Tumgik
#nxb lao động
alittlecutemeow · 10 months
Text
"Chúng ta phá hỏng đời mình hết lần này đến lần khác và lúc nào cũng là con chúng ta gánh chịu. Chúng ta chuyển sang một mối quan hệ khác, luôn luôn phái bắt đầu lại, luôn luôn luôn nghĩ rắng mình có thêm một cơ hội để làm cho đúng, và chỉ có những đứa trẻ từ tất cả những cuộc hôn nhân đổ vỡ này phải trả giá."
(Tony Parsons, Cha và con, Nguyễn Liên Hương dịch)
Tumblr media
📍pinterest.com
5 notes · View notes
nhungcuonsachhay · 3 months
Text
Có Những Ngày - Nguyễn Thiên Ngân
Tumblr media
CÓ NHỮNG NGÀY.
Có những ngày chỉ muốn trở về quê Nằm nghe gió rít qua hàng song cửa Nói với mẹ: Con không đi làm nữa Mẹ nuôi con đọc sách hết đời, nghe? Có những ngày chỉ muốn bỏ xứ mà đi Không bồ bịch yêu đương, Hình trong ví xé đôi, nhẫn thề quăng xuống bể Chỉ có ước mơ đã lỡ vẽ cùng nhau đã lỡ khắc sâu Giờ có bôi có xoá cũng không ăn thua, chỉ tổ làm đau Nên có những ngày chỉ muốn bỏ xứ mà đi Mà trên đường đi khỏi xứ cũng ngoái đầu coi có ai rượt theo nói một câu thôi Đừng đi mà! Đừng đi! (Chỉ đơn giản là đừng đi, còn ai đó đã cạn lời, giờ chẳng còn biết nói với ai thêm điều gì) Có những ngày chỉ muốn lao xuống vực sâu Muốn đi vào rừng Muốn nuốt mặt trời cho thủng bụng Muốn đạp con trăng non cho rách chân chảy máu, Muốn len lỏi vào bụi sao cho toác mặt sứt đầu Muốn mình đau thật là đau (Chứng này gọi là tâm thần tự hoại) Có những ngày ôi có những ngày Không đủ can đảm để mà say Sợ mình say không tới, Chỉ ói ra mật xanh mật vàng chứ không ói ra lời cần nói Không đủ can đảm để mà khóc Cứ ròng ròng nước mắt cứ nghẹn ngào cơn nấc Mà cười khan: mình vui mà, mình say. Em ơi tàng me chiều nay xanh như thằng dở hơi nào làm photoshop quá tay Em giấu bình mực tuổi trẻ say sưa của chúng ta ở đâu giữa biển đời náo động Tôi làm sao hoạ một tiếng ve bay?
Nguồn: Nguyễn Thiên Ngân, Mình phải sống như mùa hè năm ấy, NXB Văn học, 2012
1 note · View note
imoim36news · 11 months
Text
Tumblr media
Nhân dịp kỷ niệm hành trình 40 năm cầm bút của nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí Huỳnh Dũng Nhân, cuốn hồi ký "40 năm đi, yêu và viết" sẽ được ra mắt độc giả. Buổi giới thiệu cuốn sách được tổ chức vào ngày 17/6 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).Chia sẻ về tác phẩm, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ: "Đi, yêu, và viết" - từ khi bắt đầu bước vào nghề cầm bút, tôi đã tự tặng cho mình câu slogan (khẩu hiệu) này. Khi nghỉ hưu (2015) tôi bắt đầu cho phép mình đo đạc, kiểm định, viết lại những gì đáng nhớ nhất trên quãng đường làm báo gần nửa thế kỷ qua".Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân. (Ảnh: NVCC)Cuốn sách "40 năm đi, yêu và viết" bao gồm 4 phần: Chương 1: Ký ức điểm lại con đường vào nghề của tác giả, bao gồm thời niên thiếu, giai đoạn theo học khoa Văn, khoa Báo và những tháng ngày bắt đầu cầm bút tại báo Tuổi Trẻ, báo Lao Động, sau đó trở thành Tổng biên tập tạp chí Nghề báo, làm Phó ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam...Chương 2 đăng tải 15 phóng sự đời thường ưng ý nhất cùng câu chuyện của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khi viết những tác phẩm này. Chương 3 chứa đựng các bài viết của tác giả thuộc lĩnh vực lý luận báo chí đang được bạn đọc quan tâm. Chương 4 bao gồm bài viết của các nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí nổi tiếng viết về tác giả. Trong các bài viết đều tổng hợp, phân tích đan xen các yếu tố nghề nghiệp khi làm báo nói riêng và viết phóng sự nói riêng. Qua đó, bạn đọc, đặc biệt là những độc giả yêu thích nghề báo, mê phóng sự có thể tìm thấy ở đó những bài học nghiệp vụ cụ thể và bổ ích nhất."40 năm đi, yêu và viết" được tác giả thực hiện từ đầu năm 2021 và rơi vào trạng thái dang dở khi nhà báo Huỳnh Dũng Nhân gặp tai biến phải nằm trên giường bệnh. Phần sau của cuốn sách được thực hiện vào cuối năm 2022, khi tác giả vẫn còn bị liệt nửa người và chủ yếu phải viết trên điện thoại.Cuốn sách "40 năm đi, yêu và viết" của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân. (Ảnh: NXB)Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955 tại Thanh Hoá,...
Tumblr media
0 notes
teamluanvan · 1 year
Text
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ BUỒNG TẠI KHÁCH SẠN
Có phải bạn đang tìm nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Quy Trình Phục Vụ Buồng Tại Khách Sạn? Có phải bạn đang làm luận văn về Quy Trình Phục Vụ Buồng Tại Khách Sạn? Vậy bài viết dưới đây là dành cho bạn. Bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Quy Trình Phục Vụ Buồng Tại Khách Sạn được chúng tôi soạn thảo từ nguồn thông tin uy tín và những bài luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ rất thành công của nhiều bạn học viên ưu ở các khóa trước, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn tìm ra phương hướng cho bài làm của mình
Ngoài ra nếu tất cả vẫn còn khó khăn với bạn thì hãy liên hệ ngay Zalo/tele : 0909232620 để Team Luận Văn tư vấn (miễn phí) cụ thể hơn bài làm của bạn, hoặc bạn có thể tham khảo dịch vụ hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ của chúng tôi bạn nhé.
1. Khách sạn
1.1. Khái niệm
            Đi qua năm tháng, kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự thay đổi trong kinh doanh khách sạn, sự thay đổi về quy mô, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật qua các thời kỳ dẫn đến có những quan điểm khác nhau về khách sạn ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào điều kiện và mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn, các quốc gia cũng đưa các khái niệm khách sạn khác nhau.
Ở nước Bỉ đã định nghĩa:
“Khách sạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng và các tiện nghi tối thiểu như phòng vệ sinh, máy điện thoại…”
(Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Đồng chủ biên, Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, NXB Lao động – Xã hội Hà Nội)
Còn ở Việt Nam khách sạn được các chuyên gia đầu ngành qua quá trình nghiên cứu đưa ra khái niệm:
“Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên và đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”
(Nguồn: Thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của tổng cục Du lịch hướng dẫn thực hiện nghị số 39/2000/NĐ-Cp về cơ sở lưu trú)
            Qua các khái niệm khác nhau về khách sạn ta thấy nhìn chung khách sạn là nơi có cấu trúc nhiều tầng và nhiều phòng ngủ, được trang bị đầy đủ các thiết bị tiện nghi nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ lưu trú phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung, nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.2. Phân loại khách sạn
1.2.1. Phân loại theo vị trí địa lý
            – Khách sạn thành phố: Được xây dựng ở các trung tâm thành phố, các khu đô thị đông dân cư.
            – Khách sạn nghỉ dưỡng: Xây dựng ở biển đảo, rừng núi nơi có tài nguyên thiên nhiên.
            – Khách sạn ven đô: được xây dựng ở ngoại ô thành phố, đối tượng phục vụ của khách sạn này thường là khách nghỉ cuối tuần, công vụ hoặc đi thăm người thân.
            – Khách sạn ven đường: được xây dựng ở ven đường giao thông, quốc lộ, cao tốc để phục vụ khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ.
            – Khách sạn quá cảnh: xây dựng ở sân bay hay bến cảng, khu vực cửa khẩu, phục vụ các thương gia các hãng hàng không quốc tế, tàu biển quốc tế.
1.2.2 Phân loại theo quy mô
            – Khách sạn nhỏ: có quy mô từ 10-49 phòng ngủ.
            – Khách sạn vừa: có quy mô từ 50-100 phòng ngủ, cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, một số dịch vụ khác.
            – Khách sạn lớn: có từ 100 phòng trở lên, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách, được trang bị các thiệt bị hiện đại, văn minh. Loại khách sạn này có mức giá cao.
1.2.3 Phân loại theo mức cung cấp dịch vụ
            – Khách sạn sang trọng (Luxury Hotel): Cung cấp mức độ cao nhất về các dịch vụ bổ sung. Trong khách sạn hạng sang bắt buộc phải có nhiều dịch vụ bổ sung tại buồng, dịch vụ giải trí ngoài trời phong phú, phòng họp, vv…
            – Khách sạn cung cấp đầy đủ dịch vụ (Full Service Hotel): Thị trường khách của khách sạn cung cấp đầy đủ dịch vụ là đoạn thị trường có khả năng thanh toán tương đối cao. Ngoài ra, các khách sạn cung cấp dịch vụ đầy đủ thường phải có bãi đỗ rộng, cung cấp dịch vụ ăn uống tại phòng, có nhà hàng và cung cấp một số dịch vụ ngoài trời.
            – Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế (Limited Service Hotels): Cung cấp về dịch vụ lưu trú và nhà hàng.
            – Khách sạn thứ hạng thấp (Economy Hotel): Chỉ cung cấp về dịch vụ lưu trú.
1.2.4 Phân loại theo mức giá sản phẩm lưu trú
            (1) Khách sạn có mức giá cao nhất (Luxury Hotel)
            (2) Khách sạn có mức giá cao (Up-Scale Hotel)
            (3) Khách sạn có mức giá trung bình (Mid-Price Hotel)
            (4) Khách sạn có mức giá bình quân (Economy Hotel)
XEM THÊM : Luận Văn Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
2. Buồng phòng (Housekeeping)Về Quy Trình Phục Vụ Buồng Tại Khách Sạn
2.1. Khái niệm
            – Bộ phận buồng là nơi để khách lưu trú trong một thời gian nhất định. Đây là dịch vụ cơ bản chính của khách sạn.
            – Phục vụ buồng được xem là những hoạt động chăm lo sự nghỉ ngơi của khách bằng việc làm vệ sinh, bảo dưỡng các buồng ngủ và làm đẹp diện mạo khách sạn đồng thời phục vụ đầy các dịch vụ bổ sung mà khách yêu cầu tạo cho khách cảm giác thoải mái và sự hài lòng.
            – Bộ phận buồng là bộ phận duy nhất trong khách sạn trực tiếp phục vụ khách nhưng lại không trực tiếp thu tiền của khách. Đây cũng là một trong bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như doanh thu của khách sạn.
2.2. Phân loại.
2.2.1 Phân loại theo chất lượng phòng.
            – Phòng standard (STD): Là phòng tiêu chuẩn, đơn giản nhất trong khách sạn. Với những trang thiết bị tối thiểu, diện tích phòng nhỏ,ở tầng thấp, không có view hoặc view không đẹp. Đây là loại phòng có mức giá thấp nhất trong khách sạn.
            – Phòng Superior (SUP): Với mức giá cao hơn STD thì phòng superior có mức tiêu chuẩn cao hơn, có view, và nhiều vật dụng thiết bị hơn, chất lượng giường tốt hơn.
            – Phòng Deluxe (DLX): Là một trong những hạng phòng cao cấp của khách sạn thường nằm ở các vị trí đẹp trong khách sạn. Ngoài ra các phòng này luôn có view không chỉ thoáng đãng mà còn có những hướng nhìn đẹp.
            – Phòng Suite (SUT): Là phòng cao cấp nhất trong một khách sạn, luôn được thiết kế ở những vị trí đẹp nhất trong khách sạn, được trang bị những đồ dùng cao cấp nhất, những thiết bị phòng ở tiện nghi, đẳng cấp nhất và cả các dịch vụ đặc biệt kèm theo. Phòng SUT nhắm đến những đối tượng khách hàng doanh nhân, người giàu có, ….
0 notes
haridefauts · 1 year
Text
Thư tình gửi một người, NXB Trẻ
Ánh ơi,
Buổi trưa mở mắt ra trong vẻ chói chang của mặt trời, 3 giờ anh nhìn ra ở bìa một nóc nhà bên cạnh để chỉ kịp vẽ thật nhanh như thế này trước khi chúng bay lên cao.
Anh nghĩ đến chúng mình, đến tình yêu bình thản như hai thân cây đứng kề nhau một ngày không gió. Tình yêu không thể là vẻ trầm tĩnh đó được. Không thể là giòng sông già nua chưa có lần làm quen với bão sóng.
Phải thổi thêm sinh khí vào cho tình yêu. Phải cho hai thân cây lao xao trong một ngày bão vậy. Như bể ồ ạt sóng lẫn vào nhau.
Yêu nhau là hoà lẫn vào nhau là nhìn thấy người trong mình.
Nhiều khi anh cảm thấy chúng mình còn ở quá xa ngoài tình yêu. Hãy nồng nàn hơn, hãy ngọt ngào hơn để tình yêu hiện nguyên hình của nó, để bản chất của tình yêu lớn dậy.
Đừng tự biến mình biến người thành tĩnh vật của tình yêu. Hãy rời bỏ sự lì lợm của vẻ bất động lạnh nhạt trên từng thế đã chọn. Hãy gần gũi nhau hơn để bao giờ cũng cảm thấy sự ấm nồng của nhau.
14/1/1967 Trịnh Công Sơn
1 note · View note
buivanquanh · 1 year
Text
Kinh Tế Học Vĩ Mô Cơ Bản-Câu Hỏi Và Bài Tập Chọn Lọc (NXB Lao Động Xã Hội 2020) - Nguyễn Thị Thùy Vinh, 173 Trang
Kinh Tế Học Vĩ Mô Cơ Bản-Câu Hỏi Và Bài Tập Chọn Lọc (NXB Lao Động Xã Hội 2020) – Nguyễn Thị Thùy Vinh, 173 Trang
Những kiến thức cơ bán về kinh tể học nói chung và kinh tế vì mô nói riêng là một phần không thể thiếu trong hành trang vào đời của mồi sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế. Chúng ta học kinh tế vĩ mô trước tiên là để hiểu sự vận hành một thực thế được gọi là nền kinh tế mà mồi cá nhân, mồi gia đình hay doanh nghiệp là một tế bào sống trong đó. Kinh tế vĩ mô còn giúp chúng ta hiêu…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
gioithieusachaz · 2 years
Text
Ứng Dụng Ngũ Hành Của Tuổi Năm Sinh Trong Cuộc Sống
Ứng Dụng Ngũ Hành Của Tuổi Năm Sinh Trong Cuộc Sống
Mã hàng 2060120001392 Tên Nhà Cung Cấp Nhà sách kinh tế Tác giả Nguyễn Như Ý NXB NXB Lao Động Năm XB 2021 Trọng lượng (gr) 264 Kích Thước Bao Bì 24x16cm Số trang 200 Hình thức Bìa Mềm Ứng Dụng Ngũ Hành Của Tuổi Năm Sinh Trong Cuộc Sống giới thiệu khái quát về truyền thuyết Hà Đồ – Lạc Thư để nói lên nguồn gốc xuất sứ của Ngũ hành. Tiếp đến là nguồn gốc lịch số can chi là để trình bày…
View On WordPress
0 notes
moingay1cuonsach · 3 years
Text
30 phút ăn chay
30 phút ăn chay
Ăn chay – trong nghệ thuật ẩm thực hiện đại không đơn thuần chỉ là một lựa chọn món ăn mà còn được nâng lên thành thú thưởng thức. Ăn chay không chỉ nằm ở khuôn khổ tâm linh mà ngày nay còn đang dần trở thành xu hướng được nhiều người chọn lựa kể cả những bạn trẻ. “30 phút ăn chay” không chỉ là một cuốn sách hướng dẫn nấu ăn, càng không phải đơn thuần là tuyển tập các món chay. Cuốn sách là sự…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
bookaholicvn · 4 years
Photo
Tumblr media
[Điểm tin sách mới] Thuyết Phục Bất Kỳ Ai Tác giả S Renee Smith Người Dịch Hàn Dương NXB Lao Động @1980Books Năm XB 2020 Kích thước 20 x 13 cm Số trang 232 Hình thức Bìa Mềm Giá bìa 110.000 đ Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống khi bạn muốn thuyết phục đối phương và bạn biết chính xác điều mình muốn nói, nhưng bỗng dưng tim bạn bắt đầu đập nhanh, tay đẫm mồ hôi lạnh, và càng cố lên tiếng, bạn càng không thể nói thành lời chưa? Nếu câu trả lời là có, thì đã đến lúc bạn mài giũa khả năng giao tiếp của bản thân! Với hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo hàng trăm công ty và khách hàng, S. Renee Smith sẽ hỗ trợ bạn trên cuộc hành trình này. Mục tiêu cả cuộc đời của S. Renee Smith là tìm kiếm sức mạnh của chính mình và giúp đỡ người khác tìm kiếm và sống đúng với khả năng tiềm ẩn của họ. Cuốn sách này chính là kết quả từ chính mục tiêu đó. Thông qua cuốn sách “Thuyết phục bất kì ai”, tác giả sẽ giới thiệu nhiều lời khuyên và ví dụ thực tế về các kiểu giao tiếp dựa trên những chuyện người thực việc thực, kèm theo đó là tấm bản đồ chỉ dẫn đơn giản để giúp bạn phát triển chiến lược giao tiếp thành công giúp giải quyết mâu thuẫn, cân bằng sức mạnh, chia sẻ ý tưởng, hồi đáp những cử chỉ khó ưa, và ứng phó với khoảnh khắc lúng túng. Thông qua những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tác giả đã chắt lọc những gì mình đã học được về giao tiếp quyết đoán thành 5 bước cơ bản, giúp bạn hiểu phong cách giao tiếp của mình và xác định những thay đổi bạn có thể thực hiện để trở thành một người giao tiếp quyết đoán và tự tin hơn: Bước 1 - Xác định điểm bắt đầu Bước 2 - Lắng nghe quyết đoán Bước 3 - Giao tiếp không lời quyết đoán Bước 4 - Tự tin lên tiếng Bước 5 - Phản hồi trực tiếp
1 note · View note
thu-lu · 5 years
Text
Trịnh Công Sơn - Thư tình gửi một người, NXB Trẻ (2018)
Anh mong rằng một ngày nào đó con người sẽ căng nọc mình ra trước một tòa án công minh của trời đất để thú tội để trả lời với sự sáng suốt trước mặt... - Sau đó - sau đó sẽ không còn gì hay nếu còn con người thì những con người đó yêu thương nhau, yêu chân lý, yêu sự thật, không dối lừa, không gạt gẫm mình, không sống bằng phù phép ảo tưởng. - Mọi người bây giờ đang đánh lừa mình bằng ảo tượng. Không ai biết sống thực. Chưa ai biết sống cả Ánh ạ. Trên sân khấu rộng lớn vĩ đại của cuộc đời này anh đã bắt gặp được đủ loại người: già, trẻ, giàu, sang, hèn, ngu, giỏi. Tất cả đều chạy tìm ảo tượng. Từ đó đâm ra phỉnh phờ bởi vì phỉnh phờ là yếu tố chính của những cuộc bán buôn. Nhưng rồi anh nghĩ rằng mọi người đều đáng thương, đều là những tội nhân đáng được ân huệ, tha bổng. (15)
Chúng anh không trách ai cả. Tất cả một cuộc sống lì lợm đều đặn với ăn, ngủ, cười, nói, thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, đi học, đỗ đạt, làm quan, lấy vợ đẹp, gia đình…đã làm nhiều ý thức chán mứa, buồn nôn. Nhưng con người đã lỡ bị giam hãm trong vòng đai đó như một đương nhiên nên không thể trách móc gì được. Có điều phải biết nhận lấy sự hèn nhát, sự bất lực của mình. Đó là sự cam đảm tối thiểu còn lại cho con người. Vì thế anh ghết nhất điều dối gạt. Dù làm điều xấu cũng phải có can đảm nhận chịu, phải tự trách nhiệm lấy mình; đừng bao giờ phủ nhận hành động do chính mình vì như thế mình đã vô tình phủ nhận chính sự có mặt của mình ở đó. (22)
Nếu Ánh lớn lên từ một loài hoa không có một ràng buộc thân thuộc nào thì anh đã mời lên vùng sương này để mỗi sáng sớm vào lúc 5 giờ trở dậy uống cà phê và mặc áo ấm đi quanh những vùng đồi cỏ non đất đỏ như những người hành hương ban đêm đi về vùng đất thánh. (23)
Những sợi tóc mun bay đầu gió Cho anh làm giòng sông (Trịnh Cung)
Từ một hòn sỏi, một gốc cây, một màu lá. Những phù phiếm đó đã xây quanh anh như từng đời sống nhỏ. (28)
Có tuổi nào mang lá vàng ướp vào sách. Có tuổi nào nahwjt lá vàng đếm cho đủ tuổi mình. Có tuổi nào nhặt lá vàng rồi ngồi khóc. Có tuổi nào giữ lá vàng trong tay mà bâng khuâng. Còn có tuổi nhìn đá sỏi, nhìn tường quách rêu phong, nhìn dã tràng, sò, ốc. Ôi có bao nhiêu tuổi trên cuộc đời này để nhìn cho hết thiên nhiên. (39)
Không có gì lố lăng bằng một người chỉ biết cười và vui. Ánh hãy trở lại vẻ xa lạ, tách rời bạn bè đi. Anh đang thầm ước mơ mỗi người chỉ còn có mình. Mỗi người sẽ tự đi tìm gạch đã mang về xây cho mình một nhà nguyện và trú ẩn vào đó. (40)
Anh nghĩ rằng những buổi gặp gỡ cũng như những lần xa rời nhau đều như đã được vạch vẽ sẵn trên phần số của mình. Những sự kiện ấy tôi luyện, nuôi nấng mình lớn lên. (46)
Anh vừa bất chợt nghĩ rằng sự vắng mặt của những vì sao khác là do ở sự vong thân của chúng nó vào vì sao còn lại này. Như tình yêu cũng vậy. Khi yêu, người này vong thân trong tình yêu của người kia. Mỗi người như mang hẳn trong mình sự hiện diện của đối tượng. Khi mất hẳn nhau đối tượng đã một lần chiếm cứ sẽ để lại một vết hằn rộng lớn trong tâm hồn. (49)
Một ngày nào đó anh sẽ da du qua những miền chưa hề ghé đến. Có những buổi sao mình thấy yêu thương quê hương đến thế này. Da thịt mình như được dựng lên từ đất đỏ và tâm hồn như được xây bằng cỏ cây hoa lá, bằng tiếng đàn buồn bã của dân mình. Bao giờ nhắc lại chuyện quê hương anh cũng buồn. Nỗi buồn non dại, hồn nhiên như những búp tay non hồng tuổi nhỏ. (54)
Hãy để một người khác giữ và mình thì lãng quên hoặc nhớ trên một văn bản không bao giờ có thực. (338)
Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua. (325)
Anh nghĩ đến chúng mình, đến tình yêu bình thản như hai thân cây đứng kề nhau một ngày không gió. Tình yêu không thể là vẻ trầm tĩnh đó được. Không thể là giòng sông già nua chưa có lần làm quen với bão sóng. Phải thổi thêm sinh khí vào cho tình yêu. Phải cho hai thân cây lao xao trong một ngày bão dậy. Như bể ồ ạt sóng lẫn vào nhau. Yêu nhau là hòa lẫn vào nhau là nhìn thấy người trong mình. (..) Hãy nồng nàn hơn, hãy ngọt ngào hơn để tình yêu hiện nguyên hình của nó, để bản chất của tình yêu lớn dậy. Đừng tự biến mình thành tĩnh vật của tình yêu. Hãy rời bỏ sự lì lợm của vẻ bất động lạnh nhạt trên từng thế đã chọn. Hãy gần gũi nhau hơn để bao giờ cũng cảm thấy sự ấm nồng của nhau. (313)
Anh cảm thấy e ngại khi nghĩ rằng dấn thân vào quá nhiều cuộc vui thì mình bỗng biến thành một thứ snobe, vulgaire, mondain… và mình không còn thì giờ để nghĩ đến mình nữa, không còn thì giờ để quay về với cái vẻ ấm cúng, nồng nàn của thế giới mình đã trót hẹn. Vọng ngoại quá nhiều chỉ làm hư hao, thiệt thòi mình thêm mà thôi. Ở trên lý do đó anh đã luôn cố gắng tách rời đám đông, co về với mình – với Ánh. (309)
Trong mỗi căn nhà đã có những chỗ đứng, chỗ ngồi, chỗ nằm của từng đứa con. Tiếng nói tiếng cười như cũng vướng mắc đâu đó. Nên anh thường vẫn khó quên nơi mình đã lớn lên đã sống đã ở. Mùa xuân én sẽ về, lá sẽ xanh và những người thân mình cũng sẽ nhớ mình hơn bao giờ cả. Giữa nhưng ồ ạt kéo về vui như hội của Tết, sự vắng mặt của mình là cả một điều tủi lòng. (295)
Hãy đi chơi thật nhiều để quen thuộc thành phố và một lúc nào đó mình sẽ thấy thành phố ở ngoài mình, không cần thiết, không quyến rũ. Rồi sẽ muốn quay về yên nghỉ trong cái đơn độc của mình. Sẽ thấy cái hào nhoáng trong thành phố không còn dễ lôi cuốn mình vào trong thác lũ của nó. Lúc đó mình sẽ nghênh ngang, bình thường và thoải mái hơn. (291)
Tại sao phải đến thăm anh mỗi ngày thứ tư, thứ bảy hay một ngày nào nhất định đó trong tuần mà không thể bất cứ ngày nào, một giờ nào khi thấy thật đang nhớ nhau. Cái bất thường đó mới chính là tình yêu. Quanh tình yêu người ta không giăng một cái bẫy nào cả, cũng không dựng lên một cán cân nào để đo. (277)
Có một điều không nên nói ra mà vẫn phải nói, và phải nói trong lúc uống thật say để có đủ can đảm nghe lời phủ nhận hay cái gật đầu. Anh yêu Ánh. Chỉ có đơn giản thế thôi mà phải dè dặt, phải cân nhắc, phải chạy thoát ra ngoài cái tỉnh. Điều đó đáng lý không nên nói mà có bổn phận nhìn thấy phải cảm thông, nhưng cũng nói bởi vì nó là chót đỉnh của tình cảm. Nói ra thì tình yêu đã biến thành tĩnh vật, đã đông đặc lại như một khối thủy tinh. (270)
Hãy trong sáng và hồn nhiên như buổi sớm mai xanh và hiền này. Buổi sớm mai không âm mưu, tình cảm cũng chẳng nên buộc thêm vào một âm mưu nào cả. (272)
Buổi chiều, anh ngồi trên một triền thung lũng nghe tiếng lục lạc reo từ cổ một con bò đang gặm cỏ. Thấy nhớ quê hương hơn bao giờ, quê hương rất nhỏ, rất thanh bình, ở đó có Ánh đi về dưới bóng mát của những vòm lá non. (260)
Nếu mình sống thực với bản chất mình thì đó đã là một khí giới công hiện nhất để đánh bẹp mọi lời gièm pha. Mình phải dám mang cả sự sống của mình đánh cá với đám đông không có lập trường đó. Mình dựa trên thực chất của bản ngã mình để đánh đổ đám người không có một bản ngã duy nhất để dựa vào. Thế nào rồi mình cũng thắng. (219)
Phố đông thiên hạ. Mỗi miền mang một khuôn mặt khác nhau. Mỗi thành phố có mỗi âu lo, vui mừng riêng. Khổ tâm cho một người đi xuyên qua những vùng khác nhau đó. (209)
Ôi hư vô là từng tháng ngày yêu thương, từng giọt nước mắt, từng buổi hẹn-hò-đàn-đúm. Mọi khởi đầu đều mang sẵn mầm mối chấm dứt. Sự kết thúc nào cũng cuồng bạo như một cơn trốt xoáy lên mang đi biệt tít bao nhiêu tích tựa huy hoàng. Anh nghĩ đến tất cả mọi hủy diệt chờ chực quanh mình. Nếu không nghĩ đến những điều đó thì còn nghĩ về gì. Chỉ còn một cách là trong đời sống hằng ngày nên tha thiết với những gì đáng tha thiết và bỏ bê những gì cần bỏ bê. (204)
6 notes · View notes
khhuyensframeofmind · 2 years
Text
NGUYỄN NHẬT ÁNH và những trang sách tuổi thơ.
Tumblr media
Chắc hẳn khi còn bé, ai trong số chúng ta cũng đã từng thả mình vào những vần thơ êm đềm của Trần Đăng Khoa, hay đắm chìm trong những trang văn nhiệm màu của ngòi bút Đan Mạch Andersen nổi tiếng. Đến với Nguyễn Nhật Ánh, văn chương của ông là sự đan xen độc đáo giữa 2 thể loại thơ - văn cùng với giọng văn gần gũi đến mức ai cũng có thể bắt gặp tuổi thơ của mình trong đó. Không chỉ đơn thuần là một “thương hiệu nhất thời”, sau hơn 2 thập kỷ cầm bút, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành cái tên bền bỉ đóng góp cho thiếu nhi và văn học Việt Nam bằng những dòng văn thơ đầy cảm xúc.
Tumblr media
1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955, ra đời và lớn lên tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành Sư Phạm. Nhà văn đã từng tham gia Lực lượng Thanh niên xung phong, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, ông còn phụ trách giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường THCS Bình Tây từ năm 1983 đến năm 1985. Trước khi trở thành một nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh còn là một tay viết báo chuyên nghiệp. Ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng từ năm 1986 phụ trách mảng sân khấu, tiểu phẩm, thiếu nhi và ngạc nhiên hơn cả ông còn là một bình luận viên bóng đá. Trong suốt sự nghiệp viết lách, Nguyễn Nhật Ánh sắm cho mình rất nhiều bút danh như: Chu Đình Ngạn, Anh Bồ Câu, Đông Phương Sóc, Lê Duy Cật…
Tumblr media
Bộc lộ tài năng văn chương của mình từ khi còn rất nhỏ, chỉ mới 13 tuổi, ông đã có tập thơ được đăng báo lần đầu tiên. Tiếp sau đó, lần lượt là sự ra đời của tập “Thành phố tháng tư” (in chung với Lê Thị Kim) truyện dài “Trước vòng chung kết” xuất bản cùng năm 1984; truyện ngắn “Cú phạt đền” năm 1985; tập truyện “Chuyện cổ tích dành cho người lớn” năm 1987,…
Tác phẩm của ông được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh rộng lần đầu tiên vào năm 1994 với bộ phim “Áo trắng sân trường” dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Lê Dân, phim lấy kịch bản từ tiểu thuyết “Nữ sinh” xuất bản năm 1989 và gây được tiếng vang rất lớn lúc bấy giờ. Thành công nối tiếp thành công: truyện dài “Cô gái đến từ hôm qua” xuất bản năm 1989 được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh vào năm 2017, “Mắt biếc” xuất bản năm 1990 cùng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” năm 2010 dưới bàn tay của đạo diễn Victor Vũ đã thắng lớn trên các cuộc đua phòng vé, hay bộ phim truyền hình “Kính vạn hoa” ta mê mẩn một thời cũng được chuyển thể từ những dòng văn trong tác phẩm cùng tên của ông. Không chỉ trong điện ảnh, rất nhiều các tác phẩm âm nhạc cũng được lấy cảm hứng từ những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh: Lynk Lee với ca khúc “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Taynguyensound cùng bản tình ca buồn “Mắt Biếc” và “Đi qua hoa cúc”,…
Tumblr media
"Mắt Biếc" - bộ phim phá đảo phòng vé rạp Việt, thu về cho đoàn phim 165 tỷ (Theo Box Office Vietnam)
2. THÀNH CÔNG VÀ GIẢI THƯỞNG
Suốt bốn thập kỷ cầm bút cống hiến hơn 100 các tác phẩm nhiều thể loại, bằng tài năng “viết” cảm xúc lên trang giấy, ông đã gặt hái được vô vàn những thành tựu lớn nhỏ cho sự nghiệp văn chương của mình. Năm 1990, ông vinh dự nhận được “Giải thưởng văn học trẻ hạng A”; năm 2003, bộ truyện “Kính vạn hoa” được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng huy chương “Vì thế hệ trẻ”; năm 2008 “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được báo Người lao động bình chọn là “Tác phẩm hay nhất”, không lâu sau vào năm 2010 cũng tác phẩm ấy đã mang về cho nhà văn “Giải thưởng Văn học ASEAN” danh giá và còn rất nhiều những thành tựu khác...
Những tác phẩm của bác Ánh mỗi khi phát hành bao giờ cũng thu hút một lượng độc giả lớn, và tên của ông như một “bảo chứng” cho chất lượng. Tháng 3 năm 2019, NXB Trẻ đã công bố danh sách những cuốn sách bán chạy nhất, trải qua hàng chục lần tái bản  “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đã hạ cánh ở vị trí đầu tiên với con số doanh thu đáng ngưỡng mộ: hơn 400.000 bản in. Và cùng với tấm vé đi tuổi thơ đó, nhiều tác phẩm khác của ông cũng có mặt trong danh sách như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” tẩu tán gần 250.000 bản, “Cây chuối non đi giày xanh” với 170.000 bản, “Cảm ơn người lớn” với 150.000 bản,… Thống kê cho thấy có tới 11/13 cuốn sách của bác Ánh nằm trong danh sách những tác phẩm bán trên 100.000 bản của NXB Trẻ. [1]
Khi chia sẻ về việc các đầu sách của ông được ưa chuộng bởi độc giả quốc tế, nhà văn nói: 
Khi mình muốn viết một cuốn sách, mình muốn cuốn sách này dịch sang tiếng nước ngoài, được nước ngoài đón nhận thì tôi nghĩ không hẳn là phải đưa những yếu tố nước ngoài vô để cuốn sách nó có tính toàn cầu, nó dễ phổ biến ở nước ngoài… Tôi nghĩ là anh vẫn viết những cái gì nó sâu sắc về cái Việt Nam của anh, anh viết một cái gì nó vẫn phản ánh được con người, cuộc sống, tâm tình, suy nghĩ của người Việt và anh viết cái đó thật sâu sắc, thật sinh động và đầy cảm xúc thì tự nhiên người nước ngoài người ta vẫn cảm nhận được. Vì tôi nghĩ, người xứ nào, người nước nào người ta cũng có vui buồn giận khổ, hỉ nộ ái ố gi���ng nhau. [2]
Những suy nghĩ chân thành và cách viết bình dị ấy, có lẽ đã chiếm được cảm xúc của nhiều độc giả nước ngoài. Nhà văn ký hợp đồng xuất bản với các nhà xuất bản tại các nước như Thái Lan (NXB Nanmeebooks), Hàn Quốc (NXB Dasan Books) và Hoa Kỳ (NXB Hannacroix Creek Books). [3] Tác phẩm “Mắt Biếc” được dịch sang tiếng Nhật, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được chuyển sang tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Hàn, “Cô gái đến từ hôm qua” được Phó Giáo sư Tiến sĩ Maksim Syunnerberg biên soạn lại thành giáo trình môn Tiếng Việt cho sinh viên ở Đại học Moscow, Nga [4].
Tumblr media
Bộ sách giáo khoa đi kèm đĩa CD của "Cô gái đến từ hôm qua" ở ĐH Moscow, Nga.
3. PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG
Vậy, có bao giờ các bạn tự hỏi tại sao sách truyện của ông lại luôn luôn được độc giả đón nhận đến vậy? Và điều gì tạo nên thương hiệu văn chương Nguyễn Nhật Ánh? Sở dĩ nói Anh Bồ Câu là “nhà văn của tuổi thơ” bởi những cuốn sách của ông lúc nào cũng như bao trọn tuổi thơ của mọi người: đó là những mối tình ngây ngô tuổi mới lớn, là trận đòn roi khi phạm lỗi thuở nhỏ, là chuyến phiêu lưu thú vị cùng đám cạ, là những suy nghĩ mơ mộng viển vông,… Khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, hầu như ai cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chính mình; đó là Thư, là Tường, là Mận, cũng có thể là Chuẩn, là Rùa, là Chương,… Trong một buổi phỏng vấn, nhà văn trải lòng:
Từ năm 14 tuổi, tôi đã xa quê hương nên lúc nào cũng nhớ tiếc những năm tháng ấu thơ nơi quê nhà. Tôi viết sách để kéo tuổi thơ trở về gần với mình. Nói cách khác, tôi sáng tác về đề tài này là để thỏa nỗi niềm sầu xứ trong lòng.  [5]
Tuổi thơ, hay thời thơ ấu là một vùng đất diệu kỳ với bao điều thú vị; chỉ tiếc rằng, không ai trong chúng ta được sống mãi trong vùng đất thần tiên ấy và cũng không một ai trên thế giới này có thể quay về thời ấu thơ. Khi đó, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và những cuốn sách của ông như một chiếc chìa khóa mở cánh cửa tuổi thơ trong tâm hồn mỗi người, ông khơi dậy sự hoài niệm, sự nhớ thương, gợi lại những tiếng cười và đôi khi là cả những giọt nước mắt… Quả thật, các trang truyện của ông bao giờ cũng rất biết cách “chèo lái” cảm xúc của người đọc.
Nguyễn Nhật Ánh bày tỏ ông không hợp xem các tai nạn máu me ngoài phố, hay những cảnh đâm chém; ông cũng không phải là tín đồ của dòng phim kinh dị bởi mỗi khi xem, nhà văn thường gặp ác mộng đến cả tuần. Thậm chí, ngay cả những chương trình động vật trên Discovery, khi thấy cảnh thú dữ tấn công con mồi, ông đều chuyển kênh. Nếu đã đọc nhiều các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ta có thể dễ dàng nhận ra nhà văn không thích viết những câu chuyện mang đậm yếu tố bạo liệt và nặng nề quá. Mà thay vào đó những câu chuyện của tuổi thơ – điều mà nhà nhà văn hướng đến, thì giọng văn trong trẻo và nhẹ nhàng sẽ phù hợp hơn cả.
Người ta thường nói: Truyện của Nguyễn Nhật Ánh rất đẹp, cái đẹp ẩn dấu ở từng nhân vật song lại hiện hữu ngay trong khung cảnh yên bình của thôn quê: trong những cánh đồng xanh mướt trải dài bất tận, trong tiếng gà gáy hay tiếng trống tan trường…
Tumblr media
Làng Đo Đo ngoài đời thật qua lăng kính của Nguyễn Trọng Hùng.
Và hơn cả là đẹp trong lời văn – chất liệu tạo nên cái đẹp nói chung trong các tác phẩm của bác. Hầu hết các tác phẩm đều được ông lấy cảm hứng từ chính quê hương dấu yêu của mình – vùng đất Quảng Nam với những địa danh quen thuộc như Quán Gò, chợ Đo Đo… Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ trong một buổi giao lưu với bạn đọc:
Trong khi sáng tác tôi không bao giờ cố tình đưa địa danh Quảng Nam vào tác phẩm mà đó là hoàn toàn tự nhiên. Bởi Quảng Nam đối với tôi là nguồn chất liệu vô tận, nó không bao giờ cạn kiệt mà càng suy tư về nó, tôi càng có thêm nhiều đất để viết. [6]
Ai có thể ngờ rằng xứ Quảng trong văn của Nguyễn Nhật Ánh lại đẹp nhẹ nhàng và nên thơ đến thế, ai có thể nghĩ được vùng đất dãi nắng dầm sương này lại là nơi họ sẽ sống lại một thời đã qua. Sử dụng ngôn từ mộc mạc cùng giọng kể gần gũi, bằng ngòi bút tài hoa của mình, những câu chuyện của nhà văn xứ Quảng không những không trở nên nhàm chán mà còn tạo được một thương hiệu riêng trong lòng độc giả, một phong cách viết mang âm hưởng làng quê đặc trưng trong nền văn học nước nhà.
Như đã đề cập đến ở phần đầu, không chỉ văn xuôi mà thơ cũng là một thể loại được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lựa chọn để gửi gắm cảm xúc. 
Lâu lâu nổi hứng tôi lại làm thơ rồi đưa vào truyện của mình [7]
Đó là lý do tại sao đôi khi ta vẫn thường thấy những bài thơ đính kèm trong các cuốn sách của ông. Chia sẻ về vấn đề này, nhà văn khẳng định đó là một điều rất hay, nó thể hiện tính nhất quán trong tư duy sáng tạo của bản thân ông, thơ văn hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau và tạo nên thể thống nhất cho câu chuyện. [8]
Tumblr media
Không đơn thuần chỉ là những con chữ xếp hàng trên mặt giấy, văn chương của Nguyễn Nhật Ánh là một thứ gì đó lớn lao hơn, bài học và thông điệp rút ra từ những câu chuyện của ông đều mang lại giá trị cho không chỉ thế hệ đang sống mà còn cả thế hệ sau này, bởi ông viết về những điều bình dị nhất nhưng có lẽ, lại là những điều đáng nuối tiếc nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là lý do tại sao, có những cuốn sách đã được tái bản đến lần thứ 60, qua bao năm tháng, chúng vẫn giữ được giá trị của riêng mình, mang trên vai sứ mệnh đưa độc giả trở về thời thơ ấu.
[1] Zingnews, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục thống trị bảng xếp hạng sách bán chạy.  [2] Youtube, Phóng sự về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh [3] Báo Thanh Niên, Nguyễn Nhật Ánh “khai phá” thị trường nước ngoài [4] VNExpress, 'Cô gái đến từ hôm qua' thành sách giáo khoa Nga [5] CADN, Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Tôi viết sách để kéo tuổi thơ về với mình [6] Báo Đà Nẵng, Quảng Nam: Nơi đâu là xứ hoa vàng trên cỏ xanh? [7] [8] Người lao động, Nỗi ám ảnh thời gian của Nguyễn Nhật Ánh
1 note · View note
alittlecutemeow · 2 years
Text
"Mọi người hay làm những việc mà họ cho rằng mình phải làm và rồi đợi bạn bày tỏ vô vàn sự cảm kích - bọn họ giống như những nhân viên bán sữa chua kem vậy, phục vụ khách chỉ để nhận tiền boa."
~Gillian Flynn, Gone girl - Vũ Quỳnh Châu dịch~
Tumblr media
5 notes · View notes
nghenhactructuyen · 2 years
Text
Nhà văn, họa sĩ tuổi Dần Trần Thị Trường: “Mê say điều gì, tôi phải làm bằng được”
Nhà văn Trần Thị Trường sinh năm 1950, tuổi Canh Dần, cầm tinh con hổ. Bà được bạn đọc biết đến từ năm 1990 với tiểu thuyết đầu tay “Lời cuối cho em” do NXB Thanh Niên ấn hành. Cũng từ đó, nhà văn Trần Thị Trường chinh phục khán giả với nhiều tác phẩm hay viết về thân phận phụ nữ, đi vào nội tâm nhân vật. Văn của bà tế nhị, giàu sức gợi, thể hiện sự tinh tế và giàu trải nghiệm.
Ở tuổi 70, nữ nhà văn này lại tiếp tục chinh phục một đỉnh cao mới, đó chính là hội họa. Hơn 40 bức tranh được bán hết veo ngay tại triển lãm cá nhân đầu tiên, cùng nhiều tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao sau đó, bà cho thấy mình không chỉ coi lĩnh vực này là một cuộc dạo chơi.
Tumblr media
Nhà văn Trần Thị Trường. (Ảnh: NVCC)
PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Trần Thị Trường về những cảm xúc đầu năm mới Nhâm Dần 2022 cũng như niềm đam mê bà dành cho nghệ thuật:
Vậy là năm Nhâm Dần đã tới, đánh dấu nhà văn bước sang tuổi 72. Cảm xúc của bà trong những khoảnh khắc đầu tiên của năm tuổi có gì đặc biệt?
– Tôi vẫn sống hết cảm xúc, niềm vui, nỗi buồn, sự nỗ lực của mình, dù là năm tuổi hay không tuổi. Nói cách khác, tuổi tác không phải điều mà tôi lo lắng, có chăng chỉ là sự háo hức khi chuyển giao sang một năm mới, tự hỏi mình có làm được những điều tốt đẹp như mình mong muốn hay không. 
Cái háo hức của người ở tuổi 70 đương nhiên rất khác thời tuổi trẻ. Háo hức của lớp trẻ là háo hức những thứ mình chưa biết, còn háo hức của tuổi già là tự hỏi mình sẽ làm được những gì hay ho cho những năm tháng còn lại của mình.
“Bước qua ngọn núi này, tôi lại muốn trèo lên một ngọn núi khác. Tuy đã ở tuổi 72 nhưng tôi vẫn thấy mình sung sức và có thể leo được tiếp. Đó có lẽ cũng chính là cá tính của tôi, một phụ nữ tuổi Dần. Tôi vẫn còn cảm xúc thì tại sao tôi phải dừng lại?”
– Nhà văn Trần Thị Trường –
Người ta nói phụ nữ tuổi Dần mạnh mẽ quyết liệt nhưng vất vả, đa đoan. Nhìn lại chặng đường đã qua, bà thấy điều này có đúng?
Người ta vẫn hay nói:”Tính cách làm nên số phận”. Những người phụ nữ tuổi Dần mà tôi đã gặp đa phần đều mạnh mẽ, quyết liệt và có những bước đi táo bạo để đạt tới thành công. Những quyết định ấy có thể khiến những người xung quanh khó chấp nhận và đồng cảm, tạo nên sự cô đơn trong tinh thần của người tuổi Dần dù sống chung, hoặc dẫn tới gia đình đổ vỡ. Đối tác của họ có lẽ không tự tin, hoặc không cảm thấy mình được chia sẻ. 
Hồi bé, tôi không ý thức rằng mình tuổi gì, nhưng khi mê say thứ gì, nhất định tôi phải làm bằng được. Lớn lên, tôi nghe mọi người bảo nhau: “À nó tuổi Dần nên nó thế”. 
Đang học dở Đại học Mỹ thuật, tôi thấy bế tắc nên quyết định đi nước ngoài lao động. Lúc thấy tạm ổn định, tôi nhận ra mình không có quá nhiều nhu cầu về vật chất nên trở về Việt Nam viết văn, làm báo. Thời gian đó, tôi phụ trách mảng văn hóa nghệ thuật, từng làm các show ca nhạc cho cố nghệ sĩ Ngọc Tân. Sau khi anh Ngọc Tân mất, tôi lại làm việc với anh Phó Đức Phương về bản quyền âm nhạc.
Lúc nghỉ hẳn ở Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, tôi lại quyết định dành thời gian cho hội họa. Tôi làm gì cũng chuyên nghiệp, quyết liệt, chứ không coi đó chỉ là cuộc dạo chơi ngắn ngủi.
Tumblr media
Bức tranh về hổ do nhà văn, họa sĩ Trần Thị Trường vẽ. (Ảnh: NVCC)
Sự chuyên nghiệp ở đây cụ thể như thế nào, thưa bà?
– Dấn thân vào bất kỳ lĩnh vực nào, tôi cũng tìm hiểu kỹ càng, tìm thầy giỏi học cho tới nơi tới chốn. Thời gian làm báo, tôi tìm hiểu rất sâu, rất kỹ về âm nhạc, chính vì vậy nên thường được các nghệ sĩ tin tưởng, gửi gắm. Với hội họa, tôi vẽ đến khi nào tác phẩm của mình ưng ý mới thôi. Nhiều người mà tôi không tiện nói tên ở đây, họ chỉ vẽ amateur, đẹp hay không đẹp không thành vấn đề, đơn giản là thỏa mãn cảm xúc nội tại. Tôi thì không chấp nhận điều đó. Tác phẩm của tôi phải có giá trị, phải được người trong nghề công nhận như một người vẽ chuyên nghiệp. 
Sau 8 tháng cầm cọ, tôi đã có một cuộc triển lãm cá nhân và một số lần triển lãm nhóm. Tranh của tôi được nhiều người mua và trân trọng, đánh giá cao.
Sự quan tâm mà bà đang dành cho hội họa có khiến thời gian dành cho văn chương phần nào giảm sút?
– Đúng là như vậy. Thật ra, những khi không vẽ tôi vẫn đọc để xem người khác viết gì, và thường trực trong người khát khao viết thêm cuốn nữa. Thế nhưng, hiện tại, thời gian tôi dành cho hội họa rất nhiều. Cũng bởi vậy, tôi cũng chưa biết khi nào mình sẽ trở lại với văn chương. Tôi đang sung sức, dồi dào và hài lòng với việc ngồi cầm cọ… 
Nghề văn, càng sống, càng trải nghiệm nhiều viết sẽ càng hay. Nếu sức khỏe và cảm xúc còn, tôi tin mình vẫn có thể hình thành một cuốn tiểu thuyết nữa từ trải nghiệm về những năm tháng mà tôi đang sống.
Nhân dịp Tết Nhâm Dần, nhiều họa sĩ đã vẽ những bức tranh về hổ để đón chào năm mới. Ắt hẳn bà cũng có một bức tranh của riêng mình?
– Đúng vậy, tôi vẽ một bức tranh bằng bột màu nho nhỏ và giữ lại làm kỷ niệm. Mỗi người vẽ tranh hổ một kiểu, còn con hổ của tôi vừa mạnh mẽ, vừa có chút hiền hậu. Nó phần nào cũng giống tính cách của tôi – quyết liệt nhưng nhân văn, không tranh cãi, thắng thua bằng được. 
Bà có thể chia sẻ đôi chút về dự định của mình trong năm mới?
– Nếu may mắn, năm tới tôi mong mình sẽ tiếp tục hoàn thành một triển lãm cá nhân. Tôi rất hi vọng nó sẽ được đón nhận như triển lãm lần đầu. Càng ngày, tôi thấy mình càng vẽ tốt hơn.
Cảm ơn những chia sẻ của bà!
Văn hóa – Giải trí | Tổng hợp tin tưc giải trí 24/7 Nguồn: Internet
https://ift.tt/Jv7WQ5Fei
0 notes
imoim36news · 1 year
Text
Tumblr media
Bốn cuốn trong bộ "Nếp cũ" cung cấp những thông tin về con người, phong tục tập quán và lễ nghĩa xưa nay của Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bốn cuốn gồm Con người Việt Nam, Tín ngưỡng Việt Nam, Làng xóm Việt Nam, Hội hè đình đám của Toan Ánh. Bộ sách giúp độc giả biết lai lịch và sự tiến hóa của tổ tiên trên con đường dựng nước và giữ nước, khởi nguồn từ cá nhân, gia đình, dòng họ, làng xóm đến huyện, tỉnh, quốc gia. Bìa bốn cuốn trong bộ sách "Nếp cũ" của tác giả Toan Ánh, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành. Ảnh: NXB cung cấp Với Nếp cũ - Con người Việt Nam, tác giả tìm hiểu các mối tương quan gia đình, tín ngưỡng, giao tế xã hội cùng tập quán, khảo xét sự thay đổi theo thời gian của những phong tục. Từ đó, con người Việt hiện lên với bản sắc riêng. Sách giới thiệu về cơ cấu gia đình người Việt, chuyện hôn nhân, sinh con, nhà cửa, thi cử..."Nếu gia đình là một bụi cây nhỏ, gia tộc là cả một khóm rừng, khóm rừng che chở cho bụi cây, nhưng bụi cây dù nhỏ cũng góp phần vào để làm cho khóm rừng thêm rậm rạp. Muốn biết khóm rừng phải đi từ bụi cây, muốn hiểu xã hội phải đi từ gia đình. Chính vì lẽ đó, muốn hiểu phong tục Việt Nam, phải bắt đầu từ phong tục gia đình", tác giả viết.Với tác phẩm Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, tác giả sưu tầm và viết về tôn giáo, những nghi thức thờ phụng của các tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh tôn giáo, dân ta còn thờ kính tổ tiên, các anh hùng dân tộc.Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam cung cấp hiểu biết về tổ chức làng xóm xưa, từ cổng làng, đường làng, cây đa, lũy tre, cánh đồng, chợ. Dù những hình ảnh đó đã dần mất đi, tác phẩm lưu giữ các giá trị tạo nên tâm thức, con người Việt Nam. Sự khác biệt trong sinh hoạt cá nhân của bốn hạng người gồm sĩ, nông, công, thương được lột tả rõ. Dù có nhiều khác biệt, họ đều là con người hăng say trong lao động, chăm chỉ làm lụng vì sinh kế.Tế tự cũng là một trong những vấn đề nổi bật tại các làng xã Việt Nam. Tác giả miêu tả chi tiết từ đối tượng thờ cúng, khảo tả...
Tumblr media
0 notes
nestsingle54 · 2 years
Text
Quy Tắc Sử Dụng Dấu Gạch Ngang, Dấu Gạch Nối, Dấu Phẩy Và Dấu Chấm Phẩy
https://bpackingapp.com/quy-tac-su-dung-dau-gach-ngang-va-dau-gach-noi-dau-phay-va-dau-cham-phay/ ">Dấu gạch ngang và gạch nối, phẩy & chấm phẩy tưởng chừng dễ dàng nhưng lại dễ nhầm lẫn.
Ngay từ trong năm đầu tiểu học, tất cả chúng ta đều đã được học về dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu chấm than,….
  nói theo cách khác, dấu câu có tầm quan trọng rất chi là quan trọng, có công dụng phân tách những bộ phận trong câu, giúp phân biệt những kiểu câu với nhau. mặc dù thế, không phải ai cũng sử dụng đúng & đủ các dấu câu này. nhất là trong công việc nhận thấy, sử dụng dấu gạch ngang & dấu gạch nối, dấu phẩy & dấu chấm phẩy. bài viết này Bpackingapp.com tổng hợp đầy đủ những QUY TẮC SỬ DỤNG của những dấu này.
1. nhận thấy dấu gạch ngang & dấu gạch nối
1.1. Khái niệm
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên (2003), NXB TP Đà Nẵng, tr.370) đã định nghĩa: “Gạch ngang d. Dấu gạch ngang ( – ), dài bằng hai dấu nối, hay được sử dụng để viết tách riêng ra phần tử chú thích thêm trong câu hoặc để viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; khi để ở đầu dòng thì dùng để viết nhận ra các lời đối thoại, các phần liệt kê hoặc phần trình bày”.
Cũng theo Hoàng Phê (2003): “Gạch nối d. Dấu gạch ngang ngắn ( – ) thường dùng để nối những thành tố đã được viết rời của 1 từ đa tiết phiên âm tiếng nước ngoài”.
Về thực chất, chỉ có dấu gạch ngang là dấu câu, còn dấu gạch nối là lao lý chính tả, thường được dùng trong từ. Để có thể phân biệt rõ nét hơn, tất cả chúng ta sẽ đến với quy tắc sử dụng & hình thức của dấu gạch ngang và dấu gạch nối. để ý: Dấu gạch ngang & gạch nối xuất hiện trong muôn vàn ngôn ngữ trên trái đất, mỗi ngôn từ sẽ có các quy tắc riêng. Trong nội dung bài viết này, chúng mình chỉ đề cập tới quy tắc sử dụng của hai loại dấu này trong tiếng Việt.
1.2. Hình thức
Dấu gạch ngang Dấu gạch nối Độ dài­( – ) Dài hơn( – ) ngắn lại hơn khoảng cách với chữ Giữa dấu gạch ngang với chữ cái có dấu cách. Giữa dấu gạch nối với chữ cái không có dấu cách. Viết hoa vần âm liền sau: Sau dấu gạch ngang chỉ viết hoa các danh từ riêng & các chữ đầu dòng. Sau dấu gạch nối thường không cần viết hoa
Ví dụ: thủ đô – TP sài thành, Ốt-xtrây-li-a
1.3. Quy tắc sử dụng
Dấu gạch ngang & dấu gạch nối, trong cả trong tên thường gọi và hình thức đều dễ làm cho nhầm lẫn. Vậy, cách tốt nhất để nhận thấy hai loại dấu này là hiểu đúng những quy tắc sử dụng của chúng.
Dấu gạch ngang
– lưu lại chỗ bắt đầu khẩu ca trực tiếp của nhân vật trong cuộc hội thoại, đặt ở đầu câu.
Ví dụ: – Bạn thấy tiếng Việt có hay không?
– Tôi thấy tiếng Việt hay vô cùng.
– đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê, đặt tại đầu dòng.
Ví dụ: danh sách những món ăn đường phố nổi tiếng của VN gồm:
– Phở bò
– Bún chả
– Bánh mì
– khắc ghi bộ phận chú thích, phân tích và lý giải trong câu, đặt tại giữa câu.
Ví dụ: Áo dài – phục trang truyền thống của nước ta.
– Chỉ sự ngang hàng trong quan hệ, đặt ở giữa câu.
Ví dụ: mối quan hệ hữu nghị VN – Cu Ba ngày càng gắn bó.
– Nối những từ Nằm trong một liên danh, đặt tại giữa câu.
Ví dụ: Chuyến Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng – Hội An thật tuyệt vời.
– Nối những số nằm ở trong một liên số hay một khoảng chừng số, đặt tại giữa các số.
Ví dụ: Thời kỳ kháng chiến chống mỹ (1954 – 1975).
độ ẩm giao động trong khoảng 35 – 40 0C.
Dấu gạch nối
– Nối những tiếng trong phiên âm các từ nước ngoài.
Ví dụ: Ghi-đông, ki-lô-mét, A-lếch-xan-đrơ,…
– Nối các con số chỉ ngày, tháng, năm.
Ví dụ: hôm nay là ngày 20-02-2020.
Dấu gạch ngang có tương đối nhiều tính năng & khoanh vùng sử dụng hơn dấu gạch nối. Trong phần nhiều những trường hợp, tất cả chúng ta sẽ sử dụng dấu gạch ngang.
2. phân biệt dấu phẩy và dấu chấm phẩy
2.1. Khái niệm
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên (2003), NXB Thành Phố Đà Nẵng, tr.775) đã giải thích: “Phẩy d. Dấu “,” dùng làm dấu câu, chỉ một quãng ngắn kha khá ngắn, phân ranh giới giữa một số thành phần trong nội bộ câu; hoặc dùng để làm dấu đặt trước số lẻ trong những thập phân”.
trong lúc đó, dấu chấm phẩy được định nghĩa như sau: “Chấm phẩy d. Dấu câu gồm một chấm ở trên và một phẩy ở dưới ( ; ), thường dùng để phân các bộ phận hòa bình kha khá cho câu. (Hoàng Phê chủ biên (2003), “Từ điển tiếng Việt”, NXB TP Đà Nẵng, tr.140)
đối với trường hợp này, cả phẩy và chấm phẩy đều là dấu câu. Về hình thức, chúng ta cũng có thể đơn giản nhận ra, nhưng bao giờ dùng dấu phẩy, lúc nào dùng dấu chấm phẩy lại là một trong những vấn đề không dễ để nhận biết. sau đây được xem là hình thức và quy tắc sử dụng của hai dấu câu này.
2.2. Hình thức
Dấu phẩy Dấu chấm phẩy Ký hiệu( , )( ; )
Viết hoa vần âm liền sau Sau dấu phẩy và chấm phẩy phải có một dấu cách. vần âm liền sau không cần viết hoa, trừ trường hợp danh từ riêng. Như dấu phẩy
Ví dụ: thời điểm ngày hôm nay, tôi đi học (không cần viết hoa). Lan, Nga & tôi đang ngồi xem phim (viết hoa tên riêng). Cốm không hẳn thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thanh nhàn và ngẫm nghĩ. (Thạch Lam)
2.3. Quy tắc sử dụng
chúng ta sẽ sử dụng dấu phẩy & dấu chấm phẩy trong các tình huống như sau:
Dấu phẩy
– đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ & bộ phận chú thích của chính nó.
Ví dụ: Em cực thích Tôn Ngộ Không, nhân vật chính trong bộ phim Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
– chia cách các vế câu trong câu ghép.
Ví dụ: Hễ con chó đi chậm, con khỉ liền cấu hai tai chó giật giật.
– phân làn các bộ phận cùng chức vụ trong câu (cùng làm chủ ngữ, vị ngữ,…).
Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. (Thép Mới)
– chia cách giữa thành phần chính và phần tử phụ (hô ngữ, trạng ngữ,…) trong câu.
Ví dụ: Từ xưa tới nay, nhân dân ta luôn có truyền thống hiếu học.
– so với số, đặt sau chữ số hàng đơn vị chức năng để chia thành số thập phân.
Ví dụ: Số thập phân 42,01.
Dấu chấm phẩy
– phân cách các bộ phận trong phép liệt kê phức hợp.
Ví dụ: Nhạc cụ cổ xưa việt nam gồm có đàn bầu, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam; trống cái, trống cơm, trống đế; sáo trúc, sáo bầu, sáo mèo.
– khắc ghi ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Ví dụ: Cốm Chưa hẳn thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thảnh thơi & ngẫm nghĩ. (Thạch Lam)
Tuy cùng phân làn những vế trong câu ghép & các ý trong phép liệt kê nhưng dấu chấm phẩy thường phân tách những ý lớn và tinh vi hơn dấu phẩy, các ý này cũng hoàn toàn có thể sinh tồn hòa bình. Đối với sự đọc, dấu phẩy sẽ ngắt hơi ngắn thêm một đoạn đối với dấu chấm phẩy.
Trên đây là các quy tắc sử dụng và cách nhận ra của dấu gạch ngang & gạch nối, dấu phẩy và dấu chấm phẩy được Bpackingapp.com biên tập, tổ hợp từ Sách giáo khoa Tiếng Việt & những bài viết trong trang ngữ điệu học và tiếng Việt. mong muốn, qua nội dung bài viết, những fan hâm mộ sẽ hiểu hơn về phong thái sử dụng của bốn loại dấu này. Chúc những bạn một ngày tốt lành!
0 notes
buivanquanh · 1 year
Text
Giáo Trình Tư Pháp Quốc Tế (NXB Hồng Đức 2021) - Đỗ Thị Mai Hạnh, 637 Trang
Giáo Trình Tư Pháp Quốc Tế (NXB Hồng Đức 2021) – Đỗ Thị Mai Hạnh, 637 Trang
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các quan hệ dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình… giữa công dân, cơ quan, tổ chức của các nước ngày càng tăng nhanh về số lượng, phức tạp về tính chất và chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, việc điều chỉnh các quan hệ này là một vấn đề phức tạp. Vì đây là các quan hệ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes