Tumgik
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Những người lạc lối, những kẻ ăn năn
(truy cập từ https://danlambaovn.blogspot.com/2020/06/nhung-nguoi-lac-loi-nhung-ke-nan.html)
Tumblr media
 Trần Anh Kiệt (Danlambao) Nhiều nhà văn và nhà chính trị như Soljenitsine, tổng thống Mỹ Ronald Reagan, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Nga Boris Yeltsin, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có những câu nói bất hủ về chủ nghĩa cộng sản nhưng tôi thích nhất là nhận xét của đức Đạt-lai Lạt-ma: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh và là loài trùng độc sinh sôi nảy nở trên rác rưởi của cuộc đời… Cộng sản sinh ra từ nghèo đói và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực và sẽ chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại”.
Chủ nghĩa cộng sản được áp đặt ở Đông Âu sau chiến tranh chống Đức quốc xã qua đường tiến binh của Liên Xô. Nó lợi dụng sự bất mãn của nông dân dưới triều đại Nga hoàng. Nó kích thích sự phẫn nộ của nông dân bị áp bức bởi các lãnh chúa quân phiệt ở Trung Hoa. Tại VN, nó lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân chống Pháp để lên nắm quyền, tiêu diệt người quốc gia. Nó sống bằng dối trá, ngự trị bằng bạo lực. Rõ là loài trùng độc khát máu, đục phá đạo đức xã hội, làm mờ tối lương tâm con người, sống nhởn nhơ trên đau khổ, nhục nhằn của dân tộc. Nó đã chết trong sự nguyền rủa ở Đông Âu và nó sẽ chết ở Việt Nam để cho đất nước vươn lên, để dân tộc được tự do, quyền làm người được tôn trọng. Tuy nhiên lịch sử có ghi, từ trong bức màn sắt đã có những anh hùng đứng lên làm cuộc đổi đời, dẹp tan cơn ác mộng cộng sản.
Hungary và Tiệp Khắc là hai nơi sớm có người lãnh đạo cộng sản thức tỉnh. Thủ tướng Hungary Imre Nagy vào năm 1956 đã hưởng ứng cuộc nổi dậy quy mô của dân chúng chống chủ nghĩa cộng sản. Thủ đô Budapest, một Paris thu hẹp, có dòng sông Danube đẹp xanh lơ phải chịu đựng cảnh đổ máu do đoàn quân Liên Xô tiến vào đàn áp. Imre Nagy, người lãnh đạo cộng sản biết ăn năn đã bị xử tử hình.
Mùa Xuân ở Prague, thủ đô Tiệp khắc, vào năm 1968, bốn trăm ngàn quân Liên Xô đã tiến vào đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng. Cuộc nổi dậy này có sự đồng thuận của ông Alexander Dubcek, tổng bí thư đảng cộng sản, người muốn thiết lập một chế độ xã hội có tình người. Ông bị truất đi mọi quyền lực, nhẫn nhục làm lao công quét lá ở công viên trên hai mươi năm cho đến ngày chế độ cộng sản bị sụp đổ. Người cộng sản sớm ăn năn khi xưa đã trở thành chủ tịch một nước tự do.
Ở Nga, Mikhail Gorbatchev khi lên nắm chức tổng bí thư đảng cộng sản vào 1985 đã thả tù chính trị, chủ trương “perestroika” và “glasnost” cho người dân Liên Xô được tự do tư tưởng. Tuy có một thành phần dân chúng trách ông đã làm tan rã Liên bang Xô-viết nhưng thế giới ghi ơn ông đã vứt bỏ chủ trương Brejnev, không can thiệp đàn áp các cuộc nổi dậy muốn thoát ly chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Nhờ thế Đông Âu mới tìm lại được nền dân chủ tự do.
Cũng tại Nga, Boris Yeltsin, nguyên bí thư thành ủy Moscow trở thành người chống cộng quyết liệt. Người cộng sản biết ăn năn này là nhân vật chính làm tan rã chế độ cộng sản, thiết lập một nền dân chủ mới cho Liên bang Nga mà Putin là người thừa kế.
Tại Việt Nam thì sao? Trước mắt chỉ thấy một bọn gia nô Tàu cộng, lạnh lùng trước nguy cơ hủy diệt dân tộc. Tuy nhiên tôi nhớ đến tên một người can đảm: Trần Xuân Bách, ủy viên bộ chính trị, bí thư trung ương đảng. Ông có những bài viết chủ trương đa nguyên, đa đảng trong thời gian Gorbachev cầm quyền ở Liên Xô. Ông bị hạ bệ, tước bỏ mọi chức tước và chết vào năm 2006. Vợ ông được đảng cho làm người giữ xe máy.
Thời sinh viên, tôi rất kính phục tài học của hai người trí thức sống ở miền Bắc là Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường, thành danh vang dội ở Pháp nhưng bỏ về VN góp công vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Trần Đức Thảo (1917 – 2006) có bằng thạc sỹ triết học (agrégé) và tiến sỹ triết học, cựu sinh viên trường cao đẳng Sư phạm (École Normale supérieure – ENS) một trường danh giá bậc nhất ở Pháp. Ông là một người có tên tuổi trong văn chương triết học Pháp, bạn cùng lớp với Jean François Revel, nhà văn, nhà báo nổi tiếng, thành viên Hàn lâm viện Pháp. Ông J. F. Revel là thân phụ của Matthieu Ricard, tu sỹ Phật giáo, đại diện cho đức Đạt-lai Lạt-ma ở Pháp. Ông Trần Đức Thảo là triết gia Mác-xít, về nước năm 1951, theo cách mạng chống Pháp như bao người yêu nước khác. Sau 1954, ông được cộng sản cho làm khoa trưởng khoa sử đại học Hà Nội. Chỉ vì hai bài viết trên Nhân văn – Giai phẩm chỉ trích chính phủ, ông bị tước bỏ mọi chức tước, sống lây lất bằng cách dịch sách Pháp. Trong cuộc sống đọa đày, nhà triết học Mác-xít thuở thiếu thời sau cùng đã thức tỉnh khi sống trong chế độ cộng sản. Ông đã đem tài năng của mình để phân tích các sai lầm của chủ nghĩa Mác-xít. Nhờ các người bạn Pháp đã thành danh lớn, ông được sang Pháp vào cuối đời và chết tại đây.
Ông Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 1997) lúc 23 tuổi đậu liên tiếp bằng tiến sỹ luật và tiến sỹ văn chương Pháp. Vào năm 1989, ông viện trưởng đại học Paris VII đã nói: Trong vòng 60 năm qua chưa có sinh viên Pháp hay ngoại quốc nào có thành tích học vấn lỗi lạc như ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông Tường về nước năm 1932, tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng không theo đảng cộng sản. Ông được chính quyền cộng sản cho làm khoa trưởng đại học Luật khoa và có văn phòng luật sư. Vào năm 1956, chỉ vì bài tham luận trên Nhân văn – Giai phẩm, chỉ trích chính sách cải cách ruộng đất, ông bị tước mọi chức tước, cấm hành nghề luật sư, sống lây lất. Vào cuối đời, ông viết quyển “Un ex-communié” (Kẻ bị rút phép thông công). Ông Tường không theo Mác-xít như ông Thảo nhưng bị nhốt bên trong bức màn sắt. Cộng sản không cần một thiên tài chống đảng như ông Tường.
Ông Tường và ông Thảo là tấm gương soi sáng về số phận của những trí thức không hùa theo đảng cộng sản, nhưng ở miền Nam có biết bao nhiêu trí thức ngu muội lọt vào bẫy tuyên truyền của cộng sản vì chưa sống với họ, không tin những bằng chứng về cái ngu và cái ác của họ vì nó vượt qua sức tưởng tượng và lý trí của con người bình thường. Khi thức tỉnh thì đã quá muộn màng. Tôi chỉ kể vài trường hợp mà bản thân tôi biết rõ.
Châu Tâm Luân, tiến sỹ canh nông ở Mỹ, giáo sư trường Kỹ sư canh nông Sài Gòn. Một người bạn của tôi cùng học trường Tabert với Luân cho biết anh là một người hiền lành, giàu tâm huyết. Vào một ngày vào đầu thập niên 1970, khi đi ăn sáng với một người bạn, tôi gặp anh Luân ngồi cùng bàn. Trong cuộc mạn đàm về tình hình chính trị, bỗng nhiên tôi được nghe Luân nói: “… Không đâu anh. Mỹ đã đem 500 ngàn quân qua VN mà không làm gì được ta…”. Thật bất ngờ! Tại sao anh trí thức này lập lại cái luận điệu của MTGPMN. Sau đó, tôi mới biết là Luân nằm trong nhóm bà Ngô Bá Thành, thành phần thứ ba do cộng sản giựt dây. Vài năm sau 1975, Luân vỡ mộng, vượt biên qua Mã Lai, bị người tỵ nạn hành hung vì quá trình thân cộng. Mỹ từ chối nhận đứa con phản bội. Thụy Sỹ đã cho anh dung thân. Một sự thức tỉnh muộn màng. Anh Luân đã qua đời cách đây 2 năm.
Sau 1975, người thức tỉnh sớm nhất trong MTGPMN mà tôi biết là ông Huỳnh Văn Nghị thầy dạy toán của tôi và là chồng của bác sỹ Dương Quỳnh Hoa. Ông đậu cao học Toán ở Sorbonne nhưng chưa trình luận án tiến sỹ quốc gia. Ông là người cương nghị, thành thật, khiêm tốn, có một lần thú nhận mình giải một bài toán thua một người học trò. Sau biến cố Tết Mậu thân, ông theo đám Lâm Văn Tết trốn vào mật khu Việt cộng. Nơi đây, ông bị bệnh được bác sỹ Dương Quỳnh Hoa chăm sóc và họ trở thành vợ chồng. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Dương Quỳnh Hoa xuất hiện với tư cách bộ trưởng y tế MTGPMN. Một người bạn tôi tới thăm ông Nghị, cho biết ông rất thất vọng về cộng sản, kiếm một mảnh đất gần xa lộ nuôi gà để sống. Bác sỹ Hoa, vợ ông với cung cách ăn nói tự do dưới thời VNCH cũng mất mọi chức tước sau khi MTGPMN giải tán.
Người ăn năn có quyền lực lớn trong MTGPMN là bộ trưởng tư pháp Trương Như Tảng. Ông có bằng đại học luật và chính trị học ở Pháp, hành nghề luật sư ở Sài Gòn, theo cộng sản từ khi ở Pháp. Bị bắt và kêu án 2 năm tù treo thời quốc gia, Trương Như Tảng vào mật khu năm 1967, và là một trong những người sáng lập MTGPMN. Theo lời Trương Như Tảng cho biết trong quyển “Mémoires d’un viêt-công” (Hồi ký của một tên Việt cộng) mà ông viết sau khi vượt biển đến Indonesia năm 1978 và định cư ở Pháp, ông bắt đầu tỉnh ngộ và bất mãn khi cộng sản miền Bắc đối xử tệ bạc với MTGPMN. Hơn nữa, làm bộ trưởng tư pháp mà ông không thể can thiệp được cho hai người em khỏi tù ngục cộng sản: Trương Như Bích, TGĐ [tổng giám đốc] hối đoái, ngân hàng quốc gia và Trương Như Quýnh, bác sỹ. Ông Quýnh ở tù CS đến 1985 mới được thả.
Bản thân tôi vẫn giữ tình cảm đẹp với một người cộng sản nằm vùng đã thức tỉnh sớm: anh Nguyễn Văn Diệp. Anh Diệp làm phó tổng giám đốc Việt Nam ngân hàng, một ngân hàng tư khá lớn thời VNCH [Việt Nam Cộng hoà]. Anh bị cảnh sát quốc gia bắt nhiều lần vì tội hoạt động cho cộng sản nhưng không truy tố. Khi lên làm phó thủ tướng, ông Nguyễn Văn Hảo mời anh Nguyễn Văn Diệp làm tổng trưởng kinh tế. Sau 1975, CSVN cho anh làm trưởng phòng trong ủy ban khoa học kỹ thuật. Sau 4 năm ở tù ở Long Thành rồi Bến Tre, tôi được CSVN cho về làm việc nơi đây cùng với một số chuyên viên cao cấp thời VNCH: anh Phạm Minh Dưỡng – TGĐ hỏa xa, anh Nguyễn Văn Hải – TGĐ công ty Đường, anh Hồ Tấn Phát – TGĐ Điện lực, anh Phí Minh Tâm – GĐ [giám đốc] viện Định chuẩn v.v… Anh Diệp thường tỏ ra bất mãn vì bị một số cán bộ cộng sản “tép riêu” từ Bắc vào xem thường tuổi đảng và trí thức của anh. Anh nhẫn nhịn chịu đựng hằng ngày sự mỉa mai của các anh “ngụy” quen biết thuở xưa như hai anh Dưỡng và Phát. Hai vị này sau khi ở tù về đang được vợ bảo lãnh sắp đi Pháp nên không nể nang tên “nằm vùng phản trắc”. Một ngày nọ, sau khi anh Hải vượt biển thành công, anh Diệp kêu tôi vào văn phòng tâm sự: “Anh Kiệt, tôi không biết trong tương lai anh lưu lạc đến phương trời nào nhưng tôi cho anh điện thoại và địa chỉ của con tôi ở Thụy Sỹ, nó có thể giúp anh”. Khoảng 7 năm sau, khi tôi gặp phó thủ tướng DKN ở Cameroun, ông cho biết anh Diệp bị cộng sản đầu độc chết tại nhà một mình, vợ con đang ở Thụy Sỹ.
Thời VNCH vào đầu thập niên 1970, chúng ta chứng kiến bao cuộc xuống đường của sinh viên học sinh chống đối chính phủ. Các phong trào xuống đường ấy hoàn toàn do cộng sản giựt dây. Một số thủ lãnh sinh viên sau này trở thành đảng viên cộng sản hưởng ân huệ của đảng một thời gian: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Hữu Thái, Lê Công Giàu v.v… Một số người đã thức tỉnh muộn màng khi không còn quyền lực do đảng ban cho. Ta có thể nghe lời phát biểu của họ trong cuốn phim của André Menras: “Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong”.
André Menras là một giáo sư người Pháp sống ở Việt Nam trong thời chiến tranh. Lập được nhiều công lớn cho CSVN trên mặt trận tuyên truyền nên được cấp quốc tịch VN với tên Hồ Cương Quyết. Ngày hôm nay, ông trở thành đối tượng thù nghịch bị CS theo dõi từng bước. Cuốn phim “VN: Tiếng gào thét từ bên trong” do chính ông thực hiện các cuộc phỏng vấn là một hành động sám hối cho một quá trình tiếp tay cho cộng sản. Ông nói ở đầu phim:
“Cuốn phim này muốn trao lời cho những con người đang khó sống. Họ biết có thể sẽ bị đàn áp nhưng họ muốn lên tiếng mạnh mẽ. Tất cả đều sống ở Việt Nam. Nhiều người trong họ là những nhân sỹ đã thành danh trong xã hội VN. Họ đã dành trọn tuổi trẻ và phần lớn cuộc đời để ủng hộ chính quyền này. Một số khác là những con người vô danh muốn nêu lên những khổ đau và phẩn uất của họ, những ước mơ hạnh phúc, những cuộc đời đấu tranh bị chiếm đoạt, tâm trạng bị bỏ rơi, hoang mang chen lẫn phẫn nộ khi dùi cui và xe ủi đã biến cuộc đời mồ hôi nước mắt của họ thành những hoang mạc phế tàn”.
Một trong những nhân sỹ thành danh mà ông Menras nói đến là bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm. Huỳnh Tấn Mẫm hôm nay không còn dáng dấp hăng say của anh sinh viên y khoa, chủ tịch tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1969 – 1970, vâng theo lời cộng sản, kích động sinh viên học sinh biểu tình chống chính phủ VNCH. Chỉ còn là một người ốm yếu, da mặt nhợt nhạt vì bị bệnh tim đã một lần bị đột quỵ sau khi phản kháng dữ dội công an cộng sản lục soát cơ sở của ông ở Củ Chi. “Bọn nó đông lắm” bao vây nhà tôi. Danh từ “bọn nó” dùng để chỉ cộng sản đã nói rõ Huỳnh Tấn Mẫm hôm nay không còn cùng chung giới tuyến với cộng sản. Ông ta có ăn năn về quá khứ của mình không? Ăn năn vì lầm tin cộng sản cũng như bao trí thức nằm vùng ở miền Nam.
Cùng thời với Huỳnh Tấn Mẫm, có hai sinh viên hoạt động cho cộng sản thời VNCH mà tôi còn nhớ được là Lê Công Giàu và Bùi Chí Lan. Cả ba cùng với Nguyễn Văn Kết và Võ Văn Thôn, cựu cán bộ MTGPMN bị trung ương đảng kết tội tự diễn biến, tự chuyển hóa. Họ được gọi lên ban tuyên huấn thành ủy để giáo dục. Huỳnh Tấn Mẫm có một thời được đảng cho làm tổng biên tập báo Thanh niên. Lê Công Giàu hưởng được ơn của đảng lên được chức phó bí thư thành đoàn TPHCM. Theo Nguyễn Văn Kết thì Bùi Chí Lan đã nói trước ban tuyên huấn: “Dân nói rằng đảng hèn với giặc, ác với dân”. Lê Công Giàu đã phát biểu trong phim như sau:
“Tất cả vấn đề tham nhũng, giáo dục, y tế đều do thể chế. Phải sửa thể chế toàn trị độc quyền... Đường lối nhà nước sau 1975 là sai lầm nên không đoàn kết được, không hòa hợp được. Phải có chánh sách xóa bỏ hận thù mới đoàn kết được. Về học tập cải tạo, tại sao bắt giam người ta tới mười mấy năm trời? Mà những ông tướng, ông sỹ quan đó làm sao có thể làm biến đổi cái suy nghĩ của họ được, mỗi người có cái suy nghĩ riêng. Phải mời họ nghe đường lối chánh sách rồi thả họ ra…”.
Thật Lê Công Giàu không hiểu cộng sản chút nào, chẳng trách đã lạc lối cống hiến đời thanh thiếu niên cho quỷ dữ.
Vài nhân vật khác, thuộc MTGPMN cũng bày tỏ thất vọng chua cay về cái chế độ độc tôn, toàn trị, bóp nghẹt tự do con người: Nguyễn Văn Kết, cựu thư ký của bí thư thành ủy Sài Gòn (Mai Chí Thọ); Kha Lương Ngãi, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, Lê Thân, người phát ngôn câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.
Trong phim, tôi còn thấy thiếu sót hai cái tên từng khuấy động nền chính trị VNCH: sinh viên kiến trúc Nguyễn Hữu Thái và học sinh Lê Văn Nuôi. Có lẽ họ còn nhờ ơn mưa móc của đảng nên không dám lộ diện. Lê Văn Nuôi có một thời làm tổng biên tập báo Tuổi trẻ rồi bị khai trừ. Nguyễn Hữu Thái được CSVN xác nhận là người đã đặt bom ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông.
Một tên tuổi khác vắng mặt trong phim là Hồ Ngọc Nhuận, ký giả, dân biểu VNCH. Ba của Hồ Ngọc Nhuận là cán bộ giao liên của Việt cộng ở Bến Tranh (Mỹ Tho) còn Hồ Ngọc Nhuận thì dùng báo Tin sáng để đả phá chính phủ VNCH chưa kể những hoạt động phá hoại với tư cách dân biểu. Có một lúc tôi xem được một bản tin cho biết Hồ Ngọc Nhuận than phiền bị đối xử tệ bạc khi đi bệnh viện. Thua thời VNCH! Một bản tin khác ghi lời Hồ Ngọc Nhuận liên quan đến kiến nghị của một nhóm trí thức chống Trung quốc: Tôi bây giờ già lão, không làm được gì!
Ta hãy theo dõi sau đây những lời tâm sự trong phim của những người cộng sản đã thức tỉnh và những người cộng sản chống Tàu cộng. Mở đầu là một người trẻ đã từng ở Mỹ, bị tù 3 năm dưới chế độ cộng sản vì hoạt động nhân quyền:
Lê Quốc Quân, luật sư, nguyên cố vấn ngân hàng Thế giới và quỹ Liên hiệp quốc về phát triển:
“Khát vọng lớn nhất của con người là quyền tự do, quyền sống hạnh phúc trong ấy có quyền biểu đạt, quyền ngôn luận. Nhưng những thứ ấy không có được, ngay tôi muốn đi biểu tình cũng không được. Như vậy khát vọng tự do mà tôi mong muốn không thực hiện được, đó là sự thiệt hại lớn đối với con người... Tuy nhiên, tôi vẫn tìm cách tôi nói. Trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay là tôi thực hiện quyền tự do của tôi, tôi không sợ ai cả”.
Phạm Toàn, nhà văn, nhà giáo, cựu chiến binh QĐNDVN, đồng sáng lập mạng xã hội “Bauxite Vietnam”:
“Chúng tôi tưởng cách mạng đem đến tự do nhưng chúng tôi không hề ngờ rằng sẽ có sự lật ngược…”.
Từ balcon nhà, ông nhìn ra cầu Phù Đổng. Ngày đêm có khoảng 5.000 chiếc cam-nhông qua lại biên giới với Trung quốc. “Như thế là thống trị. Xâm lăng thì đã xâm lăng, bây giờ là thống trị”.
Nguyên Ngọc, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh QĐNHVN, đảng viên cộng sản (62 năm), chủ xướng Văn đoàn độc lập, ra khỏi đảng CS năm 2018:
“Đảng cộng sản đặt quyền lợi dân tộc dưới quyền lợi của chủ nghĩa, chủ nghĩa đó bản thân của nó cũng đã bị tha hóa suy thoái... Nắm quyền để phục vụ một nhóm lợi ích, gọi là tư bản đỏ. Cái tham nhũng là tất yếu. Thật dã man. Chế độ này không đáng tồn tại tí nào cả. Đảng trở thành phản dân hại nước”.
Chu Hảo, giáo sư tiến sỹ khoa học, nguyên thứ trưởng bộ khoa học & công nghệ, giám đốc nhà xuất bản Tri thức, ra khỏi đảng cộng sản năm 2018:
“Chú bác và cha tôi theo cách mạng là do tinh thần yêu nước nhưng họ không ý thức nhiều về chủ nghỉa cộng sản.
“Các anh ở bộ chính trị là những người hèn... Cái việc các anh phải làm là phải chứng tỏ cho toàn dân biết là các anh không hèn, người VN không hèn…” (trước sự xâm lăng của Trung quốc ở biên giới, mất đất ở ải Nam Quan và [thác] Bản Giốc).
Nguyển Thị Kim Chi, nghệ sỹ ưu tú, ra khỏi đảng CS năm 2018:
“Chính thể này họ biết không được lòng dân. Nếu đã biết như vậy họ phải lắng nghe ý nguyện của dân. Nhưng càng ngày tôi càng thấy họ ‘trị’ chớ không phải lãnh đạo... Nói, nghe, nghĩ, phải theo sự điều khiển của họ không bao giờ chúng tôi được tự do…”.
Nguyễn Văn Kết, 50 tuổi đảng, nguyên thư ký của bí thư thành ủy Sài Gòn (Mai Chí Thọ):
“Sau khi chúng tôi ký bức thư 61 đảng viên, trung ương kết tội chúng tôi tự diễn biến, tự chuyển hóa, đưa chúng tôi vào ban tuyên huấn thành ủy để giáo dục. Năm anh em chúng tôi Vỏ Văn Thôn, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, tôi và Bùi Chí Lan... Bùi Chí Lan nói với họ: dân của mình nói là đảng hèn với giặc, ác với dân…”.
Lê Thân, đảng viên, cựu tù nhân chính trị chế độ cũ, người phát ngôn câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng:
“Nếu nói thắng thì miền Bắc thắng về quân sự nhưng thực tế là thua toàn diện. Những gì mà miền Bắc phê phán miền Nam thì bây giờ miền Bắc phải đi theo con đường miền Nam trước đây. Sống trong xã hội này, tôi bất an. Ngày nào mở tờ báo ra cũng thấy tham nhũng, giết người, đầu trộm đuôi cướp. Công an đáng lẽ phải bảo vệ nhân dân lại gây khó khăn, đánh đập nhân dân trong những lần biểu tình.
Người ta tổ chức 30 tháng 4 rần rộ. Nhưng cuộc chiến 17-2-1979 là cuộc chiến vĩ đại toàn dân chống xâm lược... lại không cho nhân dân tưởng nhớ đến. Anh em mới suy nghĩ: đảng này là đảng của ai…”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 104 tuổi, 72 tuổi đảng, 13 năm làm đại sứ VN ở Trung quốc:
“Trước hết phải có nền dân chủ. Không có dân chủ không làm được gì.
Truyền thống của lãnh đạo Trung quốc là lấy thịt đè người. Việt Nam phải sống bên cạnh anh khổng lồ tham lam, cái gì cũng muốn VN phải phục tùng Trung quốc”.
Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội Nhà báo độc lập, nguyên cán bộ an ninh TPHCM, ra khỏi đảng năm 2013:
“Theo luật thì người nước ngoài không có quyền mua đất. Nhưng theo những người broker thì trong 5 năm qua, khoảng 30% đến 60% mua bán đất đều có bàn tay của Trung quốc, không những ở Sài Gòn, mà đặc biệt là ở vùng duyên hải như Đà Nẵng, Nha Trang. Ở Đà Nẵng có nhiều khu phố mới xây của Trung quốc mà VN không có quyền kiểm soát…”.
Trần Đức Anh Sơn, tiến sỹ sử học, nguyên phó viện trưởng viện Phát triển kinh tế, xã hội Đà Nẵng, bị khai trừ đảng năm 2019:
“… Người Trung quốc ngoài việc đưa người qua làm ăn sẽ cài người vào biến thành đội quân gián điệp khi có chiến tranh với VN…”.
Huỳnh Tấn Mẫm, bác sỹ y khoa, nguyên chủ tịch tổng hội sinh viên Sài Gòn (1969 – 1970), nguyên tổng biên tập báo Thanh niên:
“… Họ theo dõi tôi lên ngôi trường ở Củ Chi, vào lục soát. Tôi phản ứng dữ dội, rồi tôi bị đột quỵ... Tôi cùng mấy anh em tranh đấu đòi bỏ điều 4 hiến pháp (đảng cộng sản độc tôn lãnh đạo)... Kể từ khi tôi đi ra biểu tình ở nhà hát Lớn thì tuần nào cũng có hàng mấy chục công an bao vây nhà tôi... bọn nó đông quá…”.
Giáo sư Tương Lai, cựu chiến binh QĐNDVN, thành viên ban tư vấn thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải:
“Tại đây, tôi làm lễ kỷ niệm Lưu Hiểu Ba, người dương cao ngọn cờ chống cộng sản Trung quốc độc tài. Khi Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hòa bình thì là một nhát dao đâm vào tim cộng sản Trung quốc... Do đó người ta đòi khai trừ tôi khỏi đảng... Chống Trung quốc là hòn đá thử vàng cho nhân cách của những người yêu nước hiện nay... Bọn cầm quyền như ‘thằng’ Nguyễn Phú Trọng rất hèn luôn luôn nói các đồng chí Trung quốc cùng chung ý thức hệ…”.
Lê Công Giàu, cựu tù chính trị chế độ cũ, nguyên phó bí thư thành đoàn TPHCM:
“Tất cả vấn đề tham nhũng, giáo dục, y tế đều do thể chế. Phải sửa thể chế toàn trị độc quyền...
Đường lối nhà nước sau 1975 là sai lầm nên không đoàn kết được, không hòa hợp được. Phải có chánh sách xóa bỏ hận thù mới đoàn kết được. Về học tập cải tạo, tại sao bắt người ta đi tới mười mấy năm trời? Mà những ông tướng, ông sỹ quan đó làm sao có thể làm biến đổi cái suy nghĩ của họ được, mỗi người có cái suy nghĩ riêng. Phải mời họ nghe đường lối chánh sách rồi thả họ ra…”.
Kha Lương Ngãi, phát thanh viên đài phát thanh giải phóng, nguyên tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, ra khỏi đảng năm 2004:
“Trước 1975, trong chiến tranh khốc liệt, dù gian khổ nhưng tôi vẫn lạc quan, cho con đường mình theo cách mạng là đúng. Tôi tự hào cho là mình đi đúng hướng. Tôi tham gia MTGP lúc 15 tuổi, vào đảng lúc 21 tuổi... Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản theo thể chế độc tài toàn trị, tôi thấy tôi không còn thích hợp. Tôi xin ra khỏi đảng với lý do: Tôi mất niềm tin”.
Phần 2 cuốn phim của Andre Menras cho thấy lời phát biểu của ông Lê Đình Kình ở xà Đồng Tâm quyết tâm tranh đấu giữ đất và sau đó là thân xác ông Lê Đình Kình được công an trả lại, bị mổ phanh thây từ trên xuống dưới.
Tại miền Nam, nạn nhân bị cướp đất, mất đi mọi phương tiện sống còn, lên phát biểu nhiều nhất là ở Bình Dương. Hầu hết đều nói bản thân hay cha ông của mình có công nuôi dưỡng cán bộ cách mạng vì Bình Dương trước kia là hang ổ của du kích Việt cộng. “Bọn chúng cưỡng chế trả 1 thước đất 30.000 đồng rồi phân lô bán lại với giá 30 triệu đồng”.
Khu vườn rau Lộc Hưng bị san bằng là hành động trả thù thô bỉ của cộng sản đối với người Bắc di cư chống cộng. Một cô gái nhỏ xinh xắn có ba con cho biết cô bị công an bắt lên xe sờ mó sàm sỡ rồi vào bót cho nữ cán bộ lột trần truồng cô ra để khám xét. Bọn chúng muốn điều tra ai lãnh đạo việc chống đối.
Trong phim ta còn thấy sự xuất hiện của Đức cha Nguyễn Thái Hợp nói về thảm họa Formosa, ảnh hưởng đến 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Sau cùng cuốn phim cho thấy cảnh hoang tàn của các thành phố cạnh biên giới bị Tàu cộng phá hủy trong cuộc xâm lăng ngày 17-2-1979, với lời bình luận của kỹ sư Trần Bằng, cựu chiến binh, chứng nhân của cuộc chiến.
André Manras (Hồ Cương Quyết), đã làm một chuyện hữu ích để tỏ lòng sám hối của ông đã bao năm sai lầm phục vụ cộng sản. Nhưng không biết bao giờ ông mới trả lại cho CSVN cái họ Hồ và chính ông chính thức nói lời ăn năn thành khẩn.
02.06.2020
Trần Anh Kiệt
(danlambaovn.blogspot.com)
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Đạo quân thất trận
(truy cập từ https://danlambaovn.blogspot.com/2020/06/ao-quan-that-tran.html)
Tumblr media
 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao)
“Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập” (Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 9 năm 1945).
Khi Hồ chủ tịch tuyên bố như trên, vào ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (chắc chắn) không ai có thể hình dung ra được là “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào? Gần hai phần ba thế kỷ sau, cái giá này mới được ghi rõ – trên báo Sài Gòn tiếp thị:
“Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD”.
Phóng viên Vĩnh Hà và Ngọc Hà, của Tuổi trẻ online, ví von:
“Vào lớp một như thi hoa hậu. Một bà mẹ sau khi biết con mình trượt trong đợt thi tuyển vào lớp 1 ở trường tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội đã than: ‘Thế là con đã gia nhập đội quân thất trận...!’”.
Bà Lê Thị Thảo, phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết:
“Do quỹ phòng có hạn, năm học này nhà trường tuyển sinh 50 cháu vào lớp 2 nhà trẻ và 150 cháu lớp mẫu giáo... dù đã vượt chỉ tiêu nhưng nhà trường cũng chỉ đáp ứng được 47% nhu cầu của trẻ được đến trường.
Cứ xem như thế thì trong cuộc chạy đua vào lớp một, năm nay, sẽ có rất nhiều các cô (hay cậu) bé tí hon thua cuộc. Các em thua không phải vì lý lịch xấu hơn, hoặc vì kém cỏi hơn chúng bạn mà chỉ vì bố mẹ mình… ít tiền hơn! Họ không có đủ khả năng tài chính để có thể (‘lo lót’) cho con được tham dự vào ‘nền giáo dục của một quốc gia hoàn toàn độc lập’”.
Nạn lạm thu lệ phí (hay còn gọi là tự nguyện hoặc móc túi) vào đầu năm học cũng đủ khiến cho nhiều vị phụ huynh (túi rỗng) đành phải để cho con “gia nhập đạo quân thất trận”. Ký giả Nguyên Minh của báo Lao động coi đây là những “khoản thu loạn và vô lý”. Nói tổng quát, và nghiêm trang, theo lời giáo sư Hoàng Tụy: “Học sinh bỏ học nhiều, cơ hội được đi học đối với con em các gia đình nghèo còn khó”.
Tumblr media
Nếu muốn biết nó khó cỡ nào thì hãy nhìn cách đến trường của trẻ con ở xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai, theo tường thuật của phóng viên Thiên Thư – báo Dân trí:
“Hàng chục năm nay như một quy luật, để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50 m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5 km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp... Đã 35 năm nay, kể từ sau khi đất nước giải phóng, Ayun chưa có một học sinh nào tốt nghiệp được cấp 3”.
Hình ảnh của “đạo quân thất trận” ở miền xuôi, xem ra, cũng không sáng sủa hơn được bao nhiêu – theo tường thuật của nhà báo Nguyễn Hải Sơn:
“Những thân hình gầy còm đen đúa, quần áo lấm lem, tay cầm móc sắt lủng lẳng sau lưng chiếc bao tải ùn ùn kéo vào bãi Nam Sơn nhặt rác. Dù dưới cái nắng Hè chói chang, nhưng chúng vẫn không nản tới đây thu gom những thứ mà người ta bỏ đi... Với giá 3.000 đồng/kg nhựa, 4.300 đồng/kg sắt, 1.000 đồng/kg bìa carton và túi nilon. Cả buổi nhặt rác, lũ trẻ cũng có thể kiếm cho mình được hai tới ba chục nghìn đồng”. 
Cuối thế kỷ trước, Nguyễn Quang Thiều đã viết những câu thơ cay đắng:
“Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương
Họ chẳng cần tung hô, cũng chẳng đợi đón chào
Như mây trước cơn dông trôi nặng nề, oi bức
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu?
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người”.
Bây giờ, đất đai ở Việt Nam đã trở nên của hiếm. Bùn lầy, cá, ốc mất dần. Những “tấm áo rách lấp lánh vẩy cá, sặc mùi bùn, mùi tanh của ốc” là hình ảnh (lãng mạn) chỉ còn lại trong… thơ!
Chỉ riêng tại khu vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ – theo Tiền phong online – trong 3 năm qua đã có tới 47% số mảnh đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của nông dân đã bị thu hồi, phần lớn là do mở rộng địa giới Hà Nội. Nông thôn đang thu nhỏ lại. Nông dân phải lần về đô thị, và đã hình thành một đạo quân thất trận (mới) của thế kỷ 21. Họ không chỉ bán mồ hôi mà còn phải bán luôn cả hình hài nữa – theo tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:
“Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN [khu công nghiệp] Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18 giờ 30 đến 3 – 4 giờ sáng...
Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân… Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’... Tiền công 10.000 – 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công... làm thợ”.
Dãy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một… quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất – khu công nghiệp TPHCM:
“Chúng tôi đã có cuộc họp với hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được”.
Từ nhiều năm trước “Tập hợp dân chủ đa nguyên” đã có nhận định như sau:
“Việt Nam đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua tri thức và kỹ thuật, hoạt động kinh tế chỉ còn tập trung trong các ngành đòi hỏi những kỹ năng thấp (đồ gỗ, may mặc, giày dép, thực phẩm…). Những sản phẩm này đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ những quốc gia chậm tiến sẵn sàng chấp nhận đồng lương rẻ mạt”.
Ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hồ chủ tịch đã long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập”.
Hai phần ba thế kỷ đã qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối giáo dục hiện nay, rõ ràng, đảng và nhà nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư!
Tình trạng đất nước, tuy thế, chưa lấy gì đáng lo cho lắm – theo như ý kiến của TS Vũ Minh Khương:
“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.
Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20 – 30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày…”.
Dân tộc này, như thế, không những vẫn có thể tồn tại mà còn đủ điều kiện để “sống xênh xang” vài mươi năm nữa” lận.
02.06.2020
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
(danlambaovn.blogspot.com)
***
[admin Xen Mint đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
2/17 Thẩm phán trong hội đồng xét xử của toà án tối cao đã từng nhận tiền chạy án của tôi
(truy cập từ https://danlambaovn.blogspot.com/2020/06/217-tham-phan-trong-hoi-ong-xet-xu-cua.html)
Huỳnh Bá Hải (Danlambao) Trong phần 2 tôi có nhắc đến 2/17 vị thẩm phán trong hội đồng thẩm phán của TATC xét xử vụ án Hồ Duy Hải là những người tôi từng quen biết. Hôm nay tôi có dịp đề cập đến họ.
Họ là:
1. Thẩm phán Lương Ngọc Trâm
2. Thẩm Phán Lê Hồng Quang.
Hơn 15 năm sau gặp lại họ qua hình ảnh báo chí cung cấp trong phiên xử bản án của Hồ Duy Hải – của vụ án bưu điện Cầu Voi, Long An. Dù họ khoác lên người cái áo chùng đồng phục của ngành toà án Việt Nam nhưng tôi thấy họ ít có thay đổi về hình thức lẫn bản chất của họ.
1. Bà Lương Ngọc Trâm từng nhận 30.000 USD trong vụ đòi nhà của một Việt kiều Pháp. Vụ án đòi nhà ở quận Tân Bình, Sài Gòn của một Việt kiều Pháp do bà Lương Ngọc Trâm làm chánh án chủ tịch hội đồng xét xử vào năm 2003. Đó là thời điểm nhà đất ở Việt Nam đột biến có giá trị, mà trước đó các Việt kiều gửi tiền cho người nhà đứng tên ở Việt Nam. Khi mà giá nhà đất lên cao thì tình người đi xuống theo chiều ngược lại. Và người ta dắt nhau ra toà án tỉnh trở lên thưa kiện vì có yếu tố nước ngoài. 
Bà Lương Ngọc Trâm có chồng là ông Phan Thanh Tùng cũng là chánh án của toà án tối cao ở Sài Gòn cũng là khu vực miền Nam. Ông Phan Thanh Tùng là người Thanh Hoá. Cặp vợ chồng Lương Ngọc Trâm – Phan Thanh Tùng này ăn hối lộ rất khủng khiếp. Dù biết vụ án Việt kiều Pháp đòi nhà là người quen biết của ông Nguyễn Minh Triết lúc đó là bí thư Sài Gòn nhưng họ vẫn ra giá là 30 ngàn USD. Phiên sơ thẩm thì bà Lương Ngọc Trâm làm chủ tịch hội đồng xét xử còn phiên phúc thẩm thì ông Phan Thanh Tùng chồng của bà Trâm này làm chủ tịch hội đồng xét xử và ông vòi thêm 10 ngàn USD nữa. Vì trị giá của căn nhà lúc đó gần 600 ngàn USD giá thị trường nên Việt kiều Pháp chấp nhận chung chi với giá này nên sau đó họ thắng kiện. 
2. Vợ chồng ông Lê Hồng Quang cũng từng dính líu tới vụ án lớn. Vợ ông Lê Hồng Quang cũng là thẩm phán của toà án tối cao khu vực miền Nam đó là bà Huyền Vân. Rất tiếc là tôi quên mất họ của bà này. Nhưng thường gọi bằng chị Huyền Vân.
Họ dính líu đến vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hoà Lan đem tiền về VN đầu tư tại Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu rồi bị các băng nhóm tranh ăn nên lập mưu đưa ông Trịnh Vĩnh Bình ra toà về tội "đưa hối lộ" để chiếm đoạt tài sản của ông Bình.
Vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình dù sau lưng có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước can thiệp và cựu đại sứ Việt Nam tại Hoà Lan yêu cầu nhà nước Việt Nam giúp ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng băng đảng công an ở phía Nam rất mạnh nên ông Trịnh Vĩnh Bình bị thất thế và tống vào tù.
Tôi không biết phía ông Trịnh Vĩnh Bình có hối lộ cho các cơ quan tố tụng ở Việt Nam hay không nhưng phía đối thủ của ông Bình chi rất mạnh cho các quan toà ở Việt Nam nhất là vợ chồng ông Lê Hồng Quang và bà Huyền Vân này.
Sau khi, ông Trịnh Vĩnh Bình thoát khỏi Việt Nam đưa vụ án ra các toà án quốc tế thì hậu vụ án từ các tài sản do ông Trịnh Vĩnh Bình bị cướp cũng còn tiếp diễn. Lần này thì chính các quan chức cộng sản bị lôi ra toà. Các tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình bị họ cướp họ thay phiên nhau tranh giành mà sang đoạt tới lui qua nhiều chủ nên rất khó để mà tìm ra người nào để "đền" cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Lần này đến phiên các quan chức trong ngành thi hành án lãnh đủ.
Cứ mỗi tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình bị cướp ở Việt Nam là dính líu đến một vài cán bộ tham nhũng. Họ lại tiếp tục chạy án để hưởng mức án thấp nhất. Cứ mỗi vụ án thì tuỳ vào tài sản mà họ phải nộp cho công an, viện kiểm sát và toà án. Chỉ với vụ việc của ông Trịnh Vĩnh Bình là vợ chồng ông Lê Hồng Quang-Huyền Vân hốt rất nhiều tiền. Cũng qua 2 cửa sơ thẩm và phúc thẩm. Ông Quang không ngồi sơ thẩm thì bà Huyền Vân ngồi và trên phúc thẩm thì bà Huyền Vân không ngồi ghế chủ tịch hội đồng xét xử thì cũng ông Lê Hồng Quang ngồi.
Một ông quan chức thi hành án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tên Lê Văn Mười phải chung cho vợ chồng ông Lê Hồng Quang-Huyền Vân khoảng 500 triệu đồng thời điểm 2008 để họ hưởng án tù treo.
Chạy án hình sự kinh tế loại này thì nổi tiếng có văn phòng luật sư Chi Mai ở Sài Gòn đứng ra dàn xếp. Mỗi phi vụ họ lấy ít nhất 10 ngàn USD tiền công. Lúc đó văn phòng luật sư Chi Mai có người làm ở ban biên tập báo Tuổi trẻ và báo Công an thành phố nên họ rất mạnh trong chạy án.
Như vậy thiệt hại trong vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra toà án quốc tế đòi bồi thường thì không chỉ ở quốc tế. Mà chính phần hậu vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình ở trong nước thì phía nhà nước Việt Nam cũng tốn rất nhiều tiền bạc và công sức để xử các quan chức tranh nhau cướp của ông Trịnh Vĩnh Bình.
Sau phiên xử vụ án Hồ Duy Hài vừa qua thì uy tín của ông Lê Hồng Quang lên rất nhanh. Hiện ông đang là phó chánh án thường trực toà án tối cao cho nên chiếc ghế chánh án toà án tối cao trong nhiệm kỳ đến sẽ thuộc về ông Lê Hồng Quang. Đây là chánh án toà án tối cao đi lên từ ngành thẩm phán đầu tiên ở Việt Nam. Không như các tiền nhiệm khác chánh án toà án tối cao từ ngành công an hay viện kiểm sát được đôn lên. Nhưng nhớ lại những lần ông Lê Hồng Quang bà Huyền Vân vòi tiền dù là gián tiếp hay trực tiếp thì xem ra công lý ở Việt Nam cũng chỉ là… diễn viên hài.
Kết luận
Trên thế giới này chỉ duy nhất ở Việt Nam công khai chuyện "cải cách tư pháp" tức là họ thừa nhận nền tư pháp của họ vô cùng lỗi thời và lạc hậu. Tư pháp ở Việt Nam không xét xử theo công lý và luật pháp do họ ban hành mà xét xử theo… chỉ đạo. Tức là lệnh miệng được áp dụng nhiều hơn hiến pháp và các bộ luật. Một vụ án muốn làm đình làm đám thì phải có 1 uỷ viên trong bộ chính trị làm "bà đỡ" bật đèn xanh thì tư pháp mới vào cuộc. Nhưng công lý cũng chẳng có vì nguyên tắc xét xử bao giờ cũng vì "uy tín của đảng và nhà nước" chứ không phải sự thật và công bằng, lẽ phải. Một quan chức cấp cao như bà Nguyễn Thị Bình hay đại sứ quán có lên tiếng cũng coi như số 0 mà thôi. 
Trong các đường chạy án từ công an qua viện kiểm sát đến toà án thì toà án là nơi cuối cùng thực thi công lý nhưng họ cũng chỉ là bù nhìn để hợp pháp hoá các sai phạm của ngành công an mà thôi, bằng cụm từ mỹ miều "nhân danh nhà nước CHXHCNVN" để mà tuyên án trong khi đa phần là án oan sai thì cái "danh của nhà nước CHXHCNVN" nó thối rửa mục nát ra sao ai cũng biết.
Khi nào Việt Nam còn chế độ cộng sản với hình thức công an trị thì ngành tư pháp ở Việt Nam còn gây thêm nhiều tội ác và oan sai. Khi nào Việt Nam có tự do, dân chủ nhân quyền và có tam quyền phân lập thì mới có một nền tư pháp vì công lý và công bằng, lẽ phải.
Để trả lời câu hỏi "khi nào" thì cần sự trả lời của gần 100 triệu người Việt hiện nay chứ không phải chuyện ai cũng khoanh tay đứng nhìn bàng quan trước vận mệnh nước nhà. Đừng ngây thơ như anh Lương Hữu Phước ở Đồng Xoài – Bình Phước lấy cái chết của mình để thức tỉnh "ngành tư pháp cộng sản " như hiện nay. Mà phải đi sâu vào gốc rễ của vấn đề làm sao để xoá sổ một nhà cầm quyền thối nát để xây dựng lại một nên tư pháp vì công lý. Hôm nay là chuyện của Hồ Duy Hải, của anh Lương Hữu Phước và hàng triệu nạn nhân khác thì ngày mai sẽ đến lượt quý vị sẽ là nạn nhân tiếp theo của thể chế chính trị thối nát mang tên nhà nước CHXHCNVN.
02.06.2020
Huỳnh Bá Hải
(danlambaovn.blogspot.com)
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Cần khởi tố chánh án Nguyễn Hòa Bình, tội “bỏ lọt tội phạm” theo điều 369 BLHS 2015? 
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Thảo Ngọc, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/can-khoi-to-chanh-an-nguyen-hoa-binh-toi-bo-lot-toi-pham-theo-dieu-369-blhs-2015/)
Trong phiên tòa giám đốc thẩm vụ án bưu điện Cầu Voi, ngày 8/5/2020 hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã y án tử hình Hồ Duy Hải. Cho tới nay vụ án này đã phát sinh nhiều tình tiết mới bất ngờ và vô cùng ly kỳ.
Ngày 27-5, luật sư Trần Hồng Phong có đơn kiến nghị gửi giám đốc công an tỉnh Long An, đề nghị trả lời những nội dung sau đây:
1.- Ai đã rút các bút lục số 139, 140, 141, 142, ghi lời khai của nhân chứng Đinh Văn Còi (anh Còi từng là sỹ quan cảnh sát, công tác tại công an tỉnh Long An) và anh Lê Thanh Trí ra khỏi hồ sơ vụ án? Việc rút các bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không, vì các bút lục này đã chứng minh Hồ Duy Hải vô tội? Công an tỉnh Long An có biết việc này không?
LS Trần Tuấn Anh, đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng, việc 4 bút lục bị rút ra khỏi hồ sơ nhằm chứng minh Hồ Duy Hải là hung thủ của vụ án là vi phạm rất nghiêm trọng, bởi nó làm thay đổi bản chất vụ án. Hành vi này xâm phạm nghiêm trọng tố tụng và hoạt động tư pháp và sẽ phải bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án được quy định tại điều 375 bộ luật Hình sự 2015.
2.- Nạn nhân Vân đi mua trái cây lúc nào?
Theo hồ sơ vụ án, thời gian sát hại hai nạn nhân Hồng và Vân tại bưu điện Cầu Voi vào lúc 20 giờ 30. Việc xác định thời gian này chỉ căn cứ vào lời khai của Hồ Duy Hải và chị Huỳnh Thị Kim Tuyền, người sống phía sau bưu điện Cầu Voi.
Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Bích Ngân, người bán trái cây cho Vân khai: “Vào khoảng 20 giờ 45 – 21 giờ ngày 13/1/2008, tôi đang bán trái cây thì có 1 cô gái ốm, cao mặc áo sơ-mi màu trắng, tóc ngang vai đi bộ lại chỗ tôi mua trái cây. Tôi biết cô gái này làm ở bưu điện Cầu Voi”. Cô gái này chính là nạn nhân Vân.
Anh Long, chồng chị Ngân, cho biết: Trong khi vợ anh bán trái cây cho Vân, thì anh đi đến cây xăng Cầu Voi cách đó 50 m, để bán xăng. Hình ảnh camera tại cây xăng Cầu Voi ghi lại, đó là lúc 21 giờ 1 phút 40 giây ngày 13/1/2008.
Như vậy, hồ sơ vụ án xác định hai nạn nhân Hồng và Vân bị sát hại lúc 20 giờ 30 phút là không chính xác. Việc xác định thời gian gây án sai lệch đến hơn 30 phút có thể dẫn đến khả năng sẽ bỏ lọt hung thủ thật sự của vụ án.
3.- Có 2 thanh niên đến bưu điện Cầu Voi buổi tối xảy ra án mạng
Kết luận Điều tra và Cáo trạng cho biết, nhân chứng Đinh Vũ Thường đến bưu điện để gọi điện thoại vào lúc 19 giờ 39 phút. Ông Thường thấy một thanh niên mặc áo ngắn tay, màu trắng đang ngồi trong ghế sofa (có thể đang bấm điện thoại).
Còn anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí đến bưu điện sau anh Đinh Vũ Thường. Theo anh Còi thì lúc này khoảng 19 giờ 43 hoặc trễ hơn. Cả hai anh đều có thời gian đứng sát quầy lâu hơn, nhìn rõ mặt và trang phục của người thanh niên hơn. Người thanh niên này mặc áo thun màu vàng, khoảng 28 đến 32 tuổi(1).
Chỉ riêng với lời khai của Đinh Văn Còi tại bút lục 139,140… cũng đủ lật lại vụ án này(2).
4.- Nhân vật Nguyễn Văn Nghị là ai?
Nguyễn Văn Nghị là người mà ngay sau khi vụ án xảy ra, báo chí đưa tin, đây chính là nghi can số 1, là bạn trai của nạn nhân Ánh Hồng và đã bị CQĐT [cơ quan điều tra] tạm giữ, lấy lời khai. Tuy nhiên, sau đó trong hồ sơ vụ án hầu như không có bất kỳ một thông tin nào về người này.
Từ năm 2015, gia đình Hồ Duy Hải có đơn tố giác đối với Nguyễn Văn Nghị, vì hàng loạt dấu hiệu liên quan hoặc ít nhất cũng là nhân chứng rất quan trọng trong vụ án. Tuy nhiên, công an tỉnh Long An chỉ trả lời đơn giản là: Không có ai tên Nguyễn Văn Nghị, mà chỉ có một người tên là Nguyễn Hữu Nghị và người này không liên quan gì đến vụ án.
Thế nhưng, trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSND tối cao đã nêu rõ: “Đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol chưa được làm rõ”.
Trong phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An đều trình bày và xác định có đối tượng Nguyễn Văn Nghị (nhưng không có chứng cứ xác định là nghi can nên không đưa vào hồ sơ vụ án). Ngay trong quyết định giám đốc thẩm của TAND tối cao cũng nêu tên đối tượng Nguyễn Văn Nghị.
Qua đó, có thể khẳng định Nguyễn Văn Nghị là một nhân vật có thật, đã được CQĐT mời làm việc, lấy lời khai, lấy dấu vân tay… Thế nhưng, theo đại tá Phạm Thanh Tâm, phó giám đốc công an tỉnh Long An: “Người từng liên quan đến vụ án trên tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1984”, không phải Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1979.
Công an tỉnh Long An cần làm rõ: Nếu người liên quan đến vụ án là Nguyễn Hữu Nghị (sinh năm 1984), không phải Nguyễn Văn Nghị (sinh năm 1979), thì tại sao trong phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua, CQĐT công an tỉnh Long An không nêu vấn đề này, mà vẫn cung cấp thông tin và trình bày về đối tượng có tên Nguyễn Văn Nghị? Vì sao 12 năm gọi tên “Nguyễn Văn Nghị”, bây giờ lại là “Nguyễn Hữu Nghị”?
5.- Tại phiên tòa giám đốc thẩm, ông chánh án Nguyễn Hòa Bình nói rằng, mặc dù quá trình tố tụng có một số thiếu sót, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án. Và phiên tòa này cũng kết luận rằng, chính Hồ Duy Hải là hung thủ vì anh ta đã nhận tội giết người, nhưng nay đã xuất hiện lá đơn kêu oan từ trong tù của Hồ Duy Hải nhiều năm trước, chứng tỏ Hồ Duy Hải đã bị bức cung nhục hình và phải nhận tội để bảo toàn mạng sống và kêu oan.
Theo Báo sạch, trong đơn gửi quốc hội đề ngày 21/12/2011, Hồ Duy Hải viết: “Hôm nay tôi làm đơn này với hy vọng quốc hội yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét vụ án thật nhiều để đưa vụ án ra ánh sáng pháp luật, nhằm tìm ai là người gây ra vụ án thật sự dựa trên những bằng chứng để lại hiện trường (như vân tay nếu có), nhằm đem lại công bằng cho gia đình người bị hại.
Riêng tôi lúc nhận tội do tinh thần không tốt, do các yếu tố gia đình và xã hội tác động, nhưng tôi không gây ra vụ án. Với chức năng của mình, tôi hy vọng quốc hội có thể giúp tôi làm rõ mình vô tội. Thời gian xảy ra vụ án đã lâu nên tôi mong tất cả sẽ sớm kết thúc cũng như mong nhận được sự phản hồi của quốc hội Việt Nam”.
Tumblr media
 Trong câu “Riêng tôi lúc nhận tội do tinh thần không tốt, do các yếu tố gia đình và xã hội tác động”, chứng tỏ Hồ Duy Hải không dám nói thẳng rằng phải nhận tội do bị tra tấn cực hình, mà phải nói tránh ra là do tinh thần không tốt, do các yếu tố gia đình và xã hội”. Dù vậy, Hải vẫn khẳng định mình không gây ra vụ án đó.
Như vậy, cục diện vụ án bưu điện Cầu Voi năm 2008 đến nay đã xoay sang một chiều hướng mới, và trách nhiệm thuộc về cục điều tra hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đề nghị cục điều tra hình sự viện KSNDTC, cần vào cuộc điều tra, xác minh, và khởi tố CQĐT công an tỉnh Long An ngay lập tức, về “tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc”, quy định tại điều 375 bộ luật Hình sự năm 2015, đối với cơ quan điều tra công an tỉnh Long An. Điều 375 quy định:
1. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán… mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội có tổ chức, dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
3. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, nếu tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
Đồng thời, đề nghị cục điều tra hình sự viện KSNDTC khởi tố ông chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình về dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, quy định tại điều 369 bộ luật Hình sự năm 2015: “Hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”, là hành vi của “người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng không khởi tố, không truy tố người mà mình biết rõ là có tội”.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã biết rất rõ những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng vụ án của điều tra viên tỉnh Long An như chính ông đã thừa nhận, nhưng ông đã cố tình bỏ lọt tội phạm, không truy tố(5).
Nhà báo Vũ Hữu Sự cho rằng, câu nói của ông chánh án Nguyễn Hòa Bình: “Trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án có một số sai sót, nhưng không làm thay đ��i bản chất của vụ án”, là câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Và với câu nói này cũng đã đủ yếu tố để cục điều tra hình sự viện KSNDTC truy tố ông chánh án Nguyễn Hòa Bình về tội “có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm”, và phải bị xử lý theo bộ luật Hình sự năm 2015.
***
[admin Xen Mint đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Những lời nói cuối cùng của George Floyd bay trên bầu trời các thành phố ở Mỹ
(bởi adminTD, 03/06/2020)
CNN
Tác giả: Oscar Holland
Dịch giả: Trúc Lam, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/03/nhung-loi-noi-cuoi-cung-cua-george-floyd-bay-tren-bau-troi-cac-thanh-pho/)
Tumblr media
Câu nói của Floyd: “Làm ơn, tôi không thể thở được” bay trên bầu trời ở TP Detrot, Mỹ (Nguồn: Jammie Holmes/ Library Street Collective/Hayden Stinebaugh)
 Những lời nói cuối cùng của George Floyd, người đàn ông Mỹ gốc Phi đã chết sau khi bị bắt giữ bởi viên sỹ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, đã trở thành những khẩu hiệu mạnh mẽ cho những người biểu tình ở Mỹ.
Khi các cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát đã lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, nghệ sỹ Jammie Holmes, có trụ sở ở Dallas, đã sáng tạo cách mới để những tiếng kêu cứu của Floyd bất tử: Gửi chúng qua bầu trời của năm thành phố lớn.
Cuối tuần qua, các biểu ngữ có dòng chữ “Làm ơn, tôi không thể thở được” và “Họ sắp giết tôi” lần lượt được nhìn thấy qua những chiếc máy bay ở phía trên bầu trời thành phố Detroit và thành phố New York. Ba chiếc máy bay kia đã bay qua TP Los Angeles, Miami và Dallas, có dòng chữ “Bụng của tôi đau”, “Cổ tôi đau” và “Mọi thứ đều đau”, là những cụm từ được nghe trong một video quay bởi một người qua đường và được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Tumblr media
Một trong những biểu ngữ được một chiếc máy bay kéo đi trên bầu trời Miami có dòng chữ “Bụng tôi đau” (Nguồn: Jammie Holmes/Thư viện đường phố tập thể/Andre De Aguilar)
 Floyd được tuyên bố đã chết ngay sau khi bị bắt hôm thứ Hai tuần trước. Viên sỹ quan cảnh sát Derek Chauvin được nhìn thấy quỳ trên cổ Floyd hơn 8 phút, bất chấp lời cầu xin của anh: “Tôi không thể thở được”. Tất cả bốn sỹ quan liên quan đến vụ việc đã bị sa thải khỏi sở cảnh sát thành phố Minneapolis, trong khi Chauvin hiện đối mặt với cáo buộc giết người ở cấp độ ba và tội ngộ sát ở cấp độ hai.
Tumblr media
Một biểu ngữ nhìn thấy ở trên bầu trời TP New York có dòng chữ “Họ sắp giết tôi” (Nguồn: Jammie Holmes/Thư viện sưu tập đường phố/Sue Kwon)
 Trong một thông cáo báo chí, nghệ sỹ Jammie Holmes cho biết, dự án công phu của anh được lấy cảm hứng từ “nhu cầu đoàn kết và sự hiểu biết, rằng những gì đã xảy ra với George Floyd đang xảy ra trên khắp nước Mỹ”.
“Các bà mẹ của chúng ta đang chôn chúng ta quá sớm”, Holmes nói thêm. “Vợ sắp cưới của tôi không nên lo lắng mỗi khi tôi ra khỏi nhà một mình. Vâng, tôi mang theo một khẩu súng, thưa cảnh sát. Tôi mang theo nó để bảo vệ bản thân khỏi các ngài bằng mọi cách cần thiết. Một lúc nào đó, ngài sẽ nhận ra rằng ngài không thể giết tất cả chúng tôi”.
Tumblr media
Một biểu ngữ bay trên bầu trời TP Dallas, bang Texas có dòng chữ “Cổ tôi đau” (Nguồn: Jammie Holmes/Library street collective/Mark LaBoyteaux)
 Đối lập với một “văn hóa sợ hãi”
Đến từ TP Thibodaux, bang Louisiana, Holmes được biết đến như một họa sỹ. Nghệ thuật của anh thường mô tả cuộc sống hằng ngày của các cộng đồng da đen ở miền Nam nước Mỹ, trong khi khám phá di sản của nghèo đói và phân biệt chủng tộc trong việc định hình quá khứ của khu vực. Holmes nói rằng, anh cũng là nạn nhân của hành vi sai trái của cảnh sát không xác định, trong nhiều trường hợp.
Đăng trên trang web của mình, nghệ sỹ này đã mô tả một “văn hóa sợ hãi và phân biệt đối xử đáng ghét” ở Mỹ đã “gia tăng cường độ từ năm 2018”. Holmes là người đã sắp xếp các biểu ngữ bay trên bầu trời với sự hỗ trợ của Thư viện sưu tập đường phố ở Detroit, mô tả công việc này là một “hành động của lương tâm xã hội và sự phản kháng” nhằm mục đích “đưa mọi người đến với nhau, cùng chia sẻ việc đối xử vô nhân đạo với công dân Mỹ”.
Anh cũng đã sử dụng bài đăng tải để giải thích quyết định của mình, chuyển các bức tranh thông thường của mình từ trên không tới mọi người.
Trong bài, anh viết: “Việc sử dụng phương tiện truyền thông trên bầu trời để kể lại những lời cuối cùng của Floyd, thể hiện sự tương phản với tiếng ồn của truyền thông kỹ thuật số và sử dụng một hình thức chuyển tải thường được sử dụng bởi những người có đặc quyền, thông báo các sự kiện thể thao, các lời cầu hôn hoặc quảng cáo hàng hóa, thúc đẩy tiêu dùng. Nó hiếm khi được sử dụng cho các mục đích chính trị hoặc xã hội – để thực hiện quyền tự do ngôn luận – bởi vì đó là một phương tiện không dành cho người nghèo và những người bị thiệt thòi.
Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ được nhắc nhở về sức mạnh mà chúng ta có thể được lắng nghe và việc cùng đứng đằng sau một thông điệp thống nhất là chìa khóa cho sự thay đổi thật sự”, anh nói thêm.
Cùng với các cuộc biểu tình bùng phát, đã nổ ra gần một tuần qua sau cái chết của Floyd, đã truyền cảm hứng cho các nghệ sỹ trên khắp thế giới. Các tác phẩm nghệ thuật công cộng đã xuất hiện trên các đường phố xa xôi như Syria và Tây Ban Nha, với nhiều tác phẩm nhắc tới cụm từ “Tôi không thể thở được”.
Tumblr media
Cận cảnh một tác phẩm trên không của Holmes với dòng chữ: “Làm ơn, tôi không thể thở được” (Nguồn: Jammie Holmes/Library street collective/Hayden Stinebaugh)
 Nghệ sỹ Cadex Herrera, bang Minnesota, là người đóng góp một bức tranh đường phố, vẽ trên tường tại ngã tư nơi Floyd bị bắt giữ, mô tả nghệ thuật như một loại “liệu pháp” cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.
Anh cho biết qua email: “Nghệ thuật có thể nói những điều mà bạn không thể diễn tả bằng lời. Nó mang cộng đồng lại với nhau để phản ánh, để đau buồn, để tăng thêm sức mạnh và hỗ trợ [giúp đỡ] lẫn nhau”.
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Tổng thống Trump đòi hỏi phải có chính sách thô bạo, trái ngược với luật pháp và trật tự
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Washington Post
Ban biên tập WP
Dịch giả: Bùi Như Mai, 1-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/tong-thong-trump-doi-hoi-phai-co-chinh-sach-tho-bao-trai-nguoc-voi-luat-phap-va-trat-tu/)
Vài giờ sau khi tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức hồi năm 2017, tòa Bạch ốc đưa ra tuyên bố hứa hẹn sẽ lật ngược một điều được gọi là “tình trạng chống cảnh sát nguy hiểm ở Mỹ”. Đây là lời hứa nhất quán với cái gọi là quan điểm trong tranh cử của Trump, gồm có: tán thành việc thực thi án tử hình cho những người giết cảnh sát; bảo vệ cảnh sát bị cáo buộc có hành vi sai trái trong vụ xả súng có liên quan tới cảnh sát; ủng hộ chính sách “tiền trảm hậu tấu”.
(Người dịch: “stop-and-frisk” là chính sách mang tính kỳ thị, chính sách này cho phép nhân viên công lực có quyền bắt giữ hoặc chận bất cứ người nào đi trên đường để tra khảo và tìm xem họ có đem vũ khí hay không. Khoảng 90% người bị tra khảo là người Mỹ đen hoặc dân châu Mỹ Latin như người Mễ Tây Cơ, 70% trong số này được kết luận là thường dân vô tội).
Nhiều sở cảnh sát và các nhân viên cảnh sát đã hoan hô chuyện này, trong đó có người đứng đầu nghiệp đoàn cảnh sát của thành phố Minneapolis, trung úy Bob Kroll, ông ta đã xuất hiện cùng với Trump tại một cuộc mít-tinh lớn của Trump vào mùa Thu năm ngoái, ông Kroll ca ngợi tổng thống là “người đã còng tay bọn tội phạm thay cho cảnh sát chúng tôi”.
Tuy ông Kroll không đại diện cho tất cả cảnh sát, nhưng mấy ngày qua ông đã cảnh báo mọi người không nên vội vàng phán xét viên cảnh sát đã đè cổ George Floyd hơn 8 phút [dẫn đến cái chết của anh]. Nhưng ông đã lên tiếng cho một số lượng đáng kể các cảnh sát viên phẫn nộ với những nỗ lực của tổng thống Barack Obama khi Obama thúc đẩy 18.000 sở cảnh sát quốc gia tiến hành chương trình cải cách, mà nếu thành công thì có thể cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân được tốt đẹp hơn để phục vụ cộng đồng — và rằng người dân cần cảm thấy an toàn.
Những cải cách thời Obama đã bị chính quyền Trump lật ngược một cách có hệ thống, và đã có dấu hiệu cho thấy rằng chính quyền Trump sẽ không quan tâm nhiều nếu cảnh sát có hành động quá mức, và vượt khỏi giới hạn. Hôm nay thứ Hai, khi Trump yêu cầu các thống đốc phải “chế ngự” những người biểu tình và những kẻ gây rối loạn, điều đó phù hợp với chiến thuật “thô bạo” mà ông hằng ca tụng và khuyến cáo rằng cảnh sát không nên tỏ ra “quá tốt” khi bắt giữ nghi phạm.
Ngược lại, một ban đặc nhiệm do ông Obama bổ nhiệm đã thúc dục cảnh sát đảm nhận vai trò không phải là “các chiến binh” mà là những “người bảo vệ dân”. Trong tinh thần đó, chính quyền [thời Obama] đã hạn chế việc cung cấp các thiết bị quân sự không cần thiết cho lực lượng cảnh sát và thông qua tòa án, theo đuổi các sắc lệnh được sự đồng thuận, yêu cầu cải cách quy mô cho các bộ phận lạm quyền có hệ thống.
Mặc dù với những sáng kiến ​​đó, ông Obama chỉ trong giai đoạn đầu để thúc đẩy các chính sách mà ban đặc nhiệm đề nghị, trong đó gồm các quy tắc chặt chẽ hơn để chống lại sự kỳ thị chủng tộc; chính sách của liên bang để khuyến khích tuyển dụng nhân viện cảnh sát từ mọi chủng tộc; điều tra độc lập và truy tố các trường hợp tử vong do nhân viên công lực gây ra; các sở cánh sát công bố thêm thông tin chi tiết theo từng khu dân cư về các vụ giam giữ, bắt giữ và các hành vi tội phạm từ sở cảnh sát.
Những khuyến nghị và các chính sách của Obama thì Trump cho là một “cuộc chiến với cảnh sát”. Chính quyền của Trump đã khôi phục việc cung cấp thiết bị quân sự cho cảnh sát và không màng đến các phán quyết song phương. Tòa Bạch ốc của Trump cũng đã nhắm mắt làm ngơ trước sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống mà đa số người Mỹ gốc Phi châu tin rằng họ bị kỳ thị khi họ đương đầu với cảnh sát, và các nghiên cứu đã xác nhận điều này. Nhưng ông Robert C. O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Trump đã không công nhận sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống, tồn tại.
Chính trị của Trump là có sự đối xử khác biệt cho nhóm lợi ích của ông và cái miệng giống cái loa nổ của ông giúp bảo đảm rằng, cảnh sát sẽ không chịu trách nhiệm cho việc làm của họ — hiếm khi họ bị truy tố vì giết người không vũ trang; thường xuyên được tha bổng khi họ vi phạm kỷ luật; thường được phục hồi chức sắc khi họ bị sa thải vì hành vi sai trái. Cảnh sát đề nghị không nên có sự thay đổi trong cách sử dụng chủng tộc làm cơ sở để kết tội các nghi can hoặc các vụ giết người liên quan đến cảnh sát mà nạn nhân bị oan ức.
Sau khi xé nát các kế hoạch của người tiền nhiệm (Obama), Trump bây giờ không còn gì để cứu chữa – không có toa thuốc trị bệnh, không có phương pháp chữa bệnh và không có tầm nhìn xa vượt ra khỏi tình trạng hiện nay mà dân Mỹ đang ghê tởm. Trên thực tế, các khẩu hiệu của Trump và những cơn bốc đồng của ông ta báo hiệu sự thiếu tôn trọng đối với pháp luật và trượt ra khỏi vòng trật tự.
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Phạm Thanh Giao, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/o-dau-co-ap-buc-o-do-co-dau-tranh/)
Chưa lâu trước đây, ngay giữa mùa đại dịch, ông Trump tự vỗ ngực phong cho mình cái danh hiệu “tổng thống trong thời chiến” (a wartime president).
Câu tuyên bố hùng hồn này của Donald Trump được đưa ra ngay giữa những con số tử vong đáng sợ do sự thất bại trong việc “chuẩn bị và xử lý” dịch bệnh Covid-19, mà đến nay vẫn chưa có giải pháp tiến lui, với tỷ lệ ca nhiễm tiến dần đến con số 2 triệu người và tỷ lệ tử vong chậm chạp nhưng đã vượt ngưỡng 100 ngàn.
Ông ta tự tin khoác lên vai mình chiếc chiến bào của một vị tướng ngoài trận mạc, đang trong điểm giao tranh khốc liệt, khi xác chết của quân ta chôn không kịp, mà vẫn chưa thấy bất kỳ hy vọng gì đẩy lui được quân địch vô hình (the invisible enemy) trong con mắt chủ soái.
Hôm qua, thứ Hai đầu tháng 6, ngay tâm điểm của những cuộc xuống đường biểu tình bạo loạn nổ ra ở khắp nơi trên đất Mỹ, Donald Trump, một lần nữa, lại hãnh diện tự vỗ ngực phong cho mình cái tước hiệu kêu hơn, dữ dằn hơn và oai phong hơn bao giờ và hơn bất kỳ ai trong lịch sử thế giới “tổng thống của pháp luật và mệnh lệnh” (the president of law and order).
Câu tuyên bố long trời lở đất này, được ông ta hét lớn ngay trước vườn hồng trong tòa Bạch ốc, giữa hàng hàng lớp lớp lính bảo vệ, cách khá xa những tấm bích chương của những người biểu tình tụ tập đòi thực thi công lý.
Lời tuyên bố hùng hồn của Donald Trump vang lên giữa âm thanh của tiếng súng bắn đạn cao su, của chiến xa dẹp biểu tình, của máy bay trực thăng vần vũ trên bầu trời xa xa, trộn lẫn với tiếng hú của xe cảnh sát, của xe cứu thương và xe cứu hỏa.
Lời tuyên bố oai nghiêm của Donald Trump trộn lẫn giữa những làn khói mờ của lựu đạn cay bắn vào đoàn biểu tình, để họ phải chạy tản mác dạt ra tứ phía, cho ông ta thấy được rõ hơn những gì đang diễn ra trên “nước Mỹ vĩ đại”.
Những sự kiện đó, đang được ông ta chỉ huy trong một bối cảnh chỉ nhằm gia tăng và kích động cường độ chia rẽ giữa hai thể chế ở Mỹ, giữa hai đảng phái ở Mỹ và giữa hai sắc dân ở Mỹ, da trắng kỳ thị vs da màu (phía sau được những người da trắng không kỳ thị ủng hộ).
Hai phe đứng ở hai bên… giao thông hào đã được ông ta khéo léo đào ra, ngay vào cái thời điểm mà vai trò của người lãnh đạo quốc gia phải được nhìn đến như là giải pháp cần kíp nhất, quan trọng nhất và duy nhất trong việc thống nhất một đất nước đã và đang bị rạn nứt trầm trọng suốt hơn 3 năm vừa qua.
Thế nhưng, điều đó xảy ra thế nào được, khi cái hố sâu chia rẽ kia chính là hướng đi, chính là chủ đích và cũng chính là mục tiêu của Donald Trump ngay từ ngày đầu. Cái hố sâu chia rẽ mà Donald Trump đào ra đó đã đưa ông ta đến đỉnh danh vọng của năm 2016, thì cũng với cái hố sâu chia rẽ này hiện nay, vẫn là niềm hy vọng cuối cùng mà ông ta cố ráng bám víu vào để hy vọng cho cuối năm nay. Không có gì thay đổi.
Người ta có thể thấy rất rõ, ngay tâm điểm của những cuộc xuống đường biểu tình đòi công lý cho cái chết của ông George Floyd, ông Trump đã không hề đưa ra bất kỳ một giải pháp nào, ông Trump cũng không hề lên tiếng trước “quốc dân đồng bào” một lời nào, nhằm giải quyết vấn đề hoặc làm bớt đi sự căng thẳng, sự căm tức và sự phẫn nộ của người dân.
Thay vào đó, Donald Trump tiếp tục khơi sâu thêm cái hố chia rẽ với những cái tweets hùng hồn của bạo lực. Thay vì những hành xử ôn hòa, thay vì đưa ra những giải pháp thống nhất giữa chính quyền liên bang với chính quyền tiểu bang và người dân để giải quyết vấn đề, ông ta tiếp tục việc chia rẽ bằng những lời khích bác.
Thay vì “xuống đường đối diện và bàn thảo trực tiếp với người dân” như ông ta đã từng khuyên can chính quyền Bắc Kinh với người dân Hồng Kông năm ngoái, Donald Trump chọn việc đi ngược lại những lời mình đã nói trước đây. Ông ta chọn vũ lực, chọn lựu đạn cay, chọn súng bắn cao su, chọn xe tăng chống biểu tình và chọn sự đàn áp.
Từng bước một ông Trmp diễu võ dương oai, cuối cùng cũng đến giải pháp đàn áp của độc tài, bằng cách hứa sẽ đổ thêm hàng trăm, hàng ngàn binh sỹ trong quân đội và chiến xa để “dẹp loạn” cho tới khi nào không còn “bóng dáng quân thù của bọn Dân chủ xuống đường biểu tình” trên đất Mỹ.
Những lời tuyên bố trên đều mang những thông điệp trực tiếp, gởi đến những chủ nhân của những lá phiếu đã chọn bầu cho ông ta vào năm 2016 nhằm dọn đường cho mùa bầu cử chỉ còn 5 tháng sắp tới. Thế nhưng, cái con đường dẫn đến vinh quang trước đây, giờ thực sự đã rạn nứt, đã đầy ổ gà, nhiều khúc đã bị sập không thể sửa được nữa. Cái sân khấu cho ông ta diễn tuồng suốt hơn 3 năm qua, giờ đã mục nát, chỉ chờ sập. Nhất là trong cái khoảng thời gian quá cấp bách của 5 tháng còn lại.
Hết rồi những hứa hẹn, những khoe khoang, những mụ mị về kinh tế, về công ăn việc làm, về bảo hiểm y tế, về… bức tường và nhất là về cuộc chiến cân bằng mậu dịch với 33 quốc gia khác trên thế giới, mà Trung quốc lỳ lợm đứng đầu vẫn còn trơ ra đó như trêu gan và như thách thức. Hơn 2 năm “diệt Trung quốc” mới tiến gần được cái ký kết “giao hảo phase 1”, nay lại lững thững quay trở lại phase 0 của đầu năm 2018, của những tiếng hô hào xách động trên những cái sân khấu ở những buổi vận động.
Chẳng những thế, Donald Trump, cho dù có muốn né tránh, có muốn núp xuống hầm tránh bom, có muốn chạy tội cách nào đi chăng nữa, thì cũng vẫn phải đối mặt với:
– Cuộc xuống đường biểu tình đang diễn ra khắp nơi với sự đóng góp của nhiều sắc dân, vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Nhà đấu tranh Dân chủ nào có ước mơ chính quyền Donald Trump có khả năng dùng vũ lực đàn áp được những cuộc đấu tranh của dân chúng, thì thật phải nói hoặc do quá CUỒNG hoặc bởi quá NGU, chưa biết gì về lịch sử.
– Đại dịch Covid-19 vẫn treo lơ lửng trên đầu chỉ chực chờ giáng xuống và bùng nổ trở lại.
�� Hơn 40 triệu người thất nghiệp.
– Kinh tế không chỉ suy thoái mà còn đi vào độ âm, chưa thấy ánh sáng dù chỉ le lói ở cuối đường hầm.
– Nợ công tăng vọt lên gần 8 ngàn tỷ chỉ trong vòng hơn 3 năm và sẽ hơn thế nữa trong tương lai.
– Thị trường chứng khoán vẫn đang đứng trước cái hố sâu thăm thẳm, mà sợi dây ghịt giữ nó lại bằng cách đổ tiền ngàn tỷ vào đó của bộ ngân khố dưới sự chỉ đạo của Donald Trump đang vẫn cheo leo như sợi chỉ.
Những câu tuyên bố hùng hồn của Donald Trump hôm qua từ những cái tweet phát ra sau khi ông ta lên khỏi hầm trú ẩn gởi đến các thống đốc của các tiểu bang:
“Hầu hết các ông đều yếu đuối. Phải coi những cuộc biểu tình bạo loạn đó như một cuộc chiến. Và chúng tôi sẽ kết thúc nó nhanh chóng. Hãy cứng rắn”.
“Các ông phải làm chủ đường phố của mình và nếu các ông không thống trị được các đường phố thì chỉ lãng phí thời giờ của mình mà thôi. Phải NGHIỀN NÁT CÁC CUỘC BIỂU TÌNH MỘT CÁCH NHANH CHÓNG, ngay cả khi người ta cảnh báo rằng, khi chính quyền sử dụng bạo lực như vậy sẽ chỉ dẫn đến sự leo thang bạo lực”.
Người Việt chống cộng luôn mồm “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Những người này và Donald Trump đã quên đi một điều là, chưa hề có một cuộc đàn áp nào trong lịch sử, có thể dẹp tan được những cuộc đấu tranh. Ít là trong một thời gian ngắn của 5 tháng.
Ông Trump và những người ủng hộ ông ta quên đi một lịch sử gần đây nhất, mới xảy ra vào ngày 15 tháng 3 năm ngoái ở Hồng Kông mà chính quyền dã man cộng sản Trung quốc còn chưa dẹp được, nói chi Donald Trump với 5 tháng trời phù du còn lại.
Người Việt cuồng Donald Trump cổ súy reo hò việc ông ta sử dụng bạo lực đàn áp đấu tranh, lại quên mất một điều vô cùng quan trọng là, Hoa Kỳ không phải là Hồng Kông và lại càng vô cùng khác với Việt Nam: Donald Trump chưa phải là Putin, chưa được là Tập Cận Bình, chưa bằng Kim Jong-un, thì việc đàn áp bằng vũ lực, chỉ là… niềm mơ ước mùa Giáng sinh.
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Công an Hà Nội nói con cụ Lê Đình Kình “không bị liệt nửa người nữa”
(bởi adminTD, 02/06/2020)
RFA, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/cong-an-ha-noi-noi-con-cu-le-dinh-kinh-khong-bi-liet-nua-nguoi-nua/)
Tumblr media
(Hình minh hoạ). Đường vào xã Đồng Tâm bị chặn sau vụ đụng độ giữa công an và người dân hồi tháng 4/2017 (Ảnh: Reuters)
 Ông Lê Đình Chức, con cụ Lê Đình Kình – một trong 29 người bị bắt giữ sau vụ đụng độ giữa người dân và công an vào ngày 9-1 ở xã Đồng Tâm, được công an thành phố Hà Nội thông báo là tình hình sức khỏe có tiến triển và không còn bị liệt nửa người như khi vào trại tạm giam nữa.
Vụ đụng độ ở Đồng Tâm liên quan đến tranh chấp đất đai giữa chính quyền Hà Nội và người dân địa phương khiến 4 người thiệt mạng bao gồm 1 người dân là đảng viên lão thành Lê Đình Kinh và 3 cảnh sát cơ động.
Bà Hoàng Thị Hoa, vợ ông Chức thuật lại buổi làm việc vào sáng 2 tháng 6 năm 2020 như sau:
“Em đi gặp cái anh ở ngoài cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội thì anh bảo nhà em, bây giờ chồng em là sức khỏe bình thường, hồi phục dần dần mà đi lại cũng được rồi.
Em bảo anh ấy là em cũng chẳng biết được là anh nói thật hay nói dối thì anh ấy bảo em là ‘Anh ấy nói dối để làm gì? Anh ấy đi lại được thì anh ấy bảo là anh ấy đi lại được!’.
Nhà em cũng đang lo là sức khỏe yếu thì viết đơn để mà xin gửi thuốc vào với lại điều trị, đi bệnh viện để điều trị nhưng người ta mách lại là anh ấy hồi phục dần dần rồi, không còn liệt nửa người nữa”.
Phóng viên đài Á châu Tự do gọi điện cho điều tra viên Đỗ Đình Thành, người đã mời bà Hoa lên làm việc vào sáng nay thì người này cáo bận và nói sẽ gọi lại sau. Tuy nhiên, hai cuộc gọi sau đó của phóng viên gọi cho ông Thành đều không có người nghe máy.
Ông Lê Đình Chức, năm nay 40 tuổi là con thứ hai của ông Lê Đình Kình, ông Chức bị thương nặng trong vụ đột kích của công an Hà Nội vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Ông Lê Đình Chức là một trong số 29 người dân xã Đồng Tâm bị công an bắt giữ với cáo buộc các tội giết người, tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ.
Một số thông tin khi đó nói cả ông Chức và cha là Lê Đình Kình đều qua đời trong vụ việc, tuy nhiên sau đó báo chí nhà nước xác nhận chỉ có ông Lê Đình Kình bị cảnh sát cơ động bắn chết.
Ông Lê Văn Hòa, luật sư bào chữa cho ông Lê Đình Chức tối ngày 2 tháng 6 cũng cho biết thông tin về sức khỏe thân chủ mình như sau:
“Tình hình sức khỏe của anh Chức là cũng như những thông tin trên mạng từ rất nhiều nguồn người ta đã nói, cũng như bản thân tôi cũng đã chứng kiến thì trong sự cố ngày 9 tháng 1 năm 2020 thì anh Chức có bị một vết thương phạt lõm ở trên đỉnh đầu, phía bên phải.
Trong lúc vừa lấy cung thì bản thân tôi cũng cũng thấy rằng, là thời điểm đó anh ấy đi lại cũng rất khó khăn.
Tôi cũng có hỏi tình hình sức khỏe của anh ấy thì anh ấy nói là thời kỳ đầu sức khỏe cũng rất là kém và liệt nửa người, thế nhưng dần dần cũng đã có sự cải thiện”.
Thân nhân của 29 người vụ Đồng Tâm bị gây khó dễ khi thăm nuôi
Mặc dù, đến nay đã gần 5 tháng kể từ khi xảy ra vụ việc ở xã Đồng Tâm khiến 3 cảnh sát cơ động và cụ Lê Đình Kình qua đời, đồng thời 29 người có liên quan bị bắt giam và khởi tố nhưng những người thân của họ đều không được gặp mặt.
Thậm chí việc gửi quà vào cho thân nhân cũng bị làm khó. Bà Nguyễn Thị Duyên – vợ ông Lê Đình Uy cho biết sự việc như sau:
“Mỗi lần đều gửi tiền và gửi quần áo vào nhưng mà khi yêu cầu là được cấp cái sổ thăm nuôi cho gia đình em theo dõi thì họ nói là cứ mua sổ đi. Nhưng mà không được cầm, em không được giữ cái sổ đó.
Em cũng mua cái sổ đó cho 3 người là bố Lê Đình Công, anh Lê Đình Doanh và chồng là Lê Đình Uy, thì em đã mua đủ sổ cho 3 người nhưng mà họ đã giữ cái số đó và không cho gia đình giữ.
Em hỏi là tại sao không cho gia đình giữ thì họ nói là trường hợp của Đồng Tâm là không có cái sổ đó”.
Cũng theo bà Duyên, quà gửi vào thì không được gửi đồ ăn và chỉ được gửi đúng 2 bộ quần áo. Tiền thì được gửi tối đa 1 triệu rưỡi cho 1 người trong 1 tháng.
Thân nhân của ông Chức cũng xác nhận vụ việc và cho biết thêm thân nhân của cả 29 người trong vụ việc đều bị đối xử như vậy.
Theo điều 27, 28 của nghị định 113 ban hành năm 2008 về quy chế trại giam thì người đang bị tạm giam hay chấp hành án phạt tù đều được thân nhân thăm gặp mỗi tháng một lần và phải có sổ thăm gặp hoặc đơn xin thăm gặp khi đến thăm phạm nhân.
Cũng theo đó, mỗi tháng phạm nhân được cho nhận 1 gói quà (không quá 7 kg) từ người nhà.
Cụ Lê Đình Kình đã qua đời vẫn bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương hôm 1 tháng 6 năm 2020 cũng đưa lên trang cá nhân Giấy mời của ủy ban kiểm tra huyện ủy Mỹ Đức đề ngày 27 tháng 5 mời đảng viên Lê Thanh Doãn – thuộc chi bộ thôn Hoành, để tiến hành kỷ luật tổ chức đảng đối với ông cùng 6 đảng viên trong chi bộ, trong đó có cụ Lê Đình Kình đã qua đời trong vụ việc ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu của cụ Lê Đình Kình cho hay là có biết về vụ việc ông Doãn và một số người bị mời lên làm việc và được yêu cầu tự nhận lỗi và nhận hình thức kỷ luật nhưng những người này cho biết không có lỗi gì, mặc dù vậy họ vẫn bị khai trừ khỏi đảng.
Một số trang web thân chính phủ như hội cờ đỏ, vnnew.net… cũng dẫn thông tin nói cả 7 đảng viên thuộc tổ đồng thuận trong đó có cụ Lê Đình Kình đều bị hội nghị chi bộ đảng thôn Hoành nhất trí khai trừ khỏi đảng vì vụ việc ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Phóng viên đài Á châu Tự do gọi điện thoại cho số huyện ủy huyện Mỹ Đức để kiểm chứng thông tin nhưng không có người bắt máy.
***
[admin Xen Mint đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Bản tin ngày 2-6-2020
(bởi adminTD, 02/06/2020)
BTV Tiếng dân, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/ban-tin-ngay-2-6-2020/)
Tin biển Đông
Hôm qua, trang web của bộ quốc phòng Trung quốc đưa tin, trong buổi họp báo thường kỳ ngày 29/5, đại tá Ren Guoqiang, người phát ngôn của bộ này, nói rằng: “Hải quân Trung quốc đang thực hiện các thử nghiệm và các bài tập huấn luyện cho tàu sân bay Sơn Đông theo kế hoạch huấn luyện hằng năm trên biển để kiểm tra hiệu suất của vũ khí và thiết bị trên tàu”.
Tumblr media
Tàu sân bay Sơn Đông được phát trên truyền hình nhà nước Trung quốc (Ảnh: CCTV)
 Hôm 1/6, USNI News đăng cảnh quay tàu sân bay Sơn Đông được phát trên truyền hình nhà nước Trung quốc cho thấy, nó có thể thực hành việc cất cánh và hạ cánh máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-15 trên bong tàu.
Nguồn tin này cũng cho biết, Sơn Đông là tàu sân bay thứ hai của quân đội Trung quốc, nhưng là chiếc đầu tiên được chế tạo trong nước. Một tàu sân bay khác của Trung quốc là Liêu Ninh, được Liên Xô chế tạo, Trung quốc đã mất nhiều năm để tân trang lại tàu này trước khi đưa nó vào hoạt động năm 2012.
Trong cùng ngày, báo SCMP nói rằng, cảnh quay đài truyền hình nhà nước Trung quốc không tiết lộ chính xác địa điểm thử nghiệm trên biển, nhưng một thông báo từ cơ quan an toàn hàng hải Đại Liên cho biết, nó nằm ở phía Bắc của Hoàng hải.
Nguồn tin này dẫn lời một chuyên gia quân sự làm việc ở Bắc Kinh bình luận, các thử nghiệm này sẽ giúp tàu sân bay Trung quốc tăng cường khả năng chiến đấu và mang lại một sự răn đe lớn hơn khi nó dần dần tiến ra xa bờ.
Cũng tin biển Đông, SCMP đưa tin hôm 1/6, rằng Đài Loan dự kiến ​​sẽ đưa vào hoạt động tàu tuần tra xa bờ 4.000 tấn vào đầu năm tới, để tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực tranh chấp biển Đông. Tin cho biết, Đài Loan sẽ tìm cách mua tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon từ Mỹ để tăng cường phòng thủ bờ biển, theo thứ trưởng bộ quốc phòng Chang Che-ping.
Phía Việt Nam, chính phủ dường như không có các hành động nào đáng kể, ngoài những khẩu hiệu quyết tâm chính trị và lời hô hào “cảnh giác cách mạng” trong việc bảo vệ chủ quyền biển Đông. Trong khi đó, một cuộc Trưng cầu dân ý trên Facebook được khởi xướng bởi các tổ chức xã hội dân sự, đã được 45 đoàn thể ủng hộ mà [báo] Tiếng dân đưa tin hôm 27/5, tính đến nay, đã thu hút 454.000 tài khoản tham dự, với 95% ý kiến cho rằng, Việt Nam cần kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế về việc lấn chiếm tại biển Đông.
Mời đọc thêm: Biển Đông: Các nước phải đoàn kết, ứng phó với Trung quốc (PLTP). – Đô đốc hải quân Mỹ bàn về ‘binh pháp Tôn Tử’ của Trung quốc ở biển Đông (TP). – Campuchia bác tin cho Trung quốc đặc quyền dùng căn cứ hải quân (VOA). – Việt Nam phản đối Trung quốc trồng rau ở Hoàng Sa (ĐV).
***
Đảng đấu tố và kỷ luật ông Lê Đình Kình sau khi giết ông chết
Truyền thông mạng xã hội xôn xao về một giấy mời được ký vào ngày 27/5/2020 của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ Mỹ Đức (TP. Hà Nội), mời các đảng viên thuộc chi bộ Thôn Hoành (xã Đồng Tâm) tham gia buổi họp để xem xét, thi hành kỷ luật đối với 7 đảng viên thuộc chi bộ thôn, trong đó có cả “đồng chí Lê Đình Kình”.
Tumblr media
Công văn của đảng triệu tập ông Lê Đình Kình
 Xem qua nội dung giấy mời, có thể thấy câu cú trong văn bản này rất tối nghĩa, rối rắm. Dù vậy, độc giả cũng có thể nhận ra đây là buổi họp để các đảng viên chi bộ Thôn Hoành nêu ý kiến của mình trước khi huyện ủy tiến hành kỷ luật các đảng viên trong thôn.
Thông thường, kỷ luật đảng viên được thực hiện theo sự chỉ đạo từ trên xuống, nó thường là một cuộc đấu tố đối với các đảng viên vi phạm. Cuộc họp này được chuẩn bị trước nội dung để các đảng viên trong chi bộ đứng lên thay nhau chỉ trích, vạch trần sai trái đối với những đảng viên đang bị đề nghị kỷ luật.
Dù ông Lê Đình Kình đã bị bắn chết ngay tại nhà riêng bởi cuộc đột kích của hàng ngàn cảnh sát cơ động, tấn công vào thôn Hoành hôm 9/1/2020, nhưng theo nội dung giấy mời cho thấy, đảng CS vẫn quyết thực hiện cuộc đấu tố và tiến hành kỷ luật đối với “đồng chí Lê Đình Kình” của họ. Báo Người việt có bài nhận định: “Ông Lê Đình Kình đã chết nhưng CSVN vẫn chưa buông tha”.
Dư luận cũng không khó hiểu với cái kiểu kỷ luật như vậy, bởi đảng CS luôn có các hình thức kỷ luật rất khôi hài, chẳng hạn như “cách chức” đối với những người không còn nắm giữ chức vụ.
***
Hà Tĩnh: “Hơn 400 ngàn đối tượng hoạt động trên mạng có liên quan tới an ninh quốc gia”
Hôm nay 2/6, báo Hà Tĩnh, cơ quan ngôn luận của tỉnh ủy Hà Tĩnh có bài: “Cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch”, trong chuyên mục “Xây dựng đảng”. Bài viết cho biết: “Trên địa bàn Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã tiến hành rà soát, lên danh sách, phân loại và tổ chức công tác an ninh đối với hàng chục hội nhóm, với trên 400 ngàn đối tượng tham gia trên không gian mạng có hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia”.
Nếu con số này phản ánh đúng thực tế như cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh công bố, thì đây là tin vui đối với phong trào dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Gần nửa triệu người Việt Nam lên mạng, dũng cảm bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trước các vấn nạn tiêu cực mà đất nước đang phải đối mặt.
Rõ ràng, con số này đã thật sự gây lo lắng lớn cho đảng cầm quyền, khi gần đây các cơ quan làm công tác tư tưởng của đảng phải liên tục kêu gọi đảng viên và người dân cần cảnh giác trước các thông tin trên mạng.
Với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, đảng CS không thể tiếp tục độc quyền thông tin, định hướng dư luận bằng bằng sự tuyên tuyền dối trá và xuyên tạc, mà phải  thừa nhận ‘thua’ trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền!
***
[admin Xen Mint đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Ngọn lửa Thiên An môn chưa tắt
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Trần Trung Đạo, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/ngon-lua-thien-an-mon-chua-tat/)
Sau khi cuộc nổi dậy Thiên An môn bị dập tắt trong lửa và máu ngày 4 tháng 6, 1989, trên tường Thiên An môn chưa khô vết máu xuất hiện một đoạn văn ngắn sau đây: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau”.
Thời gian 31 năm trôi qua. Tinh thần Thiên An môn tưởng đã rơi dần vào quên lãng tại Trung cộng. Nhưng không. Ngày 6 tháng 2, 2020 trên mạng Weibo lại xuất hiện một câu với lời văn khác nhưng cùng mang một nỗi uất hận giống nhau: “Vô số người Trung quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sỹ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai, xin đừng quên cơn giận tối nay”.
Cả hai câu văn đều chuyên chở một ước mơ, một cơ hội cho ngày mai. Ước mơ đã biến buổi tập trung nhỏ sau cái chết của tổng bí thư đảng CS Trung quốc Hồ Diệu Bang trở thành một Thiên An môn lịch sử.
Nhưng quan trọng hơn, cả hai câu văn có một chữ giống nhau: “một ngày mai”. Điều đó cho thấy, nhiều thế hệ người Trung quốc vẫn nuôi một hứa hẹn không bao giờ tàn.
Tự do là quyền bẩm sinh của con người. Câu nói của một sinh viên Trung quốc vang lên trên quảng trường Thiên An môn: “Chúng tôi muốn nhân dân thực sự làm chủ” vẫn còn vang vọng tới hôm nay.
Đúng vậy, phong trào Thiên An môn bùng nổ và đã bị dập tắt nhưng chắc chắn một Thiên An môn khác đang được hình thành tại Trung cộng.
Nơi nào có độc tài đảng trị nơi đó sẽ có cách mạng dân chủ. Không ai biết thời điểm nào cách mạng sẽ diễn ra nhưng không thể phủ nhận hay trốn tránh quy luật xã hội đó.
Một chế độ dù hà khắc bao nhiêu, một bộ máy tuyên truyền dù tinh vi đến bao nhiêu cũng không thể tẩy não cả một dân tộc suốt trăm năm hay tẩy não từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngọn đèn tự do dù le lói nhưng vẫn đang soi rọi vào tâm hồn của nhiều triệu người còn lương tri.
Một kỹ sư vi tính làm việc cho bộ máy tuyên truyền Trung cộng viết lại, một trong những công việc chính nhóm anh làm mỗi ngày là ngăn chặn những chữ nhạy cảm trong hệ thống internet không cho chúng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm.
Một trong những chữ mà nhóm của anh phải tốn công sức nhất để xóa sau thảm sát Thiên An môn là chữ Triệu Tử Dương. Trước tháng Sáu năm 1989 chữ Triệu Tử Dương xuất hiện nhiều nhất trong các mạng tin học không chỉ chính trị mà cả các lãnh vực khác bởi vì ông ta là thủ tướng cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Qua đại dịch Vũ Hán, Tập Cận Bình và bộ máy cai trị Trung cộng cũng biết họ chỉ có thể xóa trong các mạng tin học hay trong sách vở nhưng sẽ không xóa được trong nhận thức con người. Ngọn lửa tự do được thắp lên ở Thiên An môn 31 năm trước vẫn còn rực sáng.
Hạt giống tự do có trong mỗi con người ngay khi có mặt trên thế gian này và sẽ không chết đi khi con người còn sống.
Áp bức như cơn dông. Lao tù như cơn bão. Cả hai rồi sẽ qua nhanh. Nhưng tự do là khát vọng. Khát vọng không qua nhanh mà lớn lên theo thời đại, theo đà phát triển của văn minh và nhận thức của con người. Khát vọng tự do dân chủ là ngọn lửa thiêng âm thầm cháy trong lòng người dù đang sống ở đâu trên mặt đất này.
Phong trào Thiên An môn chưa đạt được sự thành công như Lưu Hiểu Ba và những người tổ chức mong muốn.
Nhưng trong thời điểm 1989, phần lớn những khó khăn đó là những khó khăn khách quan bị quy định bởi hoàn cảnh xã hội, ý thức chính trị và giới hạn thông tin tại Trung quốc cũng như trên thế giới. Việc áp dụng Internet trong thời kỳ đó ngay cả tại Mỹ và châu Âu cũng còn giới hạn, và Trung cộng thì chưa có.
Nếu biến cố Thiên An môn xảy ra hôm nay, những khó khăn đó chắc chắn sẽ được vượt qua khá dễ dàng bởi vì, về mặt chủ quan thế hệ trẻ ngày nay có một nhận thức dân chủ rõ ràng và vững chắc, và về mặt khách quan thế giới đã chuyển mình sang một thời đại thông tin rộng mở mà không nhà nước nào, không một kỹ thuật nào có thể bưng bít được hoàn toàn, kể cả tại Trung cộng.
Cuộc cách mạng tin học bùng nổ đầu thập niên 1990 đã giúp mang con người không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, khác biệt về tôn giáo đến gần nhau trong một căn nhà. Trái đất mỗi ngày một nhỏ dần. Những hàng rào ngăn cách giữa người và người đã bị giới hạn nhiều. Nhân loại ngày nay cần được sống trong một xã hội mở, không bị bao bọc trong bốn bức tường độc tài đảng trị.
Nếu biến cố Thiên An môn xảy ra hôm nay, ý thức dân chủ trong thệ hệ trẻ Trung quốc đã trưởng thành cộng với các phương tiên thông tin đang có, cuộc tranh đấu sẽ không dừng lại ở những điều thỉnh nguyện suông mà có thể dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hay ít nhất làm thay đổi căn bản cơ chế chính trị Trung cộng. Bắc Kinh sẽ ngăn chặn Internet nhưng những người yêu dân chủ vẫn còn rất nhiều cách để thông tin trong nội địa cũng như chuyển và nhận tin từ nước ngoài.
Một chuyên viên kỹ thuật Trung quốc dấu tên khi được hỏi những gì sẽ xảy ra nếu biến cố Thiên An môn đang diễn tiến hôm nay, đã thừa nhận rằng với số lượng người được nối kết vào Internet mỗi ngày tăng hàng triệu, việc chận đứng toàn bộ và lâu dài không phải là chuyện dễ dàng.
Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung cộng biết vị trí của Trung cộng là vị trí của một quốc gia bị bao vây, bởi vì chung quanh họ hầu hết là kẻ thù, không chỉ thù kinh tế, chính trị mà cả về văn hóa, lịch sử, địa lý.
Trung cộng ngày nay không phải là một quốc gia đang phát triển, không có gì để mất như ba chục năm trước mà là một cường quốc, dù muốn hay không, họ cũng phải đóng vai trò cường quốc với tất cả trách nhiệm quốc tế để bảo vệ quyền l��i của Trung cộng. Nếu thất bại, Trung cộng không chỉ thất bại về kinh tế hay tài chánh mà sụp đổ toàn bộ cơ chế CS.
Và cho dù chế độ có thể ngăn chặn được thông tin trong lục địa Trung cộng, Bắc Kinh cũng không thể làm gì được để ngăn chặn thông tin quốc tế được truyền đi qua hàng trăm phương tiện internet nhanh nhất và có tác dụng tạo nên một làn sóng công phẫn trên phạm vi toàn thế giới.
Sinh viên Trung quốc, nhân dân Trung quốc sẽ không cô đơn như 1989 mà cả nhân loại sẽ đứng về phía họ. Hàng trăm cuộc biểu tình trước các tòa đại sứ Trung cộng ở nước ngoài sẽ tạo nên một áp lực quốc tế thường trực không kém gì tại lục địa Trung Hoa.
Giống như cơ chế nhà nước tư bản là hệ quả khoa học của cuộc cách mạng kỹ nghệ vào thế kỷ 18, các chế độ dân chủ đang lần lượt hình thành khắp năm châu ngày nay là hệ quả khoa học của một nền kinh tế đang được toàn cầu hóa.
Ánh sáng tự do đang rọi vào những nơi mà trước đây không mấy ai quan tâm đến như Tunisia, Sudan, Yemen và lần lượt sẽ đến nhiều nơi khác đang sống dưới chế độ độc tài.
***
[admin Xen Mint đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Sự trưởng thành của Hoàng Chí Phong vượt xa những “tiêu chuẩn kép”
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Lê Nguyễn Duy Hậu, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/su-truong-thanh-cua-hoang-chi-phong-vuot-xa-nhung-tieu-chuan-kep/)
Hoàng Chí Phong đã nói rõ lập trường của mình. Rằng với tư cách một nhà hoạt động nhân quyền, Phong ủng hộ phong trào Black lives matter và phản đối bất kỳ hành động bạo lực nào của cảnh sát.
Nhiều người đang cười nhạo Hoàng Chí Phong vì chính những nghị sỹ Mỹ vốn ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong nhất lại đang kêu gọi áp dụng vũ lực cho người biểu tình (hoặc gây rối?) ở Mỹ (Marco Rubio, Tom Cotton…). Nhưng sự trưởng thành của Hoàng Chí Phong vượt xa những “tiêu chuẩn kép” của họ.
Họ không phân biệt được ý tưởng của sự bình đẳng khác xa những kẻ lợi dụng nó để gây bạo lực. Họ sẵn sàng biện minh rằng không thể vì một tình huống đáng trách của cảnh sát mà quy kết cho cả xã hội, nhưng không ngại quy chụp một chủng tộc là hạ đẳng vì những hành vi cướp phá (mà chưa chắc là chỉ có một màu da). Họ không ngại gọi Hoàng Chí Phong là tên cộng sản, là gián điệp v.v… Lý do rất đơn giản đó là vì đối với họ thế giới này không có nguyên tắc, ý tưởng, giá trị… mà chỉ có những lãnh đạo, tổng thống, đảng phải, chủng tộc. Sự sùng bái xem một chính trị gia là thiên sứ hay là lãnh tụ từng được một người mình rất kính trọng gọi là “tư duy bộ lạc”.
Những người như vậy không có tư cách để lên án một người đã phải đấu tranh từ năm 14 tuổi, chịu tù đày và những áp bức từ bộ máy đàn áp lớn nhất thế giới là Trung quốc như Hoàng Chí Phong. Một nhà lãnh đạo thực thụ không thúc ép người dân mình lao vào thù hận, mà sẽ hướng dẫn họ lựa chọn ủng hộ những giá trị. Một nhà lãnh đạo thực thụ không muốn thay thế một cái sai này bằng một cái sai khác.
Có thể Hoàng Chí Phong sẽ không giữ được giá trị này mãi, như cách mà Aung San Suu Kyi đang thất bại trên cương vị mới. Nhưng một lần nữa, chúng ta ủng hộ Hoàng Chí Phong cũng như những phong trào như ở Hong Kong vì giá trị mà họ theo đuổi, chứ không phải vì chính họ. Nếu một ngày Hoàng Chí Phong chọn bạo lực hay ủng hộ bạo lực, thì sẽ lại có một Hoàng Chí Phong khác phê phán anh ta. Đó là cách các giá trị tốt đẹp trường tồn.
Tumblr media
Hoàng Chí Phong ủng hộ phong trào Black lives matter (Ảnh: internet)
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Vấn đề không phải là oan hay không oan
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Đoàn Kiên Giang, 2-5-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/van-de-khong-phai-la-oan-hay-khong-oan/)
Tính tới chiều nay, anh em tôi đã có cơ bản hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải (vẫn đang phải kiểm tra chéo). Ngoài ảnh hiện trường, thực nghiệm, có nhiều văn bản là các bản khai, có đánh số BL (bút lục)…
Đó cho thấy cơ quan điều tra đã làm khá kỹ lưỡng. Riêng nhân chứng quan trọng nhất là Đinh Vũ Thường, theo LS Trần Hồng Phong, anh Thường ban đầu bị nghi là thủ phạm, phải “làm việc” với cơ quan điều tra gần cả tuần, vì cuộc gọi lúc 19 giờ 39 tại bưu điện Cầu Voi.
Và tôi không hiểu sao điều tra viên lại “chốt cứng” thời gian có mặt của bị án Hồ Duy Hải tại hiện trường vụ án khoảng 19 giờ 30. Để “khớp” với cuộc gọi của nhân chứng Đinh Vũ Thường thôi sao?
Tôi cũng không hiểu vì sao các lời khai ban đầu của bị án, nhiều lời khai nhân chứng (như anh Đinh Văn Còi – một cựu sỹ quan cảnh sát có tiếng ở Long An) lại bị đưa ra khỏi hồ sơ vụ án?
Điều tra viên có thể bị các áp lực phải hoàn tất vụ án, hoặc tự có “niềm tin nội tâm” để khép tội Hồ Duy Hải.
Tuy nhiên, hội đồng thẩm phán TAND tối cao rất tiếc lại làm thay việc của cơ quan điều tra, truy tố.
Nói như nhà báo Trần Khiết Bông, HĐTP TAND tối cao đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử.
Do đó, TAND tối cao đã dùng biện pháp biểu quyết 17/17 – chưa từng thấy trong lịch sử – để bác kháng nghị của VKSND tối cao, vốn nêu ra những sai sót, vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử, và đề nghị hủy án, điều tra lại!!!
Về kháng nghị của VKSND tối cao, tại phiên tòa giám đốc thẩm 7/5 (ngày thứ 2), đại diện HĐTP đặt câu hỏi: Giả sử hội đồng hủy bản án đó đi thì những nội dung này có khắc phục được không?
Đại diện VKSND tối cao trả lời rất “khôn”: Những vi phạm tố tụng trong vụ án là nghiêm trọng. Nếu hủy bản án, có điều tra lại được hay không là việc của cơ quan điều tra…
Nếu HĐTP TAND tối cao hỏi tôi, tôi sẽ nói: CÓ THỂ ĐƯỢC!!!
Tất nhiên, phiên giám đốc thẩm chớ nên làm thay việc của cơ quan điều tra, mà nhiệm vụ quan trọng nhất là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử.
Nói dễ hiểu hơn là nên cho HỦY ÁN điều tra lại, có tội hay vô tội tính sau!
***
[admin Xen Mint đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Không chi một xu nào nữa cho tổng thầu đường sắt Cát Linh – Hà Đông
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Nguyễn Ngọc Chu, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/khong-chi-mot-xu-nao-nua-cho-tong-thau-duong-sat-cat-linh-ha-dong/
1. Tin tổng thầu Trung quốc đòi đến 50 triệu USD để chạy thử đường sắt Cát Linh – Hà Đông và để bàn giao – đã làm bàng hoàng tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước. 600 triệu người dân Trung quốc có thu nhập tháng chỉ 1.000 tệ (3,2 triệu đồng), thế mà tổng thầu Trung quốc xem 50 triệu USD của người Việt Nam nhẹ như vỏ hến. 50 triệu USD là 400 triệu tệ, đủ để trả lương cho 4 vạn người Trung quốc trong 1 tháng.
2. Thưa với chính phủ, thưa với lãnh đạo bộ GTVT, thưa với lãnh đạo Hà Nội: không chi 1 xu nào nữa cả; buộc tổng thầu Trung quốc phải thực hiện đúng hợp đồng. 891,92 triệu đô-la cho 13 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông là cái giá 3 lần cắt cổ. Đúng như báo Lao động đã gọi tên “là một khúc xương 13 km không thể nuốt”.
GIẢI PHÁP CHO TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT VỚI TỔNG THẦU TRUNG QUỐC
Trong trường hợp tổng thầu Trung quốc không đồng ý chạy thử và không bàn giao – thì chấm dứt hợp đồng. Việt Nam sẽ tự biết cách khai thác.
Nếu chấm dứt với tổng thầu Trung quốc mà không có bàn giao, với tư cách của một công ty tư nhân phải tiếp quản công trình đường sắt Cát Linh – Hà Đông để khai thác, thì công ty tư nhân sẽ hành động tiếp theo như thế nào? Dưới đây là một đề xuất gợi ý cho lãnh đạo Hà Nội từ suy nghĩ của một công ty tư nhân.
1. Kiểm tra độ an toàn về kết cấu của tuyến đường trên cao Cát Linh – Hà Đông. Hy vọng là đủ an toàn về kết cấu chịu lực, vì thực chất là đó là một cây cầu bê-tông trên bộ. Kiểm tra độ an toàn về đường ray. Nếu chưa đủ an toàn và chưa đạt thông số kỹ thuật thì sửa chữa cho đạt yêu cầu. Loại trừ vấn đề không an toàn về cài cắm thiết bị gián điệp. Loại trừ trường hợp tương tự như trường hợp tổng thống Kadyrov của Chesnia bị nổ tung (09/5/2004) do khủng bố chôn chất nổ trong bê-tông khi xây sân vận động trước đó vài năm.
2. Không dùng tàu của Trung quốc. Vì các vấn đề hệ lụy kéo theo như công nghệ, vận hành, an toàn và phụ tùng… là các căn bệnh kinh niên sẽ đau dai dẳng trong nhiều năm sau nữa. Sẽ rất tốn kém và mệt mỏi.
3. Mua mới tàu của châu Âu. Loại tàu chỉ 2 toa – tương tự như tàu nối các terminal ở sân bay Singapore. Các đoàn tàu này sẽ không đắt tiền. Ưu tiên nhiều chuyến ít toa hơn là nhiều toa ít chuyến. Vì do độc tuyến, không có các tuyến khác nối tiếp, nên lượng hành khách không nhiều. Vậy nên giai đoạn đầu chỉ chạy tàu 2 toa, 2 phút một chuyến. Khi đông khách sẽ nối thêm toa thứ 3 thứ 4 là đủ. Về mặt kinh tế chắc chắn sẽ không tốn kém như tàu Trung quốc, lại tiện nghi hơn, hiện đại hơn và an toàn hơn.
4. Vì tuyến ngắn, độc tuyến, nên giá vé đồng nhất cho toàn chuyến đi (giống như tàu điện ngầm metro ở Liên Xô trước đây chỉ 5 copec tới ga nào cũng được, miễn là chưa ra khỏi metro). Khi có nhiều tuyến liên thông thì sẽ bán vé đến từng ga.
Vì thu nhập thấp và cần khuyến khích người dân sử dụng đường sắt trên cao, nên giá vé phải hợp lý. Chẳng hạn giá vé là 10.000 đồng cho 1 lần vào tuyến Cát Linh – Hà Đông, xuống ga nào cũng được, lên ga nào cũng được. Lượng hành khách chắc chắn sẽ tăng dần. Lấy số lượng làm nhân tố quyết định doanh thu.
5. Kiểm soát vé tự động khi vào ga. Trên tàu không kiểm soát vé. Điều này sẽ giảm mạnh số lượng nhân viên phục vụ. Đây là một nhân tố giảm chi phí khai thác rất đáng kể. Sẽ không cần đến 700 nhân viên phục vụ như sử dụng tàu của Trung quốc.
VẪN PHẢI ĐỀ XUẤT
Biết là khả năng “ly dị” với tổng thầu Trung quốc là rất nhỏ. Nhưng không chi tiền nữa là điều bắt buộc.
Biết là bỏ tàu Trung quốc mà mua tàu 2 toa của châu Âu không mấy ai trong lãnh đạo bộ GTVT dám nghĩ tới.
Nhưng cũng le lói một phần ngàn tia hy vọng vào lãnh đạo Hà Nội. Vì ông Vương Đình Huệ từng giảng dạy kinh tế tài chính, lại có thời gian tu nghiệp ở Xlavakia, nên chắc có các suy nghĩ tương tự – mà nhìn thấy đôi điều hợp lý rồi áp dụng chăng? Thấy thì có thể thấy được. Dám làm hay không lại là chuyện khác.
Biết là khó áp dụng. Nhưng vẫn phải đề xuất. Vì đường sắt Cát Linh – Hà Đông là khối ung nhọt phải cắt bỏ. Nếu không cắt bỏ được thì cũng không được để nó di căn sang nơi khác.
Không chi 1 xu nào nữa cho tổng thầu đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Khi nền tư pháp của đảng sắp cáo chung
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Thu Hà, 2-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/khi-nen-tu-phap-cua-dang-sap-cao-chung/)
Tumblr media
Hầu hết các nước trên thế giới đều lấy nữ thần Công Lý làm biểu tượng cho luật pháp. Dù xuất phát từ thần thoại La Mã, nhưng nữ thần Công Lý đã lan toả, truyền cảm hứng khắp hành tinh và đã được mặc định cho tiêu chuẩn công bằng và lẽ phải. Đó cũng là hình tượng tín ngưỡng được tôn vinh và hy vọng đem đến công lý cho con người.
Nữ thần Công Lý tay phải cầm cái cân thể hiện cho sự phân định rạch ròi, đúng sai; tay trái nắm thanh gươm, biểu tượng uy quyền; một dải băng che mắt mang ý nghĩa tránh sự chi phối ảnh hưởng từ bên ngoài để giữ sự công tâm khách quan.
Tumblr media
Tượng nữ thần công lý (Ảnh trên mạng)
 Tòa án các nước nhân danh công lý để xét xử, nhưng tòa án ở Việt Nam thì không. Họ nhân danh “nhà nước”, trong mỗi phiên tòa họ nói rằng: “Nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Mà đảng CSVN lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, vì thế công lý chỉ thuộc về đảng. Đảng nói đúng là đúng, sai là sai. Đảng phán có tội, thì cấm có cãi.
Cho nên thành ngữ có từ thời phong kiến “vô phúc đáo tụng đình” (chỉ những kẻ vô phúc, ngu dại mới đi kiện cáo, kêu xin nơi cửa quan, triều đình), lại rất đúng trong nhà nước Việt Nam XHCN hiện tại.
Một nền tư pháp biến dạng, quan toà xét xử không công minh, kẻ nghèo khổ, yếu thế thì đương nhiên thua, không đòi được công lý lẽ phải. Phần thắng luôn thuộc về kẻ mạnh, giàu có và giỏi chung chi. Niềm tin vào công lý, chỉ còn là ký ức mơ hồ, xa xăm, hoặc hiện diện trong những giấc mơ.
“Vô phúc đáo tụng đình” vẫn làm thần dân khiếp sợ và rùng mình. Cái gọi “tinh thần thượng tôn pháp luật” mà đảng và nhà nước rao giảng, trở nên sáo rỗng và mờ nhạt. Ngược lại, ngày càng công khai, trắng trợn hiện tượng án bỏ túi, án tại hồ sơ, tham ô, tham nhũng, hối lộ, những bản án do đảng xử người của đảng, gây phẫn nộ, bất bình trong dư luận xã hội.
Người ta không tìm thấy hai từ “công lý” trong các bộ luật được ban hành, trong kết luận của cơ quan điều tra, hay bản cáo trạng của viện kiểm sát. Thậm chí, trong các bản án đã tuyên, cũng không xuất hiện hai từ đó.
Xét một số văn bản luật quan trọng quy định việc xét xử thì thấy: bộ luật Tố tụng hình sự, bộ luật Tố tụng dân sự, luật Tố tụng hành chính đều không có từ “công lý”. Nhưng vì sao hai từ “công lý” lại không được nhắc đến trong các văn bản tố tụng và hiếm khi được nói ra từ miệng các cán bộ tư pháp? Đem câu hỏi này hỏi một số người quen từng là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán… họ trả lời nửa đùa nửa thật, rằng “có công lý đâu mà nói”. Vậy là đã rõ.
Vào công cụ tìm kiếm Google, sẽ dễ dàng tìm thấy hàng trăm câu chuyện cười ra nước mắt. Cơ quan điều tra làm sai lệch hồ sơ nhiều vụ án, công an bức cung, ép cung, mớm cung, dùng nhục hình để rút ngắn thời gian “phá án”. Hoàn thành nhiệm vụ, đạt chỉ tiêu thành tích là điều họ cần hơn là sinh mạng con người. Oan sai thì mặc kệ, có nhà nước đền bù. Tiền và quyền là hai thứ phá vỡ cán cân công lý.
Thẩm phán gạ tình, mua dâm, vòi tiền chạy án. Chánh án Đinh Lâm Xướng, huyện uỷ viên, kiêm bí thư chi bộ đảng tòa án Minh Hóa, Quảng Bình cùng kế toán “mây mưa” ngay trụ sở. Họ xem công đường là phòng the để ngoại tình, chứ không phải chỗ công minh, cầm cân nảy mực. Vì thế, đã có bị cáo cầm dao rạch bụng, bị cáo khác thì uống thuốc độc tự vẫn tại toà sau khi nghe án tuyên. Có phụ nữ vì không kìm được tức giận, đã lấy quần trùm lên đầu chánh án.
Tumblr media
Chánh án Đinh Lâm Xướng và tình nhân (ngoài cùng bên phải) (Ảnh: Dân Việt)
 Viện kiểm sát, cơ quan giữ quyền công tố, thì hùa theo, cứ công an “đề nghị” cái gì, thì họ máy móc tuân thủ “truy tố” cái ấy. Thẩm định, phân tích khoa học, tìm hướng chứng minh để phản biện… trở nên xa xỉ với kiểm sát viên.
Đảng CSVN cho rằng, nhà nước pháp quyền XHCN “không chấp nhận” và “không cần có” tam quyền phân lập. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện trong cấu trúc quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Từ đây, phẩm giá con người, quyền con người, quyền công dân, dân chủ… chỉ là “bánh vẽ”.
Ở các tỉnh thành, giám đốc công an đương nhiên là uỷ viên ban thường vụ, viện trưởng VKS và chánh án toà án đều là uỷ viên ban chấp hành. Ở trung ương, bộ trưởng bộ công an mặc định là uỷ viên bộ chính trị, chánh án tối cao nằm trong ban bí thư và viện trưởng VKS tối cao là uỷ viên trung ương đảng. Thế nhưng, khi hệ thống tư pháp sai, đảng không hề chịu trách nhiệm.
Đảng viên 58 năm tuổi đảng, ông Lê Đình Kình bị giết chết ngày 9/1/2020. Vậy mà đến 27/5/2020, tổ chức đảng mới mang ông ra… kiểm điểm! Đúng quy trình thì phải kỷ luật đảng trước, rồi say đó mới mang ra tử hình, mổ bụng phanh thây chứ?
Tumblr media
Công văn của đảng triệu tập ông Lê Đình Kình
 Chiều 29/5/2020, sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù, bị cáo Lương Hữu Phước 55 tuổi, ngụ phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đã viết trên Facebook của mình với nội dung: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”, rồi đến TAND tỉnh Bình Phước lên lầu 2 nhảy xuống đất tử vong ngay trong trụ sở toà án.
Tumblr media
Ông Lương Hữu Phước chết trong sân toà (Ảnh trên mạng)
 Cái chết của ông Lê Đình Kình, của anh Lương Hữu Phước và lời tuyên án “bất hủ” của bí thư trung ương đảng, chánh án toà tối cao Nguyễn Hoà Bình chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, đã tuyên vào ngày 8/5/2020, có câu “trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án có một số sai sót, nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án” đã là hồi chuông cáo chung, báo hiệu sự sụp đổ của nền tư pháp Việt Nam XHCN vốn đã mục ruỗng từ hơn 40 năm qua, kể từ khi cả nước ngưng tiếng súng ở hai miền Nam – Bắc.
Bản báo cáo tình hình nhân quyền toàn cầu năm 2018, công bố ngày 17/1/2019, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) cho hay, tình hình nhân quyền tại Việt Nam “xuống cấp nghiêm trọng”. Trong báo cáo công bố hôm 14/1/2020, HRW công khai 652 trang về tình hình nhân quyền tại 100 quốc gia trong năm 2019, phần nói về Việt Nam, ông Brad Adams, giám đốc ban Á châu của tổ chức Theo dõi nhân quyền, nói: “Năm 2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam”.
Ngoài ra, theo xếp hạng của The Economist intelligence unit, công bố hôm 22/1/2020, Việt Nam xếp thứ 136 trong tổng số 167 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo “Chỉ số dân chủ 2019”.
Khi nền tư pháp bị biến dạng, chỉ làm nhiệm vụ chính trị, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của đảng để cai trị và cầm quyền, thì làm gì có “cửa” cho nhân dân. Điều đó đồng nghĩa với oan sai, bất công, phi nhân tính và vô đạo, sẽ luôn song hành với những mảnh đời khốn khó, bất hạnh, vô phúc vướng vào vòng lao lý.
***
[admin Xen Mint đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Người da đen kêu gọi chính quyền nhận người tỵ nạn cộng sản vào Mỹ
(bởi adminTD, 02/06/2020)
1-6-2020
Người dịch: Ian Bùi
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/nguoi-da-den-keu-goi-chinh-quyen-nhan-nguoi-ti-nan-cong-san-vao-my/)
Sau đây là bản dịch lá thư cậy đăng trên báo New York times ngày 19/3/1978, do một nhóm người Mỹ da đen đồng ký tên. Họ là những nhân vật thành danh trong nhiều lãnh vực, từ giáo dục đến kinh tế, cũng như chính trị.
“Từ các quốc gia cộng sản vùng Đông Nam Á, hàng ngàn người tỵ nạn bất hạnh của Việt Nam, Lào và Cam-bốt đang trốn chạy và hiện sống lây lất trong các trại tỵ nạn. Đa số phải đối mặt một tương lai đáng sợ: bị hất hủi nơi họ đang tạm trú, không tìm được công ăn việc làm, và — tệ hại hơn nữa — bị đuổi trở về nguyên quán và có thể mất mạng.
Chúng tôi, những công dân trong cộng đồng da đen — một cộng đồng mà bản thân vẫn còn đang phải chịu đựng nhiều sự bất công kinh tế — rất quan tâm và đồng cảm với người anh em Á châu trong trại tỵ nạn. Nhưng mối quan tâm này cần vượt qua biên giới của sự đồng cảm. Chúng ta cần phải đi đến hành động.
Nhiều người Mỹ, tuy có lòng tốt, lý luận rằng hành động trong trường hợp này không khả dĩ về mặt kinh tế và có thể nổ ra xung đột. Chúng tôi nhận thức rất rõ tình hình kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay ở Mỹ — nhất là trong cộng đồng da đen của mình — và chúng tôi cũng hiểu là bất cứ chương trình giúp đỡ người tỵ nạn  nào cũng sẽ có cái giá phải trả dù khiêm tốn. Nhưng chúng tôi cực lực phản đối tâm lý treo bảng giá lên đầu những người tỵ nạn Đông dương.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã từng chứng tỏ chúng ta có khả năng thích nghi và đối phó với những tình huống bất thường tưởng chừng bất khả. Chúng tôi tin rằng người dân Mỹ một lần nữa đủ sức dang tay cứu vớt một cộng đồng thiểu số — những người tỵ nạn — để giúp họ an cư và tạo cho họ niềm hy vọng.
Vì thế, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu tổng thống Jimmy Carter và quốc hội hãy tìm cách mở cửa cho những người tỵ nạn này vào nước Mỹ, trong tinh thần tương trợ mà trước đây chúng tôi đã kêu gọi quý vị chấp nhận nạn nhân của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Qua bao cuộc đấu tranh gian khổ cho quyền bình đẳng dân sự, chính trị cũng như kinh tế trên đất nước này, chúng tôi rút ra được một bài học cơ bản: Cuộc đấu tranh cho quyền tự do kinh tế và chính trị của mình dính liền với việc đi tìm tự do của người tỵ nạn Đông dương. Nếu chính phủ Hoa Kỳ không thể hiện được lòng trắc ẩn đối với những con người bất hạnh ấy thì vô cùng khó để tin rằng chính quyền này có thể quan tâm đến người thiểu số da đen hay người nghèo tại Mỹ”.
Tumblr media
(Ảnh chụp bức thư)
 ____
Bản tiếng Anh: Black Americans Urge Admission of the Indochinese Refugees
Throughout non-Communist Asia, thousands of unfortunate refugees from Vietnam, Laos and Cambodia languish in make-shift camps. For most, the future offer frightening prospects: social ostracism in the countries to which they fled, end unemployment, and – even worse – deportation to their homelands resulting in almost certain death.
As concerned citizens of the black community – a community which itself continues to endure widespread economic deprivation- we sympathize with our Asian brothers and sisters in the refugee camps. But our concern must transcend the safe boundaries of mere sympathy. We must move toward action.
Many well-meaning Americans have argued that action on this pressing problem is unworkable in economic terms and potentially explosive. We recognize the scandalous state of America’s economy – especially its devastating manifestation in the black community – and we realize that any program to assist these refugees will entail modest economic costs. Yet, we oppose the dehumanizing tendency of placing price tags on the heads of Indochinese refugees.
In the past, America has displayed an uncanny ability to adapt to unusual and seemingly impossible situations. We believe that America can once again reach out to an embattled minority – these refugees – and offer safe haven and hope.
Thus, we call upon President Carter and the United States Congress to facilitate the entrance of these refugees into the United States in the same spirit that we have urged our country to accept the victims of South Africa’s apartheid.
Through our arduous struggle for civil, political and economic rights in America, we have learned a fundamental lesson: the battle against human misery is indivisible. Our continuing struggle for economic and political freedom is inextricably linked to the struggles of Indochinese refugees who also seek freedom. If our government lacks compassion for these dispossessed human beings, it is difficult to believe that the same government can have much compassion for America’s black minority, or for America’s poor.
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Có phải tình huynh đệ giữa Trung quốc và Việt Nam trôi lênh đênh trên biển Đông?
(bởi adminTD, 02/06/2020)
SCMP
Tác giả: David Koh
Dịch giả: Bùi Như Mai, 28-4-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/co-phai-tinh-huynh-de-giua-trung-quoc-va-viet-nam-troi-lenh-denh-tren-bien-dong/)
Tumblr media
Cảnh sát Việt Nam tiếp cận người biểu tình chống Trung quốc trong cuộc biểu tình năm 2019 trước đại sứ quán Trung quốc ở Hà Nội (Ảnh: Reuters)
 Tình đồng chí giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung quốc đã được gắn liền rất mạnh. Thường thì bên này đã là và vẫn là hậu phương vững chắc của bên kia. Họ đã từng là huynh đệ chiến đấu sát cánh bên nhau để chống lại đế quốc và thực dân. Nhưng câu chuyện lãng mạn này không phải là một nền móng vững chắc cho chính sách quốc gia hai nước.
Khi nói đến biển Đông, các yêu sách của Trung quốc và Việt Nam là, bên này được thì bên kia mất và ngược lại – vì vấn đề đó, bất kỳ yêu sách nào trong tranh chấp vùng biển – thật sự chưa có bất kỳ cuộc thảo luận nào về chủ quyền chung, sử dụng chung, khai thác tài nguyên chung, hoặc bất cứ điều gì chung.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không dính vào chuyện giúp giải quyết vấn đề căng thẳng này một cách nhanh chóng. Hoa Kỳ đã đánh hơi được sự căng thẳng này, với các lợi ích tự do hàng hải của riêng mình đã bị ảnh hưởng bởi các vụ chiếm đoạt biển Đông của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cũng như mục tiêu của Hoa Kỳ là kềm chế Trung quốc.
Hoa Kỳ hiện cũng đang hướng tới việc thả neo trên một vùng ở biển Đông, quan hệ giữa Philippines và Washington về quân sự và quốc phòng thì bấp bênh. Các kịch bản về mối quan hệ quốc phòng với các nước khác đang được cân nhắc, gồm các hiệp ước đối tác với Nhật Bản và Hàn quốc, cũng như trợ giúp quốc phòng cho Đài Loan.
Các nhà quan sát cho rằng, sự ảo tưởng của Hà Nội với Bắc Kinh sẽ khiến Việt Nam xoay trục qua Mỹ, là điều mà Hoa Kỳ muốn có mối quan hệ chiến lược và có thể là quân sự nhiều hơn với các nước quan trọng ở Đông Nam Á. Nhưng Việt Nam không sẵn sàng tiến tới với Mỹ nhanh như vậy, và không muốn làm mích lòng Trung quốc vì có thể Trung quốc sẽ phản ứng với một chiến lược nào đó làm cho Việt Nam trở tay không kịp. Do đó, Hà Nội tiếp tục thấy sự nguy hiểm nếu kết thân với Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ có kế hoạch dân chủ hóa đối với chính quyền cộng sản Việt Nam. Mỹ đã trở thành một con cờ cho Việt Nam thương lượng chống lại Trung quốc.
Các phản ứng đối với chiến lược của chính phủ Việt Nam cũng khác nhau trong nội bộ. Trong khi không có cuộc thảo luận nào về sự trung thành của chính quyền hiện tại với Trung quốc, nhưng có một cuộc tranh luận về cách thực hiện các mục tiêu của đất nước. Quan điểm này gồm, từ việc xem chính phủ là khờ khạo, vẫn tin tưởng vào tình huynh đệ xã hội chủ nghĩa và sẵn sàng chịu mất chủ quyền tạm thời, tới việc Hà Nội thận trọng và cần thiết để ngăn ngừa chiến tranh, nếu cần thiết – nhưng không phải là sợ chiến tranh.
Giữa chính phủ và đảng cộng sản cũng có sự khác biệt về quan điểm, tập trung nhiều về chiến thuật và chiến lược từng bước thay vì sử dụng quân sự một cách hiếu chiến. Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong quan hệ với các thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (ngoại giao), mời hợp tác quốc phòng đa phương (quân sự), và tăng cường sự phát triển và thịnh vượng (kinh tế là nền tảng của hai lãnh vực trên).
Chính sự thận trọng có tính cách chậm chạp này của Việt Nam đã bị lãnh đạo Trung quốc khai thác, vì họ muốn biến các đảo trên biển Đông thành các căn cứ của hải quân Trung quốc, sẽ cho Trung quốc sức mạnh hải quân khi va chạm. Vì vậy, Bắc Kinh đã phớt lờ sự phản đối của Hà Nội, và làm cho Việt Nam chia rẽ trầm trọng. Tuy nhiên, sự lì lợm của Trung quốc để mong giành chiến thắng toàn diện, sẽ khiến cho chính sách của Việt Nam rõ ràng hơn và dứt khoát ngả sang hướng khác – nhưng chưa ai biết lúc nào sự bùng phát sẽ xảy ra.
Tình huynh đệ, nếu được hâm nóng trở lại có thể giúp giải quyết các vấn đề biển Đông hiện tại giữa Trung quốc và Việt Nam. Năm 2000, khi hai nước giải quyết các vấn đề biên giới và ký hiệp ước phân định ranh giới, là một hiệp ước có được có mất, hiệp ước này được coi như một thí dụ về chính sách “đồng chí tốt, láng giềng tốt” được đưa vào hiện thực. “Đồng chí tốt, láng giềng tốt” có nghĩa mù mờ “gần gũi như môi với răng”, như “tình huynh đệ”, đây là những từ hoa mỹ được sử dụng để mô tả mối quan hệ của hai nhân vật sáng lập đảng cộng sản là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, tuy nhiên hiệp ước năm 2000 này đã làm giảm khả năng xung đột trên đất liền và cả hai nước có thể tiến về phía trước.
Việt Nam và Trung quốc có thể còn tình huynh đệ không? Theo quan điểm của tôi, năm 2000 rất khác so với năm 2020 vì nhiều thứ đã thay đổi và đặc biệt có ba trở ngại lớn. Trước hết, trong khi Trung quốc không còn coi Việt Nam là thành phần quan trọng trong việc đoàn kết xã hội chủ nghĩa, thì Việt Nam vẫn cần sự đoàn kết này để ngăn chặn các nỗ lực dân chủ hóa của Hoa Kỳ. Từ cuối thập niên 1980, Trung quốc tuyên bố với Việt Nam rằng, mối quan hệ song phương của họ không có gì đặc biệt và không khác gì mối quan hệ của Trung quốc với các nước láng giềng khác.
Người ta nghi ngờ là các cuộc tham vấn giữa các đảng cộng sản về kinh nghiệm của họ với chủ nghĩa xã hội và sự hục hặc lẫn nhau, có thể tác động đến chính sách đối ngoại của Trung quốc với Việt Nam – đặc biệt là giảm bớt được sự xâm lăng của Trung quốc ở biển Đông, mà Việt Nam rất ghét. Tuy nhiên, có nhiều người Việt Nam lên án Trung quốc về hành động xâm lăng trên biển, tương tự tỷ lệ người Trung quốc cũng lên án ngược lại. Tình huynh đệ và ý thức hệ luôn đứng sau lợi ích quốc gia.
Trở ngại thứ hai là Việt Nam không cho Trung quốc thấy lợi thế kinh tế hay chính trị đáng kể nào để nước này xem Việt Nam như là anh em nữa, hoặc để nhượng bộ những yêu cầu của Việt Nam. Những nghi kỵ lẫn nhau, và mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước không còn mạnh mẽ. Như đã xảy ra trong quá khứ, Việt Nam chỉ là một điểm mà Trung quốc sử dụng để ngăn chặn sườn phía Nam để chống lại sự xâm lấn của phương Tây. Mục tiêu lớn hơn của Trung quốc là đạt được lợi ích cốt lõi và mối quan hệ tốt với Mỹ hoặc Nga. Nói cách khác, Việt Nam cung cấp rất ít giá trị chiến lược, trừ khi nó liên kết chặt chẽ và liên minh với Mỹ hoặc Nga.
Thứ ba, cũng có thể Bắc Kinh đã bao vây Hà Nội, bằng cách liên kết chặt chẽ với Lào, Thái Lan, Cambodia và tìm cách tách các nước này khỏi Việt Nam. Đi kèm với những lo ngại đó là những tin đồn rằng các cơ sở hoặc căn cứ quân sự của Trung quốc đã được thành lập ở Cambodia, cùng với sự gia tăng hợp tác kinh tế và quân sự với Thái Lan.
Lào, một căn cứ quan trọng trong cuộc cách mạng Việt Nam chống Pháp, cũng khởi đầu một quan hệ tốt hơn với Trung quốc (có chung biên giới) và sự hiện hữu của Trung quốc tại Lào hiện nay rất rõ rệt. Không có cách nào để biết rằng ở biên giới phía Bắc của Việt Nam nếu bị Trung quốc đe dọa lần nữa, thì Việt Nam có thể rút lui vào Lào một cách an toàn hay không.
Nói cách khác, Trung quốc đang nhốt Việt Nam mà không cho lối thoát trên bán đảo Đông Dương, và lợi ích của Việt Nam trong khu vực có thể bị khuất phục và đóng vai trò thứ yếu đối với lợi ích của Trung quốc, trừ khi Hà Nội nhanh chóng tăng cường khả năng quân sự và quốc phòng.
Trong Sách trắng quốc phòng năm 2019, Việt Nam tái khẳng định lập trường không liên minh, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không có quan hệ đối tác với bất kỳ ai để đe dọa nước khác, và mới tăng cường thêm lập trường thứ tư – không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Nhưng các sách lược quốc phòng mới này có thể xoay chiều nhanh chóng để chuyển hướng chính sách của đất nước nếu Việt Nam liên tục bị bế tắc trong mối liên hệ với Trung quốc.
***
[admin My People đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Những đứa trẻ không có tết thiếu nhi
(bởi adminTD, 02/06/2020)
Trịnh Bá Phương, 1-6-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/06/02/nhung-dua-tre-khong-co-tet-thieu-nhi/)
Tumblr media
Chị Hoa và con (Ảnh: FB tác giả)
 Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát-xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát-xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát-xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức quốc xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hằng năm làm ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hằng năm trở thành ngày của thiếu nhi.
Và đến ngày hôm nay sau vụ tấn công của chính quyền vào Đồng Tâm đã giết chết cụ Kình, là ông nội của các cháu bé và khiến bố của các cháu là anh Lê Đình Chức nay bị thương tật nghiêm trọng, bị liệt nửa người, phần hộp sọ bị khuyết một phần.
Những tháng ngày qua các cháu luôn mong chờ được ở bên cạnh bố cháu, để chăm sóc, động viên với hy vọng rằng khi nhìn thấy các con, có đứa con trai út chào đời 10 ngày sau khi anh Chức bị bắt, anh Chức có thêm nghị lực sống và với sự chữa trị của các bác sỹ chuyên môn, sức khoẻ của anh có thể sớm hồi phục phần nào.
Ngày mai cơ quan điều tra công an Hà Nội sẽ giải quyết đơn của chị Hoa vợ anh Chức đề nghị cho anh Chức tại ngoại để gia đình chăm sóc và chữa trị. Với các cháu, có lẽ được ở bên cạnh bố là điều mong mỏi nhất lúc này. Liệu rằng công an HN còn sót lại chút lương tâm để các cháu đón cái tết thiếu nhi muộn bên cạnh bố của các cháu hay không? Hay đối với các cháu sống ở chế độ này, cái ngày Quốc tế thiếu nhi đúng như lịch sử ra đời của nó, là sự giết chóc, chia ly, và chế độ này cũng tàn ác như phát-xít Đức.
Tumblr media
Giấy mời chị Hoàng Thị Hoa của công an TPHN (Ảnh: internet)
***
[admin My Peoplet đã biên tập bài viết trước khi post]
0 notes