Tumgik
hoangminhzob · 4 years
Text
Bí kíp sống còn cho freelancer hậu dịch covid
Freelancer hậu dịch covid: Có lẽ không cần phải nói thêm về những hệ quả kinh tế nặng nề mà đại dịch covid 19 mang lại nhất là với khối ngành quảng cáo – truyền thông khi mà phần lớn những chiến dịch liên quan đều bị ngưng trệ trong khoảng thời gian này. Những job cũ phần lớn đều được thương lượng lại với một mức giá thấp hơn thậm chí là tạm ngưng vô thời hạn.
Tumblr media
Covid đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các freelancer
 Việc tìm kiếm job mới cũng không hề dễ dàng khi mà nguồn việc thì khan hiếm còn những freelancer “khát” việc lại đang quá nhiều. Vậy câu hỏi được đặt ra lúc này là chúng ta – những freelancer với tính chất nghề nghiệp vốn đã rất không ổn định phải làm sao để vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này?
Học thêm kĩ năng cơ bản cho freelancer hậu dịch covid
Đến cả những nhân sự full time gắn bó lâu năm còn đứng trước nguy cơ cắt giảm nhân sự để đảm bảo cho sự sống còn của công ty thì không lí do gì mà những freelancer – những nhân sự tự do không có liên kết về mặt hợp đồng và pháp lí có thể an toàn sống sót qua cơn đại dịch này cả. Vậy nên bằng mọi cách, những freelancer buộc phải chứng minh được giá trị không thể thay thế của bản thân mình.
Tumblr media
Biết nhiều kĩ năng để đảm bảo bản thân không bị đào thải
Và nếu như trước đây các đơn vị thuê ngoài tuyển dụng từng freelancer riêng lẻ cho từng vị trí khác nhau thì bây giờ vì ngân sách hạn chế nên nên họ cần một người đa dụng, một content biết thiết kế cơ bản, seeding hơn là một người chỉ biết làm duy nhất một việc. Vậy nên việc học thêm một kĩ năng mới gần như trở thành yêu cầu bắt buộc nếu không muốn đánh mất chén cơm của mình. Có thể không nhất thiết phải tài giỏi đến mức đủ để thay thế hoàn toàn những vị trí khác nhưng cũng đừng tệ đến mức ghép ảnh, chỉnh màu cũng cần phải nhờ đến designer.
Xem thêm: Kinh nghiệm làm freelancer: trao đổi kiến thức chuyên môn thường xuyên
Hạ giá chi phí sản phẩm
Có thể với nhiều người làm công việc tự do, hạ giá sản phẩm là một điều tương đối khó chịu bởi từ lâu mức giá được xem như một quy ước ngầm để đánh giá chất lượng của một freelancer trong thị trường lao động “Vàng thau lẫn lộn” hơn bao giờ hết như lúc này. Tuy nhiên với những tác động tiêu cực mà dịch covid mang lại thì nếu cứ khư khư giữ nguyên mức giá cũ thì khả năng cao là bạn vẫn sẽ thất nghiệp trong một khoảng thời gian rất dài.
Tumblr media
Cân nhắc đến việc giảm chi phí sản phẩm
Các doanh nghiệp lúc này phần lớn đều đang gặp vấn đề về kinh phí và họ thực sự không còn quá nhiều chi phí để đầu tư cho các freelancer nhiều như trước. Vậy nên nếu có thể hãy cân nhắc đến việc hạ giá sản phẩm do mình tạo ra, ít nhất là trong giai đoạn này. Đây cũng là một trong những bí kíp để tồn tại của các freelancer hậu dịch covid.
Chủ động tìm kiếm cơ hội
Rủi ro từ dòng tiền
Căn cứ vào tình hình hiện tại dòng tiền của nhiều đơn vị đang gặp ph���i rất nhiều vấn đề nên việc cần làm là tìm kiếm thêm nhiều cơ hội bên ngoài cố gắng gấp đôi nhiều công việc một lúc để đề phòng rủi ro. Nếu dòng tiền được xử lí một cách không thỏa đáng khoản lương định kì của bạn có thể sẽ phải về chậm hơn một hai tháng hoặc trường hợp tệ hơn cả là nguy cơ nghỉ việc vì công ty phá sản.
Tumblr media
Freelancer là một nghề đối diện với rất nhiều rủi ro
Mở rộng vùng an toàn của bản thân
Freelancer hậu dịch covid: Với tính chất công việc đã quá quen với sự không ổn định thì những freelancer sẽ là người có khả năng thích nghi nhanh hơn bất kì ai. Và như thường lệ việc mở rộng vùng an toàn của bản thân tìm kiếm thêm cơ hội việc làm khác cố gấp đôi, gấp ba gần như là bắt buộc để duy trì sự tồn tại trước cơn khủng hoảng này. Một lời khuyên nhỏ là nếu đang có ý định nhận thêm công việc trong giai đoạn này thì chỉ nên tập trung vào những job ngắn hạn thay vì những job lớn và lâu dài. Bởi ngay khi nhịp sống quay trở lại như bình thường bạn sẽ rất khó thở với khối lượng công việc khổng lồ mà mình đã đem về đấy.
Xem thêm: Một số cách để Freelancer gây dựng thương hiệu
Dự trù rủi ro cho freelancer hậu dịch covid
Sau khi dần rơi vào quỹ đạo ổn định nên tính tới việc chuẩn bị một khoản dư an toàn vừa đủ để đối phó với những tình huống tương tự bởi trong thời buổi biến động như hiện tại một dịch covid thứ 2 hay một vấn đề tương tự hoàn toàn có thể xảy ra bất kì lúc nào và với bất kì ai. Cách đơn giản nhất là vào mọi thời điểm hãy cố gắng tích lũy một khoảng tiền tiết kiệm đủ dùng trong 3 đến 6 tháng.
Một phương pháp khác có thể cân nhắc là tham gia quan sát những group tuyển dụng việc làm cũng như giữ liên lạc với những người làm công việc tuyển dụng liên quan đến ngành để biết được những gì đang diễn ra xung quanh công việc của mình. Như vậy không những cập nhật nhanh được những cơ hội hiện có mà khi rủi ro đến hoàn toàn có thể phản ứng nhanh được bằng việc tìm cho mình những job dự phòng (mặc dù chi phí có thể thấp hơn) để đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của một người làm công việc tự do.
ZOB.vn Team
Bài viết Bí kíp sống còn cho freelancer hậu dịch covid trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/3dDYBte via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Nghề freelance có gì vui? P2: 3 cách để vượt qua sự lo lắng
Nghề freelance có gì vui? Tiếp theo phần trước, sau khi nhận ra được nỗi sợ từ cuộc sống không ổn định thì làm cách nào để sống chung với nó một cách êm đẹp. Mình xin chia sẻ thêm về 3 cách để vững bước hơn trong giai đoạn đầu tiên.
Chuẩn bị tài chính để… tự tin hơn.
Bước chuẩn bị tài chính rất quan trọng và cần thiết vì nó sẽ giúp nỗi sợ của bạn… ít đi một chút. Bạn cảm thấy an toàn trong thời gian mới lưu lạc vào cuộc sống tự do phía trước nhưng tài chính như thế nào là đủ cho vùng an toàn tối thiểu của bạn?
Mình đọc một số kinh nghiệm của các “digital nomad” (du mục số) thì người ta khuyên là bạn nên có số tiền ít nhất đủ nuôi sống trong vòng 3 tháng đầu tiên nếu lỡ may chưa có việc gì làm. Riêng mình thì trong quá trình đi làm trước đó, mình cũng tích luỹ được tiền bạc nên có một khoản tiết kiệm cho mình sống đủ trong 6 tháng nếu không làm gì. Mình thầm biết ơn bản thân vì trong thời gian đi làm đã chịu khó để dành tiền, làm sổ tiết kiệm cá nhân để cần cho những bước chuyển như thế này.
Tumblr media
Ý thức được việc có tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn rất nhiều trong những giai đoạn chuyển giao
Nhưng thú thật, mình cũng không muốn xài quá nhiều trong số tiền này nên thời gian đầu thực sự mình đã thắt chặt chi tiêu nhiều nhất có thể: chỉ xài những khoản thật sự cần thiết như tiền nhà, ăn uống cơ bản, xăng cộ. Mình cũng bất ngờ nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa nhu cầu và ham muốn khi chi tiêu.
Và tiền bạc, dù ít hay nhiều cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc trải nghiệm cuộc sống phong phú. Một người tận hưởng dịch vụ 5 sao ở resort với sự xa hoa hào nhoáng cũng không khác lắm với một người trải thảm nằm dưới bãi cỏ xanh ngắm mây trời với 1 ít bánh trái đơn giản. Vì mục đích cuối cùng của đời người chúng ta vẫn là câu hỏi: Rồi tôi có cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có hay không?
Xem thêm: Nghề freelance có gì vui? P1: Vượt qua nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định
Học cách đặt ĐÚNG câu hỏi
Bạn không thể cưỡng lại những gì cuộc sống mang đến nhưng bạn có quyền quyết định cách đối mặt với nó. Bất kỳ trải nghiệm hay sự việc nào xảy ra, hãy tự hỏi là “tôi đang học được bài học gì từ đây?”, “wow, vũ trụ ơi, người đang muốn con nhận ra điều gì”. Trải nghiệm – chính là một món quà để bạn học ra bài học cho chính mình để phát triển bản thân hơn nữa.
Tumblr media
Cuộc sống là một món quà.
Vì bạn chính là một linh hồn tới kiếp sống này để trải nghiệm cuộc sống con người. Vậy hãy hoan hỉ đón nhận những buồn vui, chơi đùa cùng cuộc đời. Là con người chứ không phải gỗ đá, không cần ép bản thân phải luôn vui và tích cực. Có những lúc mình cũng buồn bã, chán nản vì job không diễn ra, khách hàng hỏi xong im lặng, bị mất job v.v… thì hãy cho phép bản thân được buồn bã, chán nản. Tiếp theo, đặt câu hỏi ĐÚNG cho cảm xúc này muốn đem tới điều gì cho mình. Thế thôi, cảm xúc chỉ là hiện tượng, đến rồi sẽ đi. Quan trọng là thông điệp mà bạn nhận được từ hiện tượng đó.
Phát đi thông điệp dưới mọi hình thức
Giống như việc phải rải hạt giống để trồng cây, sẽ có hạt nảy mầm và có hạt không. Để bắt đầu công việc tự do này, bạn cũng cần “quảng bá” bản thân một chút trên trang cá nhân từ Facebook, Linkedin tới những trang tìm việc freelance như Thuengay, các group làm freelance. Chưa biết kết quả có đem lại khách hàng cho bạn không, nhưng trước tiên hãy là người gieo những hạt mầm này đi.
Tumblr media
Trân trọng và biết ơn từng cơ hội đến với bạn.
Thông tin thì bạn cần ghi rõ kinh nghiệm, thế mạnh, portfolio cũng như tác phong làm việc như thế nào để khách hàng dễ “bắt hình dong”. Hơn nữa, làm việc với khách hàng bằng một thái độ trân trọng, nhiệt tình và giúp đỡ trong hết khả năng của mình như chính họ là bạn bè thân thiết và người thân. Vì chính họ sẽ là “ông mai bà mối” giới thiệu cho bạn những khách hàng tiếp theo và cho dù kết thúc công việc, thỉnh thoảng cũng nên hỏi thăm, tương tác với họ để người ta còn nhớ đến bạn.
Bắt đầu với tâm niệm và cách giao tiếp rằng: tôi có thể làm gì tốt nhất cho công việc của bạn?. Trân trọng từng cơ hội ban đầu với sự cảm kích và ghi nhận sâu sắc để từ đó nhiều công việc tốt hơn sẽ chạm ngõ đến bên bạn. Đây cũng là một tình huống tuyệt vời để bạn thực tập nhiều hơn nữa lòng biết ơn trong cuộc sống và làm giàu thêm sự trù phú bên trong bạn.
Nghề freelance có gì vui?
Nhìn khái quát hơn, thì 3 điều này cũng là một trong những giá trị sống tốt đẹp giúp bản thân chúng ta vững vàng, tích cực và nhiều niềm vui hơn. Chỉ là khi đặt trong tình huống cụ thể của cuộc sống freelance thì mình thấy nó biểu hiện rõ hơn với bản thân mình.
Mỗi người một con đường đi khác nhau nhưng chúng ta đều có đích đến giống nhau: đó là một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy từ bên trong. Có thể bạn cũng đã và đang đi đến những giá trị này ở trong một hoàn cảnh và bài học khác.
Chia sẻ từ bạn Mai Nguyen (maivoicon)
Bài viết Nghề freelance có gì vui? P2: 3 cách để vượt qua sự lo lắng trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2YWkOhV via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Nghề freelance có gì vui? P1: Vượt qua nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định
Hành trình làm freelance của mình đã được gần 1 năm, cho mình quá nhiều trải nghiệm phong phú và bài học đáng giá trong cuộc sống. Ở phần 1, mình chia sẻ về rào cản đầu tiên để bạn chọn một công việc tự do – chính là nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định.
Làm freelance, hay còn gọi là làm tự do, là lúc mà bạn bước ra khỏi guồng quay 9-5 của chốn công sở, là lúc bạn thấy phấn chấn vì được tự do giờ giấc, tự làm chủ bản thân mọi lúc mọi nơi… và cũng là khoảnh khắc bạn phải đối diện rất nhiều sự lo lắng khi dám bước chân ra ngoài vùng an toàn.
Ngày trước, cũng như mọi sinh viên mới ra trường, mình cũng tìm kiếm ngay cho bản thân một công ty để có nơi thuộc về, đi lại mỗi ngày; một công việc ổn định giờ giấc để nhận lương mỗi tháng với con số đều đều. Sau hơn 4 năm, cùng với sự thay đổi về đời sống tinh thần của mình, mình đã quyết định nghỉ việc chính thức từ tháng 4 năm 2019 để bắt đầu hành trình tự thân làm việc một mình.
Mới bắt đầu chẳng bao giờ là dễ dàng
Mình không có nhiều mối quan hệ để kiếm việc viết lách tự do. Thế rồi mình chỉ bắt đầu bằng cách thông báo trên Linkedin và… cầu nguyện! Khi đó mình ở Huế học đàn 6 tháng, làm sao để mình duy trì được cuộc sống sinh hoạt và còn có tiền đi chơi. Mình chỉ thầm ước nguyện là hãy giúp con có được công việc để con làm việc thật chăm chỉ. Đây là ước muốn từ sâu thẳm trái tim con, con không mong trúng số, con chỉ mong được lao động chân chính bằng năng lực của bản thân.
Thế là công việc tự nhiên xuất hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mối quan hệ bắt đầu hình thành và mình giữ được cho tới thời điểm hiện tại.
Một con người yêu tự do…
Thật ra, nghề freelance rất hợp với những người yêu tự do như mình, không thích ràng buộc, chức vị, không thích phải sống ở thành phố tấp nập chỉ vì mưu sinh. Mình thích vừa làm việc và vừa tận hưởng được cuộc sống cá nhân, thích đi đâu có thể sắp xếp đi ngay, có nhiều thời gian với thiên nhiên, sở thích hơn là việc phải dành thời gian đó di chuyển ở ngoài đường vì công việc.
Nhưng thời gian đầu, người làm freelance sẽ gặp một thách thức khá lớn – đối mặt với nỗi sợ từ cuộc sống không ổn định như trước. Rõ ràng, việc lúc ít lúc nhiều, tiền lúc có lúc không… khiến con người bồn chồn không yên vì bản năng của chúng ta là tìm kiếm sự an toàn, ổn định. Lúc đầu, mình cũng ngập tràn trong nỗi bất an về cuộc sống tự do nhưng sao vô định quá.
Nhưng rồi mình nhận ra, cuộc đời vốn dĩ vô thường, đâu có gì là ổn định mãi mãi. Kể cả công việc full-time đang làm, chẳng phải sau đợt địch mà cũng nhiều người bị cho thôi việc đó sao? Con người càng sợ hãi cái vô thường của đời sống nên mới tìm kiếm sự ổn định trong mọi mặt, từ tài chính, vật chất và tình cảm…
(Đương nhiên, mình không phủ nhận chuyện có tài chính ổn định. Tài chính rất quan trọng, bạn cần có sự chuẩn bị trước để cho bước chuyển đổi sang freelance… đỡ sợ hơn một chút)
Vượt qua nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định
Mình nhận ra, khi mình tập trung vào năng lượng sợ hãi thì chỉ thu hút những điều tương tự với càng nhiều khó khăn chồng chất hơn. Thời gian đó, cũng là lúc mình đang thực tập buông bỏ nhiều thứ không quan trọng trong cuộc sống, dành thời gian kết nối với thiên nhiên và chính mình hơn.
Những ngày ngồi ngắm sông, những chiều hoàng hôn trên đồi và những buổi nằm nghe biển đêm, ngắm trăng sao… từng câu hỏi đặt ra từ con người nhỏ bé này đã được trả lời qua thế giới tự nhiên bao la.
Vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên trước mắt mình, tràn đầy vào trái tim như muốn vỡ tung ra: dòng sông êm đềm, con thuyền bé bé, người đánh cá hay là những con dê vô tư trên đồi, con chim chao lượn trên cành và đồng cỏ xanh mướt như ngọc… Khi trái tim rung lên trước nhịp điệu của cuộc sống, cuộc đời dường như quá ngắn để thưởng thức vẻ đẹp thay vì chứa đựng những buồn lo, thì nỗi sợ trong mình cũng dần tan biến đi.
Cuộc đời dường như quá ngắn để thưởng thức vẻ đẹp thay vì chứa đựng những buồn lo…
1 tháng 2 tháng rồi nay là gần 1 năm, mình vẫn sống rất tốt và cảm thấy nhiều niềm vui với công việc viết lách đang làm. Mỗi sáng thức dậy, đều thầm cảm ơn vì mình có thêm một ngày để sống ý nghĩa bên gia đình và người thân.
P/S: Vì chấp nhận hoà mình trong dòng chảy của vô thường, nghĩa là thuận theo bản chất cuộc sống, bạn cảm thấy chẳng còn gì để lo lắng hay phải cố cưỡng cầu nữa…
Chia sẻ từ bạn Mai Nguyen (maivoicon.wordpress.com)
Bài viết Nghề freelance có gì vui? P1: Vượt qua nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2WdywLF via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Freelancer trao đổi chéo job cho nhau và những nhược điểm bạn cần biết
Freelancer trao đổi chéo job: Nếu buộc phải diễn tả cuộc sống của những người làm công việc tự do bằng những từ ngữ ngắn gọn nhất có thể thì đó sẽ là rủi ro, linh hoạt và không ổn định. Thật vậy, nếu được thể hiện dưới dạng biểu đồ tăng trưởng thì cuộc sống của freelancer sẽ đầy những điểm nút lên xuống thất thường mà không hề có một dấu hiệu báo trước nào.
Tumblr media
“Trao đổi chéo” job tồn tại nhiều rủi ro
Vấn đề freelancer trao đổi chéo job cho nhau
Một số thời điểm trong năm các job nhận về sẽ cực nhiều và gấp rút buộc phải giải quyết bằng những đêm chạy deadline thức trắng. Một số thời điểm khác lại vắng khách, thong thả và nhẹ nhàng. Những người nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ biết cách cân đối giữa công việc và cuộc sống nhằm đem lại chất lượng sản phẩm đầu ra tốt nhất và nguồn thu ổn định quanh năm. Nhưng phần nhiều những người làm công việc tự do lại không có được khả năng đó. Nhiều người dễ bị bất lực trước khối lượng công việc khổng lồ trong những ngày cao điểm và dễ rơi vào trầm cảm khi không có việc làm.
Tumblr media
Thị trường lao động freelancer rất phức tạp và tìm ẩn nhiều rủi ro
Để giải quyết những bất cập đó, một số freelancer đã rỉ tai nhau cách cùng nhau vượt qua những khủng hoảng trong nghề: freelancer trao đổi chéo job với những freelancer khác. Khi lượng công việc quá tải thì san sẻ cho người khác cùng làm hoặc khi thiếu việc thì có thể đi xin việc ở những “đồng nghiệp” khác. Nghe thì có vẻ hợp lí đấy nhưng mọi chuyện liệu có diễn ra đơn giản như vậy hay không, nhất là trong một thị trường kinh doanh cực kì khắc nghiệt trong thế giới của những người làm công việc tự do này? ZOB.vn xin đưa ra một số nhược điểm khi freelancer trao đổi chéo job để các bạn tham khảo và có nhìn nhận sâu hơn về vấn đề này:
Khó giải quyết rắc rối phát sinh khi freelancer trao đổi chéo job
Mặc dù tồn tại rất nhiều những ưu điểm thế nhưng bên cạnh đó phương thức trao đổi job ngầm trong thế giới freelancer này vẫn tồn tại rất nhiều những nhược điểm mà nếu không được xử lí một cách cẩn thận sẽ để lại nhiều hệ quả lâu dài. Đầu tiên là những rắc rối phát sinh trong quá trình làm việc, ai sẽ là người giải quyết rắc rối cuối cùng do những job “trao đổi chéo” gây ra? Là bạn hay freelancer cộng sự? Tất nhiên là bạn rồi vì khách hàng làm việc thông qua bạn và họ đâu hề hay biết đến sự tồn tại của nhân vật kia.
Tumblr media
Người nhận job bao giờ cũng là người giải quyết rắc rối
Các rắc rối thường gặp có thể kể đến như đảm bảo tiến độ làm việc, chất lượng sản phẩm, xử lí rắc rối phát sinh mà tệ hơn nữa là các vấn đề liên quan đến bản quyền, kiện tụng. Mà bạn biết rồi đấy, trên lý thuyết bạn là người đứng ra đại diện để nhận job này câu chuyện phân phối lại job là câu chuyện chỉ mình bạn biết thế nên sẽ không có gì bất ngờ nếu bạn buộc phải đứng ra để giải quyết tất cả mọi rắc rối do người khác gây ra.
Xem thêm: Gợi ý freelancer một số cách thỏa thuận hợp đồng để tránh rắc rối trong quá trình làm việc
Khó đồng nhất chất lượng sản phẩm khi freelancer trao đổi chéo job
Trừ những job phổ thông mà bất kì ai cũng có thể làm được, còn lại thì khi tìm đến và giao việc cho các freelancer các công ty thường có khuynh hướng lựa chọn vì màu sắc riêng mà freelancer đó đem lại. Nói một cách đơn giản là sau khi đã chứng kiến những sản phẩm trước của bạn, công ty tìm đến bạn vì muốn có một sản phẩm tương tự. Và vấn đề ở đây là sản phẩm khi qua tay mỗi freelancer khác nhau thường sẽ cho ra một màu sắc khác nhau và rất dễ để nhận ra sự khác biệt.
Tumblr media
Các sản phẩm làm ra rất khó có sự đồng nhất về chất lượng
Những người làm content theo phong cách minimalist thường chỉ rành content theo phong cách minimalist, rất khó để tìm được một ai vừa có khả năng làm content theo phong cách minimalist vừa cân được cả phong cách funny hài hước. Mà nếu có chưa chắc chất lượng sản phẩm đầu ra của bạn và freelancer cộng sự đã giống nhau. Bởi một số dự án lớn cần phải chuẩn bị hàng trăm content trước khi bắt đầu. Chúng cần được đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng để tạo ra màu sắc chung cho dự án.
Và nếu chỉ vài bài trong dự án gặp vấn đề, cả dự án chắc chắn sẽ gặp vấn đề. Những người sử dụng dịch vụ của bạn sẽ không ngu ngốc đến mức không nhận ra vấn đề của dự án đang nằm ở điểm nào. Và liệu bạn sẽ làm gì để đối diện với họ nếu họ biết họ đặt hàng một đằng và chất lượng nhận được một nẻo?
Rủi ro bị bán cho bên thứ ba
Sự cạnh tranh việc làm thực sự rất lớn nhất là với những loại hình việc làm có sự đào thải cao như freelancer thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ bạn đã không còn lạ gì với những câu chuyện tranh chấp bản quyền giữa những freelancer với nhau về sản phẩm của một dự án nào rồi phải không nhỉ. Không cần biết phần thắng của sự tranh chấp kia thuộc về ai nhưng chắc chắn khách hàng sẽ không bao giờ có ý định lựa chọn sản phẩm cũng như freelancer đó để tránh những rắc rối không đáng có cho thương hiệu.
Tumblr media
Hãy cẩn thận với các rủi ro của bên thứ ba
Mối nguy cơ từ bên thứ ba là không lường trước được
Và với việc trao đổi chéo job giữa các freelancer, đây là hành động được thực hiện hoàn toàn dựa trên niềm tin mà không hề có bất kì bảo chứng về pháp lý nào nên nếu tranh chấp xảy ra, gần như không một ai có thể đứng ra bênh vực bạn. Nếu đã ra sản phẩm cuối cùng và ít nhiều có những dấu ấn cá nhân để tiện tranh chấp thì không nói nhưng nếu việc bị bán cho bên thứ ba diễn ra ngay từ khâu ý tưởng thì mọi việc coi như kết thúc.
Người cùng cộng tác với bạn có thể sử dụng ý tưởng của bạn hoặc đem bán cho bên thứ ba – một đơn vị có khả năng xây dựng sản phẩm đầu ra nhanh hơn bạn sẽ khiến mọi chuyên trở nên cực kì rắc rối. Trong trường hợp ý tưởng đã được thỏa thuận giữa bạn và khách hàng từ trước thì có lẽ bạn nên chuẩn bị đối diện với cơn thịnh nộ của khách hàng hoặc tệ hơn là đứng trước nguy cơ kiện tụng.
Ảnh hưởng đến uy tín bản thân về lâu dài
Việc trao đổi chéo job trong giới freelancer không hề hiếm nhưng không được công khai và thường cũng rất khó để đi xa bằng hành động này. Bất kì một sai sót nhỏ nào diễn ra trong quá trình thực hiện giao dịch ngầm cũng đủ để trả giá bằng danh tiếng bạn tạo dựng trong cả một khoảng thời gian dài. Và nếu hậu quả chẳng may xảy ra người phải gánh chịu không phải chỉ mỗi mình bạn mà còn là cả thương hiệu bạn từng đồng hành và đã đặt niềm tin nơi bạn.
Xem thêm: Một số cách để Freelancer gây dựng thương hiệu
Tumblr media
Hãy nghĩ về sự nghiệp freelancer lâu dài thay vì lợi ích trước mắt
Sẽ không có gì đáng lên án nếu những job được trao đổi là những job phổ thông mà bất kì ai cũng có thể làm. Nhưng với những job lớn đòi hỏi màu sắc cá nhân mà thương hiệu đã tin tưởng và đích thân chỉ định bạn thì hãy nghiêm túc thực hiện và chịu trách nhiệm với nó. Đừng vì một chút áp lực deadline hoặc sự ổn định mà đánh đổi bằng những gì ta xây dựng trong cả một khoản thời gian dài.
Kế luận về freelancer trao đổi chéo job
Các thương hiệu sẽ không (hoặc ít) nổi giận vì gia hạn thêm thời gian deadline nhưng chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ nếu phát hiện ra những gian dối ảnh hưởng đến uy tín của đôi bên. Thành thật với tất cả mọi chuyện ngay từ đầu, hoặc là không nhận job đó hoặc là đảm bảo sẽ hoàn thành tốt và đi đến cuối cùng dự án. Đó mới là cách thể hiện tính chuyên nghiệp và khôn khéo của một freelancer thay vì những trò tiểu xảo.
Bài viết Freelancer trao đổi chéo job cho nhau và những nhược điểm bạn cần biết trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2zgCxpM via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Kinh nghiệm làm freelancer: trao đổi kiến thức chuyên môn thường xuyên
Tumblr media
Thảo luận kiến thức chuyên môn vô cùng quan trọng trong giới freelancer
Trong cộng đồng những người làm công việc tự do mà nhất là những loại hình công việc liên quan đến marketing thì câu nói “content is king” (nội dung là vua – Bill Gates) có lẽ đã trở nên quá quen thuộc trong bất kì chiến dịch truyền thông nào nhằm ám chỉ tầm quan trọng của chất lượng nội dung. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm freelancer lâu năm thì đây là câu nói rất quen thuộc.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì câu nói ấy vẫn đúng, nhưng không còn đủ nữa mà thay vào đó phải là “Content is King, communication is queen” (tạm dịch: nội dung là vua, thảo luận là nữ hoàng) để chỉ về tầm quan trọng của thảo luận trong bất kì chiến dịch marketing hay sự tồn tại của cá nhân nào.
Tumblr media
Chia sẻ kiến thức để cùng nhau đi lên
Trong thời buổi cạnh tranh như hiện tại, im lặng đồng nghĩa với cái chết và người gần kề nhất với cái chết trong thị trường lao động chính là chúng ta, kinh nghiệm làm freelancer thì không nên hoạt động theo kiểu một mình, một ngựa. Việc độc lập giải quyết các vấn đề có thể đem lại hiệu quả cao cho một dự án nào đó nhưng độc lập tồn tại thì không. Chúng ta cần liên tục trao đổi, kết nối và thảo luận để gia tăng thêm những kiến thức cho bản thân, tìm kiếm và cải thiện những tồn đọng đã quá cũ kĩ. Và hơn hết, thảo luận để giúp tất cả cùng nhau đi lên, thay vì bị bỏ lại
Kinh nghiệm làm freelancer: Tại sao seeding quan trọng
Có nhiều khía cạnh khác nhau mà chúng ta có thể nghĩ đến khi nhắc về hai từ thảo luận như các buổi trao đổi, tọa đàm, các mối quan hệ… Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một mảng lớn duy nhất là seeding (seeding là gì?) bởi vì nó vô cùng gần gũi và quan trọng với hoạt động của các freelancer. Về cơ bản seeding là những hành động ảo trên mạng nhằm đánh lừa hoặc hướng sự chú ý của người đọc bằng số lượng về một nội dung nào đó.
Phổ biến nhất là trong các group chuyên ngành (content, marketing, designer…) sẽ có một số người liên tục đăng các bài post về kiến thức lên các diễn dàng mạng xã hội khác nhau. Những kiến thức này được đúc kết trong một khoảng thời gian làm việc rất dài và cô đọng nhiều kinh nghiệm làm freelancer để giúp đỡ những người khác trong nghề. Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao những người đó lại có hành động như vậy trong khi hoàn toàn có thể giấu những kiến thức đó và áp dụng cho riêng mình?
Tumblr media
Seeding là thao tác vô cùng quan trọng trong công việc của freelancer
Xem thêm: Một số cách để Freelancer gây dựng thương hiệu
Nâng cao năng lực chuyên môn
Trong thị trường lao động nói chung và trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống luôn tồn tại một mối quan hệ thăng tiến bền vững. Nghĩa là một tập thể (thị trường lao động) sẽ trở nên thật sự tốt khi tất cả mọi thành viên bên trong đều tốt về chất lượng. Việc tạo ra các cuộc thảo luận khác nhau không chỉ giúp mọi người có những hiểu biết rõ ràng hơn về lãnh vực mình theo đuổi đồng thời còn giúp nâng cao danh tiếng và chỗ đứng trong nghề cho những người chia sẻ.
Vậy nên mới nói, trong thị trường lao động hoặc là cùng nhau đi lên hoặc là cùng nhau đi lùi. Phải liên tục tạo ra những cuộc thảo luận và chia sẻ kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng của từng lao động trong ngành. Có vậy sản phẩm đầu ra của nhóm ngành ấy mới thực chất lượng và tạo được niềm tin với khách hàng.
Tumblr media
Tạo ra những kiến thức để nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng
Kinh nghiệm làm freelancer: Những nhóm nghề đặc thù thì seeding như thế nào?
Trên những group chia sẻ kiến thức về một ngành nghề nhất định thì hình thức seeding phổ biến và ít lộ liễu nhất là chia sẽ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm freelancer để sống sót trong nghề. Tuy nhiên những bài post như vậy đòi hỏi người seeding phải có trình độ viết rất cao vì tập trung nhiều vào tư duy ngôn ngữ. Vậy con những loại hình công việc tập trung mạnh vào hình ảnh như designer thì seeding như thế nào?
Thực ra với những content hình ảnh việc viral trên các mạng xã hội lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những content dạng chữ miễn là đủ thú vị vì tính chất “mì ăn liền” dễ đọc dễ hiểu của nó. Việc chia sẻ lên trên các diễn dàng mạng xã hội như một hình thức khoe chiến tích, tác phẩm sau nhiều giờ làm việc đồng thời cũng là một hình thức seeding nhằm pr b���n thân và nâng cao chất lượng cộng đồng.
Tumblr media
Seeding hình ảnh để quảng bá bản thân là điều nên làm
Seeding hình ảnh để săn tìm cơ hội và PR bản thân
Không phải tự nhiên mà những chuyên gia trong nghề rất hay chia sẻ các tác phẩm của mình trên các diễn đàn mạng xã hội bởi nếu những newbie được tiếp xúc với những tác phẩm tốt và được hướng dẫn nền tảng kiến thức một cách rõ ràng sẽ giúp phát triển chất lượng của những người trong nghề theo khuynh hướng đi lên.
Hơn hết, với việc liên tục ra lò những tác phẩm ấn tượng thì việc tiếp cận được những khách hàng tiềm năng có lẽ không phải là điều gì quá khó khăn với những chuyên gia trong nghề. Bởi khi có ý định tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, khách hàng thường có khuynh hướng nằm vùng một thời gian để biết được thang năng lực chung của ngành cũng như để ý vào những cá nhân có tốt chất riêng. Vậy nên có thể nói seeding là một mũi tên bắn trung nhiều đích khi vừa nâng cao chất lượng cộng đồng, vừa pr tên tuổi lại còn tiềm ẩn những cơ hội việc làm trong tương lai.
Xem thêm: Vì sao phải xây dựng mối quan hệ trong cộng đồng freelancer
Kinh nghiệm làm freelancer: Có nên sử dụng tài khoản ảo để seeding?
Mạng xã hội có tính hai mặt, nó rất dễ để khiến cho một vấn đề nào đó trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận nhưng rất khó để kiểm soát để cuộc thảo luận đó diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực. Các newbie thường rất hiếm khi chia sẻ về trải nghiệm trong nghề hay các thắc mắc trong các diễn đàn mạng xã hội một phần vì họ chưa đủ kiến thức cần thiết cũng như lo sợ những đánh giá từ phía các tay to trong nghề.
Tumblr media
Trong một số trường hợp việc seeding nên diễn ra bằng tài khoản ảo
Mặt tích cực
Trong trường hợp phát hiện ra một góc nhìn, một quan điểm nào đó nhưng chưa thật sự tự tin để công bố nó thì việc sử dụng tài khoản ảo để tạo ra các cuộc thảo luận trên mạng xã hội là điều vô cùng cần thiết. Thực tế là những diễn đàn lớn về deadline, kinh nghiệm làm freelancer nhiều năm cho thấy các diễn đàn không hề cấm bài đăng của những tài khoản ảo vì họ ý thức rất rõ về vấn đề này.
Mặt tiêu cực
Có thể vì nhiều lí do mà góc nhìn của chúng ta về một vấn đề chưa được toàn diện và có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu đem ra áp dụng vào một chiến dịch thực tế. Vậy nên khi được đem ra trao đổi với những người trong nghề, bằng kinh nghiệm làm freelancer thực chiến của mình họ sẽ nắm bắt được những vấn đề mấu chốt từ đó đồng thuận hay sửa đổi để chiến dịch diễn ra trôi chảy hơn.
Không việc gì phải ngại khi bày tỏ ra những quan điểm, góc nhìn hoặc sáng kiến nào đó của mình về các vấn đề liên quan đến sự nghiệp chỉ vì sự đánh giá. Bởi phải đi qua và va chạm với những đánh giá, chúng ra mới thực sự trưởng thành và để có thể trở thành những chuyên gia trong nghề nhằm truyền bá lại kiến thức cho các thế hệ sau.
Kết luận
Việc thảo luận kiến thức là vô cùng quan trọng bởi kiến thức là sức mạnh và trong thời kì kỉ nguyên số như hiện nay tất cả những kiến tất mà chúng ta thu lượm được về một nhóm ngành nhất định nhiều khả năng sẽ trở nên lỗi thời chỉ sau một đêm và chúng ta buộc phải tìm hiểu lại mọi thứ nếu muốn tiếp tục trụ vững trong nghề. Không một ai có thể tự tin mãi vào kiến thức của mình được.
ZOB.vn Team
Bài viết Kinh nghiệm làm freelancer: trao đổi kiến thức chuyên môn thường xuyên trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/3bQ90kS via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Freelancer Việt có nên tham gia những buổi gặp mặt tại công ty?
Có nhiều lí do để một người đang làm công việc văn phòng nhảy sang và trở thành một người theo đuổi loại hình làm việc tự do – xu hướng trở thành freelancer Việt như mức lương, sự thoải mái, tìm kiếm cơ hội. Bất kể là gì đi chăng nữa cũng đều sẽ hướng đến một mục tiêu chung là tự do quản lí công việc mà không cần phải thông qua sự cho phép của bất kì một cá nhân hay tổ chức nào. Những buổi gặp mặt sau giờ làm, những chuyến du lịch cùng đồng nghiệp gần như là điều gì đó quá xa xôi và có hơi vô nghĩa với những ai đã quyết định lựa chọn theo đuổi loại hình công việc này.
Những buổi tiệc thường có tầm ảnh hưởng lớn sự nghiệp của các freelancer
Vấn đề mà freelancer Việt băn khoăn
Với họ, công việc quan trọng hơn đồng nghiệp và việc sắp xếp thời gian một cách hợp lí sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều thay vì lãng phí vào các cuộc tán gẫu như hồi còn làm ở văn phòng. Những chi tiết thừa và khoảng thời gian không mang lại hiệu suất gần như bị cắt bỏ hoàn toàn trong suy nghĩ của những freelancer Việt . Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp dễ khiến các freelancer tỏ ra lúng túng khi tham gia vào những buổi gặp mặt tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Xem thêm: Nên chọn trở thành người làm công việc tự do hay làm việc văn phòng?
Vậy liệu các freelancer Việt có nên tham gia vào những buổi họp mặt thường niên hay không bởi với tư cách một người làm công việc tự do, bạn là người ít có sự gắn bó và thân thiết với công ty nhất so với phần còn lại. Nhưng đồng thời theo một cách nào đó, đây vẫn có thể xem như một phần công việc để thể hiện sự tôn trọng với những người mà mình đã gắn bó trong một khoảng thời gian rất dài.
Liệu dân freelancer Việt Nam có nên tham dự sự kiện tại công ty
Những lý do freelancer Việt nên tham gia những buổi gặp mặt của công ty
Có rất nhiều cái lợi có thể kể đến khi tham gia vào những tiệc họp mặt định kì liên quan đến công việc, đặc biệt là với những công ty lớn. Việc được mời đến và tham gia vào những buổi tiệc ngay cả khi bạn đang làm việc dưới tư cách một freelancer điều đó cho thấy công ty đánh giá cao năng lực và sự đóng góp của bạn trong quá trình làm việc.
Hơn hết đây là thời điểm hiếm hoi bạn có thể trò chuyện và gặp gỡ với hầu hết tất cả mọi người trong công ty mà không bị ảnh hưởng bởi rào cản địa vị, cấp bậc thậm chí là cả những khách hàng, đối tác tiềm năng. Nếu trong quá trình làm việc đã có sẵn những đóng góp được ghi nhận thì cộng thêm với tài ăn nói, bạn sẽ rất dễ để bắt đầu những dự án rất khó có thể tiếp cận trong điều kiện bình thường.
Hòa nhập tốt vào buổi tiệc để tạo ra nhiều cơ hội
Tạo dựng mối quan hệ làm ăn công sở
Ngay cả khi làm việc với khách hàng trong một khoảng thời gian rất dài chưa chắc bạn đã biết được hết tên cũng như cách làm việc của những thành viên còn lại trong team như designer (thiết kế), biên tập… Điều này đôi khi dẫn tới 1 số hiểu lầm không đáng có mà nếu có thể có một buổi gặp mặt trò chuyện sẽ giúp đôi bên hiểu về cách làm việc của nhau hơn để nâng cao hiệu suất làm việc cho các chiến dịch lâu dài.
Xem thêm: Freelancer hay nhảy việc, lợi hay hại?
Hơn hết đừng để mối quan hệ đôi bên chỉ kết thúc ở những lời chào và những lá mail bởi biết đâu nếu phù hợp về mặt tính cách và năng lực cả hai có thể cùng bắt tay để nhận những dự án lớn từ bên ngoài thậm chí trở thành khách hàng của nhau khi cần thiết. Bởi theo một cách nào đó thì công việc của những người làm freelancer luôn có mối liên quan với nhau và có thể sẽ tìm đến nhau khi cần.
Làm nền tảng để thu hút khách hàng tiềm năng
Tiệc gặp mặt thường là nơi quy tụ khách hàng tiềm năng
Trong những buổi tiệc kỉ niệm hoàn thành dự án hoặc tại một ngày lễ nào đó liên quan đến công ty, những người có mặt tại đó không phải chỉ mỗi mình nhân viên mà đôi khi còn có cả những khách hàng từ bên ngoài. Họ thường góp mặt tại những sự kiện để tri ân đối tác cũng như sẽ luôn sẵn sàng cho một lời đề nghị hợp tác với những gương mặt mới có tâm và có tầm.
Vậy nên nếu ngay từ đầu đã tính tới phương án này, hãy đảm bảo quá trình làm việc freelancer của bạn trong khoảng thời gian vừa qua tại công ty thật sự tốt đủ để tạo ấn tượng với những người trong cuộc. Nếu được vậy thì quá trình tự giới thiệu bản thân và gây ấn tượng với khách hàng sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.
Hơn hết, việc tham gia những sự kiện tại công ty lớn và chia sẻ nó còn mở rộng tên tuổi cũng như tiếng tăm của bạn. Bạn không bao giờ có thể biết được những ai đã có mặt và theo dõi sự kiện ngày hôm đó và họ sẽ thay đổi cuộc đời bạn theo chiều hướng tích cực như thế nào.
Những lý do freelancer Việt không nên tham gia những buổi gặp mặt của công ty
Kèm theo nhiều lợi ích là thế nhưng đôi khi trong một số trường hợp, sự có mặt của freelancer tại các sự kiện chưa chắc đã là một hành động đúng đắn nhất là khi năng khiếu giao tiếp không phải là sở trường của bạn. Việc kết thân và bắt chuyện với những người xa lạ trong buổi tiệc từ đó chủ động đề nghị về những cơ hội làm ăn đôi khi lại là một thử thách mà những người hướng nội như các freelancer chúng ta khó có thể nào vượt qua được.
Không nên tham dự vào những buổi tiệc bạn không thể hòa nhập
Việc lạc lõng trong một đám đông và không thể hòa nhập cùng mọi người là một trải nghiệm rất tệ mà ít ai muốn nghĩ đến. Một số trường hợp còn tạo ra cảm giác kém thân thiện và có thể sẽ cản trở ít nhiều đến quá trình cộng tác của chúng ta sau này.
Mục đích của job hiện tại là tạm thời
Sự thật là trong hàng tá những job freelancer được nhận về không phải dự án nào cũng gợi lên sự thích thú thậm chí một ít trong số đó còn được xem là tạm bợ cho đến khi tìm được một dự án thích hợp hơn. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này thì vì bất kì lí do gì cũng không nên tham dự vào những buổi gặp mặt công sở bởi gần như chẳng một ai muốn trò chuyện với những nhân vật không tập trung vào chính dự án của mình cả.
Thay vào đó bạn nên tập trung hoàn thành tốt công việc của mình và mang về nhiều lợi ích nhất cho khách hàng bởi ngay cả khi không tạo ra được sự hứng thú đây vẫn là một công việc bạn đã lựa chọn và bạn cần phải có trách nhiệm với nó.
Cơ hội sẽ luôn đến với những người có đủ cái tầm và cái tâm
Bạn không phù hợp với văn hóa công ty
Một buổi tiệc quy tụ toàn những người trẻ Gen Z với máu điên và nghệ thuật thì rất khó để một người chững chạc và già dặn có thể cất tiếng nói và ngược lại. Ngay cả khi bạn là một phần trong tổ chức và có những đóng góp không hề nhỏ cho công ty thì cũng không có gì đảm bảo bạn có thể hòa nhập tốt trong một buổi gặp mặt nếu bạn không phù hợp với văn hóa nơi đó.
Sự thật là trong liệu trình thăng tiến và kết giao của những người làm công việc freelancer, mối quan hệ có một tác động không hề nhỏ. Tuy nhiên nếu không may mắn được sinh ra cùng với tài ăn nói thì cũng chẳng sao cả, khách hàng vẫn sẽ tìm đến những tay thợ lành nghề miễn là họ đáp ứng cả cái tầm và cái tâm.
Kết luận
Trên đây là những phân tích và đưa ra ý kiến của ZOB.vn về vấn đề mà nhiều freelancer Việt đang băn khoăn, tuy nhiên chúng tôi không đưa ra lựa chọn nào cụ thể mà để cho các freelancer tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn để đưa ra những quyết định phù hợp. Chúc các bạn mạnh khỏe và thành công!
ZOB.vn Team
Bài viết Freelancer Việt có nên tham gia những buổi gặp mặt tại công ty? trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2Yierp4 via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Freelance copywriter: 4 bước tạo ra content nghìn like
Ở mức độ cơ bản, viết đơn giản chỉ là việc sắp xếp các câu chữ để cho ra đời 1 nội dung hoàn chỉnh. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng không hề đủ bởi hành văn theo cách đó câu chữ thường lung tung, đôi khi đi lạc hướng so với những gì bản thân mong muốn. Freelance copywriter càng giỏi lại càng dễ phạm vào lỗi này khi câu từ chứa quá nhiều nội dung mà không đi vào được một vấn đề cụ thể.
Tumblr media
Song với những cây viết chuyên nghiệp, họ nhận thức rất rõ ràng về vấn đề này từ đó đúc kết cho mình những phương thức viết sao cho nội dung hoàn chỉnh nhất có thể. Để Zob.vn mách freelance copywriter 4 bước mà những cây viết chuyên nghiệp thường dùng để tạo ra những bài viết “nghìn like”.
Tumblr media
Chuẩn bị thật tỉ mỉ để cho ra một content chất
Xác định đối tượng độc giả – mong muốn của độc giả
Một thói quen xấu của những cây viết mới vào nghề là ngay lập tức bắt tay vào viết khi nhận được chủ đề mà không hề để tâm đến việc ai là người sẽ đọc những nội dung này. Bởi đối tượng độc giả được chia thành nhiều phân khúc khác nhau nam có, nữ có, già có, trẻ có mỗi đối tượng lại có một thói quen, hướng suy nghĩ khác nhau. Hiếm có bài viết nào có thể cùng lúc nhận được lời khen ngợi hoặc quan tâm của nhiều nhóm đối tượng khác nhau nhất là những nội dung liên quan đến sản phẩm quảng cáo.
Tumblr media
Ai là người quan tâm đến nội dung này?
Vậy nên trước khi viết hãy cẩn thận hình dung xem sau khi hoàn thành nội dung, ai sẽ là những người quan tâm đến content này. Họ trông ra sao, thói quen tiêu dùng, suy nghĩ thế nào và liệu với hướng tư duy đó họ sẽ chọn đọc bài viết của mình hay là một bài viết khác thú vị và giá trị hơn?
Research thông tin – bước quan trọng nhất với freelance copywriter
Thêm một lỗi khác mà những người viết content thường xuyên mắc phải là không chịu tra cứu thông tin một cách kĩ lưỡng trước khi viết. Với những content ngắn dạng “mì ăn liền” chỉ cần nắm vài ý chính để hiểu thì không nói nhưng với những content mang nội dung phức tạp, chuyên môn hoặc có chiều sâu về cảm xúc thì việc vừa viết, vừa tra cứu đôi lúc có thể làm mất đi mạch tập trung sẵn có.
Tumblr media
Hệ thống nội dung trước khi viết
Chưa hết nếu không có tư duy hệ thống về vấn đề ngay từ đầu, người viết hoàn toàn có thể nhầm lẫn nội dung nhất là với những dạng content mang nặng tính chuyên môn chẳng hạn như marketing, tài chính. Vậy nên nếu có thể, hãy tìm hiểu kĩ rồi hệ thống thông tin thành dàn ý cụ thể trước khi viết. Như vậy sẽ có được tầm nhìn tổng quan hơn và tránh được những lỗi sai vụn vặt.
Viết
Nghe thì rất đơn giản nhưng content chất lượng ra sao, tốt xấu thế nào đều được đánh giá hoàn toàn ở công đoạn này. Khi đã bắt tay vào làm việc thì chỉ nên chú tâm vào một công đoạn duy nhất là viết. Những yếu tố phụ trợ khác như tìm kiếm nội dung, biên tập hay thậm chí là cả chỉnh sửa chính tả đều chỉ nên thực hiện sau khi đã hoàn thành xong toàn bộ bài viết.
Tumblr media
Chỉ nên tập trung vào một việc duy nhất: “Viết”
Bởi việc ngắt quãng làm những hành động nhỏ lẻ có thể làm mất đi mạch tập trung vốn có cũng như khiến cho một số ý tưởng trong đầu biến mất ngay từ trước khi thực hiện. Với những freelance copywriter chuyên nghiệp họ lại càng phân định rạch ròi hơn nữa giữa những công đoạn này. Chỉnh sửa, biên tập, tìm kiếm ý tưởng là công việc của một team cần nhiều người phối hợp trao đổi ý kiến. Còn khi đã viết, đó chỉ nên là công việc của một người.
Biên tập nội dung bài viết
Bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng mà rất nhiều người bỏ qua dẫn đến việc không hoàn thành một bài viết đủ chuẩn chính là biên tập nội dung. Có lẽ trong công đoạn viết, việc tập trung sản xuất nội dung đã tiêu tốn quá nhiều sức lực cũng như tâm lý chủ quan vào khả năng của mình mà rất nhiều freelance copywriter bỏ qua hoặc nếu có thì cũng chỉ là làm việc một cách cực kì sơ sài ở công đoạn biên tập.
Tumblr media
Biên tập nội dung thật kĩ
Song, một bài viết có vừa mắt khách hàng hay không và sẽ đứng ở trong đâu trong nghề viết lại hoàn toàn được quyết định ở khâu này. Một bài viết dù hay cách mấy nhưng lại xuất hiện rời rạc dù chỉ là một, hai lỗi chính tả thôi cũng đủ để khiến người đọc mất sạch hứng thú về bài viết.
Xem thêm: Freelance content writer: Có nên viết đa lĩnh vực hay chuyên một mảng duy nhất?
Đấy là còn chưa kể nếu không xem xét cẩn thận, bài viết có thể vô tình đụng chạm đến rất nhiều vấn đề tế nhị mà bạn không hề ngờ đến chỉ vì dùng sai từ ngữ. Đó là lý do tại sao mà ở các tờ báo lớn hoặc nhà xuất bản chuyên nghiệp, bên cạnh vị trí content writer và biên tập viên bao giờ cũng có thêm một bộ phận chỉ dành riêng cho việc bắt lỗi chính tả để hạn chế những rủi ro không đáng có.
ZOB.vn Team
Bài viết Freelance copywriter: 4 bước tạo ra content nghìn like trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2AfUMwo via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Mách freelancer cách phân biệt giữa Cv, Portfolio và Proposal
Phân biệt CV Portfolio Proposal: Trong phần lớn công tác tuyển dụng freelancer, phần lớn HR chỉ yêu cầu Cv cũng như một số sản phẩm từng thực hiện để đánh giá năng lực của một người. Tuy nhiên với một số project khủng gắn liền với những thương hiệu lớn hoặc đòi hỏi cần phải có một team freelancer cùng thực hiện, HR đôi khi còn yêu cầu cả portfolio và Proposal để đánh giá năng lực cũng như khả năng hoàn thành dự án của một freelancer/ team freelancer.
Mặc dù đây là những kiến thức cơ bản có thể dễ dàng truy cập trên mạng internet song rất nhiều freelancer lại không thể phân biệt được điểm khác nhau cơ bản giữa 3 loại hồ sơ này. Điều đó dẫn đến việc nhiều ứng viên bị đánh rớt mặc dù có khả năng chuyên môn rất tốt chỉ vì gửi nhầm loại hồ sơ theo yêu cầu của khách hàng. Để ZOB mách bạn điểm khác nhau cơ bản nhất giữa 3 loại hồ sơ cần thiết cho những chiến dịch sau này.
Các loại hồ sơ rất dễ bị nhầm lẫn
Cv – Hồ sơ tuyển dụng của freelancer
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về Cv bởi đây là loại hồ sơ quá quen thuộc mà bất kì người đi làm nào cũng đều phải biết nhất là với những freelancer vốn quen với việc làm nhiều nơi cùng một lúc. Về cơ bản đây là loại hồ sơ chứa thông tin cá nhân của bạn, bạn là ai, bạn có gì và bạn làm được gì là những điều cần phải làm rõ trong Cv.
Cv tập trung chủ yếu vào thông tin cá nhân
Hiện tại ZOB.vn đã có chức năng tạo CV online miễn phí hỗ trợ các freelancer trong quá trình hoàn thiện hồ sơ của mình.
Và mặc dù không nói rõ nhưng phía tuyển dụng bao giờ cũng ấn tượng với những Cv được gửi cùng Cover letter. Hơi khác với CV một chút khi Cover letter không đề cập tới thông tin cá nhân mà thay vào đó là cá tính của bạn cũng như dùng để trả lời cho câu hỏi tại sao HR nên chọn bạn thay vì một freelancer khác.
Portfolio – Hồ sơ năng lực của freelancer
Tương tự như Cv, portfolio được dùng để trả lời cho câu hỏi bạn là ai và bạn có thể làm được những gì. Tuy nhiên có một điểm hơi khác là trong khi Cv tập trung quá nhiều về thông tin cá nhân thì Portfolio lại tập trung mạnh về năng lực mà đặc biệt là về những sản phẩm từng thực hiện. Về mảng này thì những designer có lẽ là người rõ hơn ai hết bởi trong tất cả lĩnh vực freelancer, designer hẳn là công việc khiến HR phải xem xét portfolio nhiều nhất.
Portfolio sẽ tập trung vào thể hiện năng lực, sản phẩm
Một nguyên tắc cơ bản với portfolio mà ít trang thông tin nào đề cập đến đấy là càng ít chữ càng tốt và nên thể hiện bằng nhiều hình ảnh. Điều này có thể gây khó khăn phần nào với những freelancer content với đặc thù công việc liên quan đến chữ viết. Để giải quyết vấn đề này Zob mách bạn sử dụng Blog để thay thế cho portfolio hoặc dùng đường link Google Slide chứa hình ảnh những sản phẩm/ project từng thực hiện để thay thế cho portfolio.
Proposal – Đề án kinh doanh của freelancer
Proposap rất cần với freelancer cho những dự án lớn
Nếu hoạt động dưới tư cách một freelancer riêng lẻ nhiều khả năng bạn sẽ hoàn toàn không hề hay biết đến khái niệm Proposal. Tuy nhiên nếu từng làm việc ở các Agency hoặc leader một team freelancer chuyên nghiệp bạn sẽ phải tiếp xúc với khái niệm này rất nhiều lần bởi Proposal là những đề án kinh doanh bạn đem giới thiệu với khách hàng để trình bày về dự án của mình.
Proposal để trình bày chi tiết các dự án lớn
Tuy nhiên đừng vì thế mà bỏ qua tầm quan trọng của Proposal bởi nếu có cơ hội trực tiếp đảm nhiệm những dự án lớn từ lên ý tưởng, thuyết phục khách hàng cho đến hoàn thiện sản phẩm Proposal chuyên nghiệp sẽ là cách để bạn chiến thắng những freelancer trong quá trình thuyết phục khách hàng. Proposal càng cụ thể, chi tiết và càng đặt nhiều cái “tâm” thì khả năng được chọn của freelancer sẽ càng cao. Đến đây các bạn đã nắm rõ và phân biệt CV Portfolio Proposal được rồi chứ? Chúng ta sẽ tìm hiểu hơn về Proposal một chút
Freelancer cần trình bày một quy trình cụ thể trong Proposal
Có rất nhiều điều để nói khi đề cập đến Proposal, song mục đích chính của nó là để trình bày chi tiết những gì bạn sẽ phải thực hiện trong một chiến dịch từ nhắm vào đối tượng nào, bằng cách nào cho đến kết quả ra sao. Bởi khác với những client đã quá hiểu biết về marketing chỉ cần tìm một freelancer để giải quyết một phần công việc cụ thể. Rất nhiều khách hàng mà cụ thể là các startup không thực sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn của marketing và đó là lí do tại sao chúng ta cần một bản Proposal.
Một đề án kinh doanh đúng chuẩn đòi hỏi rất nhiều cái “tâm”
Có lẽ bạn không tin nhưng rất nhiều doanh nghiệp tồn tại hàng chục năm mà không hề có bộ phận marketing. Và khi họ nhận ra mình cần phải thay đổi họ hoàn toàn không hề biết phải bắt đầu từ đâu, content thế nào hay chọn influencer ra sao. Nhiệm vụ của proposal lúc này là chi tiết cụ thể để khách hàng giải đáp những khuất mắt đó. Bắt đầu từ việc thành lập và hình thành bộ phận marketing cho khách hàng đến cả thực hiện những Tvc, chiến dịch quảng cáo tùy theo ngân sách và tình hình thực tế.
Trên đây là những nội dung cơ bản giúp bạn phân biệt CV Portfolio Proposal, chúc các bạn công việc thuận lợi và thành công trong sự nghiệp freelancer của mình.
ZOB.vn Team
Bài viết Mách freelancer cách phân biệt giữa Cv, Portfolio và Proposal trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/3ekdCBg via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Tại sao một số freelancer được trả nhuận bút rất cao?
Nếu hoạt động trong nghề viết đủ lâu hẳn bạn sẽ từng nghe đến những freelancer được trả mức nhuận bút lên đến hàng ngàn đô cho một bài viết vỏn vẹn một ngàn từ. Điều gì khiến cho những freelancer đó sở hữu mức nhuận bút khủng đến vậy trong khi cùng số lượng chữ đó, những thợ buôn chữ thông thường chỉ kiếm được mức nhuận bút bằng 1/10 hay thậm chí là 1/100.
Thị trường của người viết
Mức giá chung trên mạng xã hội
Đầu tiên, để thực sự hiểu về giá trị của những bài viết ngàn đô chúng ta cần phải hiểu được trên “mặt bằng chung” của nghề viết hiện tại content đang được định giá như thế nào. Nếu đưa câu hỏi này lên những diễn đàn mạng xã hội hoặc các group chuyên về nghề buôn chữ như chợ viết, chợ content… thì khả năng cao chúng ta sẽ nhận được câu trả lời dao động khoảng 80 – 120k/1000 chữ thậm chí còn thấp hơn.
Tumblr media
Mặt bằng chung của nghề viết hiện tại “tương đối thấp”
Mặc dù đó là tư tưởng chung của đại đa số người viết cũng như bộ phận tuyển dụng song nếu lấy đó làm căn cứ để định giá content thì khả năng cao chúng ta sẽ chỉ dừng lại ở đó mà không bao giờ tiến được mức giá cao hơn ở trong nghề này. Bởi ở những nơi content được định giá tốt thì giá trị của content không được định giá bằng số từ mà là content đó mang lại những gì.
Content nên được định giá bằng chất lượng
Chuyện một status chưa tới 200 từ được định giá 200k hoặc một bài viết Pr 700 chữ có mức giá lên tới 2 triệu là chuyện hết sức bình thường trong nghề viết. Vấn đề là sau khi bỏ tiền ra để mua lại bài viết, doanh nghiệp sẽ nhận lại được những gì. Việc content đếm chữ trả tiền chỉ là biện pháp cuối cùng nếu như nó không mang lại giá trị nào khác ngoại trừ việc làm đầy web site, fanpage…
Tumblr media
Nên dùng chất lượng để định giá content
Trong những bài viết có nhuận bút cao có gì?
Có sự sáng tạo đột phá
Để trả lời cho câu hỏi nội dung của một bài viết đắt giá có gì thực sự rất khó bởi có rất nhiều dạng content khác nhau từ Content s.e.o đẩy web, content seeding cho đến cả Pr, báo chí… Mỗi content khác nhau lại có một yêu cầu và cách định giá khác nhau như với Social là lượt tương tác trên mạng xã hội hay content Pr lại yêu cầu sự sáng tạo nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng.
Tham khảo: Bạn giỏi viết lách? Hãy thử sức ngay với 4 công việc freelancer này
Nhưng dù gì đi chăng nữa tất cả đều phải dựa trên một nguyên tắc là yêu cầu sản phẩm viết mới và chất lượng bài viết. Bài viết càng sáng tạo, càng chất lượng thì mức nhuận bút bút nhận được lại càng cao. Có thể bạn không viết nhưng để cho ra đời một bài pr vỏn vẹn 1000 chữ nhiều thương hiệu kĩ tính đến mức lập ra hẳn một quy trình pr.
Tumblr media
Có được một bài viết tốt không hề dễ
Trải qua nhiều giai đoạn kiểm duyệt
Theo đó để có 1 bài pr chất lượng người viết phải trải qua giai đoạn: Gửi tài liệu USP (điểm độc nhất về thương hiệu) > yêu cầu cộng tác viên pr trả lời câu hỏi để đảm bảo mức độ am hiểu về thương hiệu > lập dàn ý > kiểm duyệt > viết bài. Vậy nên nếu so sánh với những bài viết phổ thông có thể bắt tay vào viết liền, những content nghiên cứu chuyên sâu như thế này đảm bảo chất lượng và độ sáng tạo rất cao. Và tất nhiên nhuận bút bút khủng chính phần thưởng tương xứng để trả công cho những bài viết phải vận dụng cực kì nhiều chất xám như thế này
Làm cách nào để trở nên đắt giá trên thị trường
Đảm bảo chất lượng bài viết
Đối với những cây viết phổ thông có thể dễ dàng tuyển dụng thì không nói bởi họ có thể bị thay thế bất kì lúc nào nếu cần thiết. Song với những “cây viết cứng” có thể kiêm được những dạng bài khó thì doanh nghiệp thường rất ít khi có xu hướng tuyển dụng bởi việc đào tạo được một người đủ tầm như vậy thực sự rất khó và chi phí đào tạo nhiều khi còn lớn hơn cả chi phi nhuận bút bút gấp nhiều lần.
Tumblr media
Xây dựng thương hiệu để nhận được những job tốt
Vậy nên đối với ứng viên dạng này họ thường có xu hướng giới thiệu chéo thông qua những bài viết đã từng thực hiện. Nếu muốn liên tục nhận được những job tốt trong nghề, hãy đảm bảo là bạn luôn hoàn thành tốt những job được giao vì biết đâu cơ hội sẽ mở ra thông qua những job cũ.
Gây dựng thương hiệu trên thị trường
Bên cạnh những chuẩn riêng để định giá một bài viết, mức nhuận bút bút còn có thể được quyết định bằng tên tuổi của bài viết. Cùng một bài viết giống nhau nhưng nếu người viết khác nhau thì nhuận bút bút của bài viết cũng sẽ khác nhau rất nhiều.
Tham khảo: Một số cách để Freelancer gây dựng thương hiệu
Tên tuổi của người viết ở đây có thể được hiểu theo hai hướng hoặc là độ nổi tiếng của người đó trên mạng xã hội hoặc là cấp bậc của người đó trong nghề (senior, manager…). Tên tuổi và độ ảnh hưởng càng cao, mức nhuận bút bút thu về được càng lớn. Việc một status ăn uống cùng hội bạn tại một quán X nào đó nhưng lại nhận được mức nhuận bút 8 chữ số là chuyện hết sức bình thường nếu bạn có “tiếng” và có “miếng”.
ZOB.vn Team
Bài viết Tại sao một số freelancer được trả nhuận bút rất cao? trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/3edtwxn via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Một số công cụ cơ bản cho freelancer mới vào nghề
Một số công cụ cơ bản cho freelancer mới vào nghề: Mặc dù trên lí thuyết, mỗi freelancer thường sẽ chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào đó như content, design… và ít khi (hoặc gần như không bao giờ) tìm hiểu kiến thức về những lĩnh vực không phải chuyên môn của mình. Tuy nhiên khi vào việc, phía tuyển dụng mà đặc biệt là các startup lại thường có mong muốn chọn được một người có thể cùng lúc cân đủ mọi việc trên đời.
Tumblr media
Có rất nhiều công cụ “dễ chơi, dễ trúng thưởng”
Việc này đôi lúc dẫn đến những bất lợi với freelancer bởi so với việc đảm nhiệm nhiều vị trí cùng một lúc và hiểu biết chuyên sâu thì tập trung duy nhất vào một lĩnh vực sẽ cho ra kết quả khả quan hơn rất nhiều. Song không phải là không có cách bởi với yêu cầu tìm một ứng viên đa năng, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không quá khắt khe trong công việc mà chỉ yêu cầu những kĩ năng khác dừng lại ở mức độ cơ bản so với lĩnh vực chuyên môn. Để giải quyết bài toán đó, Zob sẽ giới thiệu nhanh cho bạn một số công cụ cơ bản cho freelancer “dễ chơi dễ trúng thưởng” rất dễ làm quen mà bất cứ ai cũng có thể thành thạo.
Tumblr media
Freelancer nên tìm hiểu nhiều công cụ
Photo Scape
Với những người làm công việc liên quan đến content thì tìm kiếm hình ảnh gần như là một yêu cầu bắt buộc. Song với những content unique không thể kiếm được ảnh phù hợp trên mạng hoặc vì một lí do nào đó không thể liên lạc được với designer của bạn thì Photo Scape sẽ là công cụ cứu nguy hoàn hảo để chế tác ảnh mới.
Tumblr media
Thao tác trên Photo Scape cực kì đơn giản
Tất nhiên khi so với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp mà các designer thường dùng như photoshop… thì photo scape khó mà so sánh về chất lượng được. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ cơ bản, xóa phông, ghép ảnh, chỉnh màu, xóa logo mà ai cũng có thể sử dụng được thì công cụ này tỏ ta tương đối nổi trội. Bởi gần như phần lớn những chức năng đều đã mặc định sẵn bạn chỉ việc thả ảnh vào và chọn lệnh.
Google trend
Lại một công cụ khác liên quan đến những người làm công việc nội dung, để mà hiểu sâu và sử dụng công cụ này một cách thành thạo thì tương đối phức tạp nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc tra cứu xu hướng hoặc lựa chọn những chủ đề nổi bật thì google trends là một lựa chọn tương đối ổn.
Tumblr media
Google tích hợp rất nhiều tính năng
Bên cạnh đó, ứng dụng này còn tích hợp sẵn một số chức năng như so sánh xu hướng sử dụng từ khóa trong một khu vực cụ thể để nhận định xem giữa những chủ đề được đem ra so sánh cái nào đang nhận được sự quan tâm hơn cái nào. Công cụ này được cập nhật thông tin thường xuyên 24/24 nên gần như có thể đảm bảo về tính “nóng” và xác thực của những thông tin trên mạng xã hội.
Notepad
Về cơ bản thì đây là một công cụ cơ bản cho freelancer thay thế cho word để ghi chú lại những thông tin nhỏ trong quá trình làm việc. Không nhiều người có thói quen sử dụng notepad lắm bởi word gần như đã quá phổ biến trong việc ghi chép lại thông tin tạm thời. Tuy nhiên, có rất nhiều lợi ích nếu chịu khó bỏ thời gian tìm hiểu và thích nghi với note pad bởi nó không cồng kềnh và yêu cầu phải chuyển tab mới có thể ghi chú được như word.
Tumblr media
Notepad có thể sử dụng mà không cần chuyển tab
Ngoài những ưu điểm về sự linh hoạt, note pad còn kiêm luôn chức năng “xóa trắng” thông tin gốc thay vì copy luôn cả màu nền, cỡ chữ và định dạng trong word khiến cho việc xử lí và khắc phục dữ liệu trở nên rất khó khăn nhất là với những người làm spin content. Còn một lợi thế nữa mặc dù ít khi được nhắc đến nhưng note pad có thể xóa luôn cả chữ kí điện tử để qua mặt công cụ dò Yoast S.E.O trong một số trường hợp.
Một số công cụ cơ bản cho freelancer: WordPress
Có lẽ không cần phải nói thì gần như tất cả những freelancer đặc biệt là những người làm công việc liên quan đến content vào S.e.o đều đã biết tới wordpress, công cụ dùng để đăng tải nội dung. Mặc dù trên thực tế vẫn còn rất nhiều công cụ khác kiêm chức năng này như Cms, telegram song vì tính phổ biến cũng như dễ sử dụng nên wordpress thường được ưu tiên sử dụng hơn tất cả.
Tumblr media
WordPress là công cụ cực kì phổ biến
Để sử dụng tốt wordpress bạn cần một chút hiểu biết về yoasts.e.o cũng như một chút kiên nhẫn. Bởi so với những công cụ khác wordpress khi mới bắt đầu tìm hiểu thường rất dễ khiến những freelancer mất bình tĩnh bởi độ khó chịu của nó trong khâu kiểm duyệt yoasts.e.o. Song khi đã hiểu về quy tắc hoạt động thì việc xử lí các công đoạn của wordpress sẽ trở nên cực kì đơn giản giúp đăng tải nội dung lên nền tảng web.
Xem thêm: Mách bạn một số công việc freelancer đòi hỏi ít kinh nghiệm mà ai cũng có thể làm
Kết luận
Mặc dù chỉ mang tính tương đối nhưng phần lớn các công việc freelancer hiện tại nhất là với khối ngành marketing đều phải yêu cầu sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ này. Và trong bài viết sau, zob sẽ giới thiệu tiếp cho bạn một số công cụ chuyên sâu về từng lĩnh vực để các freelancer có thể cho ra những sản phẩm tốt nhất để phục vụ khác hàng.
Bài viết Một số công cụ cơ bản cho freelancer mới vào nghề trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2BxBJ0V via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Freelancer học ngoại ngữ quan trọng như thế nào?
Câu chuyện freelancer học ngoại ngữ để nâng cao chất lượng công việc có lẽ đã trở thành vấn đề chung mà bất kì ai cũng sẽ phải đối diện nếu muốn tạo ra những bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của mình. Với dân freelancer, vấn đề ấy lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi những yêu cầu ngày càng khắc nghiệt với nghề cũng như những biến động mang tính đặc thù không thể lường trước được.
Tumblr media
Ngoại ngữ rất cần với một môi trường mang tính đào thải cao như freelancer
Chất lượng thông tin trong nước còn hạn chế
Thông tin trên mạng đa phần đều được “xào nấu” cái cũ
Với những freelancer có ý định “xào nấu” từ những nguồn khác trong nước hoặc mãi dậm chân ở một vị trí nào đó thì không nói. Nhưng với những freelancer muốn tiến thân và tạo ra những bước nhảy trong nghề bằng con đường học hỏi và trải nghiệm thì kiến thức trong nước hiện nay đang gặp phải rất nhiều vấn đề. Hầu hết những kiến thức chuyên ngành mà ta có thể tham khảo bằng tiếng Việt đều sai hoặc không còn sử dụng được.
Một ví dụ đơn cử như ghostwriter – thuật ngữ dùng để chỉ những người không tự đứng tên tác phẩm của mình trong nghề viết. Khi tìm kiếm kiến thức về chủ đề này bằng tiếng Việt nguồn thông tin thu được phần lớn đều sai hoặc không sát với nghề. Một vài trong số đó còn được viết lên dựa trên suy nghĩ cá nhân thay vì sự hiểu biết về nghề. Vậy nên nếu chẳng may nhận được một đơn hàng liên quan đến những chủ đề tương tự, cách duy nhất để hoàn thành dự án là bạn phải thông hiểu tiếng Anh.
Tumblr media
Kiến thức trong nước chậm hơn rất nhiều so với thế giới
Những bản dịch không thể hiện đúng và đầy đủ nghĩa
Không chỉ có thể, với những dự án có sự tham gia của đối tác nước ngoài thì cách tốt nhất là hãy nghiên cứu bằng sách vở, tài liệu của chính nước đó (bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha…) nếu như không muốn gặp phải những rắc rối liên quan đến văn hóa. Có thể bạn không biết nhưng phần lớn những quyển sách được dịch ở Việt Nam ít nhiều đều được thay đổi dựa trên góc nhìn cá nhân của dịch giả nên sẽ khác rất nhiều so với kiến thức thực tế. Cùng một quyển sách gốc nhưng 4 dịch giả khác nhau sẽ cho ra đời 4 quyển sách có rất nhiều mâu thuẫn với nhau, nhất là các chủ đề liên quan đến văn hóa.
Tumblr media
Ngoại ngữ luôn quan trọng trong bất kì lĩnh vực nào
Tôi từng chứng kiến một project liên quan đến nghệ thuật quốc tế phải tạm hoãn vô thời hạn bởi những thông tin liên quan đến quyển sách họ chọn tham khảo quá khác so với sách gốc cũng như văn hóa khu vực của khách hàng. Điều này cũng tương tự với sách báo, tạp chí chuyên môn mà chúng ta vẫn thường tiếp cận. Nếu chịu khó đầu tư tìm hiểu nhiều khả năng bạn sẽ nhận ra được phần lớn những kiến thức mà chúng ta từng tiếp cận chỉ có thể được áp dụng ở một nơi duy nhất là nước mình.
Tumblr media
Rất nhiều kiến thức chỉ có thể áp dụng được ở Việt Nam
Freelancer học ngoại ngữ – Thị trường hội nhập hóa
Phần lớn những dự án lớn đều có sự tham gia của nhiều quốc gia
Với thời buổi hội nhập hóa như hiện tại thì hầu như bất kì project lớn cũng đều có sự tham dự của nhiều quốc gia nhất là với những lĩnh vực đặc thù như du lịch, nghệ thuật. Hiện tượng “Hãy trao cho anh” của Sơn Tùng MTP có lẽ là một minh chứng rõ ràng nhất khẳng định cho việc nhiều quốc gia cùng phối hợp sẽ cho ra một sản phẩm hoàn hảo đến mức nào.
Tumblr media
Ảnh minh họa
Những sản phẩm quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều
Việc thiếu chuyên môn về ngoại ngữ đồng nghĩa với việc chỉ có thể giao tiếp được với một nhóm nhỏ người Việt trong dự án lớn và phần lớn thông tin đều phải thông qua phiên dịch. Và nếu chẳng may công đoạn phiên dịch diễn ra không được chuẩn sát có thể sẽ dẫn đến sự hiểu lầm trong quá trình công việc. Mà với những chuyên ngành đặc thù như quảng cáo, marketing việc chỉ cần hiểu sai một từ nhỏ hoàn toàn có thể dẫn đến việc làm hỏng cả một dự án lớn.
Freelancer học ngoại ngữ cũng là để bảo vệ quyền lợi bản thân
Và hơn hết, khi nắm chắc cho mình một thứ ngôn ngữ bạn có thể chủ động tìm kiếm cho mình những job tốt với khách hàng ngoại quốc mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào. Bởi như đã biết với những công việc đặc thù như freelancer, những job quốc tế bao giờ cũng thu về lợi nhuận gấp 3 – 4 lần so với những job trong nước.
Tumblr media
Rất nhiều freelancer có tay nghề cao nhưng lại thiếu khả năng ngoại ngữ
 Những freelancer với tay nghề tốt nhưng lại thiếu đi khả năng giao tiếp thường được giới thiệu thông qua các agency hoặc những trung gian trong nghề điều đó dẫn đến một khoản phí không hề nhỏ mà đáng ra có thể giữ lại nếu đủ khả năng ngôn ngữ. Chưa kể nếu đủ tay nghề và quen biết, những sản phẩm của bạn hoàn toàn có thể đánh bóng rộng rãi và giới thiệu truyền miệng ở môi trường quốc tế.
Kết luận
Freelancer học ngoại ngữ là một điều cực kỳ cần thiết để thực hiện dự án, công việc trở nên chuyên nghiệp hơn. Trong thời đại công nghệ 4.0 đòi hỏi các freelancer phải có khả năng đổi mới, độc lập và thích nghi cao. Với việc biết một hay vài ngoại ngữ sẽ giúp cho bạn rất nhiều khi bạn nhận làm một dự án cho công ty nước ngoài hay một cá nhân nước ngoài nào đó.
ZOB.vn Team
Bài viết Freelancer học ngoại ngữ quan trọng như thế nào? trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/36OeJ9s via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Nghề freelancer có gì vui? P4: Vẻ đẹp cuộc sống của freelancer
Nghề freelancer là công việc dành cho tâm hồn tự do nhưng liệu có đẩy ta sâu vào sự cô đơn khi chỉ làm việc một cách tự thân? Mình nghĩ ngược lại, công việc, cuộc sống của freelancer trao cho mình cơ hội vô giá để trải nghiệm một cuộc sống đi sâu vào thế giới nội tâm khi mình dành nhiều thời gian trong ngày để sống với chính bản thân này.
Tumblr media
Cuộc sống của freelancer: Cân bằng nội tâm 
Mình chợt nghĩ, có phải vì chúng ta đã sống trong đám đông quá lâu để thấy được vẻ đẹp của việc được ở một mình và làm bạn trọn vẹn với bản thân. Cũng đúng, từ thời nguyên thuỷ con người đã sống theo bầy đàn và tập thể để đảm bảo an toàn, tránh đi sự nguy hiểm của thú dữ hoặc thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết, sự gắn kết theo đàn còn giúp chia sẻ được nguồn thức ăn để duy trì cuộc sống.
Mô thức này của con người cũng làm nảy sinh ra khái niệm là “tâm lý đám đông” ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống xã hội. Ở trong đám đông quá lâu, làm sao biết mình có thật sự rực rỡ và trọn vẹn khi ở một mình, làm sao biết mình không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê và đánh giá của tập thể.
Cuộc sống của freelancer: Hãy là chính mình
Cuộc sống của freelancer với nhiều thời gian cá nhân hơn đã buộc mình phải đối diện với những câu hỏi ấy. Không thể chạy trốn hay biện minh vì sự bận rộn của công việc nữa, mình phải từng ngày từng ngày một hướng vào những diễn biến trong nội tâm và cảm nhận được từng niềm vui, nỗi buồn, bồn chồn, bứt rứt, xúc động… lúc tràn đầy sinh khí, lúc rơi vào những nỗi sợ vu vơ về tương lai hay nuối tiếc quá khứ.
Tumblr media
Thật sự, giai đoạn bắt đầu làm việc với nội tâm là lúc mình nhận ra đây chính là hành trình lớn nhất của mỗi con người. Trong kiếp sống này, phải hiểu được mình là ai, hạnh phúc và tình yêu của mình là điều gì, bình an của mình ở đâu… thì mới không uổng phí một lần chúng ta được sống trong kiếp Người.
Và câu trả lời nằm ở bên trong trái tim của mỗi người, đừng tìm kiếm điều này ở người khác, vật chất, hay những định nghĩa của xã hội.
Đi sâu vào các mối quan hệ chất lượng
Trong nghề freelancer, vòng tròn mối quan hệ càng lớn sẽ càng mở ra nhiều cơ hội công việc hơn cho bạn. Điều này hoàn toàn chính xác khi bạn cần phải quảng bá bản thân và giá trị của mình thật tốt để nhiều người biết đến hơn. Bạn bắt buộc phải mở rộng được vòng tròn cá nhân này cho sự thuận lợi dài lâu trong tương lai.
Đó là trong công việc. Còn ở khía cạnh cuộc sống của freelancer, các mối quan hệ của mình có xu hướng chuyển dịch từ lượng sang chất. Thực tế, mình không gặp gỡ trực tiếp mà chỉ làm việc trực tuyến với khách hàng, mình cũng không có nhiều đồng nghiệp để rủ nhau hẹn hò, tán gẫu mỗi cuối tuần rảnh rỗi.
Chất lượng mối quan hệ của mình chỉ nằm ở số ít người bạn thân và gia đình (cha, mẹ, em gái, bà ngoại). Mình có bấy nhiêu người đó thôi, nhưng thời gian dành cho họ chưa bao giờ thấy hao phí.
Tumblr media
Dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ đó
Các mối quan hệ của mình giờ đây cũng gói gọn và đơn giản hơn. Ít tụ tập hội nhóm, ít xã giao tán gẫu, mình chỉ ở bên những người yêu thương và luôn trong tâm thế chủ động lựa chọn những ai mình muốn đến gần. Mình chỉ muốn ở gần người dễ thương thôi.
Còn đối với các khách hàng trong công việc, chất lượng của mối quan hệ thể hiện ở cách mình ứng xử và trân trọng họ như một người bạn đang cần sự hỗ trợ của mình. Hãy làm việc với sự chân thành, cẩn trọng và tỉ mỉ bởi điều gì xuất phát từ trái tim sẽ cảm nhận được bằng trái tim.
Mình luôn tin rằng chỉ cần xây dựng một thái độ làm việc nhiệt tình, cộng với năng lực của bạn, chắc chắn sẽ có được thành công, cuộc sống của freelancer sẽ trở nên ý nghĩa hơn.
Nghề freelance có gì vui? P1: Vượt qua nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định
Nghề freelance có gì vui? P2: 3 cách để vượt qua sự lo lắng
Nghề freelance có gì vui? – P3: Sự đánh đổi ngọt ngào
Cuộc sống một mình đâu hẳn là tiêu cực khi bạn có được sự bình an bên trong, khi đã hoà nhịp cùng thiên nhiên, khi ngưng chạy theo đám đông chỉ để khoả lấp đi những thiếu thốn. Vẻ đẹp của cuộc đời tự do đã cho mình cảm nhận những điều đó, để sống mỗi ngày với sự tin tưởng, vững chãi và tận hưởng từng khoảnh khắc thi vị của đời sống xung quanh.
Chia sẻ từ bạn Mai Nguyen (maivoicon)
Bài viết Nghề freelancer có gì vui? P4: Vẻ đẹp cuộc sống của freelancer trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2X2OHvN via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Influencer – Nghề việc nhẹ lương cao dành cho người nổi tiếng
Influencer là một ngành “việc nhẹ, lương cao” (ảnh minh họa)
Chuyện những người nổi tiếng tham gia “quảng cáo” trên mạng xã hội có lẽ đã không còn là điều gì đó quá xa lạ trong thời buổi mạng ảo bùng phát như hiện tại. Công chúng ngày nay đủ thông minh để nhận ra rằng trong bất kì status hay câu chuyện nào được kể bởi những gương mặt đình đám ít nhiều đều sẽ có sự dính dáng đến các thương hiệu hoặc một sản phẩm nào đó có liên quan.
Influencer giúp thương hiệu được nhiều người biết đến
Điều này thể hiện việc tận dụng người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu giờ đây đã phổ biến đến mức bất kì ai cũng có thể nhận thấy sự tồn tại của các chiến dịch này. Đấy chính là influencer marketing (tiếp thị thông qua người ảnh hưởng). Vậy, những người nổi tiếng họ đã tận dụng tên tuổi của mình để đem lại lợi nhuận như thế nào?
Influencer là gì?
Influencer dịch ra có nghĩa là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, tạm hiểu là những người có lượng theo dõi và tương tác mạnh trên các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay như facebook, Instagram, tiktok… Bất kì thông điệp nào được chia sẻ trên trang cá nhân của họ đều sẽ nhận được sự quan tâm lớn hơn rất nhiều so với những tài khoản mạng xã hội khác. Nhờ đó mà thương hiệu có thể phối hợp lồng ghép sản phẩm và bài đăng của họ để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.
Bất kì ai cũng có thể trở thành một người nổi tiếng
Và nếu như nhiều năm trước đây, influencer marketing chỉ bị giới hạn trong một nhóm đối tượng tiềm năng nhất định (ca sĩ, diễn viên, người mẫu…) thì ngay lúc này, cánh cửa đến với “nghề” influencer đã mở rộng hơn rất nhiều khi mà bất cứ ai cũng có thể trở thành “người ảnh hưởng” trên mạng xã hội nếu có chiến lược và biết tận dụng kênh của mình một cách đúng đắn.
Influencer kiếm tiền như thế nào?
Qua các kênh mạng xã hội
Như đã nói ở trên, thu nhập của influencer / KOL chủ yếu đến từ việc quảng cáo sản phẩm thông qua kênh cá nhân của mình. Đấy có thể là fanpage, kênh youtube, hoặc thậm chí là trang cá nhân trên facebook… Kênh có lượng follow và tương tác càng lớn, thu nhập nhận được càng xứng đáng. Việc một status “chơi chơi” trên facebook quảng cáo cho một hãng bột giặt nào đó đem về gần 10 triệu đồng là chuyện bình thường nếu bạn có đủ “tâm” và đủ “tầm”.
Cẩn thận với những cuộc chơi trên mạng xã hội
Đừng bao giờ sử dụng “mánh khóe”
Tuy nhiên một lưu ý nhỏ là tuyệt đối đừng bao giờ sử dụng những tool hack để gia tăng lượng follow cho bản thân mình hòng qua mặt thương hiệu nhé. Các đơn vị quảng cáo thời nay đã quá quen thuộc với những mánh khóe dạng này và họ có những công cụ cũng như thuật toán riêng để nhận biết độ tương tác thật của một người ảnh hưởng. Một khi đã phát hiện ra thì ngoài việc chấm dứt hợp đồng với thương hiệu khả năng cao là bạn sẽ rơi vào danh sách đen của tất cả các công ty quảng cáo trong khu vực đấy.
Một lưu ý nữa là với mỗi dạng quảng cáo khác nhau (status, story, video…) lợi nhuận thu về được cũng sẽ khác nhau. Vậy nên nếu có thể hãy khảo sát giá cả chung của từng dạng bài để tránh phần thiệt về mình bởi rất nhiều công ty trung gian có khuynh hướng ép giá các influencer thấp hơn rất nhiều so với mức giá thực để ăn chênh lệch.
Influencer thường có thu nhập rất khủng
Xem thêm: Bí kíp sống còn cho freelancer hậu dịch covid
Làm thế nào để trở thành một influencer/KOL
Influencer nhìn chung là một ngành khá nhàn bởi ngoài việc xây dựng thương hiệu có phần khá vất vả lúc đầu thì thời gian thực liên quan đến dự án tương đối ngắn. Rất nhiều diễn viên, nghệ sĩ, nhà văn… chọn influencer như một ngành freelancer tay trái để tận dụng những lợi thế sẵn có. Và để bắt đầu cho sự nghiệp trở thành “người ảnh hưởng”, sau khi đã có được một lương follow tương đối ổn (tối thiểu 1000 follow) có thể thử một trong hai cách sau:
Liên lạc với các Agency quảng cáo:
Hiểu một cách đơn giản thì Agency chính là những nhân vật trung gian kết nối thương hiệu và người ảnh hưởng cũng như lên kế hoạch bài bản cho những chiến dịch quảng cáo. Hầu hết các Agency luôn “mở cửa” với những influncer mới miễn là bạn có thái đội tốt và hướng đi rõ ràng. Một số Agency chuyên về influencer nổi trội hiện tại có thể kể đến như: “The A List”, “Minet Asia”, “Viral world”…
Liên lạc với angency để nhận được sự tư vấn
Marketing bản thân:
Thực tế là những influencer “có giá” trên thị trường đều được các thương hiệu săn đón một cách nhiệt tình. Điểm chung của họ là tập trung vào một thế mạnh duy nhất và phát triển nó thay vì cố làm tốt mọi thứ. Nếu bạn review phim tốt hãy tập trung và show mọi thứ liên quan đến review phim trên kênh của bạn.
Xem thêm: Một số cách để Freelancer gây dựng thương hiệu
Đừng cố trở thành một influencer toàn năng hoàn hảo tất cả mọi thứ. Bởi làm vậy sẽ đẩy thương hiệu vào thế khó khi chẳng biết bạn phù hợp với sản phẩm nào để thực hiện chiến dịch quảng cáo. Vậy nên nếu tự muốn đi một mình, hãy tập trung vào thứ mình làm tốt nhất và hoàn thiện nó.
ZOB.vn Team
Bài viết Influencer – Nghề việc nhẹ lương cao dành cho người nổi tiếng trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2A7Jyt9 via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Ghostwriter – Bí mật chỉ dân freelancer “kì cựu” mới biết
Tumblr media
Ghostwriter là một bí mật ngay cả với người trong nghề
Ghostwriter: Nếu làm việc trong nghề hoặc có sự quan tâm đến lĩnh vực viết lách đủ nhiều thì chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến những cụm từ như “chắp bút, viết hộ” mà dân viết thường dùng để ám chỉ ghostwriter – những người không trực tiếp đứng tên sản phẩm do mình tạo ra. Tuy nhiên khi tìm hiểu một cách nghiêm túc về chủ đề này thì rất hiếm, nếu không muốn nói là gần như không một nguồn tin nào cung cấp đủ thông tin về những cây viết “ẩn mình trong bóng tối” này. Ngay cả với dân viết lâu năm trong nghề, ghost writingvẫn là một bí mật mà ít ai đủ khả năng để theo đuổi con đường này.
Ghostwriter là gì?
Tumblr media
Các sản phẩm của ghostwriter được trả với mức giá rất cao
Ghostwriter tạm dịch ra có nghĩa là cây viết bóng ma,những “chuyên gia” trong nghề viết không chỉ bán sản phẩm mà còn kiêm luôn cả dịch vụ pr tên tuổi cho khách hàng khi để họ trực tiếp đứng tên trên sản phẩm một cách công khai với độc giả. Vì nhiều lí do mà phần nhiều trong số đó liên quan đến tiền hoặc những quyền lợi đặc biệt mà các ghost writing sẵn sàng chấp nhận việc không nhắc đến bản thân trong các sản phẩm do chính mình sáng tạo.
Những nội dung mà ghostwriter có thể can dự vào có thể kể đến như sách, bài đăng tạp chí, nội dung youtube hay thậm chí là cả…. status facebook. Và có thể bạn không tin nhưng có một số lượng tác giả không hề nhỏ cả đời gần như chẳng hề viết một chữ nào mà thay đó tên tuổi của họ được tạo dựng nhờ vào việc thuê ghostwriter.
Tại sao rất ít người biết về ghostwriter?
Ghostwriter cần sự bảo mật
Tumblr media
Các ghost writing không được phép nhắc về sản phẩm do mình tạo ra
Như đã nói về tính chất công việc của một cây bút bóng ma, những cây viết này không bao giờ được phép tiết lộ những sản phẩm mình từng thực hiện nếu không muốn phải đền gấp đôi, gấp ba hợp đồng bảo mật đã được thỏa thuận với khách hàng. Thế nên gần như bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được một người tự nhận mình là ghostwriter hoặc nếu có cũng không thể biết họ đã từng viết cho ai với những nội dung gì.
Khách hàng không muốn tiết lộ thông tin
Thêm một lí do khác khiến cho ghost writing gần như trở thành một “mảng xám” với những người trong nghề bởi khách hàng không một ai muốn tiết lộ việc mình thuê một cây viết bóng ma hoàn thiện sản phẩm của mình. Như vậy chẳng khác gì đang tự tuyên bố với thế giới rằng tôi không phải là người thực hiện sản phẩm nào đó và thay vào đó tôi đang khoe với mọi người một quyển sách được viết bởi ghost writing?
Tumblr media
Đây là một vấn đề nhạy cảm mà khách hàng không muốn tiết lộ
Vậy nên việc tìm được một bản tin tuyển dụng ghost writing trong thế giới của người viết gần như là chuyện không bao giờ xảy ra mà thay vào đó khách hàng họ thường tìm kiếm thông qua người quen hoặc những mối quan hệ để bảo đảm độ bảo mật cho công việc này.
Làm thế nào để thử sức với ghostwriter?
Việc cả khách hàng lẫn người viết đều từ chối nhắc đến ghostwriter khiến việc theo đuổi con đường này gần như là một điều bất khả thi nhất là với những cây viết mới vào nghề. Tuy nhiên, nếu thực sự nghiêm túc và có ý định thử sức bạn hoàn toàn có thể tìm đến ghost writing bằng một trong ba cách sau:
Các đơn vị xuất bản
Mặc dù không thừa nhận một cách công khai nhưng phần đông những nhà xuất bản đều đang có nhu cầu tìm kiếm ghost writing để đáp ứng những đơn hàng của khách hàng miễn là bạn có đủ năng lực. Mách nhỏ là để đi được theo hướng này bạn buộc phải đáp ứng được một trong hai tiêu chí hoặc là đã từng tự xuất bản 1 đầu sách để biết cách làm việc với nhà xuất bản hoặc là đã từng tham gia vào sản xuất ít nhất 3 đầu sách (biên soạn, đọc bông, góp bút… )
Team content
Tumblr media
Team content là một trong số ít những nơi công khai tuyển ghost writing
Một cách khác ít được biết đến hơn là tham gia vào những team viết đã xây dựng được tên tuổi trong nghề. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì với những dự án lớn các nhà xuất bản vẫn thường ưu tiên đặt hàng từ các team content lớn hơn bởi nó có sự chuyên nghiệp và tính chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên nhược điểm của cách này là nhuận bút khí đến tay bạn sẽ bị cắt giảm khá nhiều bởi nó đã được chi trả cho khá nhiều công đoạn liên quan đến team viết (biên tập, tìm kiếm khách hàng…).
Xem thêm: 8 Website tuyển cộng tác viên viết bài online
Marketing bản thân
Và cuối cùng đồng thời cũng là cách hiệu quả nhất chính là rèn luyện khả năng của mình nổi bật đến mức khách hàng phải chú ý và chủ động tìm đến để đề nghị một bản hợp đồng ghost writing. Một số phương pháp có thể cân nhắc để marketing bản thân bằng năng lực viết có thể kể đến như đoạt giải từ một cuộc thi, xuất bản sách hoặc đơn giản hơn là tạo dựng một thương hiệu blog của riêng mình. Mặc dù so với hai cách trên marketing bản thân khó hơn rất nhiều nhưng thành quả nó đem lại cũng rất xứng đáng vì bạn có thể tùy ý đàm phán giả cả cùng khách hàng.
ZOB.vn Team
Bài viết Ghostwriter – Bí mật chỉ dân freelancer “kì cựu” mới biết trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/3cG2gXw via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Nghề freelance có gì vui? – P3: Sự đánh đổi ngọt ngào
Sáng ngắm bình minh trên biển, chiều đi đạp xe tắm sông hay tản bộ dưới một khu rừng nhỏ… những giờ phút này chính là nguồn năng lượng sống xoá tan đi âu lo, mệt mỏi, là lúc mình cảm thấy tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống đã quá lớn để vượt qua nỗi sợ về một sự bấp bênh mà người ta hay nói về cái nghề freelance này.
Những món quà vô giá
Mình nhớ một đêm nọ phải thức dậy làm việc lúc 3h sáng vì khách cho deadline gấp. Phải thôi, cái nghề này người ta cần đến bạn là những khi nhân viên full-time không thể đáp ứng được thời gian cũng như chất lượng. Mình phải viết 2 bài khá dài trong đêm đó mà phía khách hàng lại khá khó tính, hay thay đổi nhiều lần. Bắt ghế ra ngoài ban công khi bóng đêm còn bao trùm và trước mặt là laptop như mọi khi. Mình mải mê viết mà không để ý thời gian, không gian xung quanh…
Xem thêm: Nghề freelance có gì vui? P1: Vượt qua nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định
Khi ngẩng mặt lên thì trời đã dần hừng đông, từng tia sáng đỏ hồng cả mặt sông và mặt trời ló dạng từ từ trên làn nước mờ ảo êm đềm trong sương. Mình lặng người nhìn ngắm cảnh tượng ấy và thưởng thức nó như một món quà của ngày mới. Có biết bao buổi bình minh trong đời đã trôi qua nhưng ngày hôm đó là giây phút mình cảm nhận được sự đánh đổi ngọt ngào. Bao nhiêu mệt mỏi vì thiếu ngủ đã tan biến. Thiên nhiên bên ngoài quá tuyệt vời và mình không thích trói bản thân trong những bức tường lạnh lẽo của chốn văn phòng nữa. Mình chợt nghĩ, có lẽ mình không thuộc về nơi đó nữa rồi…
Tumblr media
Món quà của thiên nhiên – 1 quả thông
Nghề freelance làm việc mọi lúc, mọi nơi
Đến tận hôm nay, chốn văn phòng làm việc của mình vẫn là tại bãi cỏ, công viên hay ngọn đồi xanh tươi nào đó, rủng rỉnh hơn thì quán cà phê view đẹp với thức uống thật thơm ngon. Mình cứ ngồi một mình như thế, làm việc với con chữ cũng như thỉnh thoảng trò chuyện với chính mình. Và cái cây, con chim, con kiến, gia đình côn trùng… là người bạn đồng nghiệp đáng yêu. Mỗi đứa đều có sứ mệnh và công chuyện riêng trên đời, rảnh thì chào nhau một cái.
Có lúc, mình thấy nhịp sống cứ như chảy qua người với sự bằng lòng và điềm nhiên, thậm chí vô cùng lặng lẽ, nhưng lại lắm khi rực rỡ.  
Tumblr media
Vừa làm việc vừa nghe thánh ca…
Dành nhiều thời gian cho gia đình
Còn nếu không đi đâu và chỉ ở nhà, thì văn phòng làm việc của mình chính là căn phòng thân yêu đã được mình trang trí và chăm chút mỗi ngày để tăng cảm hứng sáng tạo. Những khi ở nhà, thì niềm vui là bữa cơm với gia đình do chính tay mẹ mình nấu. Giản dị, thân tình, cơm nhà dù là nước tương thì ăn vẫn thấy ngon miệng. Nhưng đa phần là mẹ toàn nấu các món ăn khiến mình ngấu nghiến không ngừng.
Mình ít ở nhà từ năm 18 tuổi khi đi học Đại học, sau đó thuê nhà sống riêng lúc đi làm ở Sài Gòn. Niềm vui lúc đó là một cuộc đời độc lập tự do, không chịu sự quản thúc giờ giấc của ba mẹ và lần đầu tha hồ khám phá cuộc sống riêng ở Sài Gòn. 10 năm sau, là bây giờ, mình trở về nhà mang theo những điều bình dị hơn, là không mải mê tìm kiếm những cuộc vui ồn ào, những cuộc hẹn bar pub náo nhiệt… là khi nhìn thấy ba mẹ già đi từng ngày, mớ tóc mẹ bạc hơn, cái chân ba đau hơn mà mình quyết định sẽ dành nhiều thời gian cho họ lúc còn có thể.
Không hối tiếc
Đúng là cái gì cũng có sự đánh đổi. Mình chọn nghề freelance là chấp nhận đánh đổi những gò bó, tù túng, sợ hãi và nhu cầu luôn được an toàn đến mức không dám làm điều gì theo mong ước bản thân. Để đổi lấy tự do, là chính mình, bên gia đình, tận hưởng thiên nhiên, niềm vui xê dịch và chứng kiến những diễn biến bất ngờ của dòng đời.
Xem thêm: Nghề freelance có gì vui? P2: 3 cách để vượt qua sự lo lắng
Mình từng nghĩ, dù sau này có ra sao, ít nhất mình đã không hối tiếc vì đã chọn một cuộc sống mà trái tim mình khao khát, trải nghiệm sự phong phú của thiên nhiên và học cách thiết lập những niềm tin qua việc gửi đi lời nguyện cầu vào vũ trụ.
Chia sẻ từ bạn Mai Nguyen (maivoicon)
Bài viết Nghề freelance có gì vui? – P3: Sự đánh đổi ngọt ngào trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2ZbzsC6 via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Bí kíp sống còn cho freelancer hậu dịch covid
Freelancer hậu dịch covid: Có lẽ không cần phải nói thêm về những hệ quả kinh tế nặng nề mà đại dịch covid 19 mang lại nhất là với khối ngành quảng cáo – truyền thông khi mà phần lớn những chiến dịch liên quan đều bị ngưng trệ trong khoảng thời gian này. Những job cũ phần lớn đều được thương lượng lại với một mức giá thấp hơn thậm chí là tạm ngưng vô thời hạn.
Tumblr media
Covid đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các freelancer
 Việc tìm kiếm job mới cũng không hề dễ dàng khi mà nguồn việc thì khan hiếm còn những freelancer “khát” việc lại đang quá nhiều. Vậy câu hỏi được đặt ra lúc này là chúng ta – những freelancer với tính chất nghề nghiệp vốn đã rất không ổn định phải làm sao để vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này?
Học thêm kĩ năng cơ bản cho freelancer hậu dịch covid
Đến cả những nhân sự full time gắn bó lâu năm còn đứng trước nguy cơ cắt giảm nhân sự để đảm bảo cho sự sống còn của công ty thì không lí do gì mà những freelancer – những nhân sự tự do không có liên kết về mặt hợp đồng và pháp lí có thể an toàn sống sót qua cơn đại dịch này cả. Vậy nên bằng mọi cách, những freelancer buộc phải chứng minh được giá trị không thể thay thế của bản thân mình.
Tumblr media
Biết nhiều kĩ năng để đảm bảo bản thân không bị đào thải
Và nếu như trước đây các đơn vị thuê ngoài tuyển dụng từng freelancer riêng lẻ cho từng vị trí khác nhau thì bây giờ vì ngân sách hạn chế n��n nên họ cần một người đa dụng, một content biết thiết kế cơ bản, seeding hơn là một người chỉ biết làm duy nhất một việc. Vậy nên việc học thêm một kĩ năng mới gần như trở thành yêu cầu bắt buộc nếu không muốn đánh mất chén cơm của mình. Có thể không nhất thiết phải tài giỏi đến mức đủ để thay thế hoàn toàn những vị trí khác nhưng cũng đừng tệ đến mức ghép ảnh, chỉnh màu cũng cần phải nhờ đến designer.
Xem thêm: Kinh nghiệm làm freelancer: trao đổi kiến thức chuyên môn thường xuyên
Hạ giá chi phí sản phẩm
Có thể với nhiều người làm công việc tự do, hạ giá sản phẩm là một điều tương đối khó chịu bởi từ lâu mức giá được xem như một quy ước ngầm để đánh giá chất lượng của một freelancer trong thị trường lao động “Vàng thau lẫn lộn” hơn bao giờ hết như lúc này. Tuy nhiên với những tác động tiêu cực mà dịch covid mang lại thì nếu cứ khư khư giữ nguyên mức giá cũ thì khả năng cao là bạn vẫn sẽ thất nghiệp trong một khoảng thời gian rất dài.
Tumblr media
Cân nhắc đến việc giảm chi phí sản phẩm
Các doanh nghiệp lúc này phần lớn đều đang gặp vấn đề về kinh phí và họ thực sự không còn quá nhiều chi phí để đầu tư cho các freelancer nhiều như trước. Vậy nên nếu có thể hãy cân nhắc đến việc hạ giá sản phẩm do mình tạo ra, ít nhất là trong giai đoạn này. Đây cũng là một trong những bí kíp để tồn tại của các freelancer hậu dịch covid.
Ch�� động tìm kiếm cơ hội
Rủi ro từ dòng tiền
Căn cứ vào tình hình hiện tại dòng tiền của nhiều đơn vị đang gặp phải rất nhiều vấn đề nên việc cần làm là tìm kiếm thêm nhiều cơ hội bên ngoài cố gắng gấp đôi nhiều công việc một lúc để đề phòng rủi ro. Nếu dòng tiền được xử lí một cách không thỏa đáng khoản lương định kì của bạn có thể sẽ phải về chậm hơn một hai tháng hoặc trường hợp tệ hơn cả là nguy cơ nghỉ việc vì công ty phá sản.
Tumblr media
Freelancer là một nghề đối diện với rất nhiều rủi ro
Mở rộng vùng an toàn của bản thân
Freelancer hậu dịch covid: Với tính chất công việc đã quá quen với sự không ổn định thì những freelancer sẽ là người có khả năng thích nghi nhanh hơn bất kì ai. Và như thường lệ việc mở rộng vùng an toàn của bản thân tìm kiếm thêm cơ hội việc làm khác cố gấp đôi, gấp ba gần như là bắt buộc để duy trì sự tồn tại trước cơn khủng hoảng này. Một lời khuyên nhỏ là nếu đang có ý định nhận thêm công việc trong giai đoạn này thì chỉ nên tập trung vào những job ngắn hạn thay vì những job lớn và lâu dài. Bởi ngay khi nhịp sống quay trở lại như bình thường bạn sẽ rất khó thở với khối lượng công việc khổng lồ mà mình đã đem về đấy.
Xem thêm: Một số cách để Freelancer gây dựng thương hiệu
Dự trù rủi ro cho freelancer hậu dịch covid
Sau khi dần rơi vào quỹ đạo ổn định nên tính tới việc chuẩn bị một khoản dư an toàn vừa đủ để đối phó với những tình huống tương tự bởi trong thời buổi biến động như hiện tại một dịch covid thứ 2 hay một vấn đề tương tự hoàn toàn có thể xảy ra bất kì lúc nào và với bất kì ai. Cách đơn giản nhất là vào mọi thời điểm hãy cố gắng tích lũy một khoảng tiền tiết kiệm đủ dùng trong 3 đến 6 tháng.
Một phương pháp khác có thể cân nhắc là tham gia quan sát những group tuyển dụng việc làm cũng như giữ liên lạc với những người làm công việc tuyển dụng liên quan đến ngành để biết được những gì đang diễn ra xung quanh công việc của mình. Như vậy không những cập nhật nhanh được những cơ hội hiện có mà khi rủi ro đến hoàn toàn có thể phản ứng nhanh được bằng việc tìm cho mình những job dự phòng (mặc dù chi phí có thể thấp hơn) để đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của một người làm công việc tự do.
ZOB.vn Team
Bài viết Bí kíp sống còn cho freelancer hậu dịch covid trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/3dDYBte via IFTTT
0 notes
hoangminhzob · 4 years
Text
Nghề freelance có gì vui? P2: 3 cách để vượt qua sự lo lắng
Nghề freelance có gì vui? Tiếp theo phần trước, sau khi nhận ra được nỗi sợ từ cuộc sống không ổn định thì làm cách nào để sống chung với nó một cách êm đẹp. Mình xin chia sẻ thêm về 3 cách để vững bước hơn trong giai đoạn đầu tiên.
Chuẩn bị tài chính để… tự tin hơn.
Bước chuẩn bị tài chính rất quan trọng và cần thiết vì nó sẽ giúp nỗi sợ của bạn… ít đi một chút. Bạn cảm thấy an toàn trong thời gian mới lưu lạc vào cuộc sống tự do phía trước nhưng tài chính như thế nào là đủ cho vùng an toàn tối thiểu của bạn?
Mình đọc một số kinh nghiệm của các “digital nomad” (du mục số) thì người ta khuyên là bạn nên có số tiền ít nhất đủ nuôi sống trong vòng 3 tháng đầu tiên nếu lỡ may chưa có việc gì làm. Riêng mình thì trong quá trình đi làm trước đó, mình cũng tích luỹ được tiền bạc nên có một khoản tiết kiệm cho mình sống đủ trong 6 tháng nếu không làm gì. Mình thầm biết ơn bản thân vì trong thời gian đi làm đã chịu khó để dành tiền, làm sổ tiết kiệm cá nhân để cần cho những bước chuyển như thế này.
Tumblr media
Ý thức được việc có tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn rất nhiều trong những giai đoạn chuyển giao
Nhưng thú thật, mình cũng không muốn xài quá nhiều trong số tiền này nên thời gian đầu thực sự mình đã thắt chặt chi tiêu nhiều nhất có thể: chỉ xài những khoản thật sự cần thiết như tiền nhà, ăn uống cơ bản, xăng cộ. Mình cũng bất ngờ nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa nhu cầu và ham muốn khi chi tiêu.
Và tiền bạc, dù ít hay nhiều cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc trải nghiệm cuộc sống phong phú. Một người tận hưởng dịch vụ 5 sao ở resort với sự xa hoa hào nhoáng cũng không khác lắm với một người trải thảm nằm dưới bãi cỏ xanh ngắm mây trời với 1 ít bánh trái đơn giản. Vì mục đích cuối cùng của đời người chúng ta vẫn là câu hỏi: Rồi tôi có cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có hay không?
Xem thêm: Nghề freelance có gì vui? P1: Vượt qua nỗi sợ về một cuộc sống không ổn định
Học cách đặt ĐÚNG câu hỏi
Bạn không thể cưỡng lại những gì cuộc sống mang đến nhưng bạn có quyền quyết định cách đối mặt với nó. Bất kỳ trải nghiệm hay sự việc nào xảy ra, hãy tự hỏi là “tôi đang học được bài học gì từ đây?”, “wow, vũ trụ ơi, người đang muốn con nhận ra điều gì”. Trải nghiệm – chính là một món quà để bạn học ra bài học cho chính mình để phát triển bản thân hơn nữa.
Tumblr media
Cuộc sống là một món quà.
Vì bạn chính là một linh hồn tới kiếp sống này để trải nghiệm cuộc sống con người. Vậy hãy hoan hỉ đón nhận những buồn vui, chơi đùa cùng cuộc đời. Là con người chứ không phải gỗ đá, không cần ép bản thân phải luôn vui và tích cực. Có những lúc mình cũng buồn bã, chán nản vì job không diễn ra, khách hàng hỏi xong im lặng, bị mất job v.v… thì hãy cho phép bản thân được buồn bã, chán nản. Tiếp theo, đặt câu hỏi ĐÚNG cho cảm xúc này muốn đem tới điều gì cho mình. Thế thôi, cảm xúc chỉ là hiện tượng, đến rồi sẽ đi. Quan trọng là thông điệp mà bạn nhận được từ hiện tượng đó.
Phát đi thông điệp dưới mọi hình thức
Giống như việc phải rải hạt giống để trồng cây, sẽ có hạt nảy mầm và có hạt không. Để bắt đầu công việc tự do này, bạn cũng cần “quảng bá” bản thân một chút trên trang cá nhân từ Facebook, Linkedin tới những trang tìm việc freelance như Thuengay, các group làm freelance. Chưa biết kết quả có đem lại khách hàng cho bạn không, nhưng trước tiên hãy là người gieo những hạt mầm này đi.
Tumblr media
Trân trọng và biết ơn từng cơ hội đến với bạn.
Thông tin thì bạn cần ghi rõ kinh nghiệm, thế mạnh, portfolio cũng như tác phong làm việc như thế nào để khách hàng dễ “bắt hình dong”. Hơn nữa, làm việc với khách hàng bằng một thái độ trân trọng, nhiệt tình và giúp đỡ trong hết khả năng của mình như chính họ là bạn bè thân thiết và người thân. Vì chính họ sẽ là “ông mai bà mối” giới thiệu cho bạn những khách hàng tiếp theo và cho dù kết thúc công việc, thỉnh thoảng cũng nên hỏi thăm, tương tác với họ để người ta còn nhớ đến bạn.
Bắt đầu với tâm niệm và cách giao tiếp rằng: tôi có thể làm gì tốt nhất cho công việc của bạn?. Trân trọng từng cơ hội ban đầu với sự cảm kích và ghi nhận sâu sắc để từ đó nhiều công việc tốt hơn sẽ chạm ngõ đến bên bạn. Đây cũng là một tình huống tuyệt vời để bạn thực tập nhiều hơn nữa lòng biết ơn trong cuộc sống và làm giàu thêm sự trù phú bên trong bạn.
Nghề freelance có gì vui?
Nhìn khái quát hơn, thì 3 điều này cũng là một trong những giá trị sống tốt đẹp giúp bản thân chúng ta vững vàng, tích cực và nhiều niềm vui hơn. Chỉ là khi đặt trong tình huống cụ thể của cuộc sống freelance thì mình thấy nó biểu hiện rõ hơn với bản thân mình.
Mỗi người một con đường đi khác nhau nhưng chúng ta đều có đích đến giống nhau: đó là một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy từ bên trong. Có thể bạn cũng đã và đang đi đến những giá trị này ở trong một hoàn cảnh và bài học khác.
Chia sẻ từ bạn Mai Nguyen (maivoicon)
Bài viết Nghề freelance có gì vui? P2: 3 cách để vượt qua sự lo lắng trích từ ZOB.vn.
from WordPress https://ift.tt/2YWkOhV via IFTTT
0 notes