Tumgik
bichngocluu · 4 days
Text
tháng Tư
Tháng Tư thời tiết thất thường.
Đầu tháng, bọn mình tới thăm bảo tàng trong quận, khám phá nhiều tư liệu về cộng đồng người Việt ở Đức nói chung, Berlin và quận Marzahn-Hellersdorf nói riêng. Dường như khu vực mình sống có thật nhiều điều mà mình vẫn chưa tìm tòi hết. Cối xay gió. Động vật. Màu xanh thiên nhiên. Hình vẽ trên những tòa nhà. Mình cứ ngó nghiêng đến những nơi xa xăm, nơi mình sống thì không chịu tìm hiểu. Nhà hướng Tây Nam nhiều gió, mình cứ nghĩ rằng khu này chỗ nào cũng nhiều gió, mà không phải. Mình sẽ cố gắng đi bộ quanh khu nhà nhiều hơn, đi bộ trong nhận thức, suy ngẫm, chánh niệm, trong hơi thở.
Tumblr media
Tumblr media
Tumblr media
Mình cũng có buổi gặp team Nổ Cái Bùm. Hy vọng có thể dành thời hè này ở Huế, hiểu hơn về khu vực miền Trung. Có thể cũng qua đó cảm nhận thêm kết nối với quê mình, Quảng Bình, nơi mình chỉ mới ghé thêm hai lần.
Các buổi dẫn triển lãm ở Oyoun mang cho mình nhiều suy nghĩ và cảm xúc. Cảm ơn Vi đã đồng hành cùng chị! Được trao đổi và kết nối với mọi người cũng khiến trải nghiệm này nhẹ nhàng hơn. Trong thời gian này, mình cũng viết về quá trình học hỏi từ những hoạt động xã hội tự tổ chức của các cộng đồng bên lề, di cư và hậu di cư tại Berlin. Việc viết ra cũng giúp mình ghi lại quá trình tự phản ánh đó.
Cơ hội đồng hành cùng hai initiative tưởng niệm dành cho bác (Phan Văn) Toàn và (Nguyễn Văn) Tú - dịch brochure và dịch, thảo luận, trao đổi về công trình tưởng niệm (cùng group và radio connection) - cũng mở rộng thêm suy nghĩ của mình về công tác văn hóa và giáo dục chính trị. Mọi kết quả xảy ra đều đến từ nhiều nguyên do cộng lại - chứ không chỉ từ một nguyên do duy nhất.
1 note · View note
bichngocluu · 4 days
Text
Tumblr media
Mark Hagland, "REFLECTIONS ON A MULTI-PRISMED IDENTITY", in: Outsiders Within. Writing on Transracial Adoption (2021)
0 notes
bichngocluu · 2 months
Text
Tumblr media
Trang 90, cuốn Thả một bè lau của thầy Thích Nhất Hạnh
0 notes
bichngocluu · 2 months
Text
Nếu tu học mà không nương vào những người có đạo đức lớn thì không thể nào thành công được.
2 notes · View notes
bichngocluu · 2 months
Text
A feminist cannot claim to possess the theory and the method; she seeks to be multi-dimensional and intersecting. She asks herself what she does not see, she seeks to deconstruct the malignance of school education that has taught her not to see, feel, or know how to read, but to suffocate her senses, be divided within herself and be separated from her world. She must relearn how to hear, see, and feel in order to be able to think. She knows that the struggle is collective, and she knows that the determination of her enemies to defeat liberation struggles must not be underestimated, that they will use all the weapons at their disposal—censorship, defamation, threats, imprisonment, torture, and murder. She also knows that the struggle brings difficulties, tensions, and frustrations, but also joy and gaiety, discovery and expansion of the world.
A Decolonial Feminism (Françoise Vergès)
0 notes
bichngocluu · 5 months
Text
2.12.2023
Hôm nay là khoảng hai tháng sau khi mình từ Việt Nam quay trở về Đức. Khi sang lại, Berlin chuyển mùa thu-đông, nắng tắt sớm hơn, và những tàn dư cảm xúc chưa được xử lý cũng khiến mình chập chững mất nhiều tuần. Về được mấy ngày, mình đã chuẩn bị cho buổi studio visit về sơn mài với Veronika, và viết một đoạn ngắn ghi chép lại buổi ấy. Bài viết sẽ được đăng trên tạp chí Stadtsprachen vào ngày 5.12.
Bạn bé vì lo mình quay về lại Đức sẽ hụt hẫng nên đã book vé đi chơi ở Praha và Amsterdam, hai đứa đi vui, ăn uống tẹt ga, sau đó bị ốm mất một tuần. Mình còn tậu được 1 chiếc xe đạp cũ, tiếc là chỉ đi được vài lần khi trời chưa quá lạnh.
Cập nhật từ Michaela về tuyển tập bài luận cho tập sách Cát cũng đem lại cho mình niềm vui và động lực để làm chỉn chu lại bài luận này, cũng như cân nhắc để chuyển dịch nó sang một format mới trong tương lai.
Mình được gặp T., một nghệ sĩ trình diễn dễ thương, gặp lại chị H. (cùng các chị L., M., và T. - thưởng thức một buổi tối trình diễn đan xen âm nhạc truyền thống - thể nghiệm của các chị). Mình đã đến xem triển lãm The Great Repair ở AdK, đi workshop Transnational Film Archiving ở Sinema Transtopia, xem Poetry Meets ở Oyoun, xem buổi chiếu phim "Quê hương là chùm khế chua" của Dreh Um, tới thăm Boros Collection, đến xem thư viện và archive của Schwules Museum - trong lúc hoàn thành bài viết cho AR 6 về cảnh quan văn hóa - nghệ thuật Berlin.
Thời điểm chuẩn bị cho bài viết kia, mình còn chưa biết rằng sự kiện ngày 7.10.2023 ở Gaza sẽ có tác động nhiều đến chính trị thế giới và cảm quan chính trị ở Đức, cũng như không gian văn hóa ở Berlin đến như vậy. Thành ra, cảm xúc trong khi hoàn thành nó (bài viết) cũng rất trồi sụt. Từ sau năm 2022 và trải nghiệm tại d., mình vẫn vướng mắc vô cùng, bị ngợp và phải giữ khoảng cách với những chủ đề này - vì sợ rằng nó sẽ ngoạm lấy mình. Mình muốn có thể ưu tiên việc chăm sóc và hồi phục sức khỏe tinh thần trong lúc/ trước khi xử lý chúng.
May mắn là, trong lúc hồi phục - ngẫm lại, mình cũng nghĩ ra vài việc hay ho để làm. Mình thử lập dữ liệu các nghệ sĩ Việt Nam đã sang Đức để triển lãm/ lưu trú etc. từ năm 1990 đến nay, và từ đó có những góc nhìn, quan sát mới. Đồng thời, mình cũng lập một danh sách các tác phẩm văn học được viết bởi các nhóm cộng đồng người Việt/ gốc Việt khác nhau ở Đức - bên cạnh câu hỏi lớn hơn về văn học hải ngoại/ intellectual legacies của người Việt/ gốc Việt ở hải ngoại. Có lẽ, ít nhất khi mình đang ở đây (không ở nhà), mình có thể liên đới nhiều hơn với thế giới hải ngoại. Điều này, đối với mình, cũng đòi hỏi sự can đảm và từ tốn.
Điều quan trọng nhất có lẽ là việc mình đã thử đi gặp therapist, với sự hỗ trợ, động viên (và chút xíu "đe dọa") của bạn bé. Có lẽ mình cần phải làm điều này sớm hơn lâu rồi, nhưng vẫn chần chừ - vì không chắc rằng nó sẽ hiệu quả, vì sợ tốn kém vv.. Nhưng - để đi lâu dài - ta cần những người khác đồng hành, cần support system. Và mình muốn đi lâu dài. Mình cũng học thử các lớp tự vệ; trong quá trình đó làm việc với các ranh giới của bản thân (i have such a big issue with boundaries), tái hình dung về the constellation of family dynamics, các patterns trong hành vi và lời nói, các vấn đề chưa được xử lý và vẫn tiếp tục ảnh hưởng/ có hậu quả đến hiện tại của mình - khiến mình không thể sống hết mình như mình là.
Bạn bé gửi mình cậu này: ta có thể là người tốt với ý đồ tốt, nhưng hành vi và lời nói của ta không ổn thì ta phải nhìn nhận lại, khi chúng - trong giây phút ta không kiểm soát được - làm tổn hại người khác (với hậu quả lâu dài), đặc biệt là những người ta yêu thương.
1 note · View note
bichngocluu · 8 months
Text
LIST SÁCH ĐỌC 2022-2023 (phần 1)
Hôm nay tổng hợp lại 23 cuốn sách mình đọc trong giai đoạn tháng 9.2022 - hiện tại (tháng 8.2023).
Danh sách này có thể chia làm ba nhóm chủ đề mà mình quan tâm trong thời gian qua là:
danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
thiên nhiên, tự nhiên, môi trường
giải thực dân
Nhiều cuốn trong số này có hướng tiếp cận đa ngành và liên tầng định kiến (intersectional) nên cũng có thể xếp vào nhiều hơn 1 nhóm.
Nhóm 1: Danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
Komplexe Körper. Con lai Mỹ. Identitätsverhandlungen, Fremdbilder und gesellschaftliche Positionierungen von Besatzungskindern in Vietnam (Sascha Wölck, 2012)
Mượn cuốn sách của anh Sascha đến một năm mới chịu trả 😅 Cuốn sách nghiên cứu về con lai Mỹ, những đứa con của lính Mỹ và phụ nữ Việt Nam, qua đó phản ánh lại lịch sử Việt Nam và các chuẩn mực xã hội thời kỳ hậu chiến.
Tumblr media
Asiatische Deutsche Extended. Vietnamesische Diaspora and Beyond (ed. Kien Nghi Ha, 2021)
Một cuốn khó và bằng tiếng Đức nhưng vẫn đang cố gắng đọc 🤓 Cuốn sách được phát triển từ chương trình thảo luận "Vietnamese Diaspora and Beyond" (Berlin 2020), nhìn nhận về đời sống và danh tính "người Đức gốc Á" (Asiatische Deutsche/ Asian Germans) như một định danh và phạm trù chính trị.
Các đề tài: bản sắc hải ngoại châu Á, phân biệt chủng tộc, phản kháng & trao quyền, trải nghiệm di cư etc.
Tumblr media
Vietnam: Lotus in a Sea of Fire: A Buddhist Proposal for Peace (Thich Nhat Hanh, 1967)
Biết về cuốn sách vào thời điểm cũng đang nhiều vật lộn với bản thân, chắc phải nghe/ đọc lại các cuốn sách, bài giảng của thầy.
Hoa sen trong biển lửa trình bày lại câu chuyện tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ chiến tranh, đan xen với những tranh đấu của dân chúng và Phật tử, các chính sách của hai nhà nước với Tây phương. Rất hay!
Tumblr media
The Refugees (Viet Thanh Nguyen, 2017)
Vẫn đang đọc tuyển tập truyện ngắn này với tốc độ rất chậm .. Song song với đó mình cũng quan tâm các bài luận học thuật và dự án DVAN của anh Việt.
Tumblr media
The Border Within. Vietnamese Migrants Transforming Ethnic Nationalism in Berlin (Phi Hong Su, 2022)
Đọc trong lúc tìm hiểu về cộng đồng người Việt gốc Bắc - Nam ở Berlin. Những chia rẽ từ sau khi Việt Nam và Đức thống nhất liệu có còn tồn tại?
"Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất diễn ra những cuộc tranh luận về ý nghĩa của việc là người Việt Nam." Tác giả quan tâm đến cộng đồng người Việt ở Đức, nơi mà người vượt biên chủ yếu không chỉ là người tị nạn, mà còn (từng) là: công nhân hợp tác lao động, du học sinh, đoàn tụ với gia đình vv..
Tumblr media
Return Engagements: Contemporary Art's Traumas of Modernity and History in Sài Gòn and Phnom Penh (Việt Lê, 2021)
Có cơ hội làm workshop cùng anh Việt trong festival film nên đã tìm đọc cuốn sách này của anh. Anh viết về nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á và vị trí của người nghệ sĩ - giăng mắc với các chấn thương (hậu chiến, hậu di cư) và những yêu cầu của thị trường nghệ thuật quốc tế. Mình đã hiểu hơn về nghệ thuật/ nghệ sĩ hải ngoại sau khi đọc cuốn sách.
Tumblr media
Troubling Borders: An Anthology of Art and Literature by Southeast Asian Women in the Diaspora (2021)
Hàng triệu người Đông Nam Á đã di tản sang Mỹ vào thế kỷ 20 do sự can thiệp quân sự của Mỹ. Dự án tuyển tập của DVAN (Diasporic Vietnamese Artists Network) ra đời nhằm cổ vũ sự đa dạng của các nghệ sĩ, cây viết có cơ thể nữ - gốc Đông Nam Á - ở hải ngoại. Họ là những người thường bị lề hóa hoặc vô hình, phải vật lộn giữa các giá trị/ kỳ vọng truyền thống và sự phân biệt giới tính trong chính cộng đồng mình, đi kèm với các tác lực bên ngoài.
Tumblr media
Minor Feelings: An Asian American Reckoning (Cathy Park Hong, 2020)
Danh tính một người Mỹ gốc Á:
Như một thiểu số kiểu mẫu (để thúc đẩy chủ nghĩa tư bản): "bạn sẽ không phải chịu sự phân biệt đối xử nếu như bạn thành công và chăm chỉ."
"Việc kiên nhẫn nói về chủng tộc với một người da trắng vắt kiệt mọi năng lượng. Nó giống như phải giải thích cho người khác về lý do bạn tồn tại, tại sao bạn cảm thấy đau đớn, hoặc tại sao thực tế của bạn khác với thực tế của họ."
"Các cây viết da màu phải luôn cư xử hòa nhã và biết ơn để người da trắng cảm thấy thoải mái trong việc cảm thông với những trải nghiệm phân biệt chủng tộc của họ."
Tumblr media
Über Wasser und Tote (Dan Thy Nguyen, 2022)
Dan Thy là một tiếng nói quan trọng của người Đức gốc Việt/ thế hệ 2, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, cụ thể là sân khấu. "Thông qua nghệ thuật, tôi hiểu rằng nỗi giận dữ của mình được chấp nhận." Tuyển tập thơ là tự sự về gia đình và những ám ảnh trong nó, về những trải nghiệm di cư liên thế hệ, và khát khao viết để giải phóng.
Tumblr media
Warring Visions. Photography and Vietnam (Thy Phu, 2022)
Cuốn sách nhìn lại lịch sử chiến tranh Việt Nam thông qua nhiếp ảnh: có những câu chuyện nào đi ngược lại góc nhìn quen thuộc, hoặc đã được ý thức hệ hóa qua thẩm mỹ nhất định?
Hình ảnh phục vụ cho các chiến lược hòa giải hòa bình hay phản kháng như thế nào, và trải nghiệm chiến tranh được định hình bởi nhiếp ảnh ra sao?
Các tên tuổi nhiếp ảnh gia được nhắc đến: Võ An Ninh, Võ An Khánh, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Ngọc Hạnh, vv..
Cuốn sách xem xét cả khía cạnh giới, ảnh cá nhân (lưu trữ ảnh ở hải ngoại), nhiếp ảnh 'hòa giải', hay các bức ảnh để phục dựng/ tưởng nhớ/ tưởng niệm.
Tumblr media
Archipelago of Resettlement. Vietnamese Refugee Settlers and Decolonization across Guam and Israel-Palestine (Evyn Lê Espiritu Gandhi, 2022)
Một cuốn sách thời sự về chủ đề nghiên cứu tị nạn, vấn đề giải thực dân tại khu vực xung đột Israel–Palestine, và quyền của người bản địa. Rất rất hay!
Tumblr media
(còn tiếp)
2 notes · View notes
bichngocluu · 2 years
Quote
True peace is not the absence of tension, but it is the presence of justice.
Martin Luther King, Jr.
6 notes · View notes
bichngocluu · 2 years
Quote
One way to stop seeing trees, or rivers, or hills, only as “natural resources” is to class them as fellow beings.
Ursula K. Le Guin
1 note · View note
bichngocluu · 2 years
Text
Tumblr media
“Balance is a transition, not a standstill. To walk on a rope can be a metaphor for life; seek equilibrium, active repose, reposeful action, from jeopardy to safety and back, control and loss of control. Perfect balance could perhaps be life's ideal, but it does not correspond to reality in a world in which we may more frequently fall out of balance than we succeed in preserving it. Sometimes, falling can be the meaning and the way.“
Janine Antoni. Touch, 2002. Video installation Catalogue "gehen. bleiben: Bewegung, Körper, Ort in der Kunst der Gegenwart"
2 notes · View notes
bichngocluu · 2 years
Quote
In the world where we are right now, poetry and subtlety have a renewed role, showing us an alternative for how language, time and space might interace. Communication today seems to be about compressing one sentence into a slogan or statement and making thoughts shorter, just like our habit of branding everything. I think things need to become playful, so that we cannot immediately grasp it. This inability to immediately grasp meaning, this oblique quality through which poetry makes language elusive, is a valuable alternative to the increasingly pervasive culture of branded sound bites.
Rosa Barba
0 notes
bichngocluu · 2 years
Photo
Tumblr media Tumblr media
She has strong legs like my mother In the same zodiac like my father Draws like my sister. She only gives up with those stop trying. Thick hair like me Sparkling eyes, shining smile Baby face but hand of a man Warm heart, when soft, when tough. She cooks so well i am blessed. When i'm with her, she sleeps like a puppy Dreaming closed eyelids. I kiss her forehead She, my cheeks. The thought of her, first in the morning and last at night. My love Distance closed, i'm with you Was, will, and all the time. I'm yours, now and then. Your skin on mine, dotty nose. Only you can catch my speedy walk Share my hurriness. Even faster. I love observing you You love observing me. We fell up and down. We struggle So we met and be in love. "For me to know you exist, I'm happy already".
2 notes · View notes
bichngocluu · 2 years
Text
Tư duy ngắn hạn và tư duy dài hạn
Tư duy dài hạn (long-term thinking) là một trong những điều làm nên thành công của người Đức (phải công nhận, dù bây giờ mình có nhận thức để không viết ra những thứ mang tính tôn sùng và sáo rỗng).  
- Trong hầu hết trường hợp, họ có kế hoạch trước cho mọi thứ trong tổng thể khoảng 5 năm. Lịch cá nhân thì điền sẵn trước 1 năm. Mọi thứ xoay quanh, dù vẫn có không gian cho sự thay đổi, diễn ra chặt chẽ, liên tục, liền mạch, và dễ hiểu vì có tuần tự.
- Khi làm việc với các tổ chức ở Việt Nam, thường thấy sự "được đến đâu hay đến đó". Điều này một phần diễn ra vì nguồn lực thiếu (nhân lực, tài chính vv..), dẫn đến khó khăn trong đề đạt mục tiêu và chương trình. Các kế hoạch và deadline thường diễn ra sát nút, gây áp lực lên những người tổ chức và thực hiện. Mọi người thiếu một cái nhìn tổng quát dài hạn để có thể đi lâu dài, dù khả năng xoay chuyển tình hình thường là rất tốt, với khung thời gian đôi khi rất ngắn (vài ngày - 1 tuần). Điều này, tuy nhiên, về lâu dài không hiệu quả và thiếu sự liên tục. Người làm cùng trong tổ chức (nhân viên) - hay người bên ngoài tổ chức (khán giả, khách hàng, cộng đồng, nhà tài trợ, người rót vốn vv..) để ý kỹ có thể thấy sự chắp vá đó.
- Nếu để môi trường xung quanh chi phối, mình sẽ dễ bị học cách tư duy trong môi trường mình sống. Mình đang học cách tư duy dài hạn của người Đức trong những việc mình làm: để ý đến xung quanh, xem có ai bị ảnh hưởng bởi hành động của mình không, những nhận thức/ quan ngại về môi trường - hệ sinh thái - các thế hệ sau, lên kế hoạch và tôn trọng thời gian/ lịch trình của người khác. Mình đang nhìn ra nhiều ảnh hưởng xấu (từ quy mô nhỏ/ cá nhân đến lớn/ hệ thống/ tập thể) đến từ tư duy ngắn hạn.
- Việc sống không có kế hoạch gây ảnh hưởng nhiều không chỉ về mặt công việc (chuyên nghiệp) mà cả về mặt tâm lý (cảm xúc). Sự bừa bãi và cẩu thả, thái độ yolo, tùy cơ ứng biến là lý do khiến mình nhiều lần lâm vào tình trạng khốn đốn khi sống ở Đức. Nên cũng dễ hiểu khi một trong những cách thường được gợi ý với các bạn có vấn đề về tâm lý đó là viết và ghi chép vào sổ lịch trình cũng như kế hoạch của mình. Cuộc sống ở bên ngoài chỉ có thể ngăn nắp khi thế giới trong đầu mình được sắp xếp.
- Có những cách (thói quen) để luyện tư duy dài hạn. Mình sẽ nghiên cứu kỹ và viết một bài về chủ đề này.
5 notes · View notes
bichngocluu · 2 years
Quote
Art was a means of revolt, a medium for an ontological opening. Its reality-constituting dimension was activated as a model and instrument of a force that effectively transforms inner and outer reality.
Words from Pulication "Neolithic Childhood" of Haus der Kulturen der Welt (Berlin), about Carl Einstein
0 notes
bichngocluu · 3 years
Quote
Dreams and actions are not as different as many people think. All human actions begin as dreams, and in the end become dreams again.
Theodor Herzl, Old-New Land
1 note · View note
bichngocluu · 3 years
Text
Chưa hết 2021 nhưng vẫn update nhẹ năm nay đọc gì
Từ 2018 đến giờ mình mới nhận ra mình chưa update những cuốn hay nhất mình đọc trong năm :> Nghe tình hình ở VN thì vài ngày nữa là hết lockdown, mình vẫn update lên đây vài cuốn sách, bài luận hoặc tác giả trong năm nay mà mình thích, rất rất thích, mở ra trong mình rất nhiều điều mới, hy vọng có thể cũng đem đến ai đó nhiều "Denkanstöße" (tiếng Đức, tiếng Anh nghĩa là "food for though" - 1 từ mình rất thích!)
Trinh Thi Minh-Ha
Idol mới của lòng mình :D Cô viết về lý thuyết phim ảnh - phim tài liệu, lý thuyết giới - nữ quyền - hậu thuộc địa, nghiên cứu di cư (migration studies) - nhân chủng học với một văn phong cực kỳ đẹp, thơ ca, đầy tính ẩn dụ. Màu sắc liên ngành - đa ngành (interdisciplinary) trong các bộ phim của cô vô cùng khơi gợi, khác biệt.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Countersexual manifesto subverting gender identities, Paul B. Preciado
Từ khám phá dildo (dương vật giả) như một vật thể văn hóa (cultural object) để truy tìm những khả thể khác trong tính dục, danh tính, đam mê, và các mô hình mối quan hệ - vượt ra ngoài mô hình dị tính. 
Tumblr media
Nguyễn Quốc Vinh - Deviant Bodies and Dynamics of Displacement of Homoerotic Desire in Vietnamese Literature from and about the French Colonial Period (1858-1954)
Lần tìm những dấu vết queer trong văn học Việt Nam (có Tô Hoài, Xuân Diệu vv..). Ground-breaking! Có thể tìm đọc trên talawas.org.
King Kong Theory
Tumblr media
Cũng queer & feminist theory và bánh cuốn vãi chưởng, xin được trích đoạn:
"So I am writing from here, as one of the left-overs, one of those weirdos, those who don't know how to dress, those who worry that they stink, those who have rotten teeth, those who don't know how to go about things, those whose cunts are always dry, those who have big bellies, those who would rather be men, those who behave as if they were men, those who think they're porn queens, who don't give a damn about guys but who are interested in their girlfriends, those who don't like perfume shops, whose red lipstick is too red, those who are locked up in order to be controlled, women who don't turn men on, those who can only rely on themselves for protection, who don't know how to comfort others, who couldn't care less about their kids, those who like to get drunk in bars and collapse on the floor, women who don't behave.
I'm writing for men who don't want to protect, men who would like to be protective but don't know where to start, men who don't know how to fight, those who cry easily, those who aren't ambitious, competitive, well-hung or aggressive, men who are fearful, timid, vulnerable, men who prefer looking after their home to going out to work, men who are fragile, bald, too poor to be attractive, men who'd like to be fucked, men who don't want to be counted on, men who are scared to be alone at night."
Việt Nam huyền thoại và thực tế
Trong khối cộng đồng nào cũng có các loại huyền thoại và chuyện kể. Chúng tạo dựng nên bản sắc, định hình sự tự nhận thức, tác động lên nhận thức, chính danh hóa các mối quan hệ quyền lực hoặc đặt nghi vấn vào các mối quan hệ đó. Loại tự sự như thế cũng tồn tại ở Việt Nam cũng như về Việt Nam, một đất nước thuộc vào số những quốc gia xã hội chủ nghĩa ít ỏi vẫn còn lại trên thế giới. Tập sách này giới thiệu các huyền thoại mang tính chất lịch sử, chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế về Việt Nam và nghiên cứu xem: 
Các huyền thoại đó có liên quan gì đến thực tế? Chúng tác động đến đất nước này cũng như đến cách nhìn nhận đất nước từ bên ngoài ra sao? Chúng đóng các vai trò gì - ở Việt Nam cũng như ở nơi khác?
Tumblr media
Link tải epub: https://www.bpb.de/shop/buecher/schriftenreihe/336718/vit-nam
Quê-hương-có-là-chùm-khế-ngọt
Quê hương có là chùm khế ngọt?" (tiếng Đức "Ist Zuhause da, wo die Sternfrüchte süß sind?"; thực hiện bởi VLab Berlin; bản dịch tiếng Việt: Phạm Thị Hoài) ghi chép lại những suy tư của thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên tại Đức: - về bản sắc văn hóa - về danh tính - và về trải nghiệm khác biệt của các thế hệ di cư (giữa cha mẹ - thế hệ 1, con cái - thế hệ 2). Các bạn ấy nỗ lực hội nhập thông qua thành tích học tập và ngôn ngữ như thế nào, đối diện với những xung đột liên thế hệ cũng như phân biệt chủng tộc hàng ngày ra sao? Phải sinh sống ở một đất nước mới vào những độ tuổi khác nhau có tạo ra trải nghiệm và cảm thức khác nhau về dân tộc tính? (VD: trước - sau độ tuổi dậy thì) Bản thân mình sang Đức ở vị thế chủ động - ở độ tuổi 19, là một du học sinh, có chịu sự tác động nhất định từ nền văn hóa mới lên cảm nhận identity của mình. Cuốn sách này (và những cuộc nói chuyện bên lề) giúp mình hiểu thêm về đời sống của các bạn sinh ra/ lớn lên trong hai nền văn hóa (hoặc hơn) một cách thụ động (theo ba mẹ; trước độ tuổi dậy thì; không phải quyết định của bản thân, vv..). Nói chung là hay phếttt. Ai tò mò có thể tìm đọc thêm về cuốn sách tại đây: https://vlabberlin.de/que-huong-co-la-chum-khe-ngot/.
Tumblr media
Contemporary Art and Memory Images of Recollection and Remembrance by Joan Gibbons 
Khám phá về nghệ thuật đương đại về chủ đề trauma (tập thể và cá nhân), ký ức và sự tưởng nhớ. 
Một vài trích đoạn phần mở đầu:
Memory is one of the most vital of our faculties, the apparatus that allows for recognition (re-cognition) without which the powers of cognition itself remain transient and unframed. However, memory is never just a straightforward process of recording ..
It can be both elusive and intrusive and we can rarely be completely sure of its fidelity to the events or facts that it recalls.
The claims that are made and the stories that are told in the name of memory can alter people’s understanding of the world and, of course, alter the ways in which they act in or upon that world.
Contemporary art has harnessed memory in such a wide variety of ways that it can readily be taken as representative of the range of attitudes towards and uses of memory in the culture as a whole.
Tumblr media
Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học - Huizinga (Trần ngọc Hiếu)
Homo Ludens [Người chơi] của Johan Huizinga là một cuốn sách quan trọng nghiên cứu về trò chơi mà mình phải đọc trong ngành Cultural Studies. Bài luận này gợi mở thêm những cách nghĩ dựa trên cuốn sách ấy áp dụng vào lĩnh vực văn học. Xin được trích đoạn:
.. trò chơi đã trở thành một từ khóa, một khái niệm công cụ để tư duy lại hàng loạt những vấn đề hiện sinh cốt lõi: thế giới, con người, bản sắc, ngôn ngữ, ý nghĩa…
Sự chơi, theo quan niệm của Johan Huizinga, được hiểu là “… một hoạt động tự do, tách ra một cách tương đối khỏi cuộc đời ‘thường nhật’ như là một sự ‘không nghiêm trọng’ song đồng thời lại có khả năng cuốn hút người chơi mãnh liệt và tuyệt đối. Nó là một hoạt động không gắn với một quan tâm vật chất nào và vụ lợi nào. Nó triển diễn bên trong những giới hạn không gian và thời gian của riêng mình, tuân theo những luật lệ cố định và theo một cách thức mang tính mệnh lệnh” (Huizinga:13).
Thế giới chơi (play-sphere/play world) này thực chất là một ảo ảnh [..] không hướng đến một mục đích thực dụng nào song lại có sức mê hoặc, lôi cuốn con người bởi lẽ chơi là “một chức năng biểu nghĩa” (significant function) (Huizinga:1). Nó gắn với nỗi thôi thúc mang màu sắc hiện sinh: Con người chơi để được là mình, để không bị quy giản thành một thực thể duy lý vì “chơi là phi duy lý” (Huizinga:4). 
Con người chơi như một cách để tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của chính mình, như một cách để tạo nghĩa cho chính thế giới mà y tồn tại trong đó. Con người chơi để khai phá sự tự do khi vượt qua những tất yếu của thực tại, để phát hiện những khả thể của bản thân và của chính thế giới.
Đọc tại: https://hieutn1979.wordpress.com/2012/01/04/ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-b%E1%BA%A3n-ch%E1%BA%A5t-tro-ch%C6%A1i-c%E1%BB%A7a-van-h%E1%BB%8Dc-nh%E1%BB%AFng-g%E1%BB%A3i-m%E1%BB%9F-t%E1%BB%AB-cong-trinh-homo-ludens-c%E1%BB%A7a-johan-huizinga/
4 notes · View notes
bichngocluu · 3 years
Quote
Academic discourse and its grammar not only are like a forest that doesn’t allow us to distinguish between individual trees but also go a step further, forcing the researcher to cut the trees down in order to understand the forest.
Paul B. Preciado, Countersexual manifesto
3 notes · View notes