Tumgik
dinhthang · 4 days
Text
NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bắp Cải
a. Thành phần và tác dụng Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải, một loại rau mùa đông bổ dưỡng, ngoài ra còn có chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Chính vì vậy bắp cải được người La Mã gọi là "Loại rau thứ nhất". Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn có các chất chống ung thư. …
b. Bài thuốc phối hợp …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaBệnhTimMạch #ChữaĐauCơGânXương #ChữaĐauDạDày #ChữaHoHen #ChữaTiểuĐường
0 notes
dinhthang · 4 days
Text
NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống
a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.
b. Bài thuốc phối hợp …
NguyênLiệuLàmThuốc #CầmMáu #ChữaBệnhTrĩ #ChữaQuaiBị #ChữaTiểuĐường #ĐắpVếtThươngRắnRếtcắn #GiảiĐộc
0 notes
dinhthang · 5 days
Text
NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Cần
a. Thành phần và tác dụng Rau cần là loại rau thông dụng, không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn có tác dụng chữa bệnh. Rau cần có giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100g rau cần, chứa 26g protein, canxi 160mg, phot pho 61mg, trong đó hàm lượng protein cao hơn gấp vài lần so với rau quả khác. Hàm lượng sắt, canxi cao gấp 20 lần so với cà chua. Rau cần thường sử dụng phần cành to và non, giàu mùi thơm. Có thể xào chay, xào mặn, luộc chín, cũng có thể làm nhân. Lá và hoa của rau cần cũng có thể ăn. Rau cần chứa tinh dầu đã bay hơi, mùi thơm, giúp ăn ngon miệng, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra còn có tác dụng kiện não ích trí và trị các bệnh tim mạch. Theo Đông y, rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu. Thích hợp cho người huyết áp cao, mắt mờ, đầu nặng, ho ra đờm, máu ứ, mưng nhọt. Dùng nước cốt rau cần giúp trị sốt cao đột ngột ở trẻ, trị người nóng sau khi say rượu, thông đại tiểu tiện. Sắc nước rau cần uống trị thổ tả ở trẻ em. Người bị buyết áp cao n��n dùng rau cần thường xuyên, giúp hạ huyết áp. Rau cần còn có ích cho phụ nữ có thai, bà mẹ đang cho con bú và người bệnh thiếu sắt. Đối với người bị bệnh gan và táo bón, dùng rau cần giúp khôi phục sức khoẻ. Rau cần nấu với thịt giúp kiện tỳ vị. Rau cần vắt nước hoà với đường trắng uống thay trà, giúp trị viêm khớp tay chân.
b. Bài thuốc phối hợp …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaTiểuĐường #HạHuyếtÁp #ThuốcNgủAnThầnTrấnKinh
0 notes
dinhthang · 12 days
Text
Mind Map 41 - KINH TRUNG BỘ - 19. Kinh Song tầm (Dvedhàvitakka sutta)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". --"Thưa vâng", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: -- Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.
Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta mở con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ, Ta đóng con đường nguy hiểm, Ta mang đi con mồi đực, Ta hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, những gì vị Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Người. Chư Tỷ-kheo, đây là các gốc cây, đây là các chỗ trống. Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Vietnam #daobut #kinhtrungbo
0 notes
dinhthang · 22 days
Text
NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI CÂY
Cây mía
Cây mướp đắng
Cây sả
Cỏ sữa
Hoàng bá
Cây huyết dụ
Cây hoa hiên
Cây ớt
Cây bưởi
Cây hoa gạo
Cây quýt gai
Cây trầu
Cây hướng dương
Cây ổi
Chua me đất
Cây sống đời
Cây xương sông
Lô hội
NguyênLiệuLàmThuốc
0 notes
dinhthang · 22 days
Text
NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI HOA
I. VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI HOA Thế giới của các loài hoa rất phong phú và đa đạng, với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm hấp dẫn, hoa đem tươi vui đến cho mọi nhà và làm đẹp cho cuộc sống. Thế nhưng ít ai biết rằng, một số loài hoa còn được dùng làm thực phẩm và là vị thuốc quý có tác dụng phòng và chữa bệnh rất công hiệu.
Hoa hồng
Hoa đào
Hoa cúc
Thiên lý
Hoa hoè
Hoa mào gà
Hoa đinh hương
Hoa kim ngân
Hoa nhài
Ngọc lan
Râm bụt
Hoa ngâu
Hoa tầm xuân …
NguyênLiệuLàmThuốc
0 notes
dinhthang · 22 days
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - TỬ HOA ĐỊA ĐINH
Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo. Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae).
Nguồn gốc: Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này. …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaĐiLỏngĐauBụng #ChữaHoàngĐản(VàngDa) #ChữaMụnNhọtMẩnNgứa #ChữaPhùThũng #ĐắpVếtThươngRắnRếtcắn #GiảiĐộc #TiêuSưng
0 notes
dinhthang · 22 days
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - TOÀN PHÚC HOA
Tên khác: Hoa Bách diệp thảo; cây Cúc mắt ngựa (hoa). Tên khoa học:
Inula japonica Thunb. (Toàn phúc hoa).
Inula britanica L.; (Âu Á Toàn phúc hoa). Họ Cúc (Asteraceae).
Nguồn gốc: Cây Toàn phúc (hoa) nguồn gốc Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên (châu Á) và cây Âu Á Toàn phúc (hoa), nguồn gốc Đông và Trung Âu và châu Á, thường gọi là cây Cúc mắt ngựa. Ở châu Âu trồng nhiều là cây Inula helenium L., mọc hoang ở Trung Âu, Đông Âu; được trồng ở Tây Âu. Còn Toàn phúc (hoa) mọc hoang và được trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, dùng làm thuốc . …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaHoHen #ChữaNônMửa-PhiênVị
0 notes
dinhthang · 22 days
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - THUỶ TIÊN
Tên khác: Thủy tiên hoa (cây), Nữ sử hoa (cây). Tên khoa học: Nareissus tazetta L.var.chinensis Roemer. Họ Hoa loa kèn (Amaryllidaceae).
Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ ôn đới, Á nhiệt đới. Trước đây Thuỷ Tiên được nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam, trong dịp Tết để làm cảnh. …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaBệnhPhụNữ #ChữaCảmSốt #ChữaHoHen #GiảiNhiệt
0 notes
dinhthang · 23 days
Text
Tôi nghe như vầy: Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika.
-- Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào tịnh xá.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, như một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Bạch Thế Tôn, cũng vậy, Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thoải mái tâm trí. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì? -- Do vậy, này Ananda, pháp môn này được gọi là pháp môn bánh mật (Mật hoàn). Hãy như vậy thọ trì! Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Vietnam #daobut #kinhtrungbo
0 notes
dinhthang · 1 month
Text
Mind Map 39 - KINH TRUNG BỘ - 17. Kinh Khu rừng (Vanapattha sutta)
Tôi nghe như vầy: Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). … Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm không định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm chưa được định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, và vô thượng an ổn, khỏi ách phược chưa được thành đạt được thành đạt. Và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách dễ dàng". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải trọn đời theo sát người này, không được bỏ đi, dầu cho có bị xua đuổi. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Vietnam #daobut #kinhtrungbo
0 notes
dinhthang · 1 month
Text
Mind Map 38 - KINH TRUNG BỘ - 16. Kinh Tâm hoang vu (Cetokhila sutta)
Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). … Chư Tỷ-kheo, như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái, những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự mong ước: "Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng, hay với mỏ của chúng, có thể thoát ra một cách yên ổn", những con gà con ấy, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng hay với mỏ của chúng, có khả năng thoát ra một cách yên ổn. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Vietnam #daobut #kinhtrungbo
0 notes
dinhthang · 1 month
Text
Mind Map 37 - KINH TRUNG BỘ - 15. Kinh Tư lượng
Như vầy tôi nghe: Một thời, Tôn giả Mahamoggallana sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển.
Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: "Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh". Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp. Tôn giả Mahamoggallana thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahamoggallana.
Vietnam #daobut #kinhtrungbo
0 notes
dinhthang · 2 months
Text
Mind Map 36 - KINH TRUNG BỘ - 14. Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhanda sutta)
-- Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahànàma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng. Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahànàma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối.
Vietnam #daobut #kinhtrungbo
1 note · View note
dinhthang · 2 months
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - THƯỢC DƯỢC
Tên khác: Bạch thược. Tên khoa học: Peonia lactiflora Pall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Nguồn gốc: Bạch thược nguồn gốc Trung Quốc, trên thế giới chi Peonia có 35 chủng, có 51 loài mọc ở Trung Quốc, trong đó có Bạch thược; vùng trồng chủ yếu ở Tây Nam và Tây Bắc. Việt Nam, giáp giới Tây Nam Trung Quốc, đã trồng thử Bạch thược ở Sa Pa (Lào Cai) có kết quả vào những năm 1960 - 1970. …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaBệnhPhụNữ #ChữaĐiLỏngĐauBụng #ChữaKiếtLỵ #MồHôiTrộm
0 notes
dinhthang · 2 months
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ
Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae).
Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. …
NguyênLiệuLàmThuốc #CầmMáu #ChữaBệnhPhụNữ #ChữaBệnhSởi #ChữaSốtRét #NhuậnTràngvàTẩy #ThôngTiểuTiệnvàThôngMật
0 notes
dinhthang · 2 months
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - THU HẢI ĐƯỜNG
Tên khác: Hiện nhục Hải đường, Tứ quý Hải đường. Tên khoa học: Begonia semperflorens Link. et Otto. Họ Thu Hải đường (Begoniaceae).
Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới. Từ Begonia được đặt ra là xuất xứ từ tên Pháp M. Bégon (1638 - 1710) Thống đốc cảng Santo Domingo thủ phủ của xứ Dominica [nay là nước cộng hoà Dominica ở đảo Haiti (Mỹ châu)]. Bégon bảo trợ cho nhà nghiên cứu khoa học nên giới thực vật học đã đặt tên chi loài cây này là Begonia. Cây ra hoa suốt năm. B. semperflorens được trồng làm cây cảnh vì bộ lá rất đẹp, duyên dáng và hoa sặc màu rực rỡ. …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaMụnNhọtMẩnNgứa #GiảiĐộc
0 notes