Tumgik
#ngôn ngữ yêu
uyenjune12th · 5 months
Text
Tumblr media
#không tựa 78
Em không chắc rằng anh sẽ hiểu ngôn ngữ yêu của em qua những bức vẽ nguệch ngoạc, hành động vụng về hay câu từ bỏ ngõ.
Nhưng em chắc rằng em đã thật sự đầu tư cho tình cảm của mình.
Anh chỉ cần mở khe cửa, sẽ thấy ánh sáng chói chang và ấm áp len lỏi khắp căn phòng….
5 notes · View notes
Video
youtube
TÌNH YÊU & PHÁP LUẬT |diễn ngâm: Sơn Duy |thơ: Trọng Hiển | thơ tình đặc...
2 notes · View notes
banmaihong · 10 months
Text
Cúi người là ngôn ngữ của tình yêu và sự tôn trọng 
Có người thắc mắc rằng điều gì thể hiện cho tình yêu, có phải là cho đi thật nhiều hay không? Thật ra không phải, cảnh giới cao nhất trong tình yêu thương đôi khi chỉ đơn giản là sự tôn trọng. Cúi người là ngôn ngữ của tình yêu và sự tôn trọng -Ảnh: Ground Picture Sau bữa ăn tối, một người bố đã đưa con trai của mình đi công viên. Khi đi ngang qua một ngã tư đường, cậu con trai nhìn thấy một…
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
vungoclam · 5 months
Text
Bất kể bạn đang ở độ tuổi nào, tôi nghĩ chúng ta đều nên học cách nói chuyện dịu dàng với những người bên cạnh, ít nhất đừng thốt ra những lời lẽ khiến đổi phương ẩm ức, bởi có lẽ bạn không biết, ngôn ngữ thực sự là một loại sức mạnh thần kỳ, nó sẽ làm mọi người yêu quý bạn, cũng khiến người bạn yêu quyết đính bỏ đi.
_Mạc Y Phi dịch_
117 notes · View notes
len-yolo · 6 months
Text
Bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tumblr media
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng thắn trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. Có nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm mình đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
cre: the memory.
76 notes · View notes
thang-9 · 25 days
Text
Đoạn trích Nhạc cổ trong rặng thông - Osho
Tranh đấu với ai đó là rất nguy hiểm vì bạn trở thành giống như kẻ thù của mình. Kẻ thù có thể bị đánh bại, nhưng vào lúc nó bị đánh bại, bạn đã trở thành kẻ thù của riêng mình.
Thế giới này hiểu ngôn ngữ của toán học, không phải của tình yêu.
Điều vĩ đại nhất và đẹp đẽ nhất trên trái đất này là tình yêu, nhưng bạn có thể tìm thấy cái gì xấu xa hơn, địa ngục hơn là nó không?
Đây là khó khăn của toàn bộ tâm trí hiện đại. Tất cả các mối quan hệ đều dần dần trở thành tuỳ tiện. Mọi người sợ mọi loại cam kết bởi vì ít nhất họ cũng nhận ra một điều từ kinh nghiệm cay đắng: bất kì khi nào bạn trở nên có quan hệ quá nhiều, thực tại bột phát, và xung đột bên trong của bạn bắt đầu bị người khác phản xạ lại. Và thế thì cuộc sống trở thành xấu xí, khủng khiếp, không thể dung thứ được.
Bán cầu não phải có khuynh hướng là sannyasin, người quan tâm nhiều hơn tới bản thể bên trong của riêng mình, an bình bên trong của mình, phúc lạc của mình, và ít quan tâm tới các đồ vật. Nếu chúng tới một cách dễ dàng, tốt; nếu chúng không tới thì thế cũng tốt. Người đó quan tâm nhiều tới khoảnh khắc này, ít quan tâm tới tương lai; quan tâm nhiều tới tính thơ ca của cuộc sống, ít quan tâm tới số học của nó.
Lão Tử nói, “Cả thế gian dường như là khôn ngoan, chỉ ta là đần độn u mê. Cả thế gian dường như chắc chắn, chỉ ta là lẫn lộn và do dự”. Ông ấy là người bán cầu phải. Bán cầu phải là bán cầu của thơ ca và tình yêu. Dịch chuyển lớn là cần thiết và dịch chuyển đó là biến đổi bên trong.
Bạn bỏ lỡ nhiều trong cuộc sống của mình bởi vì cái đầu cứ nói mãi; nó không cho phép ai nói.
Bạn không thể nghe thấy nhạc cổ trong rặng thông bằng tâm trí logic thông thường. Làm sao bạn có thể nghe thấy nhạc cổ được? Âm nhạc, một khi đã trôi qua, trôi qua mãi mãi.
Khi bạn đã biết, bạn bỏ lỡ nhiều, khi bạn không biết cái gì, bạn không thể nào bỏ lỡ cái gì được.
Quan sát tâm trí bạn đi, nó đi đâu, tưởng tượng của nó là gì. Nếu bạn thấy một viên kim cương giá trị trên đường và ngay bên cạnh nó là bông hồng đã nở, bạn quan tâm tới cái gì, bông hồng hay kim cương? Bạn sẽ không thể nào thấy được bông hồng nếu bạn quan tâm tới kim cương. Bạn sẽ đơn giản bỏ lỡ bông hồng, nó là vô giá trị. Mắt bạn sẽ bị che phủ bởi kim cương. Toàn bộ tâm trí bạn sẽ trở nên hội tụ vào kim cương và bạn sẽ bỏ lỡ kim cương khác đang sống động hơn - bông hồng. Trong thiên đường của người Hindu họ nói hoa hồng không phải là hoa hồng thường, chúng được làm từ kim cương. Tôi không biết, nhưng tôi đã thấy hoa hồng. Nếu bạn có thể thấy hoa hồng ở đây, ngay trên trái đất này, chúng được làm bằng kim cương - vậy thì sao phải đi xa xôi? Không phải ở thiên đường mà là ở đây bây giờ...
Trong thực tế, khi bạn tới bờ sông, cơn khát của bạn sẽ thiêu đốt còn mãnh liệt hơn bởi vì khoảnh khắc bạn thấy nước chảy và nghe tiếng nước rào rào, lập tức tất cả những điều bạn đã kìm nén sẽ bùng lên. Nó sẽ đáp ứng; toàn bộ bản thể bạn sẽ nói, “Tôi đang khát!” Nếu bạn đang khát, bạn sẽ không quên.
Bản ngã tồn tại chỉ trong xung đột. Bản ngã không phải là thực thể, nó là sự căng thẳng. Bất kì khi nào có xung đột thì căng thẳng phát sinh và bản ngã tồn tại; khi không có xung đột, căng thẳng biến mất và bản ngã biến mất. Bản ngã không phải là vật, nó chỉ là sự căng thẳng.
Nếu người ta có thể nhảy múa thêm chút nữa, hát thêm chút nữa, kì cục thêm chút nữa, năng lượng của họ sẽ tuôn chảy nhiều hơn và vấn đề của họ sẽ dần dần biến mất.
Phép màu thường xuyên xảy ra quanh bạn nhưng bạn cứ bỏ lỡ nó.
13 notes · View notes
gaucuoititmat · 6 months
Text
Tumblr media
Bạo lực LẠNH không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng thắn trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. Có nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm mình đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
| summer.
📸 Ảnh minh hoạ/Pinterest.
30 notes · View notes
nguyet-quang · 7 months
Text
TỨ DIỆU ĐẾ
Tumblr media
Tứ đế hay Tứ Diệu đế là cách dịch của người Hán từ nguyên gốc Phạn ngữ là Catuariyasacca, cũng có cách gọi khác là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế. Tứ là số từ bốn; Diệu là tuyệt vời, khéo, hay, diệu dụng, mầu nhiệm; Đế là lời nói vững chãi, chắc thật, là chân ngôn, lời nói luôn đúng với chân lý. Tứ Diệu đế là bố điều chắc thật, diệu dụng không ai chối cãi được. Bốn đế lý ấy là:
1. Khổ đế (Dukkha Ariyasacca): nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ: Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu là cái khổ trong tam giới và đều là nhân để đời sau phải chịu quả trầm luân vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp, không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi là Khổ đế.
2. Tập đế (Samudayat Ariyasacca): nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập. Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế.
3. Diệt đế (Nirodha Ariyasacca): nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế.
4. Đạo đế (Magga Ariyasacca): nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến); tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.
Nguồn: http://phatgiaokhatsi.com
23 notes · View notes
tieuduongnhi · 1 year
Text
NHỮNG KINH NGHIỆM SỐNG BIẾT CÀNG SỚM CÀNG TỐT
1. Bất kì điều gì, chỉ cần chấp nhận sẽ không còn buồn khổ. Nếu không chấp nhận, bạn vẫn sẽ tiếp tục chịu đau khổ mà thôi. Học cách chấp nhận những sự thật không thể thay đổi là bài học đầu tiên của sự trưởng thành.
2. Người ăn nói giỏi không cần thiết phải được giải thưởng trong các cuộc thi diễn thuyết, biện luận… mà là người nói chuyện với bạn trong thời gian ngắn đã có thể phán đoán được tính cách, kiểu người của bạn, chỉ cần một vài câu nói cũng có thể giải quyết vấn đề bạn gặp phải.
3. Sau khi trưởng thành, tất cả những tiến bộ của bạn đều là kết quả của quá trình đối mặt với những điều làm bạn đau khổ, mệt mỏi, lảng tránh….
4. Tin tưởng hoàn toàn hay không tin tưởng một chút nào đều là cực đoan, tin tưởng trong giới hạn, trong điều kiện mới là trưởng thành.
5. Nếu giao cho bạn một việc mà bạn chưa từng được học, tiếp xúc qua trong một thời gian quy định. Bạn vô cùng tuyệt vọng đi tìm tài liệu, nghiên cứu, cuối cùng thành phẩm làm ra lại dở tệ. Sếp mắng chửi bạn sml, bạn lại đau khổ đi sửa lại. Kinh nghiệm chính nhờ vậy mà được tích lũy. Ai cũng giống nhau vậy thôi, không hề có con đường tắt nào cả, nó là cả một quá trình.
6. Những người có vị thế, cấp bậc càng cao, nghe lời họ nói càng không thể chỉ nghe bề nổi. Họ đều không hay nói quá trực tiếp. Phải để ý những điều vô tình họ nhắc đến, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể…
7. Phải có chí tiến thủ, nhưng không thể quá vội vàng, càng không thể liều lĩnh.
8. Muốn thoát khỏi quá khứ, quan trọng nhất ở việc bạn là một người có tương lai sáng lạn. Chú ý: “là” chứ không phải “trở thành”.
9. Kinh Hoa Nghiêm có nói:”Tâm như họa sĩ khéo, Vẽ thế giới muôn màu”. Bạn không tin mình có thể đỗ được một trường tốt, bạn sẽ không đăng kí trường đó, chắc chắn bạn sẽ không đỗ.
Bạn không tin mình có thể tìm được một công việc tốt hơn, một mặt bạn sẽ vừa oán hận công ty, mặt khác bạn vẫn tiếp tục làm ở đó. Bạn không tin mình có thể làm boss, 100% bạn sẽ không đi khởi nghiệp. Những người nghĩ cũng không dám nghĩ đã thua ngay từ đầu.
10. Nếu một người từ yếu đuối bỗng trở nên mạnh mẽ, chắc chắn người đó đã trải qua rất nhiều chuyện mà bạn khó có thể tưởng tượng ra.
11. Bạn không cần mọi người biết bạn, hiểu bạn. Chỉ cần những người quan trọng nhất biết bạn, hiểu bạn là đủ rồi.
12. Hãy tìm tình yêu cuộc sống khi ở bên những người thích bạn và nhìn rõ thế giới khi ở bên những người không thích bạn.
- Huyna dịch
44 notes · View notes
baosam1399 · 1 year
Text
Hai tháng qua mình chỉ vùi mặt vào đọc truyện! Bảy Năm và Đông Ly, cứ đọc hết rồi lại đọc lại; khi tìm được một quyển truyện hay, mình rất khó để thoát ra nổi những cảm xúc mà nó mang lại.
Kể cũng lạ, một quyển truyện 7 800 trương, chẳng biết nhẫn nại ở đâu để mà ngồi lướt lướt rồi đọc nữa (ừm, vì mình đâu phải người có tính nhẫn nại ( ・`ω・´)
01//
Tumblr media
Mình có thói quen đọc truyện từ sớm, mọi người thường hay chỉ trích việc mình thích mấy cuốn ngôn tình não tàn này (mình chỉ đọc ngôn tình, chứ không đọc những quyển sách triết lý) thực ra là dù có đọc cái gì, ta đều có thể từ đó rút ra bài học hoặc kinh nghiệm sống. Mình chỉ quan tâm là thực ra ngôn tình dạy mình rất nhiều điều chứ không quan tâm người khác nói nó não tàn tới đâu. Hơi buồn cười là hiện tại, mình vẫn thích chìm đắm vào mấy câu chuyện tình yêu này.
Mình thích những câu nói triết lý được lồng ghép ở trong những chương truyện, thích cách nam chính yêu nữ chính, thích cách mình vẫn luôn tin tưởng vào 1 tình yêu bất diệt như thế , có lẽ vì mình không thể có được 1 tình yêu rầm rầm rộ rộ; 1 kiểu yêu như trong tiểu thuyết nên mới liều mạng thích đọc nó tới như vậy!
Từ ngày biết tới tiếng Trung, tiếp xúc với ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc, mình đột nhiên cảm nhận được rằng giọng văn của mình cũng bỗng dưng trở nên hoa mĩ hơn rất nhiều rất nhiều, có những khi cảm nghĩ cứ tuôn ra như suối chảy, nếu như nói theo cách của Happiness miêu tả thì là “sến súa”. Mình nhớ lại thời cấp 3 mình rất thích viết văn, nhưng giọng văn chỉ nằm ở mức trung bình, nghĩ nát óc cũng chẳng nghĩ ra được mình nên diễn tả cái gì, điểm chỉ luôn trong khoảng 7.
Mình của hiện tại mặc dù nhiều lúc cũng “văn thơ lai láng” đó nhưng chẳng còn ham viết lách nữa, mình đã rất nhiều lần vung tiền phung phí để mua một quyển sổ đẹp đẽ, dự định là sẽ biến nó trở thành quyển nhật kí hào nhoáng gắn bó với cuộc sống, nhưng cũng chỉ được 1 vài ngày là đâu lại vào đó, những em sổ xinh xinh lại bị mình “môt-lần- nữa” cho vào một xó xỉnh nào đó mà phải rất nhiều năm tháng về sau mới lại được mình nhớ tới và lôi ra như một kỉ vật cũ, một ngày 12 tiếng công việc tiêu hao quá nhiều năng lượng của mình, buổi tối khi về tới nhà, mình chẳng còn hơi sức cũng như tâm trạng lại động bút để viết viết cảm khái.
02//
Tumblr media
Có một khoảng thời gian mình hiểu lầm thầy rất nghiêm trọng. Cảm giác mọi tế bào trong người mình đều đang ghét bỏ thầy. Mình luôn tự hỏi tại sao thầy lại thay đổi, rốt cuộc vì lý do gì khiến mình và thầy ngày càng xa cách nhau. Mình luôn ghét cảm giác ấy, mình không nhìn mặt; không trò chuyện; không tiếp xúc. Một khoảng thời gian sau đó thầy luôn cố gặng hỏi có phải mình với Happiness cãi nhau không. Mình bực dọc nói không có gì. Mình đã từng soạn một tràng tin nhắn dài ngoằn nghoèo để gửi cho thầy, trách móc thầy, nói ra hết tất tần tật những khó chịu những hiểu lầm bấy lâu này mình dồn nén, tích tụ. Nhưng lời nói tới đầu môi lại chẳng nỡ. Happiness từng phân tích cho mình rất nhiều, mục đích cuối cùng là khiến mình chấp nhận sự thật rằng vạn vật đều sẽ đổi thay, nhưng điều không đổi thay ở đây là “thầy chưa từng bất công với em, luôn quan tâm em, em luôn là ngoại lệ, em hãy nghĩ lại đi” .
Phải, là như vậy!
Thời gian sau đó thì mọi chuyện lại ổn định trở lại, mặc dù mình hiểu nút thắt trong lòng nó vẫn sẽ ở đó, chỉ có điều bản thân mình không còn quan tâm tới việc phải làm sao giải nút thắt ấy ra nữa mà thôi!
03//
Tumblr media
Trước đây không lâu mình nghe tin NN phải rời khỏi nh10, phải đi đâu thì mình không rõ, chỉ biết là tiệm của NN sẽ phải nhường lại cho người khác. Hôm ấy anh nói, “Khi nhìn thấy NN khóc anh không có tí cảm giác gì”; mình cũng im lặng một lúc rồi thẳng thắn “Thực ra đứng ở góc độ của một người ngoài, em có phần nào đó hiểu được cách làm của NN. Nhưng chung quy lại em vẫn không phải người thuộc nh10. Nên đúng là em không hiểu được những gì mà mọi người phải chịu đựng”.
NN là người đầu tiên mình tiếp xúc, là người dạy dỗ mình, mình luôn nhớ lúc ở Nguyễn Khang mọi thứ tốt đẹp bao nhiêu, NN đã từng cười hiền hậu thế nào. Chẳng ai có thể hiểu nổi sự thay đổi của NN, cũng như chẳng ai có thể hiểu được tại sao người khác lại thay đổi. Hôm ấy mình muốn nhắn tin gì đó an ủi NN, nhưng lại chẳng biết phải mở miệng thế nào, vì hình như không thích hợp nói gì cả . Nói gì cũng cảm thấy thừa thãi, người ta còn chưa chắc cần mình an ủi.
04//
Tumblr media
Papa, thầy thật tốt! Dù mọi chuyện có như thế nào, thầy vẫn luôn tốt đẹp như vậy.
Nợ tiền dễ trả, nhưng nợ ân tình thì có lẽ dùng cả đời này cũng trả không nổi. Mình nợ thầy, nợ bản thân, mặc dù bản thân đã đấu tranh trăm nghìn lần nhưng tới cuối cùng mình vẫn thỏa hiệp, chỉ cần còn thầy - thì vẫn sẽ còn mình.
05//
Dã tâm của một con người liệu lớn tới đâu. Mình không thể trả lời nổi, chỉ cảm thấy nhiều khi có những người vì lợi ích của chính mình mà không từ thủ đoạn giành giật lấy những thứ vốn không thuộc về mình. Nhưng nhân tính vốn tồn tại song song như vậy, không ai có tư cách để trách móc sự thay đổi của ai, vì bản thân chúng ta mãi mãi không phải người trong cuộc.
06//
Tumblr media
Dạo gần đây mình đang xem một bộ phim tên là Đi Đến Nơi Có Gió, diễn viên chính gồm Lý Hiện và Lưu Diệc Phi. Hôm đầu tiên khi mình xem xong đột nhiên khóc dấm dứt như con thần kinh trên giường, mình không biết mình đang rơi nước mắt vì điều gì.
Hoặc có thể vì xúc động vì câu nói của Hứa Hồng Đậu khi cô ấy nói rằng : “Tôi chỉ muốn tìm tới một nơi không ai quen biết mình. Nghiêm túc mà làm một người vô dụng”
Vì mình cũng khát khao một cuộc sống tự tại như vậy!? Vì mình cũng ao ước được thoát khỏi lớp màng đô thị này để đi tới một nơi non nước hữu tình như vậy!? Vì mình cũng khủng hoảng về tuổi tác ư!? Vì mình cũng muốn biết rốt cuộc là mình đang sinh tồn vì điều gì như nữ chính!? Chẳng rõ nữa
Trong tập 10, mình cực thích một câu nói của Đại Mạch : “Con người vốn không rảnh rỗi được, cô đói bụng thì cô muốn ăn no. Khi cô ăn no rồi thì cô lại muốn ăn ngon. Khi cuộc sống của cô đủ đầy, cô sẽ có yêu cầu về mặt tinh thần. Tiếp đó cô lại hy vọng được tôn trọng trong xã hội, nâng cao cuộc sống, tiếp đó nữa là thực hiện giá trị bản thân”
Hoặc khi Nana hỏi giữa lý tưởng và ước mơ có khác gì nhau, Đại Mạch đã trả lời rằng :
“Cô nỗ lực phấn đấu vì nó thì là lý tưởng. Ôm một kì vọng tươi đẹp nào đó thì là ước mơ. Một cái là phải làm; còn một cái là có thể thỉnh thoảng làm hoặc không làm”
Khi công việc quá áp lực, cuộc sống bế tắc, mình nghĩ rằng những con người sống ở thành phố sẽ khát khao một thôn quê hẻo lánh, non nước hữu tình. Vứt bỏ tất cả rồi chạy về nơi ấy để tìm lại chính mình.
Nhưng những con người thôn quê thì lại khát khao sự phồn vinh nơi thành thị. Họ mong ngóng được đi khỏi nơi làng quê nhỏ bé ấy để một bước lên mây. Cứ xoay vần xoay vần trong cái vòng tròn ấy mà không thể có một cái kết trọn vẹn.
07//
Tumblr media
Mình từng ôm ấp giấc mộng một ngày nào đó sẽ có thể đặt chân được tới Tây Tạng, mình ao ước một ngày nào đó có thể gột rửa tâm hồn, mình hy vọng sẽ có một tâm hồn tự tại, không gò bó, không bó buộc.
Cuộc sống mà, nhiều khi phải ôm nhiều ảo tưởng hão huyền một chút thì con người mới có chí bước tiếp được. Mình vẫn sẽ cứ ôm giấc mộng ngàn thu ấy mà cố gắng thêm vai-chục-năm nữa thôi.
73 notes · View notes
motnguoibinhthuong · 3 months
Text
Một buổi hẹn vô nghĩa. Dường như đã rất nhiều lần mình chỉ yêu cầu đơn giản, với tất cả mọi người, là làm ơn đừng ý kiến về cuộc sống của mình nếu điều đó không ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.
Bạn K xuất hiện trở lại, rồi hẹn, rồi lại lặp lại những chuyện bất đồng quan điểm năm nào ra. Thì để làm gì? Ngộ. Nếu biết không thể thay đổi quan điểm thì tôn trọng nhau, không thể tôn trọng nhau thì đừng có những buổi tranh luận kiểu này. Cuộc sống ai cũng đủ mệt, có cần thiết thêm chuyện không? Hôm nay bạn lấy việc bạn đang học master về ngôn ngữ học ra để tranh luận về câu chữ thay vì quan điểm. Rồi mình lấy cái cử nhân luật ra để nói là bạn nói chuyện không có chút logic nào, đúng không?! Vậy thì đó thật là một cuộc trò chuyện vô nghĩa. Bao nhiêu lần biến mất vài năm rồi xuất hiện lại thì cũng như nhau thôi.
Tới cuối cùng mình chỉ cần sự tôn trọng tối thiểu của con người dành cho con người. Hơn thua một đời nhìn lại tất cả đã xanh rêu.
12 notes · View notes
jennifertple · 1 year
Text
Tuổi nào đẹp nhất trong đời: Tuổi 20 không nuối tiếc, tuổi 40 vượt qua hết thất bại, đến tuổi này thấu nhân sinh, sống thật với mình07/04/2023 21:20 PM |
Không có độ tuổi nào là đẹp nhất, cuộc sống chỉ tươi đẹp khi ta sống trọn cho hiện tại.
‏Có người bảo đó là tuổi thơ vô tư lự, cũng có người bảo đó là những năm tháng thanh xuân nhiệt huyết, lại có người bảo đó là tuổi già an nhàn… Nhưng có vẻ như con người ta thường nghĩ về tương lai hay quá khứ mà quên mất rằng độ tuổi đẹp nhất chính là hiện tại. ‏
‏Người xưa rất khôn ngoan, họ đã đúc kết mọi giai đoạn của cuộc đời bằng ngôn ngữ triết học và dặn dò thế hệ mai sau: "Không có cuộc đời hoàn hảo, chỉ có lứa tuổi đẹp nhất." Muốn sống một cuộc đời tươi đẹp, điều đầu tiên là phải hiểu "bí mật trong vẻ đẹp" của từng độ tuổi trong nhân sinh.‏
10 tuổi vô ưu
‏Người xưa nói "10 tuổi vô lo", khi còn nhỏ, chúng ta thường tràn đầy tình yêu và háo hức khám phá thế giới, suốt ngày cười nói, rong chơi, tự tại. Trong "Hoàng tử bé" có viết: "Tất cả những người trưởng thành đều từng là trẻ con, nhưng có mấy ai nhớ được điều này".‏
‏Phong Tử Khải tin rằng sự ngây thơ của trẻ con sẽ không mất bị đi: "Lần đầu tiên bước ra xã hội, nhìn thấy sự giả tạo của xã hội lúc bấy giờ, tôi chợt cảm thấy người lớn đã dần mất đi bản tính, chỉ có trẻ em là ngây thơ và có nhân cách hoàn chỉnh. Đây mới là con người thật sự."
‏Hy vọng rằng khi lớn lên, chúng ta vẫn sẽ không quên khát vọng ban đầu của mình, vẫn giữ lại sự ngây thơ trong sáng của một đứa trẻ, vẫn tò mò về thế giới ngay cả trong những ngày buồn tẻ và bất lực nhất, và vẫn sẵn sàng bao dung thế giới này.‏
Tuổi 20 không nuối tiếc
‏"Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên", tuổi 20 là tuổi "khai thiên", tuổi tràn đầy sức sống và thịnh vượng, giống như mặt trời lúc chín giờ sáng, vươn mình trước thế giới đang đợi họ ở phía trước.‏
‏Ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, hãy dũng cảm theo đuổi ước mơ, cho dù gặp phải bao nhiêu thăng trầm, bạn cũng đừng dễ dàng bỏ cuộc, hãy chiến đấu hết mình và theo đuổi ước mơ của mình.
Tuổi 30 tự lập
‏Khổng Tử nói "Tam thập nhị lập", có nghĩa là: Tuổi 30 không chỉ gánh vác chuyện cá nhân, mà còn gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông: Trên có cha mẹ, giữa có vợ hiền, dưới có con cái.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại thân. Cha mẹ già đi, bầu trời mà họ từng nâng đỡ nay sẽ phải do bạn tự nâng lấy; bạn phải trở thành mái che cả đời cho nửa kia của mình, phải che chở con cái khỏi bão giông.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại tâm. Bạn phải có tư duy độc lập, biết mình muốn gì, muốn trở thành người như thế nào, không để bị ai chi phối và có thể bình tĩnh đối mặt với mọi khó khăn.‏
Tuổi 40 tỉnh táo
‏Người đến 40 tuổi đã nếm trải cay đắng ngọt bùi của nhân sinh, họ đã sở hữu tất cả những gì nên sở hữu, trải qua tất cả những gì nên trải qua, trái tim tính toán trước kia giờ đã bình yên.‏
‏40 tuổi, cái gì cũng nhìn thấu hiểu rõ, trong lòng tự khắc nhẹ nhõm, không còn bị vật ngoài thân mê muội. Ở tuổi này, cuộc sống dần trở nên rõ ràng hơn.‏
‏Cuộc sống lúc này như những ca từ trong bản "Con đường bình phàm": Tôi đã vượt qua núi rừng và biển cả, cũng đã vượt qua biển người mênh mông, tất cả những gì tôi từng sở hữu đều bỗng tan biến như mây khói. Đã thất vọng và mất hết phương hướng cho đến khi tôi nhìn thấy con đường bình phàm. Đó là câu trả lời duy nhất."‏
Tuổi 50 hiểu mệnh trời
‏Nửa đời đã đi qua, con người ta sẽ hiểu ra luật trời: Một năm có xuân hạ thu đông, vạn vật sinh diệt, con người cũng có sinh, lão, bệnh, tử… mọi thứ đều là một chu kỳ lặp đi lặp lại. Và họ cũng hiểu ra: Nhân quả tuần hoàn, tất cả đều do tự mình tạo ra, muốn được quả lành thì trước phải gieo nhân tốt.‏
‏Sau khi hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, ta cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn trong lòng. "Sông có khúc, người có lúc, đừng cưỡng cầu", đừng bám vào danh lợi, đừng mãi vướng mắc thị phi thành bại, hãy đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống bằng thái độ cởi mở.‏
Tuổi 60 thấu nhân sinh
‏Khi một người đến tuổi 60 sẽ nghe lọt tai tất cả ngôn từ, kể cả lời hay ý đẹp và lời nói ác ý. Dù gặp phải những thăng trầm và thất bại nào, lòng họ vẫn bình thản, vì họ đã đạt được cảnh giới "không sợ chê bai, chỉ cần ngồi ngắm hoa nở hoa tàn trước hiên nhà là đủ". ‏
‏Có người cho rằng tất cả rắc rối trong cuộc sống đều đến từ "đôi tai", khi nghe người khác mắng mỏ, vu khống, cười nhạo, sỉ nhục, coi thường, con người ta sẽ tức giận. Nhưng đến tuổi 60, tâm hồn sẽ rộng hơn, có thể bao dung với người và vật, khi nghe những lời cay nghiệt cũng không lung lay. Vì khi đó ta sẽ hiểu: "Thế giới là của riêng tôi và không liên quan gì đến người khác".‏
Tuổi 70 sống theo ý mình
‏Khổng Tử nói: "Tuổi bảy mươi, hãy thuận theo lòng mình nhưng đừng vượt quá khuôn phép." Khi một người sống đến 70 ắt đã sáng suốt mọi chuyện, biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm, điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Thành công lớn nhất của một người là được sống thật và sống theo cách mình thích.‏
‏Steve Jobs nói: "Cuộc đời có hạn, chúng ta không nên lãng phí cuộc đời có hạn của mình chỉ vì sự đánh giá của người khác mà hãy làm theo tiếng gọi con tim."‏
‏Bất kể là độ tuổi nào cũng sẽ mang vẻ đẹp có một không hai ở độ tuổi đó. Hãy nhớ rằng hiện tại chính là khoảng thời gian đẹp nhất và chúng ta chỉ sống cho thời khắc này, hãy trân trọng những gì mình có.
Sưu tầm
Nguồn: Cafebiz 
31 notes · View notes
shiz-d · 4 months
Text
31.12.2023
2023 biến động chẳng thua gì 2022, nhưng mà mình cảm nhận được những mốc thời gian trong 2023 đều có ý nghĩa với mình,
'23 dài đằng đẵng, nhiều khi mình không tin được những tấm hình trong album là vào đầu năm vì mình dường như cảm thấy nó đã rất lâu rồi.
mình yêu một người hơn một năm, rồi chia tay. Mọi thứ diễn ra trong bảy tháng đầu năm khiến mình không muốn nhớ lại cho lắm. Vì cuộc sống lúc đó của mình phần nhiều là xoay quanh họ, nhưng mình cũng chuyển dần cho các mối quan hệ khác hơn. Chả biết có phải trực giác hay không, khi tháng 4, mình bắt đầu trải nghiệm một số thứ một mình, như lễ hội, đi ăn quán quen... Sau đó, bạn bè kết nối lại với mình. Chính vậy đấy, có lẽ là khi mình lo toan nhiều thứ hơn, cuộc sống không thể cứ quẩn quanh một người mãi được, thì họ cũng chẳng chọn ở bên mình nữa. Ở đây một lần nữa, mình muốn cảm ơn họ đã đồng hành, trân trọng nhau và cả những yêu thương nữa. Kết thúc '23, coi như không nhắc lại.
nhìn lại những mục tiêu mình đề ra vào năm trước, thì
'23 mình đã chăm chỉ học hơn, tuy có những môn không thể cứu vãn, nhưng mình tự hào vì đã không bỏ cuộc dù khó khăn chăng nữa. mình cũng đi gia sư, có tiền để mua những thứ cần thiết, chăm chút bản thân nhiều hơn. Mình cũng đã định hình được bản thân muốn gì và trân trọng những gì mình đang có. '23 mất đi tình yêu đôi lứa, bù lại mình được bạn bè thương yêu, mình nhìn nhận được đâu là bạn, đâu là bè, đâu là lí do khiến mình mãi nghĩ về mối quan hệ xưa cũ đó. Tất cả, cũng nhờ những người bạn thân yêu đã từng chút, từng chút kéo mình khỏi vực thẳm ấy.
cảm ơn những người bạn thân yêu bên cạnh mình '23 này, tuy đến từng thời điểm khác nhau, nhưng đúng lúc. rất nhiều.
cảm ơn gia đình, mình nhận ra ba mẹ không bao giờ tạo áp lực và hà khắc như những gì mình tưởng tượng. Ba mẹ luôn bên cạnh và yêu thương mình rất nhiều.
cảm ơn chính mình, vì tìm được đáp án dù có muộn, vẫn tốt hơn không mà hen :>
tạm biệt 2023.
-----------------
xin chào 2024,
gia đình và bản thân luôn khỏe mạnh,
học và tốt nghiệp đúng hạn,
việc làm mong muốn,
thành thục ngôn ngữ,
và những yêu thương,
cố lên nhé!
7 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 1 year
Text
Tumblr media
/Thách mày chinh phục một người chỉ với một bài viết/
Một vài người xung quanh mình đều vẫn không hiểu vì sao một cô gái bị-đánh-giá là cao ngạo như mình khi đứng trước chuyện tình cảm lại luôn dè dặt. Nhân duyên trông thật tốt nhưng lại không thấy yêu đương.
Hồi đại học, bọn mình từng được yêu cầu viết ra một tờ giấy 5 yếu tố bất kỳ về những điều mà mỗi người cho rằng quan trọng nhất trong cuộc sống (ở thời điểm đó) với mức độ quan trọng giảm dần. Mình nhớ khi đó, ở vị trí số 1 mình đã ghi là Công danh, số 5 mình ghi là Các loại tình cảm. Mình không nhớ rõ những yếu tố 2,3,4 là gì, nhưng mình nghĩ để người ta cầm tờ giấy đó lên mà đánh giá đúng về tâm tính của một người thì cũng chỉ cần nhìn qua yếu tố quan trọng nhất và ít quan trọng nhất là đủ rồi.
Sau 5 năm kể từ khi ghi tờ giấy ấy, mình dường như chỉ hướng vào một mục tiêu duy nhất là sự mãn nguyện của bản thân với những gì mình đang học, đang làm. Mình tìm kiếm hạnh phúc qua sự đánh giá của người khác về một cô bé chăm chỉ, có lập trường cứng rắn, có tham vọng, có mục tiêu riêng. Và những bệ phóng đầu tiên đã đến với mình dựa vào những gì mình luôn hướng đến. Đó là sự vận hành dễ hiểu theo những nguyên lý tạm gọi là luật hấp dẫn (nhưng cũng không thể không kể đến sự ưu ái của những người đã dìu dắt, mang đến cơ hội cho mình).
Nhưng giờ đây, khi chuẩn bị tạm biệt tuổi 24, chuyện tình yêu trong cách nói của những người xung quanh mình lại trở nên dầu sôi lửa bỏng hơn bao giờ hết.
Bạn mình hỏi mình, /như nghệ sĩ với một bài hát, hoạ sĩ với một bức tranh, mày có tự tin chinh phục một người chỉ qua một bài viết?/. Bọn Sapiosexual nói chuyện với nhau lúc nào cũng có nhiều điều nghe mắc mệt nhưng lại luôn đáng để-nghĩ-thêm.
Với những gì mình từng viết và từng viral, chỉ một số ít là tâm trạng không thể che giấu của bản thân, số còn lại đều là văn vở có tính toán. Khi ai đó chọn sống bằng nghề viết thì không thể chỉ dựa trên chất liệu cuộc sống của riêng mình để tìm kiếm cảm xúc hay ý tưởng mà được, cũng đồng thời, khi một người chỉ đứng trên lập trường của bản thân thì sống thôi đã khó, nói gì đến viết.
Với những chiếc content đã lên xu hướng, mình luôn ngồi lại tìm điểm chung của chúng và tự đặt câu hỏi “làm thế nào để nội dung tiếp theo có tính chất/hình thức như thế này?” thì mới tiếp tục lên xu hướng được. Dĩ nhiên, khi đó mọi thứ chỉ là dò đoán, nhưng ít nhất nó đã mất đi một phần thật thà. Vậy, nếu nói để chinh phục một người chỉ qua một bài viết thì mình có tự tin, nhưng kể từ thời điểm chúng ta muốn bước vào cuộc sống của một người nhưng lại phải dựa vào sự đặt cược đó, thì mình-không-muốn-nữa. Một là vì khi ấy, mọi thứ mong manh đến nỗi phải cược mới có, hai là vì kể từ khi phải toan tính, phải chiến lược, thì người với người khó mà có chuyện dài lâu. Một đời rất dài, nhưng một ngày cũng không nên tạm bợ.
Một bài viết có thể chạm tới tâm can người khác không thể chỉ có lời văn sắc sảo, ngữ pháp chồng chéo là đủ. Từ ngữ vốn là thứ gây ngộ nhận, để người ta có thể chựng lại với những gì mình viết thì bên trong thứ ngôn từ đó phải hiện lên được hiểu biết, tâm tính và những trải nghiệm theo năm tháng mà mình đã sống. Sáo rỗng là thứ luôn hiện hữu trong mọi lời văn, chúng ta cố viết cho giỏi lên không phải là để phơi bày cho bằng hết sự chân thật trong vài ba con chữ mà chỉ là để chúng giảm thiểu tối đa sự sáo rỗng đến ngượng ngùng cho nhau.
Xung quanh mình, người ta yêu nhau rồi lại không yêu nhau nữa. Có những chuyện tình bình yên như thơ Phong Việt, có những chuyện tình đổi chác, thua đủ, bông đùa. Tất cả chúng đều trở thành câu chuyện để mình có thể tận dụng về cho riêng mình. Nhưng để tự mình bước vào một cuộc yêu đương thì khi nào còn khiên cưỡng quá, vẫn nên thuận theo tự nhiên. Chẳng ai trong chúng ta biết được cuộc tình mình sắp bước vào sẽ là bình yên hay vần vũ, thế nên mình sẽ không để bản thân dốc ngược cả quả địa cầu chỉ để bẽ bàng ôm về một khối hững hờ khổng lồ nằm lăn lóc.
— AN TRƯƠNG
62 notes · View notes
quytrng2711 · 1 year
Text
Nhân ngày tình yêu nói chuyện yêu đương
Thật ra lâu rồi tôi cũng không yêu đương gì cho hẳn hoi, nó không nằm trong danh sách đáng để tâm cho lắm. Thậm chí là đôi khi chỉ là đi tìm cảm xúc. Nhưng trong một ngày như hôm nay đáng để tôi nói chút về "yêu đơn phương" hay các bạn gọi là crush.
Ôi, ngày trước tôi nhát lắm, thích thì để đó thôi ấy, thích thật lâu chỉ mong cho tới khi người ta có người yêu đi để mình thôi thích. Mà giờ tôi khác lắm. Thích ai tôi sẽ nói luôn, không lòng vòng. "Tôi thích bạn, nên tôi sẽ theo đuổi bạn nhé, nếu bạn phiền thì cứ đuổi tôi đi!". Mà bạn ơi, bày tỏ không phải để mong cầu có một mối quan hệ đâu, bày tỏ là để bản thân không bị dày vò bởi những câu hỏi không hồi kết. Bạn nên thử đi nhé. Dễ lắm. Quan trọng nhất là bạn phải tự tin về bản thân mình. Mình thích người khác vì họ cho mình cảm xúc tốt đẹp về họ, không có nghĩa là mình tệ hơn người ta đâu. Nếu họ không tôn trọng khi mình bày tỏ thì mình cũng không cần buồn, họ không xứng đáng với tình cảm của bạn. Họ từ chối lịch sự thì bạn sẽ có thêm một người bạn mới tử tế nếu bạn đủ khéo léo và rạch ròi hoặc không thì chỉ là người ta không có cảm xúc đặc biệt với bạn thôi. Đừng lo lắng, bạn sẽ không bao giờ hối hận khi đã làm những gì mình muốn đâu.
Tôi luôn cảm thấy chúng ta lãng phí quá nhiều thời gian cho việc nghĩ ngợi phức tạp mà chẳng làm gì để giải quyết vấn đề cả. Và yêu cũng nằm trong số đó. Nếu bạn muốn yêu và được yêu, bạn phải nói hoặc nếu bạn muốn từ bỏ thì ít nhất hãy cố gắng hết sức một lần để không hối tiếc. Đừng đếm từng ngày và cũng đừng mong ai đó hiểu khi họ còn không nghe thấy gì từ mình. Ngay cả cách tôi viết ở đây cũng là để phơi lòng mình ra, mong tìm người hiểu. Đừng âm thầm nữa, thời gian cứ trôi đi cuồn cuộn, còn bạn cứ định đứng nhìn mãi sao. Hành động và ngôn ngữ hãy dùng hai thứ đó cùng với con người tuyệt vời của bạn.
Trong tình yêu, hãy suy nghĩ thật đơn giản hoặc thậm chí không cần suy nghĩ cũng được!
31 notes · View notes
decemberwind · 1 year
Text
Tumblr media
"Khi đến một độ tuổi nhất định, điều mà một người cần nhất không còn là tình yêu mãnh liệt, mà là một người sẽ không rời xa bạn. Những rung động thực sự chưa bao giờ đến từ những lời đường mật hay món quà đắt đỏ. Điều quan trọng duy nhất chính là sự quan tâm từ tiềm thức và sự kề cận với tình cảm sâu sắc.
Đồng hành là lời tỏ tình dài lâu nhất; thấu hiểu là ngôn ngữ dịu dàng nhất của tình yêu."
- Phim: "To every you I've loved before" -
---
Ảnh: Ten of Cups - Spark #Tarot
21 notes · View notes