Tumgik
quacau · 5 years
Text
Con mắt lạnh như băng (lời giới thiệu)
Chào mọi người,
Mình muốn giới thiệu với mọi người một cách thức mình hay dùng để có động lực cho bản thân. Trong bài viết này, mình thử sử dụng khái niệm "cái nhìn của bác sĩ" của Foucault, một triết gia hậu hiện đại, để cắt đứt huyễn tưởng của mình (và thấy được thực tánh?). Nội dung của nó có thể được tóm tắt bằng câu chuyện ngắn sau:
An có cảm tình với Bình vì Bình học giỏi nhất lớp. An cũng muốn mình học giỏi, nhưng vì An cũng ham chơi, nên không bao giờ tập trung được. Một lần lúc đang lướt Facebook, An chợt nghĩ là nếu là Bình, Bình sẽ không chìm đắm trong đó mà mà chỉ lo học. An nhận ra nếu Bình đang nghĩ gì về An vào lúc này, thì đó không phải là khen ngợi An, mà là hơi thất vọng về An. Khi An đặt mình vào vị trí của Bình, đột nhiên An không còn muốn chơi nữa, mà chỉ muốn học thôi.
Về cơ bản, thật ra trong thâm tâm ta cũng tự biết làm gì là cần thiết. Chỉ là ta bị những cảm xúc như sợ hãi, phấn khích hoặc né tránh lấn át mà thôi. Nhưng với người ngoài thì họ cũng không quan tâm đến những cảm xúc này, mà chỉ thấy là ta đang không làm điều quan trọng nhất. Nếu ta có thể đứng ở góc nhìn của họ, nhận ra được suy nghĩ khách quan của họ và đồng cảm với nó, thì những cảm xúc đó sẽ tan biến.
Đúng ra thì bài này không có quá nhiều triết học Phật giáo trong đây, nhưng mình nghĩ ta cũng có thể liên hệ tới nó. Một vấn đề của Phật giáo là Phật tử chấp pháp. Một cách nào đó, Bình cũng là một ngón tay để chỉ trăng, là chiếc đò để qua sông. Nhưng khác với kinh sách, Bình là một con người với cuộc sống riêng, nên An sẽ không muốn nương nhờ đến Bình hoài, nên ta không sợ An chấp vào Bình. Đồng thời, Bình cũng chỉ là một hình mẫu trong đầu An, nên những gì An nghĩ Bình nghĩ thật ra là những gì An tự nhận ra, nên cũng không sợ Bình làm thay An. Nói cách khác, Bình tự động giết chính mình sau khi An qua được bờ bên kia.
Trong bài viết chính, mình sử dụng câu chuyện tình cảm giữa Nam và Linh, trong đó Linh là người phản bội Nam, để đẩy vấn đề lên cực đoan hơn. Mọi người hãy đọc nó như là một câu chuyện hơn là một bài phân tích. Đây là các khái niệm sử dụng trong đó:
Cái nhìn của bác sĩ (medical gaze - Foucault): bác sĩ là một người vô cảm với bệnh nhân nhưng lại có quyền lực tuyệt đối với thân thể anh ta
Buông bỏ, tách mình (detachment - Phật giáo): nếu bỏ được tham sân si thì tâm ta sẽ trong sạch và bình thản, và sẽ thấy được thực tánh
Tâm thức luận (theory of mind - tâm lý học nhận thức): nếu ta có thể nhận thức về niềm tin và mong muốn của người khác thì sẽ hiểu được góc nhìn của họ
Giá trị cốt lõi (core values - tâm lý học lâm sàng): để chữa lành những vết thương tâm lý, hãy chú tâm vào những giá trị cốt lõi thay vì bản thân nỗi đau
Lưu ý: nhiều bạn sau khi đọc đã phản hồi cho mình là bài viết tuy hay, nhưng giữa các đoạn bị thiếu liên kết. Thật ra mình nghĩ cái cảm giác ý này chưa kịp kết thúc ý khác đã chen vào chính là cảm giác của một người bị nỗi sợ bao vây. Nên mình cũng muốn tái hiện lại cái sự lộn xộn, rối tung, và gấp gáp đó để người đọc mường tượng ra được cảm giác đó.
Mời mọi người đọc và cho ý kiến. Nếu có gì sai xin mọi người giúp đỡ. Mình cảm ơn rất nhiều.
Con mắt lạnh như băng →
4 notes · View notes
quacau · 5 years
Text
Con mắt lạnh như băng
Bài viết dành cho những ai biết mình cần phải thay đổi, nhưng gom mãi mà không đủ quyết tâm. Hoặc cho những ai biết mình đang chìm ngập trong sự sợ hãi hoặc ảo tưởng, nhưng không biết làm sao để cắt đứt nó.
Lưu ý: nhiều bạn sau khi đọc đã phản hồi cho mình là bài viết tuy hay, nhưng giữa các đoạn bị thiếu liên kết. Thật ra mình nghĩ cái cảm giác ý này chưa kịp kết thúc ý khác đã chen vào chính là cảm giác của một người bị nỗi sợ bao vây. Nên mình cũng muốn tái hiện lại cái sự lộn xộn, rối tung, và gấp gáp đó để người đọc mường tượng ra được cảm giác đó.
Nam đang suy nghĩ về Linh. Mối quan hệ của họ thật không lành mạnh chút nào, vì những gì cô nói đều làm cho anh lúc thì như ở trên mây, lúc thì như dưới địa ngục. Nam biết anh cần phải thoát khỏi tình trạng này, nhưng anh phải làm sao đây?
Nam sẽ thoát khỏi được những cảm xúc đó nếu anh đạt được một góc nhìn mới. Khi đó, Nam sẽ không còn sợ, không còn kiêu, không còn thiên kiến, không còn vô tình bóp méo sự thật nữa. Tư duy của Nam sẽ sắc bén và tỉnh táo ở một góc nhìn mới.
Nhưng làm sao để có thể có được một góc nhìn mới, khi theo định nghĩa ta luôn bị kẹt trong một góc nhìn bản thân? Giả sử Linh làm Nam như rơi xuống địa ngục, làm sao để anh có thể thôi tức giận khi cô không có một chút gì gọi là hối hận? Anh đã thử hết mọi cách để cô hiểu lòng mình, nhưng thứ duy nhất anh thấy là cô đang trốn tránh, chống đối, coi thường, định kiến, phớt lờ, hoặc thậm chí là chế diễu anh. Anh cố gắng tách mình khỏi cô, nhưng nỗi căm giận luôn kéo đến bất ngờ, làm xáo trộn sinh hoạt của anh, làm anh kiệt quệ.
Như mọi khi, nếu như logic không thể dùng để giải quyết vấn đề, thì ta phải dùng đến trí tưởng tượng. Tất cả những gì Nam mong muốn là thấy được cảnh Linh thôi phớt lờ Nam nữa. Vậy nếu điều đó xảy ra, thì cô sẽ nói gì với anh? Đâu là thứ thực sự có khả năng cô sẽ nói nhất, chứ không phải là chỉ những tưởng tượng trong đầu anh? Nếu cô không còn hứng thú với anh, thì rất có thể, đây là thứ cô sẽ nói:
Anh sẽ làm gì để vượt qua nỗi đau này? Bởi vì nếu anh vượt qua được, thì tôi sẽ hối hận. Tôi sẽ giúp anh trả thù tôi, và tôi sẽ làm tất cả mọi thứ để lấy lại được niềm tin anh trao cho tôi. Nhưng trước hết, hãy cho tôi bằng chứng rằng anh là người mạnh mẽ.
Điều này thật bất ngờ, nhưng lại là thứ anh đã muốn nghe từ lâu. Cô, người đẩy anh vào đau khổ, giờ lại đòi hỏi anh trở nên mạnh mẽ. Một mặt, anh rất muốn đáp trả lại những gì cô đã gây ra cho anh, mặt khác trong cô vẫn có một thứ gì đó khiến anh rất muốn gắn bó. Phải hiển ngôn được điều đó, thì anh mới nhận ra được mình cần gì. Một luồng điện chạy trong đầu anh, khiến cho tất cả mọi thứ anh biết về cô trở nên hợp lý, làm anh bật ra được câu hỏi mà anh đã phải hỏi mình từ rất lâu: "ủa, mắc gì mình phải khổ đến vậy?"
Lần đầu tiên trải nghiệm cái nhìn đó, anh sẽ có cảm giác nỗi sợ trong anh bị cắt làm đôi. Cái nhìn đó lạnh như băng, cắt xuyên qua thân thể anh, như một bác sĩ phẫu thuật rạch da anh ra, cắt khối ung thư đang dày vò anh bao năm nay, và khâu vết mổ lại. Suốt cả buổi phẫu thuật vị bác sĩ không hề để lộ ra một chút gì gọi là đau xót cho bệnh nhân; điều duy nhất họ làm là chú tâm vào công việc cho đến khi hoàn thành. Anh phải đặt mạng sống của mình vào tay một người xa lạ, một người hoàn toàn không hề có một sợi dây liên kết gì với anh, vậy mà anh lại phải tin tưởng người đó tuyệt đối. Tất cả những ký ức riêng tư của anh từ trong ra ngoài đều được phơi bày dưới con mắt đó. Anh muốn che dấu lại để không bị tổn thương lần nữa, nhưng dưới con mắt đó, anh bị tê liệt. Đáng lẽ ánh mắt lạnh lùng đó sẽ làm anh rất đau, nhưng anh lại không thấy đau gì cả.
Người có thể đảm nhận được vai trò bác sĩ cho ta phải là người ta luôn tôn trọng tuyệt đối. Họ là người mà ta vẫn cảm thấy gắn bó và tin tưởng, dù nỗi đau lớn tới đâu. Đó có thể là người đã làm tổn thương ta (như Linh đối với Nam), là một người bạn khác, hoặc là người ta luôn thấy mỗi lần soi gương. Họ có đời sống của riêng họ, nhưng họ vẫn quan tâm tới ta. Ta có tìm ra được chính bản thân mình hay vẫn đang lạc lối thì cũng không phải là việc của họ, tuy nhiên họ vẫn mong ta được toàn thiện hơn. Ta không muốn làm họ thất vọng chút nào, nhưng ta lại đang làm họ vô cùng thất vọng.
Nhiều lúc ta cũng biết là ta đang bóp méo những thứ ta đang nhìn, nhưng vẫn không biết phải làm sao để cắt đứt. Nhưng khi mọi nỗi đau bị con mắt đó cắt đứt, ta sẽ có cảm giác rất lạ, hơi lâng lâng. Con mắt đó làm ta thấy được hết những thứ ta không để ý, chỉ ra cho ta thấy ta sai chỗ nào. Nó chỉ rõ sự mong cầu được đáp lại mà ta đang cố gắng che dấu bằng đủ loại triết lý, và loại bỏ nó. Nó giúp ta thấy được sự khác biệt giữa thật sự yêu và na ná yêu. Dưới ánh mắt này, bạn trở nên vô cảm và tách biệt với chính bản thân mình, nhưng vẫn thấy là mình đang được yêu thương và bảo vệ.
Tất cả những cái nhìn này đều là sản phẩm của trí tưởng tượng, vì thật ra Linh đâu có nói gì với Nam? Nam chỉ đang nghĩ xem Linh sẽ nói gì với mình mà thôi. Nhiều người nói ta không nên đoán ý người khác, nhưng tôi cho rằng không nhất thiết phải đi ngược lại tự nhiên. Việc đoán ý nhau là cần thiết, vì con người là một loài xã hội và có trí tò mò cao. Nhờ có đoán được ý người khác mà ta mới có thể đặt mình vào trong góc nhìn của họ. Nhưng đoán ý người khác trước khi vết thương chưa được lành chỉ làm cho góc nhìn của ta bị bóp méo, và làm vết thương nặng hơn. Quá trình chữa lành chỉ bắt đầu khi ta tập trung vào những giá trị cốt lõi bên trong, và để thấy được điều đó ta cần phải nhìn ra được sự méo mó ở cả ta lẫn họ. Nếu ta cần phải giả định ở họ điều gì, thì hãy giả định là họ đang bận rộn để trở thành người tốt. Bởi nếu muốn một người bận rộn để ý đến ta, thì cách tốt nhất là làm cho công việc của họ nhẹ nhàng hơn. Và nếu ta có thể luôn nhìn thấy điểm tốt ở họ, thì dù họ có làm tổn thương ta đến mấy ta cũng sẽ luôn mỉm cười được với họ. Rốt cuộc, việc ta muốn gắn bó với họ là vì ta thấy được những điểm tốt đó.
Sau khi Nam thấy Linh không còn phớt lờ mình nữa, Nam vẫn còn một bước nữa anh cần thực hiện: cắt bỏ cảm giác tội lỗi vì đã không tha thứ cho Linh. Lúc này Nam cần nhìn vào mắt cô và nói:
Cô sẽ nói gì với một người cô đã phản bội? Cô mong chờ điều gì ở một người bị cô phản bội?
Cho tới khi Linh có thể đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng, cuối cùng anh cũng đã tìm được sự im lặng cần thiết để nhìn cô. Anh không còn đau khổ nữa, mà chỉ còn thấy buồn vì cô chưa thoát khỏi đau khổ của mình. Chính sự im lặng này sẽ cắt nỗi sợ của cô và cho cô thấy giá trị bên trong mình. Nhờ có thể nhìn cô với ánh mắt lạnh lùng đó mà anh thấy bản chất thật sự của cô. Và như vậy, dù cô lựa chọn điều gì đi chăng nữa, anh cũng sẽ không cảm thấy hối hận vì đã hơi tàn nhẫn với cô.
Sự hờ hững của Linh với nỗi đau của Nam là món quà quý nhất cô có thể tặng cho anh. Anh sẽ phải cám ơn cô vì điều đó.
Tumblr media
5 notes · View notes
quacau · 5 years
Text
Ru Em Ngủ
À ơi, à ơi! Tôi ru em ngủ Yên nào nắng chớ lay tỉnh giấc thu Yên nào gió, chớ lay kỷ niệm cũ Đời thôi nhé! Xin cứ giữ mịt mù.
Khẽ nhìn xem, xem em tôi ngủ Mây xòe bóng cho giấc mơ đến trú Lá ấp ôm cho môi em khẽ nụ Có phải bình yên trốn ở giấc ngủ em tôi?
Ơi em tôi, ơi mùa thu buồn gầy Ngủ đi em cho cây già buông lá Cho muôn nắng vàng đến đây khỏi lạ À ơi, ơi à ơi! Em tôi...
Sương giăng sương giăng, tóc tơ em mềm Khép mi dài ấp lấy trời đêm Em ngủ rồi ngàn thu ơi ở lại Vạn biển sâu hóa giọt lệ sầu-êm.
Đây là một bài thơ trong tập sách Dấu vết thiên di, tác giả là bạn Nguyễn Băng Ngọc. Bạn có thể ghé thăm fanpage Clouds will tell của bạn ấy, hoặc mua sách trên Tiki. Bạn cũng có thể đọc bài cảm nhận của mình về một bài thơ khác trong tập thơ: Chuyện Tiểu Cúc.
Tumblr media
0 notes
quacau · 5 years
Text
Nơi cuối trời
Nơi cuối trời nằm ngay trong tầm mắt Tuy xa xôi nhưng muốn đến là được Nhớ đem theo bia rượu hay đồ nhắm Ra đó ngồi tha hồ ngắm nhân gian Tại nơi ấy quá khứ gặp tương lai Những hồi tưởng ùa về trong tiềm thức Bốn mùa, buồn vui, tuổi thơ, chiếc lá Ta gặp lại tất cả ở một nơi.
Khi những ký ức phai mờ đi, ta sẽ có cảm giác như nó đang trôi về nơi vô tận. Nhưng bạn có biết, thật ra cái gọi là vô tận, là vĩnh viễn ấy lại nằm ở ngay nơi bạn đứng? Ta đâu phải mất công truy tìm gì nữa, khi mà những thứ ta cần tìm đang nằm ngay dưới chân ta? Điều kiện duy nhất để đến được nơi ấy, hiển nhiên, là ta muốn ra đến đấy. Ý của tôi là, chỉ cần ta thay đổi được góc nhìn bản thân, thì mọi chuyện sẽ tự nó giải quyết. Nếu ta đang sợ một cái gì đó, thì một góc nhìn mới sẽ làm ta bật ngửa ra tự hỏi: "ủa, mắc gì mình phải sợ cái này?" Thật sự rất thú vị khi thấy những nỗi sợ của bản thân đột ngột biến mất. Nếu như nỗi sợ vẫn còn quá lớn, hãy nhìn vào trong gương, ta sẽ thấy một người luôn dõi theo từng bước chân ta. Họ là quá khứ của ta, là tương lai của ta, là đứa trẻ trong ta, là người thầy ta tôn trọng tuyệt đối. Họ sẽ luôn ở bên cạnh ta bất kể điều gì, nhưng họ chỉ có thể đứng nhìn ta từ xa. Họ sẽ rất thất vọng nếu như ta không tự mình bước ra khỏi những nỗi sợ vô lý. Và ta không hề muốn họ thất vọng chút nào. Nhận ra được điều đơn giản ấy, thì lòng ta sẽ như mặt hồ phẳng lặng không gợn một chút sóng nhiễu, như bầu trời trong xanh không gợn một chút mây che. Ánh nhìn của ta sẽ trở lại bình thản, và ta sẽ có trong tay một thanh gươm có thể cắt đứt mọi sự sợ hãi. Đó là vài suy nghĩ của tôi khi đọc xong tập thơ Dấu vết thiên di. Nghe như có vẻ không liên quan gì đến thiên di, cũng chẳng liên quan gì tới dấu vết. Nhưng hy vọng nó đã đạt đúng tiêu chí của tác giả: mở ra một thế giới suy tưởng riêng của mình.
Tumblr media
1 note · View note
quacau · 5 years
Text
Niềm vui hiểu Đạo (P2)
Nhờ có bạn Nguyễn Hoàng Anh bên nhóm Facebook CLB Triết học Hà Nội mà bài này mới ra đời. Chẳng hiểu vì sao bạn lại kiên nhẫn với mình đến thế, nên mình xin quỳ gối dập đầu cám ơn. Tuy vậy, những gì tôi viết là quan điểm cá nhân, không nhất thiết là quan điểm bạn ấy.
Mời bạn đọc phần 1 trước.
Đạo giáo với cảm xúc
Cảm xúc là một thứ tự phát, và Đạo giáo rất đề cao sự tự phát này. Ví dụ, bạn nhìn thấy một khung cảnh đẹp như thơ, gợi cho bạn một sự rung động khiến bạn thốt lên: "chao ôi, cảnh đẹp quá". Khi bạn làm vậy, là bạn đã diễn được Đạo mà không cần gì phải nói tới nó.
Nhưng thật ra phổ cảm xúc của con người cũng rất rộng, không chỉ có mỗi cảm nhận cái đẹp. Với những cảm xúc như sợ hãi, tức giận, thất vọng, xấu hổ, lạnh nhạt, buồn rầu, khó chịu, bối rối, ghen tị, cao ngạo, hãnh diện, tự tôn, khoái lạc, kích thích, tuy chúng cũng là tự phát, nhưng hành động từ nó có nguy cơ làm ta xa rời Đạo. Giống như bên Phật, chúng đều là nguyên nhân sinh ra ham muốn. Mà ham muốn thì hữu vi.
Tuy nhiên, khác với bên Phật, tôi nghĩ Đạo giáo sẽ ủng hộ những cảm xúc như trìu mến, thư thái, thong thả, phấn chấn, lạc quan, say mê, ngạc nhiên, thú vị, khoan dung. Chúng cũng sinh ra ham muốn, nhưng những ham muốn này đều có sự lành mạnh về mặt tâm lý trong đó. Nó thể hiện sự chủ động của một người không có cái tôi. Ở trong những cảm xúc đó, ta sẽ luôn nhìn thấy mọi thứ thật an toàn.
Nói một chút về sự sợ hãi. Một vài năm trước tôi có dịp làm bạn với một con khỉ trên Sapa. Nó có vẻ còn nhỏ, và bị xích. Chủ của nó chỉ quan tâm là nó giá 2tr, chứ không quan tâm là nó đang sợ. Tôi cố an ủi nó, cho nó thấy là mình an toàn, nhưng bất cứ hành động nào của mình cũng khiến cho nó sợ thêm. Chỉ đến khi tôi thôi giữ khoảng cách với nó và thực sự chạm vào người nó thì nó mới thấy an toàn và trèo lên tay mình.
Tumblr media
Vậy nỗi sợ của con khỉ là vô vi hay không vô vi? Nó vô vi vì đó là cảm xúc tự nhiên, hay là không vô vi vì nỗi sợ đó là điều không cần thiết? Nếu con khỉ đó theo Đạo, liệu nó có để mọi thứ trôi theo dòng chảy của tự nhiên mà leo lên tay tôi từ đầu không?
Hành động của tôi khi cố an ủi nó nhưng không muốn chạm vào nó là vô vi hay không vô vi? Xét về khía cạnh cảm xúc của con khỉ, thì làm nó sợ thêm là không vô vi. Nhưng xét về ý định ban đầu, thì đó là vô vi, vì muốn giúp con khỉ cân bằng lại cảm xúc của nó.
Tôi nghĩ là cùng một hành động, tùy vào góc nhìn mà sẽ thấy nó vô vi hay hữu vi. Hay nói cách khác, chỉ cần thay đổi góc nhìn thì hành động hữu vi sẽ biến thành vô vi, và ngược lại.
Đạo giáo với ham muốn và ngôn ngữ
Thế nên tôi nghĩ là chìa khóa để biến một ham muốn hữu vi thành vô vi là nó có sự suy nghĩ cho người khác (nghĩ cho con khỉ), hoặc có sự tập trung cao độ (làm việc mặc kệ Trang Tử), hoặc có sự hiểu biết rộng (đi giữa đám lửa). Lúc đó, ham muốn và tư duy cũng sẽ là một kết quả tự nhiên, như việc mây tích đủ nước thì thành mưa, chứ không có gì là không cần thiết hoặc đi ngược đạo trời gì cả.
Đạo giáo không đề cao sử dụng ngôn từ vì cho rằng lời nói ra không thể nói hết được cái Đạo, và cũng không cần diễn hết những ý đó. Đồng ý là lời nói không thể diễn đạt toàn bộ ý muốn nói, nhưng nếu ham muốn của ta tuy như hữu vi nhưng thật ra là vô vi, thì lời nói từ ham muốn đó tuy trông như chỉ nắm bắt được cái tương đối cũng thật ra là đã nắm được cái tuyệt đối rồi. Nghĩa là ta chỉ cần dùng thứ hữu hạn mà vẫn có được cái vô hạn.
Như vậy, nếu ta cần diễn đạt cho người kia hiểu Đạo là gì, thì cứ thoải mái sử dụng ngôn ngữ mà không cần phải quá kiệm lời. Chỉ cần cho họ thấy được tính hiệu quả, thì lời nói là luôn đủ để diễn đạt Đạo. Ta cũng không sợ lời nói của mình phiến diện, nếu nó xuất phát từ mong muốn đặt mình vào góc nhìn khác. Nhờ có dùng lời nói mà ta có thể đạt được nhiều góc nhìn khác nhau, và thấy được sự biến hóa của Đạo.
Trích lại lời Trang Tử:
Biết rằng có những điều mình không thể biết được đó là đạt được cực điểm của "tri" (biết). Người nào biết biện luận mà không dùng lời, biết rằng Đạo thì không có tên, là có được cái kho của trời, đổ vô mà không bao giờ đầy, múc ra mà không bao giờ cạn, mà không biết tại sao…
Tôi nghĩ giả thiết hiểu Đạo chính là hiểu được sự biến nghĩa của từ cũng phù hợp với cái này. Vì nghĩa luôn biến đổi, nên không bao giờ ta có thể chạm được tới cái gốc cuối cùng ("đổ vô không bao giờ đầy”), mà cũng vì thế mà có thể chủ động làm biến nghĩa để tùy biến linh hoạt cho mọi tình huống (“múc ra không bao giờ cạn”).
1 note · View note
quacau · 5 years
Text
Tranh luận hiền hòa
Mọi người cũng biết, tranh luận là tốt. Ai tham gia tranh luận cũng mong suy nghĩ của mình giúp ích được cho người khác, chứ không mong áp đặt người khác phải theo ý mình. Tuy nhiên, nói thì dễ làm mới khó, nhiều khi muốn tự soi chiếu mình mà cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Vì vậy, mình xin trình bày một số "cơ sở lý thuyết" mình góp nhặt được mấy năm qua để việc tự soi chiếu bản thân dễ dàng hơn. Chúng là các khái niệm trong tâm lý học xã hội và tâm lý học nhận thức.
Naïve realism: xu hướng tin rằng ta khách quan và không thiên kiến, và thấy những ai bất đồng với mình là chưa hiểu rõ vấn đề hoặc phi lý. Cái này rất hay, vì khi ta tranh luận, một điều cơ bản là cả hai phải ngầm định rằng mình sẽ đạt đến sự thống nhất. Naïve realism được xem như là một trong bốn khám phá quan trọng nhất trong ngành tâm lý học xã hội.
Egocentrism: không nhận ra là cái mình nhìn khác với cái người khác nhìn; đánh đồng góc nhìn của người khác với góc nhìn của mình. Cái này khác với ái kỷ (egotism)
Illusion of transparency: luôn nghĩ rằng những thứ mình nói ra người khác sẽ hiểu hệt như mình. Có một thí nghiệm thế này: người tham dự sẽ được chia thành 2 loại: người gõ và người nghe. Nhiệm vụ của người gõ là sẽ chọn ra một bài hát và gõ nhịp của nó lên bàn. Nhiệm vụ của người nghe là đoán bài hát. Khi được hỏi là người nghe sẽ đoán trúng được bao nhiêu, người gõ đoán là khoảng 50%. Thật ra tỉ lệ đoán trúng chỉ khoảng 3%.
Self-conscious emotions: những cảm xúc được sinh ra khi ta có ý thức về bản thân, như xấu hổ, mặc cảm, tội lỗi, ghen tỵ, kiêu hãnh, v.v. Trong đó kiêu hãnh/tự hào (pride) kiểm soát ta thường xuyên.
Thought-terminating cliché: những câu nghe thì hay, nhưng không giúp ích được gì
Những thứ có thể làm khi tranh luận:
Socratic questioning: giả ngu và đặt câu hỏi mà ai cũng biết câu trả lời. Vì khi người được hỏi bị buộc phải trả lời những câu hỏi ngu ngu đó, thì họ mới tự nhận ra được vấn đề mình mắc kẹt là gì.
Assume good faith: ngay cả khi rõ mười mươi là họ đang có ý xấu, thì mình vẫn luôn tìm ra được điểm tốt trong đó, và giúp họ làm việc tốt đó. Còn những cái xấu họ làm thì đơn giản là phớt lờ. Vì khi họ làm vậy, thì họ đang mong mình phản ứng lại. Nhưng nếu mình không phản ứng lại, thì họ mới không làm điều đó nữa.
Perspective-taking: luôn đặt mình vào góc nhìn của người khác (làm được điều này thì sẽ được xem là trưởng thành :P)
Tất nhiên ở ta cũng có Phật giáo hay Lão giáo cũng có nói về những thứ này theo một cách khác. Nhưng ở đây ta chỉ dùng những khung lý thuyết có thể kiểm sai được.
2 notes · View notes
quacau · 5 years
Text
Chuyện Tiểu Cúc
Tiểu Cúc này, Tiểu Cúc của ta Mùa thu nói điều gì rất lạ: Lá đổ vàng trầm tư sắc lá Mùa thu nói điều gì rất lạ: Heo may qua không một chút tình cờ. Con dế buồn hát một điệu bơ vơ Dòng sông nhỏ bay về trời làm bão Lão lang thang lạc nhịp bỗng quay đầu Thấy cuộc đời vẫn hồn nhiên tấu nhạc.
Tiểu Cúc này, Tiểu Cúc của ta đâu? Em chớ nghe mùa thu say - nói nhảm Em chớ nghe vầng trăng khóc trên trời Đàn se sẻ một chốc bỗng lên ngôi Tha cọng cỏ thả trên đồi mộng mị. Người trăm năm liệu có biết đi tìm? Chuyện Tiểu Cúc, chữ Tình ai viết vội…
Tiểu Cúc à, Tiểu Cúc của ta ơi! Ngày mùa hạ Tiểu Cúc hãy rong chơi Đêm mùa thu-xin về đây nằm ngủ…
***
Hoa cúc nhỏ mỏng như lời nói dối Em như tơ - hóa mộng giữa sương ngời… .... Tiểu Cúc à... ...Tiểu Cúc của ai ơi?
Đây là một bài thơ trong tập thơ Dấu vết thiên di. Tác giả là bạn Nguyễn Băng Ngọc. Bạn có thể mua sách hoặc ghé thăm fanpage Clouds will tell của bạn ấy. Mình thấy bài này hay nên mình muốn viết cảm nhận về nó.
Mình có đưa bài này cho một số người bạn đọc, và họ nói rằng bài thơ này không gợi được cảm xúc gì cả. Nó giống như tác giả đang tham lam cho thật nhiều hình ảnh vào nhưng lại thiếu sự liên kết, làm cho mạch cảm xúc bị vỡ vụn, rời rạc. Nhưng theo quan sát của tôi, bài thơ này thể hiện rất rõ lối tư duy của tác giả, và nếu ai có thể hiểu được sẽ thấy nó vô cùng trật tự và biến hóa.
Tiểu Cúc này, Tiểu Cúc của ta Mùa thu nói điều gì rất lạ: Lá đổ vàng trầm tư sắc lá …
Khổ đầu bài thơ miêu tả con người Tiểu Cúc. Mỗi một câu là một chủ đề riêng biệt: mùa thu, lá vàng, heo may, con dế, dòng sông, lão lang thang. Nhưng chúng liên quan gì đến nhau? Và chúng liên quan gì đến Tiểu Cúc? Thật ra các chủ đề đó đều là các ký ức riêng biệt trong cuộc đời Tiểu Cúc, và chúng sẽ được kích hoạt (activate :v) khi có Tiểu Cúc cảm xúc. Nhưng vì chúng ùa đến quá nhanh, mỗi ký ức chỉ được nói rất gọn trong một câu trước khi một ký ức khác chen vào, nên chỉ có những ai có chung cảm xúc và ký ức với Tiểu Cúc mới thấy, còn không thì chỉ thấy chúng rời rạc, lạc lõng.
Con người Tiểu Cúc là như vậy, chứ không phải là cố dùng nhiều hình ảnh. Những ai có ý thức cao về bản thân và thích triết lý thường hay đặt câu hỏi: tôi là ai? Ở khổ thơ này, Tiểu Cúc nói rằng: tôi là một sự hòa quyện của ký ức. Nói rằng có "tôi" thì đúng là có đấy, nhưng để mà hiểu được tôi thì bạn phải cùng tôi lần mò. Tôi không muốn làm khó bạn, nhưng tôi cũng chẳng có một ý niệm cố định hay một quan điểm triết học nào, mà chỉ có rất nhiều góc nhìn đan xen nhau. Muốn hiểu về tôi chỉ có cách là có được nhiều góc nhìn đan xen cùng lúc như tôi vậy.
Cũng chính vì như vậy, nên khi gặp vấn đề, những người như Tiểu Cúc sẽ bị quá tải bởi suy nghĩ của mình. Họ có thể xử lý từng vấn đề đơn lẻ rất tốt, nhưng khi phải xử lý chúng cùng lúc thì dễ bị ngộp. Có quá nhiều góc nhìn cần xử lý, mà bộ não chỉ có thể làm từng góc nhìn một. Điều đó làm ta có cảm giác họ vừa mong manh vừa mạnh mẽ.
Chính vì mong manh như vậy, Tiểu Cúc đã bị lạc.
Tiểu Cúc này, Tiểu Cúc của ta đâu? Em chớ nghe mùa thu say - nói nhảm Em chớ nghe vầng trăng khóc trên trời …
Những thứ kỳ lạ mùa thu mang đến chỉ là những lời nói nhảm. Đàn se sẻ, như con dế, như mọi kỷ niệm khác, đều chỉ là những thứ phù phiếm. Tác giả như muốn nói: Em ơi, xin hãy nghe tôi. Đừng chạy theo những cảm xúc phù du nữa.
Người trăm năm liệu có biết đi tìm? Chuyện Tiểu Cúc, chữ Tình ai viết vội…
Người trăm năm phải tự đi tìm Tiểu Cúc, chứ Tiểu Cúc không tìm người trăm năm đâu. Đây không chỉ đơn giản là tâm lý muốn được làm cao, muốn được chinh phục của con gái, mà ở đây là sự thờ ơ với người mình tin tưởng và muốn gắn bó nhất. Họ muốn thì họ tự đi tìm, còn Tiểu Cúc thì sẽ mặc kệ họ. Phải là người có thể mặc kệ được sự mặc kệ của Tiểu Cúc, thì mới là người Tiểu Cúc cần tìm.
Vậy từ giờ cho đến lúc đó, Tiểu Cúc cần gì?
Tiểu Cúc à, Tiểu Cúc của ta ơi! Ngày mùa hạ Tiểu Cúc hãy rong chơi Đêm mùa thu-xin về đây nằm ngủ…
Tác giả muốn nói: dù em có thế nào, thì tôi vẫn yêu em. Ngày mùa hạ, em rong chơi không màng tới tôi thì tôi vui cho em. Đêm mùa thu, khi em mệt mỏi rồi thì xin hãy quay về cho tôi che chở.
Hoa cúc nhỏ mỏng như lời nói dối Em như tơ - hóa mộng giữa sương ngời… .... Tiểu Cúc à... ...Tiểu Cúc của ai ơi?
Tuy có ý thức được là mình cần phải sống tốt hơn, nhưng đóa hoa ấy lựa chọn điều ngược lại. Mù quáng thì sẽ đau khổ, nhưng Tiểu Cúc sẽ chấp nhận cái giá đó để được thêm một lần tự huyễn hoặc chính bản thân mình. Tiểu Cúc lựa chọn làm mình trở thành huyền ảo, nửa tỉnh nửa mê, làm cho mọi thứ đối với mình trở nên mơ hồ, hư hư thực thực. Nghĩa là nhập tâm vào vai diễn của mình. Tiểu Cúc muốn được một lần sống giữa những lời nói dối.
Tại sao điều này lại quan trọng đến như vậy? Tôi không chắc, nhưng có thể là để có sự trải nghiệm. Trải nghiệm sự mơ hồ, trải nghiệm sự lừa dối. Đây là thứ không ai dám làm, nhưng nếu không dám làm, không dám biết, thì làm sao có thể hiểu được về cuộc sống?  Thế nên, tuy điều này có thể đi ngược quan điểm chánh kiến của Phật, nhưng với Tiểu Cúc, đây chính là con đường để đi tới Sự Thật.
Quay trở lại chuyện Tiểu Cúc là một sự hòa quyện của ký ức. Những ký ức tạo nên con người Tiểu Cúc giờ đã tan vào trong sự mơ hồ, mộng ảo rồi. Em tan đi không một lời từ biệt. Tất cả giờ chỉ còn là sự luyến tiếc của tác giả: em không còn là của tôi nữa rồi. Nhưng dù trong đau khổ cùng cực như vậy, tác giả vẫn nghĩ về em, lo lắng cho em hơn là cho chính mình: em đã có được hạnh phúc cho riêng mình chưa?
Tumblr media
PS: Cứ tưởng viết ra không có ma nào chú ý, vậy mà không ngờ chỉ nội trong một ngày lại có cả một bài review cho bài review này. Bài của bạn Nguyễn Trần Anh: Chuyện Tiểu Cúc | Một lời đáp. Thật sự cảm động. Cảm ơn em đã nhiều chuyện với tôi, với tác giả bài thơ, và với Tiểu Cúc.
2 notes · View notes
quacau · 5 years
Text
Niềm vui hiểu Đạo
Tôi nghĩ, cái vui của người hiểu Đạo là cái vui của việc thấy được nghĩa của từ luôn thay đổi.
Lấy một cặp từ đối nghịch "nóng", "lạnh" làm ví dụ. Khi ta nói một cái gì đó là "nóng", ta đã ngầm định rằng nó tốt hơn/nhiều hơn "lạnh". Nhưng nếu ta tra vấn lại mối quan hệ ngữ nghĩa đó, thì nghĩa của "nóng" và "lạnh" sẽ thay đổi. Khi nghĩa này thay đổi, thì góc nhìn của ta cũng sẽ thay đổi theo. Tương tự với lập luận "ngựa trắng không phải là ngựa". Khi Công Tôn Long tra vấn lại mối quan hệ giữa "ngựa" và "ngựa trắng", lật lại cái ngầm định rằng ngựa trắng là ngựa, thì nghĩa của hai từ nay đã bị biến đổi. (Ta cũng có thể nói là nghĩa của từ "là" bị thay đổi cũng được.)
Điều này khác với trò chơi ngôn ngữ của Derrida. Ở đây vẫn là chuyện các từ có nghĩa, và góc nhìn của chủ thể được hình thành bởi nghĩa của từ (the perspective is created by word's meaning).
Ở phương Tây, cũng cùng thời với Trang Tử, Socrates cũng đã thấy được điều này khi liên tục đặt câu hỏi cho học trò của mình. Từ đó làm thành phương pháp đặt câu hỏi Socratic, cơ sở của việc dạy học và trị liệu tâm lý hiện đại. Nên tôi nghĩ khi ta tra vấn những thứ ta ngầm định, nghĩa của từ bị biến đổi, và góc nhìn của bản thân cũng thay đổi theo (challenging assumption = meaning shifting = perspective changing).
Vì bản chất của ngôn ngữ là nghĩa luôn thay đổi, nếu nhận ra được điều đó thì ta có thể thoải mái dùng ngôn ngữ mà không sợ nó trói buộc mình nữa. Nói như nhà Phật thì là không còn chấp niệm nữa. Lúc đó thì những giận dữ, sợ hãi, kiêu ngạo do bị cố định vào một ý niệm không còn nữa, mà chắc chỉ ngồi nghệch mặt ra cười vì thấy một góc nhìn khác. Khi ta có thể tra vấn lại những thứ ta luôn tin là đúng, thì có khi thấy rằng nhiều khi cái mình cho là sai lại không sai nữa. Nếu sai lại hóa thành không sai, thì thật và ảo sẽ thành một. Nên tôi nghĩ khi Lão Tử nói "danh khả danh phi thường danh", ông ấy đang nói rằng các từ luôn biến đổi nghĩa không ngừng.
Cũng vì luôn tạo ra được nét nghĩa mới của từ, mà ta sẽ luôn lách vào được những chỗ khó khăn để xử lý. Tôi nghĩ, nói ra bản chất của một thứ gì đó rất dễ, chứ không phải là bất khả đắc, bất khả tư nghị. Ví dụ, ta biết rằng vị chua của cam, quýt và chanh rất khác nhau, nhưng ta chỉ có thể diễn tả chung chung là chua, chứ không nói được gì hơn. Nhưng đó là do kiến thức ngầm rất khó để nói ra mà thôi. Nếu là một nhà nghiên cứu về tính acid của các cây họ cam, họ có thể nói ra được sự khác nhau đó mà vẫn súc tích dễ hiểu. Làm được những điều tưởng như bất khả một cách dễ dàng mới chính là tinh thần vô vi.
Xem thêm: Connections between cognitive linguistics, cognitive psychology, Buddhism and Daoism
Đạo giáo và sự học
Năm mầu khiến người mù mắt. Năm giọng khiến người điếc tai. Năm mùi khiến người tê lưỡi. Sải ngựa săn bắn, Khiến lòng người hoá cuồng.
Đạo giáo thường không đề cao kiến thức, vì cho rằng nó làm ta mù mắt, mù tai. Thật ra tôi nghĩ nó lại rất đề cao hiểu biết, chỉ là do vào ngày xưa thì không biết phải diễn tả nó ra sao mà thôi. Cái mù mắt, mù tai đơn giản là hiện tượng mồi (priming). Bạn có thể xem một thí nghiệm về nó ở đây.
Tuy vậy, vẫn có một điều gì đó bí ẩn mà ngay đến cả các học giả nghiên cứu Đạo giáo cũng cảm thấy là họ sẽ không bao giờ làm vừa lòng được Trang Tử. Điều này được thể hiện rõ qua bài viết của Alan Jay Levinovitz, Trang Tử: Ngôi nhà cười của tâm trí (Zhuang Zi: A funhouse mirror for the soul):
Mỗi khi nói về Trang Tử, tôi đều cảm thấy không thoải mái, hệt như việc tôi thấy việc đoán ý của bạn mình rồi thay họ nói luôn không được hay cho lắm. Và không phải chỉ có tôi là thấy vậy. […] Thầy Trang […] có vẻ đã thiết kế công trình của mình sao cho luôn kháng lại được mọi nỗ lực diễn giải nó. […] Nhà Hán học và dịch giả Burton Watson đã tóm được cái cảm giác này như sau: "Mỗi khi tôi ngồi xuống và cố viết một cái gì đó thật nghiêm túc về Trang Tử, tôi thấy, ở đâu đó phía sau trong đầu mình, Trang Tử đang cười khùng khục với những nỗ lực khiên cưỡng và vô dụng như thế"
Thử hỏi, một người xem Trang Tử là bạn, mà nói cái gì cũng bị cười, thì còn làm gì được nữa?
Trước khi đi tiếp, ta hãy nhắc lại xem Đạo là gì. Theo như tác giả Edward Slingerland trong cuốn Vô vi như là một ẩn dụ khái niệm và lý tưởng tinh thần thời Chiến Quốc (Effortless Action: Wu-wei as Conceptual Metaphor and Spiritual Ideal in Early China), thì với những nhà tư tưởng Trung Quôc thời đó:
Sự tích lũy kiến thức không được hiểu theo kiểu nắm bắt quy luật trừu tượng, mà bằng khả năng đi giữa thế giới tự nhiên và xã hội loài người một cách hoàn toàn tự phát mà vẫn hòa hợp được với trật tự của chúng (hòa hợp được với Đạo).
The culmination of knowledge is understood not in terms of a grasp of abstract principles but rather as an ability to move through the world and human society in a manner that is completely spontaneous and yet still fully in harmony with the normative order of the natural and human worlds—the Dao or "Way."
Thế nào là "đi lại giữa thế giới"? Lấy ví dụ, bạn thấy nhà cháy to, và bạn cứ xông vào mà cứu người. Điều đó rất nguy hiểm, vì bạn không có đồ bảo hộ, cũng không được huấn luyện như lính cứu hỏa. Tuy nhiên, nhờ trước đó bạn đã biết sơ về nguyên lý cứu người khi xảy ra hỏa hoạn (bò dưới sàn vì khi khói bay ở trên sẽ chừa không khí giàu oxy ở dưới, dùng khăn tẩm nước bịt mũi), mà đột nhiên nỗi sợ của bạn biến mất. Từ việc lửa, khói là một thứ nguy hiểm, chúng giờ chỉ là một trở ngại nhỏ đến mục tiêu của bạn, thậm chí là nơi bạn cảm thấy thân thuộc và an toàn, và bạn "move through the world".
Tuy nhiên, để có thể đạt được sự tự phát mà vẫn hòa hợp được với mọi thứ, không thể không học hành nghiêm chỉnh. Đây đơn giản là cách bộ não hoạt động. Mà cách bộ não hoạt động cũng chính là một quy luật khách quan. Nếu ta đòi phải bỏ qua bước này, thì cái cảm giác hòa hợp với tự nhiên đó chỉ là cảm giác khoái chí vì mình hiểu được thứ mà người khác không hiểu. Nó sẽ bồi đắp cho sự tự tôn của mình, và điều này rất nguy hiểm, vì nó là thứ Đạo giáo cố gắng loại bỏ.
Nói gì thì nói, đã gọi là giả định ngầm thì không phải cứ muốn lật lại là sẽ lật được. Phải suy tư, phải học hành thì mới làm được. Và người học cũng không cảm thấy gò bó gì ở đó mà chỉ thấy vui khi mình có khả năng đi lại giữa thế giới một cách tự phát mà vẫn hòa hợp được với trật tự của nó. Nghĩa là họ đang vô vi.
Nên quay lại chuyện Trang Tử cười khùng khục, nếu Trang Tử cười những lúc người khác đang tập trung nghiêm túc, thì đơn giản là Trang Tử sai. Cố gắng làm vừa lòng Trang Tử chỉ càng làm cho Trang Tử thấy mình vẫn còn đang mắc kẹt. Cách tốt nhất là phớt lờ và tiếp tục việc đang làm. Hoặc thậm chí là cười ngược lại Trang Tử. Chỉ có như vậy mới làm Trang Tử cảm thấy hài lòng. Đó là câu trả lời mà Trang Tử mong ta nhận ra.
(Xem tiếp phần 2)
1 note · View note
quacau · 5 years
Text
Truyện cười vật lý
Một anh kỹ sư và một anh vật lý thuê chung một căn nhà. Một hôm, anh vật lý đi chơi, anh kỹ sư ở nhà ngủ. Nhà đột nhiên cháy to. Anh kỹ sư liền bật dậy, chộp ngay bình cứu hỏa, xịt cho đến khi lửa tắt. Sau đó anh yên tâm đi ngủ.
Ngày hôm sau, tới lượt anh kỹ sư đi chơi, anh vật lý ở nhà ngủ. Nhà lại cháy to tiếp. Anh vật lý chậm rãi đứng dậy, đến chỗ đám lửa ghi ghi chép chép tất cả các phương trình anh ta biết. Phương trình quá khó, anh vẫn chưa biết là mình có thể giải được nó chưa. Khi đang lơ đãng nhìn lên tường nhà, anh ta bỗng nhiên thấy cái bình cứu hỏa. Anh ta liền kết luận: phương trình có thể có nghiệm. Nghĩ rằng đã có thể giải được rồi, anh yên tâm đi ngủ.
0 notes
quacau · 5 years
Text
Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định
Một đứa trẻ trong quá trình hình thành nhân cách cần một sự ổn định, và gia đình là nguồn cung cấp gần như duy nhất sự ổn định đó. (Trưởng thành là khi đã đủ sự vững vàng để đối diện với thế giới xung quanh đầy biến động, chứ không phải đủ 18 tuổi. Đủ khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật không có nghĩa là đủ khả năng chịu trách nhiệm với chính bản thân.) Nếu bản thân gia đình không thể cung cấp sự ổn định đó, nhân cách của nó rất dễ bị rối loạn.
Tùy vào trường hợp cụ thể mà sẽ có những rối loạn khác nhau, một trong số đó là rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định (thường được gọi là rối loạn nhân cách ranh giới – BPD). Những trận giận dữ vô lý phải chịu đựng từ thuở bé làm cho con mắt của họ bị méo mó, và trái tim thì luôn mù mờ. Họ là những đứa trẻ bị mắc kẹt trong thân xác người lớn. Họ thường thiếu một cái tôi rõ ràng. Họ sợ bị bỏ rơi khủng khiếp. Cảm xúc của họ luôn bị đẩy lên thái quá nhưng lại nhanh đổi chóng tàn, và thường tuôn ra những điều thóa mạ không kiểm soát nổi.
Vì thiếu một cái tôi nên họ luôn mượn môi trường xung quanh làm cái tôi của mình. Họ có thể rất sắc sảo và khéo léo, nhưng lại không thể chịu được một chút áp lực, dù là những việc ban đầu rất hào hứng. Họ có khả năng nhìn người thiên phú, nhưng lại mắc kẹt trong thiên kiến chủ quan, không thể dung hòa tốt xấu vào làm một. Với họ, chỉ có cảm xúc là đúng nhất, dù người bình thường chắc chắn sẽ cảm thấy có gì đó không lành mạnh trong đó.
Cũng vì để lấp đầy sự trống rỗng ấy, họ luôn tìm kiếm một người hoàn hảo. Họ sẽ tiến đến rất nhanh, nhanh chóng thể hiện sự yếu đuối của mình để kích hoạt sự che chở của đối phương, nhưng cùng lúc là kiểm soát và điều khiển họ. Người có tính cách độc tài, ái kỷ sẽ cho họ cảm giác về sự rõ ràng, còn người hay quan tâm lo lắng cho người khác sẽ luôn gác lại nhu cầu bản thân, nên những người này đặc biệt thu hút họ (và bị họ thu hút). Những lời hứa hẹn sẽ bị họ quên sạch, nhưng lại là gánh nặng cho người yêu họ. Ngoại tình cũng là chuyện thường gặp.
Họ như một người bị bỏng nặng, chỉ cần chạm nhẹ thôi là đã gào lên đau đớn. Nếu có ai có vẻ hiểu được họ, họ sẽ đẩy người đó ra để không phải chịu cảnh bỏ rơi. Đôi khi làm đủ mọi trò điên cuồng, tự tổn thương bản thân, thậm chí tự tử, là cách duy nhất để họ cảm thấy mình không phải là cái gì đó trống rỗng, và rằng mình vẫn còn được quan tâm. Sẽ có những lúc họ đòi hỏi rất nhiều thứ, nhưng rồi đột nhiên họ lại chẳng thiết tha với điều gì cả.
*     *     *
Trong tiếng Anh có câu "turn over a new leaf", nghĩa là bỏ lại quá khứ sau lưng và khởi đầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Ngày nào với họ cũng là một chiếc lá mới.
*     *     *
Khi một làn khói bắt đầu rời khỏi ngọn lửa, đầu tiên nó vẫn giữ được sự ổn định của nó. Nhưng chỉ cần một nhiễu loạn rất nhỏ, làn khói sẽ trở nên hỗn loạn không thể kiểm soát. Các luồng xoáy sẽ được sinh ra để phát tán sức nóng ra bên ngoài thật nhanh, chúng cuộn rối vào nhau và làm cho năng lượng càng lúc càng bị mất. Và sau khi đã cạn kiệt năng lượng rồi, chúng sẽ tan vào môi trường xung quanh và không để lại tăm tích gì nữa.
Tumblr media
5 notes · View notes
quacau · 5 years
Text
Nếu...thì?
Tumblr media
Mình có tham gia biên tập cuốn này. Sách in ra có một số lỗi không ảnh hưởng lắm nên mình không ghi ra đây, nhưng có một chú thích ở trang 130 các bạn sửa lại như sau:
Ví dụ để lưu số 654321 cần 6 ngăn nhớ trước dấu phẩy, để lưu 0.12345 cần 5 ngăn sau dấu phẩy, tổng cộng là 11 ngăn. Nhưng nếu biểu diễn dưới dạng lũy thừa (6×10⁶, 5×10⁻⁵) thì chỉ cần 3 ngăn là đủ. Một ngăn cho cơ số, một ngăn cho số mũ, còn một ngăn cho dấu của số mũ. Nếu cần biểu diễn cả số âm thì là 4 ngăn.
Danh sách của Wired ở mép bìa 1 ở đây. Bạn sẽ thấy trong danh sách đó có cả pornography =))). Một đoạn phỏng vấn tác giả không được đưa vào sách, nhưng mình thấy cũng khá hay:
Một vài câu hỏi mà tôi thích đến từ trẻ con. Tôi nghĩ đôi khi người lớn quá chú trọng đến những kịch bản tạo càng nhiều sự phá hủy càng tốt. Khi ấy, tôi có trả lời thì cũng chỉ tô thêm vào những gì họ đã miêu tả, nên cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Trong khi trẻ con lại gửi những câu hỏi thật sự kỳ lạ nhưng vào thẳng vấn đề (“chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một tòa nhà cao một triệu tầng?”). Tôi thích như vậy hơn, vì khi tôi trả lời, chúng thường đưa tôi đến những điều không lường trước được. (fivethirtyeight)
Bìa cuối mình viết lúc kiến thức không được vững vàng lắm nên nghe triết lý cao siêu :)). Nếu được thì mình sẽ viết lại thế này:
Bạn đang có một câu chuyện hay ho thú vị, và muốn nó được kéo dài mãi mà không cảm thấy chán? Hãy đặt câu hỏi. Đặt thật nhiều vào. Trả lời chúng tất nhiên là tốn công tốn sức, và rồi sẽ có lúc bạn cảm thấy hoang mang. Nhưng nhờ thế, bạn sẽ thấy thật yên tâm với những điều hiện tại. Nhưng hay hơn cả, là đặt câu hỏi cho những điều tưởng như không bao giờ tồn tại. Lúc đấy, dù điều gì có xảy đến thì ta cũng có thể cười thật rạng rỡ, vì ta đã có trong tay vô số lối đi để tiếp tục cuộc hành trình.
Nói thêm một chút về tên sách. Bìa gốc tên là “What If?”, dịch sát thì phải là “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu?”. Đồng ý rằng tên này dài, nhưng mình nghĩ nó hay hơn tên “Nếu… thì?” hơn nhiều. “Nếu… thì?” chỉ đơn giản là sự thắc mắc, khám phá, đào sâu thêm một vấn đề gì đó. Còn “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu?” còn hàm nghĩa dám đối diện với thứ mình cho là vô lý, và dám đánh đổ những gì mình tin là chân lý. Hy sinh cái nghĩa như vậy cho một cái tên ngắn, mình thấy thật không đáng.
Thật ra mình cũng hiểu là một người biên tập viên tốt là một người có thể mạnh dạn cắt bỏ những gì không cần thiết. Bản thân mình cũng đã đề xuất những thứ không hợp lý, và nghĩ lại thì việc mọi người kiên quyết cắt bỏ là điều hợp lý. Chỉ là, ở trường hợp này, nếu lựa chọn cách dịch như vậy thì sẽ có những lớp nghĩa như vậy bị mất đi. Nhờ những lớp nghĩa đó mà độc giả mới có cơ hội được tự mình khám phá ẩn ý của tác giả. Nếu bỏ chúng đi, đồng nghĩa với việc họ bị tước bỏ niềm vui được mở ra những góc nhìn mà trước đây họ chưa từng có.
Tumblr media
1 note · View note
quacau · 6 years
Text
Vô tận
1
Bạn đang có một câu chuyện hay ho thú vị, và muốn nó được kéo dài mãi mà không sợ sẽ mất nó? Hãy đặt câu hỏi. Đặt thật nhiều vào. Câu trả lời cho những điều bạn luôn trăn trở sẽ luôn nằm trong tầm với, vì bạn không cô đơn, vì bạn không bất lực. Một niềm tin đầy ấm áp sẽ len lỏi vào trong từng ngõ ngách trong tâm hồn bạn, và trong từng khoảng khắc sống, nói rằng những điều ta mong chờ rồi sẽ tìm đến ta theo cách thức không ngờ nhất. Nhưng hay hơn cả, là đặt câu hỏi cho những điều tưởng như không bao giờ tồn tại. Lúc đấy, dù điều gì có xảy đến thì ta cũng có thể cười thật rạng rỡ, vì ta đã có trong tay vô số lối đi để tiếp tục cuộc hành trình.
2
Nơi cuối trời nằm ngay trong tầm mắt
Tuy xa xôi nhưng muốn đến là được
Nhớ đem theo bia rượu hay đồ nhắm
Ra đó ngồi tha hồ ngắm nhân gian
Tại nơi ấy quá khứ gặp tương lai
Những hồi tưởng ùa về trong tiềm thức
Bốn mùa, buồn vui, tuổi thơ, chiếc lá
Ta gặp lại tất cả ở một nơi.
1 note · View note
quacau · 6 years
Text
Dòng chảy rối
Khi một làn khói bắt đầu rời khỏi ngọn lửa, đầu tiên nó vẫn giữ được sự ổn định của nó. Nhưng chỉ cần một nhiễu loạn rất nhỏ, làn khói sẽ trở nên hỗn loạn không thể kiểm soát. Các luồng xoáy sẽ được sinh ra để phát tán sức nóng ra bên ngoài thật nhanh, chúng cuộn rối vào nhau và làm cho năng lượng càng lúc càng bị mất. Và sau khi đã cạn kiệt năng lượng rồi, chúng sẽ tan vào môi trường xung quanh và không để lại tăm tích gì nữa.
Tumblr media
2 notes · View notes