Tumgik
suygiantinhmach · 2 years
Text
Suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không
Ngâm chân rất tốt cho người suy giãn tĩnh mạch (SGTM). Tuy nhiên việc này sẽ phản tác dụng nếu bạn ngâm chân bằng nước ấm. Vậy ngâm chân thế nào là đúng cách để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không?
Suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không và ngâm như thế nào có hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân.
Ngâm chân là một phương pháp trị liệu tại nhà cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Nhưng nó chỉ có tác dụng chữa bệnh nếu bạn ngâm chân bằng nước lanh. Nếu sử dụng nước nước nóng sẽ có tác dụng ngược lại. Vì sao lại như vậy?
Ngâm nước nóng quả thực có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nhưng đối với những bệnh nhân bị SGTM, ngâm nước nóng có thể làm cho mạch máu thêm giãn ra và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Tumblr media
SGTM là do van tĩnh mạch bị suy yếu làm cho dòng máu chảy ngược về bắp chân, lâu ngày tĩnh mạch bị giãn và nổi ngoằn ngoèo dưới da. Việc ngâm chân trong nước nóng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn chi dưới, tình trạng giãn tĩnh mạch càng sưng to hơn.
Vì vậy, bạn phải nhớ rằng bệnh nhân SGTM không được dùng nước nóng để ngâm chân. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim nặng, suy tim hoặc nhồi máu cơ tim nặng thì không nên dùng nước nóng để ngâm chân. Và trong tình trạng cực kỳ mệt mỏi và đói, không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân.
Cách ngâm chân để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch
Câu hỏi suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không đã được giải đáp. Vậy cách ngâm chân như thế nào để chữa bệnh SGTM. Để việc ngâm chân có hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo các thời khuyên dưới đây:
Để chữa bệnh SGTM bạn có thể ngâm chân với nước ở nhiệt độ 10 độ C trong vòng 15-20 phút. Nước lạnh sẽ có tác dụng làm cho van tĩnh mạch co lại, giúp cải thiện tình trạng SGTM. Khi ngâm bạn nên ngâm từ phần mắt cá chân trở xuống. Khi ngâm chân bạn nên thực hiện giậm chân tại chỗ.
Để việc ngâm chân đạt hiệu quả hơn, bạn hãy kết hợp với massage chân. Cách này sẽ giúp hồi lưu tĩnh mạch được tốt hơn. Bạn cũng có thể pha một ít tinh dầu vào nước như tinh dầu hạt dẻ ngựa, tinh dầu thông biển,…sẽ làm dịu các triệu chứng đau nhức chân.
Bạn có thể chườm túi đá vào chân khi chân bị sưng và đau nhức khó chịu. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút cơn đau chân sẽ giảm đáng kể.
Ngoài việc ngâm chân, bạn có thể sử dụng thêm kem bôi suy giãn tĩnh mạch để hỗ trợ điều trị bệnh. Kem bôi có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức chân, phù chân, nặng chân. Đồng thời bổ sung các hoạt chất thẩm thấu vào da có tác dụng bền thành mạch, giúp bạn duy trì đôi chân khỏe mạnh.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không
Nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch rất đắn đo khi luyện tập thể dục thể thao. Và một câu hỏi được đặt ra, liệu suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không? Chạy bộ có làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không?
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không? Câu trả lời là “Đừng ngưng chạy bộ nếu bạn bị giãn tĩnh mạch chân”. Vì sao lại như vậy?
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch, chạy bộ mang lại hai lợi ích: Cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường cơ bắp chân. Cơ bắp chân khỏe và sức khỏe tim mạch tốt sẽ hỗ trợ các tĩnh mạch chân khi chúng hoạt động để lưu thông máu trở lại tim.
Điều này có thể trái ngược với những gì bạn đã nghe về chạy bộ và sức khỏe tĩnh mạch, vì nhiều người nghĩ rằng chạy bộ làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Vậy bạn có nên bỏ tập luyện chạy bộ bạn để bảo vệ tĩnh mạch? Câu trả lời là “không nên”. Tuy nhiên bạn nên thực hiện một số thay đổi nhỏ trong thói quen chạy bộ để giữ cho tĩnh mạch không bị tổn thương và có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Tumblr media
Mẹo chạy bộ an toàn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không đã được giải đáp, vậy thì làm sao để đảm bảo chạy bộ đúng cách? Để đạt được hiệu quả cao nhất, quan trọng là không làm tổn thương có các tĩnh mạch. Dưới đây là một số lời khuyên khi bạn chạy bộ:
Trước khi chạy bạn có thể thoa kem bôi suy giãn tĩnh mạch Diosmin Expert để cải thiên lưu thông máu, giảm các triệu chứng khó chịu ở chân để quá trình chạy bộ sẽ thoải mái và hiệu quả hơn.
Lựa chọn đường chạy bằng phẳng: Tránh chạy trên bề mặt cứng như đá, bê tông. Thay vào đó là chọn đường chạy có cỏ, nền đất mềm hơn.
Thời gian chạy: Duy trì đều đặn thời gian chạy khoảng 30 phút/ngày, tốc độ chạy ở mức trung bình 5 km/h, tức là bạn nên đi quãng đường khoảng 1 - 2.5 km
Mang vớ nén: Trước khi bạn bắt đầu chạy, hãy mang một đôi vớ nén. Những chiếc vớ được thiết kế đặc biệt này sẽ nén các tĩnh mạch và thắt chặt cơ bắp chân của bạn để máu được lưu thông về tim tốt hơn. Vớ nén có nhiều loại khác nhau, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn mua một đôi vớ nén phù hợp.
Làm gì để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Thường xuyên chạy bộ và tập thể dục là một cách tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe tim mạch và tăng cường lưu lượng máu qua các cơ. Kết hợp việc tập thể dục với một chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để chăm sóc cơ thể và giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng bệnh:
Giữ chân và bàn chân được nâng cao. Mỗi khi ngồi, bạn hãy luôn nâng cao chân và bàn chân. Khi nằm bạn sử dụng gối để kê chân bằng hoặc cao hơn mức tim để máu dễ dàng lưu thông. Ngoài ra bạn không nên đứng trong thời gian dài.
Tập thể dục thường xuyên để máu lưu thông tốt hơn. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể cải thiện nếu tuần hoàn máu lưu thông tốt. Do đó, bạn nên dành chút thời gian để tập thể dục, vì nó sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách uống nước ép cà rốt, củ cải đường hoặc rau bina. Tất cả các loại nước trái cây này có thể giúp giảm sưng tấy.
Không mặc quần áo bó sát và không mang giày quá chật
Duy trì cân nặng hợp lý. Cố gắng giảm cân khi bị thừa cân, béo phì sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Diosmin Expert – Tin vui cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Chặn đứng suy giãn tĩnh mạch ngay từ bây giờ là cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên chặn đứng bằng cách nào để đạt hiệu quả cao và ít tốn kém nhất là điều mà người bệnh luôn trăn trở.
Khi đề cập đến việc điều trị và phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân, hoạt chất Diosmin từ lâu đã được các chuyên gia sức khỏe sử dụng như một liệu pháp tự nhiên để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch và các bệnh liên quan đến rối loạn tuần hoàn máu khác. Đó là nhờ vào công dụng làm bền thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng đau nhức, tức nặng, sưng phù, tê bì và chuột rút ở chân.
Diosmin Expert là sản phẩm có thành phần chính là hoạt chất Diosmin, đem lại cho bạn giải pháp chăm sóc đôi chân an toàn, hiệu quả và ít tốn kém chi phí.
DIOSMIN EXPERT– MANG ĐẾN SỰ NHẸ NHÀNG CHO ĐÔI CHÂN
Công dụng của Kem bôi Diosmin Expert:
Với sự có mặt của thành phần Diosmin
Giúp chăm sóc vùng da chân
Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu
Trong quá trình dùng sản phẩm, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế cũng như dinh dưỡng đúng cách để bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt.
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược phẩm Liviat là đơn vị nhập khẩu và phân phối sản phẩm chính hãng trên toàn quốc. Diosmin Expert hiện được bán ở hệ thống các nhà thuốc lớn và trên website và các sàn thương mại điện tử.​
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Phù chân khi đứng lâu
Phù chân khi đứng lâu là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên mọi người hay lơ là chủ quan và bỏ qua dấu hiệu nhỏ này. Vậy phù chân có phải là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phù chân khi đứng lâu có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch không?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn nở, sưng phồng, có thể nhìn thấy qua da, kèm theo các triệu chứng như tức nặng, đau nhức, sưng phù, tê bì, chuột rút,…Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện nhiều ở chân (suy giãn tĩnh mạch chân), đôi khi ở vùng chậu (giãn tĩnh mạch vùng chậu) và các khu vực khác trên cơ thể.
Và tình trạng phù chân khi đứng lâu là một trong những dấu hiệu phổ biến ở người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Sưng phù sẽ xuất hiện khi bạn đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ và sẽ mất đi khi nghỉ ngơi.
Phù chân sẽ xuất hiện dày đặc và nặng hơn nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không điều trị sớm. Lúc đó không chỉ mọi sinh hoạt bị ảnh hưởng mà việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tumblr media
Phù chân - Biểu hiện của nhiều căn bệnh khác
Phù chân khi đứng lâu là một trong những triệu chứng báo hiệu bạn bị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên phù chân còn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
Mang thai
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân là do trọng lượng thai nhi ngày càng tăng, chiếm thể tích càng lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông và gây phù nề. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ.
Uống rượu
Uống rượu có thể dẫn đến sưng bàn chân vì cơ thể giữ lại nhiều nước hơn sau khi uống. Thông thường sưng phù sẽ tự hết trong vài ngày. Tuy nhiên nếu bàn chân của bạn bị sưng phù thường xuyên khi uống rượu, đó có thể là dấu hiệu bất thường liên quan đến gan, tim hoặc thận.
Thời tiết nóng bức
Sưng chân có thể xảy ra khi thời tiết nóng bức, nguyên nhân vì các tĩnh mạch sẽ giãn nở như một quá trình làm mát tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị suy giãn tĩnh mạch, điều này sẽ khiến việc lưu thông máu từ chân về tim khó khăn hơn. Vì vậy người bệnh có thể ngâm chân vào nước mát, uống nhiều nước để làm giảm sưng phù chân.
Phù bạch huyết
Phù bạch huyết xảy ra do các hạch bạch huyết bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ, thường do điều trị ung thư. Điều này khiến cơ thể bạn giữ lại dịch bạch huyết và có thể khiến bàn chân bị sưng. Có thể kèm theo các triệu chứng khác nhức mỏi, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, xơ hóa da (da dày lên).
Tổn thương
Các chấn thương ở chân như gãy xương, căng cơ và bong gân có thể khiến bàn chân bị sưng. Khi bị thương ở chân, hiện tượng sưng tấy xảy ra do máu dồn đến vùng bị ảnh hưởng.
Bệnh thận
Nếu bạn bị bệnh thận hoặc nếu thận không hoạt động bình thường sẽ khiến cơ thể bị giữ nước, có thể dẫn đến sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân. Các triệu chứng sau cũng có thể xuất hiện: Khó tập trung, kém ăn, cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, co giật cơ và chuột rút, buồn nôn và ói mửa, khó thở,…
Bệnh gan
Bệnh gan có thể gây phù chân do gan không hoạt động bình thường. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác bao gồm: da và mắt hơi vàng, đau và sưng bụng, ngứa da, buồn nôn hoặc nôn mửa, kém ăn,…
Nhiễm trùng
Bàn chân bị sưng có thể do nhiễm trùng và các chứng viêm kèm theo. Nhiễm trùng có thể do bị thương như bỏng, côn trùng cắn,…Bạn cũng có thể bị đau, mẩn đỏ và kích ứng.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng phù, chóng mặt, buồn nôn,…
Suy tim
Suy tim có thể gây ra sưng bàn chân vì khả lưu thông máu về tim bị giảm sút, dẫn đến máu ứ đọng tại các tĩnh mạch gây ra phù nề. Nếu mắt cá chân của bạn sưng lên vào buổi tối, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim bên phải. Ngoài ra suy tim sẽ kèm theo các triệu chứng như: Khó chịu khi nằm thẳng, khó thở đột ngột, ho ra chất nhầy có bọt và màu hồng, đau ngực, áp lực hoặc căng tức, buồn nôn,…
Bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay khi xuất hiện dấu hiệu phù chân cùng các biểu hiện khác. Thăm khám kịp thời sẽ đảm bảo việc điều trị hiệu quả và dễ dàng hơn.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Nổi gân xanh ở chân
Nổi gân xanh ở chân khiến nhiều người vô cùng lo lắng, đặc biệt là phụ nữ. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà tình trạng này có thể tiềm ẩn bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi chân. Vậy nguyên nhân nào khiến gân xanh hiện rõ ở chân?
Gân xanh là gì?
Gân xanh là cách gọi thông dụng, nhưng thật chất đó là những tĩnh mạch có nhiệm vụ lưu thông máu từ các cơ quan về tim để trao đổi oxy. Các tĩnh mạch có thể là màu xanh hoặc tím, có hình dạng ngoằn ngoèo giống mạng nhện hay giun bò.
Tumblr media
Vì sao lại có hiện tượng nổi gân xanh ở chân?
Tình trạng nổi gân xanh ở chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể là biểu hiện bình thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên đôi khi là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó:
Do làn da trắng
Những người có làn da trắng có nhiều khả năng nổi rõ các tĩnh mạch hơn những người có tông màu da sẫm. Da mỏng cũng có thể là một lý do. Khi chúng ta già đi, lớp mỡ dưới da ngày càng mỏng đi. Đây là lý do vì sao người cao tuổi thường có các tĩnh mạch nổi rõ trên bàn tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.
Tĩnh mạch có thể nổi rõ sau khi tập thể dục
Nổi gân xanh ở chân trong khi tập luyện là điều vô cùng bình thường. Khi bạn tập thể dục, các cơ sẽ hoạt động, chúng phồng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt da mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Sau khi tập thể dục, cơ bắp sẽ co lại và tĩnh mạch sẽ ít lộ rõ ​​hơn.
Nổi gân xanh ở chân trong quá trình mang thai
Phụ nữ mang thai thông thường sẽ gặp tình trang nổi gân xanh và không có gì đáng lo ngại. Trong quá trình mang thai, thể tích máu của cơ thể sẽ tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi. Do vậy mà bắt buộc hệ thống mạch máu cũng hoạt động nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện các đường gân xanh. Tuy nhiên hiện tượng này là tự nhiên và sẽ biến mất sau khi sinh.
Nổi gân xanh ở chân – Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Nổi gân xanh ở chân là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới (suy giãn tĩnh mạch chân).
Tĩnh mạch là những mạch máu có nhiệm vụ đưa máu trở về tim. Các van bên trong các tĩnh mạch này đóng mở liên tục để thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Khi các van này bị suy yếu, chúng không thể đóng mở như bình thường. Khi đó máu sẽ chảy ngược dòng và ứ đọng tại tĩnh mạch chân, hoặc tại tĩnh mạch của các vùng khác trên cơ thể.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các thành tĩnh mạch bị giãn nở, dẫn đến các tĩnh mạch ngày càng to và hiện rõ trên da, gây nên suy giãn tĩnh mạch.
Điều đáng nói, suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ có dấu hiệu nổi gân xanh mà còn xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như tức nặng chân, đau nhức, sưng phù, ngứa da, tê bì và chuột rút vào ban đêm. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Làm gì để giảm bớt triệu chứng suy giãn tĩnh mạch?
Dưới đây là những điều bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển bệnh. Một số thay đổi lối sống đơn giản này có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng, cải thiện tình trạng nổi gân xanh ở chân và nâng cao chất lượng cuộc sống:
Vận động chân thường xuyên: Tăng cường hoạt động bằng cách đi bộ và tránh ngồi hoặc đứng quá lâu để cải thiện lưu lượng máu ở chân.
Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, việc giảm trọng lượng dư thừa có thể sẽ làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch, vừa cải thiện vóc dáng, vừa giảm cảm giác khó chịu cho đôi chân.
Nâng cao chân: Bạn nâng cao chân sao cho cao hơn tim, thực hiện 4 lần một ngày, mỗi lần 30 phút. Việc nay sẽ thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn.
Phương pháp chặn đứng suy giãn tĩnh mạch chân ngay tại nhà
Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn sớm bạn hoàn toàn có thể chặn đứng ngay tại nhà với phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Ngoài thay đổi lối sống tích cực, bí quyết cải thiện suy giãn tĩnh mạch nhờ vào hoạt chất Diosmin đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công.
Hiện tại Diosmin Expert là sản phẩm kem bôi đầu tiên tại Việt Nam có chứa hoạt chất Diosmin - Đây là một hoạt chất hàng đầu trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Hoạt chất Diosmin có tác dụng làm bền thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng đau nhức, tức nặng, sưng phù, tê bì và chuột rút. Giúp người bệnh có thể chặn đứng suy giãn tĩnh mạch ngay tại nhà mà không lo tốn kém nhiều chi phí.
Công dụng của kem bôi Diosmin Expert:
Với sự có mặt của thành phần Diosmin
Giúp chăm sóc vùng da chân
Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu
Trong quá dùng sản phẩm, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế cũng như dinh dưỡng đúng cách để bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Nặng chân khi về chiều
Nặng chân khi về chiều, cảm giác mệt mỏi khó di chuyển là triệu chứng thường gặp ở không ít phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch chân. Ngoài ra triệu chứng này còn nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Nặng chân khi về chiều, báo hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mà những mạch máu ở chân không hoàn thành nhiệm vụ đưa máu trở về tim. Các van bên trong các tĩnh mạch này bị suy yếu, chúng không đóng mở liên tục để thúc đẩy quá trình lưu thông máu như bình thường. Khi đó máu sẽ chảy ngược dòng và ứ đọng tại tĩnh mạch chân.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các thành tĩnh mạch bị giãn nở, dẫn đến các tĩnh mạch ngày càng to và hiện rõ trên da. Điều đáng nói, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như nặng chân khi về chiều, đau nhức, sưng phù, ngứa da, tê bì và chuột rút vào ban đêm. Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Nặng chân thường xảy ra vào buổi chiều tối, khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ làm cản trở lưu thống máu. Triệu chứng này làm ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày của nhiều người, đặc biệt là ở nữ giới. Vì phụ nữ thường làm công việc nội trợ, mang giày cao gót,…Và chính điều này sẽ khiến tình trạng nặng chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Tumblr media
Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nặng chân
Luyện tập quá sức
Cảm giác mỏi mệt và nặng chân trong vài ngày sau khi tập luyện là điều bình thường. Tuy nhiên khi bạn tập luyện gắng sức, cơ bắp sẽ hoạt động quá mức. Nếu không có thời gian nghỉ ngơi để hồi phụ trở lại bạn sẽ cảm thấy cơ thể chậm chạp, yếu ớt hoặc nặng nề.
Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên thường gây ra cảm giác như nặng chân, chân run hoặc tê bì. Biện pháp khắc phục tạm thời di chuyển đôi chân cho đến khi chân trở lại trạng thái bình thường.
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là một loại bệnh tim mạch có thể ảnh hưởng đến các tĩnh mạch và động mạch. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi chất béo tích tụ trong thành động mạch khiến máu khó lưu thông.
PAD thường gặp ở chân, làm cản trở lưu thông máu đến chân nên gây đau nhức, cảm thấy nặng nề hoặc bị chuột rút.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì cũng là một nguyên nhân khiến bạn có cảm giác nặng chân. Việc tăng trọng lượng có thể gây áp lực nhiều hơn lên các khớp, cơ và mạch máu ở chân, đặc biệt nếu bạn đứng trong thời gian dài.
Nặng chân khi mang thai
Nặng chân thường gặp khi mang thai. Điều này có thể là do sự kết hợp của trọng lượng thai nhi, cộng với sự thay đổi nội tiết tố mà phụ nữ phải trải qua khi mang thai. Thay đổi nồng độ hormone có thể làm tăng khả năng giữ nước đồng thời làm giảm độ đàn hồi của các tĩnh mạch khiến chân có thể sưng phù và cảm thấy nặng nề. Phần lớn, các triệu chứng này sẽ mất dần sau khi sinh.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Ngoài cảm giác nặng chân, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng khác ở chân, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị:
Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Tê bì ở chân, đau nhói ở một hoặc cả hai chân, cảm thấy lạnh hoặc ngứa ran ở chân, khó khăn trong đi đứng, sưng tấy, xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện, thay đổi màu da chân,…
Biện pháp khắc phục nặng chân khi về chiều cho người suy giãn tĩnh mạch
Một số thói quen hàng ngày và phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giải quyết tình trạng nặng chân, đau nhức, tức nặng, tê bì và chuột rút về đêm:
Nâng cao chân: Bạn nâng cao chân sao cho cao hơn tim, thực hiện 4 lần một ngày, mỗi lần 30 phút; khi ngủ có thể gác chân lên gối cao khoảng 10-15cm so với mặt giường. Việc nay sẽ thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn.
Vận động chân thường xuyên: Tăng cường hoạt động bằng cách đi bộ và tránh ngồi hoặc đứng quá lâu để cải thiện lưu lượng máu ở chân.
Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, việc giảm trọng lượng dư thừa có thể sẽ làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch, vừa cải thiện vóc dáng, vừa giảm cảm giác khó chịu cho đôi chân.
Sử dụng kem bôi Diosmin Expert
Diosmin Expert là sản phẩm kem bôi hàng đầu trong phục hồi cải thiện suy giãn tĩnh mạch với sự khác biệt đến từ hoạt chất Diosmin, hiện tại ở thị trường Việt Nam chưa có sản phẩm kem bôi nào có thành phần này. Đây là hoạt chất hàng đầu được khuyến cáo trong điều trị cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch. Hoạt chất Diosmin có tác dụng làm bền thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì và chuột rút. Từ đó giúp người bệnh có thể chặn đứng suy giãn tĩnh mạch chân ngay tại nhà mà không lo tốn kém nhiều chi phí.
Công dụng của kem bôi Diosmin Expert:
Với sự có mặt của thành phần Diosmin
Giúp chăm sóc vùng da chân
Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu
Trong quá dùng sản phẩm, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế cũng như dinh dưỡng đúng cách để bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt.​
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Tê bì ở chân, có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch
Tê bì ở chân, ngứa ran có thể do hoạt động sai tư thế, đứng hoặc ngồi quá lâu gây ra. Tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo về bệnh suy giãn tĩnh mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Tê bì chân, có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Các tĩnh mạch ở chân là một trong những mạch máu làm việc chăm chỉ nhất trong cơ thể. Chúng có nhiệm vụ là chống lại trọng lực để đưa máu trở lại tim theo quá trình tuần hoàn máu. Để hỗ trợ lưu thông máu, các van nhỏ của tĩnh mạch sẽ đóng lại khi máu chảy qua, ngăn không cho máu tràn ngược trở lại. Nếu những van nhỏ này bắt đầu bị suy yếu, có thể dẫn đến tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch.
Tumblr media
Tê bì ở chân là một trong những dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Triệu chứng này xuất hiện khi bạn đứng lâu hoặc ngồi nhiều, khiến cho việc lưu thông máu gặp cản trở. Ngoài tê chân, suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra một số triệu chứng khác như: Đau nhức chân, nặng chân, mỏi chân, cảm giác nóng ran, ngứa da, tê bì chân và chuột rút về đêm.
Ngồi hoặc đứng lâu
Tê và ngứa ran ở cẳng chân hoặc bàn chân là dấu hiệu phổ biến nếu bạn ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Điều này làm cản trở lưu thông máu và gây tê. Tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tạm thời, nó sẽ biến mất khi bạn đứng lên và đi lại.
Tập thể dục cường độ cao
Tương tự, khi tập thể dục cường độ cao sẽ có nhiều yếu tố làm hạn chế lưu lượng máu đến bàn chân. Chạy bộ với cường độ cao có thể chèn ép dây thần kinh, nó cũng giống như việc giày thể thao bị buộc quá chặt. Tê ở chân khi tập thể dục là tình trạng khá phổ biến và sẽ nhanh chóng biến mất.
Đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng của bệnh bao gồm co thắt cơ và chóng mặt. Ngứa ran, tê bì ở phần dưới cơ thể thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên.
Hội chứng đường hầm cổ chân
Trong hội chứng đường hầm cổ chân, dây thần kinh chày ở gót chân sẽ bị chèn ép, gây ra cảm giác đau, bỏng rát cùng và tê ở khắp chân.
Bệnh động mạch ngoại vi (PAD)
Sự tích tụ các mảng xơ vữa trong động mạch có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân và gây tê bì ở chân.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên đi khám nếu tình trạng tê bì xảy ra thường xuyên ở chân hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Nếu tình trạng tê bì không tự biến mất hoặc tái phát nhiều lần, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang đối mặt với một bệnh lý nào đó. Do đó bạn nên đi khám nếu tình trạng tê bì ở chân kèm theo các triệu chứng khác như: Buồn nôn, đau chân, chuột rút, mất thăng bằng, chóng mặt.
Bí quyết cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn sớm bạn hoàn toàn có thể điều trị ngay tại nhà với phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Ngoài thay đổi lối sống tích cực, bí quyết cải thiện suy giãn tĩnh mạch nhờ vào hoạt chất Diosmin đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công.
Hiện tại Diosmin Expert là sản phẩm kem bôi đầu tiên tại Việt Nam có chứa hoạt chất Diosmin - Đây là một hoạt chất hàng đầu trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Hoạt chất Diosmin có tác dụng làm bền thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng đau nhức, tức nặng, sưng phù, tê bì và chuột rút. Giúp người bệnh có thể chặn đứng suy giãn tĩnh mạch chân ngay tại nhà mà không lo tốn kém nhiều chi phí.
Công dụng của kem bôi Diosmin Expert:
Với sự có mặt của thành phần Diosmin
Giúp chăm sóc vùng da chân
Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu
Trong quá dùng sản phẩm, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế cũng như dinh dưỡng đúng cách để bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Chuột rút về đêm, có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch
Chứng chuột rút về đêm ở chân khá phổ biến. Theo một báo cáo trên tạp chí American Family Physician, có tới 60% người lớn và 7% trẻ em bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Và liệu, đây có phải là triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay không?
Thế nào là tình trạng chuột rút về đêm?
Chuột rút về đêm ở chân là tình trạng co thắt cơ không tự chủ ở bất kỳ vị trí nào trên chân, thường gặp nhất ở bắp chân. Cơ căng lên, gây khó chịu hoặc đau từ trung bình đến nặng và căng tức. Chuột rút về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Chuột rút ở chân nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và có thể dẫn đến mất ngủ theo thời gian.
Tumblr media
Chuột rút về đêm có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.
Tĩnh mạch có các van một chiều bên trong, chúng đóng mở để giữ cho máu lưu thông về tim. Tuy nhiên, các van hoặc thành trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị tổn thương có thể khiến máu ứ đọng lại và thậm chí chảy ngược dòng (còn được gọi là trào ngược). Lâu dần dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.
Chuột rút về đêm là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Chuột rút chân vào ban đêm khi ngủ có thể xảy ra ở cơ bắp chân, cơ bàn chân trong lúc ngủ hay nằm nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do sự ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch gây ra sự co thắt cơ đột ngột và gây cảm giác đau đớn.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch, ngoài chuột rút còn gặp phải các triệu chứng khác như đau nhức, tức nặng, mỏi và tê bì chân. Ngoài ra ở những người bệnh suy giãn tĩnh mạch nông sẽ nhìn thấy các đường gân xanh qua da, hay còn gọi là tĩnh mạch. Nếu bệnh tiến triển nặng, các đường gân này sẽ sưng phồng và nổi ngoằn ngoèo dưới da.
Nguyên nhân khác gây chuột rút về đêm
Dưới đây là các nguyên nhân gây ra chuột rút về đêm và các yếu tố nguy cơ khiến một người có nhiều khả năng bị chứng chuột rút thường xuyên:
Cơ bắp mệt mỏi
Các vận động viên sẽ có nhiều khả năng bị chuột rút ở chân  hơn sau khi thực hiện các hoạt động ở mức độ cao hơn bình thường. Hoạt động quá sức, chẳng hạn như tập các cơ với cường độ mạnh trong thời gian dài, có thể khiến một số người bị chuột rút nhiều hơn vào cuối ngày.
Đứng trong thời gian dài, thường gặp trong nhiều công việc, có thể làm mỏi cơ. Cơ bắp mệt mỏi vào ban ngày và có thể bị chuột rút nhiều hơn vào ban đêm.
Ít vận động
Những người không căng cơ hoặc tập thể dục thường xuyên sẽ có nhiều nguy cơ bị chuột rút về đêm. Các cơ ở những người ít hoạt động thể chất có thể ngắn hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ chuột rút hoặc co thắt.
Tư thế khi ngồi, nằm
Ngồi hoặc nằm theo một cách nào đó làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, chẳng hạn như gác chân này lên chân kia hoặc bắt chéo chân, có thể dẫn đến chuột rút.
Ngươi cao tuổi
Ở người cao tuổi, họ cũng có thể dễ bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Như một bài đánh giá được xuất bản trên tạp chí BMC Family Practice, ghi chú khoảng 33% những người trên 50 tuổi bị chuột rút chân kinh niên về đêm.
Do tác dụng phụ của thuốc
Chuột rút về đêm có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng. Nếu chuột rút chân xảy ra thường xuyên, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.
Điều kiện y tế
Một số tình trạng bệnh mãn tính cũng có thể khiến một người có nguy cơ bị chuột rút ở chân, chẳng hạn như:
Bệnh tim mạch
Bệnh tiểu đường
Rối loạn do uống nhiều rượu
Suy thận
Suy gan
Hẹp ống thắt lưng
Suy giáp
Viêm xương khớp
Tổn thương thần kinh
Rối loạn thần kinh
Điều trị chuột rút về đêm tại nhà
Mặc dù chuột rút chân về đêm có thể gây đau dữ dội, nhưng chúng thường không nghiêm trọng. Bạn có thể thử những cách sau tại nhà để giảm chuột rút:
Xoa bóp vùng bị chuột rút có thể giúp cơ thư giãn. Dùng một hoặc cả hai tay nhào nhẹ và thả lỏng cơ.
Nếu chuột rút ở bắp chân, hãy duỗi thẳng chân.
Chườm nóng. Nhiệt có thể làm dịu cơ bắp bị căng. Đắp khăn nóng, chai nước nóng hoặc miếng đệm nóng lên vùng bị chuột rút
Nếu chuột rút thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Diosmin Expert- Chặn đứng suy giãn tĩnh mạch chân ngay tại nhà
Bệnh SGTM ở giai đoạn sớm bạn hoàn toàn có thể chặn đứng ngay tại nhà với phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Ngoài thay đổi lối sống tích cực, bí quyết cải thiện SGTM nhờ vào hoạt chất Diosmin đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công.
Công dụng của kem bôi Diosmin Expert:
Với sự có mặt của thành phần Diosmin
Giúp chăm sóc vùng da chân
Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu
Trong quá dùng sản phẩm, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế cũng như dinh dưỡng đúng cách để bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Giãn tĩnh mạch mạng nhện
Giãn tĩnh mạch mạng nhện là những tĩnh mạch nhỏ bị tổn thương, nó có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở chân. Không may là tĩnh mạch này thường xuất hiện ở khoeo chân, mặt ngoài của đùi rất dễ nhìn thấy, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch mạng nhện
Tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ chân, cánh tay và các bộ phận khác của cơ thể trở lại về tim. Vì một số nguyên nhân, các van trong tĩnh mạch suy yếu, máu có thể ứ trệ và làm cho tĩnh mạch giãn nở và thấy rõ trên da. Thường xuất hiện nhiều ở bắp chân và mắt cá chân, do các tĩnh mạch ở chân phải chống lại trọng lực và khó khăn hơn trong quá trình lưu thông máu về tim.
Tumblr media
Tĩnh mạch mạng nhện khác gì so với chứng giãn tĩnh mạch?
Tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch là các dạng khác nhau của một tình trạng y tế được gọi là suy tĩnh mạch. Ở chân, cả hai tình trạng này đều do các van trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị hư hỏng. Tuy nhiên, hai tình trạng này có các triệu chứng khác nhau.
Tĩnh mạch dạng mạng nhện: thường là những đường tĩnh mạch nhỏ, mảnh, có thể bằng phẳng hoặc chỉ hơi nổi lên bề mặt da. Chúng thường có màu xanh lam, đỏ hoặc tím và có hình dạng giống mạng nhện.  Mặc dù có thể gây ra một số khó chịu về thẩm mỹ, nhưng hầu như không gây đau đớn cho người bệnh.
Giãn tĩnh mạch: là tình trạng tĩnh mạch giãn lớn hơn và sâu hơn tĩnh mạch mạng nhện. Các tĩnh mạch này khi bị giãn nở và sưng phồng sẽ nổi ngoằn ngoèo dưới da (giãn tĩnh mạch nông) và thường có màu xanh lam.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, giãn tĩnh mạch có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như: đau nhức, ngứa da, sưng phù, tức nặng ở chân. Giãn tĩnh mạch cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu và các vấn đề về tuần hoàn của người bệnh.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện có nên điều trị không?
Tuy tĩnh mạch mạng nhện không gây nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ. Ngoài ra nếu để lâu không điều trị bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn. Vì vậy việc điều trị sớm là vô cùng cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và ngăn ngừa bệnh phát sinh ở các khu vực khác trên cơ thể.
Điều trị tại nhà
Tĩnh mạch mạng nhện có thể điều trị tại nhà nếu bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, chưa tiến triển sang giai đoạn bị sưng phù, giãn to hay biến chứng. Nếu bạn chủ động điều trị bệnh một cách nghiêm túc, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà:
Dùng vớ áp lực
Dùng kem bôi hàng ngày
Giảm cân khi bị thừa cân
Không đứng lâu/ngồi nhiều
Tập thể dục thường xuyên: nên tập những bài tập nhẹ hàng như yoga, đạp xe đạp, đi bộ chậm, tránh tập cấc bài tập vận động mạnh vì sẽ làm tĩnh mạch bị tổn thương nhiều hơn
Nâng cao chân: nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm có thể giúp máu lưu thông được tốt hơn.
Điều trị tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa
Đối với tình trạng mạng nhện nổi nhiều trên da gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Nổi mạch máu ở tay
Nổi mạch máu ở tay là tình trạng thường gặp ở nhiều người và gây mất thẩm mỹ. Đa phần vấn đề này không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng trong một vài trường hợp nó là dấu hiệu của các bệnh lý về tĩnh mạch.
Nguyên nhân nổi mạch máu ở tay
Các nguyên nhân có thể làm mạch máu nổi ở tay bao gồm:
Nổi mạch máu ở tay do tuổi tác
Tuổi tác là một yếu tố quan trọng làm cho mạch máu nổi ở tay càng trở nên rõ ràng hơn. Khi tuổi tác lớn dần, da bắt đầu mỏng đi và mất tính đàn hồi. Ngoài ra hệ thống tĩnh mạch sẽ bị lão hóa theo tuổi tác, càng lớn tuổi, chức nặng hoạt động của tĩnh mạch càng yếu, máu lưu thông chậm làm cho các tĩnh mạch dày hơn, dẫn đến tình trạng tĩnh mạch giãn to và nổi rõ trên da nhiều hơn.
Tumblr media
Thiếu cân
Lớp mỡ trên bàn tay thường giúp làm cho tĩnh mạch ít lộ rõ ​​hơn. Những người nhẹ cân thường có bàn tay gầy và các đường tĩnh mạch của họ nổi rõ hơn.
Nhiệt độ
Khi đi ngoài trời nắng hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao, làn da sẽ bị mất nước và trở nên khô căng, tĩnh mạch sẽ bị giãn nở nhiều hơn. Mặt khác, khi gặp nhiệt độ nóng, cơ thể sẽ bơm máu lên các tĩnh mạch gần bề mặt da để làm mát cơ thể, điều này có thể làm mạch máu nổi rõ trên tay.
Di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân làm gân xanh nổi ở tay. Nếu người thân trong gia đình có tĩnh mạch tay phồng lên thì bạn sẽ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng tương tự.
Nổi mạch máu ở tay do suy giãn tĩnh mạch
Nổi mạch máu ở tay có thể do suy giãn tĩnh mạch gây nên. Đây là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch, thường xuất hiện nhiều ở chân, hoặc xảy ra ở tay và các vùng khác trên cơ thể.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các đường tĩnh mạch hiện rõ trên da và gây ra các triệu chứng như nhức, mỏi, tê bì, thậm chí là chuột rút về đêm.
Viêm tắc tĩnh mạch nông
Nếu tĩnh mạch có cục máu đông nằm ngay dưới da, nó được gọi là huyết khối tĩnh mạch nông  hoặc viêm tắc tĩnh mạch nông. Cục máu đông này thường không di chuyển đến phổi. Không giống như tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông không có cơ xung quanh để co bóp và đánh bật cục máu đông. Vì những lý do này, huyết khối tĩnh mạch nông hiếm khi làm cho cục máu đông bị vỡ ra. Tuy nhiên, viêm tắc tĩnh mạch nông có thể gây đau, tĩnh mạch khi sờ vào thấy ấm, nóng và có thể sưng lên.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu tương tự như viêm tắc tĩnh mạch nông. Tuy nhiên , cục máu đông sẽ xuất hiện trong tĩnh mạch sâu. Ở những người bị huyết khối tĩnh mạch sâu, cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi, dẫn đến thuyên tắc phổi và gây đột quỵ.
Nổi mạch máu ở tay thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu có hiện tượng tĩnh mạch nổi phồng kem các triệu chứng như đau, mỏi, thường xuyên tê bì, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Diosmin Expert – Giải pháp tốt cho người suy giãn tĩnh mạch
Chặn đứng suy giãn tĩnh mạch ngay từ bây giờ là cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Khi đề cập đến việc điều trị và phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân, hoạt chất Diosmin từ lâu đã được các chuyên gia sức khỏe sử dụng như một liệu pháp tự nhiên để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch và các bệnh liên quan đến rối loạn tuần hoàn máu khác. Đó là nhờ vào công dụng làm bền thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng đau nhức, tức nặng, sưng phù, tê bì và chuột rút.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các triệu chứng và nguyên nhân hình thành căn bệnh nguy hiểm này.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu. Các cục máu đông trong tĩnh mạch sâu thường hình thành ở đùi hoặc cẳng chân, chúng cũng có thể phát triển ở các vùng khác trên cơ thể.
Tumblr media
Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ xảy ra ở khoảng một nửa số người gặp phải tình trạng này. Việc nắm bắt các triệu chứng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời.
Các triệu chứng bao gồm:
Sưng ở bàn chân, mắt cá chân (thường ở một bên chân)
Đau, chuột rút ở bắp chân
Đau dữ dội ở bàn chân và mắt cá chân
Vùng da có cảm giác ấm hơn những vùng da khác trên cơ thể
Vùng da ở khu vực bị bệnh trở nên nhợt nhạt hoặc có màu hơi đỏ hoặc hơi xanh.
Những người bị huyết khối tĩnh mạch ở cánh tay, có thể không gặp các triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Đau cổ
Đau vai
Sưng ở cánh tay hoặc bàn tay
Màu da xanh hoặc sẫm hơn
Cơn đau di chuyển từ cánh tay đến cẳng tay.
Đa phần người bệnh thường không phát hiện ra mình bị huyết khối tĩnh mạch cho đến khi họ được điều trị cấp cứu vì thuyên tắc phổ.
Thuyên tắc phổi có thể xảy ra khi cục máu đông di chuyển từ cánh tay hoặc chân vào phổi. Khi một động mạch trong phổi bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Suy giãn tĩnh mạch: Suy giãn tĩnh mạch sâu nếu không điều trị sớm, máu ứ trệ lâu ngày sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch
Vết thương: thành mạch máu bị tổn thương có thể thu hẹp hoặc chặn dòng chảy của máu.
Phẫu thuật: các mạch máu có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông.
Lười vận động: khi bạn ngồi thường xuyên, máu có thể tích tụ ở chân, đặc biệt là phần dưới cơ thể. Nếu lười hoạt động trong một khoảng thời gian dài, lưu lượng máu ở chân có thể chậm lại.
Một số loại thuốc: một số loại thuốc làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.
Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch
Điều trị sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch
Uống nhiều nước
Mặc quần áo rộng
Thường xuyên vận động, ưu tiên bài tập đi bộ và kéo duỗi chân đều đặn nếu có thể.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Bệnh suy giãn tĩnh mạch, nguyên nhân và các giai đoạn
Suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sớm gây nhiều hậu quả ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, một số ít hậu quả có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh suy tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết.
Vì một số nguyên nhân nào đó dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược lại gây ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.
Tumblr media
Nguyên nhân và các yếu tố gây suy tĩnh mạch
Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh
Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai
Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim
Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu
Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới mắc nhiều hơn, sinh đẻ nhiều lần, thừa cân, yếu tố nội tiết sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50...
Triệu chứng nhận biết
Giai đoạn sớm
Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát
Chuột rút ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm
Sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối
Giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân
Đau nhức , tê mỏi chân
Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh...
Giai đoạn sau
Hình thành huyết khối tĩnh mạch gây ra các triệu chứng:
Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Bệnh suy tĩnh mạch là gì
Bệnh suy tĩnh mạch là gì?
Suy tĩnh mạch là để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết.
Vì một số nguyên nhân nào đó dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược lại gây ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.
Tumblr media
Nguyên nhân và các yếu tố gây suy tĩnh mạch
Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh
Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai
Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim
Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu
Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới mắc nhiều hơn, sinh đẻ nhiều lần, thừa cân, yếu tố nội tiết sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50…
Triệu chứng nhận biết
Giai đoạn sớm
Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát
Chuột rút ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm
Sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối
Giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân
Đau nhức , tê mỏi chân
Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh…
Giai đoạn sau
Hình thành huyết khối tĩnh mạch gây ra các triệu chứng:
Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc
Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
0 notes
suygiantinhmach · 2 years
Text
Diosmin kem bôi trị suy giãn tĩnh mạch
Tumblr media
Diosmin là một hợp chất thuộc nhóm Flavonoid có nguồn gốc tự nhiên, có nhiều trong các loại trái cây thuộc chi cam chanh (citrus) như chanh, cam, quýt, phật thủ,…
Kem bôi Diosmin Expert được nhập khẩu từ Italy, với thành phần hoạt chất Diosmin kết hợp với các chiết xuất từ thiên nhiên. Sản phẩm giúp chăm sóc vùng da chân, mang lại cảm giác tươi mát, nhẹ nhàng, làm mềm dịu, dễ chịu cho đôi chân.
Wesite:https://diosmin.vn/san-pham/kem-boi-suy-gian-tinh-mach-diosmin-expert/
Fanpage: https://www.facebook.com/KemboiDiosminExpert
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCm1bcB7ZGjAbmTKFcjY7sIw
Drive:https://drive.google.com/drive/folders/1Z5gMgNNFXyyv5rhtZFusV0Uj7RTXXmHB
Mạng xã hội https://www.scoop.it/topic/diosmin https://linkhay.com/u/diosmin https://visual.ly/users/diosmin/portfolio https://www.diigo.com/user/diosmin https://twitter.com/diosmin22 https://flipboard.com/@diosmin/diosmin-hp0ccjqvy https://www.instapaper.com/p/diosmin https://www.pinterest.com/diosmin1/_saved/
Blog https://trisuygiantinhmach.blogspot.com/ https://benhsuygiantinhmach.wordpress.com/ https://www.reddit.com/user/diosmin https://telegra.ph/Diosmin-kem-b%C3%B4i-tr%E1%BB%8B-suy-gi%C3%A3n-t%C4%A9nh-m%E1%BA%A1ch-06-21 https://suygiantinhmach.tumblr.com/ https://justpaste.it/u/diosmin https://zenwriting.net/diosmin/ https://ello.co/diosmin
1 note · View note