Tumgik
drngocanh · 2 years
Text
Tumblr media
4 nguyên tắc trong điều trị MỤN TRỨNG CÁ
Điều chỉnh những thay đổi về sừng hóa cổ nang lông
Giảm hoạt động tuyến bã nhờn
Giảm sự phát triển vi khuẩn P.acnes
Chống viêm
0 notes
drngocanh · 2 years
Text
Nhận biết bệnh lang ben !
+ Tác nhân: Pityrosporum orbiculare
+ Lâm sàng:
Thương tổn có thể xuất hiện nhiều màu sắc, những màu phổ biến nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và trắng nhạt (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có viêm nhẹ dẫn đến màu hồng. Sắc tố bị giảm có thể là tác dụng ức chế thứ phát của axit dicarboxylic trên các hắc tố bào ( các axit này là kết quả của quá trình chuyển hóa lipid bề mặt vi nấm) hoặc giảm bắt nắng do khả năng lọc ánh sáng mặt trời của vi nấm. Nói chung, bệnh vảy phấn đa màu sắc không triệu chứng đáng kể, sự quan tâm chính là các biểu hiện của nó.
Thương tổn ở vùng da không phơi ra ánh sáng: dát cà phê sữa, vàng nhạt, nâu đỏ đen. Trên mặt dát có vảy nhẹ, cạo bằng curette, vảy rơi ra như dăm bào. Teo da. Hình dáng, kích thước thay đổi khác nhau, từ nhỏ lấm tấm, đến những mảng lớn, bờ quanh co như bản đồ.
Thương tổn ở vùng phơi ra ánh nắng: có màu trắng, ít hoặc không ngứa khi ra nắng, mồ hôi nhiều thì ngứa râm ran như kim châm.
Vị trí: cổ, ngực, mạn sườn, phía trong cánh tay, có thể lan ra bụng, lưng, mặt, phía trong đùi.
Dưới ánh sáng Wood: dát huỳnh quang màu xanh lá cây
Tumblr media
0 notes
drngocanh · 2 years
Text
Ánh sáng xanh điều trị mụn trứng cá
P. acnes là mục tiêu quan trọng cho trị liệu bằng ánh sáng (phototherapy) trong điều trị trứng cá, vì nó đóng vai trò trọng tâm trong quá trình viêm nhiễm. P. acnes tạo ra porphyrin có mặt trong nang lông với một tỉ lệ tương ứng. Các hợp chất quang hoạt này có thể bị kích thích bởi ánh sáng xanh có độ dài sóng 400-450nm, tác dụng hoạt hoá porphyrins của vi khuẩn, để phát ra oxygen và các gốc tự do, phản ứng lại, làm tổn thưong màng tế bào, giúp tiêu diệt P. acnes trong nang lông của các bệnh nhân trứng cá.
0 notes
drngocanh · 2 years
Text
CÓ HAY KHÔNG TRỊ NÁM 1 LẦN DUY NHẤT?
Nếu bạn bị nám và đã từng tìm hiểu về các phương pháp trị nám da sẽ dễ nhận thấy một điều có rất nhiều quảng cáo trị nám một lần duy nhất. Liệu điều này có thật hay không?
Trên tế, hiệu quả trị nám đến nhanh hay chậm, đạt được ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Trong đó, chúng ta sẽ cần kể đến những điều sau:
Mức độ nám của bạn là nặng hay nhẹ, sự phân bố của nám trên các lớp da, nám thượng bì, nám trung bì hay hỗn hợp.
Tình trạng nám của bạn đã xuất hiện lâu hay chưa. Có nguyên nhân trực tiếp hay đa yếu tố.
Nền da của bạn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả trị của các phương pháp trị nám da. Da yếu và da khoẻ sẽ có đáp ứng khác nhau.
Phương pháp trị nám da mà bạn lựa chọn có đem đến hiệu quả thực sự hay không. Trên thực tế, ngoài những phương pháp điều trị theo y học chứng cứ, còn tồn tại những phương pháp phản khoa học, đem lại kết quả "ảo", mang tính chiêu trò.
Phác đồ trị nám do bác sĩ đưa ra có phù hợp với bạn hay không. Thông thường phác đồ trị nám cần phối kết hợp nhiều phương phác và cá thể hoá theo từng case. Không có đáp án cho mọi bài toán đúng không nào.
Bạn có thực hiện đúng yêu cầu điều trị của bác sĩ đưa ra và có chăm sóc da, bảo vệ da tại nhà tốt hay không? Đây chắc chắn là trao đổi tiên quyết và tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt trước khi trị nám.
Nhưng chắc chắn, nám da không thể điều trị hoàn toàn trong 1 lần duy nhất như những lời quảng cáo bán hàng online hoặc các cơ sở đang đưa ra. Bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi dù không hết hẳn 100% nhưng sau 1 lần làm da cũng có những cải thiện khả quan. Và nếu chúng ta kiên trì, tìm đến đúng nơi đúng chỗ thì nám vẫn được kiểm soát tốt, giảm biểu hiện và nguy cơ tái phát.
Hãy cân nhắc và lựa chọn thông thái nhé!
1 note · View note
drngocanh · 2 years
Text
Kem chống nắng tốt cho bà bầu!!!
Dạo này mọi người nhắn hỏi về KCN cho mẹ bầu nhiều quá nên Bs Ngọc Anh viết bài chia sẻ này. Chị em tham khảo để lựa chọn KCN phù hợp nha.
- 2 thành phần: PABA and trolamine salicylate có khả năng gây hại được FDA chỉ ra và hiện chúng không còn có mặt trong các sản phẩm kem chống nắng hợp pháp được bán trên thị trường.
- Các thành phần khác bao gồm: oxybenzone, avobenzone, ensulizole, octisalate, homosalate, octocrylene, and octinoxate, đây là các thành phần chống nắng phổ biến được sử dụng nhiều năm nay. Tuy nhiên, hiện FDA đang yêu cầu nhiều nghiên cứu về độ an toàn trong sử dụng lâu dài của các thành phần này để đạt tiêu chuẩn GRASE.
- 2 thành phần được FDA chứng nhận “generally recognized as safe and effective” bao gồm: zinc oxide và titanium dioxide. Chúng là các chất lọc tia vật lý, ngăn chăn tia sáng gây hại vào da của chúng ta. Đây là thành phần chính của kem chống nắng vật lý - physical sunscreens, mineral sunscreens.
Kem chống nắng vật lý là lựa chọn TỐT NHẤT cho trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú và những ai có làn da nhạy cảm.
1 note · View note
drngocanh · 2 years
Text
Ảnh hưởng của thực phẩm có chỉ số đường huyết/tải lượng đường huyết cao và mụn trứng cá
Tumblr media
- Chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) là một thông số để phân loại các nhóm thực phẩm, đồ uống theo mức độ làm tăng nồng độ đường máu sau ăn so với đường glucose, tại thời điểm 2 giờ sau khi tiêu thụ loại thực phẩm đó. Chỉ số này thể hiện mức độ làm tăng đường huyết sau ăn của thực phẩm.
- Tải lượng đường huyết (glycemic load – GL) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm, chỉ số này thể hiện lượng carbohydrate trong loại thực phẩm đó. Các loại thức ăn có GI và GL cao phổ biến là cơm trắng, đường, bánh ngọt, kẹo, pizza, pasta, bánh mì, nước ngọt có ga, bỏng ngô, khoai tây, mật ong, sữa gạo, các loại snacks… Các thực phẩm có GI và GL thấp phổ biến là các loại hoa quả ít ngọt (táo, đào, dâu), rau xanh, sữa đậu nành, sữa chua …
- GI và GL đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến cơ chế bệnh sinh trứng cá. Ví dụ, chế độ ăn uống ít GL làm giảm nồng độ androgen tự do và tăng protein liên kết với IGF-1, do đó làm giảm nồng độ IGF-1 tự do. Trong một nghiên cứu trên 12 bệnh nhân nam bị mụn trứng cá (từ 15–20 tuổi), chế độ ăn uống có GL thấp làm tăng mức lưu hành của các protein liên kết IGF-1, điều này làm giảm hoạt tính sinh học của IGF-1. Trong một nghiên cứu khác trên 31 bệnh nhân nam bị mụn trứng cá (từ 15–25 tuổi), so sánh chế độ ăn uống ít GL với chế độ ăn chứng, sau 12 tu��n, có tăng tỷ lệ axit béo bão hòa trên bề mặt da và giảm các tổn thương do mụn trứng cá ở nhóm ăn chế độ ăn giảm GL.
- Chế độ ăn ketogenic, dựa trên việc giảm gần như toàn bộ carbohydrate và tăng tiêu thụ chất béo và protein, khiến cơ thể phải cung cấp năng lượng từ ceton hơn là từ glucose. Quá trình này được gọi là ketosis. Chế độ ăn này đã được chứng minh là làm nồng độ các marker của phản ứng viêm và giảm nồng độ IGF-1 huyết thanh, từ đó giảm trứng cá
- Hai thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chỉ ra rằng chế độ ăn có GL thấp (tức là chế độ ăn ít carbohydrate) làm giảm số lượng tổn thương do mụn trứng cá, trọng lượng cơ thể và chỉ số mỡ có thể so với những người theo chế độ ăn nhiều carbohydrate. Một nghiên cứu khác tiến hành trên các bệnh nhân với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình được phân ngẫu nhiên theo chế độ ăn có GL thấp hoặc chế độ ăn GL cao trong 10 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảm đáng kể các tổn thương viêm và không viêm, các tuyến bã nhờn nhỏ hơn, giảm mức độ nặng của mụn trứng cá ở nhóm dùng chế độ ăn có GL thấp.
- Cordain và cộng sự đã quan sát thấy tỉ lệ trứng cá rất thấp ở cư dân đảo Kitavan của Papua New Guinea và những người săn bắn hái lượm ở Paraguay, có thể do chế độ ăn uống ít GL của họ. Trong khi đó, người da đỏ Nam Mỹ và người dân đảo Pacific có nguồn gốc chủng tộc tương tự, nhưng lối sống phương Tây hóa hơn, có tỷ lệ bị mụn trứng cá cao hơn đáng kể so với người dân đảo Kitavan. Tuy nhiên, tỷ lệ mụn trứng cá thấp hơn ở quần thể dân cư này cũng có thể là do khẩu phần ăn có hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn hoặc lượng sữa và các sản phẩm từ sữa thấp hơn so với chế độ ăn phương Tây.
#bsnguyenngocanh#MụnTrứngCá#highglycemic
Tài liệu tham khảo:
1. Adebamowo C, Spiegelman D, Danby F, Frazier A, Willett W, Holmes M. High school dietary dairy intake and teenage acne. J Am Acad Dermatol. 2005;52:207–14.
2. Baldwin H, Tan J. Effects of Diet on Acne and Its Response to Treatment. Am J Clin Dermatol. 2021 Jan;22(1):55-65.
3. Çerman A, Aktaş E, Altunay İ, Arıcı J, Tulunay A, Ozturk F. Dietary glycemic factors, insulin resistance, and adiponectin levels in acne vulgaris. J Am Acad Dermatol. 2016;75(1):155-162.
4. Cordain L, Lindeberg S, Hurtado M, Hill K, Boyd Eaton S, Brand-Miller J. Acne vulgaris. Arch Dermatol. 2002;138:1584–90.
5. Smith R, Mann N, Braue A, Mäkeläinen H, Varigos G. The effect of a high-protein, low glycemic-load diet versus a conventional, high glycemic-load diet on biochemical parameters associated with acne vulgaris: a randomized, investigator-masked, controlled trial. J Am Acad Dermatol. 2007;57(2):247–56.
6. Smith R, Mann N, Braue A, Mäkeläinen H, Varigos G. A low-glycemic-load diet improves symptoms in acne vulgaris patients: a randomized controlled trial. Am J Clin Nutr. 2007;86(1):107–15.
1 note · View note
drngocanh · 2 years
Text
Ảnh hưởng chế độ ăn và mụn trứng cá
Tumblr media
ANH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN VÀ MỤN TRỨNG CÁ (Part 1)
Trứng cá là một bệnh da viêm với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Bên cạnh bốn cơ chế chính được chấp thuận rộng rãi, nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến bệnh như yếu tố di truyền, hormone, stress, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn và lối sống.
Mối liên quan giữa chế độ ăn và trứng cá là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân, cũng là câu hỏi thường xuyên được đặt cho bác sĩ da liễu trong thực hành lâm sàng, tuy nhiên các quan điểm về vấn đề này trong y văn vẫn còn chưa thống nhất.
Hãy cũng bs Ngọc Anh tìm hiểu về một số thực phẩm có ảnh hưởng đến mụn trứng cá nhé!
+ Cơ chế bệnh sinh của trứng cá gồm 4 yếu tố chính:
- Tăng sản xuất bã nhờn
- Tăng sinh vi khuẩn Cutibacterium acnes (C. acnes, trước đây được gọi là Propionibacterium acnes)
- Tăng sừng hóa cổ nang lông
- Phản ứng viêm ở khu vực nang lông- tuyến bã.
+ Sản xuất bã nhờn quá mức xảy ra do sự gia tăng hoạt động của hormone androgen và yếu tố tăng trưởng giống insulin-1(IGF-1). IGF-1 đã được chứng minh là làm giảm nồng độ trong nhân của yếu tố phiên mã FoxO1, dẫn đến kích hoạt con đường tín hiệu của phức hợp rapamycin 1 ở động vật có vú (mTORC1). Phức hợp này có liên quan đến chuyển hóa và tăng sinh tế bào. Trong mụn trứng cá, mTORC1 kích thích tăng sinh tuyến bã, tổng hợp lipid và tăng sản tế bào sừng. Leucine, một axit amin phổ biến trong thịt và protein từ sữa, cũng kích hoạt mTORC1. Ngoài ra, IGF-1 làm tăng nồng độ androgen, androgen lại có tác dụng làm tăng sản xuất IGF-1 nội sinh, tạo thành một vòng điều hòa ngược dương tính càng làm tăng sản xuất bã nhờn. Tăng insulin máu làm tăng mức lưu hành của IGF-1 và protein gắn với IGF, tác động trực tiếp đến tăng sản tế bào sừng và quá trình chết tế bào theo chương trình. Hormone tăng trưởng và chất trung gian gây viêm cũng có liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá.
- Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các sản phẩm sữa ảnh hưởng đến mụn trứng cá thông qua tăng nồng độ yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) trong huyết thanh. IGF-1 kích thích tổng hợp nội tiết tố androgen từ buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam, đồng thời ức chế gan tổng hợp globulin liên kết hormone giới tính, dẫn đến tăng nồng độ của androgen tự do.
- Ngoài ra, sữa bò công nghiệp đã được báo cáo là có nhiều yếu tố tăng trưởng khác, như tiền chất của testosterone, chất này tăng sinh nhân mụn thông qua kích thích sản xuất bã nhờn và tăng sừng hóa của đơn vị nang lông-tuyến bã.
- Trên thị trường, sữa bò có các mức chất béo khác nhau: sữa nguyên chất, chứa khoảng 3,5% chất béo, sữa ít béo chứa khoảng 2% chất béo và sữa tách béo. Trong đó, sữa tách béo có nguy cơ gây mụn cao nhất, do quá trình chế biến sữa tách béo làm tăng nồng độ của các chất có hoạt tính sinh nhân mụn, đồng thời loại bỏ bớt estrogen, một thành phần được chứng minh là làm giảm mụn trứng cá. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng về mối liên hệ giữa hàm lượng chất béo trong sữa và trứng cá.
- Đạm whey là protein huyết thanh sữa được sử dụng như chất bổ sung đường uống để tăng khối lượng cơ. Một số bài báo báo cáo mối liên quan tiềm ẩn của những protein này và mụn trứng cá. Chiết xuất whey protein từ sữa bò chứa sáu yếu tố tăng trưởng: yếu tố tăng trưởng khối u (TGF), insulin, yếu tố tăng trưởng giống insulin I và II (IGF-I và -II), yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu (PDGF) và yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 1và 2 (FGF-1 và -2). Tất cả chúng đều là chất cảm ứng mạnh của chất dẫn truyền phụ thuộc glucose polypeptide kích thích tiết insulin của tế bào β tuyến tụy và có thể liên quan đến mụn trứng cá.
2 notes · View notes