Tumgik
mattworld90 · 2 years
Text
Những lỗi sai nào cần tránh cho người mới bắt đầu viết tiểu thuyết?
Hỏi: Những lỗi sai nào cần tránh cho người mới bắt đầu viết tiểu thuyết?
Đáp: Isabelle Grey, người đã viết được 10 năm
-------------------------------------------------
Dưới đây là danh sách các lỗi mà hầu như những người mới viết đều mắc phải và cách để xử lý:
1. Tránh giới thiệu nhân vật của bạn qua bất kì biến thể nào của “tên tôi là XX, và tôi YY tuổi.” Nó rất nhàm chán. Đây là dấu hiệu trực tiếp cho người đọc thấy “TÔI LÀ MỘT NGƯỜI NGHIỆP DƯ”. Tránh chúng bằng mọi giá.
2. Tránh sử dụng mô tả gương. Mô tả gương là gì? Tương tự như cái tên, mô tả gương là khi nhân vật của bạn nhìn vào gương và mô tả ngoại hình của mình. Vẻ ngoài của nhân vật được mô tả thì không có vấn đề gì, nhưng chúng phải tự nhiên khi được đưa vào. Một nhân vật nhìn vào gương và mô tả mình là không bình thường. Ai làm điều đó trong thực tế? Không ai cả. Vậy nên đừng sử dụng nó trong cuốn sách của bạn. Nó sẽ không có nhiều ý nghĩa. Sẽ tốt hơn nếu đưa vào từng chi tiết nhỏ theo thời gian, ví dụ như nhân vật của bạn cố gắng sửa lại mái tóc của cô ta khi đi qua một bãi đậu xe nhiều gió, hoặc cố thấp người xuống để tránh cụng đầu vào khung cửa.
3. Văn xuôi tím là tệ. Văn xuôi tím là gì? Đó là sử dụng văn mô tả quá, quá nhiều. Hiện nay, tưởng tượng và hình ảnh là rất tuyệt, theo lý thuyết, nhưng đưa vào quá nhiều sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến tác phẩm của bạn. Khi mô tả thứ gì đó, hãy tự hỏi bản thân của bạn rằng điều gì đang xảy ra trong cảnh đó, và chi tiết nào sẽ đóng vai trò quan trọng, (và bằng cách mở rộng, theo độc giả) để nhận thức được điều đó. Tập trung vào những chi tiết đó và đừng quá lạm dụng chúng.
4. Đừng làm quá sự thương cảm cho nhân vật chính của bạn. Mọi người viết đều đưa cho nhân vật chính của họ một số khó khăn để làm cho nhân vật trở nên đáng thương đối với với người đọc. Điều đó không sao, nhưng bạn phải cẩn thận để không lạm dụng nó. Nếu nhân vật của bạn là một đứa trẻ mồ côi, tốt thôi, họ đã giành được điểm thông cảm bởi vì liệu ai có thể đọc được điều đó mà không nghĩ rằng “thật tội nghiệp”. Tuy nhiên, nếu nhân vật của bạn là một đứa trẻ mồ côi, bị ngược đãi khủng khiếp ở trường và nhà, không có bạn bè, không có lòng tự trọng, mắc bệnh nan y chỉ có một tháng để sống và không ai tin về việc Thần Chết đang đi theo tất cả mọi người. Đoán xem? Bạn vừa quá cường điệu các chi tiết bi kịch. Một đống bi kịch như vậy khiến độc giả khó kết nối, bạn chỉ có thể tạm ngưng sự hoài nghi của mình về một người trải qua tất cả những điều đó và vẫn có thể sống tiếp. Đừng quá liều sự đau khổ. Điều đó tạo nên một nhân vật phiền phức.
5. Khi xây dựng thế giới, thiết lập các quy tắc và gắn bó với chúng. Không gì rẻ rúng hơn việc một nhân vật phá vỡ quy tắc chỉ để cho một vấn đề đột nhiên được giải quyết một cách tình cờ (a deus ex machina). Nếu bạn viết các quy tắc, hãy trung thành với chúng trong câu chuyện.
6. Bạn không cần phải biết tất cả mọi thứ xảy ra trong câu chuyện của mình, nhưng bạn phải có một số ý tưởng về cách nó kết thúc. Nếu bạn không biết những gì bạn sẽ hướng tới thứ gì, thì nó sẽ làm cho cốt truyện trở nên thiếu tính chắc chắn và làm người đọc thấy như thể truyện không có định hướng.
7. Cẩn thận với Mary/Gary Sue. Đó là gì? Đó là một cách nói về một nhân vật hai chiều. Những nhân vật này giỏi mọi thứ mà không cần phải cố gắng, luôn luôn đúng, hấp dẫn về thể chất, đạo đức tốt, mạnh mẽ, hoàn hảo, và, nhàm chán một cách toàn diện. Làm sao để tránh chúng? Hãy sử dụng các thiếu sót và sai lầm. Và tôi không có ý nói là những thiếu sót như kiểu “quá giỏi, quá tốt bụng, quá thông minh”. Tôi muốn nói về những thiếu sót thông thường, ví dụ như nhỏ mọn, thù hận, đạo đức giả, dối trá và kiểu kiểu như vậy.
8. Tả, đừng kể. Bạn hãy đọc câu này: “Martin Martin đã nổi giận.” Trong câu này, tôi chỉ nói với bạn rằng anh ấy đã tức giận, đây là kể và nó không hấp dẫn. Bây giờ tôi sẽ chỉ cho bạn thấy ví dụ tương tự: “Mặt Martin Martin đỏ bừng,“Tốt thôi”, anh ấy hét lên, đóng sầm cửa lại.” Và bạn biết gì không? Martin cũng giận dữ trong câu trên, nhưng tôi không dùng từ “giận” nào cả. Việc mô tả các phản ứng phổ biến đối với sự tức giận đã cho thấy rằng nhân vật đang giận dữ.
9. Hãy hiểu bạn đang viết ở thì nào, và trung thành với nó.
10. Nhớ kiểm tra chính tả.
11. Và ngữ pháp, đặc biệt là dấu phẩy.
12. Hiểu sự khác biệt giữa “They’re = they are, their = a group of people’s, there = a place.” (trans, theo cmt của Minh Nhật: Tiếng Anh đọc "there, they're, their" nghe giống nhau. Tương tự là "your, you're" và "we're, where". Nhiều bạn trẻ dùng lẫn lộn theo kiểu nghe sao viết vậy, thành ra nhiều lúc rất củ chuối.)
13. Your = this shows ownership, you’re = you are. Lại những khác biệt quan trọng (trans: tương tự trên)
Chúc bạn may mắn trong hành trình viết của mình.
0 notes
mattworld90 · 2 years
Text
Sự khác nhau giữa việc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ là gì?
Câu hỏi: Sự khác nhau giữa việc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ là gì?
Trả lời bởi Chier Hu, hoàn thành 4 năm đại học trong vòng 1 năm.
Tôi sẽ giúp các bạn thấy được sự khác nhau giữa việc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ thông qua 3 câu chuyện dưới đây:
Câu chuyện thứ nhất
1. Ở tiểu học, giáo viên thường nói với học sinh là: “Tôi đã nhốt một con hổ trong lồng. Bây giờ, tôi sẽ dắt em tới lồng hổ, đưa cho em 1 khẩu súng, hướng dẫn em cách sử dụng và làm mẫu trước cho em xem. Em chỉ cần làm theo tôi từng bước một là có thể học cách bắn súng để giết được con hổ đó”.
2. Khi học phổ thông, giáo viên sẽ nói với học sinh là: “Tôi đã nhốt một con hổ trong lồng. Em có thể tìm thấy cái lồng ở hướng Tây Bắc của khu rừng. Tôi sẽ đưa cho em 1 khẩu súng và hướng dẫn em cách sử dụng. Em hãy tự mình vào rừng, tìm 'con hổ bị nhốt' và giết nó”.
3. Lên tới đại học, giảng viên sẽ nói với sinh viên rằng: “Có một con hổ trong rừng nhưng tôi không biết chính xác nó ở đâu. Có thể nó ở hướng Tây Bắc của khu rừng. Tôi sẽ đưa cho em 1 khẩu súng và em phải học cách sử dụng nó. Sau khi đã sử dụng thành thạo, hãy vào rừng, tìm hổ và giết nó.”
4. Ở bậc thạc sĩ, giảng viên sẽ nói với sinh viên: “Có một con hổ trong rừng nhưng tôi không biết chính xác nó ở đâu. Em hãy nghĩ ra cách gì đó để tìm được con hổ và giết nó.”
a. Bạn không biết con hổ ở đâu nên bạn tìm vị tiến sĩ để hỏi: “Thầy ơi, hãy cho em thêm manh mối để tìm con hổ đi ạ?”
b.Bạn không biết sử dụng súng, nên bạn đi gặp thầy ở lớp phụ đạo : “Thầy ơi, em có một câu hỏi cần thầy giải đáp ạ?”
5. Khi học lên Ph.D (bậc tiến sĩ), giảng viên sẽ nói với sinh viên: “Tôi không biết trong rừng có hổ hay không và cũng không rõ nó ở đâu. Tôi có tìm thấy một số ghi chép từ những người đi trước, các em phải tự tìm cách để xem trong rừng có hổ không và học cách làm thế nào để giết được nó.”
a. Bạn rất muốn hỏi “Tôi phải làm gì?” nhưng không ai có thể nói cho bạn biết.
b. Khi bạn vào rừng, một sinh viên thạc sĩ đến và hỏi bạn “Tiền bối ơi, làm ơn cho em chút manh mối hoặc gợi ý với ạ?” Bạn đáp qua loa: “Em nên tự đưa ra quyết định cho riêng mình”.
6. Ở bậc Postdoc (nghiên cứu sau tiến sĩ), giáo sư sẽ nói với sinh viên: “Tôi sẽ đưa cho bạn một vài hạt giống… Những gì bạn cần làm là phải cày cuốc và gieo hạt! Đợi cho đến khi bạn trồng xong cả khu rừng và ngồi chờ các loài động vật tìm tới sinh sống ở khu rừng đó. Khi các con mồi béo lên, hãy săn chúng.”
7. Lúc bạn là nhà nghiên cứu độc lập (Principal Investigator), cấp trên sẽ nói với bạn: “Ở đây có một mảnh đất, làm gì với nó là do bạn. Bạn có thể tự mình lo liệu vụ này”.
--------------------
Câu chuyện thứ hai
Vẫn là câu chuyện thứ nhất nhưng:
1. Cậu học sinh viết trong nhật ký: “Đêm khuya, mẹ em ngồi chơi bài còn bố em thì đang lướt web ..."
2. Khi học phổ thông, giáo viên dạy chúng ta cách viết như sau: “Nhật ký chính là những gì xuất phát từ thực tế cuộc sống hằng ngày, nhưng nó còn phải hơn cả thực tại!” Do đó, người học trò phổ thông viết: “Đêm khuya, mẹ em ngồi đánh bạc còn bố em thì hẹn hò online…”
3. Lên đại học, giảng viên sẽ hướng dẫn ta viết bằng cách đưa ra lời khuyên "nên đọc thêm nhiều báo và tạp chí để xem cách chúng được viết như thế nào". Vì vậy, sinh viên viết: “Đêm khuya, trong lúc mẹ tôi ngồi học về kinh tế thì bố đang tìm hiểu về mạng Internet và những bài học cuộc sống…”
4. Lúc học thạc sĩ, người hướng dẫn nói: “Bạn cần phải cải thiện sự sâu sắc của mình!”. Vì vậy, sinh viên cao học viết: “Mẹ tôi đang học về ‘trò chơi động trong tình trạng thông tin không đối xứng’, còn bố tôi thì đang nghiên cứu về 'sự kết hợp đang nổi lên giữa trí tuệ nhân tạo và cảm xúc của con người'.”
5. Khi bạn là nghiên cứu sinh, bạn sẽ viết: "Mẹ đang nghiên cứu sự nhiễu đa nhân tố trong nhóm phức tạp và song đề tù nhân mới dưới tình trạng thông tin bất đối xứng”; Bố đang nghiên cứu sự đổi mới và thực hành của lý thuyết không gian 6 chiều trong khía cạnh cung cấp cảm xúc phù hợp dưới góc nhìn của big data’.”
------------------
Câu chuyện thứ ba
Cấp trên yêu cầu cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ nấu món Sườn heo:
1. Cử nhân thường sẽ đi tìm một công thức nấu có sẵn, sau đó mua các thành phần và nước sốt cần thiết và nấu chúng theo công thức ấy. (Cử nhân: Giải quyết vấn đề)
2. Sinh viên cao học (thạc sĩ) sẽ tìm các công thức nấu món sườn heo khác nhau. Họ nghiên cứu, so sánh các công thức này khác nhau ở điểm nào và chọn “một nhà cung cấp thực phẩm” để đối chiếu. Sau đó, họ hoàn thành món sườn heo và viết báo cáo “Cách nấu món sườn heo”. (Master: Phân tích vấn đề + giải quyết vấn đề)
3. Các nghiên cứu sinh (PhD) sẽ tiến hành thực hiện rất nhiều các nghiên cứu khác nhau để giải quyết 1 vấn đề “nấu món sườn heo”; sau đó họ gửi bài báo dài hàng trăm trang trong nửa năm. Cấp trên mở chương đầu tiên của danh mục luận án tiến sĩ: Cách nuôi heo (Tiến sĩ: tìm vấn đề + phân tích vấn đề + giải quyết vấn đề)
Đúng vậy, khi là nghiên cứu sinh, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc “nó xuất phát từ đâu” để khám phá nguồn gốc và gốc rễ của vấn đề. Một miếng thịt heo ngon khi “bạn phải có loại thịt hảo hạng”. Điều này liên quan đến cách nuôi heo chuẩn chỉnh để cho ra miếng thịt đạt chất lượng.
Tóm lại, nội dung của câu chuyện này là:
Món sườn heo nấu bởi các cử nhân có vị khá nhạt nhẽo. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ gia nhập vào "Quán nhỏ ven lề (đường)";
Sườn heo được làm bởi các sinh viên cao học (Thạc sĩ) rất ngon và đậm đà, và chúng chỉ có thể được nếm thử trong "các nhà hàng cao cấp". Nói chung là những món ăn đắt tiền;
Hương vị Sườn heo được nấu bởi Tiến sĩ là vô song và không thể so sánh được. Nhà hàng Michelin sẵn sàng trả giá cao để mua lại công thức làm sườn heo của các tiến sĩ, giới hạn mỗi ngày 5 đĩa và được coi là một “đặc sản” của những người sành ăn trên toàn thế giới.
_______________________
Nguồn: https://qr.ae/pNyHHa
0 notes
mattworld90 · 2 years
Text
Phần lớn chúng ta chỉ là những gã nghiệp dư
Tại sao có một số người lại cực kỳ thành công trong khi phần lớn chúng ta vẫn phải đang vật lộn mưu sinh?
Câu trả lời tất nhiên là rất phức tạp và có nhiều yếu tố.
Một trong số đó là cách tư duy – đặc biệt là sự khác biệt giữa kẻ nghiệp dư và tay chuyên nghiệp.
Phần lớn chúng ta chỉ là những gã nghiệp dư.
Đâu là sự khác biệt? Thực ra, có rất, rất nhiều. Dưới đây là những điểm chủ chốt.
Kẻ nghiệp dư dừng lại khi vừa thành công. Người chuyên nghiệp hiểu rằng thắng lợi đầu tiên chỉ mới là bước dạo đầu.
Kẻ nghiệp dư có một mục tiêu. Người chuyên nghiệp có một quy trình.
Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng minh giỏi mọi mặt. Người chuyên nghiệp hiểu rằng mình xuất sắc nhất ở những mảng nào
Kẻ nghiệp dư nghe thấy ai đánh giá là tưởng họ đang chỉ trích mình. Người chuyên nghiệp biết rằng họ có những điểm yếu và lắng nghe những lời phê bình xây dựng.
Kẻ nghiệp dư coi trọng các màn solo kiệt xuất. Họ giống như những thủ môn có thể bắt được bóng trong các cú phạt đền. Người chuyên nghiệp coi trọng phong độ. Họ sẽ hỏi liệu mình có khống chế được bóng 9/10 lần bị uy hiếp khung thành hay không?
Kẻ nghiệp dư từ bỏ khi vừa thấy khó khăn và cho rằng bản thân mình là đứa ăn hại. Người chuyên nghiệp coi thất bại là một phần của con đường dẫn đến sự trưởng thành.
Kẻ nghiệp dư không biết làm sao để gia tăng khả năng gặp may mắn của mình. Người chuyên nghiệp thì biết.
Kẻ nghiệp dư xuất hiện tại các buổi đào tạo chỉ để cho vui. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng những gì có mặt trong diễn tập cũng sẽ xảy ra ngoài đời.
Kẻ nghiệp dư tập trung xác định những điểm yếu của mình và cải thiện chúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào thế mạnh của mình và tìm những người mạnh ở những điểm họ yếu.
Kẻ nghiệp dư nghĩ tri thức là sức mạnh. Người chuyên nghiệp cũng vậy, nhưng họ truyền lại trí tuệ và lời khuyên.
Kẻ nghiệp dư tập trung vào việc mình đúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào việc đạt được kết quả tốt nhất.
Kẻ nghiệp dư tập trung suy nghĩ ngắn hạn. Người chuyên nghiệp tập trung vào những kết quả dài hạn.
Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng kết quả tốt là do họ thông minh. Người chuyên nghiệp nghĩ rằng kết quả tốt là hệ quả của may mắn.
Kẻ nghiệp dư tập trung vào cách hạ bệ người khác. Người chuyên nghiệp tập trung vào việc giúp mọi người tốt hơn.
Kẻ nghiệp dư ra quyết theo hội đồng để khi có việc gì sai thì không ai phải chịu trách nhiệm. Người chuyên nghiệp quyết định như những cá nhân và chấp nhận trách nhiệm.
Kẻ nghiệp dư rnỗ lực nhát gừng. Người chuyên nghiệp xuất hiện mỗi ngày.
Kẻ nghiệp dư đi nhanh. Người chuyên nghiệp đi xa.
Kẻ nghiệp dư thực hiện ngay ý tưởng vừa xuất hiện trong đầu. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng ý tưởng số 1 hiếm khi là ý tưởng tốt nhất.
Kẻ nghiệp dư nghĩ cuộc sống chỉ có 2 thái cực trắng đen. Người chuyên nghiệp nghĩ về những khả năng.
Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng bất đồng là dấu hiệu của sự đe dọa. Người chuyên nghiệp coi chúng là cơ hội để học hỏi.
Còn rất nhiều các yếu tố khác, nhưng tựu trung lại thì sự khác biệt của họ của họ nằm ở hai thứ: nỗi sợ và thực tế.
Kẻ nghiệp dư tin rằng thế giới nên vận hành theo cách mình muốn. Người chuyên nghiệp tin rằng thế giới vốn nó đã thế, muốn thay đổi được thì họ phải làm việc với nó.
Kẻ nghiệp dư rất hay sợ – sợ tổn thương và thật thà với người khác. Người chuyên nghiệp cảm thấy họ có khả năng đương đầu với bất cứ chuyện gì.
0 notes
mattworld90 · 2 years
Text
Cách tốt nhất để học một lượng lớn kiến thức trong thời gian ngắn?
Tumblr media
Trả lời: Jeff Li, nhà khoa học dữ liệu
Để tiếp thu một lượng lớn kiến thức nhanh chóng, tôi chia nhỏ quá trình thành nhiều giai đoạn khác nhau. Để tôi ví dụ với chủ đề “Tiền mã hóa - cryptocurrency” nhé:
1. Thiết lập cơ sở dữ liệu: Trước khi chúng ta bắt đầu quá trình học tập với một lượng lớn thông tin, chung ta cần thiết lập cơ sở dữ liệu để lưu trữ toàn bộ thông tin. Các ứng dụng phù hợp nhất cho việc này là OneNote, EverNote, Google Drive. Cá nhân tôi thích OneNote hơn vì nó có hệ thống phân tầng. Với một trong các ứng dụng trên, hãy tạo các nhãn dán như dưới đây:
Bài viết
Sách
Khóa học
Podcast
Video
Khác
Đây là nơi bạn sẽ lưu trữ các ghi chú và thông tin.
2. Khám phá: Để tiêu hóa một lượng lớn thông tin về chủ đề tiền mã hóa, đầu tiên tôi xác định các kênh và các nguồn thông tin có nội dung tôi quan tâm.
Google: Xác định 10 thứ cần nghiên cứu về tiền mã hóa. Nếu không tìm kiếm được gì, tôi có thể dùng đến Google Keyword planner để tìm kiếm thêm với từ khóa “crypto”. Với mỗi từ khóa, hãy tìm kiếm trên Google và mở ra ít nhất 10 kết quả quan trọng. Bạn nên bật khoảng 50 tab, nhưng đừng đọc chúng ngay.
Amazon: tìm kiếm từ 5-10 cuốn sách top đầu về chủ đề này trên Amazon. Hãy đọc những đánh giá 3 sao (bên cạnh những đánh giá 5 sao) và chọn 3-5 cuốn sách tốt nhất về chủ đề này. Bạn có thể mua sách giấy hoặc mua để đọc trên Kindle.
Google Scholar: Thường thì các bài viết là phiên bản giản lược của các vấn đề khó nhắn. Các bài nghiên cứu là nơi những ý tưởng được ra đời, do đó chúng ta cần truy cập các bài viết nguồn về chủ đề này. Hãy tìm ít nhất 10 bài nghiên cứu về nó.
Podcast: Hãy tìm 5-10 podcast hay nhất về chủ đề. Để nghe hết tất cả chúng tốt rất nhiều thời gian. Hãy nhìn vào lượt xem và phần đánh giá của podcast. Những podcast được đánh giá cao không có nghĩa là nó hay, nhưng nếu có một lượng khán giả đủ lớn đánh giá, dữ liệu sẽ rất đáng tin cậy.
Youtube: Tìm top các kết quả tìm kiếm về chủ đề bạn muốn tìm hiểu. Sau đó hãy mở từ 10-20 video với những tab riêng biệt.
Khóa học: Vào trang Udemy, Skillshare hoặc bất kì website nào cung cấp các chương trình đào tạo, chọn ra top 10 khóa học và mở chúng trong những tab riêng biệt.
3. Lọc: Bây giờ bạn đã có rất nhiều thông tin rồi, và bạn sẽ phải xem qua tất cả chúng và chọn lọc những tài liệu phù hợp. Hãy sử dụng notepad hay word và làm những việc sau:
Khi bạn bắt gặp một ý tưởng nào khiến bạn thích thú, hãy copy và dán chúng vào word (notepad).
Khi có một ý tưởng nào đó nảy ra trong đầu bạn, hãy viết ý tưởng đó xuống.
Thêm tất các bài viết, sách vào cơ sở dữ liệu của bạn.
Nhớ rằng bạn sẽ mất kha khá thời gian để xem qua hết những thông tin trong cơ sở dữ liệu, tuy nhiên, sau đó, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các điểm tương đồng hay cấu trúc nào đó và bạn có thể tắt những tab không còn hữu dụng nữa.
4. Tổng hợp
Bây giờ, cơ sở dữ liệu của chúng ta đã có rất nhiều tài liệu có giá trị và một cái notepad (word) với các ý tưởng ngẫu nhiên và cấu trúc thu thập được. Tiếp theo, chúng ta cần tổng hợp chúng tùy vào mục đích cho phù hợp.
Cá nhân tôi thì thích đồng bộ tất cả các thông tin vào một hệ thống nào đó, hay tạo ra một cái sườn thông tin. Dựa vào mục tiêu đó, tôi gạch đầu dòng những thông tin sẽ có ích cho tôi, điều này khá giống với việc gạch đầu dòng các ý cho bài luận vậy.
Khi tôi đã hoàn thành bước này, tôi sẽ tìm tất cả những thông tin khác nhau liên quan đến cái sườn tôi soạn ra. Trong khi tôi đồng bộ thông tin, tôi sẽ diễn đạt những khái niệm và ý tưởng bằng ngôn ngữ riêng của mình và điền vào cái sườn đó. (Giống như việc tạo ra một mindmap vậy)
5. Xem lại và sắp xếp: Bây giờ, tôi đã có cái sườn được lấp đầy bằng những thông tin do tôi viết ra, điều này có nghĩa rằng tôi đã hoàn tất việc tiếp thu một lượng lớn thông tin rồi đấy.
Bây giờ, tôi sẽ xem lại tất cả các tài liệu và các khái niệm, ý tưởng khác nhau và tìm thử xem giữa chúng có những mối liên hệ gì với nhau. Điều này cho phép tôi tạo ra những các liên kết mới giữa các ý tưởng với nhau.
Để đi đến bước này, bạn phải thật sự hiểu nội dung của các tài liệu đã đọc và nó cho phép bạn đào sâu hơn vào các nội dung khác nhau. Điều tuyệt vời của hệ thống này nằm ở chỗ, là bây giờ bạn có các khái niệm được viết bằng ngôn từ của bạn, do đó việc xem lại chúng rất dễ dàng.
Nguồn: https://www.quora.com/What-is-the-best.../answer/Jeff-Li-141
0 notes
mattworld90 · 2 years
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Selenophile (n.): hay còn được gọi là Philoselene; người yêu quý và tôn sùng Mặt Trăng như hơi thở. Tiền tố Selene- là tên nữ thần Mặt Trăng trong thần thoại Hi Lạp còn hậu tố -phile là "sự ưa thích".
Textrovert (n.): người vô cùng vui tính và thú vị trên những dòng tin nhắn nhưng lại cực kỳ "shy shy shy" khi gặp ngoài đời thực.
Heliophilia (adj.): bị hấp dẫn bởi ánh nắng, nhiệt và Mặt Trời. Tiền tố Helio- được lấy từ tên của thần Mặt Trời Helios trong thần thoại Hi Lạp còn hậu tố -philia là sự "yêu quý, yêu thích hoặc tôn sùng".
Nyctophilia (n.): cảm giác vui sướng, lâng lâng, dễ chịu khi chìm trong bóng tối; sự yêu thích bóng tối; cảm thấy dễ chịu và thoải mái trong bóng tối.
Dormiveglia (adj.): khoảng không giữa lúc ngủ và thức; quãng thời gian như bị kéo dài, nửa tỉnh nữa mê trước khi thức dậy; thời khắc giao giữa giấc ngủ và lúc tỉnh giấc.
Mágoa (n.): những tổn thương sâu đậm trong tâm trí, đau đớn đến mức có thể hiện được qua cử chỉ và nét mặt, dù cho thời gian đã trôi qua rất lâu.
Werifesteria (v.): lai vãng nơi rừng sâu để tìm kiếm những điều mới lạ, bí ẩn.
Lethologica (n.): không thể tìm được từ ngữ phù hợp với điều mình muốn diễn tả.; chứng quên từ ngữ cần biểu đạt.
Venetus (adj.): sở hữu màu xanh đậm của biển khơi sâu thẳm; sắc xanh biển; áo nhuộm màu xanh biển của quý tộc Rome.
Alharaca (n.): dể trở nên hung bạo, tức giận vì những việc nhỏ, không đáng bận tâm.
Phosphenes (n.): đom đóm mắt; mắt nổ đom đóm sau khi dụi.
Moonstruck (adj.): điên tình; không thể suy nghĩ và hành động bình thường khi yêu.
Ya'aburnee (n.): là lời tuyên bố, hi vọng rằng bản thân sẽ ra đi trước "người thương" vì không thể sống nổi với cảm giác đau đớn nếu như đối phương từ giã cõi đời trước mình.
Apodyopsis (n.): ám chỉ việc lột đồ người khác bằng trí tưởng tượng <("); mơ mộng về một ai đó đang lõa lồ.
Abditory (n.): một nơi để trốn đi, để biến mất mà không ai biết; nơi bí mật.
Eleutheromania (n.): khao khát đến mức ám ảnh về sự tư do; một cảm giác hưng phấn và không thể cưỡng lại được khao khát tự do.
Forelsket (adj.): cảm giác lâng lâng, phê phê khi lần đầu rơi vào lưới tình; cảm xúc rung động lần đầu tiên trong đời khi được nếm mùi của tình yêu.
Clinomania (n.): không muốn rời khỏi giường 🐧
Ilunga (n.): người có khả năng chịu đựng và nhẫn nại tuyệt vời khi có thể tha thứ cho lỗi lầm của đối phương 2 lần liên tiếp, nhưng đừng hòng mơ có lần thứ 3 nhen!!!; quá tam ba bận.
Paramnesia (n.): là nơi những giấc mộng và ảo giác hòa quyện lẫn lộn cùng hiện thức; chứng rối loạn thực tại.
Metanoia (n.): là cuộc hành trình; hoặc những biến thay đổi toàn bộ tâm trí, trái tim và số phận của của một người.
Anagapesis (n.): không còn cảm giác thương nhớ hay trông mong về người mình đã từng yêu; không còn cảm xúc với những điều mà mình từng rất thích; cạn tình.
Cosmogyral (adj.): khuấy đảo vũ trụ, dù hành xuyên không gian, lơ lững trong vũ trụ.
Morosis (n.): đứa ngu nhất trong tất cả những đứa ngu
0 notes
mattworld90 · 2 years
Text
IKIGAI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHIẾC BIỂU ĐỒ VENN
Tumblr media
https://ikigaitribe.medium.com/ikigai-is-not-a-venn-diagram-cca7abba323
Ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản, ikigai là một khái niệm đang bị hiểu sai rất nhiều. Hàng triệu người tin ikigai là một bộ khung 4 câu hỏi và là “bí quyết của người Nhật” để có cuộc sống lâu dài và hạnh phúc.
Hàng triệu blogger về sống khỏe (wellness), chuyên gia khai vấn (life coach) và các quản lí nhân sự đã chia sẻ những thông tin được cho là nói về ikigai, trình bày dưới dạng một biểu đồ Venn. Biểu đồ này được tạo ra bởi một người nào đó, không phải là người Nhật, có được kiến ​​thức duy nhất về khái niệm ikigai từ một buổi TED Talk.
---
Ikigai KHÔNG phải:
• một biểu đồ Venn
• một khái niệm có nguồn gốc từ Okinawa
• bí quyết sống lâu và hạnh phúc của người Nhật
Đọc được điều này có thể khiến bạn thất vọng. Nhưng bạn nên hài lòng khi khám phá ra rằng, ikigai còn vượt lên trên những gì được mô tả trong “Biểu đồ Venn Ikigai” và nó thực sự có thể giúp bạn tìm thấy mục đích và ý nghĩa cuộc đời, vượt ra khỏi phạm vi nghề nghiệp hay công việc.
Ikigai là một từ bao gồm 2 phần, iki và gai
Iki đến từ động từ ikiru: sống – liên quan đến đời sống hàng ngày
Gai: giá trị, đến từ từ ‘kai’, là cái vỏ sò trong tiếng Nhật
Trong thời Heian (794 – 1185), vỏ sò từng vô cùng có giá. Chúng được tô vẽ lên và sử dụng trong trò chơi Kaiawase – tìm vỏ sò. Trò chơi này phổ biến trong giới quý tộc Nhật Bản, do đó nó liên hệ với giá trị của từ này.
Gai là một tiền tố thường được sử dụng cùng các động từ khác, chẳng hạn:
Yarigai – giá trị của việc làm (yaru – làm)
Hatarakigai – giá trị của làm việc (hataraku – làm việc/ work)
Asobigai – giá trị của việc chơi (asobu – chơi)
Shinigai – giá trị của việc chết đi (shinu – chết)
“Gai” liên quan đến giá trị từ việc làm, vậy nên định nghĩa ngắn gọn của ikigai có thể là “giá trị mà một người tìm thấy trong cuộc sống thường nhật”.
Đối với người Nhật Bản, Ikigai là một từ thông dụng trong trò chuyện, không có sự cường điệu hay huyên náo như khi phương Tây nhắc đến nó. Trong khi khái niệm Ikigai quan trọng, bản thân từ này không phải là thứ mà người Nhật Bản sẽ dành sự chú ý đặc biệt trong khi nói chuyện.
Ikigai – Hiểu sai
Như giờ đây bạn đã hiểu, Ikigai không phải là sự hội tụ của 4 yếu tố liên quan đến nghề nghiệp bao gồm làm
thứ bạn yêu thích
thứ thế giới cần
thứ bạn làm giỏi
thứ mang lại thu nhập
Người Nhật không đi theo khung này hay suy ngẫm về 4 câu hỏi đó khi nghĩ về Ikigai của họ. Nếu bạn có đưa “Biểu đồ Venn Ikigai” cho một người Nhật xem, họ hẳn sẽ bộc lộ sự bối rối và ngạc nhiên.
Trong khi đây là một framework hữu ích, nó không có nguồn gốc từ nước Nhật, và nó cũng không có liên quan gì đến ikigai. Cùng lắm chúng ta có thể nói rằng đây là cách diễn giải của phương Tây. Nhưng sự thật là, nó là kết quả từ một ý tưởng của một người nhằm đem hai khái niệm, một trong số đó người đó chưa hiểu, gộp làm một.
Nguồn gốc của Biểu đồ Venn
Framework “làm việc bạn thích, thành thạo, thế giới cần và bạn có thể kiếm thu nhập từ nó” được làm nên bởi nhà chiêm tinh Andres Zuzunaga. Nó ra mắt lần đầu tiên vào năm 2012 trong cuốn sách Qué Harías Si No Tuvieras Miedo (Bạn sẽ làm gì nếu bạn không sợ ?) của tác giả Borja Vilaseca. Tác giả của biểu đồ Venn này là Andres Zuzunaga. Tôi đã phỏng vấn Andres, và anh ấy tiết lộ rằng Sơ đồ Venn “Mục Đích” của mình thực ra được lấy cảm hứng từ việc nghiên cứu các biểu đồ sinh (natal charts). Như vậy, cảm hứng của sơ đồ Venn này đến từ các vì sao, chứ không phải nước Nhật.
Nếu bạn muốn công nhận công lao một cách xác đáng, thì ”Biểu Đồ Venn Zuzunaga Về Mục Đích” nên là được đặt cho để nhắc đến framework này. Bạn có thể thấy thiết kế của framework gốc trong tiếng Tây Ban Nha. Có lẽ vấn đề với sơ đồ Venn của Andres là anh ấy đã không đặt đúng tên cho nó.
“Sơ đồ Ikigai Venn” ra đời khi doanh nhân Marc Winn nghĩ rằng sẽ là một ý tưởng hay nếu hợp nhất sơ đồ Venn Mục Đích (Purpose) nêu trên với Ikigai và chia sẻ ở một bài đăng blog. Vào thời điểm đó, kiến thức duy nhất của anh ấy về ikigai là từ bài nói chuyện Ted của Dan Buettner (“How to Live To Be 100+")
Marc đăng bài cùng hình ảnh trên website của mình vào ngày 14/5/2014. Sau đó, hàng triệu người đã chia sẻ và sao chép nó.
Cùng với đồ họa Ikigai của mình, Marc viết: “Sau khi đã dành phần lớn thời gian trong vài năm qua giúp đỡ hàng chục doanh nhân tìm thấy ikigai của họ, và cùng lúc tìm kiếm ikigai của riêng tôi, giờ đây tôi có thể hình dung nơi nó thuộc về. (...) Ikigai của bạn nằm ở vị trí trung tâm của các vòng kết nối. Nếu bạn đang thiếu tại một khu vực nào đó, bạn đang bỏ lỡ tiềm năng trong cuộc sống. Không những thế, bạn đang bỏ lỡ cơ hội sống lâu và hạnh phúc.”
Giờ thì các bạn đã hiểu, đây hoàn toàn là hình dung của cá nhân Marc về ikigai, chứ không phải ý nghĩa của khái niệm này đối với người Nhật.
Trên thực tế, bạn có thể nghe thấy điều đó đến từ chính Marc trong video này (youtu.be/AC6vtCqwjLM)
Tôi đã có dịp phỏng vấn Marc trong podcast Ikigai của tôi. Marc tiết lộ, anh ấy chỉ cần dành ra 45 phút để viết bài và nó như là “một ý tưởng nảy ra trong tôi trong một khoảnh khắc, tại một thời điểm.” Trong một bài đăng nối tiếp, Marc viết: “Vào năm 2014, tôi viết một bài đăng với chủ đề Ikigai. Trong bài đó, tôi kết hợp 2 khái niệm để tạo ra một thứ mới. Về cơ bản, tôi đã hợp nhất một biểu đồ Venn về 'mục đích' với khái niệm Ikigai của Dan Buettner có liên quan đến việc sống đến hơn 100 tuổi. Toàn bộ việc tôi cố gắng làm là thay đổi một từ ngữ trên một biểu đồ và chia sẻ một meme “mới” với thế giới.”
Nhưng buồn cười ở chỗ, trong bài TED Talk của mình, Dan Buettner nêu ra ba ví dụ về những người bách niên thực hành ikigai của họ khi tìm mục đích và ý nghĩa trong gia đình và cộng đồng. Họ làm khác hẳn với những gì mà biểu đồ ikigai Venn của Marc đã mô tả - một khung hướng dẫn các doanh nhân tạo nên công việc kinh doanh có mục đích.
Điều này đã nêu bật một thông tin rất quan trọng: đối với người Nhật, Ikigai không có liên quan gì tới việc kiếm tiền.
Đối với người Nhật, từ ‘ikigai’ thường được sử dụng để chỉ nguồn gốc của giá trị trong cuộc sống hay những thứ làm cho cuộc sống đáng sống. Theo như nhà thần kinh học, đồng thời là một tác giả người Nhật, Ken Mogi thì ikigai là một phổ (spectrum) bao gồm trong đó tất cả những thứ chúng ta trân trọng, từ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống cho đến việc theo đuổi các mục tiêu có tính định nghĩa cuộc đời.
Noriyuki Nakashi, người có bằng Tiến sĩ Y tế Công cộng, từ Đại học Osaka, viết: “Ikigai mang tính cá nhân: nó phản chiếu nội tâm của một cá nhân và thể hiện nội tâm đó ra một cách trung thực.”
Ikigai, là mong cầu (desire) ở mức độ cao nhất, có thể được coi một cách căn bản là quá trình đào sâu tiềm năng bên trong của một người và là thứ khiến cuộc sống trở nên quan trọng, và đây là thứ trải nghiệm con người phổ quát mà chúng ta đều ước ao đạt được.
Mặc dù bị hiểu sai thành “bí quyết từ Nhật Bản” để có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc, người ta tin rằng ikigai có thể đóng góp vào sức khỏe bởi nó liên quan mật thiết đến sự sáng tạo và không thể thiếu để xây dựng well-being (ND: trạng thái khỏe mạnh, hạnh phúc)
Năm Trụ cột trong Ikigai
Nếu bạn đang tìm kiếm khung để thực hành thì bạn có thể dùng Khung 5 trụ cột của Ken Mogi từ cuốn sách của ông, The Little Book of Ikigai
Năm trụ cột của Ikigai:
• Trụ cột 1: Bắt đầu nhỏ
• Trụ cột 2: Giải phóng bản thân
• Trụ cột 3: Hài hòa và bền vững
• Trụ cột 4: Niềm vui từ những điều nhỏ bé
• Trụ cột 5: Ở tại đây và tại lúc này
Trong cuốn sách của mình, Ken nói rằng, 5 trụ cột có thể được sử dụng làm nền tảng tạo điều kiện cho ikigai của bạn phát triển. Ken cũng nói rằng 1. Việc hướng vào đứa trẻ bên trong con người mình, 2. sự chủ động và quan trọng nhất, 3. chấp nhận bản thân, sẽ giúp chúng ta tìm thấy ikigai của mình.
Sau cùng, bí quyết lớn nhất của ikigai phải là sự chấp nhận bản thân - việc một người có thể ngẫu nhiên có được những đặc điểm riêng biệt từ lúc sinh ra không quan trọng. Không có cách duy nhất, tối ưu để đạt được ikigai. Mỗi người phải tìm kiếm ikigai của riêng mình, trong vô số những tính cá nhân riêng biệt của chúng ta.
---
Lấy cảm hứng từ khuôn khổ năm trụ cột của Ken Mogi và các nghiên cứu khác tôi thu thập được từ các cuộc phỏng vấn với một số giảng viên ĐH Nhật Bản và tác giả Nhật, tôi (Nicholas Kemp) đã tạo một biểu đồ Venn để thể hiện ý nghĩa của ikigai đối với người Nhật là như thế nào.
Sơ đồ Venn Ikigai Nhật Bản (ND: Hình ở comment)
Trong cách thể hiện này, cuộc sống thường nhật của bạn nằm ở trung tâm. Các vòng tròn chồng chéo đại diện cho các khía cạnh trong cuộc sống của bạn mà ở đó bạn có thể tìm thấy ikigai. Cần chú ý rằng, người Nhật tìm thấy ikigai trong nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống - từ những nghi thức nhỏ hàng ngày cho đến việc theo đuổi những mục tiêu ý nghĩa.
Điều này cho thấy rằng Ikigai không phải là nơi tối ưu (sweet spot) để làm điều bạn yêu thích, bạn giỏi, thế giới cần và bạn có thể được trả tiền nhờ nó. Thay vào đó, nó là một phổ rộng lớn nơi bạn có thể tìm thấy ikigai từ những điều nhỏ bé, từ thực hành sở thích, trong các vai trò và các mối quan hệ của bạn, và đơn giản bằng việc sống với giá trị của bạn (living your values).
Chúng ta có thể thấy rằng Ikigai là một thứ gì đó có thể đạt được một cách dễ dàng, chứ không phải một mục tiêu đơn lẻ to tát mà có thể ta phải mất hàng năm trời để đạt được, như trong phiên bản phương Tây hóa.
Bạn có thể tìm hoặc trải nghiệm ikigai từ:
việc xây dựng các mối quan hệ hài hòa phù hợp với các giá trị của bạn (kết nối và hòa hợp)
việc đạt đến một trạng thái dòng chảy (ND: khái niệm tâm lý học – flow state) trong các sở thích, mối quan tâm hoặc công việc và bằng cách thể hiện con người sáng tạo của bạn (sáng tạo & dòng chảy)
việc bày tỏ lòng biết ơn và trong sự giúp đỡ người khác thông qua các vai trò khác nhau trong cuộc sống mà bạn tham gia (lòng biết ơn và sự đóng góp).
việc chú tâm (being present) trong khi thực hiện các nghi thức hàng ngày, và trân trọng những niềm vui nhỏ trong cuộc sống (nghi thức & niềm vui nhỏ).
0 notes
mattworld90 · 3 years
Text
Tumblr media
Tia X
Tia X tạo nên bức xạ X quang, một dạng bức xạ điện từ năng lượng cao. Hầu hết các tia X có bước sóng từ 0,01 đến 10 nm, tương ứng với tần số trong khoảng 30PHz tới 30 EHz (3x1016 Hz tới 3x1019 Hz) và năng lượng từ 100 eV đến 100 keV. Bước sóng của tia X ngắn hơn tia UV và dài hơn tia gamma.
Kể từ sau phát hiện của Rontgen rằng tia X có thể xác định cấu trúc xương, tia X đã được đưa vào sử dụng trong chụp hình y tế.
CT (tia X 3D)
Chụp CT hay là chụp cắt lớp vi tính (trước đây là chụp cắt lớp hay CAT) sử dụng sự kết hợp của phép đo của nhiều tia X được chụp từ nhiều góc độ khác nhau dể tạo ra các hình ảnh cắt ngang (cắt lớp) (những lát cắt "ảo") của một khu vực cụ thể hay là vật thể được quét, cho phép người sử dụng nhìn thấy bên trong vật mà không cần mổ.
MRI (nam châm khổng lồ)
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp thu hình ảnh trong y tế sử dụng trong phóng xạ học để tạo thành hình ảnh của các cơ quan và các quy trình sinh lý của cơ thể. Máy chụp cắt lớp sử dụng từ trường mạnh, gradient từ trường và sóng vô tuyến để sản sinh ra các hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể. MRI không liên quan đến tia X hay là sử dụng bức họa ion hóa, đây là điều phân biệt nó với chụp CT hay CAT và chụp PET. Chụp cộng hưởng từ là sự áp dụng trong y khoa của cộng hưởng từ hạt nhân (NMR). NMR cũng có thể được dùng để thu hình ảnh trong những ứng dụng NMR khác như là phổ quang học NMR.
MRA (MRI + chất đánh dấu tiêm vào máu)
Chụp cộng hưởng từ mạch máu là một nhóm những kỹ thuật dựa trên chụp cộng hưởng từ (MRI) để chụp các mạch máu. Chụp cộng hưởng từ mạch máu được sử dụng để tạo nên hình ảnh của động mạch (và tĩnh mạch) để đánh giá chúng về độ hẹp (chứng hẹp bất thường), độ tắc, độ phình (phồng thành mạch máu, có nguy cơ vỡ) hoặc là những dị thường khác. MRA thường được sử dụng để khảo sát các động mạch ở cổ và não, ngực và động mạch chủ ở bụng, động mạch ở thận và chân (những báo cáo sau này thường nhắc đến như là "run-off").
PET
Ghi hình cắt lớp Positron (PET) là một phương pháp sử dụng chất phóng xạ để quan sát các quá trình trao đổi vật chất ở cơ thể hỗ trợ chuẩn đoán bệnh. Hệ thống định vị những cặp tia gamma phóng ra gián tiếp qua đồng vị phóng xạ có khả năng phát positron, thông thường là Flo-18, nó được đưa vào cơ thể qua phân tử hoạt tính gọi là chất đánh dấu phóng xạ. Các phối tử khác nhau được sử dụng cho những mục đích chụp khác nhau, dựa trên thứ các bác sĩ X quang/nhà nghiên cứu muốn xác định. Hình ảnh 3 chiều của nơi tích tụ chất đánh dấu trong cơ thể sau đấy được hệ thống dựng lên. Trong các máy quét cắt lớp PET hiện đại, hình ảnh 3 chiều thường được tạo nên với sự hỗ trợ của chụp cắt lớp X quang trên bệnh nhân cùng lúc, cùng một máy.
0 notes
mattworld90 · 3 years
Text
Tài năng và khổ luyện có phải là tất cả để trở thành 1 học sinh xuất chúng hay không? Phần 2
Tumblr media
Một người không được đào tạo về logic chỉ có thể quen thuộc với cùng lắm là 2 lớp đầu tiên. Để giải quyết được vấn đề, anh ta cần phải dùng đến 1 bộ nhớ khổng lồ, trải qua nhiều lần thử sai, gặp phải rất nhiều đau đầu vì chưa quen với logic… cuối cùng anh ta chỉ “trồng” được đến lớp thứ 5 của cây logic. Và việc anh ta không giải quyết được vấn đề là hết sức bình thường.
Tumblr media
Tại sao nhiều thí sinh không thể giải được các bài toán trong đề thi? Lý do chính là vì họ không thể nghĩ đến hay tưởng tượng hình dung ra hướng giải quyết nó.
Mỗi khi chúng ta rèn luyện trí não bằng việc nắm bắt 1 khái niệm nào đó, chúng ta bắt đầu quen thuộc với lối phân tích logic đằng sau nó. Và cứ thế, các đường dẫn thần kinh liên tục được mở khóa thêm.
Khi đã dần quen với những lối phân tích logic, chúng ta sẽ dễ dàng dùng chúng để giải quyết những vấn đề cần cách tiếp cận tương tự trong tương lai. Nói cách khác, lợi thế cơ bản của việc rèn luyện trí não chính là để cho chúng ta được làm quen với những dạng thức logic khác nhau, giúp dễ dàng nhận ra và bỏ qua những yếu tố cản trở không liên quan, từ đó những thói quen suy nghĩ đã hình thành trong chúng ta sẽ được sử dụng để giải quyết những vấn đề cụ thể 1 cách dễ dàng.
Định lý giới hạn trung tâm đã dạy cho chúng ta về cách mà các biến bị ảnh hưởng bởi 1 số lượng lớn các yếu tố độc lập sẽ bị ảnh hưởng bởi xấp xỉ phân phối Gauss. Vậy nên điểm số của một số lượng nhiều không đếm được các học sinh (mặc dù các yếu tố này không hoàn toàn độc lập, nó vẫn xấp xỉ phân phối chuẩn) được xem xét dựa trên các thói quen lớn nhỏ hình thành trong quá trình trưởng thành được tạo ra bởi tích lũy của các kinh nghiệm, môi trường sống phức tạp, hoàn cảnh khác nhau, cách biệt về năng lực bẩm sinh hay nền tảng xuất thân; tất cả đều tác động lên mọi học sinh của đất nước.
Biểu đồ phân phối điểm đầu vào 1 trường đại học khoa học ở Bắc Kinh.
Tumblr media
Những học sinh nằm trong 1% top đầu vượt trội ở hoặc là tài năng, hoặc là thói quen, hoặc là phương pháp và nỗ lực. Nhưng cho dù là gì đi chăng nữa, ít nhất những học sinh này đều phải “xuất sắc” ở mọi biến liên quan trước đã.
Sự chăm chỉ quyết định giới hạn đáy, tài năng quyết định đỉnh cao có thể vươn tới được?
Trong phân phối Gauss được tạo ra bởi vô số biến số, càng gần với cực trị thì “hiệu ứng thịt ba chỉ” càng trở nên rõ rệt. Không chỉ đúng với những thần đồng mà còn đúng với cả những học sinh toàn được điểm A. Nếu bạn quan sát những thói quen của nhóm này, bạn sẽ nhận thấy ai cũng có những thói quen tốt. Nếu bạn quan sát nỗ lực của họ, bạn cũng sẽ thấy 1 ý chí đáng ghi nhận. Ở những vị trí dẫn đầu thì thói quen, tài năng, nỗ lực, phương pháp và những yếu tố khác đều là không thể thiếu được. Lúc này, tất cả những yếu tố trên về cơ bản đã trở thành những điều kiện cần, và tài năng không tạo ra nhiều sự khác biệt cho lắm.
Tumblr media
Những sinh viên xuất sắc, những người đã kết hợp được nhiều yếu tố như tài năng hàng đầu, khả năng vạch kế hoạch, có những nguồn lực giáo dục tốt nhất, khổ luyện ngay từ thơ ấu, say mê 1 số bộ môn cụ thể, chỉ ngủ 6 tiếng mỗi ngày và vân vân… không thể nào thất bại trong việc đạt lấy kết quả tốt nhất được.
Đối với những sinh viên hàng đầu, ngoài năng khiếu ra, họ còn có:
Khả năng tập trung 1 cách siêu hạng,
Lên thời gian biểu 1 cách siêu khoa học,
Tâm lý siêu bình tĩnh trước mọi tình huống,
Ý chí siêu kiên cường,
Tầm nhìn siêu rộng mở,
Tình yêu vô hạn với môn học mình theo đuổi.
Ví dụ, một người đã được tiếp xúc với môn học ngay khi còn bé, anh ta nhận được sự dạy dỗ hết sức khoa học, anh ta nghĩ về môn học suốt cả ngày giống như đang phê thuốc… và sau đó anh ta đã tích lũy được 1 nền tảng logic hết sức kiên cố cùng với 1 bộ não đầy những đường dẫn kết nối kiến thức. Điều đó cho người này 1 sự nhạy cảm rất lớn đối với môn học đó. Tất cả những thứ anh ta bắt gặp đều sẽ được anh ta liên kết đến môn học, bất cứ ý tưởng mới nào nảy ra cũng sẽ được đóng góp vào kho chứa của môn học đó trong não bộ anh ta.
Nói chung là bởi vì thói quen suy nghĩ của hầu hết mọi người thì khá nghèo nàn nên họ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mình hơn chỉ với việc thay đổi thói quen. Suy cho cùng, những lợi ích của 1 tập hợp những thói quen tốt là yếu tố cực kỳ quan trọng ở đây.
Nhưng cho dù bạn có khả năng lập luận quy nạp tốt đến cỡ nào đi nữa, nó cũng không thể giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm và lý thuyết được tốt như những người đã yêu thích việc đọc từ bé.
Cho dù bạn có tốc độ phản ứng nhanh đến cỡ nào đi nữa, nó cũng không thể giúp bạn bền bỉ như những người luôn giữ đầu óc trong lớp học ngay từ bé.
Cho dù bạn có trí nhớ siêu phàm đến cỡ nào đi nữa, nó cũng không thể giúp bạn hoàn toàn tập trung trong vòng 2 giờ được như những người đã được giáo dục tốt từ bé.
Những thói quen tốt trong học tập và suy nghĩ chính là 1 dạng của “kiên cố hóa bức tường đẳng cấp”
Bức tường đẳng cấp này được xây dựng 1 cách âm thầm qua suốt các sự kiện như:
· Lựa chọn giữa tập piano hay chơi trò chơi điện tử,
· Lựa chọn giữa 1 cuốn sách Toán hay 1 meme trên mạng,
· Được hướng dẫn và động viên 1 cách khoa học hay là bị giáo dục nhồi nhét,
· Được giáo dục 1 cách bài bản hay là no đòn vì roi vọt,
· Lựa chọn giữa đi đây đi đó mở mang đầu óc hay là lười biếng nằm ườn 1 chỗ,
· Lựa chọn giữa cạnh tranh với các bạn học giỏi khác hay là làm trò con bò trong giờ học,
· …
Đến khi trưởng thành, bạn nhận ra tất cả những điều đó thì đã quá muộn khi mà bức tường ngăn cách giữa những người bình thường và các thiên tài đã trở nên không thể phá bỏ. Nó gọi là “sự làm chủ các thói quen”. Thật là tàn nhẫn khi phải tách biệt những kẻ mạnh và kẻ yếu ra và sắp xếp họ ở 2 nửa của cuộc sống, nhưng sẽ rất khó cho 1 người yếu kém có thể vượt qua được nó. Họ phải tìm được nguồn tài nguyên tốt nhất cho giáo dục cũng như có 1 sự định hướng hoàn hảo để có thể đưa những thói quen tốt vào tận trong xương tủy của mình như những kẻ mạnh:
· Bảy tuổi, phát triển được thói quen tập trung học và không bị xao nhãng;
· Chín tuổi, gieo hạt giống say mê đầu tiên vào mảnh đất khoa học rộng lớn;
· Mười hai tuổi, tạo dựng được những kỹ năng tự học cao cấp;
· Mười lăm tuổi, tích lũy được vô số phương pháp suy luận nền tảng;
· …
Bởi vì trước đây bạn đã hình thành nhiều thói quen xấu, mỗi khi bạn dành hết tất cả công sức ra để học 1 cái gì đó thì điều quan trọng nhất là phải vượt qua được những khó khăn mà chúng đem lại. Ví dụ như thói quen thích những thứ mang tính kích thích cao tức thời (tin giật gân, trò chơi điện tử, phim ảnh…) sẽ khiến cho bạn không thể tập trung trước những nội dung tẻ nhạt. Hay thói quen né tránh bỏ qua những vấn đề khó nhằn sẽ tạo cho bạn 1 bản năng từ chối những thứ phức tạp. Hoặc là thói quen trì hoãn khiến bạn hình thành ý thức để dành đến sát deadline sau đó vừa đua vừa cầu nguyện may mắn.
Nhìn chung, có những yếu tố cực kỳ cực kỳ quan trọng quyết định đến hiệu quả học tập, nhưng đó không phải là tài năng mà chính là khả năng thay đổi để tạo lập thói quen tốt. Khả năng này cực kỳ khó đạt được bởi vì nó là kết quả của sự ảnh hưởng chồng chéo giữa nhiều yếu tố phức tạp khác như phương pháp, môi trường, tài nguyên học tập… Ví dụ đơn cử như môi trường học tập – rõ ràng là hiệu quả học tập của 1 lớp tự học sau giờ tan trường tại 1 trường trọng điểm vào giai đoạn nước rút sẽ là cao hơn rất nhiều so với môi trường đại học nơi mà các sinh viên có hẳn nửa học kỳ từ khi học xong môn học cho đến lúc thi. Trong 1 môi trường tốt, những yếu kém trong thói quen có thể được bù đắp phần nào. Đó là lợi thế to lớn mà hoàn cảnh/ môi trường học đường có thể mang lại.
Vai trò của thói quen tuy khó nhìn nhưng nó lại thẩm thấu vào tận từng ngóc ngách của sự học, kiểm soát phần lớn hành vi học tập, và ẩn mình đến mức những người không giỏi suy nghĩ sẽ quy chụp sự yếu kém của mình cho 1 khái niệm phổ biến “tài năng”. Và góc nhìn lệch lạc về “thần đồng” chính là 1 cách chạy trốn đầy thoải mái của họ: thay vì nỗ lực và hy vọng thay đổi dược bản thân, tốt hơn hết là cứ nằm ườn ra đấy tắm nắng và cười vào những người đang loay hoay tìm cách thay đổi cuộc đời.
Sau tất cả, điều đau đớn nhất không phải là câu nói “Tôi không thể!” mà nó là “Đáng lẽ ra tôi nên làm gì đó”
0 notes
mattworld90 · 3 years
Text
Tài năng và khổ luyện có phải là tất cả để trở thành 1 học sinh xuất chúng hay không? Phần 1
Một bài viết vô cùng hay và công phu ở trên Quora, cực nhiều gía trị nghiền ngẫm nên phải save lại để share. Bản dịch lấy từ QuoraVN trên Facebook.
Q: Có phải thực sự là top 1% học sinh dẫn đầu chủ yếu dựa vào cả tài năng lẫn khổ luyện để giữ vững vị trí đó không?
A: Chier Hu, I was a top student in mainland China
Là 1 trong những học sinh đỉnh nhất Đại Lục, tôi có thừa tư cách để trả lời câu hỏi này. Câu trả lời của tôi là vị trí của những học sinh hàng đầu không dựa vào cả năng khiếu lẫn nỗ lực gì hết.
Nếu như bạn thành tâm muốn biết, thì thứ đóng vai trò quan trọng nhất chính là thói quen suy nghĩ, nó được hình thành 1 cách vô thức bởi các yếu tố ngoại cảnh như môi trường phát triển, tầng lớp xuất thân, tài nguyên giáo dục, vv...trong ít nhất 10 năm.
Rất nhiều người có 1 suy nghĩ sai lầm về việc học như hình ở dưới
Tumblr media
Lũ thiên tài ngồi nghịch điện thoại và ngủ trong lớp học mỗi ngày, sau đó về nhà cày game tới sáng... sát ngày thi chúng nó lôi sách ra đọc thử trong đó có gì; cuối cùng chúng nó đạt điểm A... Xuất sắc!
Lũ “đầu đất” thì ngồi lắng nghe chăm chú hàng ngày, cày bài tập về nhà tới sáng... càng gần kỳ thi chúng nó càng ngủ ít đi; cuối cùng chúng nó ăn điểm F…Quá kém cỏi!
Gần như tất cả mọi người đều có chung nhận thức về việc học như sau:
Thành tích = Năng khiếu × Nỗ lực
Hết sức ngắn gọn và đơn giản.
Còn đây là quan điểm của tôi (Tôi không phủ nhận hoàn toàn tầm quan trọng của năng lực bẩm sinh):
Mặc dù mỗi người sinh ra với 1 mức độ năng lực khác nhau (và sự chênh lệch đó là có thực), phần lớn mọi người lại quá đề cao tầm quan trọng của năng khiếu. Kiến thức hời hợt của phần đông về việc học tập sẽ dẫn chúng ta đến với việc xếp nhầm "những đặc tính thực ra được hình thành nhờ những nhân tố ngoại cảnh" vào chung mâm với "năng lực nhận được thiên bẩm".
Chúng ta quá đề cao chỉ số IQ, trong khi thứ thực sự đóng vai trò quan trọng ở đây lại chính là thói quen suy nghĩ.
Nếu xem học tập hiệu quả như 1 hàm đa biến thì “tài năng, nỗ lực, thói quen, phương pháp, môi trường và nhiều thứ khác nữa" chính là các biến số, trong nội dung giới hạn của câu hỏi chúng ta chỉ lấy ra 2 biến số là "tài năng" và "thói quen" để đem ra so sánh thì sẽ được 1 bảng phân bố như hình sau:
Tumblr media
31.54% màu đen: Đóng góp của tài năng bẩm sinh
15.36% màu trắng: năng lực lên kế hoạch
17.64% màu tím: độ kiên trì / sức bền vật lý
13.55% màu xanh lơ: năng lực tập trung
7.94% màu xanh lá mạ: sự hứng thú với lĩnh vực theo học
4.2% màu xanh lá: năng lực phân tích logic
Phần còn lại là đóng góp của các nhân tố ngoại cảnh khác
Chúng ta càng đào sâu vào cốt lõi của việc học để có nhận thức sâu sắc hơn về nó, chúng ta càng tìm ra được nhiều nhân tố ngoại cảnh có thể hỗ trợ bản thân, nhờ đó đẩy được giới hạn của bản thân ra xa hơn từng chút từng chút một và giảm bớt sự phụ thuộc vào tài năng bẩm sinh
Tumblr media
Trái lại, càng nhận thức mù mờ về việc học, càng không thể tự suy được tại sao mình chưa học hiệu quả để từ đó tìm ra phương pháp học tập hiệu quả hơn. Do đó nhiều người thường quy chụp cho sự trì trệ của mình là do thiếu “tài năng thiên bẩm", qua đó càng thêm dựa dẫm vào nó hơn và luôn bị quanh quẩn trong giới hạn của mình.
Tumblr media
Trong thực tế, thứ được gọi là “tài năng thiên bẩm" (giúp cho những “thiên tài" đạt được kết quả tốt hơn với nỗ lực ít hơn) có thể được chia thành 2 loại:
1. Thói quen học tập
2. Thói quen suy nghĩ
Hai yếu tố này quá to lớn và khó nhận biết; chúng thẩm thấu vào từng hành vi, quyết định trong quá trình học tập của chúng ta đến nỗi khiến nhiều người ngộ nhận là năng lực bẩm sinh của họ cao hơn người khác.
Vậy thói quen học tập quan trọng như thế nào?
"Thói quen học tập" đóng góp rất lớn vào hiệu quả học tập của bạn
Một người có thói quen học tập kém có thể là do thiếu kỷ luật trong thời thơ ấu, họ có xu hướng "từ bỏ những thứ nhàm chán có lợi dài hạn (học tập) và tìm kiếm những thứ giải trí ngắn hạn (trò chơi điện tử)", vì vậy việc thiết lập mạng lưới liên kết thần kinh càng củng cố cho anh ta thói quen ưa thích những thứ "mang lại thoả mãn ngay lập tức, dễ thích nghi với những thứ mang đầy tính kích thích";
Một người có thói quen học tập tốt có thể đã nhận được sự giáo dục tốt hơn. Họ đã thích nghi với những thứ nhàm chán (piano, khiêu vũ, thư pháp hay hội họa) từ thời thơ ấu, vì vậy họ ít có xu hướng theo đuổi sự phấn khích cao độ. Họ đã quen với những thứ “ít kích thích” và có thể bền bỉ với quá trình học tập dài đằng đẵng đầy nhàm chán. Chưa kể nhưng thứ như "điểm tốt" cũng góp phần khuyến khích thói quen chịu đựng được sự buồn tẻ của việc học.
Khi đối đầu với những vấn đề nhàm chán trong bài tập về nhà, “người học kém" sẽ có xu hướng bị xao nhãng hơn. Tâm trí của họ cứ đi dạo ở tận đâu đâu để rồi họ mất rất nhiều thời gian không hiệu quả và lại phải bắt đầu lại mọi thứ 1 cách chán nản hơn nữa;
"Thiên tài", ngược lại, xem đó như là 1 thử thách thú vị và sẽ có xu hướng tập trung giải quyết nó 1 cách gọn gàng nhất có thể. Khi bộ não anh ta đã hoạt động với cường độ cao thì bài tập cũng giúp để lại ấn tượng sâu đậm hơn với anh ấy.
Mặc dù cùng ngồi trong 1 lớp học và cùng nghe 1 bài giảng, “người học kém" sẽ dễ dàng bị hướng sự tập trung về những thứ kích thích anh ta hơn, ví dụ như “trận đá bóng hôm qua thật hấp dẫn" hay “cô gái ngồi phía trước thật nóng bỏng". Còn “thiên tài" thì dễ dàng thích nghi và bắt đầu óc của mình tập trung vào quá trình học tập.
Tương tự như vậy, trước những khó khăn trong nội dung bài học, nhóm “học yếu” có xu hướng để dành nó đến sau giờ học để tiêu hóa dần rồi sau đó gạt ra khỏi tâm trí; nhóm “thiên tài" có xu hướng trực tiếp đối mặt với những khó khăn và giải quyết các vấn đề ngay lúc đó.
Hậu quả là, nhóm “học yếu" vừa lãng phí thời gian trên lớp, vừa mất chừng đó thời gian sau giờ học để nhai lại cho trôi mớ kiến thức với sự hiệu quả khá thấp. Thời gian đã bị lãng phí 1 cách tệ hại. Đó là lý do tại sao việc học của họ lại thiếu hiệu quả.
Sau khi quá trình đó lặp đi lặp lại chỉ 1 vài lần, khoảng cách đã là đáng kể và nó làm cho những người không đạt kết quả tốt nghĩ rằng mình kém cỏi hơn những người khác. Một người có thói quen học tập kém thiếu sự thử thách trong giáo dục ở giai đoạn thơ ấu, vì vậy anh ta sẽ dần quen với việc từ bỏ; còn người có thói quen học tập tốt đã hiểu được cảm giác của việc đạt được 1 thứ khó khăn nên anh ta sẽ có động lực để từng bước từng bước một kiên trì giải quyết vấn đề hơn.
Vậy nên, khi đối mặt với vấn đề khó khăn trong học tập, người “học kém" dễ dàng từ bỏ vì ngại khó và cho rằng thứ này không có lợi ích gì nhiều nên có thể bỏ qua không cần học; trong khi “thiên tài" tỉ mỉ mổ xẻ nó ra, giết trùm, nhận điểm kinh nghiệm và lên level cao hơn. Quả cầu tuyết cứ thế được lăn ngày càng nhanh chóng.
Việc học tự bản thân nó là 1 quá trình tích luỹ. Nhiều người lầm tưởng rằng học chỉ là quá trình tích luỹ kiến thức, đó là sai lầm nghiêm trọng. Việc học còn giúp tích luỹ tốc độ để học nhanh hơn nữa - nói cách khác học càng nhiều thì tốc độ học sẽ càng được đẩy nhanh.
Và tất nhiên, bạn càng bỏ thời gian ra học thì càng được thử - sai nhiều hơn để tìm ra phương pháp học tập tối ưu cho riêng bản thân mình.
Giờ thì đến với thói quen suy nghĩ
Khi chúng ta chấp nhận một kinh nghiệm hoặc lý thuyết mới, chúng ta thường so sánh và kết nối nó với những thứ đã biết.
Tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ về việc kết nối và tận dụng kinh nghiệm, khi chúng ta nhìn thấy 1 miếng gỗ phẳng được đặt lên nhiều thanh gỗ dựng đứng, ngay lập tức trong đầu sẽ nảy ra ngay 1 “cái ghế” bởi vì hình dáng của cái thứ này làm chúng ta nghĩ ngay đến từ “cái ghế”. Cho dù trước mặt không có 1 cái ghế nào thì “khuôn mẫu nhận thức” sẽ báo hiệu ngay 1 thứ có những đặc điểm và công năng tương đồng với vật dụng trước mặt chính là “cái ghế” hoặc những thứ tương tự như vậy.
Tumblr media
· Khi học Vật Lý, những người đã từng nghe về việc "sát thương của mũi tên sẽ càng yếu đi nếu nó càng bay xa" sẽ dễ dàng hiểu được hơn khi học về chuyển động thẳng chậm dần đều;
· Những người đã từng làm những bài kiểm tra IQ có thể hiểu rõ được ngay lập tức Định thức ma trận bậc 3x
Ví dụ bộ não của 1 người ít tích lũy kinh nghiệm học thuật:
Tumblr media
Khi bắt gặp 1 thứ gì đó mới mẻ, người đó sẽ khó tìm được mối liên kết tương đồng với những kiến thức có sẵn.
Tumblr media
Nhưng nếu anh ta đã tích lũy kiến thức nhiều hơn, đủ sâu và rộng.
Tumblr media
Khả năng để anh ta tìm ra được mối liên kết với kinh nghiệm hiện có sẽ tăng lên rất nhiều, người này đã bắt đầu có sự nhạy cảm để kết nối những kiến thức mới với những thứ quen thuộc trong đầu.
Tumblr media
Đối với việc tiếp thu thói quen suy nghĩ này, một trong những điều cốt lõi nhất trong việc giáo dục ở giai đoạn đầu đời chính là hình thành cho trẻ thói quen đọc sách. Điều đó là vì sách có 2 chức năng quan trọng: cung cấp kinh nghiệm và dạy lý thuyết; ví dụ như một cuốn tiểu thuyết chính là một chuỗi các kinh nghiệm có tổ chức và mang tính trật tự trong khi 1 cuốn tạp chí khoa học cung cấp nhiều lý thuyết đã được giản lược hóa.
Một đứa trẻ yêu thích việc đọc tiểu thuyết và tin tức từ sớm sẽ có được 1 lượng kinh nghiệm sống tích lũy dưới dạng lý thuyết dồi dào hơn các bạn bè cùng trang lứa, bởi vì con người thường có xu hướng tóm gọn lại những trải nghiệm thực từ cuộc sống thành lý thuyết sống cho bản thân.
Tumblr media
Quá trình này tương tự như "sự giải phóng neutron trong phân hạch hạt nhân" - vật chất càng lớn thì càng có nhiều khả năng tác động neutron. Kinh nghiệm của 1 người càng lớn, cơ hội xuất hiện những liên kết bất ngờ sẽ càng cao hơn, kéo theo khả năng tiếp thu kiến thức và kết nối với kinh nghiệm sẽ ngày càng tốt hơn. Khi phải đối mặt với kiến thức mới, những người nhiều kinh nghiệm tích lũy sẽ dễ dàng kết nối được với những kiến thức cũ có tính tương đồng và phân tích để nắm bắt 1 cách cặn kẽ hơn hẳn.
Còn đối với một đứa trẻ yêu thích những tạp chí khoa học sẽ có xu hướng phát triển thói quen chấp nhận lý thuyết và sử dụng nó để giải thích cũng như chọn lọc kinh nghiệm. Đồng thời, những kinh nghiệm được giữ lại và đào thải, từng chút một, sẽ dễ tạo cho trẻ thói quen nhận xét kinh nghiệm theo giá trị và phát triển khả năng "suy nghĩ trực quan".
Nếu bạn quan sát những người học tập hiệu quả một cách kỹ lưỡng hơn, bạn cũng có thể phát hiện ra được họ từng yêu thích việc đọc khi còn bé như thế nào. Bất kể là đọc cái gì, hoạt động này đều mang đến cho họ "niềm vui tinh thần". Và thứ niềm vui đó chính là "động lực tích cực quý giá" ngay từ sớm của họ, khiến cho họ cảm thấy yêu thích hơn với việc tiếp nhận kiến thức. Để rồi sau này bất cứ khi nào gặp phải 1 vấn đề, họ không ngần ngại suy nghĩ và cân nhắc để tìm cách giải quyết cho bằng được nó.
Nếu tìm được mảng kiến thức gây hứng thú ngay từ sớm ví dụ như toán học/ vật lý/ thiên văn học/ lịch sử... Lúc này sự say mê đã được hình thành, và hiệu quả của sự say mê đối với việc học là không cần phải bàn cãi nữa.
Thậm chí suy nghĩ logic hay trực giác toán học cũng có thể được rèn luyện thông qua huấn luyện thói quen suy nghĩ.
Ví dụ như để giải quyết 1 vấn đề/ nắm bắt 1 khái niệm khó nhai, bạn cần phải vượt qua được ít nhất 7 lớp logic phân nhánh.
Một người đã được đào tạo chuyên sâu về logic có thể sẽ quen thuộc với 3 lớp đầu tiên, lớp thứ 4 và 5 sẽ có thể tương đồng với những bài tập về nhà/ sách đã đọc của anh ta, và phần còn lại chính là việc tự anh ta phải suy ra 2 lớp logic còn lại.
Tobe continue...
1 note · View note