Tumgik
tradayorg · 4 years
Text
Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây GS-TS Phạm Thanh Kỳ
Bài viết được trích từ tài liệu: “Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây để điều trị loét dạ dày – hành tá tràng” của GS-TS Phạm Thanh Kỳ
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Loét dạ dày hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, ở nhiều nước tỉ lệ mắc bệnh khoảng 10% dân số, ở Việt Nam khoảng 6-7%. Bên cạnh dùng thuốc có nguồn gốc hóa dược việc nghiên cứu những bài thuốc, cây thuốc sẵn có trong nước để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng luôn được nhiều nhà khoa học và sản xuất dược phẩm quan tâm.
Chè dây trị loét dạ dày
Chè dây là một cây thuốc chưa được ghi vào danh mục “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi. Nhân dân địa phương miền núi có cây chè dây mọc hoang như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang… thường nấu nước uống như nước chè. Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Cao Bằng và bệnh viện Y học dân tộc quân đội dùng chè dây để sắc hay hãm uống chữa đau dạ dày.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cây chè dây về mặt thực vật, thành phần hóa học, độc tính, một số tác dụng sinh học và đưa  ra chế phẩm Ampelop điều trị loét dạ dày – hành tá tràng ở giai đoạn I đã được nghiệm thu.
Để có chế phẩm đưa ra phục vụ rộng rãi ở cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giai đoạn II với tên đề tài là: “Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây để điều trị loét dạ dày – hành tá tràng và tiếp tục đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc.
Thử tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP)
– Chế phẩm thử: Bột AMPELOP chiết từ chè dây pha thành dung dịch 1% (10mg/1ml)
Thuốc chữa viêm dạ dày
– Môi trường và trang thiết bị nuôi cấy:
+ Môi trường canh thang Trytone Soya broth dùng để bảo quản và vận chuyển các mảng sinh thiết
+ Môi trường thạch máu
+ Trang thiết bị, dụng cụ:
Tủ ấm CO2, 37 độ C
Túi tạo khí Campy-Pak của hãng BBL
Máy li tâm 3000 vòng/ phút
Micropipet loại 20 microlit
Kính hiển vi CD 50 OLYMPUS (Nhật)
Đĩa petri đường kính 9cm
Bình Jaz cấy kị khí
Các khoanh giấy đã tẩm sẵn kháng sinh chuẩn Amoxicilline (30 microgam) của hãng BBL còn hạn sử dụng.
Các khoanh giấy đường kính 7mm đã tiệt trùng để tẩm chế phẩm thử.
Kit Pyloritek Test SERIM (USA) để chẩn đoán men urease hoạt động của Helicobacter pylori trong mảnh sinh thiết của người mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng (DDTT)
– Vi khuẩn thử: HP được phân lập từ mẫu bệnh phẩm sinh thiết bằng nội soi của bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng đang hoạt động tại phòng nội soi và nuôi cấy tại khoa Vi sinh vật, bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Tiêu chuẩn mẫu sinh thiết: Mẫu phải lấy từ hang vị dạ dày của bệnh nhân không phân biệt giới, lứa tuổi, có viêm loét DDTT đang hoạt động, không dùng kháng sinh trong vòng 6 tháng, viêm loét không phải do dùng các chất non-steroid, thử clortest cho dương tính, đồng thời ghi rõ họ tên, tuổi của bệnh nhân lấy mẫu. Bảo quản trong ống nghiệm có môi trường canh thang Trytone Soya broth và phải nuôi cấy trong vòng 120 phút sau khi lấy
– Phương pháp nghiên cứu:
+Thử sơ bộ khả năng ức chế HP của chế phẩm bằng phương pháp ức chế trực tiếp:
Mẫu sinh thiết được nghiền nát trong môi trường canh thang Trytone Soya broth, lấy môi trường có vi khuẩn HP này cấy ria lên môi trường Helicobacter Agar. Lấy 0,5ml dung dịch chế phẩm thử láng đều trên bề mặt đĩa môi trường đã cấy HP, nuôi cấy ở 37 độ C trong tủ ấm có 10% khí CO2 hoặc trong túi Campy – Pak.
Song song làm đĩa mẫu đối chứng không có chất thử.
Đánh giá kết quả sau 5 ngày nuôi cấy, so sánh với mẫu đối chứng (thí nghiệm được làm lặp lại 3 lần).
+Xác định nồng độ có khả năng ức chế vi khuẩn HP của chế phẩm thử
Làm kháng sinh đồ theo phương pháp khuếch tán trên môi trường (phương pháp Kirby-Bauer): dùng miceopipet hút lượng dung dịch chứa các chất định thử có nồng độ định trước nhỏ lên các khoanh giấy có đường kính 7mm đã được tiệt trùng.
Dung dịch ampelop có các hàm lượng: 200, 150, 100, 75, 50 microgam.
Các đĩa môi trường được láng đều vi khuẩn HP đã phân lập với nồng độ xấp xỉ 10^8 vi khuẩn / 1ml. Sau khi đặt các khoanh giấy tẩm các chất thử trên được nuôi cấy ở 37 đọ C trong tủ ấm có 10% khí CO2 hoặc trong túi Campy – Pak. Đọc kết quả sau 5 ngày kể tuef khi nuôi cấy.
Dùng các khoanh giấy tẩm kháng sinh chuẩn Amoxicillin 39 microgam làm đối chứng. Tất cả các thí nghiệm đều được làm lại 3 lần
Quy định đường kính vòng ức chế của hãng BBL với mẫu chuẩn đối chứng Amoxicillin (Amo C-30) 30microgam như sau:
Đường kính >18mm: nhạy cảm (S)
Đường kính 14-17mm: trung gian (I)
Đường kính <13mm: đề kháng (R)
Nghiên cứu sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây
1/ Nguyên liệu: Chè dây mua tại Cao Bằng đạt tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)
Người dân thu hái chè dây
2/ Máy móc, thiết bị:
+ Bình ngấm kiệt
+Nồi cất thu hồi dung môi
+Máy hút chân không
+Phễu lọc
+Rây các cỡ
+Máy trộn
+Máy nghiền ERWEKA
+Máy sát hạt
+Máy đóng nang thủ công và máy đóng nang tự động
+Tủ sấy gió nóng
+Thùng pha chế Inox
3/ Phương pháp nghiên cứu
+Chiết xuất hoạt chất trong chè dây bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 70%
+Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc kí lớp mỏng
+Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp cân
+Xác định độ ẩm theo phương pháp của Dược điển Việt Nam II
+Thử độ đồng đều khối lượng theo Dược điển Việt Nam II
+Thử độ tan rã theo Dược điển Việt Nam II (Thuốc nang)
+Thử độ nhiễm khuẩn theo Dược điển Việt Nam II
+Kiểm nghiệm nguyên liệu đóng nang: Bột Ampelop và viên nang Ampelop theo tiêu chuẩn cơ sở.
Thử tác dụng của thuốc AMPELOP trên lâm sàng
1/ Mục đích nghiên cứu
– Đánh giá tác dụng của thuốc Ampelop làm giảm các triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày tá tràng
– Đánh giá tác dụng của thuốc Ampelop làm lành vết loét dạ dày hành tá tràng.
– Nghiên cứu tác dụng phụ của thuốc Ampelop trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng.
2/ Đối tượng nghiên cứu
– Hơn 60 bệnh nhân từ 19 đến 70 tuổi
– Nội soi có loét dạ dày hoặc loét tá tràng, hoặc loét cả 2
– Xét nghiệm tìm HP dương tính trên cả test urease và mô bệnh học.
– Loại bỏ nghiên cứu: Những bệnh nhân bỏ dở thuốc hoặc uống thuốc không đầy đủ theo quy định.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
– Bệnh nhân chọn vào nghiên cứu được làm bệnh án theo mẫu nghiên cứu, theo dõi diễn biến các triệu chứng trước và sau điều trị theo các mức độ.
– Loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán và đánh giá qua nội soi trước và sau điều trị theo : vị trí, số lượng, kích thước và tính chất ổ loét.
– Xác định nhiễm HP bằng các mẫu sinh thiết lấy từ vùng hang vị và được xác định bằng hai phương pháp
+ Test ureaes (sử dụng dung dịch ure – indol do Viện vệ sinh dịch tễ pha chế)
Dương tính (+): ít HP, chuyển màu sau 2h
Dương tính (++): Mức độ vừa, chuyển màu trong vòng 15p đến 2h
Dương tính (+++); Mức độ nặng, chuyển màu trong vòng 15p
+ Mô bệnh học: Mức độ nhiễm HP trên các tiêu bản nhuộm Giemsa được đánh giá theo số lượng vi khuẩn trên một vi trường.
Bài viết cung cấp những thông tin về đề tài nghiên cứu sản xuất thuốc Ampelop từ chè dây để điều trị loét dạ dày hành tá tràng. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các nghiên cứu về chè dây tại website Traday.org
  https://ift.tt/3amnnO9 https://ift.tt/3kEHrjD
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
Phát triển sản xuất chè dây tại Bát Xát-Lào Cai của Trương Hoài Thương
Bài viết được trích từ luận án nghiên cứu “Phát triển sản xuất Chè dây tại Bát Xát – Lào Cai” của Trương Hoài Thương
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Phát triển sản xuất chè dây có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nguyên liệu trong chế biến dược liệu, tạo việc làm, nguồn sinh kế cho người dân bản địa, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng vì vậy nghiên cứu để phát triển sản xuất chè dây là rất cần thiết.
Giới thiệu về cây chè dây
Chè dây là cây dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dược, là thành phần chính trong các sản phẩm tốt cho tiêu hóa, chữa bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, sản xuất chè dây còn là sinh kế của người dân bản địa, trước đây họ phải lên rừng tìm và thu hái thì nay đã một số hộ biết trồng và khai thác tại nhà để có thêm thu nhập ổn định. Chè dây là bài thuốc dân gian được người dân địa phương sơ chế, chế biến trở thành loại trà có thể uống với vị thanh mát, ngọt nhẹ.
Chè dây Lào Cai
Trên thế giới trà dây có thể tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Indonesia và Việt Nam. Tại Việt Nam, chè dây có nhiều ở vùng núi Cao Bằng, Lào Cai mọc hoang trên rừng, trước đây người dân chỉ thu hái manh mún làm sinh kế hàng ngày, việc khai thác này khiến cho nguồn dược liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt.
Với việc người tiêu dùng biết đến và sử dụng trà dây ngày càng nhiều, nhu cầu thu mua của các thương lái ngày càng cao, bên cạnh đó các doanh nghiệp dược cần tìm kiếm nguồn dược liệu đầu vào ổn định, có kiểm soát thì rất cần thiết để có một vùng trồng cây trà dây.
Lào Cai từng được mệnh danh là “vương quốc” của các loại cây dược liệu, nhưng do một thời gian dài không có kế hoạch khai thác đi đôi với bảo vệ và duy trì nguồn gen, những loại cây thuốc quý ở đây đã bị khai thác tràn lan dẫn đến nguy cơ tận diệt.
Ngày 30/10/2013, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1976 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020-2030, trong đó tại Lào Cai có 13 loài dược liệu địa phương và nhập nội. Cùng với tận dụng thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu các địa phương trong tỉnh như Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà và thực tế cho thấy bà con trồng một số cây dược liệu quý như đương quy, xuyên khung, chè dây, giảo cổ lam,.. cho chất lượng tốt và đem lại hiệu quả cao
Lào Cai xây dựng thương hiệu dược liệu bản địa
Một điểm sáng trong chương trình phát triển dược liệu là cây Actiso trồng tại Sa Pa mang lại nguồn thu 120 triệu đồng/ha. Sự đột phá về sản lượng cung cấp cho ngành công nghiệp dược , tạo công ăn việc làm cho đồng bào ít người là những tín hiệu tích cực trên phương diện kinh tế và chia sẻ trách nghiệm xã hội
Điểm sáng thứ hai là huyện Bắc Hà trải thảm đỏ mời các nguồn đầu tư về đầu tư cho huyện trong  lĩnh vực cây dược liệu, loại dược liệu chủ lực của địa phương này là Đương quy và Xuyên khung. Sau khi nông trường dược liệu không còn hoạt động, người dân vẫn có cơ hội sử dụng kinh nghiệm của mình vào sản xuất dược liệu cung cấp cho các công ty dược. Đó là sự kết hợp hiệu quả trong việc sử dụng lao động, làm theo tín hiệu của thị trường.
Nối tiếp thành công của 2 huyện trên thì huyện Bát Xát cũng đưa cây dược liệu vào trồng thí điểm tại một số xã vùng cao. Sau khi trồng khảo nghiệm thành công 1 ha Chè dây năm 2014, huyện đã có định hướng tiếp tục tăng diện tích trồng cây dược liệu này lên 10 ha (Lục Văn Toán, 2014). Phát triển Chè dây đã thu hút được nhiều sự quan tâm như: Qũy VBCF, Helvetas, Doanh nghiệp dược và đặc biệt là sự ủng hộ của chính quyền huyện Bát Xát. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi để hướng tới sự phát triển toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tên khoa học, hoạt chất và tác dụng của cây chè dây trong chữa bênh, nghiên cứu quy trình trồng, thu hái và chế biến chè dây. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về việc đánh giá hiệu quả kinh tế  của cây chè dây cũng như nghiên cứu các hoạt động sản xuất Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát
Đứng trước yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”
Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Hệ thống hóa những lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè dây
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè đây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong những năm qua
Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất bền vững chè dây tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tình hình sản xuất chè dây
Sản xuất chè dây đã có từ lâu, đến năm 2006 trở lại đây do nhu cầu chè dây tăng cao mà người dân đã chú trọng sản xuất và khai thác nhiều hơn. Các hộ nông dân khai thác chè dây chủ yếu trong tự nhiên trên đất rừng được giao trong thời gian dài nên lượng chè dây đang ngày càng giảm đi, một số ít hộ dân đã trồng chè dây bằng hom thông qua dự án của công ty dược và tổ chức xã hội
Diện tích chè dây thu hái tự nhiên của toàn huyện đến năm 2015 là 18.044 ha, diện tích trồng bằng hom là 10,5 ha. Sản phẩm trà dây khô tiêu thụ trên 2 kênh phân phối chủ yếu là:
Trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến dược
Cho thương lái, sau đó thương lái bán lại cho doanh nghiệp hoặc các chợ du lịch
Năng suất chè dây được 6-7 tạ/ha, chủ yếu được chia làm 3 loại chính với 3 mức giá khác nhau tùy vào tỉ lệ cuộng. Các hình thức liên kết phong phú, có sự liên kết giữa doanh nghiệp – người sản xuất, có áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất chè dây như nhân giống bằng hom có sử dụng dung dịch ra rễ.
Thu hoạch chè dây
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong tiêu thụ do các hộ sản xuất là đồng bào dân tộc ít người, chưa nhanh nhạy trong việc tiếp cận với thị trường hoặc tìm kiếm  khách hàng nên chưa phát huy được hết hiệu quả.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây như là diện tích manh mún, thị trường chưa ổn định, năng lực sản xuất chè dây của hộ còn hạn chế nên chưa phát huy được hết hiệu quả trong sản xuất chè dây.
Các biện pháp phát triển Cây chè dây
Để phát triển sản xuất chè dây theo hướng bền vững thì cần áp dụng một số nhóm biện pháp được đề xuất sau:
Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất chè dây
Phát triển các hình thức liên kết
Áp dụng công nghệ bảo quản chế biến
Nâng cao năng lực hộ sản xuất trà dây và đề xuất hoàn thiên cơ chế chính sách
Các kỹ thuật phát triển cây chè dây
– Kỹ thuật nhân giống: Chọn cành bánh tẻ trên thân cây chè dây cắt lấy hom, hom có kích thước dài 20-25cm, đường kính 1-2cm, mỗi đoạn hom có 3-4 mắt đem giâm trong cát sạch hoặc trong đất đã được sàng nhỏ.
Nhân giống chè dây
– Đất trồng: Chọn vùng trồng phải cách xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn chất thải nước thải, bãi rác thải hóa chất….Đất có lịch sử sạch ít nhất 2 năm trước đó. Chọn đất thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, pH 5 – 7, độ ẩm cao, thoát nước tốt.
– Thời vụ trồng: Thời vụ giâm hom vào mùa thu
– Khoảng cách trồng và kỹ thuật trồng: Lên luống ruộng 80cm – 90cm, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 30cm với khoảng cách cây trồng 50cm x 50cm. Trồng tận dụng đất ở ven hàng rào, tường rào, sườn đồi, rệ nương. Bón lót toàn bộ phân chuồng hoại mục, lấp 1 lớp đất trên cây con trà dây, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng vào lúc trời râm mát càng tốt.
– Chăm sóc và quản lí đồng ruộng: Cây trồng xong cắm cây che nắng và tưới nước giữ ẩm khoảng 7-10 ngày khi cây bén rễ, hồi xanh, phát hiện cây chết thì trồng rặm ngay. Ruộng luôn đảm bảo sạch cỏ dại và đủ ấm
– Phòng trừ sâu bệnh: Cây chè dây rất ít bị sâu bệnh gây hại
Trên đây là nghiên cứu về viêc phát triển sản xuất cây Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các đề tài nghiên cứu về cây trà dây tại đây Traday.org 
https://ift.tt/2FhK0I7 https://ift.tt/30LvpNc
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
Tối ưu hóa quá trình tách chiết flavonoid từ chè dây Cao Bằng
Bài viết được trích từ tài liệu “Tối ưu hóa quá trình tách chiết flavonoid từ chè dây Cao Bằng” – Trường ĐH Nông Lâm-ĐH Thái Nguyên
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Mục đích nghiên cứu là khảo sát đơn yếu tố nồng độ dung môi ethanol, thời gian, nhiệt độ, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi chiết, ảnh hưởng tới quá trình tách chiết flavonoid từ chè dây cho kết quả tương ứng; 70%; 90 phút; 80 độ C; 1/15 (w/v). Trên cơ sở khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện chiết tách, chúng tôi nhận thấy nồng độ dung môi, thời gian chiết, nhiệt độ chiết là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quá trình chiết tách
Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm Box-Behnken đã tìm được điều kiện tối ưu hóa quá trình chiết tách chè dây sử dụng ethanol 69,72%, thời gian tách chiết 92,75 phút, nhiệt độ tách chiết 79,88 độ C, hàm lượng flavonoid là 17,53%. Kết quả thực nghiệm cho kết quả có độ tương thích cao với mô hình.
Vài nét về cây chè dây
Chè dây – thảo dược tự nhiên
Chè dây là loại thảo dược quý trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa đã được nêu trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2004). Các nghiên cứu đã xác định thành phần hóa học chính của cây chè dây là flavonoid, tanin, đường, caroten, sterol và acid hữu cơ. Trong đó nhóm flavonoid rất được quan tâm nghiên cứu. Flavonoid từ chè dây có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm acid dịch vị, làm liền vết loét và có tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Chè dây có nhiều công dụng hữu ích nên đã có rất nhiều các công ty sản xuất dược phẩm nghiên cứu bào chế các chế phẩm dược chứa thành phần flavonoid chè dây. Chính vì thế, việc tách chiết các flavonoid trong chè dây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Việc tách chiết flavonoid chịu ảnh hưởng nhiều bởi dung môi, điều kiện chiết và điều kiện địa lí. Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là nhằm tối ưu hóa quá trình tách chiết flavonoid tổng số từ chè dây Cao Bằng.
Vật liệu nghiên cứu
Chè dây tươi (Ampelopsis cantoniensis Planch) được thu mua tại xã Yên Sơn, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.
Nguyên liệu được rửa sạch, sau đó đem đi sấy ở nhiệt độ 60 độ C đến độ ẩm dưới 10%. Tiến hành bảo quản trong túi PE đặt trong hộp nhựa kín, lưu trữ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và ẩm.
Dung môi: dùng dung môi ethanol của Merck – Đức (dạng tinh khiết)
Bố trí thí nghiệm:
Flvonoid được chiết từ cây chè dây bằng dung môi ethanol 60, 70, 80%. Nhiệt độ chiết là 70, 80, 90 độ C trong các khoảng thời gian 60, 90,1 20 phút với tỉ lệ dung môi lần lượt là 10:1, 15:1, 20:1 (v/w)
Sau khi tiến hành khảo sát các đơn nhân tố chúng tôi lựa chọn 3 yếu tố là các yếu tổ ảnh hưởng lớn nhất đến hàm lượng flavonoid tổng số trong cao chè dây, để đánh giá khả năng ảnh hưởng của chúng, chúng tôi sử dụng phương pháp bề mặt chỉ tiêu theo thiết kế thí nghiệm của Box- Behnken với 3 yếu tố, 3 cấp độ.
Phương pháp phân tích
Xác định hàm lượng flavonoid tổng số bằng phương pháp cân
Cân chính xác 2g bột chè dây chiết trong bình Soxhlet bằng ete dầu hỏa để loại clorophyl (trong 2h). Sau óó lấy túi chè dây ra để ở nhiệt độ phòng cho bay hết dung môi rồi chiết kiệt flavonoid bằng ethanol 70%, cất thu hồi ethanol, còn dịch chiết nước, để nguội loại bỏ tanin bằng thuộc da hoặc gelatin 3% cho tới khi không còn xuất hiện kết tủa. Chiết lấy kiệt flavonoid bằng ethylacetat, bốc hơi dung môi rồi sấy cặn tới khối lượng không đổi, đem cân
Hàm lượng flavonoid tổng số trong mẫu thử được tính theo công thức:    X(%) = b/a x 100%
Trong đó: 
X là % khối lượng flavonoid tổng số
b là khối lượng cặn thu được (g)
a là khối lượng mẫu đem phân tích khô tuyệt đối (g)
KẾT QUẢ
Ảnh hưởng của nồng độ ethanol
Bảng 1: Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng flavonoid tổng số
Kết quả bảng 1 cho thấy chiết ở nồng độ ethanol khác nhau sẽ được hàm lượng flavonoid khác nhau và hàm lượng tăng lên khi chiết ở nồng độ ethanol từ 60% đến 70%. Flavonoid cao nhất ở nồng độ ethanol 70% tương ứng với hàm lượợng 15,55%, tiếp tục tăng nồng độ ethanol lên 80% thì hàm lượng flavonoid lại giảm
Phùng Thị Vinh (1995), khi nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng sinh học của chè dây Ampelopsis cantoniensis Planch nhận thấy, nồng độ ethanol 70% cho hàm lượng flavonoid cao nhất. Vì vậy nồng độ ethanol thích hợp để thực hiện quá trình chiết flavonoid trong chè dây là 70%
Ảnh hưởng của thời gian chiết
Bảng 2: Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng flavonoid tổng số
Từ kết quả của bảng 2 cho thấy hàm lượng flavonoid tăng theo thời gian chiết. Thời gian chiết từ 60p đến 90p, hàm lượng flavonoid tăng cao từ 15,88% lên 16,35%, tiếp tực tăng thời gian chiết lên 120p hàm lượng flavonoid chỉ tăng 0,03%.
Chiết ở thời gian là 120 phút cho kết quả cao hơn khi chiết ở 90p. Tuy nhiên xử lí số liệu hàm lượng flavonoid của 2 công thức trên không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy chúng tôi chọn thời gian chiết th hợp là 90p để tiết kiệm thời gian, chi phí cho quá trình chiết.
 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết
Bảng 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng flavonoid tổng số
Qua bảng 3 cho thấy hàm lượng flavonoid trong dịch chiết tăng nhanh ở khoảng nhiệt độ từ 70 đến 80 độ C, hàm lượng tăng cao từ 16,77% đến 17,26%. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng nhiệt độ lên 90 độ C thì hàm lượng flavonoid có xu hướng giảm
Hàm lượng flavonoid thu được cao nhất ở 80 độ C. Theo Spigno và đồng tác giả (2007), nhiệt độ trích ly tác động đến khả năng hòa tan, tốc độ truyền khối và sự ổn định của các hợp chất polyphenol. Phạm Thanh Kỳ (năm 1995) dưới một giới hạn nhất định, nhiệt độ cao nâng cao hiệu quả trích ly do tăng cường mưc độ khuếch tán và độ hòa tan các chất phân tích trong dung môi. Vượt qua giới hạn nhất định đó nhiệt độ trích ly cao sẽ làm giảm hàm lượng polyphenol. Vì vậy, nhiệt độ chiết thích hợp cho quá trình chiết là 80 độ C.
Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi
Bảng 4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng flavonoid tổng số
Qua bảng 4 cho thấy hàm lượng flavonoid trong dịch chiết tăng lên khi tỉ lệ nguyên liệu/dung môi tăng. Từ tỉ lệ 1/10 đến 1/15, hàm lượng flavonoid tăng nhanh nhưng tỉ lệ ừ 1/15 đến 1/20 thì hàm lượng flvonoid lại tăng chậm. Đạt hàm lượng flavonoid cao nhất là 17,55% ở tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/20. Tuy nhiên hàm lượng flavonoid ở công thức tỉ lệ 1/15 và 1/20 sự sai khác không có y nghĩa thống kê. Vì vậy chúng tôi chọn tỉ lệ nguyên liệu/dung môi thích hợp là 1/15 để tiết kiệm dung môi.
Tối ưu hóa quá trình tách chiết
Trên cơ sở khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện chiết tách, chúng tôi nhận thấy nồng độ dung môi, thời gian chiết, nhiệt độ chiết là những yếu tô ảnh hưởng mạnh đến quá trình chiết tách. Chúng tôi sử dụng phương pháp bề mặt chỉ tiêu theo thiết kế thí nghiệm của Box- Beknken với ba biến ba cấp độ
Bảng 5: Ma trận thực nghiệm Box-Beknken ba yếu tố của chè dây
Kết luận
Điều kiện tách chiết thích hợp để thu được hàm lượng flavonoid được xác định như sau:
Nồng độ ethanol 70%, thời gian chiết 90p, nhiệt độ 80 độ C, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1/15 (w/v). Chúng tôi sử dụng phương pháp bề mặt chỉ tiêu theo thiết kế thí nghiệm của Box- Beknken với ba biến ba cấp độ cho phương án tốt nhất được dự đoán nồng độ ethanol 69,72%, thời gian tách chiết 92,76 phút, nhiệt độ tách chiết 79,88 độ C khi đó hàm lượng flavonoid tổng số đạt 17,53%. Kết quả kiểm tra bằng thực nghiệm có độ tương thích cao. Kết quả của chúng tôi đã tìm được điều kiện tối ưu để tách chiết flavonoid trong chè dây cho hàm lượng cao nhất
Để biết thêm nhiều những nghiên cứu khoa học về cây chè dây cũng như mua những sản phẩm chè dây chất lượng bạn đọc có thể truy cập Traday.org
https://ift.tt/33U4NeO https://ift.tt/2DQ04Qv
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây phần 1
Bài viết đưược trích dẫn từ tài liệu “Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis planch) trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol”
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Cây chè dây đã được sử dụng làm nước uống khá phổ biến trong những năm gần đây ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chè dây có chứa polyphenol và có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế các đột biến gen,…
Nghiên cứu này của chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của polyphenol chè dây trên sự hạn chế rối loạn chuyển hóa lipid và xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh polyphenol chè dây có tác dụng:
1, Giảm Triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C,và tăng HDL-C trong huyết thanh
2, Giảm tổn thương xơ vữa động mạch chủ
3, Liều bắt đầu có tác dụng của polyphenol chè dây là 100mg/kg/ngày và thể hiện rõ nhất với liều 150mg/kg/ngày.
Rối loạn lipid máu là một bệnh lí phổ biến trên thế giới, chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch nhất là bệnh mạch vành. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy tỉ lệ bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch ngày càng tăng, để lại nhiều hậu quả nặng nề và có thể dẫn đến tử vong, đồng thời việc điều chỉnh các rối looạn lipid máu sẽ hạn chế được sự phát triển của xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các tai biến phức tạp.
Thuốc trị mỡ máu Statin
Hiện nay nhiều loại thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu đã được nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng như Fibrat, statin. Tuy nhiên những thuốc trên gây nhiều tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa đau cơ và đặc biệt là gây độc cho tế bào gan. Bởi vậy những người có bệnh lí về gan mật, thận, loét dạ dày tá tràng thường hạn chế sử dụng các thuốc này.
Từ thực tế trên người ta đã tích cực tìm kiếm các thuốc có nguồn gốc thực vật để điều chỉnh rối loạn lipid máu và nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn. Polyphenol chiết xuất từ một số loại cây được quan tâm nghiên cứu nhiều như cây chè xanh, cây ngưu tất, rau diếp cá,…
Chè dây là loại cây xanh quanh năm có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis planch có ở nhiều nơi tại Việt Nam: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Ninh Bình,…và một số nước khác như Lào, Trung Quốc, Indonesia,..
Theo Xu. Zihong và cs, lá chè dây chứa flavone (4,73%), protein (9,25%) và giàu K+, Ca2+,Fe2+, Zn2+ cùng các vitamin E,B1,B2. Phạm Thanh Kỳ và cs phát hiện trong lá chè dây tại Cao Bằng có flavonoid (18-19%), tanin (10,82-13,30%) và đường. Phùng Thị Vinh và cs đã phân lập và định lượng 2 flavonoid tinh khiết của lá chè dây bao gồm: myricetin (F1) chiếm 5,32% và dihydromyricetin (F2) chiếm 52,83%
Chè dây Cao Bằng
Các tác giả trên thế giới và Việt Nam cho biết cao khô chè dây chứa đựng những flavonoid trên có hoạt tính chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn, điều trị có hiệu quả bỏng và điều trị tốt vưới bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, ức chế sự đột biến gen gây nên bởi một số tác nhân độc hại
Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình thực nghiệm các nhóm thỏ đều lớn nhanh. Cân nặng trung bình của các nhóm nhỏ tại các mốc thời gian nhất định của quá trình thực nghiệm (ngày 0, ngày 10, ngày 20, ngày 30) đều không khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Biểu đồ 1: Nồng độ TG huyết tương của các nhóm thỏ theo thời gian thực nghiệm
Với các nhóm IV và V, TG huyết tương ở ngày 20 và 30 giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05 – p<,0,001) so vớingày 0 và so với nhóm II, III ở các thời điểm tương ứng.
Triglycerid huyết tương của nhóm thỏ I, II hầu như không thay đổi trong quá trình thực nghiệm. Nhóm thỏ IV và V ( uống bổ sung polyphenol chè dây với liều 100mg/kg/ngày với 150mg/kg/ngày) có nồng độ TG giảm 2,5 lần so với ngày 0 và thấp hơn có ý nghĩa so với TG của nhóm I, II, III ở ngày 20. Như vậy polyphenol chè dây với liều từ 100mg/kg/ngày có tác dụng giảm nồng độ TG huyết tương sau 20 ngày.
Nhóm thỏ uống polyphenol chè dây với liều 50mg/kg/ngày phải đến ngày 30 sự thay đổi về TG huyết tương mới xuất hiện nhưng chưa có ý nghãi thống kê (p>0,05). Điều này có thể cho rằng, nếu dùng liều thấp để gây hạ TG huyết tương thì phải uống với thời gian kéo dài trên 30 ngày.
Biểu đồ 2: Nồng độ CT huyết tương của các nhóm thỏ theo thời gian thực nghiệm
So với CT của nhóm II: CT huyết tương của nhóm thỏ IV thấp hơn có ý nghĩa thống kê từ ngày 20 (p<0,01) và ngày 30 (p<0,05), CT huyết tương của nhóm thỏ V có sự khác biệt với p<0,05 ở ngày 10 và với p<0,001 ở ngày 20 và ngày 30
Đây là một thông số cổ điển của hóa sinh lâm sàng và rất có giá trị để đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch
– Tại ngày 10 nồng độ cholesterol toàn phần huyết tương của nhóm uống polyphenol chè dây liều 150mg/kg/ngày (nhóm V) thấp hơn hẳn so với nhóm uống cholesterol đơn thuần và những nhóm uống bổ sung polyphenol chè dây liều thấp. Đến ngày 20 sự giảm cholesterol xảy ra mạnh ở nhóm IV và V , nồng độ cholessterol của chúng thấp hơn rõ rệt so với nhím uống cholesterol đơn thuần và nhóm uống bổ sung polyphenol chè dây liều 50mg/kg/ngày
=>Tác dụng hạ cholesterol huyết tương của polyphenol chè dây xảy ra vào ngày thứ 20 với liều 100mg/kg/ngày và với liều 150mg/kg/ngày, tác dụng hạ cholesterol huyết tương có ưu việt hơn, nồng độ cholesterol toàn phần của nhóm V chỉ còn gấp 2 lần so với nồng độ cholesterol của chính nhóm đó ở ngày 0.
– Tại ngày 20 và ngày 30, nồng độ cholesterl của nhóm III thấp hơn nhóm II nhưng sự khác biệt không đáng kể , chứng tỏ liều polyphenol chè dây 50mg/kg/ngày chưa có tác dụng rõ khi thời gian uống ngắn, có lẽ tác dụng trên sẽ xuất hiện khi thỏ đưược uống với thời gian kéo dài hơn trên 30 ngày.
Biểu đồ 3: Nồng độ HDL-C huyết tương theo thời gian của các nhóm thỏ
HDL-Cholesterol có tác dụng vận chuyển ngưược cholesterol từ tế bào ngoại biên về gan để thoái hóa chúng, do vậy HDL-C còn đưược gọi là yếu tố bảo vệ chống xơ vữa động mạch. Nồng độ HDL-C máu tỉ lệ nghịch với khả năng bị bệnh tim mạch
Với nhóm uống polyphenol chè dây liều 100mg/kg/ngày và nhóm uống polyphenol chè dây liều cao 150mg/kg/ngày, nồng độ HDL-C của 2 nhóm tăng cao gần gấp 2 lần so với ngày 0 và tăng cao hơn so với nhóm chứng ngay từ nagyf 10
Như vậy, polyphenol chè dây có tác dụng tăng HDL-C từ ngày 10 với liều 100mg/kg/ngày . Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà và CS cho thấy dịch chiết polyphenol chè xanh cũng có tác dụng tăng HDL-C huyết tương thỏ nhưng với liều cao 150mg/kg/ngày với thời gian sử dụng kéo dài sau 45 ngày.
Traday.org luôn chia sẻ những thông tin hữu ích về các cây thuốc nam giúp mọi người hiểu sâu hơn về những công dụng mà các dược liệu này mang lại. Các bạn có thể đọc thêm những nghiên cứu về cây chè dây tại đây
https://ift.tt/2F6qhuJ https://ift.tt/31FQSql
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
Nghiên cứu về chè dây của TS Vũ Hương Thủy Phần 2
Bài viết được trích dẫn từ tài liệu “ Nghiên cứu phân lập, tinh chế myricetin và dihydromyricetin từ lá cây chè dây làm chất chuẩn” của TS Vũ Hương Thủy
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Cây chè dây
Trong lá cây chè dây có chứa hàm lượng lớn flavonoid bao gồm 2 chất chính là myricetin và dihydromyricetin
Dihydromyricetin trong lá cây chè dây
Dihydromyricetin (Ampelopsin) là myricetin được no hóa ở liên kết đôi C2-C3 trong cấu trúc khung flavonol. Công thức cấu tạo được xác định là: 3,5,7,3’,4’,5’-hexahydroxy flavanon, có trọng lượng phân tử 320.
  Công thức cấu tạo của Dihydromyricetin
Dihydromyricetin dạng tinh thể hình kim màu vàng nhạt, thường tụ lại thành hình chổi, nhẹ xốp, nhiệt độ nóng chảy khoảng 255-257 độ C, hấp thụ UV ở bước sóng tối đa bằng 292nm, tan ít trong nước lạnh, tan tốt trong nước sôi, tan trong cồn, tan hoàn toàn trong cồn nóng và ethylacetat
Tác dụng sinh học của Dihydromyricetin
Dihydromyricetin được biết đến nhiều với tên là ampelopsin, đã và đang được nghiên cứu một số tác dụng sinh học như: có tính kháng khuẩn, chóng oxy hóa, chống viêm và tăng cường miễn dịch.
– Dihydromyricetin có tác dụng ức chế sự phát triển của 14 chủng vi khuẩn, chủ yếu là các chủng Staphylococus aureus và một số vi khuẩn Bacillus
Staphylococcus aureus
– Theo Yoshiteru Oshima, Yuji (Nhật Bản), dịch chiết rễ cây A. brevipedunculata var.hancei (thu hái tại Đài Loan) có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi tác hại của CCl4. Bốn chất tách ra từ dịch chiết này ( ampelopsin D,E,H và cis-ampelopsin E) cũng được chứng minh có hoạt tính trên. Ampelopsin E và cis-ampelopsin E ở nồng độ 0,1 mg/ml thể hiệc tác dụng bảo vệ tế bào gan: làm giảm mức GPT (alanin aminotransferase) lần lượt là 64% và 73%
– Dihydromyricetin có tác dụng ức chế sự hình thành gốc tự do anion superoxyd O2- trên chuột thí nghiệm. Dihydromyricetin có tác dụng chống oxy hóa mạnh và là chất chống oxy hóa tự nhiên hiệu quả
– Theo các nhà nghiên cứu của Nhật Bản và Trung Quốc, Dihydromyricetin có hoạt tính chống oxy hóa invivo với các dạng oxy hoạt hóa được hình thành bởi một loại đại thực bào do hoạt động của GalN
– Theo He GX, Yang WL, Pei G, Zhu YH, Du FL, Dihydromyricetin có hiệu quả chống peroxyd hóa lipid
– Theo SaZeng, Deyu Liu, Yanli Ye, Liangui Wang, Wei Wang, ampelopsin có tác dụng chống khối u gây ra bởi dòng tế bào gây ung thử phổi ở người GLC-82 được cấy trên chuột trụi lông
– Theo De Yu Liu, Hong-qiang Zheng, Gao-qing Luo, ampelopsin có hiệu quả chống xâm lấn và di căn khối u ác tính invivo và invitro.
– Theo Sa Zeng, Gao- Qin Luo, De-Yu Liu, ampelopsin có tác dụng làm tăng cường một cách rõ rệt hiệu quả hóa học và hoá động học của bạch cầu hạt trung tính và monocyte, đổng thời hiệp lực với IL-8 hoặc MCP-1 về hiệu quả hóa học đối với bạch cầu hạt trung tính và moonocyte.
– Theo Liu DY, Ye JT, Yang WH, Yan J, Zeng CH, Zeng S, ampelopsin có vai chè ức chế mạnh đối với ựu xâm nhập của HIV-1, sựu lây nhiễm trong giai đoạn ủ bênh và giai đoạn cấp tính. Kết quả trùng với tác dụng tăng cường miễn dịch của ampelopsin
Chè dây hỗ trợ điều trị HIV
– Các công bố gần đây của nhóm nhà khoa học J Ye, Y Guan, S Zeng, D Liu cho biết ampelopsin có thể chống nhiễm HIV-1 và chống giảm kháng thể HIV-1 P24. Những nghiên cứu này đưa ra hiểu biết mới về tác dụng chữa AIDS của ampelopsin bằng cách bảo vệ tế bào lympho T của người bị nhiễm HIV.
Cho tới nay, chưa có nơi nào ở Việt Nam sản xuất myricetin và dihydromyricetin để làm chất chuẩn. Trên thị trường Việt Nam, chè dây được bán nhiều dưới dạng nguyên liệu dùng pha chè uống. Đặc biệt, chè dây đã được công ty cổ phần Traphaco chiết xuất và bào chế thành sản phẩm Ampelop chứa cao chè dây với hàm lượng flavonoid trên 80%, dùng điều trị looét dạ dày hành tá tràng.
Mặt khác, việc mua chất chuẩn dihydromyricetin và myricetin từ các hãng nước ngoài phải chịu chi phí cao và khó khăn nên việc đánh giá hàm lượng flavonoid trong nguyên liệu chè dây cũng như sản phẩm Ampelop do phòng kiểm tra chất lượng – công ty Traphaco có nhu cầu cao về chất chuẩn myricetin và dihydromyricetin được sản xuất trong nước
Chế phẩm Ampelop của công ty cổ phần dược phẩm Traphaco
Ampelop là một trong 5 sản phẩm thuốc từ dược liệu của Traphaco được Hội đồng Bộ Y tế bình chọn là “Ngôi sao thuốc Việt” – giải thưởng cao quý của ngành dược dành cho thuốc sản xuất trong nước.
Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày Ampelop
THÀNH PHẦN
Mỗi viên chứa:
Cao đặc lá Chè dây 7:1 (Extractum Folii Ampelopsis spissum)……………625 mg
Tá dược (Aerosil, Magnesi stearat, Talc)………………………………………….vừa đủ
TÁC DỤNG
Thuốc có tác dụng:
Tiệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter Pylori, tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Giảm tiết acid dịch vị, làm liền sẹo nhanh vết loét dạ dày, hành tá tràng.
Chống viêm, giảm đau dạ dày.
An thần.
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG
Phác đồ điều trị đơn độc:
Uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn. Đợt điều trị 30 ngày liên tục.
Phác đồ điều trị làm tăng hiệu lực diệt Helicobacter Pylori, hạn chế tái phát
Điều trị liên tục trong 30 ngày kết hợp với kháng sinh:
10 ngày đầu:
1 – Ampelop 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn.
2 – Amoxycillin 1000 mg/lần x 2 lần/ngày. Uống vào buổi sáng và buổi tối.
3 – Metronidazol 500 mg/lần x 2 lần/ngày. Uống vào buổi sáng và buổi tối.
20 ngày tiếp theo: Ampelop 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn.
Ampelop là kết quả của công trình nghiên cứu đầy đủ về cây Chè dây có tên khoa học Ampelosis cantoniensis Vitaceae. Ampelop ưu điểm hơn hẳn so với các nhóm thuốc hóa dược dùng cho điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng: có tác dụng giải độc gan theo cơ chế chống oxy hóa, khử gốc tự do và an thần nên độ an toàn cao, hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh (khi dùng phác đồ điều trị phối hợp). Người bệnh không bị mệt mỏi khi dùng thuốc kéo dài.
Để biết thêm những thông tin hữu ích liên quan đến cây chè dây cũng như mua những sản phẩm chè dây chất lượng cao với giá cả tốt nhất bạn có thể truy cập Traday.org
https://ift.tt/2XJXMJQ https://ift.tt/2XIaj0w
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
Nghiên cứu về chè dây của TS Vũ Hương Thủy Phần 1
Bài viết được trích từ tài liệu “Nghiên cứu phân lập, tinh chế Myricetin và Dihydromyricetin từ lá cây chè dây làm chất chuẩn” của TS Vũ Hương Thủy
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng một thảm thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều dược liệu đã được nhân dân ta sử dụng để phòng bệnh và chữa bệnh. Cho tới nay đã có nhiều sách tập hợp các công trình nghiên cứu về dược liệu cũng như kinh nghiệm phòng và chữa bệnh của nhân dân ta như: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi, Từ điển cây thuốc của Võ Văn Chi, Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam của tập thể tác giả ở Viện Dược liêụ.
Cây chè dây
Từ lâu chè dây đã được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém. Cây chè dây hay còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày), Khau rả (theo dân tộc Nùng). Đây là loại dây leo có vị ngọt đắng, tính mát, được đồng bào miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chuyên chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị,…Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
Trong 20 năm trở lại đây chè dây đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Phạm Thanh Kì và cộng sự. Qua các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xác định được thành phần có tính sinh học chính trong chè dây có tác dụng phòng và chữa bệnh là nhóm flavonoid với 2 chất chính là myricetin và dihydromyricetin.
Đồng thời, chè dây cũng trở thành nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất thuốc đông dược với sự ra đời của viên nang Ampelop do Phạm Thanh Kì và nhóm cộng sự nghiên cứu, sau đó được chuyển giao cho công ty cổ phần Traphaco.
Sự phát triển của nhóm thuốc đông dược nói chung và các chế phẩm có chứa chè dây nói riêng trên thị trường Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đảm bảo chất lượng thuốc. Qua các công trình nghiên cứu trước đó chúng tôi nhận thấy mặc dù hàm lượng dihydromyricetin trong lá chè dây cao hơn myricetin trong lá chè dây nhưng hàm lượng myricetin trong cao chè dây lại cao hơn hàm lượng dihydromyricetin nhiều lần. Bên cạnh đó các đề tài trước đây chưa sử dụng chất chuẩn chính thức.
Để góp phần xây dựng bộ chất chuẩn đối chiếu chúng tôi được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài : “Nghiên cứu phân lập, tinh chế Myricetin và Dihydromyricetin từ lá cây chè dây làm chất chuẩn” với mục tiêu chiết xuất, phân lập, tinh chế Myricetin và Dihydromyricetin từ lá cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) đủ lượng và đạt độ tinh khiết làm chất chuẩn đối chiếu trong kiểm nghiệm
Mô tả về cây chè dây
Cây chè dây còn có tên khoa học là Ampelopsis Cantoniensis (Hook.et arn) Planch. Họ nho Vitaceae
Cây chè dây ở dạng dây leo dài, xanh tốt, leo trên các bụi rậm hoặc trên các cây to khác trong rừng. Cây mọc hoang và cũng được người dân mang về trồng trong vườn hoặc ở bờ rào. Cây sống lâu năm, mùa đông lá vàng rụng dần, mùa xuân cây bắt đầu mọc chồi, lá xanh tốt nhất vào mùa hè, cũng là mùa nhân dân địa phương thường thu hoạch lá, ra hoa tháng 6, ra quả tháng 10.
Cây thân leo, sống lâu năm, lá mọc so le, lá kép lông chim lẻ. Tua cuốn có 2, 3 nhánh đối diện với lá. Hoa mọc thành cụm xim 2 ngả đối diện với lá. Qủa mọng, lúc còn non có màu xanh, lúc chín màu đỏ mận. Qủa thường có 2- 3 hạt, hạt có vỏ cứng mặt ngoài màu nâu đen.
Trên thế giới, cây chè dây phân bố trên nhiều nước như Lào, Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ, Campuchia.
Thành phần hóa học của cây chè dây
Theo những nghiên cứu trong nước, trong lá chè dây có nhiều flavonoid (nhiều nhất là myricetin và dihydromyricetin) với hàm lượng cao (18-19%), tanin catechic (10,8-13,3%), và đường.
Theo các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc trong lá A. cantonienisis mọc ở Trung Quốc có flavon, protein, nguyên tố vi lượng (K,Ca, Fe, Zn) và các vitamin (E,B1,B2)
Tác dụng và công dụng của cây chè dây
Tác dụng sinh học của chè dây
Theo những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước, chè dây có các tác dụng sinh học sau:
Cao khô chè dây và các flavonoid myricetin và dihydromyricetin không gây ngộ độc cấp tính trên chuột thí nghiệm
Cao chè dây không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học, bao gồm số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, protein huyết thanh, urê máu khi cho thỏ dùng thuốc trong thời gian dài 5 tuần.
Myricetin không gây rối loạn nhiễm sắc thể, không ảnh hưởng tới sinh sản và di truyền
Cao khô chè dây và các flavonoid myricetin và dihydromyricetin thử sơ bộ cho thấy có hoạt tính chống oxy hóa cao
Cao khô chè dây và myricetin có khả năng thải độc theo có chế trung hòa gốc tự do của tetraclorua carbon
Cao khô chè dây và các flavonoid myricetin và dihydromyricetin còn ức chế sự phát triển  của một số ch?ng vi khuânr chủ yếu là các chủng Staphylococus aureus và một số chủng vi khuẩn Bacillus ( myricetin có tác dụng trên 11 chủng, dihydromyricetin và cao khô có tác dụng trên 14 chủng)
Cao đặc chè dây có tác dụng tốt trong điều trị vết bỏng nông ( bỏng độ II – bỏng biểu bì, bỏng Độ III – bỏng trung bì nông), việc sử dụng cao chè dây chỉ gây xót ở lần bôi đầu trong vòng 15- 20 phút, không gây độộc hại tại chỗ cũng như toàn thân đối với bệnh nhân.
Cao khô Chè Dây
Nghiên cứu của Phùng Gia Hợp cho thấy cao đặc chè dây có tác dụng điều trị vết bỏng nông: bỏng độ II và bỏng độ III khá tốt. Vết bỏng tạo được màng thuốc, lớp màng thuốc bám chắc vào bề mặt vết thương. Khi màng thuốc bong thì vết bỏng lành sẹo bề mặt mềm và mịn. Thời gian khỏi trung bình của bỏng độ II là 9,2 ngày, bỏng độ III là 18,5 ngày
Công dụng của cây chè dây
Chè dây chữa đau dạ dày
Theo kinh nghiệm dân gian: Lá chè dây có vị ngọt đắng, tính mát và có nhiều công dụng
Nhân dân vùng núi phía Bắc dùng pha nước uống hàng ngày thay thế chè và để trị đau dạ dày
Nhân dân vùng Lạng Sơn lá đắp vào chỗ bị sưng tấy có mủ ( áp xe vú).
Dùng lá tươi giã đắp vào các vết bỏng
Nhân dân ở Sapa dùng nước sắc hoặc nước hãm dạng chè uống hàng ngày với tác dụng thanh nhiệt, chữa mât ngủ, kích thích tiêu hóa, điều hòa huyết áp, ổn định thần kinh, viêm đường ruột cho kết quả rất tốt.
Trong hơn 10 năm qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước về tác dụng điều trị loét dạ dày-hành tá tràng của cây chè dây:
Luận án phó tiến sĩ Vũ Nam đã đưa ra những kết luận về tác dụng cắt cơn đau dạ dày, làm liền sẹo ổ loét hành tá tràng, làm sạch HP, làm giảm viêm dạ dày của chè dây có kết quả tốt hơn so với dùng Alusi. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra kết luận: Chè dây không độc và không có tác dụng không mong muốn
Luận án thạc sĩ y học của Nguyễn Thị Tuyết Lan đưa ra những kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP, bằng nhóm thuốc AMPELOP-METRONIDAZOL-AMOXICILLIN. Trong đó AMPELOP là một chế phẩm đợc sản xuất từ chè dây.
Kết quả nghiên cứu dưới sựu chỉ đạo của Nguyễn Khánh Trạch theo dõi điều trị cho bệnh nhân loét dạ dày hành tá tràng bằng AMPELOP-AMOXICILLIN-FLAGYL co thấy thuốc AMPELOP có tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh loét dạ dày hành tá tràng. Trong tất cả các bệnh nhân nghiên cứu không có trường hợp nò có biểu hiện tác dụng không mong muốn của thuốc.
Như vậy, đặt ra cho chúng ta một câu hỏi các thành phần hóa học trong chè dây tại sao lại có những công dụng tuyệt vời như vậy?
Myricetin trong chè dây
Myricetin trong lá chè dây là một flavonoid được Perkin phân lập tư vỏ cây Myrica nagi Thumb, họ Dâu rưượu Myricaceae từ năm 1896, có công thức phân tử C15H10O8
Cấu trúc của myricetin đưược xác định vào năm 1902 là 3,5,7- trihydroxy 2-(3’,4’,5’- trihydroxyphenol) 4,1- benzopyran-4-on hay 3,3’,4’,5,5’,7-hexahydroxy-flavon và sau đó đưược J.Kalff và Robinson tổng hợp năm 1925
  Công thức cấu tạo của myricetin
    Một số tác dụng của myricetin
Myricetin có hoạt tính của vitamin P, hooạt tính này thể hiện tác dụng làm bền vũng mao mạch, giảm tính giòn của thành mạch.
Nghiên cứu ảnh hưởng của quercetin và myricetin trên hệ thống tạo gốc tự do và peroxyd hóa trong microsom tế bào gan chuột, Laughton M.J  và CS nhận thấy những cây có nhiều flavonoid không những cps tác dụng chống oxy hóa mà còn giảm các tiền chất oxy hóa.
Bên cạnh tác dụng chống oxy hóa, tác dụng chống ung thư của một số flavonoid cũng được quan tâm. Camoirano A. và CS đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của một số flavonoid thấy myricetin, bilirubin vad cucurmin có khả năng ức chế sự đột biến gây nên bởi 2 tác nhân 4-nitroquynolin-1-oxyd và khói thuốc lá trên các chủng Salmonella typhimonium TA100 VÀ TA98. Acid tanic, quercetin, myricetin ngăn cản sự khởi đầu ung thuuw trên biểu bì và phổi chuột Sencar hây ra bởi tác nhân hydrocarbon thơm.
Nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học ở Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy myricetin có khả năng chống ung thư tiềm tàng do tác dụng tới đích là thụ thể MEK và ức chế COX-2 do ngăn chặn phản ứng hoạt hóa của NF- Kb.
Trên đây là một số những thông tin về các đề tài nghiên cứu về cây chè dây được chúng tô tổng hợp. Mong rằng sau khi đọc bài viết này các bạn sẽ có thêm hiểu biết về trà dây. Truy cập Traday.org để được sử dụng các sản phẩm chè dây chất lượng tốt nhất
  https://ift.tt/3kB9bFR https://ift.tt/2XMatnp
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
3 Thành phần hóa học của chè dây – PTS Phùng Thị Vinh
Bài viết được trích dẫn từ luận án “Nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây chè dây Ampelopsis cantoniensis planch, 1995” của PTS Phùng Thị Vinh
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Ở Việt Nam, cây chè dây khá phổ biến, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và một số tỉnh miền trung nước ta. Chè dây là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, thựờng leo và mọc chùm trên các cây bụi và cây gỗ nhỏ ở vùng đồi và ven rừng.
Thông thường chè dây được thu hái quanh năm. Song, từ tháng 4 đến tháng 10 là thời điểm “vàng” để thu hoạch chè dây rừng. Cây trà dây được hái cả lá và thân. Người hái thuốc thường chọn phần lá bánh tẻ và phần dây thân còn non. Bởi những lá già và thân già sẽ không còn nhiều nhựa (hàm lượng hoạt chất ít nên tác dụng dược lý không cao)
Sau khi thu hái chè dây rừng mang về nhà sẽ được cắt ngắn, rồi chè sẽ được ủ khoảng 8 tiếng. Cuối cùng chè tiếp tục được đem ra phơi ngoài nắng hoặc cho vào máy chuyên dụng sấy khô chè dây. Khi sử dụng chỉ cần sắc lấy nước uống hoặc pha như pha trà bình thường là có ngay một ấm trà dây vừa thơm ngon vừa giúp nâng cao sức khỏe.
Chè dây có rất nhiều công dụng tốt, hiện đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học : Nghiên cứu cây chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày-tá tràng, Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol của Phạm Thanh Kỳ và CS, Nhận xét bước đầu về tác dụng chữa bệnh của cây Chè Dây của Hoàng Tích Huyền và CS,… Vậy, do đâu mà chè dây có những công dụng tuyệt vời như vậy?
Thành phần hóa học của chè dây là gì?
Nghiên cứu của PTS Phùng Thị Vinh đã chỉ ra trong chè dây có chứa: flavonoid, tanin và đường. Không thấy có alcaloid và saponin.
1/ Flavonoid trong chè dây
Flavonoid là một chất chống oxy hóa cực mạnh có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm như ung thư…. Hơn nữa, flavonoid trong chè dây còn có tác dụng giải độc gan theo cơ chế chống oxy hóa khử gốc tự do và an thần. Do đó, người bệnh dạ dày có thể dùng trà dây thường xuyên mà không lo áp lực lên gan. Không lo gây phản ứng phụ trên cơ thể hay cảm giác mệt mỏi kéo dài như khi dùng các loại thuốc tân dược khác.
Có nhiều cách xác định flavonoid trong chè
Phản ứng hóa học:
Bột lá chè dây được chiết bằng cồn nóng, lọc , dịch lọc đem thử các phản ứng định tính flavonoid cho kết quả như sau:
Sắc kí giấy:
Sắc kí giấy 2 chiều trên giấy whatman 1 với hệ dung môi khai triển:
Hệ 1: butanol : acid acetic : nước (4:1:5)
Hệ 2: acid acetic : nước (15:85)
Kết quả trên sắc kí tách ra có 5 vết có Rf (II) lần lượt là 0,15; 0,20; 0,45; 0,60; 0,65. Các vết cho màu vàng rõ vưới thuốc thử NH3 VÀ AlCl3 1%. Tuy nhiên sự tách trên giấy sắc kí không tốt lắm, các vết tách ra không gọn. loang rộng như một cụm vết, mờ.
Sắc kí lớp mỏng:
+Bản mỏng silicagel tự tráng trên kính (10×20 cm) độ dày 0,25mm hay bản mỏng silicagel tráng sẵn (Merck) đã hoạt hóa ở 110 độ C trong vòng 30 phút.
+Dung môi khai triển: hệ (III) Toluen: Ethylacetat: Acid formic (5:6:1)
+Sau khi khai triển quan sát các bản sắc kí dưới ánh sáng thường, hơ trên hơi amoniac, soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 366nm hay phun thuốc thử hỗn hợp acid oxalic 10% : boric 10% (5:15)
Kết quả như sau:
Định tính flavonoid ở dạng aglycon và dạng glycosid
bằng phản ứng hóa học (Bryant-1950) và sắc kí lớp mỏng so sánh 2 hỗn hợp flavonoid trước và sau khi thủy phân đã xác định được flavonoid của lá chè dây tồn tại dưới cả 2 dạng aglycon và glycosid
Chiết xuất và phân lập flavonoid đã xác định được hai flavonoid chính của chè dây là myricetin và dihydromyricetin
Myricetin trong chè dây
  Dihydromyricetin trong chè dây
 2/ Đường trong lá chè dây
Định tính đường trong lá chè dây:
Tiến hành xác định đường tự do và đường kết hợp trong phân tử glycosid bằng sắc kí giấy và sắc kí lớp mỏng đối chiếu với các đường chuẩn trong cùng điều kiện
    => Trong lá chè dây có chứa đường tự do là đường glucose và đường kết hợp là đường glucose và rhamnose. Chính vì thế, khi thưởng thức một tách trà dây chúng ta có thể cảm thấy vị ngọt thanh trong từng ngụm trà. Trà dây rất dễ uống, đã có rất nhiều người dùng trà dây lâu năm gần như nghiện luôn cái vị thanh mát ngọt ngào ấy, hơn nữa mùi thơm dịu nhẹ của chè dây càng khiến ta yêu hơn loại trà này.
3/ Tanin có trong chè dây
Tanin hay tannoit là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein vá các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác như các amino axit và alkaloit. Tanin trong trà dây khi kết hợp với protein sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do vậy, axit trong dạ dày không làm viêm loét hoặc bào mòn dạ dày.
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Kính, Hội KHCN chè Việt Nam giải thích: Tanin có vị chát làm se lưỡi. Ngoài ra, chúng có thể bị enzym oxy hóa thành các hợp chất có màu đỏ hoặc nâu. Đây là hai đặc điểm quan trọng nhất được tận dụng trong quá trình chế biến chè. Tất cả các thuộc tính cơ bản của nước chè như màu, vị, mùi, đều liên quan ít nhiều đến tanin và các chất dẫn xuất của tanin.
Tanin có vị đắng, nhưng trong quá trình chế biến thì vị đắng ban đầu lại chuyển thành vị chát dễ chịu hơn.
Định tính tanin trong lá chè dây có thể thông qua vi chát hoặc các phản ứng điển hình của nó
– Dịch chiết chè dây có vị rất chát điển hình của tanin
– Dịch chiết nước cho một số phản ứng điển hình cửa tanin như;
+Phản ứng tạo tủa bông trắng với dung dịch gelatin
+Tủa xanh thẫm với các muối kim loại (đồng acetat, chì acetat)
+Phản ứng Stiasny với hỗn hợp formol – HCl cho tủa trắng ngà của tanin catechic. Không cho phản ứng của tanin Pyrogalic.
Trà dây có lành tính hay không?
Nghiên cứu thử độc tính cấp và bán cấp chè dây đã khẳng định chè dây là một dược liệu hoàn toàn lành tính, không gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh hóa, huyết học cũng như di truyền. Tuy nhiên, dù không gây ra tác dụng phụ nhưng người dùng phải chú ý dùng liều lượng trà sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Trên đây là nghiên cứu về thành phần hóa học của chè dây, hy vọng rằng sau bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về cây chè dây, hiểu được tại sao trà dây lại đem lại nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe như vậy. Để thêm chi tiết về những bài thuốc liên quan đến trà dây bạn có thể truy cập traday.org
  https://ift.tt/3koCVW0 https://ift.tt/3a5W5vq
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
Tác dụng của Chè dây trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng – PGS.TS Vũ Nam Phần 2 Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh
Traday xin trích dẫn một phần tài liệu “Góp phần nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét hành tá tràng ” của PGS.TS Vũ Nam
Chè dây là một dược liệu tự nhiên mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,… Chè dây được sử dụng phổ biến ở các dân tộc miền núi để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, hiện nay người ta thường sử dụng chè dây để điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, thải độc gan cũng như hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
  Một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây
Với những dược tính và tác dụng rất tốt với sức khỏe, từ lâu trong y học cổ truyền đã sử dụng cây Chè dây là thảo dược quan trọng của các bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý về tiêu hóa, xương khớp, viêm nhiễm,… Một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây điển hình như:
Trị đau dạ dày: Dùng 30 – 50g trà dây pha trà hoặc sắc nước uống mỗi ngày. Điều trị mỗi đợt từ 15 – 30 ngày.
Phòng bệnh sốt rét: Sử dụng chè dây và hồng bì mỗi vị 60g, lá đại bì, rễ cỏ xước, lá tía tô, rễ xoan rừng mỗi vị 12g, vỏ hoặc lá cây vối 12g. Sắc các vị thuốc với 400ml nước đến khi cạn còn khoảng 100ml thì đem uống. Sử dụng bài thuốc 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Chữa đau nhức, tê thấp: Giã nát một nắm lá chè dây tươi, hơ nóng qua lửa rồi gói vào mảnh vải sạch. Đắp trực tiếp bã chè giã lên vị trí nhức, đau.
Điều trị ổ mủ do nhiễm trùng: Dùng 15g trà dây sắc cùng rượu theo tỉ lệ 1:1 lấy nước uống. Ngoài ra người bệnh có thể hầm chung trà dây với thịt heo nạc để ăn.
Điều trị đau thắt bụng trên, tiêu chảy: Sử dụng 50g trà dây tươi, 15g gừng tươi sắc cùng với 2 chén nước để uống. Người già và trẻ em hoặc người bị bệnh nhẹ có thể giảm liều.
Trị cảm mạo, hầu họng sưng đau, sốt: Dùng trà dây sắc nước uống mỗi ngày 15 – 60g.
Kết quả nghiên cứu tác dụng của chè dây trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh
Kết quả theo chẩn đoán y học cổ truyền như sau:
  Kết quả cắt cơn đau dạ dày hành tá tràng sau điều trị bằng chè dây và thuốc đặc trị Alusi được trình bày trong bảng sau:
Chè dây có tác dụng cắt cơn đau do loét hành tá tràng tốt hơn so với Alusi
  Kết quả liền sẹo như sau:
Bệnh nhân điều trị bằng trà dây có tỉ lệ liền sẹo 79,55% trong đó 19/35 (54,28%) liền sẹo có chất lượng tốt hơn Alusi 50% trong đó 7/18 ( 38,88%) liền sẹo chất lượng tốt
  Kết quả liền sẹo ổ loét và kích thước ổ loét thu được :
Bệnh nhân có ổ loét > 2cm tỉ lệ liền sẹo thấp 5/9 (55,6%). Tỷ lệ liền sẹo ở bệnh nhân có ổ loét <2cm tỉ lệ liền sẹo cao nhất 26/38 (68,4%)
  Kết quả làm sạch Helicobacter pylori của Chè dây:
Tỉ lệ nhiễm H.P trước điều trị 40/43 chiếm 93.02%
Tỉ lệ làm sạch H.P sau điều trị của chè dây là 17/40 chiếm 42,5% (Trong khi tỉ lệ làm sạch H.P của Alusi chỉ đạt 6/31 chiếm có 19,35% so với trước khi điều trị )
Kết quả làm sạch H.P sau điều trị bằng chè dây có ý nghĩa P<0,001
  Kết quả làm giảm viêm dạ dày của chè dây
Trước điều trị tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm dạ dày chiếm 100% , sau điều trị bệnh nhân hết viêm dạ dày đạt 10/43 chiếm 23,26% và tỉ lệ bệnh nhân viêm dạ dày hoạt động mạnh giảm xuống rõ rệt một cách có ý nghĩa 18/20 bệnh nhân chiếm 90%
Dùng chè dây có gây ra tác dụng không mông muốn gì hay không?
Trong tổng số các bệnh nhân dùng chè dây chưa nhận thấy một tác dụng không mong muốn nào về lâm sàng và cận lâm sàng. Khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân tốt, thuốc không gây đầy bụng, nôn mửa hoăc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu. Không có bệnh nhân nào bị dị ứng : nổi ban, mẩn ngứa, mề đay,… họăc có biểu hiện không chịu thuốc buộc phải ngừng điều trị
Trong nghiên cứu 59 bệnh nhân dùng chè dây, có 3 bệnh nhân vì thuốc khó uống nên dùng thuốc không đều, bỏ từng đợt 2-3 ngày và dùng thuốc không đúng liều lượng. Có 6 ệnh nhân sau uống chè dây 2-3 ngày có biểu hiện đau thượng vị tăng lên, kèm theo có dd ngoài phân táo. Song các biểu hiện này hết và giảm sau một tuần điều trị.
Lưu ý khi dùng chè dây
Liều lượng cho một người hàng ngày trung bình từ 60 – 70g.
Nên uống trước khi ăn khoảng 25-30 phút.
Tuyệt đối không nên sử dụng chè dây để qua đêm vì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều chỗ bán chè dây có pha trộn thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy lưu ý chọn chỗ đáng tin để mua.
Nếu dùng quá liều dễ bị vàng da, vàng mắt tùy cơ địa mỗi người.
Chè dây thường có lớp trắng bám trên lá, do vậy khó phân biệt được với chè hư nên cần bảo quản cẩn thận.
https://ift.tt/33oDdq7 https://ift.tt/2BUywsz
0 notes
tradayorg · 4 years
Text
Tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng của PGS.TS VŨ NAM Phần 1 Tác dụng dược lí của chè dây
Bài viết được trích dẫn từ tài liệu ” Góp phần nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét hành tá tràng ” của PGS.TS Vũ Nam
Traday xin trích dẫn một phần cuốn sách
Chè dây là một trong những vị thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày còn lưu truyền ở các dân tộc miền núi. Chè dây còn gọi là Thau rả ( theo dân tộc Tày), Khau dả (theo dân tộc Nùng), tên khoa học mới là Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitaceae). Vị thuốc này chưa được ghi vào tài liêu ” những cây thuôc và vị thuốc Việt Nam ” của Đỗ Tất Lợi và trong Dược Điển Việt Nam. Chè dây mới ghi nhận trong một số tài liệu về thực vật. Trong nhiều năm qua bệnh viện y học dân tộc tỉnh Cao Bằng đã dùng chè dây để chữa đau dạ dày và thu được kết quả giảm đau khả quan. Năm 1989 bệnh vện Y học dân tộc quân đội đã dùng chè dây điều trị viê loét dạ dày hành tá tràng và thu được một số kết quả nhất định
    Bệnh loét dạ dày hành tá tràng khá phổ biến trong nhân dân dân Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều, nhưng người ta vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chung cho tất cả thể loét vì vậy có nhiều thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế  bệnh sinh bệnh loét. Giả thuyết đươc công nhận nhiều nhất và cũng từ đó đề ra những phương pháp thăm dò và điều trị là thuyết về sự mất cân bằng giữa yếu tố gây loét ( acisd HCl, pepsin và HP) và yếu tố chống loét ( chất nhầy, sự tái sinh của tế bào và mạng lưới mao mạch niêm mạc). Ngày nay người ta đều trị  bệnh theo sinh lý bệnh và theo nguyên nhân gây bệnh bằng một số thuốc như thuốc kháng acid,thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh,…
Trong tình hình hiện nay ở nước ta thuốc tây điều trị loét dạ dày hành tá tràng rất nhiều và cho hiêu quả cao. Tuy nhiên tình hình kinh tế trong nước và khả năng tài chính có hạn của bệnh nhân chúng ta chưa thể áp dụng một cách đại trà các thành tưụ về thuốc của y học thế giới trong điều trị bệnh loét. Chủ yếu vẫn phải dựa vào các thuốc sản xuất với nguyên liệu sẵn có trong nước và các thuốc này vẫn phải lấy cơ sở sinh lí bệnh học của bệnh loét mà y học thế giới đang chấp nhận. Các công trình nghiên cứu điều trị bệnh bằng dược liệu trong nước trước đây chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm là chính mà không có nghiên cứu thực nghiệm. Khi thử nghiệm trên lâm sàng thường không sử dụng các trang thiết bị hiện đại để chứng minh. Một phần do điều kiện kinh tế xã hội, các công trình nghiên cứu này chủ yếu nhằm đánh giá và nhận định kết quả của điều trị bằng việc dựa vào khả năng cắt cơn đau hoặc rút ngắn chu kì đau. Trên quan điểm tìm kiếm một loại thuốc mới chữa bệnh mà có nguồn gốc từ cây thuốc dân gian sẵn có và sử dụng các kĩ thuật hiện đại để chứng minh, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về cây chè dây
Kết quả nghiên cứu ban đầu trên lâm sàng của bệnh viên Y học dân tộc Cao Bằng cho thấy chè dây có tác dụng giảm đau khả quan trong điều trị chứng đau dạ dày. Năm 1989 bệnh viện Y học quân đội đã nghiên cứu đánh giá tác dụng của chè dây điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trên lâm sàng và X quang. Nghiên cứu cho thấy chè dây có tác dụng tốt cắt được cơn đau, cải thiện tốt các triệu chứng: ăn kém, ngủ kém, ợ hơi, ợ chua và hình ảnh ổ loét trên X quang được cải thiện rõ rệt (Bành Văn Khửu).
Mô tả cây chè dây
Nghiên cứu về thực vật học đã xác định tên khoa học của cây Chè dây là Ampelopsis Cantoniensis Blanch họ Nho (Vitaceae) (Vũ Văn Chuyên 1991).
Đặc điểm thực vật:
Chè dây là cây leo, thân và cành cứng hình trụ mảnh. Thân dài khoảng 2 – 3m, bám vào cây khác.
Lá chè dây dạng kép, mọc so le nhau, có tua cuốn mọc đối xứng với lá. Lá dài 7 – 10cm, có răng cưa ở viền. Mặt trên lá màu xanh nhạt. mặt dưới xanh sẫm. Khi lá non, thường có màu xanh tía, càng lớn càng chuyển sang xanh đậm.
Hoa trà dây giống nụ hoa tam thất, bông mọc thành chùm, màu trắng, mọc đối diện với lá. Hoa thường nở khoảng tháng 6 – tháng 7.
Quả chè dây hình trái xoan, mọng, khi chín có màu đen, bên trong có khoảng 3 – 4 hạt. Quả thường ra vào tháng 9.
Lá khô thường nhàu nát, khi dàn phẳng có hình trái xoan hoặc hình mũi mác, dài 2,5 cm đến 7,5 cm, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, mép có ít răng cưa. Mặt trên màu lục xám, có những vết trắng loang lổ trông như mốc, mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống lá nhẵn, dài 3 mm đến 12 mm. Thể nhẹ, chất giòn, dề gãy nát, mùi thơm, vị đắng sau hơi ngọt nhẹ.
    Trong lá và thân cây chè dây có flavonoid, tanin và hợp chất uronic, trong đó flavonoid là thành phần chính chiếm 19,3% tính theo dượ liệu khô. Hai flavonoid phân lập từ chè dây là Myricetin và Dihydromyricetin (Phạm Thanh Kỳ và CS 1994). Hai flavonoid Chè dây không gây ngộ độc cấp tính cũng như không gây nên những tổn thương cho nhiễm sắc thể và cho vật liệu di truyền (Trịnh Văn Bảo và CS 1993).
Tác dụng dược lí của chè dây
Cây chè dây phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Lào…Ở Việt Nam, cây chè dây có ở nhiều tỉnh thành. Nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai (Sapa), Hà Giang… Các dân tộc miền núi thường sử dụng chè dây để phòng bệnh và chữa các bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng cũng như một số bệnh đường tiêu hóa nói chung
Nghiên  cứu của Hoàng Tích Huyền, Phạm Thanh Kỳ, Phùng Thị Vinh và CS đã xác định Chè dây có khả năng:
làm giảm độ acid HCl invitro và làm giảm acid HCl dịch vị invitro
Ức chế các ở loét
Giảm đau rõ rệt và có ý nghĩa
Ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn
Chè dây điều trị loét dạ dày hành tá tràng cho kết quả tốt hơn Alusi (một loại thuốc đặc hiệu điều trị loét dạ dày). Điều trị bằng Chè dây bệnh nhân loét hành tá tràng hết đau sớm có tỉ lệ liền sẹo cao và tỉ lệ làm sạch H.pylori cao, đồng thời viêm dạ dày giảm rõ rệt.
Tác dụng giảm đau
Chè dây có tác dụng cắt cơn đau do viêm loét dạ dày hành tá tràng. Thời gian cắt cơn đau trung bình của chè dây là khoảng 8,9 ngày ngắn hơn Alusi là 17,35 ngày. Đau thượng vị là một triệu chứng thường gặp của bệnh. Đau thượng vị tuy là một triệu chứng chủ quan và phụ thuộc vào bệnh nhân nhưng thuốc chữa bệnh loét càng cắt được cơn đau càng sớm càng có giá trị, khi bệnh nhân hết đau thường kèm theo cảm giác muốn ăn và cảm giác ngon miệng, người dễ chịu và giấc ngủ thường khá hơn vì người bệnh loét hành tá tràng thường đau về đêm và kéo theo mất ngủ. Thời gian cắt cơn đau càng ngắn không những có giá trị về mặt lâm sàng mà còn giúp thầy thuốc tiên lượng khả năng liền sẹo của ổ loét. So sánh với các công trình nghiên cứu trước đây, kết quả cắt cơn đau của chè dây cao hơn các thuốc Antacid (Alusi, Almaca) và tương đương với các thuốc chống bài tiết acid (Tagamete, Ranitidine)
Trong điều trị loét hành tá tràng chè dây cắt được cơn đau nhanh là nhờ:
Chè dây có tác dụng giảm đau nói chung mà trên thực nghiệm đã xác định ( Hoàng Tích Huyền và CS 1991)
Chè dây trung hòa acid dịch vị giống như các thuốc Antacid (Hydroxyd nhôm và magie) ặc biệt các thuốc này có tác dụng kéo dài 20h. Mặt khác chè dây còn có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị invitro
Chè dây có tác dụng làm giảm viêm dạ dày
Tác dụng làm liền sẹo ổ loét hành tá tràng
Khả năng làm liền sẹo ổ loét hành tá tràng của chè dây (79,55%) cao hơn Alusi (50%), nội soi dạ dày cho thấy tỉ lê liền sẹo trắng chất lượng tốt của chè dây chiếm 54,28% cao hơn Alusi chiếm 38,88%. So sánh tỉ lệ liền sẹo ổ loét hành tá tràng của Chè dây 79,55% với các thuốc đơn độc điều trị loét hành tá tràng thì hiệu quả của chè dây không thua kém mấy so với các thuốc ức chế bài tiết acid như Cimetidine, Famotidine. Chè dây có được tác dụng liền sẹo là do chè dây đối phó được các yếu tố gây loét và tăng cường sức đề kháng của niêm mạc. Mặt khác chè dây có khả năng chống loét rõ và có tác dụng giảm viêm dạ dày, cải thiện mang lưới mao mạch niêm mạc giúp cho sự tái tạo tế bào biểu mô bề mặt và tăng cường sự đề kháng của niêm mạc
Tác dụng làm sạch Helicobacter pylori (H.P)
Chè dây có tỉ lệ làm sạch HP (42,5%) cao hơn Alusi (19,35%). Khả năng diêt H.P của Chè dây còn được tăng cường bởi tình trạng kiềm tính của dịch vị đã được trung hòa kéo dài. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng kháng khuẩn của flavonoid chè dây gần tương đương với kháng sinh đối chứng Ampicillin, Tetracylin.
Tác dụng chống viêm
Chè dây có tác dụng làm giảm viêm niệm mạc dạ dày tốt hơn Alusi. Trong bệnh loét dạ dày hành tá tràng thờng có kèm theo viêm niê mạc dạ dày. Những bệnh nhân điều trị bằng chè dây thường có mức độ hoạt động của viêm niêm mạc dạ dày giảm xuống rõ rệt, đa số bệnh nhân hết viêm họăc viêm dạ dày chỉ còn ở mức độ nhẹ. Tác giả Marshall và Moris (1985) đã chứn minh H.P là nguyên nhân chính gây viêm loét hang vị. Chính vì chè dây có tác dụng diệt H.P và chứa hàm lượng lớn flavonoid có tác dụng chống viêm mà nó còn cótác dụng giảm viêm dạ dày. Từ đó góp phần cho kết quả điều trị và liền sẹo cao.
  https://ift.tt/2Pjd3g4 https://ift.tt/2BUyXmI
1 note · View note