Tumgik
#tư duy độc lập
sachhaymoingay · 1 year
Text
Reviews sách: Tư Duy Phản Biện Tác giả Zoe McKey
Cuốn sách cũng khám phá tầm quan trọng của việc phân tích, đánh giá và suy luận, cùng với việc phát triển khả năng quan sát và nhận thức của bản thân. Tác giả Zoe McKey cho rằng, chỉ cần tập trung vào việc rèn luyện tư duy phản biện mỗi ngày
Chào các bạn đọc! Hôm nay, tôi muốn giới thiệu với các bạn một cuốn sách rất thú vị về Tư Duy Phản Biện, đó là tác phẩm của Zoe McKey. Zoe McKey là một tác giả chuyên về phát triển bản thân và tư duy, và cuốn sách của cô mang tên “Tư Duy Phản Biện” đã giúp nhiều người thay đổi cách suy nghĩ và cải thiện cuộc sống của mình. Mua trên Tiki Mua trên Shopee Audio Book Để tóm tắt nội dung của cuốn…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
memory131 · 8 months
Text
Càng ngày càng thấy mình cô độc, mọi việc đều một mình làm, một mình hưởng thụ. Từ những nỗi buồn, niềm vui, đau đớn, tủi nhục đến cảm giác đạt được thứ gì mong muốn. Tại sao? Nhiều khi tự hỏi, sao mình lại đặt bản thân vào hoàn cảnh này. Cứ vui đi, chia sẻ đi và lạc quan lên, vui đâu chầu đấy hay quảng giao chẳng phải hay hơn à? Mọi người họ đều như thế, mà sao khó khăn với mình quá vậy. Sao quãng đời này mình cứ gặp những chuyện không hay, những tình huống chẳng ra gì và những con người không thể nào tệ hơn vậy?
Nhiều khi không thể hiểu nổi logic của chính mình, một con người quá sầu muộn và đa cảm. Cứ sống toan tính, ham vật chất như vài người khác thì đã sung sướng rồi, cứ khéo léo thảo mai như ai kia thì công việc, chuyện tình cảm đã khá hơn nhiều rồi. Chẳng hiểu sao mình không tư duy và hành động như những người khác? Kể cả họ như thế thì những người đó đều đã hạnh phúc, vui vẻ, sung túc rồi.
Đáng buồn thay, cuộc sống của mình xoay quanh những con người tủn mủn hoặc xấu tính hoặc kém cỏi hoặc sẽ tệ theo một cách nào đó khác. Nhiều khi, nghĩ về bố mẹ lại thấy thương, bởi mình quá khép kín, không thể hiện công khai những hành động yêu thương trong khi bố mẹ chỉ có mỗi đứa con với bao kì vọng mong chờ. Kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Thôi đừng kỳ vọng vào con nữa bố mẹ ạ, nhiều khi con thấy sợ vì những áp lực, mong muốn của gia đình. Bản thân con đã là một kẻ khác lạ với phần đông xã hội này, con không thể suy nghĩ và hành động như những người con bình thường khác. Những điều mà người con khác thể hiện với gia đình của họ, lại là điều hết sức khó khăn với con. Con không mong bố mẹ hiểu nhưng xin đừng đòi hỏi con những điều ấy, vì con không thể làm. Con cũng buồn lắm khi không đáp ứng được điều bố mẹ mong mỏi ở một người con.
Nhiều khi tự hỏi sao mình không gặp may như nhiều người khác? sao mình không thuận lợi, không được đón nhận những cơ hội tốt, không sớm gặp gỡ người phù hợp với mình? xong rồi nhìn lại bản thân, liệu mình có xứng đáng để đón nhận những "vận may" đó.
Chẳng có gì thay đổi hay có sự can thiệp của phép màu. Chỉ có 1 thứ duy nhất - đó là bản thân mình, là thái độ với mọi tình huống. Nếu mình thấy hạnh phúc thì sẽ là hạnh phúc, không phải là đánh lừa bản thân mà là sự thích ứng, sự hòa hợp giữa mong muốn cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh thực tại.
Lúc này, mình thấy răng dù có muộn nhưng không gì là không thể. Nếu như người khác bám víu vào một ai đó (vợ, chồng, bố mẹ, gia đình) thì mình không phải là con người như thế. Đây là điểm khác biệt lớn nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc mình quyết định vận mệnh của bản thân. Với người khác, số mệnh họ may mắn thì với mình là số mệnh công bằng, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Và nếu mình ko có may mắn thì mình có ý chí bản thân bù vào. Đâu phải ai trên đời này cũng thuận lợi đâu, và bản thân sự "may mắn" đã chứa đầy dự bấp bênh, lúc có lúc không, bất ngờ và không nằm trong dự định. Nếu mình chăm chỉ, có cố gắng thì những cơ hội sẽ mở ra và đương nhiên, lúc ấy may mắn sẽ xuất hiện cùng với những cơ hội. Một người thành công bằng chính sức mình bao giờ cũng hơn người thành công nhờ người khác.
Ngay lúc này, tự nhiên mình thấy bình thản lạ thường. Mình thấy cuộc sống bây giờ đúng là cuộc sống của mình, do mình lựa chọn, bạn bè cũng là người cùng tính cách với mình. Đột nhiên cảm thấy tình cảnh bây giờ giống của một người trẻ tuổi, khó khăn và mông lung, bất an và cần nhiều nỗ lực. Cái hay là mình còn rất nhiều điều để học và mỗi khi tiếp thu thêm cái mới mình lại tăng thêm phần hứng khởi. Mình thích trở thành người giỏi dang, độc lập, được xã hội công nhận và được chủ động trong công việc của mình. Và dường như mình đang đi trên con đường như thế.
Cuộc sống như bây giờ mới thú vị. Nhìn một cách tổng quan, tiền bạc không quyết định con người ta. Để biết mình có sống đúng nghĩa hay không, đó là cảm giác của bản thân khi trôi qua từng ngày, từng năm trong cuộc đời, có thăng có trầm, có thành tựu có sai lầm có cố gắng đổ mồ hôi, thì mới có ý nghĩa. Quan trọng là dù thất bại, vất vả, lâu dài hay vui sướng, thành tựu mình đều biết bản thân đang làm gì và mình thấy mình có tiến bộ, cảm thấy hạnh phúc. Phải cảm thấy hạnh phúc ngay cả trong thử thách và khổ cực. Phải tự mình đặt nền móng, bước từng bước đến với thành công, lúc đó thì mình mới xứng đáng là đang sống chứ không phải tồn tại.
Con người đa cảm này rất nhanh buồn tủi, nhưng cũng rất nhanh tích cực trở lại. Bản thân vốn hay buồn, sầu muộn, nhưng cuộc sống này khiến mình mạnh mẽ hơn, khóc rồi tự lau nước mắt, buồn rồi hết buồn, không dám ốm đau, không dám chia sẻ. Con người mình là vậy, dù có hơi lạc lõng với thế giới bên ngoài nhưng từng ngày mình đang dần hòa nhập, giống như một cá nhân bình thường sống giữa xã hội rộng lớn nhưng mang một cái tôi kì dị độc đáo đủ để không lẫn vào một ai.
27 notes · View notes
cucmokhaai · 11 months
Text
Nhà triết học người Đức – Arthur Schopenhauer nói rằng, cách tốt nhất để khiến một người trở nên ngu ngốc là cứ mặc cho anh ta tiếp tục đọc sách. Ông đã viết trong cuốn 《Bàn về việc đọc và sách》: “Nếu một người cả ngày luôn vùi đầu đọc sách, chỉ dành thời gian rảnh cho những việc tiêu khiển mà không dùng đến tư duy, về lâu về dài sẽ mất đi khả năng suy nghĩ độc lập. Giống như một người luôn ngồi trên lưng ngựa, sau này cũng sẽ không còn khả năng đi bộ. Rất nhiều người học gặp phải tình trạng này, thực ra thì họ đang đọc sách một cách vô nghĩa.”
德国哲学家叔本华说,要想把一个人变傻,最好的办法就是叫他不停地读书。他在《论阅读和书籍》中写道:“如果一个人几乎整天大量阅读,空闲的时间则只稍作不动脑筋的消遣,长此以往就会逐渐失去自己独立思考的能力,就像一个总是骑在马背上的人最终会丧失走路的能力一样。许多学究就遭遇到这种情形,他们其实是把自己读蠢了。”
(Hạ Họa Xuân dịch)  
Tumblr media
49 notes · View notes
windaroma · 1 month
Text
3 LỜI KHUYÊN CHO BẠN
▪️Không nên làm 3 bình:
- Tuổi trẻ làm bình hoa di động
- Trung niên làm bình giấm ghen tuông
- Về già làm bình thuốc, lúc nào cũng bệnh tật
▪Không nên chỉ xoay quanh 3 thứ:
- Quanh quẩn nơi bếp núc
- Đeo bám người chồng
- Xoay sở bên con cái
▪3 điều nên quên đi:
- Tuổi tác
- Đau bệnh
- Thù hận
▪3 điều nên bồi dưỡng:
- Trình độ
- Tính cách
- Nhan sắc
▪ 3 thứ nên duy trì :
- Có nhan sắc
- Có năng lực
- Có sức hút
▪ Độc lập về 3 thứ:
- Tư tưởng
- Năng lực
- Tài chính
7 notes · View notes
jennifertple · 1 year
Text
Tuổi nào đẹp nhất trong đời: Tuổi 20 không nuối tiếc, tuổi 40 vượt qua hết thất bại, đến tuổi này thấu nhân sinh, sống thật với mình07/04/2023 21:20 PM |
Không có độ tuổi nào là đẹp nhất, cuộc sống chỉ tươi đẹp khi ta sống trọn cho hiện tại.
‏Có người bảo đó là tuổi thơ vô tư lự, cũng có người bảo đó là những năm tháng thanh xuân nhiệt huyết, lại có người bảo đó là tuổi già an nhàn… Nhưng có vẻ như con người ta thường nghĩ về tương lai hay quá khứ mà quên mất rằng độ tuổi đẹp nhất chính là hiện tại. ‏
‏Người xưa rất khôn ngoan, họ đã đúc kết mọi giai đoạn của cuộc đời bằng ngôn ngữ triết học và dặn dò thế hệ mai sau: "Không có cuộc đời hoàn hảo, chỉ có lứa tuổi đẹp nhất." Muốn sống một cuộc đời tươi đẹp, điều đầu tiên là phải hiểu "bí mật trong vẻ đẹp" của từng độ tuổi trong nhân sinh.‏
10 tuổi vô ưu
‏Người xưa nói "10 tuổi vô lo", khi còn nhỏ, chúng ta thường tràn đầy tình yêu và háo hức khám phá thế giới, suốt ngày cười nói, rong chơi, tự tại. Trong "Hoàng tử bé" có viết: "Tất cả những người trưởng thành đều từng là trẻ con, nhưng có mấy ai nhớ được điều này".‏
‏Phong Tử Khải tin rằng sự ngây thơ của trẻ con sẽ không mất bị đi: "Lần đầu tiên bước ra xã hội, nhìn thấy sự giả tạo của xã hội lúc bấy giờ, tôi chợt cảm thấy người lớn đã dần mất đi bản tính, chỉ có trẻ em là ngây thơ và có nhân cách hoàn chỉnh. Đây mới là con người thật sự."
‏Hy vọng rằng khi lớn lên, chúng ta vẫn sẽ không quên khát vọng ban đầu của mình, vẫn giữ lại sự ngây thơ trong sáng của một đứa trẻ, vẫn tò mò về thế giới ngay cả trong những ngày buồn tẻ và bất lực nhất, và vẫn sẵn sàng bao dung thế giới này.‏
Tuổi 20 không nuối tiếc
‏"Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên", tuổi 20 là tuổi "khai thiên", tuổi tràn đầy sức sống và thịnh vượng, giống như mặt trời lúc chín giờ sáng, vươn mình trước thế giới đang đợi họ ở phía trước.‏
‏Ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, hãy dũng cảm theo đuổi ước mơ, cho dù gặp phải bao nhiêu thăng trầm, bạn cũng đừng dễ dàng bỏ cuộc, hãy chiến đấu hết mình và theo đuổi ước mơ của mình.
Tuổi 30 tự lập
‏Khổng Tử nói "Tam thập nhị lập", có nghĩa là: Tuổi 30 không chỉ gánh vác chuyện cá nhân, mà còn gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông: Trên có cha mẹ, giữa có vợ hiền, dưới có con cái.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại thân. Cha mẹ già đi, bầu trời mà họ từng nâng đỡ nay sẽ phải do bạn tự nâng lấy; bạn phải trở thành mái che cả đời cho nửa kia của mình, phải che chở con cái khỏi bão giông.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại tâm. Bạn phải có tư duy độc lập, biết mình muốn gì, muốn trở thành người như thế nào, không để bị ai chi phối và có thể bình tĩnh đối mặt với mọi khó khăn.‏
Tuổi 40 tỉnh táo
‏Người đến 40 tuổi đã nếm trải cay đắng ngọt bùi của nhân sinh, họ đã sở hữu tất cả những gì nên sở hữu, trải qua tất cả những gì nên trải qua, trái tim tính toán trước kia giờ đã bình yên.‏
‏40 tuổi, cái gì cũng nhìn thấu hiểu rõ, trong lòng tự khắc nhẹ nhõm, không còn bị vật ngoài thân mê muội. Ở tuổi này, cuộc sống dần trở nên rõ ràng hơn.‏
‏Cuộc sống lúc này như những ca từ trong bản "Con đường bình phàm": Tôi đã vượt qua núi rừng và biển cả, cũng đã vượt qua biển người mênh mông, tất cả những gì tôi từng sở hữu đều bỗng tan biến như mây khói. Đã thất vọng và mất hết phương hướng cho đến khi tôi nhìn thấy con đường bình phàm. Đó là câu trả lời duy nhất."‏
Tuổi 50 hiểu mệnh trời
‏Nửa đời đã đi qua, con người ta sẽ hiểu ra luật trời: Một năm có xuân hạ thu đông, vạn vật sinh diệt, con người cũng có sinh, lão, bệnh, tử… mọi thứ đều là một chu kỳ lặp đi lặp lại. Và họ cũng hiểu ra: Nhân quả tuần hoàn, tất cả đều do tự mình tạo ra, muốn được quả lành thì trước phải gieo nhân tốt.‏
‏Sau khi hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, ta cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn trong lòng. "Sông có khúc, người có lúc, đừng cưỡng cầu", đừng bám vào danh lợi, đừng mãi vướng mắc thị phi thành bại, hãy đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống bằng thái độ cởi mở.‏
Tuổi 60 thấu nhân sinh
‏Khi một người đến tuổi 60 sẽ nghe lọt tai tất cả ngôn từ, kể cả lời hay ý đẹp và lời nói ác ý. Dù gặp phải những thăng trầm và thất bại nào, lòng họ vẫn bình thản, vì họ đã đạt được cảnh giới "không sợ chê bai, chỉ cần ngồi ngắm hoa nở hoa tàn trước hiên nhà là đủ". ‏
‏Có người cho rằng tất cả rắc rối trong cuộc sống đều đến từ "đôi tai", khi nghe người khác mắng mỏ, vu khống, cười nhạo, sỉ nhục, coi thường, con người ta sẽ tức giận. Nhưng đến tuổi 60, tâm hồn sẽ rộng hơn, có thể bao dung với người và vật, khi nghe những lời cay nghiệt cũng không lung lay. Vì khi đó ta sẽ hiểu: "Thế giới là của riêng tôi và không liên quan gì đến người khác".‏
Tuổi 70 sống theo ý mình
‏Khổng Tử nói: "Tuổi bảy mươi, hãy thuận theo lòng mình nhưng đừng vượt quá khuôn phép." Khi một người sống đến 70 ắt đã sáng suốt mọi chuyện, biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm, điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Thành công lớn nhất của một người là được sống thật và sống theo cách mình thích.‏
‏Steve Jobs nói: "Cuộc đời có hạn, chúng ta không nên lãng phí cuộc đời có hạn của mình chỉ vì sự đánh giá của người khác mà hãy làm theo tiếng gọi con tim."‏
‏Bất kể là độ tuổi nào cũng sẽ mang vẻ đẹp có một không hai ở độ tuổi đó. Hãy nhớ rằng hiện tại chính là khoảng thời gian đẹp nhất và chúng ta chỉ sống cho thời khắc này, hãy trân trọng những gì mình có.
Sưu tầm
Nguồn: Cafebiz 
31 notes · View notes
decemberwind · 11 months
Text
Tumblr media
BỐN GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI
Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?
Đời không như mơ. Rồi bạn chết. Vậy nên, vài ngày trước khi đang vắt chân lên trán suy nghĩ về cuộc đời, tôi quyết định rằng đời này, nó sẽ xảy ra trong 4 giai đoạn. Và chúng là...
1⃣ Giai đoạn 1: Bắt chước người khác
Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.
Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.
Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.
Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.
Trong một cá nhân lành mạnh "bình thường", Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.
Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.
Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.
2⃣ Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân
Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.
Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử "quan hệ" với người lạ xem sao.
Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.
Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.
Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.
Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.
Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.
Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn - hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.
Có những người "cứ mãi khởi nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những "diễn viên đầy tham vọng" vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố "lau chùi" những sai lầm như thể "giải phóng" sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc "thanh trừng" tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.
Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.
Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.
3⃣ Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý
Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.
Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.
Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.
Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.
Đối với những người "bình thường", Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.
Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.
4⃣ Giai đoạn 4: Di sản
Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.
Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.
Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.
Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.
📝 Bài học cần rút ra là gì?
Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.
Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.
Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc - tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.
Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.
Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.
❌ Xung đột giữa các giai đoạn
Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.
Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.
Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.
💔 Giá trị của chấn thương tâm lý
Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chứa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.
Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.
Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẳm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.
📌 Điều gì làm chúng ta mắc kẹt
Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.
➡ Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.
Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.
-----
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Mark Manson
23 notes · View notes
goccuathanh · 1 year
Text
Tumblr media
ĐỪNG NÓI NỮA MÀ HÃY HÀNH ĐỘNG ĐI
1. Nỗi sợ sinh ra khi bạn ngồi chờ, hành động là cách duy nhất để vượt qua nó.
2. Đừng lãng phí thời gian nữa. Khi bạn đang ngồi lướt facebook thì xã hội đã bỏ bạn quá xa rồi.
3. Đừng để công nghệ chi phối mình, dùng Internet để học, để giải trí, để kết nối, chứ đừng biến nó thành cuộc sống. Không cần thiết phải biến mình thành nô lệ của chiếc "Smartphone". Nếu đi ra ngoài chơi thì đừng cắm đầu vào điện thoại, nếu định chơi với điện thoại thì đừng ra ngoài.
4. Tiêu tiền cho đúng cách, cái gì cần dùng và có ích thì hẵng m.ua, cái gì chỉ để khoa trương thì đừng mua. Nếu vẫn sống chật vật với đồng lương mới ra trường, hay vẫn phải xin tiền bố mẹ thì đi xe đạp cũng được, không cần đi Vision hay Vespa làm gì. Đồng tiền kiếm thực sự không dễ dàng.
5. Sống có kỷ luật đi. Đừng có lười biếng, lộn xộn hay ham vui quá đà. Tự kiểm soát cuộc sống của mình, không ai làm điều đó hộ mình cả. Tuổi trẻ, đừng biến cuộc sống của mình thành 1 mớ hỗn độn.
6. Đọc sách, sách gì cũng được, miễn là đừng để não mình rơi vào tình trạng chán tư duy, chán thay đổi và thậm chí là thấy ch.án đ.ời. Tuổi trẻ, có biết bao nơi phải đến, bao người thú vị để gặp bao thứ phải học và bao điều hay ho để làm. Lúc nào thấy chán nản, nên đi mua một cuốn sách mới.
7. Đừng trì hoãn. Việc phải làm thì cần phải ép mình làm, mà làm cho xong. Ai cũng sống ngần ấy thời gian, người ta hơn nhau ở cái biết dùng thời gian ấy thế nào. Trì hoãn là lười biếng, trì hoãn là không tôn trọng thời gian của chính mình, không tôn trọng chính mình.
8. Đi thật nhiều. Mỗi bước đi xa hơn là một bước lớn khôn hơn, để biết trân trọng quãng đời này, thực ra chỉ vài chục năm, không dài như mình tưởng.
Đi đúng nghĩa của đi. Đi trải nghiệm, cảm nhận, suy ngẫm chứ không phải đi theo phong trào. Đi ào ào và chỉ để post hình thì cũng không khác gì không đi là mấy.
9. Rèn luyện sự tự tin từ bây giờ đi. Mình không tin vào mình thì không ai tin mình cả. Cũng như luyện tập thể chất, tinh thần cũng phải luyện. Nếu sợ không làm được thì phải ép mình làm, thất bại nhiều lần rồi thì khắc hết sợ.
10. Nếu sợ nói trước đám đông thì càng nên nói trước đám đông, nếu sợ giao tiếp thì càng nên giao tiếp. Tự tin không là thứ tự dưng có, nhưng chắc chắn là luyện được. Phải tự tin là mình làm được thì làm việc mới thành.
11. Sống có lý tưởng lên. Nghĩ thoáng ra, nghĩ rộng ra, làm thật nhiều vào và đừng sợ sai. Đạp lên định kiến với áp lực xã hội mà sống. Tuổi trẻ, phải sống như chưa từng được sống.
12. Phải độc lập, nhất định phải cố gắng. Tự mình học, tự mình cố gắng, tự mình kiếm việc làm, tự mình kiếm tiền, tự mình xây sự nghiệp. Rồi sau này có con cái, sẽ có nhiều hơn những câu chuyện để kể.
13. Thật ra, ước mơ không hề tỏa sáng, tỏa sáng là những người dám theo đuổi ước mơ.
14. Đến cuối cùng, cái bản thân mình muốn hướng đến không phải là kết quả, mà đó là sự hưởng thụ quá trình.
15. Cố gắng tuy hơi mệt một chút, nhưng ít nhất cảm giác luôn thấy an tâm…
Sưu tầm và tổng hợp
24 notes · View notes
len-yolo · 6 months
Text
Tumblr media
𝐶𝑜̂ đ𝑜̛𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑣𝑎̆𝑛.
Đương nhiên nhà văn đích thực thì phải cô đơn, song đó không đơn thuần là cô đơn của nhà văn. Đó trước hết và trong sâu xa là cô đơn của kẻ có tư duy độc lập và tinh thần tự do, của một cá nhân đủ mạnh để vừa ở trong cộng đồng vừa ở ngoài cộng đồng và khác với cộng đồng.
Sự cô đơn của những cá nhân không chấp nhận sự tha hóa.
Sự cô đơn của những người thường xuyên đặt câu hỏi về những thứ mà đám đông chấp nhận không suy nghĩ.
Sự cô đơn của kẻ luôn luôn giữ cho mình là một cá nhân suy nghĩ, giữa đám đông những người sợ suy nghĩ và/hoặc không có khả năng suy nghĩ.
Sự cô đơn của kẻ hiểu điều đám đông không hiểu, cảm những gì đám đông không cảm, thấy những gì đám đông không thấy. Sự cô đơn của kẻ đau những thứ mà đám đông không đau.
Sự cô đơn của những kẻ có nhiều sự sống khác nhau và sống nhiều sự sống khác nhau, giữa đám đông những người chỉ có một sự sống duy nhất để sống và thậm chí không có khả năng sống cho ra hồn một sự sống duy nhất ấy.
Sự cô đơn đó không phải chỉ của nhà văn; song, không có nó, nhà văn chỉ là giả-nhà-văn, nửa-nhà-văn, nhà văn hiểu theo nghĩa quy ước của đám đông, chớ không phải nhà văn theo nghĩa tối hậu.
Trẫn Tiễn Cao Đăng.
5 notes · View notes
peppysthings · 9 months
Text
" Sau mấy người không điềm đạm như bà chị hai kìa, suốt ngày lèm bèm, miệng oang oang như cái loa, nhức cái đầu... "
Cô gái ấy bị so sánh với mình, mình chỉ biết cố làm cho nhanh công việc đang dở để tránh đi chỗ khác, mình thấy chẳng vui khi được đem ra làm ví dụ so sánh, mình cảm thấy sượng và hơi bối rối, sợ mình trở thành cái gai bất đắc dĩ.
Người mà nói câu đó, thật sự rất thiếu tư duy, đàn ông mà so sánh vợ mình với người khác thật là tệ hại, nếu mình đủ tốt, người đàn bà bên cạnh mình sẽ chẳng trở nên xấu xí trong mắt đức lang quân.
Mà nói nào ngay, sự điềm tĩnh và yên ả trong con người mình, mình đã rèn dũa sau biến cố khiến con người mình chết đi một nửa. Ngày ấy, mình cũng ồn ào, cũng cáo gắt, miệng mình thốt ra những lời nói cay độc. Mình chẳng tài giỏi gì, chỉ là giờ không muốn nói nhiều, quản lý kiểm soát quá cũng mất, chi bằng nhẹ nhàng thoải mái, mình vì mình.
Cũng mong mình đừng bị đem vào bất cứ cuộc tranh luận cãi vã của ai, dù là tích cực hay tiêu cực. Mình là người hiểu nhất cảm giác đem đi so sánh với người khác, mình là mình, ai cũng có vấn đề riêng, có cái nhìn riêng, mỗi người là một cá thể độc lập, vậy thôi.
15 notes · View notes
phamthanhnhan1010 · 3 months
Text
20h30' đêm 30 tết, quý mão, 2023.
xuân hạ thu đông rồi lại ...xuân.
quý mão, năm mèo, năm tuổi của tôi đã đi qua một cách lặng lẽ, âm thầm đến độ tôi không biết mình có thưc sự sống trong năm vừa rồi không nữa.
quý mão, 2023. tôi sẽ khắc sâu trong tim mình những gì đã xảy ra. một chuyến trở về từ pháp những tưởng là khởi đầu của những hy vọng mới. nào ngờ đó là xuất phát của một loạt đau thương và nỗi niềm. một chuyện tình tưởng chừng trăm năm bỗng vỡ vụn. vỡ vụn không còn lại gì. thật sự là một tan hoang như một trận bão kinh thiên động địa vừa tàn phá tâm hồn. là một trận sóng thần vĩ đại nhấn chìm mọi yêu thương và kỷ niệm. còn lại gì trong tôi ngoài một trái tim đã không thể yêu thương lần nữa. tất cả đã mất hết. tôi mất tất cả rồi.
đã rơi tới đâu rồi ? những buổi trị liệu tôi thường hỏi bác sĩ như vậy. tôi còn sức lực nào để bật lên không. có ai đang nâng tôi dậy không. đến tận hôm nay, khi ngồi viết lại những dòng buồn cuối năm này, những hoang mang nghiêng ngã vẫn đang bủa vây mỗi giây mỗi phút.
tôi trân quý tình cảm của những người còn lại bên tôi. là anh hoàng. anh lì. anh gà. ba người là ba gọing kiềng đã kịp giúp tôi không tìm về cõi hư vô. nhưng ơn sâu nghĩa dầy này nguyện khắc cốt ghi tâm mong ngày đền đáp. tôi chỉ sợ, sợ rằng chính mình một ngày nào đó, sẽ không chịu nổi những dày vò này nữa. và lên đường.
những ý nghĩ lên đường về với đất thơm tho. về với vùng hoang vu mục rừa thỉnh thoảng vẫn xuất hiện. trong nhữung đêm trường giấc ngủ vắng mặt. trong những ngày dài tuyệt vọng cuồng đau. tôi sợ những ngày mà cảm xúc dâng cao cùng cực. đó là những ngày tôi yêu đuối nhất.
bác sĩ bảo những ngày đó hãy tìm một ai đó. nhất thiết phải tìm một trong ba người đó. để giải thoát khỏi địa ngục tiêu cực đang bao vây. nhưng thật khó khăn. tôi không phải là một người dễ chia sẻ. tôi rất sợ mình làm phiền người khác. tôi rất sợ mình đang cản trở công việc một ai đó. hay đang làm tắt cảm hứng vui vẻ trong một ngày của ai đó. nhất là của những người bạn thân yêu. những hôm như vậy tôi thường chạy trốn trong những viên thuốc ngủ. phải rồi, tôi bắt đầu mua thuốc ngủ cho riêng mình dù bác sĩ không cho phép. tôi cần vùi mình trong một thứ gì đó để quên thời gian. quên ngày tháng. cho thứ cảm xúc tiêu cực này qua đi. tôi biết chuyện đõ vỡ với tú chỉ là một giọt nước tràn ly trong mớ suy nghĩ hỗn tạp trước nay khiến tinh thần tôi trở nên mệt mỏi và bệ rạc. chuyện với tú chỉ là chất xúc tác cuối cùng để bùng nổ những hoang mang bấy lâu đã chôn sâu từ thời thơ bé đến giờ. chỉ cầu mong tôi không phải lạm dụng chính thứ thuốc an thần độc hại kia để rồi một ngày nào đó chính mình sẽ hối hận..
trở thành một người quá nhạy cảm, dễ rung động với vạn điều trong đời sống có phải là một đặc ân hay là một nghiệp báo. để bây giờ, chỉ một vần thơ hay cũng làm tôi vui vẻ suốt ngày dài. một đoạn nhạc buồn có thể làm tôi rơi nước mắt ngay lập tức. một cơn mưa. một màu xanh. một thành phố. một sương mù. một dốc đ���i. một hình ảnh. một tưởng tượng. tất cả đều làm con tim tôi rung lên ngàn cung bậc. tất cả đều làm tâm tư tôi dậy sóng ít nhiều. để rồi cứ phải loanh quanh trong vùng cô đơn đó trách sao đời sống mầu nhiệm đến vậy mà con người chung quanh tôi quá hời hợt. để tự chuốc lấy những cô đơn dày vò trong đêm.
tôi yêu tiếng chuông tỉnh thức của thầy nhất hạnh vô cùng. và cả những bài thơ thầy viết. có lẽ, đây chính là nguồn năng lượng vô hình duy nhất mà tôi cảm nhận được để nâng đỡ tâm hồn mình lên. bên cạnh những quan tâm yêu thương của ba người bạn thân.
nhìn lại những vỡ vụn của quý mão. tôi thấy mình may mắn vì vẫn còn ngồi đây để gõ những dòng này. có lẽ, đây chỉ là một thử thách nghiệt ngã trong cuộc đời làm người. ai rồi cũng phải đi qua phong hoa tuyết nguyệt. những cơn gió động chốn phàm trần này sẽ giúp cho tâm hồn trở nên dày dạn vững vàng. để bình tâm và trở thành những áng mây lớn, mang bóng mát cho những tâm hồn yêu đuối khác hay trở thành những cơn mưa rào để tưới tẩm những tâm hồn đang khô cằn sỏi đá chưa biết một lần rung động trước những diệu kỳ đang hiển hiện trước mắt. tôi mong là vậy. thực mong vậy.
cho một ngày cuối năm đang qua. về một ngày đầu năm đang tới. tôi sẽ ổn. sẽ ổn mà. hãy sống đi. hãy thực sự sống đi nép ơi. như một con người. giáp thìn sẽ là năm để nép vùng vẫy khỏi đống bùn này và bay cao. hãy nhớ những lý tưởng mà nép đã từng mong muốn đi. những con người đang chờ nép mang đến một nguồn cảm hứng sống đó, nép còn nhớ cảm giác đó không? đã lâu lắm rồi nép đã tự tắt ánh sáng của chính mình. sống nương tựa vào ánh sáng của kẻ khác ban phát cho. đến lúc tự mình thắp đuốc rồi. hãy đứng dậy và đi đi. nhưng đừng vào cõi hư vô. làm ơn. sẽ làm được. sẽ làm đuoqwjc. sẽ làm được. nhất định là vậy.
2024. tôi ơi. hãy cảm ơn những đau thương của năm vừa rồi thật nhiều nhé. hãy từ từ. từng chút. mỗi ngày. một niềm vui nho nhỏ thôi. rồi sẽ thành công. biết ơn thật nhiều năm 2023. biết ơn tú. biết ơn những người bạn. biết ơn mẹ đã sinh con ra. biết ơn tất cả những gì đã xảy ra.
tôi sẽ làm lại từ đầu.
tôi ơi.
2 notes · View notes
sa-sa-blogger · 2 years
Text
Làm gì có ai không muốn được người khác che chở nuông chiều. Làm gì có ai không muốn có thể vô tư thoải mái như trẻ con, được dựa dẫm dưới tán ô bảo vệ của người khác.
Nhưng rồi ai cũng buộc phải trưởng thành. Bạn không trưởng thành, cuộc đời sẽ liên tục xô bạn ngã vào những nỗi đau hay lo lắng triền miên dai dẳng, ép bạn phải trưởng thành.
Trưởng thành hiểu chuyện sớm một chút, cái giá phải trả sẽ đỡ đắt hơn một chút. Cố chấp không hiểu, cuối cùng mới là chẳng còn gì. Cố gắng độc lập mạnh mẽ, nâng cao năng lực của mình sớm một chút, ngoài đảm bảo cho bản thân, cũng sẽ có khả năng bảo vệ những người xung quanh mình.
Có một thứ duy nhất mà tôi muốn giữ trong suốt những năm tháng lớn lên đó, là nhiệt huyết. Dù thế nào, cũng mong bạn sẽ không đánh mất nhiệt huyết sơ tâm của mình.
Tôi cảm thấy thế này: mình vẫn còn trẻ, vẫn còn có thể cố gắng, vẫn còn sức lực đương đầu; vẫn có thể cười, vẫn có thể khóc, vẫn còn muốn liều mạng xông pha ngang dọc, còn muốn khao khát tung hoành bốn biển năm châu.
Bạn phải đảm bảo rằng trên thế giới này luôn có ít nhất một người thật sự yêu thương mình. Người đó là một sự tồn tại khác, hay chính bạn đều được.
-Sa-
Tumblr media
28 notes · View notes
spheredyson · 1 year
Text
Tumblr media
Nhận Định Diễn Biến Thị Trường Cuối Năm 2022 và quý 1 năm 2023 ( 5 - 12 - 2-2022 ) —- DJ đang tiến đến và nằm trong vùng phân phối và đang chuẩn bị cho 1 pha xuống .Nếu lên được 35.500 +- 200 điểm thì pha xuống sẽ dừng lại ở vùng 27.000 điểm +- 100 .Tuy nhiên nếu dừng ở vùng 34.000 điểm xong gẫy thì kịch bản xấu nhất sẽ về vùng 25.000 - 2600 Điểm .Kết thúc pha số 2 Trend giảm .Với diễn biến này Tôi duy trì qan điểm còn tiếp 1 lần nữa sau cũ sập này để hội tụ đủ 3 nhịp gẫy. Diễn biến chỉ có 1 vài kịch bản nhưng không loại trừ khẳ năng cuối nhịp này đáy ở vùng 18.000 đến 19.000 .Cho đáy của cuộc khugr hoảng 2022-2023 . —- Gold đã có 1 nhịp hồi kỹ thuật khá tốt ở vùng 1616 usd lên 1815 tương ứng với mức 200 USD với kim loại quý sau 3 quý trượt dài từ vùng 2076 USD.Diến biến nhịp tăng này có thể nên đến 1830 và sẽ giảm thủng đáy 1616 đã tạo để hướng về 1400 bắt đầu nhịp số 2.Tại nhịp số 3 khẳ năng cao vẫn sẽ chinh phục mức 1200 USD >Nói Chung là chưa có gì xứng đáng để kỳ vọng với vàng trong năm 2023 .Tiếp tục gây thất vọng lớn với giới đầu tư bởi khả năng sinh lời kém và mức bào mòn tài khoản cao.Và chúng ta vấn đang trong nhịp gẫy của vàng từ đầu năm 2022.Chưa có gì sáng cho bức tranh của vàng. —- BTC Vẫn duy trì các quan điểm về vùng 11.000 USD đến 12.000 USD điều này đã nói từ rất lâu tại vùng 42.000 USD —- USD có pha chỉnh khá sâu nhưng cũng chỉ là nhịp can thiệp cho lễ tạ ơn và noel 2022 thôi chứ vẫn sẽ đường tiến đến 28.000 VND —- Chỉ số HSI Có diễn biến xấu trong 4 năm qua và vẫn chưa có tín hiệu mới tích cực để thoát kênh giảm .Khả năng mùa đông của chứng khoán vẫn lại tiếp diễn tại trung quốc.Tại đáy kỹ thuật số 2. —- Vnindex pha hồi kỹ thuật sẽ có nhiều bất ngờ tuy nhiên viên cảnh 2023 bức tranh vấn chưa có gì sáng sủa.Vùng chinh phục 700 bởi dấu hiệu đã được xây dựng từ 3 tháng 4 năm 2020 .Đây là một tín hiệu để đưa về chỉ báo kỹ thuật sau đó mới có thể tăng lâu dài được cho chu kỳ kinh tế tiếp theo.mọi người hãy quan sát dấu mốc đó .và đấy dự là đáy tiếp theo đáy đã lập 878 tháng 11 năm 2022.Vùng 1133 - 1150 và trước noel mọi người lên cẩn trọng. Cho nhịp tiến đến vùng 700 x trong năm 2023. CÒn 1 kịch bản nữa nhưng tầm 20 - 25 tháng 12 mới rõ được.Nhưng cơ bản tầm đó là phải buông chứng khoán nhé nếu không muốn mất tết. Phần kéo lên không dành cho số đông. — Lãi xuất sẽ tăng tiếp 18-22% ngân hàng thương mại và sẽ đi ngang khoảng 2-3 quý bóp chết sản xuất và các doanh nghiệp yếu kém bào mòn doanh nghiệp tốt và thôn tính các doanh nghiệp bị mất dòng tiền do không huy động được — Bất Động sản gom mạnh và không cần suy nghĩ nhiều tại khu vự CPI thấp đã thông báo các bài trước .Mua cho một tương lai tươi sáng thập kỷ tới.Biệt thự trung cư cao cấp shophouse vẫn suy giảm tiếp trong năm 2023. ———Hoa Tàn Hoa Nở -- SphereDySon—————— Những điều cần tránh 2023-2024 A—- Kinh Tế 1 Tránh mở rộng kinh doanh vay vốn và huy động vốn kinh doanh. 2 Không hùn vốn chơi họ hụi và không cho vay tiền dưới mọi hình thức. 3 Ngày thần tài đem vàng đi bán và không mua vàng ít nhất hết quý 3 2023 4 Hai Năm tới mô hình đa cấp sẽ bến tướng và phát triển mạnh cho đến đỉnh 2025 mọi người cẩn thận với các chủ tịch
5 Không Chuyển Đổi Nghành Nghề . B —- Hoạ Hại 1 Không tập trung đông người và đi xa khỏi nơi cư chú 2 Cẩn thận ngộ độc thực phẩm và cháy nổ tiếp diễn 3 Cẩn thận tai nạn rơi từ trên cao hoặc vật từ trên cao rơi vào. 4 Đề Phòng cướp dật giết người cướp của và sát thân
5 Điện Giật Sét Đánh Tự Sát Trầm Cảm Điên Loạn —————————————————————————————- Những Điều Nên Làm ——— Lập Gia Đình ——— Đẻ Con ——— Hàn Gắn Tan Vỡ ——— Học Tập Nghiên Cứu ——— Dưỡng Sức Khoẻ Nhan Sắc ——— Duy trì nếp sống chậm và kiềm chế bản thân —————————————————————————————
6 notes · View notes
tapnhan · 1 year
Text
Tumblr media Tumblr media
Nhân dịp mùng 8 ăn nốt cái bánh chưng cho Tết được mập trọn vẹn đăng một post mở màn năm Miêu. Cuốn Zero to One này nổi từ lâu lắm rồi và cũng được xem như là cuốn sách khởi nghiệp hàng đầu được nhiều người nung nấu startup gối đầu giường vì bản thân tác giả là 1 doanh nhân và nhà đầu tư vô cùng thành công trong lĩnh vực công nghệ qua các thành tích đáng kể như là đồng sáng lập Paypal, đầu tư vào Facebook ngay từ thuở sơ khai của nó, thành lập Palantir Technologies (Paypal với FB ai cũng biết rồi nên hem phải giới thiệu có cái này chắc nhiều người chưa rõ nên nói thêm chút đây 1 công ty chuyên data-mining ban đầu bán dịch vụ cho CIA để tracking mạng lưới khủng bố ở Iraq sau đó được dùng để theo dấu vết tội phạm trộm xe và gần đây hình như là cả bùng phát của dịch Covid… ). Đại khái chú cũng là một bàn tay vàng trong làng đầu tư tuy nhiên phải cái trước nghe cái tiếng tiêu chuẩn kép, đạo đức giả, phản đối nữ quyền, ủng hộ Trump … ko có mến cái nết lắm nên cuốn này mãi cũng ko rớ. Tuy nhiên đánh giá khách quan thì đây là một cuốn sách khá truyền cảm hứng, đem lại cho người đọc tư duy khởi nghiệp chứ không phải là một công thức để khởi nghiệp hay đầu tư thành công, có nhiều phần lan man nói về các cảm quan của tác giả.
Ngoài ra nó cũng cho người đọc ít nhiều thấy thực trạng hoàn cảnh sống trong thế giới thống trị bởi các công ty độc quyền công nghệ hiện tại của chúng ta hiện nay. Kinh doanh đúng như phương châm của tác giả nói, “Competition is for losers - Muốn thành công thì phải độc quyền”
Đơn cử như Google hiện tại chiếm 85% thị phần mảng search online, Amazon với 70% thị phần mảng ebook … Đây là một thứ quyền lực vô cùng lớn mà hiện tại chưa có chế tài nào để quản lý. Tại sao chống độc quyền lại quan trọng thì đó là là một cuộc tranh luận dài giữa các trường phái chính sách kinh tế khác nhau và ko phải là chủ đề của post này tuy nhiên thực trạng hiện nay là sự thống trị của các công ty Bigtech đem lại bất bình đẳng kinh tế càng ngày càng lớn: Google kiếm được 50 tỷ đô vào năm 2012 so với 160 tỷ đô của toàn bộ ngành công nghiệp hàng không và 21% trong đó là lợi nhuận, hơn gấp 100 lần profit margin của toàn ngành hàng ko vào năm đó. Nhiều tiền như vầy nhưng do bộ máy đã được tối ưu hoá rồi nên không thể tạo thêm được công ăn việc làm (thậm chí càng tối ưu hoá càng cắt giảm nhân xự) cũng như vì lớn mạnh quá rồi chả phải cạnh tranh với ai nên cũng khỏi phải lo đầu tư quảng bá để kiếm thêm người dùng nên cash để đấy chỉ lôi ra mua lại chính stock của bản thân. Đã giầu lại tiếp tục giầu thêm. Ai làm việc trong bigtech thì thích chứ bên ngoài thì càng ngày người ta càng lo ngại quyền lực của các đại gia công nghệ này sẽ trở thành mối đe doạ cho nền dân chủ và tự do của thế giới.
HBO có cái bộ comedy TV series Silicon Valley về châm chọc, trào phúng về chủ đề công nghệ, startup rồi bigtech chất như nước cất. Rất nhiều nhân vật trong đó được xây dựng (và chế) từ hình ảnh các đại gia bigtech ngoài đời thực: tỷ như Gavin Belson từ Google CEO Larry Page, Peter Gregory từ tác giả Peter Thiel (giống dữ nhưng mà biên kịch có từ chối bảo ko phải) … Đây là cũng là 1 trong những tv series yêu thích của mình nên rất recommend các bạn coi.
2 notes · View notes
vietnix · 1 year
Text
Marketing là gì? Tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh hiện đại
Marketing là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của giới trẻ hiện nay. Để giành được lợi thế cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt, việc áp dụng các chiến lược và kỹ thuật marketing hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công trong kinh doanh.
Như vậy, ngành marketing không chỉ đơn thuần là quảng cáo hay bán hàng, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Nó đòi hỏi người làm marketing phải có khả năng xác định nhu cầu của thị trường và xây dựng chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng.
Đối với những ai đang tìm hiểu về ngành này, Vietnix sẵn sàng cung cấp những kiến thức cơ bản về marketing. Bạn sẽ được tìm hiểu về các phương pháp và công cụ marketing hiện đại, cũng như các hình thức quảng cáo trực tuyến, tối ưu hóa SEO, email marketing, content marketing, v.v.
Ngoài ra, bạn còn được hướng dẫn về công việc của một nhân viên marketing, bao gồm cả việc phân tích thị trường, xây dựng chiến lược marketing, triển khai chiến dịch quảng cáo, và đo lường hiệu quả.
Để trở thành một chuyên gia trong ngành marketing, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích và đưa ra quyết định, và đặc biệt là khả năng làm việc độc lập và đội nhóm.
Với mong muốn giúp các bạn nắm bắt được tất cả những điều này, Vietnix cam kết đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và hữu ích trong lĩnh vực marketing. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và đưa doanh nghiệp của bạn đến với những khách hàng tiềm năng nhất!
Nguồn: instapaper.com/p/vietnix
1 note · View note
minhhieu711 · 1 year
Text
Omertà – Luật Im Lặng!
Tumblr media
“Omertà: Luật danh dự của người Sicily, nghiêm cấm tố giác hành động phạm tội của những người có liên quan (Từ điển Oxford).”
Chẳng có ai viết về Mafia hay như Mario Puzo, chân thực, sắc sảo, tràn đầy những âm mưu, quỷ kế, nhưng không thiếu tình người.
Một thế giới rộng lớn, đen tối, loạn lạc, và tất cả đều vận hành dưới một bộ luật tối cao, Omertà, bộ luật của sự câm lặng, làm thinh, không hé răng với bất kỳ một ai, đặc biệt là giới công quyền về những điều đã được mắt thấy tai nghe khi sống trong thế giới này. Nền tảng của Omertà phải đến từ sâu thẳm trong những mối liên kết máu thịt, những người Sicily nói riêng và giới Mafia nói chung đều hiểu, chỉ có những người thân trong gia đình là những người được học và thực hành Omertà triệt để nhất.
Điều gì sẽ xảy ra khi Omertà bị phá vỡ, chúng ta còn tin được ai nữa khi chính máu mủ ruột già lại phản bội ta…
Tập truyện cuối cùng của Mario Puzo bắt đầu bằng cái chết của ông trùm quyền lực nhất đương thời – Raymonde Aprile, ông hoàng bóng đêm, giáo chủ của những tên tội phạm. Chi tiết này khá giống với vụ ám sát Don Corleone trong truyện Bố Già, nhưng khác ở đây là ông trùm không thoát nạn.
Cả 3 đứa con đẻ của Don Aprile đều có cuộc sống của những người “đàng hoàng”, không một chút dính dáng đến người cha đáng sợ của mình. Những đứa con này sẽ mãi mãi không biết gì về ông, nếu không xảy ra biến cố gia đình lớn lao kia.
Có lẽ không cần nói nhiều đến cốt truyện, Luật Im Lặng là hơi thở cuối cùng của Mario Puzo vào thế giới hiện đại, nơi không còn thích hợp cho những Mafia của chế độ cũ, của những luật lệ đáng được tôn trọng. Thế giới mới chỉ cần Tiền! 
Tổ chức chống tội phạm lớn nhất nước Mỹ, FBI đã tìm ra một công cụ tuyệt vời để càn quét, tiêu diệt tất cả những gia đình Mafia quyền lực của nước Mỹ. Cũng không phải một kế sách gì mới, chỉ một chiêu phản gián có từ thời Tam Quốc, nhưng được các công bộc của nhân dân sử dụng rất hiệu quả. Omertà cũng có thể bị phá vỡ trước những ngón tay của luật pháp, miễn là biết nắm vào đâu và tạo ra một sức ép lớn bao nhiêu.
Nhân vật nữ trong Omertà được khắc hoạ sắc sảo và có tính cách nổi bật hơn nhiều so với cánh đàn ông.
– Nicole: cô con gái luật sư của ông trùm, độc lập, tư duy sắc bén, phản biện nhanh nhạy, ương bướng nhưng không quá cứng nhắc. Nàng dám ngủ với cả kẻ thù chỉ để làm nguội đi sự nghi ngờ của hắn, nhằm đạt được mục đích trả thù cho cha. Nàng đúng là một Mafioso đích thực.
– Rosie: người yêu và vợ tương lai của con nuôi nhà Aprile, một con cái điển hình, ham mê nhục dục, thích đắm mình trong xa hoa, nhưng cuối cùng cũng vì tình yêu mà bỏ cả thành thị, em cùng chàng vế chốn thôn quê. Nhưng trước khi rửa tay chậu vàng, nàng vẫn kịp góp công xin tiết đôi song sinh sát thủ (cả 2 đều “được” ngủ với nàng). Nàng cũng Mafioso chả kém.
Tumblr media
Omertà đã bị phá vỡ, nhưng chính nghĩa chưa thắng được hung tàn, nó chỉ đổi lốt và tiến hoá để thích nghi cho một cuộc sống mới.
“Đạo cao một thước, Ma cao một trượng”.
Hiếu Minh
2 notes · View notes
decemberwind · 11 months
Text
Tumblr media
BỐN GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI
Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?
Đời không như mơ. Rồi bạn chết. Vậy nên, vài ngày trước khi đang vắt chân lên trán suy nghĩ về cuộc đời, tôi quyết định rằng đời này, nó sẽ xảy ra trong 4 giai đoạn. Và chúng là...
1⃣ Giai đoạn 1: Bắt chước người khác
Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.
Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.
Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.
Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.
Trong một cá nhân lành mạnh "bình thường", Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.
Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.
Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.
2⃣ Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân
Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.
Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử "quan hệ" với người lạ xem sao.
Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.
Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.
Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.
Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.
Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.
Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn - hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.
Có những người "cứ mãi khởi nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những "diễn viên đầy tham vọng" vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố "lau chùi" những sai lầm như thể "giải phóng" sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc "thanh trừng" tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.
Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.
Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.
3⃣ Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý
Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.
Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.
Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.
Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.
Đối với những người "bình thường", Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.
Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.
4⃣ Giai đoạn 4: Di sản
Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.
Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.
Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.
Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.
📝 Bài học cần rút ra là gì?
Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.
Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.
Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc - tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.
Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.
Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.
❌ Xung đột giữa các giai đoạn
Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.
Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.
Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.
💔 Giá trị của chấn thương tâm lý
Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chứa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.
Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.
Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẳm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.
📌 Điều gì làm chúng ta mắc kẹt
Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.
➡ Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.
Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.
-----
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Mark Manson
14 notes · View notes