Tumgik
nhungchuyenxuacu · 10 years
Text
Khoái Triệt khuyên Hàn Tín xưng vương
Thời Hán Sở tranh hùng, Hàn Tín làm tướng của Lưu Bang, công trùm thiên hạ, cầm tù Ngụy vương, bắt Hạ Duyệt, giết Thành An Quân, chiêu hàng đất Triệu, uy hiếp đất Yên, bình định đất Tề, sang đất Nam đánh gãy hai mươi vạn quân Sở. Cho nên có người đất Phạm Dương là Khoái Triệt mới khuyên Hàn Tín tự lập làm vương, chia ba thiên hạ. Nhưng vì quá trung thành với Lưu Bang nên Tín không nghe, Triệt bèn đến lần thứ hai. Khoái Triệt nói:
Nghe là để chuẩn bị mà làm, kế là then chất của việc. Nghe sai, kế hỏng mà vẫn ở yên được lâu là việc ít có vậy. Người nghe mà phân biệt được việc nên chăng, thì không thể dùng lời nói để làm rối loạn. Bàn mưu mà không bỏ quên điều gốc và điều ngọn thì không thể lấy lời lẽ văn hoa để làm rối loạn. Cam tâm làm phận sự của bọn tôi tớ thì sẽ mất cái quyền của người muôn cỗ xe; cứ bo bo lấy cái lộc ít ỏi thì bỏ lỡ đia vị khanh tướng. Cho nên kiên quyết là cái quyết định người khôn. Ngờ vực làm hại công việc; cứ xét cái kế nhỏ tủn mủn thì sẽ bỏ sót việc lớn trong thiên hạ. Một khi trí đã biết rõ mà không dám làm thì đó là điều gây nên mọi thứ tai họa. Cho nên có câu nói “con mãnh hổ do dự không bằng con ong, con bọ cạp liều đốt. Ngựa ký dùng dằng không bằng ngựa hèn bước chắc chắn. Mạnh Bôn hồ nghi không bằng con người tầm thường kiên quyết đi đến mục đích. Khôn như Nghiêu, Thuấn mà ngậm miệng không nói thì không bằng kẻ câm người điếc lấy ngón tay chỉ trỏ”. Những điều trên đây, nói rằng cái quý là ở chỗ biết hành động. Đại phàm công lao thì khó thành mà dễ bại; thời cơ thì khó được mà dễ mất. Ôi! Thời cơ không trở lại. Xin túc hạ xét rõ cho.
Hàn Tín do dự không nỡ phản lại Hán vương, lại tự cho rằng mình lập được nhiều chiến công, Hán vương dẫu sao cũng không lấy mất nước Tề của mình, nên từ tạ Khoái Triệt.
Năm 201 TCN, Hàn Tín bị Lưu Bang tước hết binh quyền bắt về Lạc Dương. Năm năm sau, Lã Hậu lập mưu bắt giết cả ba họ nhà Hàn Tín.
- wikipedia -
3 notes · View notes
nhungchuyenxuacu · 10 years
Text
Án Anh đi sứ nước Sở
Án Anh tự là Bình Trọng làm quan hai triều vua Tề Trang công và Tề Cảnh công thời Xuân Thu.
Năm 531 trước Công nguyên, Án Anh phụng mệnh vua Tề đi sứ sang nước Sở. Sở Linh Vương kiêu ngạo và ngang ngược nói với các đại thần: "Án Anh rất lùn, nhưng hắn có danh tiếng rất cao trong các nước chư hầu. Lần này đến, chúng ta phải đem hắn ra làm trò cười một phen để tỏ rõ uy phong của nước Sở ta".
Sau đó vài hôm, Án Anh đến nước Sở, vua Sở truyền lệnh không mở cửa lớn chỉ cho người bảo vệ bảo Án Anh chui vào cửa nhỏ (cửa dành cho chó đi) với lý do là sứ giả nước Tề thấp bé, đi vào cửa nhỏ ở bên cũng được. Án Anh đáp: "Nay ta sang nước Sở thì phải đi vào cổng lớn mới đến nước Sở, nếu chui vào cổng chó này chẳng nhẽ ta lại đến nước chó chứ hả?". Sở Vương nghe được bèn mở cổng lớn cho ông vào.
Khi được Sở vương vời tiếp kiến, vua Sở hỏi Án Anh: "Nước Tề hết người rồi sao lại cử sứ giả bé nhỏ thế kia?". Án Anh đáp: "Nước Tề dân đông, xẻ vạt áo có thể che mặt trời, phun nước bọt có thể gây lụt, thiếu gì người tài, thân hình cao lớn. Nhưng lệ nước Tề: Nếu đến thăm nước thượng đẳng thì sẽ phái người thượng đẳng, đến thăm nước hạ đẳng thì phái người hạ đẳng đi. Thần rất không có tài cán nên được phái tới đây.
Đến giữa chừng, Sở vương đang tiếp Án Anh thì có mấy tên lính dắt một tù binh đi ngang qua, Sở vương liền kêu lại hỏi người kia là người nước nào, bị tội gì, thì một tên lính cho biết người này nguyên là người nước Tề, bị bắt vì phạm tội ăn trộm ngựa. Sở vương cho lui rồi quay sang hỏi Án Anh: Người nước Tề hay trộm cắp vậy sao?
Án Anh đáp: "Cây quít trồng ở phương bắc thường cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả đã chua, lại còn ít nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sanh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy". Sở Vương phải chịu phục.
10 notes · View notes
nhungchuyenxuacu · 10 years
Text
Chuyện Phạm Lãi không cứu được con
Phạm Lãi, tên tự là Thiếu Bá, là một tướng tài của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở. Phạm Lãi quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang 1.000 dật vàng đi đút lót cho Trang Sinh xin tha con mình. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo.
Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình. Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả mà không được hỏi lý do tại sao. Trang Sinh vốn là người ngay thẳng, định bụng sau khi xong việc sẽ hoàn lại vàng cho Đào Chu công.
Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân.
Con cả Phạm Lãi chưa về ngay, lại lấy tiền riêng của mình mang theo là 100 dật, nhờ cậy một vị quan khác nước Sở nghe ngóng tình hình. Nghe tin vị đó báo lại là vua Sở sẽ đại xá, anh ta nghĩ rằng đáng lý mình không phải phí vàng đem đút lót mà em mình vẫn được thả, nên quay lại nhà Trang Sinh. Trang Sinh biết ý anh ta muốn đòi vàng, bèn trả lại; nhưng trong bụng thấy xấu hổ vì bị trẻ con nghĩ rằng mình là kẻ tham lam, bèn vào tâu vua Sở rằng:
Tôi nghe thiên hạ dị nghị rằng đại vương nhận tiền đút lót của Phạm Lãi nên mới đại xá thiên hạ, làm giảm ân đức của người. Vậy xin chém riêng con Phạm Lãi để thiên hạ thấy sự nghiêm minh, nhân đức của đại vương!
Vua Sở nghe theo, bèn sai mang con thứ Phạm Lãi trong ngục ra chém, còn những phạm nhân khác đều tha. Người con cả mang xác em về. Bà vợ khóc than, Phạm Lãi nói:
Sở dĩ tôi muốn sai thằng út đi, vì khi nó sinh ra, nhà ta đã khá giả; vì thế nó sẽ không tiếc của mang hối lộ người ta. Còn thằng cả sinh ra khi nhà ta còn nghèo khó, nó sẽ tiếc của. Bởi thế lúc nó đi, tôi biết là nó sẽ phải mang xác em nó về.
-wikipedia-
23 notes · View notes
nhungchuyenxuacu · 10 years
Text
Hán Văn Đế thu phục Triệu Đà
Triệu Đà là tướng nhà Tần, nhân thời Hán Sở tranh hùng đã cát cứ ở Bách Việt, lập ra nước Nam Việt, tự xưng Nam Việt vương. Thời Hán Cao Tổ, Triệu Đà đã thần phục. Đến thời Lã hậu, vì năm 184 TCN Lã Hậu sai tướng đi đánh Nam Việt, Triệu Đà bèn mang quân chống lại, đánh bại quân Hán. Nhân đó, Triệu Đà đánh luôn lên quận Trường Sa của nhà Hán, đánh phá xong mới lui binh và xưng làm Nam Việt Vũ Đế, nhà Hán không làm gì được.
Hán Văn Đế chủ trương không dùng vũ lực với Nam Việt mà tìm cách vỗ về. Biết mồ mả tổ tiên Triệu Đà ở Chân Định[10], ông sai người đến trông coi mồ mả cho tổ tiên Triệu Đà, một năm 4 lần tế lễ trọng thể, lại phong quan tước cho chú bác, anh em Triệu Đà.
Nhân Lục Giả là người từng đi sứ Nam Việt thời Hán Cao Tổ, ông sai Lục Giả đi sứ Nam Việt lần nữa để thuyết phục Triệu Đà thần phục nhà Hán như trước. Trong thư gửi Triệu Đà, ông viết:
Có thêm đất của ông, nhà Hán cũng không to lên là mấy; có được tiền bạc của ông, nhà Hán cũng không giàu thêm được bao nhiêu. Do đó miền Phục Lĩnh do ông tự xử lấy. Còn ông xưng làm hoàng đế, tức là hình thành hai hoàng đế, hai nước, điều này tạo ra sự tranh chấp, mà sự tranh chấp thì người nhân đức không muốn. Do đó tôi muốn cùng ông bỏ điều bất hoà trước đây, mong ông đồng ý.
(wikipedia)
4 notes · View notes
nhungchuyenxuacu · 10 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
273 notes · View notes
nhungchuyenxuacu · 10 years
Text
Dũng sĩ
Yêu Ly người nước Ngô thời Xuân Thu được lệnh Ngô vương Hạp Lư đi giết Khánh Kỵ. 
Để Khánh Kỵ tin, vua Ngô bèn dùng khổ nhục kế khép Yêu Ly vào tội rồi chặt mất tay phải, giết chết cả vợ con. Yêu Ly gặp Khánh Kỵ, xin chiêu nạp để cùng báo thù vua Ngô. Khánh Kỵ tin dùng và kết làm tâm phúc.
Đến khi Khánh Kỵ đưa binh sĩ và thuyền bè xuôi dòng sông tiến đánh Ngô. Khánh Kỵ cùng ngồi chung thuyền với Yêu Ly, Yêu Ly nhằm lúc gió thổi mạnh cầm giáo đâm suốt bụng Khánh Kỵ. Kỵ xách ngược Yêu Ly lên dìm đầu xuống nước 3 lần rồi lại để lên trên đầu gối, cúi nhìn rồi cười mà bảo rằng: "Thiên hạ còn có dũng sĩ dám cả gan đâm ta !". Quân sĩ bèn xúm lại đâm Yêu Ly, Khánh Kỵ gạt đi mà bảo rằng: "Người này là dũng sĩ! Chớ nên trong một ngày mà để chết 2 dũng sĩ của thiên hạ. Đừng giết hắn làm gì, nên tha cho hắn về Ngô để tỏ lòng trung của hắn."
Sau đó, Yêu tự cho là mình bất nhân, bất nghĩa, bất trí: "Vì đạo thờ vua mà giết cả vợ con, thế là bất nhân; vì vua mới mà giết con vua cũ, thế là bất nghĩa; nên việc cho người mà đến nỗi tàn hại cả thân thể, cả vợ con, thế là bất trí. Đã phạm ba điều ấy, còn mặt nũi nào mà đứng trên cõi đời nữa!" nên tự sát chết.
6 notes · View notes