Tumgik
#hữu duyên
Text
Tumblr media
“Muốn gặp người xuất sắc thì bạn cũng phải trở nên thật xuất sắc, mình từng đọc một đoạn thế này: “Đừng cố đuổi theo một con ngựa mà hãy dùng thời gian đó để trồng cỏ, đợi đến khi xuân về hoa nở sẽ có một bầy ngựa đẹp cho bạn lựa chọn.” Bạn có cố làm thân với ai, cũng chỉ là thứ tạm thời, người bị thu hút bởi tài năng của bạn mới trở thành lâu dài. Bản thân là cây ngô đồng thì phượng hoàng mới đậu lại, bản thân là biển cả thì trăm sông mới đổ về.”
- st @decembergirlloverain
FR 01092022
255 notes · View notes
banmaihong · 5 months
Text
Hạnh phúc lớn nhất trong đời chính là có một người thực sự hiểu mình!
Cuộc sống tựa như một dòng sông xinh đẹp, không ngừng chảy. Và trên hành trình dài của cuộc đời này, bạn có còn nhớ một người thực sự hiểu mình không? 1. Không dễ để tìm được một người thực sự hiểu mình Trong lòng mỗi người đều có một thế giới nhỏ bé, đầy niềm vui, khổ đau, sự bối rối và mong đợi của riêng mình. Khi gặp khó khăn, ta mong có ai đó có thể lắng nghe nỗi thống khổ của mình và nhẹ…
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
dammymoingay · 2 years
Text
Hắn xốc khăn hỉ trùm đầu của ta
Hắn xốc khăn hỉ trùm đầu của ta
Tác phẩm: Hắn xốc khăn hỉ trùm đầu của ta Tác giả: Tử Căn Thể loại: đô thị tình duyên, tình hữu độc chung, võng du toàn tức, ngọt hài, ngụy cưới trước yêu sau Độ dài: 65+1 (more…)
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
mafiatsunafish · 22 days
Text
Tumblr media
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ;
vô duyên đối diện bất tương phùng
So, this is the full version of the proverb.
102 notes · View notes
nhanam · 3 months
Text
Tumblr media
Chào các bạn, các bồ, các bro, các brồ mê sách vở văn chương và những thứ kỳ lạ khác và (không thể tin nổi) vẫn chưa bỏ follow Nhã Nam trên tumblr thân thương đang chìm sâu vào flop era trên nền nhạc lofi giữa vòng xoáy của mạng xã hội ngày càng hư vọng và cuồng điên này.
Vẫn là tôi đây, admin của nhiều ngày hôm qua với những cảm hứng bụi bặm nay không dưng được mang ra phủi trong cơn hưng cảm và tuổi già đã bào mòn cả thể chất lẫn tâm thần hồn (và cả đàn mèo của tôi nữa, nếu các ngài vẫn nhớ).
Tumblr media
Ngạc nhiên chưa, dường như bằng sức mạnh nội tại và hào quang chính mình không sở hữu, trải qua mấy bận bể dâu (đọc: covid và suy thoái kinh tế hay những thứ tương tự thế), tôi vẫn chưa chết và cũng chưa bị đuổi việc. Tắm mình trong ánh sáng chói lòa của cuộc giác ngộ, về một điều gì đó mà chính tôi cũng chưa hay, có thể là mình vẫn còn quá trẻ để chết? hoặc (!), đã đủ già để trúng quả bằng cách thôn tính luôn cái trang tumblr mà chính công ty chủ quản có lẽ cũng đã lãng quên này, để làm một cái gì đó, thật đen tối, thật hắc ám đầy khả ái và ngây ngất lòng người?
Nghĩ là nằm, tôi quyết định sẽ từ trong chăn ấm đệm êm mà hồi sinh trang tumblr này. Tranh thủ đổi pass để không ai ngoài tôi có thể vào đây, để sau này nhỡ có mệnh hệ gì sẽ lấy cái mạng xã hội không ai cần này làm điều mờ ám!
Tumblr media
(cận cảnh tôi thi triển phép hồi sinh)
Tumblr media
(rare footage của tôi cười gian ác trong ảo tưởng hắc ám của chính mình)
Quyết định trở lại tumblr lần này, tôi đã suy nghĩ rất lung, số thời gian tôi bỏ ra để trăn trở về số mệnh của mình và tumblr này ước tính phải bằng trung bình cộng của những thoáng tôi đã thiếu rực rỡ ở nhân gian suốt mấy năm qua và nhiều ngày bước quá chậm giữa thế gian vội vã cùng cả những lít nước mắt tôi khóc thương cho sự kém cỏi của chính mình. Tôi nghĩ, phải làm sao để lại không burn out, sớm post bài tối buồn, nay hăm hở log in mai đến click một cú chuột cũng thấy quá sức...
[tua nhanh qua đoạn sau đó tôi sa vào trăn trở làm sao học hết được nhân sinh??]
Thế rồi, tôi cho rằng mình cần vạch ra vài ranh giới, để nếu may mắn, tumblr này có thể tiệm cận với thứ tôi hình dung và muốn nó trở thành hơn, và cũng để bảo vệ sức khỏe tinh thần bản thân:
Tôi sẽ đăng bài với tư cách là một người đọc trước, một người làm sách và (cần phải) quảng bá bán sách sau. Tumblr từng là nơi giới thiệu tôi tới nhiều cuốn sách hay, tác giả thú vị và khích lệ tôi yêu đọc sách, cũng là nơi nối duyên tôi đến với Nhã Nam, nên tôi rất hy vọng có thể biến trang tumblr mình cai quản thành một nơi lan tỏa những điều dễ chịu như vậy. Dù sao, cũng đã có nhiều kênh để các b(r)ồ bị/được dẫn dụ vào những cái bẫy mua sắm êm ái rồi, và tôi cũng không nghĩ những lời mình uốn lưỡi cú diều ở một trang blog tại một mạng xã hội flop bậc nhất này có thể khiến doanh thu công ty tăng vượt bậc cá chép hóa thuồng luồng rồng bắn điện pika. Chúng ta ở đây thở và đọc sách (Nhã Nam!) vậy thôi.
Để cho xứng với cái danh flop, tôi sẽ ưu tiên những cuốn sách "flop" - sách ít được lên sóng ở các mạng xã hội khác của Nhã Nam, sách ế, sách "hình như" ít ai để ý, sách tôi thực sự đọc và muốn chia sẻ,... Ngoài ra tôi cũng muốn ba la bô lô về những cuốn sách chưa được Nhã Nam xuất bản, mong được Nhã Nam xuất bản,... Nếu bạn cũng có những cuốn sách như vậy, hãy đến đây với tôi! *vỗ ngực bộp bộp* Vì hai tiêu chí trên, có lẽ tôi cũng sẽ không thể đăng bài thường xuyên hay định kỳ được, mong các b(r)ồ thông cảm. Nhưng tôi nhất định sẽ dành thời gian suy ngẫm để tăng chất lượng bài đăng cũng như tổ chức thêm nhiều trò chơi độc lạ.
Một điều nữa, tôi xin phép sẽ không trả lời những câu hỏi về việc cộng tác với Nhã Nam (bao gồm việc gửi bản thảo về đâu, như nào hay nội dung bản thảo...) bởi: 1) Những câu hỏi đó đã được trả lời và gắn tag (hỏi đáp | liên hệ) để ngay trên phần info, mong các bạn chịu khó lội lại 2) Việc trả lời rốt ráo những vấn đề đó nằm ngoài quyền hạn của admin tôi, mà tôi thì thực sự không muốn dăm bữa nửa tháng lại nhai đi nhai lại những câu trả lời trớt quớt không giải quyết được vấn đề gì (và chúng quả thực là những vấn đề tôi không thể giải quyết?!) 3) Mọi thông tin về tuyển dụng CTV chắc chắn sẽ luôn được đăng tải minh bạch và rõ ràng trên các kênh truyền thông chính thức dễ tiếp cận dễ liên hệ hơn của Nhã Nam như fanpage Facebook hay Instagram. Các bạn theo dõi những kênh đó sát sao là được. Ngoài ra thì các b(r)ồ muốn tâm sự dày mỏng gì (ưu tiên về sách) admin tôi cũng sẵn lòng đón tiếp. Chat trực tiếp, hỏi ẩn danh, tag thẳng mặt... gì cũng được. Nếu khó quá tôi sẽ lờ đi.
Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè gần xa bà con follower lối xóm đã đến chung vui buổi hồi sinh này cùng gia đình chúng tôi. Cảm ơn các b(r)ồ đã đọc đến tận đây và vẫn nương tình mà không unfollow. Cảm ơn các bạn vẫn nhớ đến và nhắn hỏi, ở đây và nhiều nơi khác, khiến tôi cảm thấy lưới nhện liên kết mỏng manh và lỏng lẻo này vẫn đủ sức giữ chúng ta đâu đó trong nhau. Hẹn gặp lại ở những cuốn sách chúng ta sẽ cùng đọc và cùng say mê!
Tumblr media
Sau đây tôi xin hát một bài để khép lại chương trình come back.
youtube
Hát xong tôi xin làm ending fairy.
Tumblr media
85 notes · View notes
nhu-an · 21 days
Text
“你信不信,有些事,上天让你做不成,那是在保护你 ,别抱怨别生气。 世间万物都是有定数的,得到未必是福,失去未必是祸。人生各有渡口,各有归舟,有缘躲不开,无缘碰不到,缘起则聚,缘尽则散。得之我幸 ,失之我命。如果走不出内心的执念,到哪里都是牢笼。我们要做的就是过好每一个现在,这是我们对抗世界的最好方式,也是我们拥抱世界的最佳方法”
Bạn tin không, có một số việc ông Trời khiến bạn làm không thành chính là đang muốn bảo vệ bạn, nên đừng phàn nàn và tức giận. Vạn vật trên đời đều cố số phận, có được chưa hẳn là phúc, mất đi chưa hẳn là họa. Ai cũng có bến đò của riêng mình, ai cũng đó chuyến đò về, hữu duyên tránh cũng không được, vô duyên chạm cũng không tới, duyên đến thì hội ngộ, duyên tan thì chia ly. Có được là may mắn, mất đi là số phận. Nếu không thể thoát ra khỏi nỗi ám ảnh trong lòng thì đi đến đâu cũng là giam cầm. Điều chúng ta cần làm là sống tốt từng phút giây hiện tại, đó là cách mà chúng ta đối đầu với thế giới, cũng là cách tốt nhất để chúng ta ôm lấy thế giới này.
- Như An dịch
Tumblr media
57 notes · View notes
nguyet-quang · 7 months
Text
Tumblr media
VIÊN NGỌC QUÝ: 12 NHÂN DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
(12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã)
Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với nhau), 12 liên hoàn (liên đới và trở lại). Tùy khả năng đoạn một khoen là cả vòng 12 khoen tan rã. Sao mai vừa mọc ngày mồng 8 tháng 12, Bồ tát Cồ Đàm chứng ngộ Lý Duyên khởi tức 12 nhân duyên này. Từ đó, Ngài dùng ánh sáng duyên khởi làm đuốc soi đường, mở cửa bồ đề cho thế gian chúng sanh. 12 vòng (khoen) nhân duyên là:
1. Vô minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh sắc
5. Lục nhập
6. Xúc
7. Thọ
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Sanh
12. Lão tử
Chúng ta hiểu từng nhân duyên như sau.
1. VÔ MINH
Vẽ hình ảnh bà già mù chống gậy đi trong rừng xương. Rừng xương vì xương sống, xương sườn chúng ta đã bỏ từ bao kiếp luân hồi. Mù là không sáng, khởi niệm quên lửng chân không diệu tánh. Rừng là cũ kỹ, rậm rạp là nhiều. Con đường toàn xương chúng ta đã đi từ vô thủy, chúng ta đã biết chán chưa? Chúng ta còn đăm đăm trước mắt chuyện con rắn, heo, gà trước mắt. Còn tham lam, giận hờn cả ngày, đâu có thời gian nhận được mình là bà già mù đi trong rừng xương.
Quán duyên khởi, thấy mối tương quan của vạn pháp, huyễn sanh, huyễn diệt. Người có trí biết thương kẻ đồng nghiệp, tha thứ khoan dung những mê dại. Một lòng từ bi hỉ xả để độ tha. Vô minh là khởi niệm khiến quên mất chân tánh và mất sự sáng suốt của trí tuệ. Do vô minh nên mới tạo nghiệp thiện hay ác để tiếp nối vòng luân hồi sanh tử là hành. Cho nên vô minh (là hoặc, nhân) duyên hành (nghiệp, quả).
Thập triền (phẩn, phú, hôn trầm, thụy miên, hỷ du, trạo cử, vô tàm, vô quý, khan và tật đố). Triền là dây trói buộc chúng sanh, khiến chúng ta không ra khỏi sanh tử được mà bị ràng buộc hoài, không thoát khỏi được sợi dây ái nhiễm, dục nhiễm mà được lên bờ giải thoát an lạc. Thập triền này là thức ăn của vô minh. Khi vô minh bị đoạn trừ thì minh khởi.
Chúng ta cần phải làm giàu trí óc mình, thay đổi hiểu biết và chuyển hoá mình bằng những kho tàng tri kiến của các bậc cổ đức, cần mở mang và hoàn thiện tâm hồn bằng những dấu vết bước đi của người xưa. Chìa khóa hạnh phúc là tánh giản dị. Do đây ta có đầu óc rảnh rang để lo sự nghiệp tâm linh, không chăn ba con gà, rắn và heo nữa.
2. HÀNH
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: nếu mình nói hay hành động với tâm thanh tịnh hay ô nhiễm thì an vui hay khổ não sẽ theo liền với mình như bóng theo hình hay như bánh xe lăn theo dấu chân con bò.
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Ta nói hay hành động
Khổ não sẽ theo ta
Như bánh xe lăn theo
Bước chân của con bò.” [26]
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Ta nói hay hành động
An vui sẽ theo ta
Như bóng chẳng rời hình.”[27]
Như anh thợ gốm đang nắn chiếc bình. Nắn khéo thì bình đẹp (thanh tịnh). Vụng thì bình méo (ô nhiễm). Hãy nắn cẩn thận tức là chính thân miệng ý hiện tại đang tô điểm hoặc bóp méo tương lai của chúng ta. Lành thiện thì cuộc đời mai sau sẽ huy hoàng. Mê dại xấu ác thì thảm hại đáng thương đang chờ đợi, tức hành vi hiện tại đem quả báo mai sau nên Hành duyên Thức, nghĩa là những hành vi hiện tại có năng lực tiềm ẩn, điều khiển thúc đẩy tâm thức trong chiều sâu, để dẫn dắt hữu tình đi đến tương lai. Nghiệp thường xuyên thay đổi theo tâm biến hoá của mình như người thợ tùy sở thích mà nắn vạn hình thiên kiểu.
Nương lời dạy của Đức Phật, biết rõ hành uẩn duyên sanh, vô thường vô ngã, nhờ định lực, hành vô hành, đắc vô đắc, có thể dừng bước trên con đường sanh tử vô tận. Kinh Tương Ưng III, Phẩm Tham Luyến[28] , Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.”
Đức Phật dạy sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư là tâm suy nghĩ về sắc thanh hương vị xúc pháp, 6 trần gọi là Hành. Tư là động lực đưa đến tái sanh, tức là tùy bàn tay khéo vụng mà thành bình đẹp xấu. Ý nghiệp là căn bản sanh tử. Tâm trong sạch là gốc giải thoát. Ý thanh khiết là nền tảng tiến hóa. Ý nghiệp niệm niệm phan duyên, kích động sáu căn, dung thông khắp cơ thể. Bao nhiêu nghiệp thiện ác nặng nhẹ, ý đều làm chủ. Ý nghiệp vi tế rất khó khăn cho chú mục đồng chăn giữ. Chúng ta phải tự điều phục tâm mình như Kinh Pháp Cú dạy:
“Người dẫn thủy, dẫn nước;
Kẻ làm cung, nắn tên;
Người thợ mộc, uốn ván;
Bậc chí thiện, tự điều.”[29]
Tâm ta như một dòng sông. Sự chuyển động của dòng sông là tổng hợp của tất cả những chuyển động từng giọt nước. Cũng thế, tâm chúng ta là một chuỗi thiện ác, vui buồn yêu ghét. Sự liên tục xê dịch, đổi dời, triền miên chuyển động biến hóa này là Hành ấm. Rời các niệm tưởng suy nghĩ không có hành ấm nên nói hành vô ngã.
3. THỨC
Tranh vẽ cảnh chú khỉ nhảy từ cành này sang cành khác. Cành cũ (nghiệp cũ) đã khô cằn, cành m���i trĩu đầy quả (có thể lành hay độc). Tâm thức thật thể ở khắp pháp giới nhưng vì vô minh cứ gặp cảnh là thọ khổ vui, khởi yêu ghét. Không ngờ đã mắc chỗ đầu thai đem đến danh sắc. Thân sau gọi là tái sanh. Thân này là hậu quả của năm uẩn cũ. Thần thức theo nghiệp chịu báo tái sanh để đền ơn hay trả oán hoặc hưởng phước hoặc chịu tội gọi là thức duyên danh sắc.
Tâm thức là một chuỗi biến đổi duyên sanh làm sống bào thai và là cái biết của sáu giác quan sau này. Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì thân trung ấm dấy niệm thương mẹ. Nếu là con gái thì thân trung ấm dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ, nên nó là hành duyên thức. Cái hành nó chuyền níu qua thức.
Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố là mạng sống, hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức) và thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức A-lại-da. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Thức tâm là danh (phần vô hình), phôi thai là sắc (hữu hình) nên bảo thức duyên danh sắc, thức leo qua danh sắc.
Lớn lên khi sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh phân biệt sáu thức. Nếm mật ong thì ngon ngọt, ăn ‘cơm không’ ta thấy vị lạt nhạt nhẽo. Các thực phẩm mỗi thứ, một vị nhưng khi bài tiết ra, chúng chẳng khác nhau. Cái tô so với cái tách là lớn nhưng so với cái chậu lại bé. Tâm phân biệt theo nghiệp mà nhuốm màu vạn vật. Thế giới sáu trần chính nó tạo ra toàn những bất đồng. Đường ngọt, muối mặn, khổ vui, động tĩnh chung quy cũng chỉ là nhân duyên sanh nên vô ngã, vô thường, khổ và không. Chỉ cần chúng ta luôn tự chủ và sáng suốt. Những cảm giác khởi lên chúng ta ghi nhận, biết rồi để mặc chúng tan đi với tánh cách vô thường của chúng. Vọng tâm như con khỉ nhảy nhót, ưa thích rồi chán bỏ, rồi lại ưa thích rồi lại chán bỏ… giác quan tiếp xúc sự vật. Yêu và ghét phát sanh. Thế là có anh si mê đứng đấy. Nhưng với chánh niệm thì đấy là lúc trí tuệ phát sanh. Bắt buộc phải có mặt ở một nơi mà các giác quan bị quấy rầy. Đừng ngại, giác ngộ không có nghĩa là điếc hay mù, chỉ cần chánh niệm, không dính mắc. Bản chất là ảo ảnh nên sáu trần tự trôi qua. Điều cần yếu là phải học cách kiểm soát và làm chủ con khỉ. Tám thức phân biệt tài tình tuyệt diệu.
1. Nhãn thức tâm vương là chủ tể biến ra thế giới màu sắc, hình tướng.
2. Nhĩ thức tâm vương biến ra thế giới âm thanh.
3. Tỵ thức tâm vương biến ra thế giới thơm hôi.
4. Thiệt thức tâm vương biến ra thế giới ngọt chua.
5. Thân thức tâm vương úm bala biến ra thế giới nóng, lạnh, trơn và rít.
6. Hoàng đế ý thức tâm vương tài ba lanh lẹ, quán xuyến vào các pháp trần, chiếu rọi quá khứ, hiện tại, vị lai và thống lý cả năm quốc gia trên.
Năm thức trên tuần nghiệp theo duyên biến ra năm trần cảnh, kiến hoặc chấp năm trần là thật. Ý thức phân biệt xấu đẹp hay dở là tư hoặc. Kiến hoặc, tư hoặc là gốc trầm luân. Ai chăm quán vô ngã, vô ngã sở thì ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí, mở đường cho tạng thức trở về đại viên cảnh trí, thành chánh đẳng chánh giác.
Thật ra nhãn thức không nhìn thấy cảnh bên ngoài đâu.
a. Thần kinh: ta đang nhìn sự vật ở thần kinh trong con mắt. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào bông hoa ở ngoài vườn, phản chiếu qua con ngươi vào thị giác thần kinh.b. Bóng ảnh: tâm liền thấy một bóng ảnh gọi là nhãn thức đã sanh.c. Bóng ảnh theo nghiệp người: theo nghiệp người, cha mẹ, gia đình, nhà trường đã dạy ta gọi là hoa vạn thọ…Trước kia ta yên chí là ta thấy bông hoa thật ở ngoài vườn. Đâu ngờ mình chỉ thấy bóng ảnh ở thần kinh của nghiệp người, theo duyên hiện lên gọi là nhãn thức sanh; rồi lại theo duyên tan đi, gọi là nhãn thức diệt.
Bóng ảnh này không phản ảnh trung thành sự thật đâu. Nó theo duyên ánh sáng mặt trời, giả hiện trong lòng mắt đang tối của loài người. Mắt cua tròn xoe lồi ra ngoài hẳn lãnh tia sáng một cách khác. Bông hoa hiện lên hẳn cũng phải là một hình sắc khác. Các công nghệ sản xuất gương hiện nay minh chứng điều đó cảnh vật tuần nghiệp phát hiện. Thế cho nên, nhãn thức hư vọng vô ngã và nhãn thức hư vọng thế nào thì năm thức kia cũng vậy.
4. DANH SẮC
Phật dạy vẽ một chiếc thuyền đang chở bốn thùng đồ vật (đất, nước, gió và lửa). Vọng thân như con thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Danh là tâm (sắc là đất nước gió lửa) chính những yêu ghét mừng giận của chúng ta hàng ngày đưa chúng ta đi đầu thai, như khỉ theo nghiệp leo trèo mà có lên hay xuống. Đức Phật gọi bào thai là danh sắc.Tâm là danh, người chèo lái con thuyền tức thức A-lại-da. Một khi thân đã thành tựu hoàn mãn rồi, thức này sẽ lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Cái nghiệp (vọng thân) của mình như thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Có Danh Sắc bào thai thì có sáu căn. Nên danh sắc duyên lục nhập.
5. LỤC NHẬP
Lục Nhập là sáu căn (bào thai hoàn mãn ra khỏi bụng mẹ). Phật dạy vẽ nhà có sáu cửa vì sáu trần sẽ từ sáu căn đi thẳng vào tâm.Căn nhân trần phát ra cái biết và trần nhân căn mới có tướng hiện; từ đó thức phân biệt là đầu mối chia chẻ nhị biên, khiến ngã tánh sai lầm mọc rễ. Chủ thể nhận thức (tâm) và đối tượng nhận thức (cảnh) dựa nhau đồng khởi là do môi giới sáu căn. Kinh Lăng Nghiêm[30] , mười phương Như Lai khác miệng đồng lời xác nhận rằng: “Đầu nút câu sanh vô minh khiến luân hồi sanh tử chính là sáu căn, cho nên y sáu căn mà cởi gỡ thì được tịch thường đạo quả an vui giải thoát” (Tri kiến lập tri tức vô minh bản; tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn). Thế thì sở dĩ bây giờ chúng ta là chúng sanh và Phật là bậc thánh vì ngài khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì không khởi niệm, còn mình thì mở tung các căn như căn nhà mở toang các cửa để thu nạp và lãnh trần cảnh, rồi tính toán khôn dại, hơn thua, lợi hại. Thế là vô số tham, sân, si khởi dậy và tạo ra nghiệp sát, đạo, dâm, vọng…Do có sáu căn mở toang tiếp cảnh ngoài nên có xúc chạm, vì thế lục nhập duyên chuyền níu qua xúc.
6. XÚC
Căn trần xúc chạm (mắt xúc trần, tai xúc thanh, mũi xúc hương, lưỡi xúc vị, thân xúc chạm và ý xúc pháp) nhưng nguy hiểm nhất là nam nữ hai thân xúc chạm. Đây là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Thân này là quả của dục nhiễm. Rồi trong lúc có thân, chúng ta lại tiếp tục tạo vô số các nhân mới để tạo quả vị lai. Hàng ngày yêu thích cái áo này, ký tên với cây viết này mới chịu, làm việc với người mình hạp, chỉ thoả mãn với món ăn mình thích, chỉ nói chuyện hay email với người mình ưa… những việc nho nhỏ đó đều biểu lộ chủng tử lòng ái nhiễm, lòng tham ái của con gà hay bồ câu và ta cứ vô minh, vô tình hay cố ý tạo những hạt giống chủng tử đó.
Thế nên bổn phận đầu tiên của người xuất gia là hộ sáu căn (hộ mắt đừng để thấy sắc ái nhiễm, hộ tai đừng nghe tiếng bậy, hộ lưỡi đừng thốt lời ám muội, hộ mũi đừng ngửi hương son phấn, hộ thân đừng đam mê xúc chạm, hộ ý đừng để tư tưởng bất chính khởi lên). Quán thân do bốn đại đất nước gió lửa giả hợp, không ta, không người, không thọ và không mạng. Sự xúc chạm là pháp không có. Chỉ có sự có mặt hai duyên căn trần. Rộng quán sát sẽ thấy tất cả vạn pháp đều không tự có. Thực sự chỉ là sự có mặt của duyên. Ai am hiểu sự thật này là hiểu Phật pháp. Không nhận thức được thật tướng của các pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính mình, không có chánh kiến là vô minh. Bà già mù vô minh vẫn ngự trị muôn loài cho tới bao giờ chúng ta chịu mở mắt theo ánh sáng giác ngộ của Như Lai.
7. THỌ
Hàng ngày chúng ta thọ cơm, thọ nước uống, thọ dưỡng khí vào, thọ hơi ấm mặt trời. Rồi chấp thủ đất, nước, gió, lửa vô thường này là ta. Thân kiến là gốc tất cả tà kiến. Cho thân là ta nên mỗi khi căn chạm cảnh, tâm liền thọ trần mà có khổ vui. Tất cả chỉ có thọ ấm vọng lãnh nạp hư phát minh mà thôi. Thọ uẩn là yếu tố kích thích, trói buộc và sai sử chúng ta rõ ràng nhất.
Thọ thì khổ vì có nhận lãnh là có khổ. Thọ thân này là thân riêng của ta. Thọ tâm này là tâm riêng của ta là cái thọ đầu tiên để từ đó có những cái thọ khác. Nào là thọ cái ăn, thọ cái mặc, thọ cái ở, thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, thọ những cái làm ta thích thú, thọ những cái cần thiết, thọ những cái không cần thiết, rồi thọ những cái xa xỉ, thọ những cái thừa thãi, vô ích vì thói quen góp nhặt tham lam không thể bỏ qua. Mỗi chúng sanh, mỗi cuộc đời là một chuỗi những thọ nhận liên tiếp.
Thọ cuộc đời là một trường đau khổ (khổ đế: tám khổ). Còn nhiều nỗi khổ khác do thọ mà ra như nhận được một cái quý thì nơm nớp sợ mất, lo giữ nhưng chắc gì còn với mình. Người giàu sợ mất của. Người có địa vị sợ mất địa vị. Người có người yêu sợ mất người yêu. Người có danh vọng sợ mất danh vọng. Thọ thuận thì vui. Thọ nghịch thì khổ. Thọ không thuận không nghịch thì si. Đây là lạc thọ, khổ thọ và si thọ. Tóm lại ba thọ đều là khổ.
Thân vô ngã (vọng thân vì bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), tâm cũng vô ngã (là vọng tâm vì thọ, tưởng, hành và thức là không). Thân và tâm không phải là hai thực thể riêng biệt, độc lập và tách rời. Chúng luôn đi đôi, quan hệ liên đới chặt chẽ, đồng xuất phát từ một tạng thức u mê nhưng tài tình kỳ diệu.
Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, thọ khổ vui, tưởng yêu ghét, hành suy nghĩ và thức phân biệt. Ai cũng biết thọ chỉ là cảm giác nhân duyên sanh. Đã là cảm giác thì hẳn hư vọng. Nhân duyên sanh là trong chấp ngã (cho thân này là thật), ngoài chấp pháp (cho sáu trần là thật). Ví dụ: Mắt nhìn thấy một người thân thương, tâm vui (thọ lạc, vui vì gặp thuận cảnh, đưa đến ái ngã); Nhìn ra vườn thấy ai dẹp những chậu hoa cúc dễ thương của mình đi, bực bội (khổ thọ, vì chạm cảnh trái ý). Nhìn cảnh không buồn không vui (si thọ vì chấp có ta đang nhìn cảnh ấy). Nếu vui từ tâm ra thì sao không thường vui, nếu vui từ cảnh ra thì can hệ gì đến ta, rõ ràng thọ trống rỗng hư vọng không thật thể. Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, nuôi dưỡng ba độc tham sân si. Các tổ có tuệ giác nên bình thản, gọi là xả thọ. Chúng sanh cho thọ là vui nên càng thọ càng tốt. Đức Phật dạy thọ thì khổ.
1) Hoại khổ: ta gọi vui (lạc thọ), Phật gọi là hoại khổ vì vạn pháp tánh chất vô thường, quá khứ đã qua, hiện tại đang mất, thấy vui chỉ là do pháp trần lạc tạ ảnh tử.2) Khổ khổ: ta gọi khổ (khổ thọ), Phật gọi khổ khổ vì thân sanh già bịnh chết đã khổ còn thọ thêm cảnh khổ bên ngoài.3) Hành khổ: ta gọi bình thường, không khổ không vui (si thọ), Phật gọi là hành khổ vì si mê cho căn trần là thật, chấp ngã chấp pháp càng huân càng dày thì quyết định chỉ đi đến tam đồ khổ báo, thế nên cả ba thọ đều khổ.
Thọ khổ là khổ, vì tăng trưởng sân não.Còn bình thường huân tập ngu si không tuệ, nên thọ si là khổ.Còn vui thì tăng trưởng lòng tham, lún sâu vào biển vô minh, khó nghĩ tới sự ngóc đầu ra, nên lạc thọ là khổ.
Dòng sông là những giọt nước đang xê dịch. Thân thể ta là một dòng sông. Vô biên tế bào đang chuyển biến. Tâm ta cũng là một dòng sông. Các cảm thọ sanh diệt, diệt sanh không ngừng, theo sự hoạt động của sáu giác quan. Cảm thọ vui đưa đến tham luyến, khổ đưa đến chán bỏ. Mỗi cảm thọ đều kích thích tham và sân nổi dậy. Nay chánh niệm thì tình trạng bắt đầu thay đổi. Cảm thọ được diễn biến chiếu soi dưới ánh sáng của ý thức. Chánh niệm không nhận nó là ta nữa, không nói tôi ưa thứ này, tôi chịu thứ kia, tôi vui, tôi khổ.Kết quả đầu tiên là khôi phục lại chủ quyền, do đây cảm thọ đã mất đi ma lực của nó. Kết quả thứ hai là thấy được nguồn gốc của nó là vô minh. Do chấp ngã, chấp pháp mà có cảm thọ. Kết quả thứ ba là biết tự tánh nó hư vọng, không có bản chất, chỉ là những cảm giác sanh và diệt theo nhân duyên. Có khi tu tập cả chục năm qua rồi mình vẫn chưa vô được những ý nghĩa này. Xin hãy suy nghĩ.
Cả ngày gắt gỏng cau có do nguyên nhân vì thức khuya, thiếu ngủ, đây là cảm thọ khổ gốc từ sinh lý. Bị một người bạn hiểu lầm, bực tức, thọ khổ, đây gốc là từ tâm lý. Đi về thấy ai bày trong phòng mình rác bẩn, đồ đạc lộn xộn bừa bãi, phát cáu, đây là thọ khổ vì vật lý. Được khen ta vui, quán chiếu, khám phá ra căn bản thọ vui là từ ngã ái và lạc thọ này đưa đến ảo tưởng. Có tỉnh ra mới tránh được những tự hào, tự mãn vô ích. Một khi lạc thọ ảo hoá tan biến nhường chỗ cho những niềm vui lành mạnh có tác dụng nuôi dưỡng giác ngộ, trưởng dưỡng thánh thai, thế nên cảm thọ rõ ràng bất định. Khổ vui tùy theo bản chất mọi người.
Bởi vậy, Phật dạy vẽ minh họa sự xúc thọ như người bị mũi tên độc bắn vào mắt. Nếu người khôn thì rút ra rồi, nhưng chúng ta cứ cắm mũi tên ấy tự đâm vào mình từ sáng đến chiều, ngày này sang ngày khác cho nát thây ra, nếu có ai hỏi thì rút ra đâm vào người khác nữa. Ví dụ có người nói vu oan cho ta, tức là bị một mũi tên đâm vào mắt, vào tim. Chúng ta đâu có chịu quên lời nói trái tai ấy đâu. Mỗi lần nhớ là một lần đâm sâu vào mắt. Chưa đủ, ta lại điện thoại hay email cho người ở Sa Đéc, Cà Mau… rồi Ấn độ, Hoa kỳ… kể nỗi oan khổ của mình cho người khác nghe, thế là đưa tiếp những mũi tên khác đâm vào mắt người khác. Cứ thế mỗi ngày chuyển không biết mũi tên đi để tự đâm vào mắt người mà không biết lời thị phi đó chỉ là trò chơi của động và tĩnh, là làn sóng âm ba, là cái không có. Chỉ bậc thánh nhân xả thọ mới an ổn tinh thần, tìm được sự thanh thản mát mẻ. Một thiền sư nói rằng:
“Thị phi rơi rụng như hoa sớm
Để lòng lạnh băng với gió sương.”
Hàng ngày quán chiếu thân, tâm và cảnh đều giả nên an định tinh thần. Nhiều mũi tên có bay đến, nhưng cả các thánh nhân không nhận và không giữ, thế là chúng tự gẫy và rụng xuống như hoa rơi. Nếu không thế thì dù xuất gia vẫn sâu kết phiền não, gồng gánh trọn đời.
“Kẻ hơn mua oán,
Thua ngủ không yên,
Hơn thua đều xả,
Tự tại bình an.” [31]
Yêu tương tư là mũi tên cắm phập sâu nhất.
“Thương em mười kiếp vẫn chờ
Trăm ngàn năm nữa vẫn thương em mà”.
Vì đưa đến tham đắm, dấn vào biển vô minh, cho nên đời đời, kiếp kiếp ràng buộc gặp nhau hoài. Mỗi tên này nhiều vị độc, mũi tên tình ái. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Có ba loại người không sợ trời sập là kẻ điên, kẻ say và người đang yêu” vì những kẻ này bị tên cắm quá sâu, đắm nhiễm mà không màng gì đến sự nguy hại xung quanh. Tứ Niệm Xứ là kiện tướng để hàng phục vọng tưởng hay thọ tưởng ái nhiễm này. Chúng ta từ nhiều kiếp quay cuồng chỉ vì bốn đảo:
1) Thân bất tịnh mà cứ quý chuộng mê say cho là nơi nương tựa;
2) Thọ thì khổ mà cứ khao khát, những mong càng được nhiều càng hay;
3) Tâm vô thường, vọng tưởng mà cứ tin chắc là một phiến thủy chung sáng suốt;
4) Pháp không thật mà cứ cho nội sáu căn, ngoại sáu trần, chặng giữa là sáu thức là thật.
Quán chiếu thuần thục mới không nô lệ sáu trần, khôi phục lại quyền tự do độc lập.Tứ niệm xứ dạy chúng ta dùng hơi thở quán chiếu sự có mặt của khổ vui, của tình cảm ái nhiễm, rồi từ từ điều phục. Hơi thở nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Thân tâm nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Cứ như thế chúng ta an tịnh hoá cả ba thọ, ba tưởng. Chánh kiến thấy rõ nguồn gốc, bản chất và hậu quả của những cảm thọ khổ vui nên giải thoát được sự khống chế của nó. Đối trị thọ với chánh niệm không nhận là mình. Biết nguồn gốc thọ là vô minh, tánh nó là hư vọng. Quang trạch được khu rừng năm ấm sẽ được hưởng bình an, thong thả đi trong đời không bị dính mắc, là con đường Niết Bàn. Hãy quán có thọ thì có khổ. Có lãnh thọ nhiều thì khổ nhiều. Có lãnh thọ ít thì khổ ít. Đức Phật dạy như nhiên để nó đến rồi đi, thọ mà không thọ.
8. ÁI
Như người say rượu, đã uống mấy chai rồi, say lỉ bỉ, mấy chai không nằm nghiêng ngả lăn dưới đất. Trên bàn một chai để sẵn sắp sửa uống và còn mấy chai nữa sắp hàng chờ đợi. Ý nghĩa bức tranh này cho ta biết khát khao thọ cảm vẫn vô tận trong lòng muôn thú, trong lòng chúng ta, quá khứ cũng thọ ái dục, hiện tại vẫn thọ và mãi đến vị lai. Ái dục ngọt ngào khiến càng say sưa đắm đuối mất chánh kiến.
Tri giác khởi liền sau thọ. Yêu thích tham luyến tiếp liền sau thọ vui. Ghét bỏ xa lánh tiếp liền khổ thọ. Do đó, hết yêu đến ghét, hết ghét lại yêu, cứ vậy triền miên niệm niệm vọng tưởng. Thật ra tưởng tức không, vì rời đối tượng hiện tại và các pháp trần nhớ về quá khứ, vị lai, tưởng quả tình không có, chỉ đối duyên tạm có, duyên diệt ảo tưởng liền tan.
Ngài Quán Tự Tại bồ tát thấy nghe hay biết đủ thứ, không bị che mờ, không bị chi phối. Tất cả hay dở, lành dữ đều bay qua như gió thoảng, như hư không. Được như vậy nên hết khổ. Lời nói là thứ hư vọng, chỉ là trò chơi động tĩnh, trò chơi của khí hơi, do không khí chuyển động (làn sóng âm ba) mà thính giác thần kinh tự biến ra âm thanh để phân biệt. Trí tuệ Bát Nhã biết lời nói là gió thoảng nên không bận lòng. Không ôm không khí chuyển động đó để suy nghĩ rồi sinh oán ghét hay thương yêu.
Thực hành sâu xa Bát Nhã không có nghĩa là chìm nghỉm trong đó mà là tự tại không gián đoạn. Tâm an định một phiến. Tưởng uẩn không lúc nào bị chi phối. Thế là hết khổ. Chúng ta khi đang quán thì tưởng uẩn trừng lặng. Nhưng khi xúc sự vẫn nhận vọng tưởng là mình. Thế là thực hành Bát Nhã chưa sâu nên hễ đụng chuyện liền khổ. “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” vì nhân ái nhiễm nên chúng ta hiện diện ở đây. Vì thế, Đức Phật dạy ở khoen xúc rằng sự xúc chạm của nam nữ là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Loại tình cảm được đề cập đến nhiều nhất trong các tác phẩm nhân loại đó là tình yêu nam nữ. Đây là loại tình cảm mãnh liệt hơn các loại tình cảm khác bởi vì nó liên quan đến bản năng sâu kín của con người. Con người luôn muốn chiếm đoạt về mình mẫu người có thể đem lại hạnh phúc cho mình. Đây là tâm lý vị kỷ và tình nam nữ có sự thôi thúc âm thầm của hoạt động tình dục, một loại hoạt động gây khoái cảm xác thịt rõ rệt nhất là duyên hệ lụy ràng buộc của nhiều đời, là nguồn máy để tạo ra bánh xe luân hồi quay chuyển. Nếu không có thiện căn thâm sâu, không nguyện lực kiên cố, không có thiện tri thức hỗ trợ thì tăng cũng như tục khó thoát khỏi lưới ái nhiễm này.
Nhìn sâu vào thì tình yêu cũng chỉ là bản chất ích kỷ tăng thêm ngã ái, ngã luyến; người thương mình nên mình thương l���i và đây cũng là sự hưởng thụ của bản năng con người. Chính bản năng thích hưởng thụ đã thúc đẩy nam nữ tìm đến nhau, và ngược lại nó cũng thúc đẩy họ làm khổ lẫn nhau (biết bao nhiêu vợ chồng gây gỗ, đánh đập, li dị, ngoại tình; nhưng ngược lại cũng có những cặp có tình thương chân chính của sự hy sinh, độ lượng, vị tha… thì tình yêu đó có thể bớt đi màu sắc bi quan của bản năng ích kỷ). Mặt trái của ái, yêu là ố, là ghét. Yêu ham điều này, chán ghét điều khác, nên thọ duyên ái ố. Ca dao Việt Nam có câu:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.”
Hay:
“Thuơng nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.”
Yêu cũng nhớ mà ghét càng nhớ hơn. Tâm vướng mắc dù thân không có cạnh nhau nhưng vẫn mang nỗi không ưa trong lòng. Ràng buộc khổ não đâu có chịu xả ra mà càng nhớ thì càng si mê. Càng mê càng khổ, càng khổ càng mê. Cứ thế đi đến vô cùng. Chúng ta có hai câu thơ:
“Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách,
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.”
Mưa không có kềm dây nhưng có khả năng lưu giữ bước chân khách. Mỹ sắc không phải sóng ba đào nhưng có thể dìm chìm kẻ anh hùng hào kiệt. Đây là sức mạnh của ái tình và lòng ái nhiễm.
Kinh Pháp cú có rất nhiều lời dạy của Đức Phật về lòng ái nhiễm như:
“Dòng ái dục chảy khắp,
Như dây leo mọc tràn,
Thấy dây leo vừa sanh,
Dùng kiếm tuệ đoạn gốc.” [32]
“Ai sống trong đời này,
Ái dục được hàng phục,
Sầu khổ tự tiêu dần,
Như nước giọt lá sen.” [33]
“Biết thân như bọt nổi,
Giác thân to huyễn hóa,
Bẻ mũi tên ma ái,
Vượt tầm mắt tử thần.”[34]
“Người nhặt hoa dục lạc,
Tâm ái nhiễm mê cuồng,
Đắm say trong dục vọng,
Bị nô lệ tử thần.” [35]
“Do vậy chớ yêu ai,
Ái biệt ly là khổ,
Những ai không yêu ghét,
Không có thể buộc ràng.” [36]
“Luyến ái sinh ưu tư,
Luyến ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát luyến ái,
Không ưu không sợ hãi.” [37]
“Tham ái sinh ưu tư,
Tham ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát tham ái,
Không ưu không sợ hãi”. [38]
Trong Tương Ưng: “Từ vô thủy luân hồi, này các Tỳ Kheo, không dễ gì tìm được chúng sanh trong thế gian này lại không lần nào làm cha hay làm mẹ.”
Tuần báo News Week ra ngày 03 tháng 11 năm 2003, Robert J. Samaelson, một kinh tế gia nổi tiếng nói: “Thường những người trẻ thì muốn già hơn, còn người già thì muốn trẻ hơn. Đây chẳng qua chỉ là một đoạn đường trong nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc thiên thu bất tận của con người”.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy rất rõ về giới dục nhiễm [39] này:“Nếu chúng sanh lục đạo các thế giới, cái tâm không ái nhiễm, dục vọng không theo dòng sanh tử tiếp tục. Nếu tu theo pháp tam muội cốt để ra khỏi trần lao, nếu không trừ lòng ái nhiễm thì ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì không ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì cũng lạc vào ma đạo. Hạng trên thành ma vương, giữa thành ma dân, dưới thành ma nữ. Các bọn ma này cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, trong thế gian có nhiều loại ma này, giả làm thiện tri thức, khiến các chúng sanh sa vào hầm ái kiến, bỏ mất con đường bồ đề. A-nan, nếu ông dạy chúng sanh tu pháp tam-ma-đề trước hết phải đoạn dục vọng trong tự tâm. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ nhất của các đức Như Lai, Phật, Thế Tôn. Thế nên A-nan, nếu không đoạn lòng ái nhiễm, tà hạnh mà tu thiền định thì cũng như nấu cát, nấu đá mà muốn thành cơm. Dẫu trải qua trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng. Vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy.
Ông đem thân tâm cầu diệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ cũng chỉ là gốc dục vọng, cỗi gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng niết bàn. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống ái nhiễm cho đến tính đoạn cũng không còn nữa thì mới trông mong chứng quả bồ đề của Phật. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Đức Phật. Không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba tuần.” Ma ba tuần là ma ở trên cõi trời dục giới hay phá hoại bậc tu hành bằng hình thức hiện mỹ nữ hay dùng danh lợi để lung lay chí nguyện người tu hành.
9. THỦ
Tâm đã có thủ chấp, yêu ghét đã quyết định thì hăng hái tạo nghiệp, nên Phật dạy vẽ một người đang cố vươn mình lên để hái trái (có thể quả độc hay lành), không biết xả đi để tìm an vui tinh thần. Bởi lòng tham ái càng ngày càng thấm, càng nhiều nên bôn ba theo đuổi tìm kiếm khắp nơi, giáp xứ để tiến thủ lấy công việc làm ăn, ở và lo bảo thủ lấy tên tuổi công danh, sự nghiệp, người thương… nên nói ái duyên thủ. Hễ yêu muốn sự chi thì nó chuyền leo đến để bám giữ. Ái và thủ thuộc hoặc.
Con người là năm thủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) nghĩa là có thói quen tự cột chặt vào năm uẩn. Bao nhiêu tập khí vô minh đều nhận là tôi: thân tôi, tôi khổ, tôi vui, tôi ưa thích, tôi nóng tánh… nên cứ bị kích thích, tạo nghiệp. Gốc khổ không phải ở năm uẩn mà ở chỗ cứ vơ lấy năm uẩn nhận là mình. Nếu giác tỉnh, bình tĩnh, sáng suốt, không thủ chấp thì năm thứ mê này sẽ tan dần. Muốn tỉnh giác phải vâng theo lời Phật, tu các pháp quán: sắc ấm là kiên cố vọng tưởng, thọ ấm là hư minh vọng tưởng, tưởng là dung thông vọng tưởng, hành ấm là u uẩn vọng tưởng và thức ấm là vi tế tinh tưởng.
10. HỮU
Hễ có thủ chấp liền tạo nghiệp nên vẽ một thiếu phụ mang thai (tạo nghiệp là gieo vào tạng thức một cái nhân để ngày mai có quả báo trong sáu nẽo luân hồi, như cái thai là nhân sau này có hài nhi).Giữ năm giới là nhân sanh về cõi người. 10 thiện là lên cõi trời. Có thêm thiền định thì lên sắc và vô sắc giới. Tất cả những hành vi thiện lành mà không có trí tuệ Bát Nhã soi sáng, đều có một năng lực tiềm ẩn để trổ quả trong tương lai, kéo dài hành trình sanh tử, nghĩa là khi chúng ta làm một Phật sự hay phước thiện gì mà không quán tam luân không tịch (ta không, người không và sự bố thí là không) hay quán đây diệu dụng để trang nghiêm biển phước bồ đề mà thường chúng ta muốn hưởng quả của việc thí đó, thì chúng ta sẽ được quả, do đó chúng ta cứ đi lên để hưởng phước thiện ở cõi trời, người và a-tu-la, nhưng cũng có khi đi xuống để đền nợ, trả oán, chịu quả ở cõi địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh, do đó bánh xe luân hồi lăn hoài từ vô thủy (không chỗ bắt đầu) mà không gián đoạn đến vô chung (không chỗ kết thúc).
10. SANH
Vẽ đứa trẻ sơ sanh từ bụng mẹ sanh ra. Đã có thân hình ắt có sợ hãi, có già bịnh. Đây là một ổ phiền não. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ đau. Vũ trụ là một cơ thể sống thống nhất với nhau, trong đó mọi vật thể đều dường như có một sức sống thầm kín ẩn dấu bên trong dù đó là chất hữu cơ hay vô cơ (hữu tình hay vô tình).
Tất cả đều theo quy trình sanh, trụ, dị và diệt. Ngay cả sự hủy diệt của một hành tinh, cũng chỉ là sự sinh hoá kế tiếp theo sau của vũ trụ. Ngay cả một chiếc lá vàng rơi rụng, một gốc cây khô già cỗi, một bô lão nằm xuống… cũng không nằm ngoài tiến trình sống của nhân loại và vạn hữu. Tất cả đều sống và đều sinh hoá vô tận.
Krishna Murti, nhà văn và triết gia Ấn độ đã nói rằng: “Sáng nay hoa lá vĩnh viễn, vượt thời gian và tư tưởng, bao dung tình yêu và niềm vui… Hoa sẽ chết đi chiều nay, nhưng ẩn tàng sự sống. Cánh hoa nào cũng chết, nhưng chết trong sự sống. Cánh hoa nào cũng sẽ rơi nhưng rơi trong sự sanh khởi…” Trong vòng quay của hữu tình và vô tình, sự sống được biểu hiện rõ nét nhất nơi đời sống của sinh vật qua quá trình giao phối của hai giao tử đực và cái, nam và nữ, cha và mẹ để cho ra đời những giống con tiếp tục duy trì chủng loại đó gọi là sanh.
Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì trung ấm thân dấy niệm thương mẹ, nếu là con gái thì dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ. Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) này nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố:
1) Mạng sống có kỳ hạn của thai sanh;
2) Hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức lẫn giữa khối tinh huyết ấy kêu là nhất điểm chơn dương);
3) Thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức Alaida. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia.
11. LÃO, BỊNH VÀ TỬ
Chết là cái chắc chắn đến với mỗi chúng ta, nhưng khi nó đến vẫn mang cho chúng ta một nổi bàng hoàng, một sự đau buồn to lớn… nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một sự cảnh tỉnh chúng ta rằng mạng sống con người thật ngắn ngủi, không thể đoán trước được và thật mỏng manh. Chết là tiếng gọi chung từ tử thần, là một định nghiệp chung và là mẫu số chung cho tất cả chúng ta.
Chết nhắc cho chúng ta về bản chất phù du của mạng sống ngắn ngủi, khiến ta phải suy nghĩ lại về mình và khuyên chúng ta sống có ý nghĩa hơn, đừng lãng phí thời gian theo những theo đuổi tầm thường, theo những hoạt động vô tích sự, những lời nói sáo rỗng, những bảo thủ ngu dốt, những sở hữu vật chất tầm thường… vì những cái này kết cuộc chỉ gây đau khổ cho chúng ta.
Khi linh hồn chúng ta đi ra khỏi thế giới này thì những sở hữu, những thành tựu, những danh tốt, tiếng thơm đều trở thành vô dụng, chỉ có bản chất đạo đức con người mới có tồn tại… chỉ có tính chánh trực, lòng tốt, kiên nhẫn, trí tuệ và sự hy sinh hết lòng vì người khác là còn mãi. Hãy tu tập những phẩm tánh cao thượng này, thì cái chết đến sẽ là một sự ra đi nhẹ nhàng, là một sự hoàn thành lớn và không có gì để sợ hãi. Chết sẽ là sự hoan hỉ nên đánh vang tiếng trống, vui mừng vì ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Sanh tử đã hết, gánh nặng đã đặt xuống, những việc cần làm đã làm xong. Không còn gì nữa.
Đức Phật dạy đối trị lòng tham ái xác thân bằng hạnh đầu đà và quán về cái chết (cửu tưởng quán). Tập thấy mình là một xác chết, một tử thi. Một cô gái trẻ đẹp đi qua kia chỉ là những bộ xương bọc thịt, phủ một lớp da, xức dầu thơm, bản chất là 32 thể trược đang chuẩn bị hoá dòi mủn nát trở về với cát bụi.
Niệm thân để đối kháng lại chỗ thấy biết rất sai của mình. Cháu đưa đám ông, con đưa đám cha. Cứ thế nối dòng đào hố vô thường, kiếp kiếp đời đời không thay đổi tri kiến, không thay đổi lối sống. Tập thấy cơ thể ta và người chỉ là những tập hợp vô thường đầy khốn khổ. Do đây giải thoát khỏi những hiểm nguy của tham ái.Nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt, ta sẽ không quyến luyến cuộc đời. Do đó tâm được hoan hỉ và định tâm. Bởi biết sự vật đúng chân tướng của nó, ta không bị ràng buộc.
Nếu chúng ta không quán cái chết và tính tất nhiên của nó, chúng ta sẽ không có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ trở nên mất chánh niệm khi cái chết đến, nhất là đối với người thân trong gia đình, bạn bè hay chính bản thân chúng ta. Vì vậy, hãy chuẩn bị hành trang tâm lý cho cái chết thanh bình. Nếu chúng ta để đời sống của chúng ta chạy theo vật chất thì chúng ta sẽ chết trong lo âu và tiếc nuối. Ngược lại, nếu chúng ta sống hết lòng phục vụ mọi người với tấm lòng từ bi thì chúng ta có thể chết với tâm an ổn, hạnh phúc. Thế nên phương pháp tốt nhất chuẩn bị cho sự chết là hãy sống một đời sống tận tụy phục vụ con người với trọn vẹn lòng yêu thương của mình.
Phần đông chúng ta bị nghiệp và các thứ cảm xúc ngăn che không cho thấy bản tánh. Những hành nghiệp tiếp tục trói buộc chúng ta vào vòng sanh tử không cùng tận. Bởi thế mọi sự đang bấp bênh, tùy thuộc cách ta đang sống, suy nghĩ ngay giờ phút này. Nếp sống hiện tại của ta có ảnh hưởng đến suốt kiếp vị lai. Đó là lý do cấp thiết khiến ta phải chuẩn bị con đường của mình với thái độ thông minh. Cần tránh thảm kịch quay tròn trong 12 nhân duyên khổ nhọc. Kiếp sống này là thời gian và nơi chốn duy nhất cho ta chuẩn bị. Ta chỉ có thể thực sự chuẩn bị bằng cách trở về chân tâm. Tổ Liên Hoa dạy: ‘Đời người ngắn ngủi, đâu có thời giờ để tâm lang thang. Cần thầy nghe quán tưởng không xao lãng để cầu giác ngộ. Có ba dụng cụ là văn, tư, tu có thể giúp chúng ta thấy được sự thật ta là ai và thể hiện niềm vui giải thoát gọi là trí vô ngã.’
Sống và chết là một chuyển tiếp. Đức Phật không can thiệp vào đường đi của nghiệp lực. Đức Phật chỉ giảng về cơ cấu và tác động của nó. Nguồn gốc của tái sanh là tham sân si. Mà tham sân si được vẽ trên nền xanh hư vọng nghĩa là huyễn hóa không có, vì thế nhà thiền gọi là không gốc:
“Vốn từ không gốc,
Từ không mà đến,
Lại từ không mà đi,
Ta vốn không đến đi,
Tử sanh làm gì lụy.”
(Thiền sư Như Trừng Lân Giác)
“Sanh từ chỗ nào đến?
Chết sẽ đi nơi nào,
Biết được chỗ đi đến,
Mới gọi người học đạo.”
(Thiền sư Hương Hải)
Đức Phật dạy chúng ta có năm pháp bất định là:
1. Mạng sống bất định: mạng sống là tuổi thọ, chất ấm, thức thứ tám duy trì mạng căn, là năm uẩn, là sáu căn, sáu thức hoạt động… Nó bất định vì chúng ta không biết khởi thủy của nó khi nào và chung cuộc khi nào. Nó không chủ thể, nó muốn không sinh hoạt nữa thì không sinh hoạt nữa gọi là mạng sống đã dừng.
2. Bịnh tật bất định: do vi khuẩn nhập và theo đạo Phật là tứ đại khi hoà, khi không hoà, khiến cho thân thể khi khoẻ, khi bịnh bất định.
3. Thời gian bất định: thời gian là sự biến dịch và vận hành thay đổi, ngày đêm sáng tối, quá khứ, hiện tại và vị lai không dừng và không định lại một chỗ. Thời gian như ngựa ruỗi. Trần thế như mây mờ. Đức phật biết tiết kiệm tối đa dù chỉ một phút, vì chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đối với người hiểu đạo thì thời gian là phương thuốc nhiệm mầu để cảnh tỉnh vô thường, bồi dưỡng, tẩm bổ trí tuệ và kết quả hoa hương.
4. Chết bất định: muốn chết là chết không theo ý mình cho nên bất định. Có khi thật trẻ, có khi trung niên và có khi già mới chết. Có khi do bịnh mà chết, do tai nạn và có khi không có nguyên nhân gì cả cũng ngã lăn đùng ra chết. Chúng ta sanh một nơi, trú một nơi hay nhiều nơi và chết thường khó định là nơi nào? Có thể là núi rừng hoang vắng, cao nguyên lộng gió, đại lộ xe cộ, sông suối biển khơi, nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên, chùa chiền tự viện…Chết là sự gián đoạn một kiếp người, gián đoạn của một hơi thở mà hơi thở thì rất mỏng manh.
5. Nơi sanh bất định: đây là cảnh giới tái sanh bất định (chớ không phải bịnh viện chọn để sanh con), là cảnh giới hiện diện sau khi chết. Chết không phải là hết mà là một gian đoạn chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này đến một cảnh giới khác.
Cứ thế mà làm nhân, làm quả quyện nhau khiến bánh xe quay liên tiếp không dứt. Trong vòng luân hồi cái chết và sống làm duyên cho nhau. Chết nơi này, sanh nơi khác, chúng sanh có mặt ở một nơi thì cùng một lúc cũng có một chúng sanh vắng mặt ở một nơi. Có khi chết sanh lại chỗ cũ cũng có. Muốn biết nghiệp tái sanh của mình hãy nhìn nghiệp hiện tại của mình. Mạng sống vốn bấp bênh, thân người luôn bịnh hoạn, thời giờ không ngừng bức bách, nơi chết lại vô chừng, chỗ tái sanh thì bất định. Hãy sống thu thúc giới hạnh và thanh tịnh.
13. SƠ ĐỒ 12 NHÂN DUYÊN
Trong 12 nhân duyên, cái nhân làm duyên cho quả. Quả làm nhân cho duyên, tạo thành xâu chuỗi luân hồi vô tận mà sự sống và chết từ thiên thu đã không ngừng tái diễn. Nếu chia theo nhân quả chuyền níu của quá khứ, hiện tại, tương lai và ‘hoặc-nghiệp-khổ’ thì vòng 12 nhân duyên được hiểu như sau:
Hai nhân -/ Vô minh: vọng hoặc che tối -> Hoặcquá khứ -/ Hành: vọng dấy nên ba nghiệp hiện hành chẳng dừng -> Nghiệp
Năm quả -/ Thức: hạt giống nghiệp phát sanh ra thức. Hiện tại Thức là biết đối cảnh để phân biệt
Nghiệp thức là nghiệp quả, một nghiệp -> Khổ-/ Danh sắc: thức tâm là danh. Năm căn là sắc-/ Lục nhập: sáu căn đều đủ. Tùy theo căn thì trần nhập vào căn nấy.-/ Xúc: căn nào đối trần nấy sanh xúc-/ Thọ: căn xúc trần thọ tốt xấu.
-> Bốn thứ này chỉ về sắc thân và sự cảm thọ của sắc thân trong sanh tử nên thuộc -> Khổ
Ba nhân -/ Ái: bởi lãnh thọ sanh áihiện tại -/ Thủ: vì tham ái đắm nhiễm, nên theo đuổi kiếm tìm kiếm.
-> là ái nhiễm đắm trước nên thuộc về -> Hoặc
-/ Hữu: do theo dõi mong cầunên gây ra các nghiệp hữu lậu.
Hai quả -/ Sanh: Vì đã có nghiệp nhân tất phảivị lai với lấy cái thọ sanh đời sau
->đây là các hành của thân khẩu ý nên thuộc -> Nghiệp
-/ Già bịnh chết: đã có sanh thân tức chịu cái khổ của bịnh, lão tử.
-> đây là sự thọ quả trong sanh tử nên -> Khổ
12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã.
Hễ nhân đã đoạn thì không còn hạt giống nữa. Hễ duyên đã đoạn thì không còn cảnh phụ trợ.
Đức Phật kết vòng 12 nhân duyên như sau:
“Hai pháp có thể biết và phải thông suốt là danh và sắc;Hai pháp có thể biết và phải tận trừ là vô minh và ái dục;Hai pháp có thể biết và phải thực tập là giới và định;Hai pháp có thể biết và phải chứng ngộ là giải thoát và trí tuệ”.
Nguồn: phatgiao.org.vn
16 notes · View notes
buddhistbooks · 2 months
Text
Tumblr media
Người nhân hậu là người hạnh phúc nhất, vì trong tâm luôn có bến đỗ bình yên.
Trong cuộc đời của mỗi con người, phúc đức và thiện căn là một con tàu kho báu vô giá. Con tàu quý giá nàγ có thể vượt qua dòng chảγ của sinh tử và đến được bờ bên kia an toàn.
Càng bao dung, yêu thương và nhân hậu thì lòng càng dễ tha thứ, hiển nhiên hạnh phúc sẽ luôn đong đầy. Cũng như biển cả vĩ đại, nhờ dung nạp trăm sông mà không phân biệt nước đục, nước trong. Một người, có thể thành vĩ nhân, sở dĩ là nhờ vui cái vui của thiên hạ, buồn cái buồn của thế nhân, sở hữu một tấm lòng nhân hậu, thoáng đãng.
Đôi mắt của chúng ta cũng có lúc tràn đầy cảm hứng, sẽ tìm kiếm cảnh đẹp trong sự hối hả nhộn nhịp của thế gian. Một bức tranh đơn giản, một bài thơ lặng lẽ, một khúc hát đơn sơ dường như có khả năng thẩm thấu và len lỏi vào từng góc nhỏ của trái tim, mở ra những cánh cửa mới, giúρ ta hiểu được chiều sâu của cuộc sống, không ngừng khai mở bản chất ẩn sâu bên trong mỗi người.
Mỗi ngày trôi qua trong sự hối hả và bận rộn, ta sẽ gặp những người cần được giúp đỡ, như người ăn xin, người hỏi đường, người sa cơ lỡ vận. Mỗi lần như thế, ta lại nhìn thấy bạn bè và thân nhân bên cạnh mình dừng lại bước chân bận rộn để giúp đỡ mọi người. Hành động giản đơn nhưng vô cùng cao đẹp ấy cũng giống như một con thuyền qua sông trong tâm hồn chúng ta.
Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, câu chuyện về Đức Phật Mật-lặc Nhật-ba (Milareρa) mang lại nhiều sự giác ngộ. Mật-lặc Nhật-ba từng nói: “Trong cuộc đời của mỗi con người, phúc đức và thiện căn là một con tàu kho báu vô giá. Con tàu quý giá này có thể vượt qua dòng chảy của sinh tử và đến được bờ bên kia an toàn. Những người thường hay làm việc ác sẽ bị sự cám dỗ và nham hiểm thu hút, rồi dần dần chìm xuống. Cùng là mang thân người, nhưng làm việc thiện hay ác, nổi lên hay chìm xuống, tìm đến hạnh phúc hay đau khổ… đều do bản thân mình mà ra”.
Phật gia có câu: “Nhân thân nan đắc”, cần phải trân trọng mối quan hệ giữa người với người và đối xử với nhau bằng thiện tâm. Người khác nhau có số phận khác nhau, cũng có mối nhân duyên khác nhau. Nhưng dù là nhân duyên thế nào, ai ai cũng nên nghĩ tới những bến bờ tốt đẹp, giúp người khác bước lên phà qua sông an toàn. Khi chúng ta có lòng lương thiện, thì trong lòng chúng ta đã có một bến đỗ bình yên.
Người có trái tim nhân hậu, thì trái tim sẽ có một bến phà để giúρ đỡ người khác qua sông. Trái tim có bến đỗ, thì sinh mệnh có thể tự do tự tại vượt qua khó khăn để đến được bến bờ hạnh phúc. Để trái tim có một bến đỗ mới là sự mong đợi và khao khát chân chính của sinh mệnh.
Người nhân hậu, lương thiện luôn có bến đỗ bình yên trong tâm
Trong cuộc sống, hẳn mỗi người sẽ đứng trước rất nhiều con đường, nhiều ngã rẽ và nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nếu cuộc sống bắt ta phải lựa chọn thì bạn đừng do dự khi chọn mình trở thành người lương thiện.
Người xưa cũng từng nói con người sống thiện thì được phúc báo, người làm ác ắt gặp tai ương. Vậy nên làm người nên kính trời, tu thiện tích đức, vì người khác làm việc tốt chính để tạo phúc cho chính mình. Xưa nay nhân quả báo ứng không đâu là không linh nghiệm, có chăng chỉ là chúng ta chưa thực sự chứng nghiệm mà thôi.
Trên đời này, ai sinh ra cũng có một sứ mệnh riêng. Trong phút giây nào đó, có người đang tiến, kẻ đang lùi, nhưng đó đều là những con đường riêng của mỗi người.
Thế gian này rộng lớn vô cùng và không có gì là hoàn hảo. Bởi thế, có người thì độ lượng bao dung, nhưng có kẻ lại quanh co, so đo tính toán.
Là người khôn, muốn được bình yên hãy nhớ rằng thiện lương sẽ được hạnh phúc. Khi bị ấm ức, cứ lặng lẽ bỏ qua, bị hiểu lầm, cứ mỉm cười cho xong chuyện, hơn thua chỉ mệt thêm. Nếu ở nơi này không có niềm vui, cứ tìm sang chốn khác.
Cuộc sống là vậy, buồn có, vui cũng chẳng thiếu. Việc của chúng ta đó là hãy biết tự lựa chọn thưởng thức màu sắc trên cuộc đời. Chẳng hạn như gặp ngày trời âm u thì nghe gió thổi ngắm mưa rơi, không có hương hoa thì thưởng thức mùi thơm cây cỏ, mùi đất, không có tiếng nhạc thì nghe tiếng côn trùng, không có,… Chỉ cần lòng luôn ghi nhớ “Tâm tĩnh vạn sự bình – Tâm vui vạn sự thuận”.
Hay như trong việc kết giao những mối liên hệ, bạn bè tri kỷ, quý trọng nhau ở cái sự chân thành. Cuộc đời này đầy rẫy sự biến đổi, yêu và hận cũng dần dần theo thời gian mà đổi thay, cái chính là phải chân thành, bao dung.
Càng bao dung, càng yêu thương và nhân hậu thì lòng càng dễ tha thứ, hiển nhiên hạnh phúc càng đong đầy. Cũng như biển, biển trở nên vĩ đại là nhờ dung nạp trăm sông không phân biệt sống đục, sông trong. Người có thể thành vĩ nhân là nhờ vui cái vui của thiên hạ, buồn cái buồn của thế nhân.
Trong đời sống bình thường, người làm thiện lành thì được mọi người quý mến, xã hội tôn vinh. Sống trong một môi trường có nhiều người quý mến ủng hộ thì đó là một môi trường hạnh phúc. Sự làm điều tốt lành của chúng ta lại có ảnh hưởng đến người khác, có người bắt chước làm theo, thì một nhân tốt không chỉ cho ra một quả tốt, mà nhiều quả tốt.
Vậy nên, đừng nên bận lòng oán hận thiệt hơn, hạnh phúc chỉ có ở người biết nghĩ cho kẻ khác trước khi nghĩ cho bản thân. Và người thiện lương tự khắc sẽ hạnh phúc.
Lan Hòa biên tập/Vandieuhay.
5 notes · View notes
tieuduongnhi · 2 years
Text
1. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn. Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn.
2. Đừng mong cầu mọi người đối xử với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính.
3. Cuộc sống có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân múa tay. Bạn không nên quá bận lòng, chỉ cần quản tốt việc của bản thân, còn lại mọi việc hãy thuận theo nhân duyên.
4. Với người không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ.
5. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước. Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường.
6. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể. Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết.
7. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!”
Tumblr Tieuduongnhi
169 notes · View notes
cuonglightning · 11 months
Text
Sớm đang ngồi trà đá ngắm nhìn mùa hạ treo lủng lẳng trên những giò lan ngoài ban công của ông cụ đầu ngõ, vô tình thấy một chị bán bông tăm dạo ngang qua, nhìn mặt kham khổ mồ hôi nhễ nhại mình chủ động gọi chị lại xin mua cái bấm móng tay lấy lộc đầu mùa.
Lúc rút ví gửi tiền chị thì chị cứ nhìn mặt mình trằm trằm bảo:
- Eo, chú này được lắm này, ăn lộc bà cô tổ nên nhìn chung số an nhàn lắm, hiền lành tử tế mặt vuông mắt sáng đi đâu cũng được người quý người thương, đã thế lại còn hay giúp người nên đi đi về về đều có người bên cạnh bảo hộ, tuổi ngọ đúng không? Cãi sao được, nhìn thôi là biết tuổi ngọ, chân cẳng chạy hết chỗ này chỗ nọ không chịu ngừng lại một nơi bao giờ, năm nay làm ăn hơi vất vả đấy nhưng sang năm thì ổn, mua nhà đi, tuổi chú là hợp hướng đông tây nam bắc có lấy thì cứ đoạn Cầu Diễn mà lấy, hướng đấy hợp nhất với chú rồi, thể nào cũng phát, thái tuế thì đã qua nhưng ra đường lái xe ô tô nhớ cẩn thận mới cả…
Mình buồn cười quá vội hãm chị lại, một phần vì thấy chị hài hước, phần còn lại là mừng vì cuối cùng cũng có người nghĩ mình là người có tiền mà mua nhà mới cả lái xe ô tô :)))
- Xí xí chị, thôi thì hữu duyên chị ngồi đây làm chén nước cho mát đã, rồi chị ngó luôn hộ em xem bao giờ em giàu, chứ em thèm tiền quá mà làm mãi chẳng ra để mà về cầu Diễn mua nhà…
Chị kéo cái ghế nhựa ngồi xuống, xong vớ luôn cốc nước mình đang uống dở làm một hơi rồi bảo:
- Chị xin, ui câu này khó đấy, có biết, chị cũng không dám nói, trời phạt chết, ai cũng biết bao giờ giàu thì còn cố gắng làm gì, nhưng mà nhìn tướng chú thì càng về sau càng an nhàn, có thể không giàu đâu nhưng sống sướng. Đặc biệt nhé không được tẩy đám nốt ruồi trên mặt, lộc lá cả đấy
Đoạn chị lại ngừng lại, uống thêm miếng nước nữa, khi nuốt có vẻ hơi vội nên téo sặc, đưa tay vuốt vuốt ngực, xong rồi lại tiếp:
- Đào hoa lắm, chẹp chẹp đào hoa cả đường dương lẫn đường âm, làm cái gì mà cả người âm người ta cũng giúp, khiếp thật
- Ơ thế là em không giàu được à chị? Mình tỏ vẻ chút buồn rầu rồi cắt lời chị:
- Tiếc nhỉ, em cứ nghĩ em giàu được cơ, thôi thế ko giàu cũng được nhưng chị nói hộ em xem bao giờ em cưới được vợ? Cái này chị hé hé hộ em cũng đc vì nó quan trọng lắm liên quan tới mối quan hệ của em và cả dòng họ nhà em nữa.
Chị ấy đứng phắt dậy, lấy tay áo quẹt ngang miệng, chỉnh chỉnh lại cái nón rồi phán:
- Câu này còn khó hơn cả câu kia, chị không dám trả lời đâu, thôi cảm ơn chú nhé, chị lại đi bán tiếp đây kẻo trưa
Nói đoạn chị thủng thẳng vác giỏ tăm bông đi, Mình không cam nên chị đi được đoạn mình vẫn gọi với theo hỏi lần nữa:
- Ơ thế em có lấy được vợ không chị?
Chân chị vẫn bước, miệng chị trả lời mà không cả quay lại:
- Nhớ lời chị, đừng có tẩy nốt ruồi
🤔😐🫠
21 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 1 year
Text
Tumblr media
/Thách mày chinh phục một người chỉ với một bài viết/
Một vài người xung quanh mình đều vẫn không hiểu vì sao một cô gái bị-đánh-giá là cao ngạo như mình khi đứng trước chuyện tình cảm lại luôn dè dặt. Nhân duyên trông thật tốt nhưng lại không thấy yêu đương.
Hồi đại học, bọn mình từng được yêu cầu viết ra một tờ giấy 5 yếu tố bất kỳ về những điều mà mỗi người cho rằng quan trọng nhất trong cuộc sống (ở thời điểm đó) với mức độ quan trọng giảm dần. Mình nhớ khi đó, ở vị trí số 1 mình đã ghi là Công danh, số 5 mình ghi là Các loại tình cảm. Mình không nhớ rõ những yếu tố 2,3,4 là gì, nhưng mình nghĩ để người ta cầm tờ giấy đó lên mà đánh giá đúng về tâm tính của một người thì cũng chỉ cần nhìn qua yếu tố quan trọng nhất và ít quan trọng nhất là đủ rồi.
Sau 5 năm kể từ khi ghi tờ giấy ấy, mình dường như chỉ hướng vào một mục tiêu duy nhất là sự mãn nguyện của bản thân với những gì mình đang học, đang làm. Mình tìm kiếm hạnh phúc qua sự đánh giá của người khác về một cô bé chăm chỉ, có lập trường cứng rắn, có tham vọng, có mục tiêu riêng. Và những bệ phóng đầu tiên đã đến với mình dựa vào những gì mình luôn hướng đến. Đó là sự vận hành dễ hiểu theo những nguyên lý tạm gọi là luật hấp dẫn (nhưng cũng không thể không kể đến sự ưu ái của những người đã dìu dắt, mang đến cơ hội cho mình).
Nhưng giờ đây, khi chuẩn bị tạm biệt tuổi 24, chuyện tình yêu trong cách nói của những người xung quanh mình lại trở nên dầu sôi lửa bỏng hơn bao giờ hết.
Bạn mình hỏi mình, /như nghệ sĩ với một bài hát, hoạ sĩ với một bức tranh, mày có tự tin chinh phục một người chỉ qua một bài viết?/. Bọn Sapiosexual nói chuyện với nhau lúc nào cũng có nhiều điều nghe mắc mệt nhưng lại luôn đáng để-nghĩ-thêm.
Với những gì mình từng viết và từng viral, chỉ một số ít là tâm trạng không thể che giấu của bản thân, số còn lại đều là văn vở có tính toán. Khi ai đó chọn sống bằng nghề viết thì không thể chỉ dựa trên chất liệu cuộc sống của riêng mình để tìm kiếm cảm xúc hay ý tưởng mà được, cũng đồng thời, khi một người chỉ đứng trên lập trường của bản thân thì sống thôi đã khó, nói gì đến viết.
Với những chiếc content đã lên xu hướng, mình luôn ngồi lại tìm điểm chung của chúng và tự đặt câu hỏi “làm thế nào để nội dung tiếp theo có tính chất/hình thức như thế này?” thì mới tiếp tục lên xu hướng được. Dĩ nhiên, khi đó mọi thứ chỉ là dò đoán, nhưng ít nhất nó đã mất đi một phần thật thà. Vậy, nếu nói để chinh phục một người chỉ qua một bài viết thì mình có tự tin, nhưng kể từ thời điểm chúng ta muốn bước vào cuộc sống của một người nhưng lại phải dựa vào sự đặt cược đó, thì mình-không-muốn-nữa. Một là vì khi ấy, mọi thứ mong manh đến nỗi phải cược mới có, hai là vì kể từ khi phải toan tính, phải chiến lược, thì người với người khó mà có chuyện dài lâu. Một đời rất dài, nhưng một ngày cũng không nên tạm bợ.
Một bài viết có thể chạm tới tâm can người khác không thể chỉ có lời văn sắc sảo, ngữ pháp chồng chéo là đủ. Từ ngữ vốn là thứ gây ngộ nhận, để người ta có thể chựng lại với những gì mình viết thì bên trong thứ ngôn từ đó phải hiện lên được hiểu biết, tâm tính và những trải nghiệm theo năm tháng mà mình đã sống. Sáo rỗng là thứ luôn hiện hữu trong mọi lời văn, chúng ta cố viết cho giỏi lên không phải là để phơi bày cho bằng hết sự chân thật trong vài ba con chữ mà chỉ là để chúng giảm thiểu tối đa sự sáo rỗng đến ngượng ngùng cho nhau.
Xung quanh mình, người ta yêu nhau rồi lại không yêu nhau nữa. Có những chuyện tình bình yên như thơ Phong Việt, có những chuyện tình đổi chác, thua đủ, bông đùa. Tất cả chúng đều trở thành câu chuyện để mình có thể tận dụng về cho riêng mình. Nhưng để tự mình bước vào một cuộc yêu đương thì khi nào còn khiên cưỡng quá, vẫn nên thuận theo tự nhiên. Chẳng ai trong chúng ta biết được cuộc tình mình sắp bước vào sẽ là bình yên hay vần vũ, thế nên mình sẽ không để bản thân dốc ngược cả quả địa cầu chỉ để bẽ bàng ôm về một khối hững hờ khổng lồ nằm lăn lóc.
— AN TRƯƠNG
62 notes · View notes
iam-annhien · 1 day
Text
Nếu có kiếp sau. Thật mong, mình không có kiếp sau.
Trước giờ, tôi điều rất sợ c.h.ết. Nói đúng hơn, tôi sợ c.h.ết trong cô đơn. Cái cảm giác đơn độc rời bỏ cuộc đời này, thực sự làm tôi thấy sợ. Thế nên tôi luôn cố gắng sống cho dù có mệt. Sự tồn tại của mình, có ý nghĩa với ai đó, vì lý do gì mình mới hiện hữu trên cõi đời này chứ? Tôi luôn an ủi mình như vậy.
Như bao người, tôi cũng không ít lần tò mò, cuộc sống này là hữu hạn hay vô hạn? Và liệu rằng có kiếp sống thứ 2 không? Nếu có kiếp sống thứ 2 thì hiện tại này đang là thứ hai hay thứ nhất?
Nhưng đến bây giờ thì, sự tò mò trong tôi theo tháng năm cũng đã dần nguội lạnh. Nỗi sợ hãi trong tôi cũng dần tan biến. Thứ nhất cũng được, thứ hai cũng chẳng sao. Và cho dù kiếp sống tiếp theo có tồn tại, tôi cũng mong nếu có thể, chỉ xin dừng lại ở kiếp này.
Tôi không muốn tiếp tục trải qua một kiếp đời vất vả, một trái tim lại thêm một kiếp sống mệt nhoài mang theo nhiều thương tích. Tôi không muốn là một cô gái nhỏ bé sinh ra trên cuộc đời, hồn nhiên lớn lên rồi niềm tin và tình yêu dần bị thời gian vùi dập bằng thực tại khắc nghiệt.
Tôi không muốn tái sinh ở bất cứ thời không nào trong vũ trụ bao la này, không muốn gặp gỡ những mối nhân duyên để rồi tan vỡ. Càng không thể chịu đựng nổi thêm một sự quên lãng nào nữa trong đời.
Năm nay, tôi ba mươi tuổi rồi.
Với ngần đó tuổi đời, với những mất mát đã từng trải qua lớn tới nỗi tôi luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn lại.
Lỗi, tất cả là do mình.
Lựa chọn là do mình.
Quyết định là do mình.
Nên những gì tôi nhận được vốn là những gì tôi tự chuốc lấy.
Tôi không nghĩ rằng nếu có kiếp sống thứ hai, nếu được tái sinh thêm một lần nữa, tôi sẽ bớt đi phần nào ngu dại để làm lại điều gì.
Tôi nghĩ tôi vẫn sẽ dại như mình đã từng.
Vẫn sẽ sai như mình đã từng.
Và vẫn sẽ tổn thương vì những mất mát không mong muốn.
Vậy nên, tôi mong mình không có kiếp sau.
Nếu bắt buộc vẫn có kiếp sau, tôi mong mình là kẻ sinh ra đã là loài vô cảm. Thể xác không biết đau, trái tim không có máu và tâm hồn không bị cảm xúc vò nhàu.
Thế giới này thật đẹp, tôi đã trải nghiệm đủ lâu ở kiếp này. Đủ lâu để biết đẹp đẽ đến đâu cũng có những điều ẩn sâu trong đó.
Tôi thà chưa từng biết thế nào là hạnh phúc, để cũng chẳng hiểu thế nào là buồn đau. Còn hơn hạnh phúc như đốm lửa yếu ớt lụi tàn thật mau, để những thời khắc sau chỉ toàn là bóng tối.
Tumblr media
Người ta nói khi bạn say bạn sẽ nhớ đến người bạn yêu nhất. Hoá ra tôi chẳng yêu ai cả, tôi chỉ ích kỷ loanh quanh trong cái suy nghĩ của chính bản thân mình mà thôi.
4 notes · View notes
dammymoingay · 2 years
Text
Hai phòng một sảnh
Hai phòng một sảnh
Tác phẩm: Hai phòng một sảnh Tác giả: Hạch Đào Toan Nãi Thể loại: Nguyên sang, Đam mỹ, Hiện đại, HE, Tình cảm, Ngọt sủng, Chủ công, Gương vỡ lại lành, Nhẹ nhàng, Đoản văn, Đô thị tình duyên, Tình hữu độc chung, Điềm văn Độ dài: 4 chương + 6 phiên ngoại (more…)
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
mafiatsunafish · 23 days
Text
Tumblr media
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - If it be fated, we can meet even if we are separated by a thousand miles
105 notes · View notes
sanie-sanie · 5 months
Text
Tumblr media
"Hãy đơn giản biết chúng ta không sở hữu điều gì, bất kể cái gì đến với ta ta cũng không sở hữu nó, nó chỉ thuận duyên mà đến, thuận duyên mà đi..."
Source: Khi Tôi Tỉnh Giấc
5 notes · View notes
ngaydai-cua-mandem · 1 year
Text
Chào mọi người,
Mình là Long, mọi người thường gọi mình là Bé Chuối.
Mình là người gom nhặt những tổn thương và chữa lành cho tâm hồn của các bạn.
Hôm nay, mình đã gặp một bạn để giúp chữa lành những tổn thương chưa được nói ra. Cuộc trò chuyện này diễn ra trong một buổi chiều đầy nắng tại một quán cà phê nhỏ bé trong một thành phố. Trong khi những dòng xe tấp nập đang vội vã chạy qua, mình đã gặp một bạn gặp mình tại nơi đây.
Một bạn đến gặp mình là một cô gái có vẻ mạnh mẽ và hạnh phúc với công việc của mình. Tuy nhiên, cô ấy vẫn bị tổn thương và cố gắng che giấu bằng cách "vùi đầu vào" công việc của mình, nhưng cuối cùng lại làm cho cô ấy cảm thấy mệt mỏi.
Trải qua một mối tình cùng với người yêu qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Thì đột ngột đối phương của cô gái ấy nói rằng "Mình nên dừng mối quan hệ này tại đây, vì không cho bạn ấy thấy được cảm giác sự an toàn khi ở bên cạnh cô gái ấy".
Người yêu của cô gái ấy đã hẹn cô ấy gặo mặt trực tiếp để nói ra lời chấm dứt mối quan hệ này. Đó là một cuộc gặp gỡ cuối cùng, không phải lưu luyến, không phải làm hoà. Mà để nhìn thẳng vào mắt nhau, nhớ mãi bóng hình thương nhớ ấy, để rồi muôn vạn kiếp luân hồi không gặp lại.
Vài tháng sau khi mối quan hệ đã chấm dứt, người không thể nào buông bỏ được tình cảm ấy đó chính là cô gái bé nhỏ này. Hằng đêm, sau khi vùi đầu hoàn thành xong công việc thì cũng là lúc cô ấy bắt đầu suy nghĩ về hình bóng cũ ấy.
Bắt đầu hai dòng nước mắt cô gái ấy vừa rơi xuống vừa hỏi mình :"Làm thế nào để không phải còn suy nghĩ về người ấy? Làm sao để cho bản thân mình để bớt đau lòng?"
Để trả lời cho câu hỏi đầu tiên thì bắt buộc phải trả lời được câu hỏi thứ hai trước, lúc đó cũng sẽ có được đáp án cho câu hỏi đầu tiên của chính bản thân mình rồi đúng không nè!!
Chúng ta đến đây vì duyên, hết duyên mà đi. Không níu kéo, không vấn vương, không nghĩ, không đau lòng. “Trả lại chính mình cho chính mình, trả lại người khác cho người khác. Để hoa là hoa, cổ thụ là cổ thụ. Bắt đầu từ đây, không còn được gặp lại. Cả kiếp sau không yêu, không nhớ , không trùng phùng.”
Vậy nên chúng ta phải học cách chấp nhận, học cách buông bỏ.
"Buông bỏ chính là hạnh phúc"
Chỉ có cách buông bỏ để bên trong mình không phải còn đau lòng nhiều nữa:
Buông bỏ những lo lắng mong cầu không cần thiết
Buông bỏ nhưng đòi hỏi dư thừa chưa phù hợp, giúp người thương được nhẹ nhàn
Buông bỏ những yếu kém, vụng về, lầm lỡ của người mình thương để họ thay đổi và thấy được giá trị còn lại của họ
Buông bỏ nhưng gì mình đã cống hiến, hay hi sinh cho người mình thương để mình luôn đủ tôn trọng và biết ơn họ
Buông bỏ sự bám víu, sở hữu thói quen hay điều khiển để người thương được thoải mái thanh thơi và tự do
Mình mong bạn không phải còn suy nghĩ dày vò chính bản thân mình để sinh ra những vết thương đau đến tận đáy lòng. Mong bạn sẽ chữa lành được cho tâm hồn mình trước khi thương người khác.
Chúc bạn, cô gái nhỏ bé này sẽ có người khác yêu thương bạn và trân trọng bạn.
24 notes · View notes