Tumgik
xidolly · 4 years
Text
Enzyme diệu kì
Hôm qua có người hỏi chuyện ăn uống nên Xi chợt nhớ tới trang Tumblr này đã lâu mốc meo dang dở không được chủ nhân ghé thăm. Hôm nay rất có hứng nên sẽ viết vài chuyện gần đây. (Bởi vì có hứng mới làm nên lúc nào cũng bị mắng “chứ lúc nào ko có hứng thì ko làm được gì hả?” Đúng rồi, không có hứng thì làm được gì đâu, chỉ ngồi hít thở vậy thôi đó.)
Từ sau khi đọc Ruột ơi là ruột của Jill Enders thì Xi đã hiểu được bộ lòng ruột nó có vai trò quan trọng ngang ngửa não bộ, nhưng có thể trên vài phương diện nó còn hơn thế nữa. Chưa bao giờ Xi hiểu được cục phân nó lại mấu chốt đến vậy. Jill nói rằng cục phân nó phản ánh trung thực nhất tình trạng sức khỏe của ruột và giải thích vô cùng cặn kẽ trạng thái của mỗi kiểu phân thì tương ứng với tình trạng của ruột khi ấy ra sao. Ừ ha, có thứ gì tạo hóa tạo ra mà không có chức năng của nó đâu cơ chứ.
Tumblr media
Trạng thái của bộ lòng ruột ở người hay Hiromi Shinya gọi là tràng tướng trong bộ 4 cuốn Nhân tố Enzym có vai trò quyết định sự sống của một cơ thể. Nếu ruột đẹp (mềm, mượt, lông mao ở thành ruột đều, không có gấp khúc) thì tự khắc con người bên ngoài cũng tràn trề năng lượng thần thái thanh sảng. Tràng tướng khỏe mạnh là do chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Hiromi là bác sĩ người Nhật, chuyên khoa ruột, là cha đẻ kĩ thuật mổ đại tràng nội soi. (Đau đại tràng là chứng gây ra bởi chất thải ko ra khỏi ruột, bám trụ lại trên thành ruột lâu ngày gây xơ cứng – gọi là khối u polyp. Phẫu thuật cắt bỏ polyp trước đây cần mở ổ bụng, nhưng sau này có thể thực hiện nhờ vào kĩ thuật nội soi.) Bác sĩ Hiromi chủ yếu tiếp nhận bệnh nhân người Nhật (ruột Á) và người Mỹ (ruột Tây) nên đồng thời ông cũng tiến hành những nghiên cứu lâm sàng trên trăm ngàn bệnh nhân của mình. Trong những kết luận đưa ra, Xi thấy rất tâm đắc với những đúc kết sau:
Chỉ có sự sống mới nuôi dưỡng sự sống. Nguyên liệu hay đồ ăn cho vào mồm mà không còn tươi mới không còn sự sống bên trong thì như ăn rác. Đây chính là chân lý quan trọng nhất. Đấy là lý do vì sao người Nhật trước đây hay ăn gạo lức và vì sao gạo trắng lại gây béo phì thừa tinh bột. Gạo lức khi gieo trồng sẽ nảy mầm cho sự sống mới, thế nên nuốt sự sống mới là điều đúng đắn.
Đã là con người thì không nên uống sữa bò hay sữa của các loài động vật khác. Nếu muốn uống sữa thì hãy bắt đầu với sữa các loại hạt. Bộ lòng ruột của người khác với động vật khác, há gì lại đem râu ông nọ cắm cằm bà kia. Kể cả sữa chua cũng không tốt. (Tổ sư nó Xi lại rất thích ăn sữa chua vậy mà bây giờ lại bắt đầu hạn chế tối đa chỉ vì bị thuyết phục mạnh mẽ.)
Thuận trời thuận đất mọi thứ đều sẽ thuận lợi. Thổ nhưỡng ở đâu thì nên ăn rau ăn trái ở đấy. Đông Y có câu Thân thổ bất nhị cũng là chỉ ý này. Vì môi trường xung quanh đã là một hệ sinh thái cân bằng thì nên tiếp nhận dưỡng chất từ trong sự cân bằng đó chứ đừng xon xen ăn đồ Tây Tàu nhập khẩu.
Dầu ăn là con dao hai lưỡi. Trà hay cà phê hoặc bất cứ chất kích thích nào khác như đồ có cồn hay thuốc lá chính là những chất kịch độc.
Chế độ ăn Tây khác với Ta, vì thổ nhưỡng và tràng tướng khác nhau giữa hai giống người.
Đồ ăn lên men rất tốt cho sức khỏe. Cần phải nạp nước TỐT chứ không phải nước tinh khiết.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng và thêm vào là trạng thái tinh thần.
Mình hợp cạ Hiromi cũng nhờ vào một ý tưởng ông chia sẻ về y khoa. Thứ nhất ông định nghĩa về tuổi thọ: đó chính là số năm sống khỏe mạnh không phải lo toan về bệnh tật của cơ thể. Mặc dù tuổi thọ trung bình của thế giới tăng lên, song song đó càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh và số năm sống cùng bệnh tật cũng leo thang đáng kể. Vậy thì tuổi thọ tăng không đồng nghĩa với việc sống vui vẻ trẻ khỏe. Thứ hai ông cho rằng đào tạo y khoa bây giờ theo lối chuyên khoa sẽ không thể cải tạo tình trạng sức khỏe mà ngược lại làm cho bệnh tật ngày càng khó chữa trị hơn. Trên nguyên lý cơ thể là một thể thống nhất có tương tác chặt chẽ với nhau nên việc chữa trị tập trung vào cơ quan đang bị tổn thương sẽ là một thiếu sót vô cùng. Mặc dù Tây Y ra đời sau Đông Y mấy thế kỉ nhưng nhanh chóng chiếm lĩnh ánh hào quang trên sân khấu, nhưng tuyệt nhiên bây giờ những bác sĩ chân chính thực thụ sẽ quay về nghiên cứu Đông Y nhiều hơn. Muốn cảm nhận sâu hơn về chuyện này nên đọc Khi hơi thở hóa thinh không. Cái chết của một bác sĩ chuyên khoa Thần kinh sẽ hé lộ nhiều hơn những góc khuất trong y học Tây phương.
Bản thân Xi là một người lớn lên cùng thuốc bắc và thuốc kháng sinh nên thân thể nhi đồng èo uột này lúc nào cũng lung lay trong gió, vì vậy càng cảm thấy Đông Y diệu kì như thế nào. Có một năm mẹ dẫn đi bốc thuốc ở thầy lang nào đó trong hẻm hóc thì ông thầy mới nói thân thể Xi cần bồi dưỡng rồi mới uống thuốc chữa bệnh được. Ổng cho mấy thang thuốc uống xong là lên da lên thịt sau đó… không uống chữa bệnh mà lại thấy khỏe hơn nhiều. Tác dụng còn lớn hơn cả chục lon sữa con bò đỏ nhập khẩu lúc trước nhiều lần. Duyên phận với Đông Y của Xi không phải chỉ là lần phát phì đó. Lúc nhỏ ăn gì cũng không mập nên bà nội rất hay ra mấy tiệm thuốc Đông Y đầu hẻm mua mấy thang thuốc tể vê viên tròn đen đắng chua về cho uống. Uống riết quen cả chủ tiệm mà chưa thấy mập. Bây giờ quen cô Sheung, đang mở phòng mạch châm cứu ở HongKong. Hôm trước ở bên đó ghé chơi bảo say nắng quá châm phát có khỏe hơn không Sheung? Thế là bị chọt cho một cây sợ tụt máu nhưng không hề đau đớn dù cây kim dài ngoằng cắm sâu vào tận da thịt. Kì diệu quá dỗi. Ngồi uống trà gừng nói chuyện một lát thì thấy nhẹ hơn hẳn. Muốn bỏ túi con bạn mang về VN ghê luôn đó!
Quay trở lại với sự thần kì trong Đông Y mà luôn khiến Xi ngỡ ngàng, chính là sự hiểu biết tổng quát trong phương pháp điều trị và dưỡng thân. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Nếu như Tây Y cho rằng chỉ cần chữa khỏe con ngựa đau thì cả tàu sẽ quay lại lợi hại hơn xưa; nhưng Đông Y vừa chữa cho con ngựa đau lại vừa chăm sóc cho cả tàu không chịu ăn cỏ kia, để vực dậy nguyên đàn. Tây Y như KFC hay McDonald mọc lên khắp nơi dễ dàng thỏa cơn đói còn Đông Y thì như rau muống luộc chấm mắm ớt tỏi ăn kèm đậu khuôn hấp. Tự nhiên không tồn tại các chất ở trạng thái tinh khiết mà phải là hợp chất nằm đâu đó trong cây cỏ hoa lá. Việc sơ chế bóc tách các chất để tổng hợp dược phẩm phần nào đó đã phá vỡ sự cân bằng đã hình thành trong trăm triệu năm nên liệu đó có phải là sự chiến thắng của khoa học hay không?!  
Học ăn, học nấu, thẩm thấu yêu thương cũng là một quyển sách rất hay nếu ai thực sự quan tâm đến ăn hương ăn hoa và cách sống giao hoan cùng thiên nhiên của những vị sư sãi trong chùa Nhật Bản.
Còn một số quyển hay ho khác đang trong danh sách chờ đọc. Mai mốt nghiền ngẫm xong sẽ tiếp tục biên chép.
2 notes · View notes
xidolly · 6 years
Text
Are food and nutrition important for fertility?
<Note to translate later. This article is cited from the course Food as Medicine.>
Having trouble conceiving a child is a relatively common problem experienced by one in every six couples. Factors that affect fertility may be genetic, environmental or behavioural.
A variety of medical treatments are available that may increase fertility and assist in conception but these can be invasive and expensive. In many cases, focusing on food and nutrition is a potentially useful approach to increase the fertility of men and women and may aid these medical approaches.
For men
Zinc and Folate
Spermatogenesis, the process of producing sperm and increasing the sperm count, can be affected by what a man eats. Food and nutrition also affects sperm quality (including their ability to swim towards and penetrate the egg). In fact, what a man eats today will determine his sperm quality in the next 90 days. It is therefore important for men to eat a healthy diet in the months before trying for a baby. Two nutrients that are essential for healthy and abundant sperm are zinc and folate.
Zinc is required both for spermatogenesis and sperm motility. Good sources of zinc include oysters, lean red meat and egg yolk. Vegetarians can increase their zinc intake by eating more green leafy vegetables and tofu. Some seeds such as pumpkin and squash seeds contain zinc as do nuts particularly cashews, pine nuts and pecan nuts.
Folate is required for the synthesis of DNA which carries our genetic information in sperm. Good sources of folate include vegetables, particularly green leafy vegetables, wholegrain/cereal products and wheat germ. In some countries, folate can be found in foods that have been fortified with folate such as white flour and bread. Fortified breakfast cereals have been shown in dietary surveys to provide quite a substantial amount of the population’s folate requirements.
Researchers have found that taken under medical supervision, a combined zinc and folate supplement can assist with increasing the sperm count in men.
More studies are needed however, to examine the effects of eating specific zinc-rich and folate-rich foods to improve sperm quality.
Antioxidants
Sperm are also easily damaged by free-radicals, a group of very reactive compounds that circulate in the body and damage cells. Antioxidants are molecules that can protect against this damage by neutralising the free-radicals. Antioxidants include nutrients such as vitamin C, vitamin E and selenium. These are commonly found in fruits, vegetables and whole grains. Particularly good sources of selenium include brazil nuts, meat, oily fish, mushrooms and oysters.
Milk, cheese and eggs are also sources of vitamin E and selenium. In areas where the soil is known to be low in selenium, the content of selenium in food can be much lower so take advice from a local health professional about selenium and the need for supplements depending on where you live.
For women
Coeliac disease
In recent decades significant data have confirmed a link between coeliac disease and fertility. Women with untreated coeliac disease experience a significantly delayed menarche (time of first menstrual bleeding), an increased risk of secondary amenorrhea (failure to menstruate), incur higher miscarriage rates and have an earlier menopause.
The consumption of a gluten free diet in women with untreated coeliac disease may increase the chance of a successful pregnancy.
Balanced diet
Researchers from the Harvard School of Public Health suggest that a well-balanced diet that includes carbohydrates with a low-glycaemic index, monounsaturated fats and protein from predominantly plant sources may increase fertility. Their findings do not guarantee pregnancy but the healthy eating messages can be applied safely and at a low cost.
Weight
What we know for sure is that women of a healthy body weight have higher fertility rates than those who are both underweight and overweight. Being underweight and having a low body fat percentage can disrupt the menstrual cycle while excess weight-gain can affect the hormones that regulate ovulation and pregnancy. Therefore, it is recommended that women achieve a healthy weight before they attempt to get pregnant.
Overall, everyone can improve their fertility by consuming a balanced diet that includes a variety of foods such as wholegrain cereals, fruit, and sources of protein such as lean meat, fish, beans, legumes and nuts. Vegetables especially green leafy vegetables are very important and calcium-rich foods such as dairy products or seeds and grains containing calcium are also important to include in a diet to prepare you for pregnancy.
Food choices may not solve all fertility problems but it is a good place to start.
Do women need to eat for two in pregnancy?
Most people are familiar with the phrase, ‘You’re eating for two,’ related to pregnancy. We don’t know when it was first used to justify a second serve of dinner or snacking on treats that once might have been saved for special occasions.
In reality, this idea is not true. While a woman’s nutrient needs are much higher during pregnancy, her total energy requirements only increase slightly.
Nutrient needs during pregnancy
In fact during the first trimester (3 months) of pregnancy, women do not require any extra energy from food. The Australian National Health and Medical Research Council says that energy requirements then only increase in the second trimester (3 to 6 months) by approximately 330 kcal (1400 kJ) per day. This is equivalent to one tub of low fat yoghurt, plus one cereal bar and one piece of fruit.
During the third trimester (6 months until birth), women require an extra 450 kcal (1900 kJ) per day. This is equivalent to a bowl of cereal with milk plus a cheese sandwich. However, there is an increased need for many important nutrients during pregnancy (protein, folate, calcium, iron, zinc, iodine and fibre).
To meet the high nutrient demands of pregnancy, a wide variety of different nutrient-dense foods, rather than energy-dense foods, should be chosen.
A nutrient dense food contains high levels of many nutrients such as protein, minerals and vitamins in each gram of food; an energy-dense food provides high levels of food energy (kJ/g) but may be quite poor in nutrients.
Healthy food choices can be found in the five food groups: vegetables, fruit, cereals and whole grains, lean-meat (or meat alternatives) and dairy.
Here’s a quick guide to the best sources.
Protein: meat, chicken, seafood, dairy products, legumes and grains, nuts, eggs.
Folate: bread and breakfast cereal that has been fortified with folate, green leafy vegetables, legumes, seeds, nuts, oranges.
Calcium: dairy foods, fortified soy drinks, green leafy vegetables, nuts, seeds such as sesame, canned fish with bones.
Iron: red meat, fortified cereals, egg yolks, green leafy vegetables, legumes, nuts.
Zinc: meat, eggs, seafood, nuts, tofu, miso, legumes, wheat germ, whole grain foods.
Iodine: canned salmon and tuna, other fish, oysters, bread fortified with iodine.
Fibre: wholemeal and wholegrain breads, high fibre cereals, oats, vegetables and fruit with the skin on.
Energy needs during pregnancy
Total energy requirements during pregnancy depend on many factors including physical activity. While energy is required to support the growth and development of a new life and the development of the woman’s own maternal tissue, women compensate for their additional demands by slowing down, becoming less active and metabolically efficient.
Can you eat too much?
Eating too much while pregnant can lead to excessive weight gain and an increased risk of pregnancy complications. It also makes it more difficult for a mother to return to her pre-pregnancy weight.
The best way to determine whether a pregnant woman is consuming adequate energy is to monitor her weight gain or to have her dietary intake assessed by a registered dietitian.
So the phrase, ‘You’re eating for two’ is definitely only a myth. Energy requirements do not change in the first trimester and they only increase by about 15% towards the end of pregnancy. On the other hand, nutrient requirements do increase substantially during pregnancy. Meeting these requirements requires a varied, healthy diet.
If the mother does not have a healthy diet, shifts in how nutrients are metabolised during pregnancy can enable the healthy growth and development of the baby and maternal tissue, but the mother’s health can suffer (for example, if the mother’s diet is lacking in calcium, the baby will get calcium from the mother’s bones).
What about supplements?
Prenatal supplements can assist with the delivery of nutrients in cases of deficiency but these should always be taken under medical supervision. Excessive intake of some supplements can cause damage to the baby.
Overall, the key to the pregnancy diet is nutritious high-quality food, not merely increasing food quantity.
What factors affect a person’s weight?
Most people can tell you that if you want to lose weight you need to eat less food and do more exercise. This advice is quite correct, based on the principle that the body responds to its energy balance.
Diet and exercise and energy balance
Energy is taken into the body as food, and energy is lost in undertaking body functions and in movement and exercise. Any energy in excess of what is needed will be stored mainly as body fat. Any energy deficit will be made up by burning energy from body stores.
If the principle of energy balance is so simple, then why is it so hard for people to lose weight?
Many, many different factors can affect our energy balance. We can think about them under two headings: the inherited factors and the environmental factors.
Inherited factors and body weight
Our genetic inheritance can affect how easily we gain or lose weight. All people are different. Some people will move around more than others and use up more energy. Some people absorb their food a little more efficiently than others. Some people have a stronger craving for fatty, sweet foods than others.
So even in societies where conditions make it hard to become overweight you will see people of different size and body shape due to these inherited differences.
Some people will be just a bit larger, some people will be just a bit smaller.
Environmental factors
In Westernised societies all over the world, people are now getting steadily more and more overweight. This change is happening very quickly. It has happened over just 20 or 30 years. This is much too fast to be explained by a change in our genes, so we must look for explanations in changes that have happened in our environment.
What are the triggers that are causing us to eat more and to exercise less? It is here that we can understand why it is so hard to lose weight.
Environmental factors and food intake
Energy intake is stimulated by the presence of food and by high food variety. Food in Westernised societies is now plentiful, affordable and always all around us. How many restaurants, food outlets and shops selling food do you see every day on your way to work or school? How many glossy advertisements for food would you see? How many appealing kinds of snack food are sold in your local supermarket?
A lot of the foods that are strongly advertised are energy dense foods - food (or drink) that supplies many calories in every gram, ounce or cup. Choosing energy dense foods makes it much easier to consume more energy than you really need so that you readily gain weight.
Technical advances in agricultural food production, food distribution and food manufacturing has made many foods that were once scarce –only eaten as special treats and at festive events-have now become very common and quite cheap. Foods such as chocolate, beef steak, ice-cream, sweet cookies and cakes, soda drinks, candy; these rich foods can now be eaten every day.
Food manufacturers have also learned that they can make more money from selling foods as large sized items rather than in smaller amounts.
Over the decades, the portion size of many ready-to-eat foods has increased considerable. This encourages over-eating as so many of us have grown up being told not to waste food and to eat up everything on our plate.
Healthy choices
Often people are told to just carefully select healthy food and they will lose weight. But how easy is it to do this? Have a look at your local supermarket. How many healthy foods do you see? How many are unhealthy? How many foods are loudly advertised as healthy choices when really they are high in calories? Now take a look at the places where people buy their lunch. What is the food choice like?
Very often you will find that the main foods for sale are not salads, fruit and whole grain breads and cereal products but energy dense chips and fried foods, pasta covered in cheese, rice dishes heavy with oil, sugary cakes and biscuits.
A food supply that does not emphasise healthy choices is one which makes it much harder for people to lose weight.
Weight loss and exercise
Weight loss is aided by an active lifestyle with regular exercise. But how easy is it for people to be active in Westernised societies? We often travel by car and do not walk far. Even if we want to walk or cycle there may not be any walking tracks, good pavements (sidewalks) or bicycle paths that are safe and away from the traffic. You may not feel safe out walking when it is getting dark. You may think walking is a good idea, but you have no time to fit it into your busy work day.
For many of us, work or at school involves long periods sitting often looking at a screen. We are very busy but we are very inactive. Our opportunities for relaxation then often involve even more sitting- watching TV or another kind of screen.
In addition, many of the domestic tasks that used to require labour have now been mechanised. We have dishwashers, washing machines, vacuum-cleaners, lawn mowers, electric hedge clippers- even TV remote controls.
Our everyday environment no long requires us to exert much energy.
Environmental change
So when you think about our food environment and our physical environment you can see that there are many factors acting on us that make it difficult to lose weight - and instead are causing many people to continually gain weight.
Some people are more influenced by one factor than other. For one person the problem will be that they spend far too much time sitting, for another person it will be the choice of three jam doughnuts as an afternoon snack. So to change outcomes for populations as a whole, many different things need to be addressed.
In the future, public health workers hope that these many environmental factors impacting on our body weight can be improved.
We need to think about how to change our food supply and how to change our built environment in cities and towns, how to change our habits and entertainment, so that it becomes much easier for people to have a healthy lifestyle and control their body weight.
0 notes
xidolly · 6 years
Photo
Tumblr media Tumblr media
Mỳ sườn phô-mai rau củ
Nguyên liệu: 
Mỳ tươi 
Sườn que
Súp lơ và cà rốt
Phô-mai bào sẵn
Thực hiện:
Ướp sườn 1 muỗng mắm, rắc muối và 1 ít tiêu. Nướng mỗi mặt 20p. 
Súp lơ, cà rốt, mỳ tươi luộc. 
Sau khi sườn chín thì cho rau củ vào, sau đó phủ mỳ lên trên, rắc đều phô-mai (lượng tùy thích). 
Đút lò đợi 5-7p. Lấy ra rắc mè trắng.
Tủ lạnh hôm nay có phô-mai khưi ra hơn 1 tuần rồi phải xử cho hết. Sườn mua để ngăn đông cũng hơi lâu. Hôm nay kiểu giữa tuần thanh lý tủ lạnh, nhưng ai ngờ nấu ra không đến nỗi tệ. 
0 notes
xidolly · 6 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Luộc gà không cần nước. 
Nguyên liệu:
Gà nguyên con 1/2 kg
Pha nước mắm + tỏi + ớt xát khắp con gà
Hạt sen ngâm nước bỏ tim sen
Nấm mèo (có thể thay bằng loại nấm khác tùy thích)
Hành tây xắt hạt lựu
Thực hiện:
Nêm ít muối cho hỗn hợp rau củ để độn vào bên trong con gà.
Đặt gà vào nồi cho thêm 1 ly muối hột bên cạnh. Tùy thuộc vào độ lớn của gà mà cho nhiều hay ít muối. 
Đậy kín nắp nồi, để lửa nhỏ nhất trong vòng 30p. Sau đó tắt bếp KHÔNG mở nắp, để thêm 30p nữa. 
Thịt gà chín đều, không khô, mềm thơm, ngọt vị thịt và bùi vị sen. Gà không cháy, mỡ gà ra hết đáy nồi nên con gà nào nhiều mỡ sẽ loại bỏ hiệu quả mỡ gà. 
Món mỳ là chế biến lại từ 1/2 con gà ăn không nổi: Xé gà xào với xì dầu khử hành ăn cùng cải luộc và mỳ tươi luộc. Đã mua 2 vắt mỳ tươi 2.34e ở quầy mỳ chế biến trong ngày. Chưa bao giờ chơi sang đến mức như thế, nhưng đáng! Sợi mỳ ngon tuyệt hảo! Ăn một lần và không muốn quay lại pasta đóng gói công nghiệp nữa luôn. 
Đây là cách luộc gà Xi học từ group Bếp Việt xa xứ. Đã thử nghiệm lần thứ 2 và cảm thấy vô cùng hài lòng lẫn phấn khích. Chế biến không mất thời gian và lại không chiên xào dầu mỡ nhiều, mà còn có thể loại bỏ mỡ gà luôn. Biến tấu nguyên liệu nhồi bụng gà tùy thuộc người nấu. Hôm nào Xi sẽ thử sả và các loại rau củ xem thử như thế nào. Hoặc là bún tàu, đậu xanh, đậu đen... 
Mấy tối gần đây đang mài mòn cuốn Nào tối nay ăn gì? của Michael Pollan. Cuốn này dày ngang nửa Biên niên kí chim vặn dây cót, cầm cuốn sách đã muốn đổ gục xuống gối. Nhưng kì diệu, càng đọc càng hấp dẫn và càng sợ hãi. Cuốn sách đặt ra nhiều nghi vấn cho chuỗi thức ăn và thực phẩm tiêu thụ hằng ngày, bỗng chốc hóa ra mình chẳng hiểu gì cả về thức ăn mua ngoài hàng. Sự nghiệp “học ăn” còn dài đằng đẵng. 
1 note · View note
xidolly · 6 years
Photo
Tumblr media
Cơm chiên rau củ. 
Nguyên liệu:
2 quả ớt chuông đỏ và vàng
1/2 củ hành tây
Đậu hà lan
Nấm đùi gà
Mè trắng
Dầu olive, muối, tiêu
Cơm nóng nấu khô một chút.
1 quả trứng
Thực hiện: 
Cho ít dầu vào chảo nóng, bỏ hành vào xào trước, thêm muối. Lần lượt theo thứ tự bỏ vào: ớt chuông, nấm, trứng (đánh trứng bên ngoài nêm mắm vừa ăn), cơm, đậu hà lan.
Đảo đều cho đến độ khô mong muốn. Tắt bếp rắc tiêu và mè trắng. 
Vì Xi thích ăn cơm hơi ướt một chút nên ko đảo cho đến khi khô cơm. Chừng này nguyên liệu ăn được 2 bữa chính trong ngày. 
Bây giờ Xi đã ko đếm số ngày không ăn thịt nữa. Mà bắt đầu hình thành thói quen cứ đến ngày chẵn sẽ ăn không thịt. Nếu hôm đó không ăn được thì ngày hôm sau sẽ ăn bù và cứ thế vòng tuần hoàn diễn ra. Đã rất bình thường với thói quen này mà cơ thể và khối óc không phản ứng chống đối nữa. Có chăng đây là cột mốc thành công bự nhất của 2017. 
0 notes
xidolly · 6 years
Photo
Noted để làm một quyển từ điển rau củ quả. Tuy nhiên Xi nghĩ cứ ăn rau củ ở địa phương, loại nào người ta trồng và bán chứ đừng ăn rau nhập khẩu nhé! Trái cây cũng như thế!
Tumblr media
2K notes · View notes
xidolly · 6 years
Photo
Tumblr media
Mỳ trộn rau muống xào tỏi và giá. Luộc mỳ, luộc rau, luộc giá. Cho vào chảo ít dầu đảo đều, pha nước mắm chua ngọt cay cho vào nêm sao vừa ăn. 
Những bữa ăn không thịt ngày càng đều đặn hơn, đúng như kế hoạch. Cảm thấy thú vị và không còn thấy mỏi mệt với việc không-có-thịt trong bữa ăn. Một thành công nho nhỏ của năm 2017 là đây. Sau khi đã trải qua cảm giác chật vật lúc ban đầu để thiết lập thói quen, duy trì thói quen là lúc phải thật vững vàng.
Bây giờ cần giữ vững rồi cải thiện chất lượng bữa ăn nữa là thêm một bước thành công trong chế độ ăn uống hiện tại. Mong là dù sau này có xảy ra biến cố trầm trọng cỡ nào cũng không phá vỡ thói quen thường nhật ăn uống lành mạnh đến thế này. 
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media
Nguồn thức ăn cung cấp cho calorie (năng lượng) hoặc là nutrition (chất dinh dưỡng) hoặc cả hai. Junk food hay fast food chỉ đơn thuần cung cấp một nguồn năng lượng cực kì lớn nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức cực kì thấp. Một bữa ăn tiêu chuẩn sẽ cung cấp ĐỦ năng lượng cần thiết và DỒI DÀO chất dinh dưỡng. 
Đây là một bữa ăn nhanh không-thịt khác. Trứng luộc, kim chi và phần vegan mua sẵn ở siêu thị (thành phần chủ yếu là bột đậu, tofu và các loại hạt xay). Vị ăn khá ngán, vì sẽ cảm tưởng như toàn bột, thế nên kim chi đóng vai trò dưa góp và trứng sẽ mang lại chất dinh dưỡng. 
Bây giờ mỗi ngày thức giấc, mình không lo nghĩ về cái ăn nữa, mà sẽ nghĩ ngày hôm nay cần ăn thế nào để đủ chất dinh dưỡng. Mùa chớm lạnh, vào thu, là mùa quýt ở Rimini, vậy là ngày nào cũng vắt 4 quả quýt lấy nước uống để hấp thụ vitamin C. Cách tối thì ăn một chén yến. Sắp đến phải vật lộn với cái lạnh rét nên cần phải chuẩn bị thật khỏe mạnh. Ăn đủ 3 bữa một ngày, dù có không thịt nhưng hiện tại đã quá quen rồi. Nên vẫn thấy khỏe re và nhẹ nhàng. 
Nhưng gần đây, hiện trạng buồn ngủ xuất hiện. Không biết có phải do thiếu oxi lên não và thiếu chất không. Cỡ giữa trưa lại nhét vào một ly capuchino vực dậy mí mắt. Đang cai nghiện, vì rất sợ phụ thuộc vào chất caffein hay các loại chất kích thích khác. 
Vẫn kiêng trì bám trụ với chế độ ăn hiện tại!
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media
Canh chua không thịt: hành tây cà chua tao qua dầu, giá và đậu hà lan. Nêm muối đường ớt. 
Hôm nay trưa ăn rau muống và canh này. Chiều đói ăn táo và cam. Sáng nay nấu sữa, yến mạch và mật ong, thêm một quả chuối. 
Ăn no xong là lại buồn ngủ. Ngủ 1 lát dậy là thấy đói ục ịch. Ko biết làm sao tỉnh táo mà ko nhét caffein vào họng nữa huhu.
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media Tumblr media
Burger King và Cơm chiên trứng đậu hà lan và tôm mua ở tiệm Tàu. 
Không phải ngày nào cũng có thể nấu ăn để được một bữa trọn vẹn và lành mạnh. Có những ngày qua giờ ăn, chỉ có thể tìm đến nguồn cung những giải pháp nhanh gọn lẹ (vô cùng í ẹ). Ăn sạch, để lâu lâu nạp vài bữa thế này cũng không suy suyển. 
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media Tumblr media
Món 1: Cơm ăn cùng rau xào gồm đậu cove, giá, hành tây và nấm.
Món 2: 1 củ khoai tây luộc mềm giã trộn cùng muối đậu và mè. Đậu cove và nấm xào rắc tiêu.
Tất cả đều nêm nước mắm.
Không biết ăn chay đã được bao lâu rồi. Thôi quên luôn việc tính tháng đếm ngày đi vì từ nay sẽ là một thói quen. Cơ chế sinh học vẫn réo rắc rằng “đói quá, quá đói", thế nên sẽ ăn bù các loại hạt để át chế thói quen cũ.
Chất đạm từ động vật (thịt cá) thay thế bằng đạm thực vật (nấm) sẽ khiến cơ thể nhẹ nhàng hơn và (có vẻ cảm thấy) thanh thoát hơn (chắc chạy nhảy lẹ hơn). 
Mùa lạnh mau đói, không ăn thịt, có chút khổ sở nhưng chẳng là gì. Không nấu thịt dễ nghĩ hơn. Một tuần 3 bữa chỉ ăn rau và đậu hủ. Tập yoga. Ngủ đúng giờ dậy đúng giấc. Dần dần sẽ tập thành thói quen.
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media
Khi đau phải ăn cháo. 
Cháo thịt bò nấu với đậu hà lan, nêm nhạt, ăn cùng với chà bông cá hồi. Xong rồi, tráng miệng bằng một quả đào ngọt ngào. 
Căn bệnh viêm họng đã hành hạ gần 5 ngày nay. Lở hết cả vòm miệng, nuốt đồ cứng khô thì đau cả cổ. Thế nên phải ăn món mềm và có nước. 
Đau ốm thì ăn gì cũng không hợp khẩu vị cả. Cố gắng lắm mới ăn hết tô cháo để còn uống thuốc. Vì thế tâm trạng nấu nướng cũng tụt đáy và tới mức chẳng muốn ăn gì. Không vị không mùi, lại đau rát. Những ngày đau chỉ mong nằm dưới nắng quang hợp, thế là no đủ! 
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media
Pasta trứng olive. 
Một bữa tối đẹp trời nào đó, trong phút “tai nạn" trong bếp đã đưa đường lạc lối đến món pasta này. 
Phần phía dưới là hỗn hợp: nấm mèo, cà chua, hành tây và trứng. (Mới đầu tính đổ trứng với cà chua nấm ăn thôi.) Sau đó riu lửa cho nó chưng thành một khối. Pasta luộc để lên trên rắc đậu mè. Ăn kèm olive. 
Đây món nấu không thịt. Nhanh gọn mà ăn thanh đạm. (Mình vẫn nêm nước mắm vào phần trứng chưng nhé!) 
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Không gì tốt đẹp bằng một bữa sáng đầy đủ. (Nothing better than a well-prepared breakfast.)
Mặc dù luôn ý thức rằng bữa sáng cực kì quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng có thể ăn sáng đúng giờ (từ 8-9h sáng). Nhưng vẫn luôn luôn cố hết sức. 
Một số nước có kiểu brunch - bữa lỡ giữa buổi sáng và buổi trưa. Nôm na là dậy không kịp ăn sáng nhưng ăn trưa thì còn quá sớm nên ăn tạm và nhập chung 2 bữa làm một. Đối với mình thì thói quen này không tốt cho cơ thể. Bởi vì để bắt đầu một ngày mới, cỗ máy cơ thể cần nạp năng lượng đầy đủ và tối đa. Đồng thời sau một giấc ngủ dài, cơ thể vẫn đốt năng lượng để hoạt động, khi nó thức giấc tất nhiên cần phải nạp “điện”. 
Mọi người còn có thói quen uống cà phê buổi sáng. Nguồn năng lượng từ caffein liệu có tốt để giúp não bộ hoạt động minh mẫn? 
Hiện nay, thị trường cũng cho ra đời những loại ngũ cốc để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trộn sữa vào là có thể ăn liền được ngay. Nhưng hãy cẩn trọng, chất tổng hợp nhân tạo không thể sánh bằng hàng tự nhiên. 
Thế nên, buổi sáng ưu tiên ăn trái cây, hạt (óc chó và nho khô, có hạnh nhân và yến mạch cũng tốt), một cái bánh ngọt để có tinh bột, đồng thời uống trà hoặc sữa hay nước chanh. 
Một ngày của mình, vì thế, bắt đầu khoan thai hơn. 
0 notes
xidolly · 7 years
Photo
Tumblr media
Bữa trưa trong vườn trường. Vẫn là món canh-không-thịt. 
Cà chua bi
Đậu hủ
Đậu cove
Su hào
Bánh mỳ kẹp cà chua bi và 1/2 lon cá ngừ ngâm dầu (còn sót lại ngày hôm qua)
Một xíu xiu muối
Vì không ăn thịt nên sẽ đói mau hơn bình thường, còn có hiện tượng não thiếu oxi mà buồn ngủ giữa giờ chiều, nhưng mức độ tập trung cao hơn hẳn. Mấy lúc buồn ngủ hay mệt mệt uể oải, sẽ ăn trái cây và uống nước, làm sao đó để oxi lên não nhiều hơn, vậy là tỉnh lại. 
Đang suy nghĩ tìm giải pháp ăn uống, làm sao vẫn duy trì được trong những ngày mình đi chơi, sống nhờ nhà người khác, hoặc ở hostel không có bếp nấu. Làm sao những ngày đó dù hoạt động nhiều hơn mức bình thường mà vẫn ăn uống đầy đủ và thoải mái. Nấu kiểu gì, chuẩn bị đồ ăn kiểu gì. Chợt nhớ đợt đi Paris mình xằng bậy quá. Vì muốn cung cấp đủ lượng calo mà mình toàn uống sữa và ăn bánh quy ngọt, socola và junk food. Thực sự khi đó vẫn ý thức mình phải ăn “rác" mới có sức mà đi, thế nên sau đợt đó về trông mình vừa xanh vừa rạc, giống như con nào đó vừa mất hết sinh lực. May mà những bữa tối cùng Thơ Đăng vớt lại, chứ không chắc mảnh xác này cũng tan nát. 
0 notes
xidolly · 7 years
Link
Trời ơi, càng đọc blog chị này càng thấy sao mà 26 năm qua sống như con dở người thế này không biết. 
Dù thông tin vô cùng khoa học chính xác, thể hiện bằng những con số nghiên cứu thống kê nhưng chao ôi, làm sao mỗi lần nấu nướng là lại đong đếm? Chịu thôi. Thế nên mới bảo, mình chọn luôn đơn vị đo tự nhiên: 1 quả, 1 củ, 1 lá rồi từ đó nhắm chừng cái dạ dày có thể tiêu thụ được bao nhiêu trong một bữa ăn rồi cứ vậy quất tới. 
Đang nghĩ nếu sống cùng với bạn đời, thói quen ăn uống 2 đứa khác nhau, chắc sớm chia tay. Nhưng đứa kia cần phải hiểu một chuyện: đã mình nấu cho ăn, là nghĩ từ tâm nhé, có đọc hiểu tham khảo nguồn thông tin khác nhau, nấu cho ăn để mà khoẻ, để mà sống lâu với nhau còn tung tăng. Góp ý cùng nhau tiến bộ, chứ mà chê õng chê eo bà đây... kít lên trụ điện, ở đó ngồi ngó chú Cuội với chị Hằng! 
0 notes
xidolly · 7 years
Link
Này thì gia vị. Nhìn chung ăn cũng chục năm rồi chưa chết. Đời tất nhiên sẽ hết, mà chết vì gia vị chắc là cái chết vô vị nhất. :)) Người ta cứ nói ông bà mình ăn sạch uống sạch hơn thế hệ bây giờ, thực ra người ta đâu có ăn gia vị như bây giờ. Bất kể là cái gì cũng là nhà-làm, rõ rành nguồn gốc và thành phần, kiểu gì không sống khoẻ mạnh. 
Bây giờ ăn theo cách của mình, cảm giác vô cùng nhẹ nhõm, sảng khoái, kiểu như sau bao nhiêu năm sống chung cùng một gã trai bị lừa dối, cuối cùng đã ly dị, trả lại cuộc đời bình yên cho nhau. :)) 
0 notes