải sản phẩm cũng như thương hiệu của mình đến tâm trí của người dùng một cách nhanh chóng. Thời trang, mỹ phẩm,… là các ngành hàng nên áp dụng Brand Marketing trước nhất.
Brand Marketing được ứng dụng tùy vào sự phát triển của doanh nghiệp
Đối với các lĩnh vực kinh doanh về công nghệ thì Brand Marketing là công việc được xếp thứ hai, sau phần tập trung vào các lợi ích về tính năng của sản phẩm. Bởi tính năng sản phẩm ảnh hưởng mạnh đến trải nghiệm của người dùng, đến việc họ có sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không.
3. Sự khác biệt của Brand Marketing
Brand Marketing và Marketing
Marketing được hiểu là quá trình thu hút tệp khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Và mục tiêu cuối cùng là khiến họ mua hàng. Quy trình triển khai Marketing gồm việc nghiên cứu, quảng bá, bán hàng và phân phối sản phẩm.
Còn Brand Marketing như mình có đề cập ở trên thì nó sẽ có nhiệm vụ tiếp thị thương hiệu của bạn đến với người dùng. Nhất là làm cho người dùng càng nhớ nhiều đến bộ nhận diện thương hiệu thì càng tốt.
Brand Marketing và Product Marketing
Product Marketing là quá trình định vị, tạo thông điệp, quảng bá và bán sản phẩm ra thị trường. Việc này giúp cho doanh nghiệp thu về doanh số cũng như lợi nhuận mong đợi. Yếu tố định vị sản phẩm trong Product Marketing được xem là một phần không thể thiếu đối với việc định vị toàn diện của Brand Marketing.
Product Marketing là phần không thể tách rời của Brand Marketing
Branding và Brand Marketing
Branding là quá trình cụ thể hóa về mặt hình ảnh thương hiệu. Có thể kể đến như tên thương hiệu, logo đại diện, những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người dùng,… Để từ đây mà khuếch trương rộng lớn hệ thống nhận diện của thương hiệu trên thị trường.
Về Brand Marketing thì sẽ nghiêng về các chiến lược, quản trị thương hiệu tổng thể. Một điểm đặc biệt khi nhắc đến Brand Marketing chính là tập trung nhiều vào sản phẩm, mang ý nghĩa toàn diện của sản phẩm đến với khách hàng.
4. Những kiến thức khi học Brand Marketing
Để thực thi tốt nhất các chiến lược về Brand Marketing, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết. Dưới đây là một số kiến thức về Brand Marketing mà mình gợi ý cho bạn cần tích lũy càng sớm càng tốt. Cụ thể:
Hiểu rõ bản chất về thương hiệu
Nắm được bản chất của thương hiệu là một trong các yếu tố cơ bản sẽ dẫn đến thành công cho bạn trong việc thực thi Brand Marketing. Bạn có thể đọc ngay bài viết về “Brand là gì? Những kiến thức thương hiệu Junior cần nắm vững khi vào nghề” mà mình đã chia sẻ trước đó để nắm vững kiến thức về thương hiệu và cũng như bản chất của nó.
Hiểu rõ về bản chất của thương hiệu là chìa khóa thành công cho Brand Marketing
Nắm rõ quy trình Brand Audit
Kiến thức tiếp theo bạn nên học và hiểu rõ chính là Brand Audit (kiểm toán thương hiệu). Brand Audit chính là quá trình phân tích, đánh giá vị trí thương hiệu doanh nghiệp đang ở đâu trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cải thiện, phát triển thương hiệu của mình, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành hàng.
Brand Audit đóng vai trò quan trọng trong Brand Marketing
Học cách triển khai Brand Activation
Nếu bạn muốn thành công với chiến lược Brand Marketing của mình thì không nên bỏ qua kiến thức về Brand Activation (kích hoạt thương hiệu). Đây chính là quá trình điều hướng hành vi của người dùng, hiểu và liên kết được cảm xúc của họ với thương hiệu doanh nghiệp. 
Bạn nên triển khai Brand Activation ngay khi thương hiệu vừa thành lập, chưa tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Brand Activation khi muốn làm mới thương hiệu.Triangle Head vừa gửi đến bạn những kiến thức cơ bản nhưng cần thiết cho những ai định hướng theo nghề branding, đó chính là Brand Marketing. Hy vọng với những gì mà mình chia sẻ, bạn sẽ hiểu được tốt nhất về khái niệm cũng như các kiến thức mà bạn nên trau dồi trong thời gian tới nếu muốn triển khai tốt Brand Marketing. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau nằm ở chuỗi nội dung liên quan đến Branding!
Bài viết Brand Marketing là gì? Những kiến thức nào quan trọng khi học Brand Marketing đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/2RDcuCA
0 notes
futurebrandvietnam · 3 years
Text
Brand Image là gì? Brand image được hình thành từ những yếu tố nào?
Hiện nay, người dùng có nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận thương hiệu của một doanh nghiệp. Trong số đó, Brand Image hay hình ảnh thương hiệu được xem là yếu tố giúp người dùng có thể trải nghiệm, tương tác tốt nhất. Vậy Brand Image là gì? Vai trò cũng như quá trình hình thành Brand Image như thế nào?
Tất cả những thắc mắc trên sẽ được mình là Triangle Head giải đáp qua bài viết dưới đây. Không những vậy, mình sẽ chia sẻ cho bạn một số case study điển hình về Brand Image để bạn có thể hình dung một cách dễ dàng nhất. Nào, cùng mình tìm hiểu ngay nhé bạn!
1. Tìm hiểu Brand Image là gì?
Khái niệm Brand image
Brand Image hay với tên gọi hình ảnh thương hiệu là sự cảm nhận về ý tưởng, ấn phẩm hoặc niềm tin của người dùng dành cho thương hiệu của bạn. Hay một ý kiến khác cho rằng Brand Image chính là nhận thức của mỗi khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
Tùy vào mỗi khách hàng mà sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì thế, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán là điều cần thiết. Đó là sự nhất quán trong logo, slogan (khẩu hiệu) hay bảng hiệu,…
Định nghĩa hình ảnh thương hiệu là gì?
Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến cảm xúc của người dùng. Họ không đơn thuần chỉ mua sản phẩm của bạn mà họ còn quan tâm đến hình ảnh gắn liền với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Thế nên, hãy đầu tư kỹ lưỡng cho hình ảnh thương hiệu của mình ngay từ bây giờ nhé bạn.
Đừng nhầm lẫn Brand Image và Brand Imagery
Nhiều bạn Junior chưa có nhiều kinh nghiệm thường sẽ gặp phải tình trạng nhầm lẫn giữa Brand Image và Brand Imagery. Vậy có cách nào để phân biệt giữa hai thuật ngữ này hay không? Câu trả lời đương nhiên là có.
Brand Image và Brand Imagery có điểm gì khác nhau?
Brand Imagery được hiểu là những hình ảnh mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá, trực quan hóa cho thương hiệu của mình. Nói một cách đơn giản, Brand Imagery đại diện cho vẻ đẹp thẩm mỹ (aesthetic appearance) của một thương hiệu. Từ việc tạo ra những hình ảnh mang tính thẩm mỹ như thế, dần dà sẽ hình thành nên bản sắc thương hiệu cho các doanh nghiệp.
Còn Brand Image thì như đề cập của mình ở trên, nó chính là phương cách mà thương hiệu có được những nhìn nhận sâu sắc từ người dùng. Hoặc có được danh tiếng nhất định trên thị trường. 
Tin chắc rằng, đến đây bạn đã phân biệt được cơ bản giữa 2 khái niệm Brand Image và Brand Imagery. Đây là yếu tố quyết định trong việc xây dựng các chiến lược về Brand Image cho thương hiệu.
2. Vai trò Brand Image đối với thương hiệu
Brand Image ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu kinh doanh mà sẽ có cách thức xây dựng Brand Image khác nhau. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của Brand Image đối với một thương hiệu:
Thu hút người dùng, khách hàng tiềm năng, tạo nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thuận lợi hơn khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cùng thương hiệu
Nâng cao niềm tin của mỗi khách hàng đối với thương hiệu và giúp giữ chân họ trong những lần mua hàng tiếp theo
Là cầu nối cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn
3. Brand Image hình thành như thế nào?
Một Brand Image được hình thành gồm 4 khía cạnh cơ bản như sau:
Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của bạn
Yếu tố đầu tiên trong việc tạo Brand Image có thể nhắc đến đó chính là xác định sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị mà doanh nghiệp hướng đến. Thực hiện điều này nhằm nhất quán các hoạt động, mục tiêu của thương hiệu. 
Hãy cẩn thận trong quá trình thực thi bởi có thể với một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của bạn. 
Để có được một Brand Image thành công, bạn cần xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị mà thương hiệu hướng đến
Tạo tuyên bố định vị thương hiệu
Brand Positioning Statement hay còn gọi là tuyên bố định vị thương hiệu sẽ giúp bạn tiếp cận tốt đến với khách hàng tiềm năng. Tuyên bố này là một hoặc nhiều đặc điểm độc nhất trong sản phẩm/dịch vụ của bạn, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 
Đồng thời, chính tuyên bố định vị thương hiệu cũng sẽ cho người dùng nhận thấy được cách bạn giải quyết nhu cầu của họ như thế nào.
Để có thể tạo ra được tuyên bố hay, bạn có thể nghiên cứu từ các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, bạn cần xác định điểm mạnh của thương hiệu mình đang nằm ở đâu. Các công việc này sẽ là nền tảng để bạn hình thành tuyên bố định vị thương hiệu độc đáo nhất.
Tạo tính cách thương hiệu
Mỗi thương hiệu cũng cần tạo cho chúng giọng nói, tính cách để làm điểm nhấn và là sự khác biệt so với đối thủ. Trong ngành branding, nó được gọi là tính cách thương hiệu hay Brand Personality. 
Để có thể xác định được chính xác tính cách thương hiệu, bạn cần liệt kê ra các thuộc tính của thương hiệu. Cùng với đó là những tính cách mà bạn hướng đến. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu của mình.
Tính cách thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng khi tạo Brand Image
Xác định đối tượng chính của bạn bằng cách sử dụng nghiên cứu cá tính
Sản phẩm/dịch vụ cung cấp mà không có phân khúc khách hàng, đối tượng mục tiêu thì rất khó cho quá trình tiếp thị, nhất là việc tạo Brand Image sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, bạn hãy nghiên cứu đối tượng khách hàng bạn hướng đến, họ là ai, làm nghề gì, cá tính của họ ra sao. Bên cạnh đó là các đặc điểm về tâm lý học, nhân khẩu học.
Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn nắm bắt insight khách hàng một cách thuận lợi nhất. Và để từ đó, bạn có thể miêu tả chính xác nhất về hình ảnh thương hiệu. 
4. Một số ví dụ về Brand Image
Phần cuối bài viết này, mình sẽ ví dụ cho bạn những case study về Brand Image cụ thể để bạn có thể hình dung một cách dễ dàng nhất.
Case Brand Image có sức ảnh hưởng
Đầu tiên, mình sẽ nói về ví dụ Brand Image có sức ảnh hưởng đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
Coca Cola: thương hiệu này xây dựng hình ảnh sản phẩm đồ uống gắn liền với những giây phút vui vẻ, hạnh phúc thật sự.
Colgate: là thương hiệu kem đánh răng được sử dụng nhiều trong các gia đình. Niềm tin và sự tin cậy là thông điệp mà Colgate gửi đến người dùng thông qua Brand Image của mình.
McDonald’s: khi nhắc đến thương hiệu này, người ta sẽ nhớ ngay đến Brand Image là nơi cung cấp thức ăn nhanh với giá rẻ.
Apple: thương hiệu Apple gắn với hình ảnh sản phẩm hi-tech (công nghệ cao)
Case Brand Image không tạo điểm nhấn
Một Brand Image không tạo điểm nhấn rất dễ ảnh hưởng đến sự vận hành và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. 
Brand Image xây dựng không có điểm nhấn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự vận hành của thương hiệu
Mình ví dụ như Ugly Drinks Inc, một thương hiệu được xây dựng với nhiệm vụ tạo ra giải pháp lành mạnh cho các sản phẩm nước ngọt có đường.
Thương hiệu này ban đầu không tạo được sự ấn tượng đối với người dùng. Bởi thiết kế logo của họ khá vụng về, không mang tính thẩm mỹ cao. Điều này chưa chạm đến được tâm trí của người dùng.
Vì thế, nếu bạn đã đầu tư cho Brand Image thì hãy đầu tư sao cho xứng đáng. Đừng để bất kỳ sự thiếu sót nào có cơ hội gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn.
Trên đây là tất cả các kiến thức về Brand Image mà Triangle Head chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin bạn đã đọc được, bạn sẽ áp dụng tốt cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình. 
Nếu bạn là người bắt đầu tìm hiểu về brand thì đừng vội đọc ngay bài viết này. Bạn có thể tham khảo trước nội dung “brand là gì” để nắm vững thuật ngữ cũng như các kiến thức có liên quan. Có thể, khi đọc qua “Brand Image là gì”, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau từ Future Brand Vietnam!
Bài viết Brand Image là gì? Brand image được hình thành từ những yếu tố nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
from Future Brand Việt Nam https://ift.tt/2QEP3Iw
0 notes