Tumgik
#tiên tri
thuvientamlinh · 1 year
Text
Thôi Bối Đồ tiên tri (P2): cái chết của Giang Trạch Dân và cảnh tượng dịch bệnh thảm khốc về sau
Trong phần 1 của video, chúng ta đã tìm hiểu về dự ngôn cái chết của Giang trạch Dân. Trong video tiếp theo ngày hôm nay, căn cứ theo mô tả của các dự ngôn, “đại ôn dịch” sẽ tiếp tục thăng trầm cho đến năm Giáp Thìn 2024. Do đó, bất kỳ đỉnh dịch nào của “viêm phổi Trung Cộng” cho đến nay có lẽ chỉ là đỉnh điểm cục bộ, sẽ dẫn dắt tới đỉnh điểm thực sự của đại dịch trong tương lai. Nói cách khác,…
View On WordPress
0 notes
la-my-am · 4 months
Text
Tumblr media
có những người đến đến để đồng hành một ngày một phút cùng bước một đời. lại có những người dừng ngang một chút hạnh phúc vài ngày rồi lại bỏ đi. sớm gặp chiều li cơn đau không dứt ấy thế vậy mà ta thêm dũng khí. từng bước từng bước, vượt mọi gian nan, từng bước từng bước, đi về phía trước. mơ mộng hão huyền, cổ tích thần tiên, rằng ở vạch đích, ta tìm thấy nhau.
-mỹ âm- viết | cổ tích thần tiên | 04012024
chỉ là vài dòng, lại về một người tôi có lẽ sẽ phải dành cả quãng đời còn lại để quên.
tôi ngưỡng mộ vô cùng những mối quan hệ mà hai bên trưởng thành cùng nhau. họ gặp nhau, yêu nhau rồi trưởng thành cùng nhau. họ có thể quá khứ khác nhau, quá khứ với vài người khác. nhưng khi gặp nhau, trong lòng họ chỉ có nhau.
tôi ngưỡng mộ vì tôi không thế. một góc nhỏ trái tim tôi vẫn cứ mãi để riêng cho một người của quá khứ. để riêng cho một người của quá khứ, nhưng lại chẳng ôm khư khư phiên bản quá khứ của họ. trái tim tôi sẽ mãi để riêng một chỗ cho họ, cho bất cứ phiên bản nào của họ.
vì tôi, cũng không còn là tôi của quá khứ nữa rồi. đúng có những người đến để bước cùng mình. và có những người đi, để ta lại có dũng khí bước tiếp, bước tiếp với một hy vọng sẽ gặp lại họ ở vạch đích...
họ hỏi động lực nào giúp tôi không bỏ cuộc?
tôi nghĩ thầm vì tôi đã hẹn anh ở tương lai...
8 notes · View notes
timhuynh · 2 months
Text
youtube
0 notes
baotinhay · 1 year
Text
Nhà tiên tri Nostradamus dự đoán thế giới năm 2023 có những sự kiện gì?
Nostradamus, nhà chiêm tinh học người Pháp, từng dự đoán thế giới năm 2023 sẽ chứng kiến chiến sự quy mô lớn, một cuộc đổ bộ sao Hỏa và thảm họa kinh tế. Michel de Nostradame, hay còn gọi là Nostradamus, là nhà tiên tri, chiêm tinh học nổi tiếng người Pháp sống ở đầu thế kỷ 16. Nostradamus sinh ra tại Saint Rémy de Provence, miền nam nước Pháp, tháng 12/1503, qua đời vào tháng 7/1566. Năm 1555,…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
huynhthuckhai · 2 years
Video
youtube
Bằng chứng thép không thể chối cãi, Huỳnh Thúc Khải chính là tiên tri giả :)
“Còn kẻ tiên tri có lòng kiêu ngạo, nhân danh ta nói điều chi ta không biểu người nói, hay là nhân danh các thần khác mà nói, thì kẻ tiên tri ấy phải chết” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:20)
0 notes
33betlink · 2 years
Text
Những chương trình khuyến mãi tại nhà cái
Tumblr media
0 notes
motnguoibinhthuong · 3 months
Text
Thế giới của mình giờ rộng lớn hơn, cũng đồng nghĩa với việc mình phải khắt khe với bản thân hơn, vì không muốn bị ai đánh giá bằng những sự qua loa, cẩu thả. Không phải là để ý người khác nhìn mình thế nào, vì thiên hạ biết bao nhiêu người mà chiều lòng hết, nhưng mà thà mình dở rồi người ta nói mình dở thì bình thường thôi. Một vài cái ẩu, qua loa lúc nào đó rồi để định hình con người mình thì mình khó chịu lắm. Nên là giờ mình có phần bị ám ảnh với sự cầu toàn và hoàn hảo.
Ví dụ như cái này.
Tumblr media
Cái điểm 10.0 này là kết quả của nguyên tuần ôn thi đúng stress luôn. Vì hồi đó học ĐH không có toán cao cấp, nên giờ học từ đầu thì cũng như mọi người. Nhưng mà giờ thì mình hơi khó chấp nhận cảm giác “vừa đủ qua là được”. Không phải trọng điểm số mà là không muốn mình dễ dãi với mức chấp nhận của bản thân quá. Nên cũng phải ráng, thành ra áp lực là vậy.
“Làm đại đi anh, đừng có nghĩ nhiều quá.” - đó là câu được cô nhắc từ hồi làm đồ án, tới chiều này được một đứa em khoá trên nhắc lại khi bàn về một dự án sắp tới.
Hồi đó, vẽ cái tranh một cách vô tri, theo bản năng chứ không biết gì phối cảnh, sắc độ, anatomy, mà vẫn dám up lên fb. Giờ vẽ thì đỡ hơn hồi vô tri đó rồi, nhưng cũng tự thấy thế giới rộng lớn, thấy xung quanh người giỏi nhiều quá rồi cũng cất hết. Lâu lâu có vài bài cũng để lên phần vì cũng có bỏ công sức ra, phần vì để bạn bè biết mình còn vẽ. Cảm giác hồn nhiên hồi năm I giờ đã nhường chỗ cho những sự thận trọng, dè chừng quá mức.
Tumblr media
Hình không minh hoạ cho câu chuyện. Lần đầu tiên thử qua chân dung bằng sơn dầu. Quá nhiều thứ không ổn, nhưng giờ ngủ, mai sửa tiếp.
22 notes · View notes
lungchunglunglo · 6 months
Text
Xin chào, Long ơi
Có lẽ đây là bức thư đầu tiên và cũng có thể là bức thư cuối em gửi cho anh. Điều đầu tiên có lẽ là một lời cảm ơn và một lời xin lỗi.
Cảm ơn anh vì đã xuất hiện ở khoảng thời gian đó, đã cất công đằng đẵng đều đều tuần nào cũng ra thăm em. Cảm ơn vì đã dành nhiều thời gian trò chuyện và lắng nghe những điều vô tri vớ vẩn của em. Cảm ơn anh vì đã dành cho em những điều thật đặc biệt, từ ánh nhìn, bó hoa và nhiều thứ khác nữa. Tất thảy những điều đó có lẽ tới bây, sau một khoảng thời gian im lặng để lòng lắng lại cảm nhận mọi thứ rõ rệt hơn thì mới thấy đặc biệt hơn cả.
Sau lời cảm ơn chắc có lẽ là lời xin lỗi
Xin lỗi đã im hơi lặng tiếng mà chẳng nói với anh một lời nào cho rõ ràng, tử tế mà chỉ theo dõi từ xa. Ngay thời điểm đó cũng chẳng biết nên nói điều gì là hợp lí cả. Để mọi thứ cứ lưng chừng chắc cũng chẳng dễ chịu gì lắm cho cả anh và cả em.
Em cũng không muốn để mọi thứ lưng lửng như vậy. Chúng ta có thể nói câu chào tại sao đến một lời nói hay câu tạm biệt cũng chẳng thể dành cho nhau. Thế nên sau một khoảng thời gian suy nghĩ thì hôm nay có bức thư này.
Thật tình cờ em ghé lại những nơi trước đây ghé qua bỗng thấy hẫng đi một nhịp. Dù sao thì em thấy ở cái vế này mình tệ quá, xin lỗi và cũng cảm ơn anh đã xuất hiện trong khoảnh khắc đó. Dù sao thì lời chào hay lời tạm biệt thì vẫn hơn là không dành lời nào cho nhau. Cuối cùng mong anh luôn an và yên, ăn uống đủ và ngủ thật ngon, cuộc sống luôn nhẹ nhàng và gom nhặt cho mình nhiều điều hạnh phúc.
11 notes · View notes
trancamannhien · 5 months
Text
yêu thương hóa đơn giản khi bạn gặp đúng người, là người có thể là bạn, là tri kỷ, là người thương của bạn dù ở hoàn cảnh nào.
những lời hỏi thăm, quan tâm giản đơn cũng hóa ngọt ngào khi những điều đó dành riêng cho chính bạn, những điều nhỏ nhặt cùng nhau làm mỗi ngày mỗi tuần cũng hóa thành thói quen và dần dẫn len lỏi vào cuộc sống thường nhật, những thứ mà thường ngày chúng mình làm hàng ngày chúng mình nghĩ là vẫn ổn nhưng khi có một người xuất hiện, đỡ đần cho bạn hết mọi thứ, bỗng nhiên sao thấy mọi thứ quá đỗi nhẹ nhàng. người sẽ không hứa, không nói gì cao xa cả, người chỉ âm thầm và hành động dành riêng cho ta. người có bàn tay lạnh và đôi khi hay lo lắng nhưng luôn cầm chặt bàn tay và ôm bạn mỗi khi gặp nhau, người đôi khi mỏi mệt và bất lực với vòng quay cuộc sống nhưng khi gặp bạn sẽ hóa thành nụ cười tỏa nắng hóa thành năng lượng để tiếp tục cố gắng cho cuộc sống mai này, người biến ta từ người cộc cằn, khô khan thành người biết nói lời ngọt ngào với người.
thuở 18 19 khi chia xa mối tình đầu tiên, mình nghĩ sẽ chẳng thương ai nhiều hơn người ấy nhưng khi gặp gỡ và tìm hiểu, mình rồi dốc hết lòng yêu thương và bỗng cảt thấy tình yêu thương không cần cố gắng và quá sức,mọi thứ tự nhiên và nhẹ nhàng như mình hằng ước ao.
nói gì về nhắn nhủ bản thân và mọi người nhỉ? nếu có, mình sẽ nói là bạn hãy yêu thương và phát triển bản thân thật nhiều, rồi bạn sẽ tìm được người có tần số và năng lượng giống với bạn, người luôn luôn ưu tiên cho bạn và yêu thương bạn thật nhiều, biết đâu là vào một ngày đẹp trời nào đó.
Tumblr media Tumblr media
19 notes · View notes
nguyet-quang · 6 months
Text
Bảy Kiết Sử
Kiết Sử (hay Kết Sử): là sự ràng buộc, sai khiến chúng sanh, khiến chúng sanh toan tính, hành động không đúng với chánh Pháp và mãi chịu luân hồi sinh tử.
ÁI
Điều đầu tiên này nghe không giống như một kiết sử. Đúng ra nghe nó còn có vẻ như một điều gì khá tốt. Dĩ nhiên cũng tốt nếu ta có sức lôi cuốn đối với ai đó, nhưng chớ lầm tình cảm yêu thương với sự bám víu, chấp chặt, vì đó chính là nguồn gốc của bao phiền não - đó là vấn đề mà ta thường phải đối diện khi ta yêu ai đó, nhưng không hiểu rằng tình yêu là một chức năng của con tim. Thay vào đó, cái mà ta gọi là tình yêu là cái mà sự hấp dẫn, lôi cuốn ngay lập tức biến thành sự bám víu với ước muốn được chiếm hữu, và sự lệ thuộc vào việc đối tượng của tình yêu của ta có đáp trả lại sự chiếu cố của ta không. Chúng ta không thể sống mà không có sự hiện diện, quan tâm, và lòng chung thủy của họ.
Loại tình thương này luôn bị sợ hãi làm hoen ố và sân hận phủ mờ. Sợ hãi, sân hận có cùng những đặc tính tiêu cực: vì chúng ta không thể thật sự yêu những gì ta sợ, mà chính là những gì ta sợ có thể đem lại sân hận cho ta. Chúng ta sợ phải mất người ta yêu. Nói như thế không có nghĩa là ta ghét họ: chúng ta chỉ ghét cái ý nghĩ phải mất họ và tình yêu của họ.
Một khi chúng ta đã chọn lựa một hoặc hai người (trong sáu tỷ người trên trái đất) để yêu, thì dường như họ cũng phải yêu trả lại ta. Nếu điều đó không xảy ra, hay nếu ta không giữ được họ, do họ chết, hay vì họ thay đổi quan điểm, đối tượng để yêu, ta coi đó là một bi kịch. Nhưng đó không phải là cách hiểu đúng vế ý nghĩa của tình yêu hay cuộc sống, và không đúng với giáo lý của đức Phật.
Mấu chốt của tình yêu và cuộc sống là để phát triển hơn nữa khả năng yêu thương của trái tim ta. Cũng như là tri thức thì được huấn luyện bằng sự nỗ lực nắm bắt các dữ liệu, trái tim cũng cần những cơ hội để phát triển, và bất cứ nỗ lực để thương yêu nào cũng giúp cho trái tim được trưởng thành. Mục đích duy nhất của trái tim là để thương yêu, nhưng nếu chúng ta chỉ áp dụng điều đó với một người, một số trường hợp ta chọn lựa, thì ta đã làm cho khả năng phát triển của trái tim bị hạn hẹp, và tự xây những bức tường quanh ta để giam cầm bản thân.
Khi ái kết hợp với chấp, thì sự tiến hóa của cá nhân đó bị cản trở vô cùng. Chấp là đeo bám người ta - thường chỉ là một người - và điều đó cản trở khả năng yêu thương của ta được phát triển, trong khi khả năng đó lý ra phải là vô điều kiện thì nó mới có thể tự do phát triển. Khi không có điều kiện, chúng ta sẽ không còn chọn lựa người nào đó để yêu thương, như là họ phải dễ thương, họ sẵn lòng yêu thương ta hay họ là người đã thương yêu ta trước.
Tất cả những điều kiện trong tình thương yêu chế chính tình thương của ta. Dầu hạn chế như thế, loại tình thương này lại đưa đến bao tấn bi kịch trong đời sống hằng ngày, bao nỗi sợ hãi, bao xáo trộn không ngừng trong tâm hồn ta, và nó sẽ không bao giờ có thể giải phóng được con tim ta. Giáo lý của đức Phật là giáo lý để giải thoát mọi khổ đau. Qua sự thực hành các giáo lý này, đời sống của ta mỗi ngày đều được deã chịu hơn, nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, không phải là trọng tâm của Phật giáo. Để có thể hoàn toàn hiểu rõ được ý nghĩa của các giáo lý, chúng ta phải hoàn toàn chuyển đổi cách suy nghĩ thông thường, và vun trồng khả năng yêu thương của ta là một phần trong quá trình chuyển đổi này. Điều này không thể tự động xảy ra, mà ta phải coi mọi giao tiếp với người như là những cơ hội để ta huân tập, rồi bắt đầu thực hành trong những hoàn cảnh này.
Cơ hội tuyệt vời là khi ta phải đối đầu với những người ta thấy khó ưa nhất, vì ta có thể phát triển tình thương yêu trong một sự liên hệ không phải lệ thuộc nhiều vào các điều kiện, và tất cả những thứ gì khác mà ta cần để ươm mầm cho tình yêu thương sẽ tự động từ đó tuôn trào. Điều này lúc đầu có thể khó thực hành, nhưng chúng ta sẽ không phải quá khó nhọc nếu như ta đã tập luyện cho mình tánh quan tâm, lo lắng đối với những người mà ta chỉ có mối liên hệ bình thường. Dĩ nhiên là yêu thương người ta có lòng ưa thích sẽ không khó khăn gì, nhưng để tập yêu thương người mà bình thường ta cũng chẳng hứng thú gì thì đó là một việc đáng thực hành. Cuối cùng ta còn phải thực tập yêu thương những người mà ta không cảm thấy ưa thích. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng làm việc đó, thì trong tận cùng sâu thẳm, chính là ta tự làm tổn thương bản thân và trái tim ta sẽ không bao giờ được yên ổn.
SÂN
Kiết sử thứ hai, sân, phát khởi từ sự thiếu khả năng thương yêu không giới hạn của chúng ta. Phần đông chúng ta không mong đợi một cuộc sống không có sân hận, nên ta cảm thấy quá phiền phức khi cố gắng chế ngự chúng – vì dầu sao khi sinh ra đời là ta đã mang theo bao sân hận, nếu không ta đâu có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, sân hận ở đây bao gồm căm ghét, ác ý, giận hờn, và các tình cảm này có những ảnh hưởng rất tiêu cực. Dầu tình cảm tham ái suy cho cùng cũng tai hại không kém, nhưng tình cảm sân hận này có ảnh hưởng độc hại hơn đối với chúng ta.
Phần đông chỉ cố gắng dẹp bỏ những tình cảm xung đột của họ khi chúng đã bành trướng lên thành giận hờn, căm ghét, và thường được thực hiện không đúng cách, bằng cách tránh mặt người khiến ta cảm thấy khó chịu. Đây là một hành động khó thể thực hiện, vì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn toàn trốn tránh những hoàn cảnh khó xử, kể cả việc phải gặp gở những người khó chịu. Trốn tránh họ không phải là giải pháp; chạy trốn vấn đề không phải là cách giải quyết vấn đề. Cũng có những lúc ta bó buộc phải lùi bước trước những tình huống quá sức chịu đựng của ta. Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, ta phải tự thú nhận rằng ta không có khả năng thương yêu, trong mọi hoàn cảnh, hơn là viện cớ rằng vì ta không thể chịu đựng nổi người kia. Đó là sự thất bại nơi chính bản thân ta, không phải ai khác hơn.
Tất cả đều xảy ra ngay nơi tâm ta. Ta không cần một nơi chốn đặc biệt nào cho cuộc sống tâm linh, không cần y áo đặc biệt nào, không cần ngôn ngữ bí truyền nào. Chúng ta cần biết rằng tất cả tùy thuộc vào ta, rằng hoàn cảnh, trạng thái, tha nhân và ngoại cảnh, không là gì hơn là những chất kích hoạt. Chỉ khi nào ta nhìn ra được như thế, ta mới có thể cất bước trên con đường tâm linh, trái lại khi nào ta còn thấy thế giới quanh ta đáng trách, thì ta không thể tu tập được. Mong đợi người khác thay đổi tốt hơn căn bản là tự đánh lừa mình, vì cuối cùng thì ai cũng làm những gì họ nghĩ là đúng theo quan điểm của họ, không phải của chúng ta.
Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp phải một hoàn cảnh khó xử, đều cố gắng thoát ra khỏi đó, nhưng nếu ta đang thực hành theo một con đường tâm linh thì ta chỉ bỏ cuộc sau khi đã nhiều lần cố gắng thương yêu, hoà giải với một người hay một nhóm người nào đó mà không thành công. Lúc đó ta sẽ hiểu rằng sự bực bội, căm ghét, tranh chấp là mảnh đất để ta tu tập, và những người liên quan chính là các vị thầy của ta. Họ giúp ta khám phá ra những gì đang diễn ra trong nội tâm ta.
Chúng ta sẽ hoàn toàn đánh mất sự tự do ngay khi ta để mình bị vướng mắc trong các xúc cảm của mình - dầu đó là tham hay sân. Chúng ta sẽ không có tự do nếu để tham trói buộc hay sân chế ngự – và cuối cùng thì hai loại phản ứng này sẽ đi chung với nhau, vì cả hai chỉ là biến tướng của sự bám víu, cố chấp. Càng có nhiều những quan điểm cá nhân, ta càng chất chứa nhiều xung đột trong nội tâm. Trái lại, càng tách biệt khỏi sự bám víu, cố chấp, chúng ta càng có thể phát triển tình cảm thân thiện, tương trợ đối với người.
Sự đối nghịch tích cực của sân là từ bi, và Đức Phật đã mạnh mẽ khuyên chúng ta vun trồng tình cảm đó đến với mọi chúng sanh qua thiền quán từ bi (metta bhavana).Trước hết, đức Phật khuyên ta nên coi mọi nghịch cảnh, sự đối đầu với người như một cơ hội để tu tập. Mỗi ngày, từ sáng đến tối, chúng ta đều có cơ hội để xem người khác như thầy của mình, bất cứ khi nào ta giao tiếp và đối xử với họ với lòng từ bi; chúng ta luôn có cơ hội để hành động với trái tim thương yêu, không bám víu.
Tình thương yêu của ta bị cản trở bởi thành kiến, chỉ trích, so sánh và phán đoán, dầu chắc chắn rằng mục đích sống của nhân loại không phải là để đảm nhiệm vai trò của một quan toà, để phán xét bản thân hay người khác. Nhưng thực tế là chúng ta thường phán đoán người khác, do đó ta cần phải tự khẳng định với mình rằng hành động đó chỉ là một sự lãng phí thời gian, năng lượng và cản trở sự phát triển của một trái tim yêu thương.
Thật thú vị khi đức Phật so sánh sân hận với sự rối loạn hoạt động của túi mật, vì ngay như bây giờ, khi ai đó nổi giận, người ta cũng bảo là họ sôi mật (sôi gan). Điều đức Phật muốn chỉ rõ ở đây là không phải đối tượng của sự nóng giận của ta bị tổn thương, mà là chính bản thân chúng ta.
Đức Phật cũng so sánh sân hận với ngọn gió thổi trên mặt hồ nước, làm dậy sóng khiến ta không thể soi rõ mình dưới đó. Cũng thế, sân hận cản trở sự tự biết mình, vì tình cảm giận dữ không cho ta có cái nhìn rõ ràng về bản thân. Đó là nguyên nhân của bao khổ đau trong các mối liên hệ giữa người với người, của những sự đổ vỡ trong tình bạn, khiến nội tâm ta bị xáo trộn. Không biết phải phản ứng với tha nhân như thế nào, ta tránh gặp họ trừ những người mà ta có thể dựa vào sự thân thiện, lòng tốt của họ - dầu rằng ta cũng không bảo đảm là có được sự thân thiện đó. Vấn đề là sự quá bám víu vào sự hỗ trợ tình cảm của kẻ khác; chúng ta chạy đuổi theo những lời khen tặng và trốn tránh những lời khiển trách – là những việc làm phí sức và phí thời gian. Khi nào ta còn là nô lệ cho các cảm xúc và các vấn đề của mình, thì sự liên hệ giữa ta và người có thể chỉ yên ổn ở bề mặt, chứ không phải ở một mức độ sâu hơn, từ trái tim đến trái tim. Chúng ta sẽ có đủ tự tin trong các phản ứng của mình, chứ không phải đợi người khác phải thân thiện hay chấp nhận ta trước khi ta sẵn sàng đến với người – chỉ khi ta đã tu tập tưới tẳm trái tim mình - để phát triển khả năng yêu thương của chúng ta. Chúng ta phải học nhìn mọi việc như là một cơ hội để hiểu về bản thân hơn; và với cái nhìn đó, với sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản thân, ta sẽ dễ hòa đồng với người hơn.
Bằng cách đó chúng ta có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Mọi người ta gặp đều có thể giúp ta nhìn rõ mình hơn - dầu đó là người phát thư, hàng xóm, đồng nghiệp hay chỉ là một ai đó ngồi trong chiếc xe đậu ở kế bên, hay kẻ mới vừa giành chỗ đậu xe với mình. Lúc nào chúng ta cũng có thể phát khởi tâm thương yêu đối với họ. Điều này còn dễ thực hiện hơn nhiều nếu ta nhận ra rằng tất cả mọi người đều ở trong những hoàn cảnh như nhau; nếu chúng ta có thể nhận thức được rằng dầu khổ đau chỉ là do ta tạo ra, nhưng không phải ta là người duy nhất khổ đau. Khổ đau là đặc tính chung của muôn loài, và tất cả những hoàn cảnh riêng của từng cá nhân mà ta biết tới đều là các biến thể của chung một chủ đề. Sự hiện hữu của nhân loại thắm đẫm khổ đau trong từng giây phút, từng giờ, từng ngày. Dĩ nhiên là chúng ta rất muốn gạt chúng sang một bên, nhưng điều đó khó thể thực hiện. Một khi ta biết chấp nhận điều này, cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, và khi lòng bi mẫn đối với bao nỗi khổ đau quanh ta phát khởi, ta sẽ không còn nhiều phiền não trong liên hệ với người nữa.
KIẾN
Kiết sử thứ ba bao gồm tất cả mọi ý kiến, quan điểm cá nhân để tạo nên một nền tảng qua đó ta có thể dùng để đưa ra các phán đoán. Theo đức Phật, nói cho cùng, tất cả đều sai, vì chúng được dựa trên những cái nhìn hai chiều của ‘tôi’ và ‘anh/chị’. Quan điểm này khiến chúng ta nghĩ rằng các ý niệm về tốt, xấu của ta là tiếng nói của chân lý. Chúng ta sống trong một thế giới tương đối qua đó có rất nhiều cách khác nhau để nhìn sự vật. Do đó, ta thường thấy ý kiến của người khác với của ta. Cái mà ta thấy tốt, thấy đẹp, thì người khác thấy xấu, thấy không ưa. Chưa chứng ngộ, chúng ta không thể biết đâu là sự thật tuyệt đối – và ngay nếu như có chứng ngộ, ta cũng không thể phán đoán về điều gì đó mà được tất cả mọi người đều đồng ý, vì phàm nhân chỉ có thể chấp nhận sự thật tương đối.
Điều đó có nghĩa là chúng ta đang sống trong một thế giới huyễn hoặc, vì có sự khác biệt giữa quan điểm, ước vọng của ta và thực tại. Sự việc không bao giờ diễn ra theo như ý ta muốn, dĩ nhiên rồi, và ta sẽ phản ứng bằng sự chống đối lại với những gì không giống như ý ta mong muốn. Trên thế giới này, do đó, chỉ có những cái nhìn sai lầm, nhưng ta tiếp tục sử dụng những quan điểm cá nhân của ta như một nền tảng đạo đức mà ta dựa vào đó để sống cuộc đời mình - để ước mơ và hành động.
Trên bình diện của sự thật tuyệt đối, chúng ta không thể chọn lựa một quan điểm về sự thật; ta chỉ có thể chứng nghiệm nó. Và khi chúng ta đã kinh nghiệm được sự thật tuyệt đối, ta sẽ không còn có nhu cầu phán xét, kết tội ai, không còn cần phải nắm bắt hay xua đuổi điều gì. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được rằng mọi thứ đều luôn bị chi phối bởi vô thường, sinh sinh diệt diệt, từ sát na này qua sát na khác, thì không còn cần phải phiền muộn về bất cứ điều gì. Nếu ta có thể huân tập sao cho tâm trí mình có thể phát triển tình thương yêu và hiểu biết, thì trở ngại lớn nhất mà ta còn phải đối đầu chính là các quan điểm của ta. Vì chúng ta đầy các quan điểm nên không thể học hỏi thêm điều gì mới lạ.
Đức Phật so sánh trạng thái tâm này với một chiếc bình đất chứa nước đầy tới miệng bình, nên không thể chế thêm nước vào. Khi đối diện với điều gì mới lạ, tự động chúng ta xét xem những điều ấy có thích hợp với các quan điểm đã thành hình trong ta không trước khi chấp nhận chúng. Nhưng dựa trên căn bản đó thì con đường ta đi sẽ bị cản trở, vì một con đường tâm linh thật sự, dựa trên sự thật tuyệt đối, không bao giờ có thể hợp với các ý kiến, quan điểm cá nhân đó. Vì thế càng có nhiều ý kiến, cuộc sống tâm linh của ta càng khó khăn. Trái lại, một thái độ cởi mở như một đứa trẻ thơ có thể giúp ta nhiều hơn, một khả năng để nhìn các sự kiện mới như chúng là mà không có thành kiến chen vào. Là người trưởng thành, chúng ta thường có thói quen bám víu vào tính đáng tin cậy của hồi ức hay thói không thể bỏ được các ý kiến chúng ta về sự vật phải như thế nào. Nhưng một trong những giây phút đại ngộ thực sự chỉ có thể xảy ra khi ta có thể nhìn sự vật như chúng là, chứ không phải như chúng ta đã tưởng tượng ra trước đó. Không được bảo đảm bởi sự khách quan tuyệt đối, những suy nghĩ chủ quan của ta không bao giờ có thể phản ảnh được thực tại, vậy mà chúng ta a dua theo bất cứ các phong trào tư tưởng thời thượng đương thời nào, khiến cho ta trở nên phụ thuộc vào ý kiến của người khác thay vì sự tự tin ở mình và tự suy nghĩ mọi sự rốt ráo.
Đức Phật đã nói Ngài chỉ là người hướng dẫn, và chính chúng ta phải ứng dụng các phương pháp Ngài đã chỉ dạy bằng cách tự kiểm chứng chúng với thực tế cuộc sống. Bất cứ đối tượng nào chúng ta hướng tới - đồng loại, bản thân, cuộc sống, thế giới - những gì chúng ta theo đuổi vẫn là những tình cảm, cảm thọ dễ chịu, với hy vọng rằng khổ đau, phiền não sẽ có thể qua đi càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, hy vọng đó thật hão huyền: vì những gì tốt đẹp, dễ chịu sẽ không kéo dài và những khổ đau, khó chịu không thể đè nén chúng lâu.
Chỉ việc có thân đã đủ để khiến cuộc sống không dễ chịu. Thân luôn đòi hỏi ta phải chăm sóc nó, và vì ta đã đặt ra cho mình một trách nhiệm khó hoàn thành là giữ cho nó luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh, không bao giờ bị gián đoạn, tâm ta sẽ luôn lo nghĩ phải làm sao để được như thế, khiến chúng ta vô cùng căng thẳng. Tự cố gắng để theo đuổi điều gì khác hơn là mục đích tâm linh - kể cả sự tìm kiếm những gì dễ chịu- đều không ích lợi cho đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh là sự tìm kiếm không phải những gì dễ chịu, mà là những gì đúng, là tuệ giác về bản chất của sự vật như chúng là.
Việc đầu tiên chúng ta quan sát được ở sự vật như chúng là, là chúng thay đổi từ giây phút này sang giây phút khác. Mỗi ngày qua đi rất nhanh và cuộc đời của chúng ta cũng qua nhanh. Tất cả những tư tưởng đã qua đi trong đầu hoàn toàn biến mất. Chúng ta có thể cẩn thận viết một vài điều xuống với chi tiết, nhưng ta sẽ không bao giờ có thể khôi phục lại được sự tinh nguyên của tư tưởng lúc ban đầu. Tình cảm và cảm xúc chúng ta nhớ lại không còn ở đó nữa, vậy mà ta vẫn tin rằng mình là một cái gì vững chắc. Khi nhìn lại những hình ảnh cũ , chúng ta có thể nói, ‘À tôi nhớ cái này’, nhưng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào ký ức - chúng chỉ là biểu hiện của quá khứ. Nếu ta nhìn hình ảnh của mình một cách trung thực, thì cái ý nghĩ về sự vững bền của chúng ta trở nên khó chấp nhận.
Bằng cách đó và trong quá trình thực tập tâm linh, chúng ta có thể dần dần nhận thức được rằng mỗi giây phút là một chuyển đổi, và bắt đầu hiểu được sự thật tuyệt đối là gì. Thông thường, tất cả mọi thứ chúng ta kinh nghiệm qua chỉ là tương đối, và loại thực tại này là những gì chúng ta cố gắng nắm bắt qua các giác quan, khi ta nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ và nghĩ. Điều đó sẽ không bao giờ là một sự thực tập hoàn toàn thành công khi nói về kinh nghiệm của những gì đang xaûy ra, vì mục đích của nó làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu thoải mái. Với một mục đích như thế tâm lập tức phân loại các xúc chạm giác quan nhö là dễ chịu hay khó chịu, và sẽ không có sự suy nghĩ chân chánh nào phát sinh vì mọi người nghĩ và cảm xúc khác nhau về sự vật. Một cách nhìn sự vật không thể bao giờ cũng đúng cho tất cả mọi người: tiếng chuông bò và mùi phân bò có thể gợi những kỷ niệm dễ chịu cho ai đó, trong khi người khác có thể thấy khó chịu và bực bội. Vì thế tất cả mọi việc ta cảm nhận qua mũi, mắt, tai và xúc chạm, là hoàn toàn có tính cách cá nhân và tự động liên hệ tới một cái nhìn cá nhân. Những quan điểm này làm cho cuộc đời chúng ta khó khăn và càng khiến ta sân hận và tham ái. Chúng ta luôn bị lôi kéo giữa hai tình cảm này, kéo tới kéo lui, kéo lên kéo xuống, giống như một lưỡi cưa.
Để chấm dứt tình trạng khổ đau này và tìm được sự thanh tịnh, tâm trí ta phải kết hợp với nhau để tạo ra những kinh nghiệm thực chứng. Chúng ta phải kinh nghiệm các sự kiện như chúng thật sự là, không phải như ta tưởng tượng chúng như thế nào. Đức Phật đã so sánh cách sống của chúng ta với trẻ con chơi trong căn nhà lửa. Chúng không muốn ra khỏi nhà vì chúng không muốn để lại đồ chơi - những quan niệm đã giữ chúng ta lại trong nhà. Vì thế những ‘quan điểm sai lầm’ không phải là việc không nắm bắt được những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và đưa ra những kết luận sai lầm. Mà đúng ra, chúng là biểu hiện của khuynh hướng cấu thành ý kiến, đánh giá, và phán đoán sự vật. Sự quán sát về các sự vật như chúng là, mặt khác, đòi hỏi sự thực tập, thời gian, và ý muốn nhận thức được sự thật. Với một ý chí như thế ai cũng có thể đạt được tri kiến thực sự.
NGHI
Kiết sử kế tiếp, nghi như một trạng thái cố định của tâm, đôi khi cũng được gọi là hoài nghi. Đức Phật so sánh nghi với những người lữ hành lạc hướng, đi lòng vòng trên sa mạc, mà không có bản đồ hay lương thực. Cuối cùng rồi họ cũng bị bọn cướp trấn lột và giết đi. Kiết sử nghi là khuynh hướng đối chiếu mọi thứ với những ý kiến riêng của chúng ta, và loại bỏ tất cả những gì không hợp với chúng. Nếu những suy nghĩ của chúng ta đủ mạnh, ta sẽ nghi ngờ tất cả những gì không đúng theo ý kiến của ta.
Để có thể chấp nhận một quan điểm mới mẻ, chúng ta phải chuẩn bị để nghi vấn ngay chính quan điểm của mình. Thiền quán là một phương cách hữu hiệu để bắt đầu quá trình này: bất cứ ai đã hành thiền một vài lần phải biết rằng tư tưởng của chúng ta căn bản là không đáng tin cậy. Chúng tự phát khởi lên không cần mời mọc, rồi sau đó biến mất đi. Hơn thế nữa, chúng thường là vô nghĩa. Nếu chúng ta rời khỏi chiếu thiền và tiếp tục coi những tư tưởng này là nghiêm túc, mà không nghi nghờ gì về những ý kiến mà chúng dựa vào, là chúng ta đã không tập trung khi hành thiền.
Cần phải có thời gian trước khi ta đạt đến một thời điểm trong thiền khi chúng ta có thể định tâm đến nỗi không có tư tưởng nào phát khởi lên. Ngay bây giờ thì, thiền sinh có cơ hội để kinh nghiệm sự phát khởi của các tư tưởng như là những chuyển động của tâm, cũng như hơi thở là chuyển động của thân, để nhận thấy rằng cả hai hiện tượng vừa sinh vừa diệt. Lúc ấy sự việc trở nên rõ ràng rằng các suy nghĩ của ta chắc chắn không phải là chân lý. Khi chúng ta bắt đầu đặt nghi vấn về các quan điểm và phán đoán của chính mình, ta bắt đầu được giải phóng khỏi kiết sử nghi, và có thể bắt đầu buông bỏ các quan điểm của mình để đón nhận những điều mới lạ. Lòng nghi hoặc lúc đó sẽ không còn là một kiết sử nữa mà là một sự cởi mở đối với những điều mới lạ.
Đó thật là một thử thách, vì cách suy nghĩ của chúng ta đã huân tập theo những con đường, mẫu mực quen thuộc suốt cuộc đời, và thái độ nghi ngờ đối với những gì trái ngược với chúng đã tiềm ẩn trong ta, khiến con đường tâm linh khó khăn hơn. Nó đòi hỏi một sự chuyển hướng hoàn toàn ngược lại - không phải trong cái nghĩa là không còn có thể sống trên thế gian này nữa nhưng là một sự chuyển đổi hoàn toàn trong thái độ của chúng ta.
Kiết sử nghi cũng là một vấn đề trong mối liên hệ hàng ngày của phần đông chúng ta. Không phát triển được khả năng thương yêu của con tim, chúng ta không chỉ nghi ngờ về khả năng của chính mình, chúng ta còn cho phép mình chấp nhận sự nghi ngờ của người khác về mình. Một thái độ như vậy hoàn toàn không cần thiết: nếu người khác không chấp nhận chúng ta, đó là thái độ và nghiệp của họ. Đó là điều tiên quyết chúng ta cần nhận thức - rằng bất cứ điều gì người khác làm đó là vấn đề của họ, không phải của chúng ta, ta không cần phải phản ứng lại. Chúng ta thường vội vàng xem những phản ứng của người khác đối với ta như là một điều gì đó có liên quan đến ta, trong khi thật ra chúng chỉ là những việc ngẫu nhiên xảy ra hàng ngày ở quanh ta. Chúng ta không cảm thấy phiền muộn bởi những gì một người nào đó ở Phi Châu có thể nói hay làm vào lúc này; vậy thì tại sao, ta lại bị phiền toái bởi những gì người láng giềng của ta vừa nói hay làm - là một điều thật ra cũng chẳng quan trọng gì với ta? Điều quan trọng trong quan hệ giữa ta với người là phát triển tình thương yêu đối với nhau.
Khi lòng hoài nghi còn hiện hữu, chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng một điều gì đó có ích lợi, tốt đẹp cho chúng ta không, ta có khả năng thực hiện một điều gì đó không, hay người khác có vui lòng, có chấp nhận điều gì đó không. Để có thể thực hành theo lời dạy của đức Phật, chúng ta trước hết phải chấm dứt cách suy nghĩ này. Chỉ khi thực hành rồi chúng ta mới có thể khám phá ra là chúng có tốt, có hữu ích hay không và chúng sẽ có những ảnh hưởng gì.
MẠN
Kiết sử mạn (tự cao) bao gồm có lẽ không nhiều về thái độ cao ngạo, tự phụ, mà là sự tin tưởng, về mặt tri thức và tình cảm, rằng có một điều gì đó về chúng ta thường hằng, cá biệt, cần được bảo vệ. Đây là một trong những kiết sử nguy hại nhất. Ngã mạn, niềm tin rằng chúng ta là một ai đó – hay hơn nữa, là một người đặc biệt, một người thông minh hơn người - là hình thức căn bản của tự cao, tạo nên bao vấn đề không dứt cho ta, và sẽ tiếp tục khiến cuộc sống thêm căng thẳng nếu như ta vẫn khư khư bám lấy nó. Đó là cái ngã khiến ta ảo tưởng rằng mình hiểu biết, và chạy đuổi theo những gì mang lại cho ta sự thoải mái, dễ chịu, trốn tránh sự khổ đau, khó chịu. Ngã là một ảo tưởng, một huyễn hoặc mà tất cả nhân loại đều tin vào đó, khiến cho không biết bao thảm họa đã xảy ra. Lý do duy nhất khiến nhân loại tạo ra chiến tranh, dối trá, sát hại, tham ô là vì họ muốn được an toàn, muốn bảo vệ cái ngã của họ.
Chúng ta tin vào cái ngã cũng giống như ta tin vào tất cả mọi vọng tưởng khác. Ngã mạn đã sẵn ươm mầm trong quá trình tư duy của chúng ta, do đó nó đã cắm rể sâu trong lãnh địa cảm xúc của ta: nếu ta nghĩ về vấn đề gì đó đủ lâu, ta có thể cảm giác được nó. Khi nào ta còn tự nhìn mình như những con người tách biệt, và tiếp tục suy nghĩ theo cách đó, ta sẽ tiếp tục có những tình cảm ‘Tôi, của tôi’ là nguồn gốc không dừng dứt của bao vấn đề, bao phiền não. Chúng ta sẽ tiếp tục coi màn kịch này, và nền tảng mà ta dựa trên đó để đóng vai trò của mình, một cách tuyệt đối nghiêm chỉnh. Khi chúng ta ngồi trước màn ảnh truyền hình để xem một vở tuồng, ta không coi nó là thực – nhưng đối với cuộc đời thì ta coi thật sự nghiêm trọng, dầu rằng căn bản thì nó cũng được dựng thành bởi những điều tương tự.
Ngã mạn là gốc của mọi vấn đề, các vấn đề khác phát sinh từ đó, và chúng ta không thể hy vọng sẽ giải quyết được nó ngay lập tức – các kiết sử tham sân và nghi cần được chuyển đổi trước. Con đường hành đạo theo sự hướng dẫn tâm linh của đức Phật không phải là để hủy diệt tự ngã, mà là để chúng ta có thể buông bỏ, và nhìn thấu suốt ngã tưởng, để một ngày ta có thể nhận ra rằng tất cả mọi lăng xăng, bao lo toan của ta không để làm gì cả, và cuộc đời ta sẽ giống như một cuộn phim đang diễn ra trước mắt ta.
ĐỐ KỴ
Kiết sử đố kỵ, ganh ghét là một biểu hiện của sân và sự thiếu vắng tình thương yêu. Nó phát sinh từ sự thiếu hiểu biết rằng chúng ta thuộc về một tổng thể mà bản năng muốn tách biệt chỉ có thể làm nguy hại cho ta. Do đó, nó có thể được đối trị bằng tâm hoan hỉ, lòng thông cảm, phát sinh từ nhận thức rằng tất cả chúng ta tùy thuộc vào nhau và không có gì khác nếu ta hay ai đó được điều tốt lành nào. Tất cả chúng ta đều có mặt ở đây trên trái đất này với nhau, cùng như tất cả chúng ta đều được cấu tạo bởi những thành phần giống nhau. Dầu có ý thức được điều đó hay không, tất cả chúng ta đều tương quan với nhau. Nếu thảm hoạ xảy ra ở một nơi nào đó, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng. Khi chiến tranh bùng nổ ở một nơi nào trên thế giới, thì những chấn động tiêu cực cũng lan đi khắp hành tinh nhỏ bé này. Dĩ nhiên khi điều tốt lành xảy ra cũng giống như thế, niềm hân hoan thông cảm cũng phát đi những chấn động tích cực, chế ngự sự phát khởi của lòng ganh tỵ.
Đức Phật đã khuyên chúng ta chỉ cần vun trồng bốn loại tình cảm, không cần gì khác hơn. Chúng được gọi là ‘brah- ma vihara’ hay tình cảm thánh thượng. Đầu tiên là một trái tim thương yêu vô điều kiện, thứ hai là lòng bi mẫn, thứ ba là tâm hoan hỷ (đối nghịch với lòng ganh tỵ), và từ những tình cảm này phát sinh tâm xả, là điều thứ tư và cao thượng nhất của mọi tình cảm.
CHẤP NGÃ
Kiết sử cuối cùng - được dịch thẳng từ tiếng Đức Selbst- sucht (self-addiction), mà tôi dùng ở đây để nói đến kiết sử này - là sự bám víu vào ngã. Chúng ta quá quan tâm đến cái ngã của mình, hay là những gì mà ta coi là ngã. Ngoài nó ra, ta không thấy điều gì tốt lành ở người hay ở hoàn cảnh mà ngã không quan tâm đến. Chúng ta hoàn toàn tập trung vào những vấn đề của ngã; điều quan trọng là ta phải xét xem cuộc đời mình được tạo dựng trong sự ích kỷ đến mức độ nào và để nhận thức rằng điều đó thật sự đã làm cuộc sống hàng ngày của ta khó khăn đến độ nào - rằng không có bất cứ kết quả tích cực nào có thể phát sinh từ đó. Lòng ích kỷ ngăn trở sự hình thành của bất cứ sự thực hành tâm linh nào, khiến cho lý tưởng về tình thương yêu vô điều kiện vẫn là một ảo tưởng vô vọng. Nếu cái ngã là trung tâm điểm của mọi việc và không có gì quan trọng hơn, thì ta không thể nào diệt trừ được sân hận vì bất cứ điều gì có thể đe dọa cái ngã hay khiến nó lo sợ phải đánh mất sự hỗ trợ mà nó mong muốn, sẽ bị chống đối.
Tánh ích kỷ là một thái độ luôn có mặt, hình thành theo thói quen và rất phổ biến: tất cả nhân loại đều coi rằng mình rất quan trọng và cả thế giới phản ảnh sự chấp ngã này.
Những khó khăn mà một cá nhân phải đối mặt có thể truy nguồn từ ngã chấp. Chỉ khi nào ta có thể quán sát về điều này một cách nghiêm chỉnh, thì ta mới không tưởng tượng rằng nếu buông bỏ cái tôi sẽ là một thiệt hại, và không thể tránh khỏi thất bại. Sự thật là điều ngược lại; đó mới chính là cách để đoạn trừ những vấn đề của chúng ta. Điều này cũng chẳng mới lạ gì, vì những hành động và cách sống theo thói quen, dựa trên chấp ngã, đã đưa ta đến không biết bao nhiêu vấn đề (không kể đến việc nghiện rượu hay các chất độc hại khác). Chỉ việc bảo vệ cái ngã một cách điên cuồng và đặt nó ở trung tâm của mọi hành động của chúng ta cũng đủ khiến cuộc đời thêm khó khăn. Nó luôn là nguyên do đưa đến sự xung đột, hiềm khích giữa người với nhau, tất cả cùng với một sự chấp ngã như nhau.
Việc buông bỏ cái ngã chỉ có thể xảy ra khi ta có tri kiến. “À, điều đó nghe cũng tốt – tôi sẽ thực hành buông bỏ nó”, tự nhủ mình như thế chưa đủ, vì nó không dễ dàng như thế. Chúng ta cần phải thực tập buông bỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi hành thiền, đối mặt với nó từng phút giây. Suốt con đường tâm linh là một cuộc hành trình của sự buông bỏ -đó là, buông bỏ mà không trước hết phải có sự thay thế. Tuy nhiên ở cuối cuộc hành trình, một khi chúng ta đã buông bỏ tất cả, Đức Phật bảo rằng chúng ta sẽ được tự do, chấm dứt mọi đau khổ - một cuộc đời không bám víu, đoạn diệt sân hận, thoát khỏi tà kiến, khỏi nghi, khỏi tự cao, khỏi ganh tỵ và khỏi chấp ngã.
Sống được như thế sẽ giúp chúng ta hỗ trợ người khác đi cùng con đường. Những người đang tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình thường có thể cảm nhận và cuốn hút theo tinh thần giải thoát ở người khác. Đây là những lời dạy của đức Phật và cơ hội để thực hành chúng dành cho tất cả mọi người.
Nguồn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a9667/chuong-8-bay-kiet-su
Sư Hạnh Tuệ giảng giải: https://www.youtube.com/watch?v=mbtO9EhPMvE&list=PL4JCp4qfxq-qDltBLc8c11i4l6vCvBjEf&index=11
11 notes · View notes
timhuynh · 10 months
Text
youtube
0 notes
baotinhay · 1 year
Text
Nhà tiên tri Vanga dự đoán gì cho năm 2.0.2.3 sẽ xảy ra?
Nhà tiên tri người Bulgaria Baba Vanga dự đoán, năm 2023 sẽ xảy ra những sự kiện chấn động, thảm họa toàn cầu sẽ thay đổi trật tự thế giới. Bà Vanga, nhà thấu thị người Bulgaria, có khả năng chữa bệnh cho mọi người, giao tiếp với linh hồn của người chết và dự đoán tương lai. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia bà nói về tương lai một cách chung chung và không đi sâu vào chi tiết. Bà thường đưa ra…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
huynhthuckhai · 2 years
Video
youtube
Huỳnh Thúc Khải: "Nói tiên tri là nói tiếng lạ đó"
Ông Khải ơi là ông Khải!!!
Nói tiên tri là nói tiên tri, nói tiếng lạ là nói tiếng lạ! Ở đâu ra có cái chuyện: "Nói tiếng là nói tiếng lạ đó"
Nói tiên tri theo Thánh Kinh:
1/ Phơi bày tội lỗi của đối tượng nghe đến, hòng kêu gọi họ ăn năn, trở về lại với lẽ thật của Thiên Chúa. 2/ Báo trước về những việc sẽ xảy đến.
Nói tiên tri là phải nói rõ ràng, mạch lạc để người ta hiểu. Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như:
1/ Na-than đến cáo trách Đa-vít bằng tiếng lạ? 2/ Giô-na cáo trách Ni-ni-ve bằng tiếng lạ?
Cái tầm của ông Khải thực tế phơi bày: chẳng hiểu gì về những khái niệm cơ bản, đừng nói đến chân lý mầu nhiệm của Thánh Kinh. Thế mà ngày nào cũng lên Youtube/Facebook huênh hoang: mấy ông này ông họ chưa tốt nghiệp Mẫu Giáo Tin Lành!
Ông Khải ơi là ông Khải!!!
0 notes
thang-9 · 9 months
Text
Mẹ mình thích khâu quần áo. 7 lần về nhà thì 5 lần mình thấy hình ảnh mẹ đang ngồi cạnh hộp kim chỉ. Mẹ sẽ ngồi khâu hết mọi cái gấu áo, tay áo, viền cổ trên quần áo của mình, của cả nhà và cả của bạn bè. Nhìn cái áo nào mẹ cũng phát hiện ra lỗi nào đó cần sửa. Mẹ chỉnh một chiếc váy thành áo rồi thấy ngứa mắt lại hạ nó xuống thành váy. Rồi tất nhiên là không mặc. Mẹ mình đã dùng sở thích đó để đi qua cả chục năm nghỉ hưu nhàn rỗi. Mẹ có thể ngồi vài ngày để khâu từng đường kim mũi chỉ của một chiếc áo. Mẹ nói mẹ biết sửa xong bọn mày cũng không chịu mặc đâu, mẹ chỉ là thích khâu quần áo thôi kệ tao.
Khi mới vào công ty, mình đã thắc mắc vì sao chị H và anh Đ lại chơi thân với nhau, dù họ rõ ràng khác biệt hoàn toàn về tính cách, phong cách và lối sống. Một người như Justin Bieber một người như Hermione Granger vậy. Lúc sau mới biết họ chơi thân vì cùng thích âm nhạc. Đó là lĩnh vực không liên quan gì đến ngành nghề của bọn mình cả. Sau khi đi làm về rồi, buổi tối chị H thường hát và chơi organ, anh Đ thì sản xuất nhạc giật giật. Bởi vì họ biết đối phương có một tình yêu như vậy giống mình nên có cảm giác kết nối đặc biệt. Họ đều không ôm mộng làm MCK hay Tlinh gì cả, họ chỉ chơi nhạc vì họ thích được chơi nhạc thôi. Trong căn phòng trọ của chị H không có điều hoà, nhưng có đàn organ.
Hoàng thích đọc sách, nhưng chỉ một dòng sách duy nhất là sách khoa học viễn tưởng về tương lai. Cuốn nào viễn tưởng mà về quá khứ, hành tinh khác hay động vật gì đó là nó chê. Mình chưa bao giờ hỏi Hoàng vì sao. Nó tuyệt đối không đọc loại sách nào khác. Đọc như thế mười mấy năm rồi.
Cháu mình thích Người Nhện. Nó chỉ thích người Nhện, tuyệt đối không thích Superman, nữ hoàng Elsa, Doraemon hay Hulk. Thằng nhỏ bé tí xíu có thể tia được một chiếc mũ lưỡi trai Người Nhện ở cách xa 8km rồi gõ vai dì chỉ "Nhện kìa". Trong 7 tỷ cái video trên YouTube, nó chỉ xem video nào có Người Nhện. Xem như thế suốt cả năm rồi. Mình tin nó sẽ dành cả tuổi thơ để xem Người Nhện.
Anh J thích ăn ngô. Mùa hè cũng như mùa xuân, chưa hôm nào anh không xuất hiện với một bắp ngô.
G thích mặc áo dài. Tần suất nó mặc áo dài trên người chắc chắn nhiều hơn mọi cô giáo và tiếp viên Vietnam Airlines. G có đầy đủ mọi màu sắc áo dài trong tủ. Nó chỉ có vài ba bộ đồ bình thường. Mỗi lần hẹn mình, nó sẽ nhắn tin trước hỏi hôm nay nên mặc áo dài màu gì. Lần đầu tiên mình gặp G, G mặc chiếc áo dài màu tím Huế cực kỳ xinh đẹp.
Anh C thích đi xe bus. Dù có đầy đủ mọi phương tiện xe đạp, ô tô và xe máy riêng nhưng anh tự đặt KPI phải đi xe bus đi làm mỗi tuần ít nhất 2 lần, dù toàn lạc phải nộp tiền đi muộn gấp 10 lần tiền vé xe bus. Anh nói anh thấy mình có nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường.
ĐK thích những câu chuyện vô tri. Cậu ấy có tiềm năng là người duy nhất ở Việt Nam này thắc mắc nếu một con chó to bằng con hổ đánh nhau với con hổ thật thì con nào sẽ thắng và tại sao mấy con gấu lại hay thất thần bên vệ đường. Thắc mắc những câu hỏi như thế mỗi ngày và viết 1000 từ để giải thích chúng. Mình chưa bao giờ biết ĐK trông như thế nào dù là đồng nghiệp mình, không biết ĐK buổi trưa thường đưa cơm hay gọi Shopeefood nhưng mình đã là bạn thân của cậu ấy 2 năm rồi.
Mình thích những câu chuyện như thế.
11 notes · View notes
kidzxz · 1 year
Text
Vua Minh Mạng là con thứ 4 của vua Gia Long, lúc còn là Đông Cung Thái Tử, có lần buổi trưa ra hồ Tĩnh Tâm chơi, đang nằm trên võng ngắm mây trời thì bỗng dưng thấy xa có một ông già, tay cầm bình rượu, đội nón cỏ, cầm cây bút lông vẽ vẽ lên trời. Cứ vẽ đến đâu thì mây đen tan đến đó. Thái Tử kêu lại gần thì không phải ông già mà là một trang nam nhi thanh tú với nụ cười tựa trăng rằm, nhìn rất cảm mến. Hỏi chuyện thì chàng trai làu làu kinh sử, biện luận sắc sảo, Thái Tử giật mình tỉnh giấc, hoá ra là chỉ là một giấc mơ lộn xộn. Thái Tử vốn ít ngủ mơ, yêu cầu các quan giải mộng. Họ giải thích nón cỏ là chữ thảo trên, đầu tiên nhìn thấy tưởng ông già là chữ lão, trí tuệ vậy là chữ giả (có 1 nét của chữ lão xuyên qua chữ nhật ở dưới), ghép lại là chữ Trứ 著. Thái Tử cho ghi chép vào sổ, xem thử khoa thi sau có ai tên vậy không. Khoa thi sau, thấy đúng người tên Trứ đỗ giải nguyên, nhưng đã 41 tuổi. Khi gặp, nhìn vóc dáng trẻ hơn nhiều so với tuổi Thái Tử mới nhớ lại giấc mơ, hoá ra mộng và thực cũng có khi là một.
Nguyễn Công Trứ là người có trí thông minh siêu đỉnh, khi làm việc thì làm rất tốt, biết đời người chỉ là một giấc mộng, chết chẳng mang theo được gì nên rất coi rẻ lợi và danh, thường tổ chức vui chơi ca hát vào các buổi tối sau một ngày làm việc tập trung cao độ và đạt hiệu suất cao.
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
Hẹn với lợi danh ba chén rượu,
Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ.
Lọt đến tai vua, Minh Mạng không quở trách mà cười nói rằng "thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng thế đấy". 41 tuổi, Nguyễn Công Trứ mới bắt đầu sự nghiệp, làm gì đều hoàn thành xuất sắc, từ trấn biên phía Bắc đến phía Nam, rồi khai hoang lập 2 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình),.... Ông thăng chức giáng chức không biết bao nhiêu lần. Có lần ông bị giáng xuống làm lính canh ở Quảng Ngãi, vào chào quan tỉnh để đợi lệnh đi đồn nào, ông mặc cái áo cộc màu chàm. Quan Tổng đốc sở tại thấy tình cảnh một người từng là Thượng thư nay thất thế như vậy thì áy náy, cho phép ông cởi đồ lính ra. Nhưng ông nói: "Lúc làm tướng tôi không lấy làm vinh, nay làm lính tôi cũng không thấy làm nhục. Người ta ở địa vị nào, có nghĩa vụ đối với địa vị ấy, làm lính mà không mặc đồ ấy thì sao gọi là lính được". Câu trả lời này khiến ai nấy đều kính phục.
Ngày về hưu, ông trở về làng quê cũ, không trống không kèn, không ngọc ngà châu báu gì mà chỉ là một con bò vàng và một bầu rượu, hai ba bộ đồ. Ông nói đã xong một chữ công danh, trở về tay trắng như lúc bắt đầu, đã hoàn thành 2 câu thơ tâm niệm ông khi còn trẻ "đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông". Ngày ngày, ông rong chơi, ghé thăm người này người kia, ngất ngưỡng xông xênh. Ông nói với bạn:
Tao ở nhà tao, tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói: sao không đến?
Đến thì mi nói: đến làm chi?
Năm 73 tuổi, ông cưới vợ. Cô dâu hỏi tuổi, ông nói "năm mươi năm trước, anh hai ba". Cô dâu không biết già vậy thì chuyện kia có ổn không, ông hát:
"già là già tóc già râu,
chứ còn chuyện ấy anh đâu có già".
Sống phóng khoáng yêu đời lạc quan, giải thích mọi thứ theo hướng tích cực nên ông khá thọ, 81 tuổi mới mất (thời xưa 60 đã là thọ). Ông có một tình bạn tri kỷ với Nguyễn Quý Tân, nhỏ hơn ông tới 36 tuổi, tính cách cũng ngất ngưỡng xông xênh phóng khoáng như nhau. Quý Tân vì mê ông nên xin đi theo cho kỳ được, tìm cớ để 2 người tình cờ gặp nhau hoài, đến nỗi Công Trứ chịu không nổi mà phải kết bạn. Rồi sau đó tâm đầu ý hợp mà trở thành tri kỷ tri âm. Cả hai đều sống theo triết lý "nhỏ tập trung học chăm chỉ không xao nhãng, học để mà làm, làm cho ra thành tựu, cho vẻ vang bản thân, thấy già rồi thì biết đủ, bỏ hết và rong chơi, hết cõi tạm thế gian".
**** Sách về giai thoại người tài xưa đã bị thất lạc nhiều, nhiều thông tin không có trên mạng cũng như không có trong sách trên thị trường, nhưng tui có. Ai thích sống phong lưu "thảnh thơi thơ túi rượu bầu" khi về già thì bấm còm cho tui biết, share- lưu lại trên tường để đọc miết mà nó vận vào, thành người phóng đạt mênh mông.
27 notes · View notes
liberosis-s · 9 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Một trang sách mới.
Em không bỏ nơi này, vì đây là nơi em sinh ra và lớn lên. Nhịp điệu cuộc sống cũng hoà nhịp ngần 26-27 năm.
Chỉ là khi em ưu tiên công việc, hoặc những thứ mình theo đuổi, còn nói vô tri hơn là thử thách chính mình.
Rời xa Sài Gòn, xa gia đình, người thân, mọi thứ.
Đến Hà Nội sinh sống, làm việc, và theo đuổi mọi thứ.
Những ngày gần đi, em khóc cùng gia đình, vui vẻ cùng gia đình. Mọi thứ sẽ nguôi ngoai và lắng xuống, nhưng em biết em luôn có 2 nơi để đi và ở.
1 là Sài Gòn, là gia đình.
2 là Hà Nội, là nơi yêu thương.
#30/07/2023, 19h54.
12 notes · View notes