Tumgik
rhumok · 2 years
Text
|| KIỂU/DẠNG ROLE & CÁC HÌNH THỨC ||
𝐀. 𝐊𝐈𝐄̂̉𝐔 𝐃𝐀̣𝐍𝐆
Role round robin: cùng một (vài) người tiếp nối thành câu chuyện hoàn chỉnh. Có thể là build OC, nhập vai dựa trên plot có sẵn,...
Turn-base role: nói một cách đơn giản nhất, là phần role trong đó phương thức chính để tương tác với thế giới (thường thiên về chiến đấu) là theo lượt.
Art RPG: nhập vai khuyến khích việc sáng tạo nghệ thuật - sử dụng art (Na ná với artgame)
Voice-acting: role có sử dụng giọng
𝐁. 𝐇𝐈̀𝐍𝐇 𝐓𝐇𝐔̛́𝐂
Text-Based role (Role text): role dựa trên văn bản
Role art: nhập vai sử dụng tranh là chính
Role voice: nhập vai sử dụng giọng là chính
Voice roleplay: giống với voice acting
𝗖𝗮́𝗰 𝗵𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 𝘁𝗵𝘂𝗼̣̂𝗰 𝗿𝗼𝗹𝗲 𝘁𝗲𝘅𝘁
Một từ (One word): Đúng như tên gọi, đây là những câu trả lời đơn giản. RP trong danh mục này thông thường sẽ không tạo thành một câu đầy đủ.
Một dòng (One line): Loại RP này thường dài ít nhất một câu. Độ dài của câu nói chung là 5+ từ. Trong khi hầu hết các câu có xu hướng dài hơn một chút với tối thiểu 10 từ trở lên.
Semi Para: Semi Para thường bao gồm khoảng hai câu (Hãy hiểu rằng bạn có thể có nhiều hơn). Lý do đây không phải là một đoạn văn đầy đủ vì nó ngắn hơn nhiều so với một đoạn văn đầy đủ. Nó cũng có xu hướng mất ít thời gian hơn để đăng.
Para: Para play thường là những bài viết dài hơn bao gồm ít nhất một đoạn văn. Những câu này có thể khác nhau về độ dài nhưng hầu hết chúng đều là 5 câu trở lên. Hầu hết những người chơi Semi Para đều có thể rơi vào nhóm này vì họ đã quen với việc viết các bài dài hơn nên họ có xu hướng nảy sinh giữa hai phong cách.
Multi-Para: Multi-Para RP rất giống với Semi Para hoặc Para. Bây giờ tôi biết rất nhiều RPer dày dạn kinh nghiệm sẽ hét vào mặt tôi khi nói điều đó nhưng thực tế đó là sự thật. Nếu bạn không thể Semi Para hoặc Para RP thì bạn sẽ không thể Multi-Para. Multi-Para là sự kết hợp của Semi Para và Para RP, vì vậy thay vì chỉ có một phần của bài đăng, bạn sẽ có nhiều Semi Para hoặc Para trong một bài.
Mixed (Hỗn hợp): Hỗn hợp: RP hỗn hợp là phổ biến. Đây là khi một người sử dụng bất kỳ kiểu nào ở trên trong một phiên RP đầy đủ.
Hành động: Hành động là những gì bạn đang làm.
Hộp thoại [Thoại]: Hộp thoại là phần bạn đang nói.
Suy nghĩ: Suy nghĩ là một chủ đề khó khăn khi nói đến RP. Nhiều người không thích chúng, tuy nhiên cũng có nhiều người sử dụng chúng. Rắc rối với một suy nghĩ là bình thường nó giống như Dialog nhưng người duy nhất có thể nghe thấy nó là bạn. Quy tắc chung là nếu bạn không muốn người đang chơi cùng phản ứng với suy nghĩ của mình thì đừng sử dụng chúng. Những suy nghĩ quá thường được sử dụng để xúc phạm người chơi khác và nó đã gây ra rất nhiều hỗn loạn. Điều này có nghĩa là không bao giờ sử dụng chúng? Không hẳn vậy. Ví dụ bạn đang chơi với một người chơi khác và họ dường như không hiểu bạn đang muốn gì. Suy nghĩ về việc bạn đói như thế nào có thể nhắc người chơi đó đưa thức ăn cho bạn.
HĐA: Hành động ảo, hoạt động ảo. Phần role thiên về hoạt động, hành động nhiều hơn là các yếu tố khác.
Role văn: phần role thiên về văn hơn là hành động
(Riêng với HĐA và role văn là được phân chia tại VN. Trong khi đó quốc tế thường chia nó là đám "Para" hoặc đám "Literate" - Illiterate, Semi-Literate, Literate và Advanced Literate)
2 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
𝗠𝗢̣̂𝗧 𝗦𝗢̂́ 𝗧𝗛𝗘̂̉ 𝗟𝗢𝗔̣𝗜 𝗥𝗢𝗟𝗘/𝗩𝗜𝗘̂́𝗧
Combat: Có tình tiết OC đánh nhau.
SoL (Slice of Life): lát cắt cuộc sống - đời thường.
H: Hot, Hentai
R18: dành cho độ tuổi trên 18 tuổi.
Action: thường có nội dung về đánh nhau, bạo lực, hỗn loạn, với diễn biến nhanh.
Adventure: thể loại phiêu lưu, mạo hiểm, thường là hành trình của các nhân vật.
Angst: miêu tả sự đau khổ của nhân vật.
Bishojo: các nhân vật nữ xinh đẹp.
Bishonen: các nhân vật nam điển trai.
Chanbara: thể loại truyện kiếm hiệp, nói về những người sử dụng kiếm – Lãng khách…
Manhua, Manhwa, Manga: liên quan tới truyện gốc tiếng Trung, Hàn, Nhật
Comedy: còn gọi là “Humor”. Thể loại có các tình tiết gây cười, các xung đột nhẹ nhàng nhưng tạo được tiếng cười nơi độc giả, vài phần role/văn viết còn mang chất “bựa” rất cao.
Demetia: thể loại truyện “hâm hâm điên điên”, chả giống ai.
Parody: thể loại hài hước, nhái hay chọc
Doujinshi hay “Fanfiction”. Thể loại truyện phóng tác do fan hay có thể cả những người khác với tác giả truyện gốc. Sẽ thường dựa trên những nhân vật gốc để viết ra những câu chuyện theo sở thích của mình.
Drama: có tính kịch. Thể loại mang đến cho người xem những cảm xúc khác nhau: buồn bã, căng thẳng thậm chí là bi phẫn.
Fantasy: thể loại xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú, từ pháp thuật đến thế giới trong mơ thậm chí là những câu chuyện thần tiên.
Gekiga: kịch họa.
Gender Bender: giới tính c��a nhân vật bị lẫn lộn: nam hoá thành nữ, nữ hóa thành nam…
Harem: thể loại truyện tình cảm, lãng mạn mà trong đó, nhiều nhân vật nữ thích một nam nhân vật chính.
Harry Stu: có nhân vật nam được miêu tả như thiên thần, luôn làm được mọi việc, có thể đó là ước muốn của tác giả và tác giả hoà mình hoặc cải trang thành nhân vật. Tuy nhiên nên tránh có Harry Stu trong tác phẩm. (có thể được gọi là Jack sue - thánh phụ)
Historical: thể loại có liên quan đến thời xa xưa.
Horror: rùng rợn, kinh dị
Josei: Còn gọi là Redisu. Là một thể loại được sáng tác chủ yếu bởi phụ nữ cho những độc giả nữ từ 18 đến 30.
Kodomo: thể loại dành cho trẻ em, nhất là các bé trai.
Mafia: truyện nói về xã hội đen.
Martial Arts: thể loại võ thuật chiến đấu, từ các trận đánh nhau, tự vệ đến các môn võ thuật như akido, karate, judo hay taekwondo, kendo, các cách né tránh.
Mary Sue: như Harry Stu nhưng là nhân vật nữ. Chỉ thánh mẫu.
Mecha
Mecha, còn được biết đến dưới cái tên meka hay mechs, là thể loại nói tới những cỗ máy biết đi (thường là do phi công cầm lái).
Mystery: cũng gọi là “Suirin”. Thể loại thường xuất hiện những điều bí ấn không thể lí giải được và sau đó là những nỗ lực của nhân vật chính nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
One shot: bản role ngắn - văn ngắn
Psychological: thể loại liên quan đến những vấn đề về tâm lý của nhân vật (tâm thần bất ổn, điên cuồng …)
Romance: thường là những câu chuyện về tình yêu.
School Life: trong thể loại này, ngữ cảnh diễn biến câu chuyện chủ yếu ở trường học.
Sci-fi: bao gồm những chuyện khoa học viễn tưởng, đa phần chúng xoay quanh nhiều hiện tượng mà liên quan tới khoa học, công nghệ, tuy vậy thường thì những câu chuyện đó không gắn bó chặt chẽ với các thành tựu khoa học hiện thời, mà là do con người tưởng tượng ra.
Seinen: là một thể loại thường nhằm vào những đối tượng nam 18 đến 30 tuổi, nhưng người xem có thể lớn tuổi hơn, với một vài bộ truyện nhắm đến các doanh nhân nam quá 40. Thể loại này có nhiều phong cách riêng biệt, thường được phân vào những phong cách nghệ thuật rộng hơn và phong phú hơn về chủ đề, có các loại từ mới mẻ tiên tiến đến 18+.
Shoujo: đối tượng hướng tới của thể loại này là phái nữ. Nội dung thường liên quan đến tình cảm lãng mạn, chú trọng đầu tư cho nhân vật (tính cách,…).
Shoujo-ai: thể loại quan hệ hoặc liên quan tới đồng tính nữ, thể hiện trong các mối quan hệ trên mức bình thường giữa các nhân vật nữ.
Shounen: đối tượng hướng tới của thể loại này là phái nam. Nội dung này thường liên quan đến đánh nhau và/hoặc bạo lực (ở mức bình thường, không thái quá).
Shounen-ai: thể loại có nội dung về tình yêu giữa những chàng trai trẻ, mang tính chất lãng mạn.
Sports: những môn thể thao như bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, đua xe, cầu lông,… là một phần của thể loại này.
Supernatural: Thể hiện những sức mạnh đáng kinh ngạc và không thể giải thích được, chúng thường đi kèm với những sự kiện trái ngược hoặc thách thức với những định luật vật lý.
Tragedy: chứa đựng những sự kiện mà dẫn đến kết cục là những mất mát hay sự rủi ro to lớn.
Vampire: về quỷ, đặc biệt là quỷ hút máu.
Cung đấu: đấu đá hậu cung,...
Ngoài ra còn có những thể loại khác ta thường thấy như ngôn tình, xuyên không, điền văn, tiên hiệp, huyễn huyễn, sủng, đồng nhân, tiên hiệp cổ điển, tu chân hiện đại, đô thi cuộc sống, võ thuật, đô thị dị năng, đô thị trọng sinh, quan trường, huyễn huyễn, xuyên không, đô thị, lịch sử, quân sự, truyện ký, đông phương bối cảnh, dị thế đại lục, chiến tranh dị giới, chuyển thế trọng sinh, đô thị huyền huyễn, viễn cổ thần thoại, ma pháp học viện, tây phương kỳ huyễn, gia tộc hấp huyết, trinh thám, khủng bố, thời đại cơ khí, xuyên không, dị giới võng du, võng du,....
Rất nhiều, như các thể loại truyện, phim,... mà thôi (Cả các thể loại trên Hentaiz nữa =))))))
Rp thì có một số ví dụ như
Nhập vai quỷ [Demon Roleplay]
Demon RPs chứa sức mạnh bóng tối, (một nửa) quỷ và quái vật. Nó thường được chơi với nửa quỷ, con trai hoặc con gái của quỷ và một con người, làm nhân vật.
Nhập vai giả tưởng [Fantasy Roleplay]
Game nhập vai giả tưởng đặc biệt dựa trên thần thoại và các sinh vật thần thoại như các vị thần, thiên thần, ác quỷ, nàng tiên và các thiên thạch. Sự khác biệt giữa RP của quỷ và các game nhập vai giả tưởng là phần sau chứa tất cả các loại sinh vật huyền bí, không chỉ ma quỷ.
Nhập vai bình thường [Normal Roleplay]
RP bình thường dựa trên cuộc sống thực, vì vậy không có phép thuật, sức mạnh hoặc bất cứ điều gì tương tự.
Nhập vai chiến tranh [War Roleplay]
Cái tên đã nói lên RP của Chiến tranh. Bạn chơi mà các nhân vật của bạn đang ở trong thời kỳ chiến tranh. Bạn có thể căn cứ vào các cuộc chiến tranh lịch sử, hoặc những cuộc chiến không tồn tại hoặc chưa xảy ra.
Nhập vai lãng mạn [Romantic Roleplay]
Những RP lãng mạn chứa đựng tình yêu. Loại RP này có thể chơi kết hợp với tất cả các loại khác.
Nhập vai hành động [Action Roleplay]
Game nhập vai hành động cũng giống như Phim hành động, với những nhiệm vụ và một mục tiêu nhất định.
Nhập vai khoa học viễn tưởng [Sci-Fi Roleplay]
RP khoa học viễn tưởng là RP là một thể loại tiểu thuyết với nội dung giàu trí tưởng tượng nhưng ít nhiều hợp lý như bối cảnh trong tương lai, khoa học và công nghệ tương lai, du hành không gian, vũ trụ song song, người ngoài hành tinh và khả năng huyền bí.
Nhập vai phiêu lưu [Adventure Roleplay]
RP phiêu lưu là RP trong đó một nhân vật hoặc nhiều nhân vật tham gia vào một cuộc hành trình và lớn lên cùng nó, chẳng hạn như Pokémon.
Nhập vai hài [Comedy Roleplay]
Các vai hài là RP có thể rất hài hước và vui nhộn. Loại RP này có thể dùng chung với các loại khác để vui nhộn hơn. Ví dụ: với ecchi.
Nhập vai chính kịch [Drama Roleplay]
RP chính kịch chứa đựng chính kịch, chẳng hạn như tai nạn, gian lận, bắt cóc, sự kiện đau thương, v.v. Loại RP này có thể chơi với tất cả các loại RP khác.
Nhập vai Ecchi [Ecchi Roleplay]
Ecchi là một thể loại phim hoạt hình Nhật Bản. Nó chứa những cậu bé biến thái và một dạng hành vi hoặc cảnh tình dục nhẹ nhàng. Loại RP này có thể chơi với tất cả các loại RP khác.
Nhập vai kinh dị [Horror Roleplay]
Kinh dị là một kiểu Nhập vai có thể rất đáng sợ, chẳng hạn như sử dụng một câu chuyện rùng rợn với những âm mưu ma quái hoặc kinh dị.
Nhập vai động vật [Animal Roleplay]
Một số người nghĩ rằng Animal Roleplay là một thể loại nhập vai hoàn toàn khác. Điều này có thể bao gồm các sinh vật cổ, sinh vật thần thoại và chỉ động vật đơn thuần khi nhập vai.
Nhập vai học đường [School Roleplay]
Điều này có thể bao gồm đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở, hoặc thậm chí là trường tiểu học. Một màn nhập vai thực tế hơn để chơi ở trường.
Ngoài ra có một số loại nhỏ lẻ. Ví dụ combat thì có combat stats (combat sử dụng số liệu thống kể để xác định thắng thua,...), close combat (giống dạng game close combat - chiến thuật thời gian thực),...
5 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
LƯU Ý
1. Đừng nên bắt typo ngay tại bài văn của họ. Đừng góp ý một cách bố đời mẹ thiên hạ. Đừng bảo họ thêm cre với giọng cụt lủn. Người ta gọi là "thượng đẳng nửa mùa".
2. Hãy nói lời yêu thương trực tiếp và phốt với dẫn chứng bằng chứng tận tay. Ở cfs cũng là gió thoảng mây bay, quan tâm làm gì cho mệt.
3. Khi còn nhỏ, thấy cái này cái kia là ngầu. Nhưng đừng sa đà và thể hiện, sau nhìn lại thấy nó nực cười lắm. Hoặc ít nhất với kẻ trên cơ cậu thì là vậy.
4. Không phải cứ biết tý ngôn tý tục là liền nhận dân war. Trẻ ranh học đòi làm người lớn, nực cười. War bầy đàn chơi hùa và thiếu tinh tế. Phèn.
5. Hiệu ứng đám đông sẽ khiến bạn hâm mộ kẻ này, ghét kẻ kia. Nhưng ở chốn ảo, hãy giữ vững chính kiến và lập trường. Hoà nhập chứ đừng hoà tan.
6. Viết văn đơn giản vì đam mê. Nhưng không phải cứ có lòng sẽ có hồi báo. Đôi khi thiên phú và nhân phẩm rất quan trọng. Biết marketing là một lợi thế.
7. Không phải cứ văn dài là hay và ngược lại. Không phải cứ ở đâu lâu là có kinh nghiệm.
2 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
|| TIPS - THƠ ||
1. Web gợi ý vần: https://www.double-rhyme.com/?hl=vi&s=
2. Thơ phải có vần. Cho dù là thơ tự do cũng vậy. Cần gieo cần tinh tế và hạn chế trùng lặp. "Áp vần" sẽ khiến câu văn bị gượng. Đôi khi không nhất thiết phải gieo vần cuối mỗi câu, thay vào đó gieo vào đầu/giữa câu sau cũng được.
3. Luật bằng trắc trong thơ rất quan trọng. Cho dù là dạng thơ không yêu cầu về luật bằng trắc.
4. Thơ màu mè hoa mĩ cũng không bằng cốt lõi tinh tế. Đừng nửa Tây nửa ta hoặc lậm Hán Việt ngữ pháp convert.
5. Hãy làm thơ tư những điều đơn giản, dễ hình dung nhất. Như cha mẹ, cuộc sống quanh ta, writer rper khó như nào, chia sẻ nỗi niềm,... Như vậy sẽ dễ khiến chúng ta liên tưởng hơn.
6. Kẻ làm thơ nổi tiếng chưa chắc đã hay, ngược lại kẻ vô danh chưa chắc đã làm thơ tệ. Cũng đồng nghĩa với việc ánh nhìn của ta chưa chắc đã là góc nhìn của kẻ khác.
7. Đọc nhiều thơ. Nghe tưởng nhạt nhẽo giản đơn và vô bổ nhưng thực chất nó lại rất có ích. (Nghe ngâm thơ trực tiếp thì càng tốt. Sẽ rèn khả năng phản xạ).
3 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
1. Đừng dùng font cho bài nhưng lại thiếu dấu, lỗi dấu tiếng Việt. Nó như kiểu bạn edit/design nhưng lỗi font vậy, trông hơi (khá) buồn cười.
2. Nếu như up trong group fb thì tận dụng luôn chế độ viết chữ in đậm, nghiêng, trích dẫn, to, nhỏ,... trong nhóm. Dùng được nếu bạn có lap/pc.
3. Nhiều icon, emoji trông bài ghim, bài viết bình thường sáng, rõ điểm nhấn hơn. Nhưng đừng lạm dụng. Nhiều loại máy không tương thích có thể khiến icon không xuất hiện, khiến bài viết bị "phèn" đi. Đồng thời, khiến điểm nhấn bị loãng, gây rối. Giống như design, càng đơn giản càng thượng lưu và được đón nhận (ví dụ như ava page EXO, logo thương hiệu chuộng dạng dễ nhìn dễ nhớ, thiết kế sản phẩm poster dễ đọc nhấn nội dung chính,...)
4. Đừng bao giờ trong văn bản, role,... nghiêm túc mà chèn thêm emoji các thứ. Viết văn, truyện công bố công chúng, văn chính luận,... càng không được đưa cảm xúc cá nhân trong các phần bên cạnh, thêm icon (Ví dụ: "nhân vật cười khinh... (=)))) không hiểu nhân vật bị sao)).
2 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
|| 𝗔𝗨𝗧𝗛𝗢𝗥 & 𝗪𝗥𝗜𝗧𝗘𝗥 ||
𝐈. 𝐈𝐧𝐭𝐫𝐨
- Bạn đã từng nghe có kẻ bảo: "Tôi chỉ tự nhận là author chứ không nhận là writer"?
- Người ta nói: "Tôi không phải writer, tôi không dám nhận. Tôi chỉ là người viết lách"?
Họ nói đúng hay sai, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
𝐈𝐈. 𝐃𝐢𝐟𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐜𝐞
𝘼. 𝙀𝙣𝙜𝙡𝙞𝙨𝙝
- Nếu là writer, bạn có thể viết về suy nghĩ và ý tưởng của người khác. Nhưng một author phải lên ý tưởng, cốt truyện và nội dung.
- Chú thích bổ sung. Dean Wesley Smith từng nói: "Writer là một người viết, author là một người đã viết.". Nói cách khác, writer tập trung vào quá trình viết và ngay sau khi họ xuất bản một cuốn sách, họ sẽ chuyển sang cuốn tiếp theo. Trong khi author là người ở lại quá khứ, nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của họ và quảng cáo cuốn sách của mình thay vì tiếp tục ngay với cuốn tiếp theo.
Chúng ta thường dùng các từ tác giả và nhà văn thay thế cho nhau. Nhưng thực sự cả hai từ này là khá khác nhau. Writer là người viết một cuốn sách, bài báo hoặc bất kỳ tác phẩm văn học nào, trong khi author về cơ bản là người khởi xướng ý tưởng, cốt truyện hoặc nội dung của tác phẩm được viết. Đôi khi, writer và author có thể là cùng một người. Trong trường hợp một cuốn tự truyện, một người viết về cuộc đời của chính mình. Khi đó, author đang bày tỏ những suy nghĩ và ý tưởng của riêng mình. Nhưng trong những trường hợp như tiểu sử, người viết không phải là author. Những ý tưởng về những suy nghĩ của người khác đang được viết ra.
Mặc dù sự khác biệt có vẻ không nhiều nhưng tùy vào từng trường hợp mà sự khác biệt có thể nhiều hơn. Nếu bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết hoặc truyện ngắn dựa trên một cốt truyện do chính mình phát triển, bạn sẽ được biết đến với tư cách là author của cuốn tiểu thuyết. Và nếu bạn đang viết ra những ý tưởng hoặc câu chuyện của người khác, bạn sẽ được biết đến với tư cách là writer của tác phẩm. Đôi khi trở thành writer dễ hơn trở thành author. Lý do là author phải tạo ra, phát triển và truyền đạt một ý tưởng, trong khi writer chỉ phải truyền đạt ý tưởng của người khác.
Khi nói đến việc viết sách, một người chỉ trở thành author khi cuốn sách được xuất bản. Nếu tác phẩm của bạn chưa được xuất bản, và ngay cả khi ý tưởng đó hoàn toàn là của bạn, bạn vẫn được coi là người đã viết tác phẩm. Và khi tác phẩm của bạn được xuất bản, bạn sẽ được biết đến với tư cách là tác giả của tác phẩm. Vì vậy, nếu bạn viết rất nhiều, nhưng không bao giờ được xuất bản v�� ra mắt công chúng, bạn vẫn là writer.
Author có thể đăng ký bản quyền tác phẩm theo luật bản quyền. Điều này đảm bảo rằng không ai khác ăn cắp hoặc sử dụng ý tưởng ban đầu như nó vốn có. Vì vậy, chỉ có author luôn gắn liền với ý tưởng hoặc tác phẩm cụ thể đó.
Author > Writer.
𝘽. 𝙑𝙞𝙚𝙩𝙣𝙖𝙢𝙚𝙨𝙚
Trong tiếng Việt chúng đều có nghĩa là "tác giả". Riêng writer có thêm nghĩa "người viết". Chỉ cần bạn viết, bạn sẽ được gọi là writer theo nghĩa "người viết".
Đừng lạm dụng tiếng Anh. Nếu sử dụng thì hãy sử dụng theo nghĩa tiếng Việt của chúng ta.
𝐈𝐈𝐈. 𝐒𝐮𝐦𝐦𝐚𝐫𝐲
- Author > Writer
- Author: tác giả. Writer: người viết, tác giả
- Trong tiếng Việt, chúng ta tự viết, sáng tạo ra thì có thể tự gọi là "tác giả" rồi. Mình là người viết thì có thể nhận là "người viết".
- Trong tiếng Anh, chỉ khi nào writer được xuất bản sách mới được gọi là "author". "Writer" sử dụng khi bạn là người viết.
5 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
LUẬT & KHÔNG LUẬT
1. Giới role nói chung không có luật, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có quyền muốn làm gì thì làm.
2. Chúng ta ở trên đất Việt. Nghĩa là:
- Không được đào thông tin, vi phạm quyền riêng tư của người khác
- Không được phạm pháp (vi phạm bản quyền, đạo nhái ăn cắp,...)
- Không được vi phạm đạo đức (phản bội, chơi xấu thân hữu,...)
3. Có được OOC hay không, chỉ tuỳ thuộc vào mục đích và cách thể hiện. Tức cho mình bạn, tự sìn thì không sao. Nhưng dùng để kéo fame, xúc phạm char nhằm tăng danh tiếng cho bản thân thì không được.
4. Không có luật, không cấm cái này cái kia. Nhưng nên nhớ có những thứ không nên, không được làm. Đã có nói qua ở mục 2 - phạm pháp và vi phạm đạo đức.
5. Hiệu ứng đám đông sẽ khiến bạn nghĩ cái này không được, cái kia không được. Hoặc ngược lại, không luật thì cái này được, cái kia được. Nói chung tuỳ suy nghĩ từng người. Nhưng bạn thấy vậy, chưa chắc người khác cũng thấy vậy. Tốt nhất là đừng phốt nhảm.
3 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
Tản mạn về OOC
- Trừ khi bạn role OC của mình, may ra mới thoát khỏi OOC. Còn đã nhân vật của người khác, họ tạo ra char như này hôm nay, mai cho cú twist bể sọ thì chúng ta cũng không đoán được.
- Không nên bao biện rằng được phép OOC. Vì dù đây là điều không thể tránh khỏi, nhưng mức OOC ít hay nhiều sẽ quyết định xem thái độ, tâm huyết của bạn. Đặc biệt role OC thì không được phép OOC.
- Tại một (số) cộng đồng (nơi), bạn sử dụng tên, tuổi,... có sẵn của char. Tuy nhiên lại thể hiện, role theo tính cách của bản thân. Nhập vai đôi khi là để giải trí, đừng quá đặt nặng nếu như bạn chỉ muốn đu otp, cp,... chứ không phải kiếm fan lôi fame,... Khi ấy OOC cũng chẳng sao đâu.
- Nhiều khi theo các ngành liên quan tới tâm lý, hoặc có học qua về tư duy phản biện, phân tích hành vi,... sẽ giúp ích cho việc phân tích char
- Có thể xem tử vi, tarot, chiêm tinh,... để phân tích char/OC =))))
- Để tránh OOC khi nhập char (không kể tới OC), nếu là tiểu thuyết thì đọc hai dòng trên, nếu là truyện tranh có thể dựa trên nét vẽ cảm xúc (nếu tác giả vẽ chắc tay), nếu là phim ảnh thì dựa trên biểu cảm, hành vi động tác nhân vậy,... Từ đấy phân tích ra cảm xúc, tính cách, thói quen...
- Tránh những tình huống, cảnh mà nhân vật chắc chắn nếu tham gia sẽ OOC. (Ví dụ như char A vốn tính ngoan hiền trò giỏi, lại làm quả tình huống A chép phao bị phát hiện chẳng hạn. Hoặc một đứa B giỏi nói chuyện, giao tiếp dạng ngoại giao không thị phi lại bị người vây đánh - chuyện gì cũng có thể xảy ra nhưng nên hạn chế và hãy có logic.)
- Hãy thử đọc thoại của nhân vật lên thành tiếng. Đây là cách đơn giản để xác định được xem thoại có đủ tự nhiên hay không. Sau đấy đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật để xét tới việc không bị OOC. Đôi khi viết thì hay nhưng lúc nói nghe khá ngớ ngẩn.
- Hãy lựa chọn hai dạng nhân vật sau nếu muốn role tốt nhất: giống mình và mình ước mơ. Dạng giống bạn - đơn giản là bạn có thể role họ chuẩn trong khi vẫn giữ tính cách gốc của bản thân tầm 70% khi nhập vai. Dạng bạn ước mơ - có thể là loại hình bạn muốn trở thành trong thế giới ảo trên mạng (dưới lớp vỏ ảo/sign ảo/thân phận ảo bạn tạo nên) hoặc mong mình trở nên như vậy (ở cả thực tế lẫn chốn ảo). Về dạng giống bạn sẽ giúp bạn role có được sự tự nhiên nhất định, tránh OOC tối đa. Dạng bạn ước mơ, sẽ rèn cho bạn khả năng của bản thân, và dù "gồng" thì cũng tích luỹ được thêm kinh nghiệm. Đa số các dạng bạn ước mơ đều có "hình mẫu" nhất định, khi đấy sẽ dễ dàng nhập vai vào hình mẫu ít nhất là 60%. Chọn đúng char sẽ giúp hội thoại, văn và tình huống tự nhiên hơn là việc cố gồng để chạy theo một char không phù hợp (bạn sẽ dễ dính tình trạng không biết trong hoàn cảnh này thì char sẽ nói gì, char phản ứng như nào, char có thể làm những gì ổn nhỉ,...)
[Riêng bài này vẫn còn cập nhật mỗi khi có hứng thú]
2 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
|| 𝗬/𝗡 & 𝗧/𝗕 ||
𝐀. 𝐃𝐞𝐟𝐢𝐧𝐢𝐭𝐢𝐨𝐧
- Y/n: "your name" - tên bạn. T/b: tên bạn (y/n dưới cách viết thuần việt)
- Xuất phát điểm: thường được sử dụng thể hiện góc nhìn (pov) thứ nhất của người đọc chúng (theo quan điểm của người đọc) trong fanfic
- Có thể dùng trong role, pov fanfic,... (với role, trong cảnh role ấy có thể có thêm người khác cùng role chung - trong trường hợp role round-robin)
𝐁. 𝐇𝐞𝐞𝐝
- "Y/n", "t/b" sử dụng cho các cảnh mà nhiều người đọc cùng có thể trải nghiệm. Chỉ cần hiểu được điều này, bạn sẽ sử dụng được cụm từ đúng cách, đúng chỗ.
- Y/n (t/b) chỉ sử dụng được nếu
1. Đối tượng không xác định
+ Số lượng người mà bạn đối thoại chung (tham gia cảnh) không được xác định rõ xem chắc chắn có bao nhiêu.
+ Ví dụ như bài viết của X đề "Hôm nay của bạn thế nào", thì "bạn" ở đây là để chỉ chung những người đọc - đối tượng không xác định. Mà đã là những người đọc thì họ không react, không cmt mìn cũng không thể biết được họ có đọc - có phải đối tượng mình hướng tới - hay không (đối tượng không trong dự tính).
2. Đối tượng xác định & chỉ có đối tượng xác định được đọc chính thức (giới hạn phạm vi - có thể có mặt trong cảnh/cuộc hội thoại)
+ Không tính tới trường hợp leak cap
+ Nếu X nhắn tin riêng với Y - cuộc hội thoại chỉ có một số lượng người nhất định tham gia (2 người) và đã có đối tượng xác định nói tới (là Y) - thì vẫn có thể sử dụng y/n, t/b để chỉ đối phương được. Nhưng nếu cmt/ib (đối tượng nhắm tới vẫn là Y) ở box, tus, group khác (có thêm người khác ngoài X, Y) thì không thể sử dụng "y/n" là "t/b" vì khi đấy người có thể đọc một cách chính thức những gì X nhắn là người khác - phạm vi không chỉ có mỗi đối tượng định truyền tải
+ Bạn nhắn tin trong box với đối tượng tiếp cận xác định - thành viên box. Bạn muốn hỏi tất cả họ hôm nay thấy thế nào. Bạn có thể hỏi: "Y/n hôm nay thấy thế nào." do số lượng đối tượng - người đảm nhận ngôi thứ hai - lớn hơn 1 và phạm vi đối tượng tiếp cận là tất cả những người có thể đọc một cách chính thức. Nhưng khi phản hồi riêng 1 ai, thì không thể dùng (vì khi đấy sẽ có những người khác ngoài đối tượng xác định có mặt trong cuộc hội thoại)
- Y/n là khái niệm gốc, t/b là cụm thuần Việt chúng ta tự tạo ra. Dùng cái nào cũng được, không có vụ dùng x sang hơn y hay dùng y thì lâu năm chuyên nghiệp hơn x,...
𝐂. 𝐍𝐨𝐭𝐞
- Đừng lạm dụng "y/n" và "t/b". Có rất nhiều đại từ nhân xưng, danh từ,... để mọi người có thể sử dụng.
- Đôi khi dùng đúng nhưng dễ bị sượng trân (cảm giác cấn).
- "Y/n" và "t/b" được tạo ra để nhiều người có thể trải nghiệm cảnh. Nên mong không có các "cảnh giới hạn" (các cảnh, cuộc hội thoại,... giới hạn đối tượng). Thường số người có thể đọc nên lớn hơn 1 (ngoài bạn và 1 người khác)
- Y/n có nghĩa khác là yes no. Nhưng mà bỏ qua đi vì nó không liên quan tới vấn đề chúng ta đang bàn =))))
21 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
|| 𝗥𝗢𝗟𝗘 𝗖𝗢𝗨𝗣𝗟𝗘 ||
𝐀. 𝐃𝐞𝐟𝐢𝐧𝐢𝐭𝐢𝐨𝐧
- Role theo cặp với mối quan hệ nhất định, thường là tình yêu.
𝐁. 𝐇𝐞𝐞𝐝
- Role cp không có bất cứ quy tắc hay luật nào.
- Trong trường hợp mối quan hệ xác định role chung phân vị quan hệ lớn hơn 2, đấy không được coi là role couple.
- Mặc dù role couple thường được hiểu là role đôi theo nghĩa ái tình hơn, tuy nhiên role dạng anh em 1-1, cha con 1-1,... cũng có thể được coi là role couple. Tuy nhiên nếu là full acc role char thì sẽ dễ dính tình trạng OOC nếu sắp xếp mối quan hệ không phù hợp.
- Role couple có thể thấy ở cả các acc role full char lẫn phần role lẻ, trong group rl,... Chỉ cần thoả mãn điều kiện tại định nghĩa là có thể được gọi rl cp
- Một người có thể có nhiều đối tượng rl cp tuỳ theo mối quan hệ trong role và vùng hoạt động.
𝐂. 𝐍𝐨𝐭𝐞
- Thường được sử dụng để đu otp, "hành hạ" notp. Ngoài ra còn để thoả mãn ham muốn octp, muốn trải nghiệm yêu đương ảo,... Tuỳ mục đích sử dụng.
- Role couple không có giới hạn, bao gồm từ AU, cách role,... Có thể rl text, voice, game, image,... tuỳ vào partner.
- Role couple đa số đều là mối quan hệ có phần khăng khít: hai char/ocs thường được thấy role chung với nhau bởi rper điều khiển chúng.
3 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
| Thuật ngữ, tiếng lóng |
- OP: viết tắt của Overpowered, nghĩa là nhân vật hoặc công cụ,... trong role quá bá, mạnh quá mức
- OC: viết tắt của Original Character. Là nhân vật nguyên bản do mình tạo ra
- Character (Char) là nhân vật nói chung. Giờ thường được dùng với nghĩa nhân vật có sẵn, có thể là người thật hoặc OC do người khác tạo ra.
- OOC: có nghĩa “Out Of Character”. “Không hợp với tính cách”, không giống với thiết lập của OC/char
- Bg: background, có thể là của OC, char, group,...
- SoL: slice of life, lát cắt cuộc sống. Như kiểu role đời thường
- Outrole & outchar: (đã có bài giải thích riêng)
- Onrole, offrole: nhập vai và thoát vai
- HĐA: Hoạt động ảo / hành động ảo (đã có bài riêng)
- Rest: tạm nghỉ, dừng role một thời gian nhất định
- Sample: bản mẫu. Với role thì là bản role mẫu của một ai đấy - bản tốt nhất của họ hoặc thể hiện được văn phong,... của họ.
- Plot: câu chuyện được diễn ra trong một màn nhập vai nhất định
- Dc: viết tắt của discord, nền tảng có thể chat, build group,... song song với fb mà rp hay dùng.
- Build gr: build group nghĩa như mặt chữ, "xây dựng group role"
- Plot twist: nút thắt, tình huống một cách đầy bất ngờ. Hoặc hiểu đơn giản như cú lừa trong câu chuyện
- POV: viết tắt của "point of view", giúp y/n trải nghiệm một cảnh nhất định
- Y/n: viết tắt của "your name", chỉ tên của bạn. Cho phép bạn đưa mình vào câu chuyện đấy (bắt nguồn từ khái niệm y/n trong fanfic)
- Fan: người hâm mộ (của char nào đó, ít dùng với OC)
- Verse: vũ trụ mà một cốt truyện / nhập vai diễn ra trong
- H: viết tắt của Hentai là 18+ dạng liên quan tới tình dục thay vì bạo lực; hoặc viết tắt của Hot trong thể loại phim, ảnh, truyện.
- Newbie / Noob: đều chỉ người mới, nhưng noob dùng với ý xúc phạm, còn newbie dùng với nghĩa thường
- Canon: các âm mưu / sự kiện / chi tiết chính thức, nguyên bản của một fandom
- Canon-Based: một vai trò gắn liền với các sự kiện chính thức
- Canon-Divergent / Redo: một màn nhập vai dính vào các nền tảng điển hình cơ bản nhưng không liên quan đến các sự kiện cụ thể
- AU: alternate universe - vũ trụ thay thế; một màn nhập vai có thể thay đổi các khía cạnh lớn điển hình hoặc diễn ra trong một vũ trụ hoàn toàn khác
- Crossover: sự kết hợp của hai hoặc ba fandom khác nhau
- Multiverse (đa vũ trụ) sự kết hợp của một số fandom khác nhau (trong các nhóm rp)
- Fandom: một cách nhập vai dựa trên một cộng đồng tiểu thuyết, truyện,... có sẵn, ví dụ. Harry Potter
- RPer / Player / Mun: người kiểm soát nhân vật
- Admin / GM / GameMaster: người kiểm soát nhóm nhập vai
- Đồng quản trị / Mod: người giúp quản trị viên chính với nhóm đóng vai
- Partner: người đồng hành cùng nhập vai với bạn. Thường là lâu dài
- M! A / Magic! Anon: người có ‘khả năng’ khiến các nhân vật độc lập làm hoặc trở thành bất cứ thứ gì thông qua tin nhắn ẩn danh nếu người chơi sẵn sàng thực hiện, ví dụ: "Nhân vật của bạn là một thuật sĩ trong 24 giờ tới."
- CC: ký tự canon; nhân vật đã tồn tại trong fandom
- Pre-Made (OC): nhân vật được tạo bởi quản trị viên của một nhóm nhập vai
- NPC: nhân vật không phải người chơi; nhân vật không thể chơi trong nhóm, nhưng vẫn có mục đích cho cốt truyện
- IC: in char; ngược lại với OOC
- Hiatus: tạm rời nhập vai trong một khoảng thời gian dài
- R18: thường xuất hiện ở các group để cảnh báo những tâm hồn ngây thơ non nớt đừng có vào vì group này role những tình tiết và thể loại 18+ đấy
- Semi-Hiatus: giảm hoạt động trong một thời gian dài
- Headcanon / HC / Fanon: các chi tiết do người hâm mộ hoặc người chơi tạo ra, thường (nhưng không phải lúc nào cũng vậy) mà không sai lệch so với tiêu chuẩn của fandom
- Godmodding: điều khiển tính cách của người khác
- Powerplaying: làm cho nhân vật của bạn trở nên toàn diện / toàn năng
- Metagaming: đưa kiến ​​thức OOC của bạn vào các tương tác vi mạch
- RP Canon: các chi tiết chính thức của một màn nhập vai; thường được sử dụng khi một cách phân vai cụ thể đi chệch khỏi quy chuẩn của fandom
- Fan service: thoả mãn, phục vụ người hâm hộ (fan). Thường đề cập đến những cảnh được thiết kế để kích thích hoặc gây hứng thú cho người xem.
- Profile: thông tin hồ sơ của OC/char mà bạn role
- Appless: một màn nhập vai bạn có thể tham gia mà không cần điền vào đơn đăng ký
- Rep/Reply: Trả lời
- Group: thường để chỉ một nhóm chạy theo 1 plot tổng cố định
- Test: kiểm tra đầu vào của các group,...
- Thief: trộm cắp. Khi bạn đạo nhiều, sao chép OC, plot,... của người khác
- Đạo: sao chép đồ hoặc sử dụng phần lớn nội dung, ý tưởng của người khác.
- Auto-role: role thay phần của OC/nhân vật khác.
- Force-role: role với yếu tố bắt ép OC/char khác chỉ có thể rep theo một chiều hướng nhất định
- Mascot: Nhân vật đại diện cho cá nhân một người
- Round Robin: Hình thức viết văn hoặc kể truyện nối tiếp, hiện đang được sử dụng
- ARPG: Viết tắt cho Art roleplay, thường là roleplay kết hợp vẽ tranh, hoặc thậm chí là role bằng tranh
- Character sheet : Character Sheet là một loại Profile cầu kỳ hơn, tất cả thông tin của OC được thể hiện ngắn gọn trên một ảnh văn bản như CMND vậy. Mục đích của Character Sheet trong các roleplay của nước ngoài ( thường là trên Web ) là tiện lợi cho điểm danh và làm những hoạt động phức tạp
- Autorole/ Powergame: hành động tự ý điều khiển hành vi/kết quả sau khi nhân vật làm điều gì đó ảnh hướng đến người khác. Ngoài tự ý điều khiển hành động của người chơi khác còn bao gồm cả việc tham gia những sự kiện khi chưa được sự cho phép của ban tổ chức.
- Metarole / Metagame: Metagame được biết đến khi người chơi sử dụng những thông tin bên ngoài mà nhân vật mình điều khiển không hề biết tới ( Có thề chủ viết ra nhân vật ấy vẫn biết )
- Lore: Cốt truyện, một dạng của Plot nhưng có tính linh hoạt và không rõ ràng như Plot, chỉ hướng chủ yếu là các sự kiện quan trọng và định hướng cuối cùng của cốt truyện
- Lorebreak: phá hỏng cốt truyện chính của Group, ví dụ như cốt truyện khoa học viễn tưởng lại role sử dụng phép thuật...
- Godmode: thường xảy ra trong quá trình role, nhân vật có những hành động không tưởng như né đạn, bị thương vẫn chạy lông nhông...
- Inter: giống dạng fan
- Sq: squad (thường dùng ở rlins)
- GHA: giang hồ ảo (thường dùng ở GHA)
- TGA: thế giới ảo
- Đàm đạo: hình thức thường được dùng ở GHA, thường diễn ra thành một vài top ở trên Phường. Thành viên sẽ đối lí lẽ với nhau để biết được ai sai ai đúng.
- Lâu quán: hình thức dịch vụ như ca kỹ, có cổ lẫn hiện. Nhân viên sẽ tiếp đón và trò chuyện được gọi là kỹ nhân (tuỳ nơi sẽ có thay đổi trong việc xưng hô). Kỹ nhân có ba loại (kỹ chuyện, kỹ nghệ và kỹ thân) (thường dùng ở GHA)
- Quốc/thành phố/... : dạng group role dựa theo bg
1 note · View note
rhumok · 2 years
Text
| ROLE CHAR DÙNG MXH |
A. Khái niệm
- Role char dùng mạng xã hội là khi bạn nhập vai nhân vật, và trở thành nhân vật đó; đồng thời, sử dụng các tài khoản trên mạng dưới cương vị nhân vật.
- Bình thường, bạn dùng mạng xã hội, bạn là bạn. Còn bây giờ, bạn là nhân vật đấy, nhân vật dùng mạng xã hội
B. Thông tin
- Role char dùng mạng xã hội là hình thức role không quá khó. Ví dụ như hàng ngày bạn chụp ảnh tự sướng để up lên fb, thay ava, thì khi nhập char mxh cũng y như vậy.
- Không có nhiều hastag hay lề vì full acc là char, từ rep cmt, up bài, ib,... Tuy nhiên, do không có luật cố định nào, nên tất cả đều có thể tuỳ cơ ứng biến. Xin lưu ý, nếu role char dùng mạng xã hội ở rlw thì cần tuân thủ quy định của họ. Chắc chắn, mỗi nơi mỗi khác nên đừng áp đặt.
- Bạn có thể thấy ở role char dùng mạng xã hội: các status dưới cương vị nhân vật, tranh ảnh nhân vật chụp bản thân - cảnh - người khác (tuỳ tính cách), story (dưới vai trò nhân vật),... Tuy nhiên phải đúng với thiết - lập - nhân - vật.
+ Ví dụ: Role char Anya Forger với hệ trục thời gian thuộc manga. Vậy phải lưu ý về tuổi tác của con bé - một đứa trẻ dùng mxh - chứ không phải người vị thành niên hay trưởng thành. Ngoài ra khi rep/phản hồi, phải nhớ kiến thức của bạn, nhưng - không - phải - của - con - bé. Nghĩa là bạn biết giải toán cao cấp, nhưng một đứa nhóc 6 tuổi thì toán cấp 1 còn chưa xong nói gì toán đại học.
C. Những lưu ý
1. Role char dùng mạng xã hội không có POV, HĐA và các dạng role text khác, đa số chỉ có thoại hoặc nói bình thường. Hiểu như kiểu bạn nhắn tin với sếp, rồi bạn gửi tin nhắn text "[Cười mỉm gật đầu với sếp] Dạ vâng" xem sếp có nhìn bạn như người ngoài hành tin không =)))) Bạn có thể up tus cho char là "Hôm nay đi làm nhiệm vụ tại xxx" (ví dụ với một char nào đấy cù nhây) kèm ảnh char tự sướng (hoặc ảnh cảnh, ảnh đồng đội,...). Và khi đấy phần text của các bản đơn giản là dòng trạng thái chứ không phải role văn hay role HĐA nữa.
2. Role char dùng mxh có khái niệm rất dễ hiểu. Ngay cả bản chất của nó cũng được toát lên từ mặt chữ. Bạn dùng mxh, nhưng khi đấy bạn là char. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới tình trạng bạn một kiểu, char một kiểu, và bạn không thể dung nhập hay hiểu được char. Thực tế, những phân tích của đại bộ phận về char thường không được canon, hay thậm chí không đủ sắc bén, logic trong phạm vi tâm lý học. Bên cạnh đấy, nếu truyện/phim/... đang ra, tác giả cho char plot twist bể đầu, thì liệu những phân tích trước đó còn đúng hay không? Vậy nên, thường bạn sẽ role tốt những char có tính cách na ná mình hoặc những char theo khuôn mẫu mà bạn có thể dễ dàng hiểu - nếu đủ kinh nghiệm. Nhờ vậy mà hạn chế tối đa tình trạng OOC. Và xin chắc chắn rằng, trừ tác giả hoặc đội nghĩ tạo thành tác phẩm ra, còn lại kiểu gì cũng OOC thôi.
3. Role char có 2 nghĩa bởi từ "char". Với nghĩa gốc, char là nhân vật nói chung, đồng nghĩa với việc nó rộng hơn, lớn hơn và bao gồm cả OC. Tuy nhiên do ngày nay chúng ta thường hiểu char là nhân vật nổi tiếng, nhân vật của người khác,... nên mô hình chung đã đặt OC và char cạnh nhau. Dùng theo cách hiểu nào cũng được
1 note · View note
rhumok · 2 years
Text
| HĐA & VĂN [ROLE] |
A. HĐA
- Là một hình thức role text
- HĐA là viết tắt của hoạt động ảo, hành động ảo. Role HĐA là khi phần role của bạn sẽ thiên về hoạt động/hành động nhiều hơn.
B. Văn
- Là một hình thức role text
- Văn = văn (fact =)))). Role văn là khi những yếu tố khác trong role được đan xen bằng hoặc chiếm số lượng lớn hơn hoạt động/hành động.
C. Phân biệt
- Gọi role text là tập mẹ. Khi tập con số 1 - role HĐA, và tập con số 2 - role văn, gộp lại sẽ thành tập mẹ.
- Văn là văn, HĐA là HĐA. Trong văn có thể có hoạt động, thoại, nhưng nếu role không thiên về hoạt động/hành động ảo thì đấy không được gọi là role HĐA
D. Lưu ý
1. Role HĐA không phải role hiện đại ảo. Nếu viết tắt, dù hiện đại ảo là hđa, nhưng nó không phải khái niệm HĐA vốn đang được sử dụng phổ biến trong giới role. Hiểu đơn giản như thể "THPT" thì sẽ được mặc định là Trung học Phổ Thông, chứ không phải "Thiên hạnh phúc thế" hoặc bất cứ cụm/câu nào có chứa đoạn viết tắt thành thpt cả.
2. Trong cả rl HĐA lẫn rl văn, không hề cấm việc sử dụng ngôi nào. Chỉ cần tuân thủ đúng góc nhìn của thứ/nhân vật bạn role là được. Ví dụ như [Tôi cười khẽ], [Ả chống nạnh tỏ vẻ kiêu ngạo],... Đa số đại từ dùng cho bản thân, mọi người thường sử dụng ngôi thứ nhất hoặc thứ hai. Riêng với HĐA, đôi khi không cần tới đại từ nhân xưng làm chủ ngữ.
4. Trong role HĐA, đa số đều cần để trong ngoặc. Loại ngoặc tuỳ người sử dụng, ví dụ như |, [, *, /, ( vân vân. Do có những phần rất ngắn như "[Cười] Được rồi.", nên nếu không có ngoặc, buộc phải xuống dòng để thoại không bị lẫn với HĐA, trông không hay cho lắm.
5. Trong role văn, thường không có ngoặc. Do văn không bị ngắn cụt, nên có thể để đoạn tách riêng với thoại cho tiện.
2 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
| 𝗢𝗨𝗧𝗥𝗢𝗟𝗘 & 𝗢𝗨𝗧𝗖𝗛𝗔𝗥 |
𝟏. 𝐎𝐮𝐭𝐫𝐨𝐥𝐞
Trong khái niệm bình thường, kết hợp out với role, thì nó chỉ có nghĩa là rời role thôi, quay lại hay không tuỳ mỗi người. Nhưng nên nhớ, đấy là nghĩa tiếng Anh. Trong tiếng Việt thì outrole lại trở thành từ lóng, chỉ việc rời giới role và không quay trở lại, không role nữa.
- Nghĩa word by word: ra khỏi vai trò, rời vai trò, rời rl
- Nghĩa lóng [Việt Nam]: không tham gia roleplay nữa, bỏ hẳn [Thường thấy ở các cộng đồng ro text]
Đã là tiếng lóng, nhưng không phải thuật ngữ, thì tuỳ nơi sẽ có cách suy xét riêng. Chúng ta ở Việt Nam, dùng theo nghĩa lóng ở Việt Nam. Tuy nhiên xét theo góc cạnh wbw, thì out là ra ngoài, dịch thô ra sẽ thành "ra ngoài role", coi như phần ẩn ý cho việc không còn "ở trong role" - tiền đề tạo nên nghĩa lóng.
𝟐. 𝐎𝐮𝐭𝐜𝐡𝐚𝐫
- Nghĩa word by word: ra khỏi nhân vât, rời char
Vấn đề là, outchar có nghĩa lóng như outrl hay không? Nếu xét từ tiền đề như đã nói ở đoạn cuối phần 1, chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra tiếng lóng với nhau mang nghĩa: không nhập char, không role char nữa.
Tuy nhiên do việc dùng outchar không phổ biến đa cộng đồng như outrole, vậy nên nếu tạo khái niệm cho toàn giới thì hơi khó. Vậy nên, các bạn hiểu theo nghĩa wbw hay nghĩa lóng tự tạo cũng được, nhưng đừng nên đi dạy bảo người khác những cái sai.
𝟑. 𝐎𝐭𝐡𝐞𝐫
- Nghĩa lóng của Outrole thông dụng trong đa số cộng đồng rl. Trong khi đó Outchar không được sử dụng nhiều bằng
- Outrole với role là vai trò, outchar với char là nhân vật. Hai khái niệm này chắc chắn khác nhau. Nhân vật là đối tượng trong câu chuyện được kể. Không nhắc tới khía cạnh triết học, theo khái niệm thường thì chúng ta dễ dàng nhận thấy nhân vật và vai trò khác nhau. Hay dễ hiểu hơn, coi outrole là tập mẹ của outchar cũng được.
4 notes · View notes
rhumok · 2 years
Text
𝗣𝗢𝗩 𝗣𝗢𝗜𝗡𝗧 𝗢𝗙 𝗩𝗜𝗘𝗪
𝐀. 𝐃𝐞𝐟𝐢𝐧𝐢𝐭𝐢𝐨𝐧
- POV: point of view - góc nhìn nơi câu chuyện được kể
Hiểu đơn giản: "Ai là người kể câu chuyện này?"
𝐁. 𝐊𝐢𝐧𝐝
1. Loại 1 (góc thứ nhất): bản thân nhân vật kể về câu truyện
+ Tại role m-a: bạn nhập char và nói lại sự việc, toàn cảnh dưới "góc nhìn của char". Nó gần như là role dưới góc nhìn nhân vật.
=> POV loại 1 (ngôi thứ nhất) > role (nếu như bạn nhập vai thành char nào đấy và sử dụng góc nhìn 1 - FPPOV - thì nó sẽ không khác gì role)
+ Gần giống với việc bản thân kể chuyện, thao tác hàng ngày. Ví dụ như việc bạn đi làm, cãi nhau với vợ, và bạn đang chứng kiến những điều đó dưới góc nhìn của bản thân. Sau đó đi kể lại với bạn thân về ngày thảm hại hôm nay chẳng hạn.
+ Có thể cảm nhận được rõ về tính cách, cảm xúc,... của người kể - ở đây là bạn (hoặc char bạn role). Còn có viết, nói,... cảm xúc ra hay không thì tuỳ.
- Ưu điểm: phát triển được toàn diện nhân vật
- Giới hạn: chỉ có thể nhìn, cảm nhận,... dưới 1 góc duy nhất - là người chính mà bạn sử dụng làm điểm nhìn trong câu truyện.
2. Loại 2 (góc thứ hai): (Ví dụ: Bright Lights Big City) hiếm khi sử dụng nên sẽ giải thích trong phần "Tham khảo" bên dưới.
3. Loại 3 (góc thứ ba): "giọng nói từ bên ngoài" đối với câu chuyện tính kể (góc nhìn bên ngoài)
- Toàn trí (Omniscient): kể với đủ thông tin trong câu truyện. Biết nhân vật nghĩ gì, biết đủ hành động,... thậm chí cảm giác của một vật vô tri.
+ Có thể được coi như viết truyện bình thường.
+ Như thể Chúa trời quan sát mọi thứ và thuật lại vậy. - Vì người viết cũng như vị thần trong AU hư cấu của mình.
- Giới hạn (Limited): không thực sự biết mọi thứ, bị giới hạn dưới góc nhìn nhất định (thường là góc nhìn của nhân vật chính) nhưng không nhất thiết bị giới hạn hoàn toàn. (Ví dụ: "The sniper" của Liam O'Flaherty)
+ Nếu áp vào role, thì là khi bạn gọi bản thân là "gã", "ả",... Chứ không phải xưng tôi. Và dùng không cần gương vẫn có thể miêu tả được bản thân thế nào,...
- Khách quan/Mục tiêu (Objective): mô tả những gì được xảy ra nhưng không biết ai nghĩ gì
+ Có thể được coi như viết truyện bình thường.
+ Giống như máy quay ghi lại những ai nghĩ gì nhưng chỉ thấy được bề mặt thực tế của các sự kiện và cho phép người đọc tự suy luận những gì được diễn ra (Ví dụ: Hills Like White Elephants)
+ Không có thái độ ý kiến với những việc nhân vật làm ra. Việc tìm là tuỳ vào người đọc/nghe.
𝐂. 𝐖𝐚𝐫𝐧𝐢𝐧𝐠
- Thường thì cứ nghĩ đơn giản bằng tiếng Việt là "Góc nhìn (POV):...". Thì đa số chỉ ghi góc nhìn thôi (như góc số mấy, bạn là ai, như nào trong câu chuyện).
- Bạn có thể viết "Góc nhìn (POV):" rồi ghi ra những thứ được thể hiện dưới góc nhìn (như kiểu văn, role,...). Điều đó không sai hoàn toàn. Tuy nhiên cũng không khuyến khích (do nếu thế thì bỏ chữ "POV" đi cũng được). Nói chung dùng hay không tuỳ người quyết.
- POV có thể được thể hiện dưới dạng role (nhập vai), truyện, văn thường, thoại,...
- Nếu role full char toàn acc rồi up POV mà thấy văn dài các thứ thì cũng không sai. Chi tiết đọc gạch đầu dòng thứ hai của phần "C" này. Tuy nhiên nhắc lại: "không khuyến khích".
𝐃. 𝐑𝐞𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐜𝐞 (thông tin được dạy tại một số lớp ở Tây Âu)
1. Ngôi 1 khi nhập vai/trong truyện, phim,... có thể chia làm hai loại: đáng tin và không đáng tin.
- Đáng tin: người ở ngôi 1 cho người đọc/đối phương thông tin chính xác và không bị bóp méo. (Ví dụ: Pip trong "Great Expectations".)
- Không đáng tin: người không thể dựa vào những gì mình nói/viết/... để cho chúng ta biết sự thật theo cách của chúng ta (thường do có vấn đề, tư duy chưa phát triển,... - Ví dụ: Charles trong Algernon). Hoặc khi người kể chuyện đang nói dối chúng ta (Ví dụ: trong "The Tell-Tale Heart").
2. Ngôi thứ nhất có dạng xen kẽ (có thể gọi là role đan xen nếu như đang hoá thành nhân vật khác bản thân). Ví dụ như trong "Reached" của Ally Condie. Mỗi chương lại được kể dưới góc nhìn của các nhân vật khác dù cùng một câu chuyện. Nó cũng có thể như dạng role round robin khi thông tin dưới mỗi góc nhìn lần lượt được đưa ra và gộp lại thành một câu chuyện.
3. Trong truyện, phim,... (không phải role text) thì đôi khi người viết/nói dưới ngôi thứ nhất không phải nhân vật chính (Ví dụ: bác sĩ Watson kể về cuộc điều tra của Sherlock nhưng Watson không phải main).
4. Với ngôi thứ hai: Đọc "Bright Lights Big City" sẽ thấy "Bạn xxx", "Bạn yyy". Kiểu chúng ta chính là "bạn". Nếu trong role thì sẽ như dạng áp hành động,... cho chúng ta; hoặc là việc role đối và người ta thể hiện góc nhìn của họ với chúng ta (nghe hơi khó hình dung. Nhưng hiểu đơn giản chúng ta là ngôi thứ nhất; đối phương tham gia role/câu chuyện và ngôi thứ hai; nhân vật vô thực/quan sát câu chuyện để kể lại là ngôi thứ ba vậy).
4 notes · View notes