Tumgik
louxipei-blog · 4 years
Text
1. Khúc Thừa Dụ
2. Khúc Thừa Hạo (860 - 917):
- Hay còn gọi là Khúc Hạo, trị vì 907- 917.
- Hậu duệ: Khúc Thừa Mỹ.
- Mất: 917, tại La thành, khoảng 56 - 57 tuổi.
- Tính cách: khoan hòa, bao dung, có lòng thương người, thông minh, trù hoạch quyết thắng, mềm dẻo, khôn khéo.
- Thành tựu:
+) Sửa lại chế độ điền tô, lực dịch hà khắc, thuế má hà khắc của nhà Đường.
+) Ra lệnh "Bình quân thế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, giao cho quản giáp trông coi".
+) Xây dựng chính quyền độc lập, từ TW đến địa phương.
+) Chia cả nước thành các đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã.
+) Năm 908, vua Hậu Lương là Chu Ôn phong cho Lưu Ẩn (Tiết độ phó sứ Quảng Châu) làm "Tĩnh Hảo Quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ", nhưng sự cai trị vững vàng của Khúc Hạo khiến cho họ Lưu không nhòm ngó phương nam nữa.
+) T9/917 Lưu Nghiễm xưng đế, lập ra nhà Nam Hán. Hạo cho con trai làm "Khuyến hiếu sứ" sang thăm dò tình hình. Nhờ hoạt động ngoại giao khôn khéo mà Nam Hán không gây khó dễ cho nước ta.
+) Các hào trưởng địa phương có tư tưởng độc lập và cát cứ, Khúc Hạo đều dựa vào họ để khéo léo xây dựng chính quyền cơ sở.
+) Ông được ca tụng là bậc chúa hiền của đất Việt.
3. Khúc Thừa Mỹ:
- Trị vì: 917 - 923 (hoặc đến 930).
- Năm 917, ông được cử sang Nam Hán dò la thực lực của họ Lưu.
- Cuối năm đó, ông kế nhiệm chức Tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân.
- Mỹ không áp dụng chính sách "Khoan thư sức dân" mà bắt nhân dân phải lao dịch rồi áp bức nặng nề, khiến sự ủng hộ họ Khúc không còn được như trước nữa.
- Chủ trương giao hảo với Hậu Lương phía bắc mà gây hấn với Nam Hán liền kề. Năm 919, ông sai sứ sang nhà Lương xin tiết việt. Vua Lương bấy giờ là Mạt đế Chu Hữu Trinh vì bận đối phó với nước lớn nên ban tiết việt cho Khúc Thừa Mỹ và phong ông làm Tiết độ sứ Giao Châu.
- Mỹ chủ quan cho rằng Hậu Lương là nước lớn ở Trung Nguyên có thể khống chế được Nam Hán ở Quản Châu, còn gọi Nam Hán là "Ngụy đình".
- Mỹ bị Lý Khắc Chính bắt về Phiên Ngung, vua Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu.
- Khi bắt được Mỹ, vua Hán đích thân ra đình Nghi Phượng nhận tù binh, hỏi rằng: "Ngươi cho ta là ngụy triều, nay bị trói đưa về đây là cớ làm sao?" Mỹ cúi đầu chịu phục, bèn được tha.
4. Dương Đình Nghệ: (Lưu ý: Hai sách "An Nam kỷ yếu", "Cương mục (TQ)" và cả hai sách "Việt Nam sử lược" và "Đất nước Việt Nam qua các đời" đều chép tên ông là Dương Diên Nghệ)
- Ngày sinh, mất: 22/11/874 - 937)
- Quê: châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Năm 984, di cư vào Ái Châu, Thanh Hóa.
- T7/923, vua Hán là Lưu Nghiễm sai tướng Lý Khắc Chính (hay Lý Thủ Dung/Lương Khắc Trinh) đi đánh Giao Châu. Khúc Thừa Mỹ bị bắt. Lưu Nghiễm phong tước cho Dương Đình Nghệ, cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, cùng Lý Khắc Chính giữ thành.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc. Ông có 3000 người con nuôi, lập trường đánh vật; lại triệu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa mà khuyên bảo họ.
- Lý Tiến lấy làm lo ngại, bèn cấp báo về cho Lưu Nghiễm. Cùng năm, Nghệ dẫn quân bao vây Tiến.
- Vua Hán cử Trần Bảo (hoặc Trình Bảo) sang chi viện, nhưng Nghệ đã hạ được thành, Lý Tiến trốn về nước. Bảo tiếp tục vây lấy thành, Nghệ dẫn quân ra chém chết Bảo, tự lập làm Tiết độ sứ.
- T3/937, Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết, một tướng khác của Nghệ là Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra Bắc đánh Tiễn.
- Nghi vấn:
Ngô Quyền
Dương Phương Lan
Ngô Xương Ngập
Phạm Lệnh Công
Ngô Xương Văn
Phạm Thị Thanh Tuyền
Đỗ Cảnh Thạc
Dương Cát Lợi
Ngô Xương Xí
Đinh Bộ Lĩnh
Đinh Liễn
0 notes
louxipei-blog · 4 years
Text
Bài đầu tiên mới chơi đăng gì cho ngầu nhỉ???
1 note · View note