Tumgik
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
GIỮA ĐẠI DỊCH, APPLE LÃI ĐẬM NHỜ IPHONE Apple vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với hàng loạt con số ấn tượng, đặc biệt là mức tăng doanh thu của iPhone, iPad và mảng dịch vụ so với một năm trước. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2021, Apple thu về 89,6 tỉ USD, lợi nhuận 23,6 tỉ USD. Cùng kỳ năm rồi, con số này tương ứng là 58,3 tỉ USD và 11,25 tỉ USD. Như vậy, cả doanh thu và lợi nhuận của hãng đều tăng hơn 50% so với quý II/2020. Con số này cũng cao hơn mức dự đoán từ 77,1-79,77 tỉ USD do các hãng phân tích tài chính đưa ra. Theo Phone Arena, doanh thu từ iPhone đóng góp quan trọng vào thành công của Apple. Trong 3 tháng đầu năm 2021, bất chấp tình hình đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao, iPhone vẫn mang về 47,94 tỉ USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm rồi. Thành công của dòng smartphone này phần lớn đến từ iPhone 12 với kết nối 5G và thiết kế mang dáng dấp đặc trưng từ iPhone 4/4s. Theo The Verge, có thông tin cho rằng iPhone 12 mini không được thị trường chào đón như kỳ vọng của Apple, tuy nhiên, doanh số từ các model còn lại đã bù đắp thiết bị này. Một sản phẩm phần cứng thành công khác là iPad. Dòng máy tính bảng của Apple có mức tăng đến 79% sau một năm (từ 4,37 tỉ USD lên 7,81 tỉ USD). Kết quả này một phần do sự bùng phát của COVID-19. Dịch bệnh khiến các hoạt động thông thường bị ngưng trệ, thay vào đó là nhu cầu làm việc, học tập tại nhà, giải trí, xem phim... Doanh thu từ mảng dịch vụ, bao gồm Apple Music, Arcade, TV+, News+, Apple Pay, App Store, iCloud, AppleCare+... đạt 16,9 tỉ USD, tăng 26,6% so với quý II/2020. Đây là con số tăng trưởng theo quý cao kỷ lục của lĩnh vực này. Đặc biệt, Giám đốc Tài chính của Apple, Luca Maestri, tiết lộ tổng thuê bao trả phí cho các dịch vụ đã lên đến mốc 660 triệu người. Mảng thiết bị đeo, gia đình và phụ kiện, với 2 sản phẩm chủ lực là Apple Watch và AirPods, mang về 7,84 tỉ USD, tăng 24,8% so với mức 6,28 tỉ USD của năm trước. Doanh thu từ máy tính Mac, sản phẩm phần cứng truyền thống của Apple, cũng tăng 70% so với 3 tháng đầu năm 2020, góp thêm 9,1 tỉ USD vào túi tiền khổng lồ của hãng. Bên cạnh kết quả kinh doanh thuận lợi, Apple thông báo sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt với mức 0,22 USD/cổ phiếu vào ngày 13/5. Hội đồng quản trị của hãng cũng chi 90 tỉ USD để mua lại cổ phần. “Chúng tôi tự hào về kết quả hoạt động quý của mình, bao gồm kỷ lục doanh thu ở các thị trường và mức tăng trưởng 2 con số trong mỗi danh mục sản phẩm. Những kết quả này giúp Apple tạo ra lợi nhuận xấp xỉ 24 tỉ USD và trả lại gần 23 tỉ USD cho các cổ đông trong quý”, Luca Maestri cho biết. Vài giờ sau báo cáo tài chính quý II/2021, giá cổ phiếu của Apple tăng 3% so với đầu phiên, lên 138,41 USD và trở về mức 136,32 USD tại thời điểm sàn chứng khoán đóng cửa, cao hơn 2,05% khi thị trường mở vào buổi sáng
  #iphone #covid #5g #ipad #like
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
HỌC THEO APPLE, GOOGLE GÂY KHÓ CHO CÁC ỨNG DỤNG THEO DÕI NGƯỜI DÙNG Theo Android Authority, báo cáo cho thấy Google có kế hoạch gây khó khăn hơn cho các nhà quảng cáo trong việc theo dõi người dùng Android. Nếu một nhà quảng cáo cố gắng theo dõi ai đó mà người dùng đã từ bỏ việc cho phép theo dõi, họ sẽ thấy một chuỗi số 0 vô nghĩa. Thông tin này được ghi nhận bởi Financial Times và báo cáo bởi các nhà phát triển, những người mà Google đã thông báo về những thay đổi sắp tới. Thông tin này cũng đã được Google xác nhận. Người dùng có thể thay đổi ID quảng cáo duy nhất của mình và chọn không tham gia cá nhân hoá quảng cáo bằng cách vào Settings > Google > Ads trên điện thoại Android của mình. Cách làm này về cơ bản không đơn giản và trực tiếp như giải pháp một chạm của Apple, tuy nhiên đó là một động thái đi đúng hướng của Google để đảm bảo Android cạnh tranh tốt hơn với iOS. Những thay đổi mới này sẽ bắt đầu với các thiết bị chạy Android 12 ra mắt trong năm nay. Vào đầu năm 2022, tất cả thiết bị Android có quyền truy cập vào Google Play Store đều sẽ có được khả năng này. Việc Google triển khai tính năng hạn chế theo dõi người dùng của ứng dụng là điều khá thú vị bởi “gã khổng lồ” tìm kiếm này vẫn phụ thuộc nhiều vào doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, khi chính sách bảo mật trong ngành công nghệ ngày càng được đề cao, đặc biệt khi các cơ quan quản lý muốn giám sát chặt chẽ hơn, Google cần phải thay đổi hướng đi của mình.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
NGÀNH BÁN LẺ CÓ TRIỂN VỌNG PHỤC HỒI MẠNH MẼ NHỜ VACCINE COVID-19 Khi Quỹ vaccine vừa ra đời đã nhận được hàng ngàn tỉ đồng tài trợ với mục tiêu triển khai tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đang tiến hành triển khai tiêm vaccine cho toàn dân bắt đầu từ những trường hợp cần ưu tiên nhất. Giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vaccine” nhằm thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế đã và đang triển khai hiệu quả. Trong khi đó trên thế giới, nhiều nước đã phổ cập việc tiêm vaccine và đang mở cửa hoạt động trở lại với những dự báo về sự bùng nổ trở lại của kinh tế. Vaccine đang dần đưa thế giới ra khỏi viễn cảnh u ám của đại dịch COVID-19. Những nỗ lực tiêm chủng và kiểm soát dịch bệnh kể từ cuối năm 2020 đã bắt đầu tạo ra những hiệu ứng tích cực lên đời sống xã hội và nền kinh tế Mỹ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tính đến ngày 7/6/2021, đã có hơn 170,8 triệu người Mỹ được tiêm một mũi vaccine COVID-19 (chiếm 51,5% dân số), còn số người Mỹ được tiêm chủng đầy đủ là gần 139 triệu người (41,9% dân số). Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF) dự báo vaccine COVID-19 có thể giúp doanh số bán lẻ của Mỹ năm 2021 tăng trưởng nhanh nhất trong hơn hai thập kỷ, ở mức từ 6,5% đến 8,2%. Đầu tháng 4/2021, CNBC ghi nhận lượng người đến các sân bay và cửa hàng ở Mỹ đã bắt đầu tăng và cho biết nền kinh tế có thể chứng kiến một thời kỳ bùng nổ kéo dài trong vài năm tới. Trong khi đó, Israel đang được coi là hình mẫu thành công trong triển khai tiêm vaccine COVID-19, với tỷ lệ người dân được tiêm chủng đầy đủ đạt khoảng gần 57% (số liệu từ Our World in Data). Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng Israel có thể đã đạt miễn dịch cộng đồng nếu tính cả số lượng người đã từng mắc COVID-19 và hồi phục. Thật khó để so sánh nước nào thành công hơn bởi Israel có quy mô dân số và diện tích nhỏ hơn Mỹ gấp hàng chục lần, nhưng người dân ở Israel đang được hưởng lợi rất lớn từ thành công này. Theo New York Times, Israel đã gỡ bỏ quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và các trường học ở nước này đã mở cửa trở lại. Số lượng ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày ở Israel đã giảm từ mức đỉnh 10.000 ca hồi tháng 1 xuống khoảng 100 ca. Người dân Israel đã được tiêm chủng hoặc đã miễn dịch với COVID-19 giờ đây có thể ra ngoài đến những nơi đông người như các khu mua sắm, các sự kiện thể thao đi ăn tại nhà hàng, nghỉ tại khách sạn… Triển vọng phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ Tại Israel, các hoạt động bán lẻ, mua sắm và các dịch vụ giải trí, nhà hàng, rạp phim bắt đầu có sự phục hồi rõ rệt từ cuối tháng 3/2021. Số liệu chi tiêu trên thẻ tín dụng cho thấy giá trị các giao dịch cuối tháng 3/2021 ở Israel đã cao hơn 15% so với mức của tháng 1/2020. Theo nhận định từ Công ty quản lý đầu tư Invesco, tình hình khả quan hiện nay của kinh tế Israel là điều sớm xuất hiện ở Anh, Mỹ cũng như trên toàn cầu khi các nước đạt một tỷ lệ tiêm chủng đủ lớn. Theo số liệu từ Bloomberg Economics, mặc dù COVID-19 đem lại nhiều thách thức kinh tế, nhưng người tiêu dùng toàn cầu cũng đã tiết kiệm được 2,9 nghìn tỉ USD trong thời kỳ đại dịch. Một nửa số tài sản đó thuộc về người Mỹ. Hãng tư vấn toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) cho biết, dù vẫn còn thận trọng, các ngành bán lẻ và dịch vụ nhà hàng – khách sạn tỏ ra lạc quan rằng số tài sản tiết kiệm này, cùng với gói kích thích 1,9 nghìn tỉ USD của Tổng thống Mỹ Biden, sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế trong những tháng tới của năm 2021, nhất là khi số ca COVID-19 giảm dần và tỷ lệ tiêm vaccine tăng lên. “Khi mọi người bắt đầu an tâm với việc đi ra khỏi nhà, nhu cầu giải trí và ăn uống cũng sẽ tăng phi mã. Hành vi tiêu dùng đã bị kìm hãm trong suốt đại dịch và khi nó được cởi trói, mức chi tiêu sẽ tăng đáng kể”, theo Naveen Jaggi, Chủ tịch phụ trách Dịch vụ Tư vấn Bán lẻ của JLL. “Vậy chi tiêu đã bị kìm hãm ở những khía cạnh nào? Đó là việc đi lại, sử dụng các dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, cùng với mua sắm, nhất là đồ thời trang”. Các nhà hàng ở Mỹ đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu tích cực. Các bang ở Mỹ hiện đã cho phép dịch vụ ăn uống phục tại cửa hàng được hoạt động trở lại ở mức độ khác nhau. Doanh thu tại các nhà hàng đã bắt đầu tăng lên. JLL cũng ghi nhận ngành thời trang bán lẻ sẽ chứng kiến lượng mua tăng nhanh bởi người tiêu dùng rất nóng lòng mua thêm quần áo mới để ra ngoài sau một năm dành nhiều thời gian ở nhà. Các cửa hàng quần áo ở Mỹ đang ghi nhận sự dịch chuyển xu hướng mua đồ từ quần áo mặc trong nhà sang các bộ đồ công sở. Theo Bloomberg, với tốc độ tiêm chủng hiện nay, nước Mỹ sẽ mất khoảng 6 tháng nữa để đạt tỷ lệ tiêm chủng 75% dân số – tỷ lệ được cho là cần thiết để mọi hoạt động sống trở lại hoàn toàn bình thường. Nhưng trong thời gian đó, chắc chắn niềm tin thị trường và nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên cùng với số lượng người được tiêm vaccine. Ngành bán lẻ chắc chắn sẽ hưởng lợi từ quá trình này bởi liên quan trực tiếp đến nhu cầu hàng ngày của người dân, vốn đã bị kìm hãm rất lâu trong đại dịch.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
#7pmx #7pmxsolutions #agency #consultancy #brands #branding #aftercovid
THAY ĐỔI ĐỂ THÍCH NGHI GIỮA ĐẠI DỊCH Thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử vì đại dịch COVID-19, hành vi khách hàng thay đổi chóng mặt, thị trường biến động đến kinh ngạc, thì “làm gì đó để thay đổi” chắc chắn là một điều không thể không nghĩ đến của mọi doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển. Chưa tính đến khủng hoảng toàn cầu từ đại dịch, khi hành vi và thị hiếu thay đổi, khách hàng ngày càng thông minh và hiểu biết, nếu thương hiệu muốn đi những bước xa hơn nữa để thật sự chạm tới tâm trí khách hàng, thì cho dù là doanh nghiệp tiên phong, từng rất thành công và có thâm niên cũng cần phải có cho mình một kế hoạch “chuyển mình tích cực” để tiếp tục vượt qua những thử thách mới của thị trường. Khi COVID-19 diễn ra, đáng lẽ sự thay đổi lại càng là điều cần thiết nhưng nhiều doanh nghiệp lại bắt đầu xuất hiện tâm lý “chùn tay”. Thực tế, câu chuyện thương hiệu của bạn đang hiện diện ở mọi điểm chạm người dùng (Touchpoint). Ngay cả Mark Cuban cũng từng nói rằng cách các doanh nghiệp ứng xử trong đại dịch sẽ “định hình thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ tới”. Trong bản cập nhật tháng 3/2020 cho Trust Barometer, Công ty Truyền thông Toàn cầu Edelman cho biết, hành động của doanh nghiệp giữa đại dịch sẽ là ‘sợi dây gắn kết’ người dùng với thương hiệu họ yêu thích. 71% người tiêu dùng trên 12 thị trường đồng ý rằng “nếu họ cảm nhận được doanh nghiệp đang đặt lợi ích của mình lên trên người dùng, họ sẽ không bao giờ tin tưởng doanh nghiệp đó nữa”. Chief Knowledge Officer của Kantar, ông J. Walker Smith nhận định, các thương hiệu không còn lựa chọn nào khác. Smith gọi đây là “thời điểm vàng để hành động” và kêu gọi doanh nghiệp thực hiện các bước cần thiết để dẫn đầu và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Vậy nếu hành động và thay đổi là cần thiết thì câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì? Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển cực thịnh, những cụm từ Doanh nghiệp số, Digitalize hay 4.0 khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đều chạy theo xu hướng doanh nghiệp số với những Big Data, IoT hay AI... Thế nhưng khi COVID-19 xuất hiện, các doanh nghiệp cũng tập trung nhiều hơn vào các hoạt động trách nhiệm xã hội, cộng đồng (CSR). Ngày 20/10/2020, Samsung Electronics thông báo đạt Top 5 Thương hiệu Tốt nhất Toàn cầu năm 2020 do Interbrand công bố với giá trị thương hiệu lớn nhất từ trước đến nay, đạt 62,3 tỉ USD. Yếu tố đầu tiên được nhắc tới khi Samsung vươn lên mạnh mẽ trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới là nhờ nhanh chóng ứng phó với COVID-19, thông qua các hoạt động toàn cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và chiến dịch toàn cầu tích hợp. Coca-Cola không ngừng tập trung đầu tư vào các hoạt động thiện nguyện đóng góp cho xã hội (CSR). Việc này đã giúp Coca-Cola tăng điểm nhận diện thương hiệu, chiến thắng tại thị trường Việt Nam và dành các giải thưởng quan trọng, đặc biệt nhận giải “Brand of the Year 2020” tại MMA APAC 2020. Ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng hành động để chuyển mình Không chỉ riêng ngành lớn như FMCG hay Điện tử tiêu dùng trên thế giới đã thay đổi và hành động, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bắt đầu ứng xử với biến động của thị trường. Các doanh nghiệp tạo nên các chiến dịch chung tay hỗ trợ các bệnh nhân hiểm nghèo, thúc đẩy nhiều hơn các hoạt động hỗ trợ xã hội, cộng đồng. COVID-19 đã khiến thế giới thay đổi và khó khăn hơn rất nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp đã không hề đứng yên mà còn tích cực hơn nữa, tập trung hướng tới cộng đồng với hy vọng cùng chung tay vượt qua một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
MASAN VÀ PHÚC LONG: CÚ BẮT TAY VƯƠN RA BIỂN LỚN Sự kết hợp tạo chuỗi bàn đạp sang thị trường Mỹ Nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và mở rộng chuỗi hệ thống khắp nhiều tỉnh thành, nhưng tham vọng của Phúc Long không d��ng lại ở đó, đích đến của thương hiệu này chính là bước chân ra thị trường thế giới. Với sự hỗ trợ của Masan, con đường này ngày càng dễ dàng hơn. Về với Masan, Phúc Long như “mọc thêm cánh” khi tập đoàn này có nguồn tài chính đủ mạnh để hậu thuẫn, cùng kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thực phẩm. Thêm vào đó, Masan cũng đang hoàn thiện hệ thống khép kín gồm sản xuất, phân phối, bán lẻ, xuất khẩu... và liên tục thực hiện nhiều thương vụ M&A trong thời gian vừa qua. Masan đã mua lại 20% Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage – công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long. Thương vụ có giá trị 15 triệu USD, tương đương với việc Masan định giá chuỗi trà sữa Phúc Long vào khoảng 75 triệu USD (hơn 1.700 tỉ đồng). Ngay sau thương vụ, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Phúc Long đã thông báo sắp khai trương cửa hàng đầu tiên tại Mỹ trên fanpage Phuc Long Coffee & Tea. Theo giới thiệu, cửa hàng sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2021 tại Garden Grove, California, USA. Phúc Long có gì để tự tin vào thị trường Mỹ? Thực tế, thương hiệu được “thai nghén” và ra đời tại Bảo Lộc, vùng đất nổi tiếng bởi những đồi chè xanh mướt trứ danh. Mục tiêu của Phúc Long là mang lại cho người Việt một sản phẩm trà chất lượng, được làm từ nguyên liệu thuần Việt. Giữa những năm 70, nhà máy sản xuất đầu tiên của Phúc Long tại TP.HCM chính thức ra đời. Bắt đầu từ đó, hệ thống Phúc Long đã nhanh chóng phát triển. Sản phẩm được phân phối đi khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Hiện nay, các nhà máy đang được đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở vật chất và nhân lực, sẵn sàng nguồn cung cho nhu cầu trong nước và quốc tế. Cùng với sự tăng trưởng của ngành F&B, hiện hệ thống Phúc Long đã dần chuyển mình. Các cửa hàng Phúc Long xuất hiện khắp các con phố đắc địa. Hình ảnh thương hiệu mới đã và đang được đón nhận rộng rãi. Dễ dàng nhận thấy, hệ thống này giờ đây đã có thể sánh ngang với nhiều chuỗi thức uống nổi tiếng trên thị trường hiện tại. Cộng thêm hậu thuẫn từ Masan, Phúc Long có thể tự tin vươn ra thế giới và chắc chắn điều này đã được chuẩn bị từ trước đó. Nhiều thương hiệu Việt từng và sẽ bước ra thế giới Phúc Long không phải thương hiệu đầu tiên của Việt Nam tuyên bố bước ra thế giới, nhiều thương hiệu khác cũng đã từng “xuất ngoại” với nhiều kết quả khác nhau. Có thể kể đến như: Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Highland Coffee... nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Thậm chí, một số thương hiệu thực phẩm Việt cũng đã tham gia “cuộc chơi” như nước mắm Lê Gia; thương hiệu chuỗi Phở Thìn đã vào Nhật Bản, Australia và đang lên kế hoạch vào các thị trường khó tính khác như Châu Âu... Thương hiệu sữa Vinamilk cũng từng vươn ra thế giới... Mới đây, gạo ST25 của Việt Nam cũng liên tục bị nhiều doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, Australia... Gần nhất, hãng xe Vinfast cũng tuyên bố sẽ bán ra hằng trăm nghìn xe điện vào thị trường Mỹ năm 2026. Tại thị trường Việt Nam, nhiều thương hiệu mạnh đang lên kế hoạch tiến vào thị trường Mỹ và các thị trường lớn khác. Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của các thương hiệu Việt. Ở góc độ nhà nước, nhiều chương trình cũng được tổ chức nhằm đưa thương hiệu mạnh ra thế giới. Chẳng hạn như chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) được xem là động lực quan trọng để doanh nghiệp định vị thị trường. Ông Trần Việt Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, chia sẻ với báo chí đây sẽ là cầu nối để doanh nghiệp bước ra thế giới nhanh chóng, mà không cần phải đi đường vòng hay phải qua một đơn vị gia công nào khác nữa. Từ 30 doanh nghiệp năm 2008, đến năm 2020, chương trình THQG Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận, trong đó có nhiều thương hiệu gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
MARKETING THÚC ĐẨY BÁN HÀNG QUA STORIES Story (Stories – Những Tin ngắn) được xuất hiện lần đầu tiên trên ứng dụng Instagram với mục đích chính là kể một câu chuyện ngắn một cách sáng tạo. Để dễ hiểu hơn thì Stories là những câu chuyện dưới dạng ảnh, video, chữ hay sticker (biểu tượng cảm xúc),… chỉ được hiển thị trong vòng 24h và sẽ biến mất sau đó, chủ tài khoản có thể lưu về hoặc đưa vào mục tin nổi bật (trên Instagram). Sau khi mục Stories được yêu thích và sử dụng đáng kể, Facebook cũng đã cập nhật tính năng “Thêm Tin” cho người dùng. Stories xuất hiện ở trên thanh menu trên cùng của ứng dụng Instagram hay Facebook và là mục được thấy đầu tiên khi bạn bè, hay người theo dõi bạn mở ứng dụng. Hiện nay không chỉ riêng Instagram hay Facebook, Stories còn xuất hiện rất nhiều trên các ứng dụng khác nhằm tối ưu hoạt động sử dụng của người dùng. Chính nhờ vị trí và sự “biến mất nhanh chóng” này, Stories trở thành mục người dùng xem đầu tiên mỗi khi mở mạng xã hội vì đó là những tin tức, câu chuyện nóng hổi, mới nhất, và nếu không xem bây giờ thì sau này sẽ không xem được nữa, một cách rất hay để “thúc” khách hàng xem những nội dung mình chia sẻ. Nếu như với Newsfeed, bài viết của bạn sẽ có thể bị ẩn đối với khách hàng ít tương tác, thì với Stories, tất cả nội dung của bạn sẽ luôn hiện khi khách hàng xem hết Stories đăng trong ngày. Cùng với đó là lượng người truy cập khổng lồ sử dụng tính năng này và con số đó ngày càng gia tăng. Vì vậy, ngoài việc đăng tải các bài viết thông thường trên Fanpage hay trang cá nhân bán hàng, các nhà bán hãy nỗ lực, tận dụng Stories một cách hiệu quả để thu hút và gia tăng khách hàng tiềm năng. Hãy cùng tham khảo những cách sau đây để thúc đẩy bán hàng qua Stories nhé. 1. Cập nhật liên tục Stories chính là mục được phần lớn người dùng xem đầu tiên khi mở app, vậy nên đừng bỏ qua lợi thế “không tốn tiền” này để chia sẻ những thông tin hữu ích về sản phẩm và thương hiệu mà bạn muốn gửi đến khách hàng. Cập nhật liên tục, mỗi ngày sẽ giúp những chia sẻ của bạn có thể thường xuyên tiếp cận đến người dùng. Không chỉ là hình ảnh về sản phẩm, Stories còn có tính năng Tag bạn bè trực tiếp trong Tin, bạn có thể ứng dụng trong những mẩu Tin về feedback, đơn giản chỉ là một đoạn chat ngắn được chụp màn hình lại, nhưng với độ tin cậy cao khi có người thực việc thật. Người sử dụng cũng dễ dàng re-up lại Tin khi nhận được thông báo được gắn thẻ trong Stories đó. 2. Chia sẻ liên kết website, thương mại điện tử Với tính năng “Swipe Up”, nhà bán hàng có thể chèn liên kết link vào Stories. Do đó, nên tận dụng tính năng này để đăng hình ảnh, video về sản phẩm, hay chương trình ưu đãi hấp dẫn rồi chèn link mua hàng có thể là website của riêng bạn hoặc gian hàng trên thương mại điện tử, để ‘thúc” khách hàng ra quyết định nhanh chóng cũng như gia tăng traffic đến website của bạn. 3. Cập nhật FAQ Chắc hẳn khi bán hàng chúng ta sẽ gặp không ít câu hỏi về sản phẩm khi khách hàng đã quan tâm. Vậy nên một cách để giảm bớt thời gian và nhân lực trong việc trả lời lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau, chúng ta có thể cập nhật những câu hỏi thường gặp từ khách sau đó trả lời ngay trên Stories và có thể lưu lại vào mục Highlight (trên Instagram) để khách hàng tiện theo dõi hơn. Tính năng đặt câu hỏi trong Stories hoàn toàn phù hợp để giúp bạn xây dựng Tin này. 4. Thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm, tạo khảo sát đối tượng mua hàng Tính năng Đặt câu hỏi của Stories sẽ là cách nhanh nhất khi bạn muốn lấy feedback của khách hàng. Chỉ cần tạo một câu hỏi thăm để khách hàng trực tiếp điền câu trả lời và rồi bạn lại có nguồn Tin cho mục Highlight về Feedback. Tính năng tạo câu hỏi Lựa chọn 1 trong 2 phương án cũng là cách để bạn nắm được đối tượng khách hàng của mình. Chỉ đơn giản là lựa chọn 1 trong 2 yếu tố bạn tạo ra, chia mục giới tính, độ tuổi, màu sắc yêu thích, … điều này sẽ giúp kha khá bạn trong việc xây chân dung khách hàng.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
MARKETING ĐÁNH VÀO … SĨ DIỆN: CHIẾN THUẬT THU HÚT KHÁCH HÀNG BẰNG TÂM LÝ HIỆU QUẢ CỦA MB 
 1. Khách hàng thích được coi trọng  Đây là yếu tố rất quan trọng, khách hàng sẽ dễ dàng ra quyết định mua hàng khi cảm thấy mình được coi trọng. Dịch vụ khách hàng rất cần được quan tâm, nhân viên dịch vụ khách hàng rất cần được đào tạo bài bản về cách chiều khách, cách tôn trọng và coi trọng khách hàng. Mà cũng đúng thôi, khách hàng là thượng đế, là người trả lương cho chúng ta, đương nhiên ta phải coi trọng khách hàng. 
 2. Khách hàng thích làm VIP Như đã nói ở trên, khi khách hàng được coi trọng họ sẽ cảm thấy mình là VIP khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ tại cửa hàng. Vậy nên phải phát hành thẻ VIP và được hưởng nhiều quyền lợi. Đây chính là sợi dây níu kéo khách hàng sử dụng dịch vụ một cách trung thành và chẳng muốn thay đổi sang chỗ khác. Đến đó, họ là VIP cơ mà, cần gì phải đổi sang chỗ mới để làm new user, “nai tơ”. 
 3. VIP phải có thẻ VIP, thẻ VIP phải có số VIP Đương nhiên đã là VIP thì số thẻ cũng phải VIP nốt, thế mới chuẩn. MB Bank làm thẻ VIP rất thú vị, nhìn rất “xịn”, 4 số cuối đều là 8888 hoặc 9999 hay 6789, còn lại số thứ tự thật thì ở giữa. Bởi vì theo thói quen người dùng 4 số cuối mới là 4 số của thẻ, khách hàng cứ cầm thẻ với 4 số cuối VIP là thấy mình VIP rồi. Khi đã VIP thì thấy được coi trọng và thích cái thẻ đó, thích quay lại đó mua sắm, sử dụng dịch vụ, thích được khoe với bạn bè, bà con trên mạng xã hội. 
 4. Ai cũng thường… sĩ diện Đây cũng chính là một chiến lược hay mà MBBank sử dụng rất thành công để thu hút khách hàng. Họ là đơn vị tiên phong mở số tài khoản số đẹp cho khách hàng theo ý muốn. Giai đoạn đầu thì là bán số tài khoản đẹp, giai đoạn sau có thể còn “cho không” để thu hút thật nhiều khách hàng mở tài khoản mới. Một khách hàng chia sẻ: “Vài năm trước tôi được cấp số ***8688888, hình như tầm 2018 và từ đó tôi rất chung thủy với MBBank mặc dù nhận nhiều lời mời gọi mở tài khoản ở các ngân hàng khác”. Nói gì thì nói chứ, có một số tài khoản nhìn VIP cũng “oách” khi đọc lên, chẳng biết trong tài khoản có tiền hay không nhưng cứ “oách” là thích thích rồi! Đây là “chiêu” tiếp cận cực kỳ thu hút của MBBank.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
AMAZON THÂU TÓM NHÀ PHÂN PHỐI PODCAST LỚN, CHEN CHÂN VÀO THỊ TRƯỜNG AUDIO TIỀM NĂNG Cách đây không lâu, Amazon Music đã chính thức mua lại nền tảng phân phối và kiếm tiền từ podcast Art19. Động thái này đánh dấu sự cạnh tranh quyết liệt của ông trùm công nghệ trong ngành quảng cáo âm thanh. Thành lập vào năm 2015, Art19 cung cấp cho khách hàng nền tảng quản lý nội dung và hoạt động quảng cáo. Ngoài ra, các quảng cáo được Art19 chèn vào những chương trình podcast như "Late Night with Seth Meyers", "The Daily Dish" của Bravo TV, liên kết âm thanh "Watch What Happens Live with Andy Cohen" và "Doug Loves Movies" mang lại hiệu quả cao. Ông lớn Amazon đã nắm được các tín hiệu này và quyết định mua lại Art19 để thực hiện tham vọng trong thị trường quảng cáo tiềm năng, đồng thời cạnh tranh với các đối thủ như Spotify, Facebook và Apple. Thương vụ này là một trong những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực mà Amazon là người đến sau. Cuối năm ngoái, gã khổng lồ thương mại điện tử đã mua podcast Wondery - một công ty khởi nghiệp với các chương trình nổi tiếng như "Dirty John" sau khi Amazon Music giới thiệu podcast vào tháng 9. Một số chuyên gia cho rằng Amazon không thực sự cần podcast. Thay vào đó, có thể xem đây là danh mục để củng cố việc kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số đang bùng nổ. Trong quý đầu tiên của năm 2021, mảng doanh thu đến từ bán quảng cáo của công ty đã đạt 6,91 tỷ USD, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
“MÁI TÓC CỦA TÔI, LỰA CHỌN CỦA TÔI” – CHIẾN DỊCH TÔN VINH VẺ ĐẸP KHÔNG KHUÔN MẪU TỪ DOVE Dove là một thương hiệu lớn trên toàn cầu, được hàng triệu khách hàng trên thế giới tin dùng với những sản phẩm chất lượng. Nhưng không chỉ có vậy, điều khiến Dove chạm đến trái tim công chúng còn là những giá trị nhân văn, là cuộc hành trình bền bỉ nhằm tôn vinh một vẻ đẹp không khuôn mẫu. Tiếp nối năm 2020, “Mái tóc của tôi, Lựa chọn của tôi” tiếp tục là thông điệp mà nhãn hàng Dove muốn truyền tải vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Với mỗi cô gái, mái tóc không chỉ là một sự lựa chọn, mà còn mang theo những câu chuyện riêng của từng người. Từ đó, Dove sẽ là người bạn đồng hành để các cô gái tự do, thoả thích với nhiều kiểu tóc mình yêu. Tuy nhiên, Dove cũng đứng trước một bài toán: Làm sao để truyền tải thông điệp này một cách mới mẻ hơn, cuốn hút hơn, gợi mở hơn, đồng thời kết nối thông điệp với những tính năng nổi bật của sản phẩm để người tiêu dùng có thể tiếp cận với giá trị của sản phẩm thông qua một thông điệp đầy cảm xúc. Dù đang sống trong một xã hội hiện đại, nhiều cô gái vẫn cảm thấy e dè, thiếu tự tin khi muốn thể hiện nhiều kiểu tóc và bộc lộ những nét cá tính đa dạng của mình. Để các cô gái tự do là chính mình và tận hưởng những kiểu tóc mình yêu, Dove đã đóng vai trò một người bạn đồng hành, khuyến khích các cô gái yêu mái tóc, yêu bản thân và tự do thể hiện những nét cá tính độc nhất riêng mình. Để giúp các cô gái kể lại câu chuyện đằng sau sự lựa chọn mái tóc một cách tròn trịa, trọn vẹn nhất, Dove đã sử dụng công nghệ AI để sáng tạo ra những Engagement Video “throwback” hành trình cùng mái tóc. Cụ thể, khi mỗi cô gái bình luận dưới bài đăng chính thức trên fanpage Dove, họ sẽ được Dove “nhắn gửi” riêng một video chỉ thuộc về riêng họ, với những thước phim tổng hợp lại những mái tóc mà họ đã đi qua, cùng cảm nhận của người thân, bạn bè về từng sự lựa chọn mái tóc của họ. Điểm chạm chiến lược này được thai nghén và thành hình nhờ niềm cảm hứng với xu hướng review nhiều năm về trước trên mạng xã hội. Từ đó, Dove đã tạo nên một “bộ phim ngắn” ghi lại hành trình cùng tóc nhiều năm về trước của mỗi cô gái, qua đó kể lại câu chuyện cùng tóc của riêng nàng gắn liền với những cột mốc trong đời. Mái tóc có thể đã đi qua nhiều lần tạo kiểu, cắt ngắn, nhuộm màu… để đánh dấu những thay đổi trong đời, hoặc chỉ đơn giản để các cô gái bộc lộ nét cá tính riêng Thông qua Engagement Video này, Dove cũng khéo léo lồng ghép sản phẩm Dove Phục Hồi Hư Tổn với công nghệ định vị chính xác giúp chăm sóc từng phần tóc hư tổn khác nhau, để mỗi cô gái tự tin với những kiểu tóc mình yêu, thể hiện cá tính và câu chuyện của mình tại mỗi cột mốc trong cuộc đời. Từ câu chuyện của ba cô gái dễ thương của Engagement Video, dám tự tin thể hiện cá tính, Dove đã làm sâu sắc hơn thông điệp: Mỗi lựa chọn mái tóc đều ghi dấu những cảm xúc rất riêng. Và vào dịp đặc biệt của mọi cô gái, Dove muốn là người bạn đồng hành, cùng họ chia sẻ niềm vui của mái tóc, gợi nhớ lại những dấu ấn và kỷ niệm riêng thông qua hành trình thay đổi từng kiểu tóc. Để lan toả thông điệp chiến dịch, Dove đã lựa chọn nhiều Influencer đến từ các lĩnh vực đa dạng, sở hữu cá tính và kiểu tóc khác nhau. Họ là những MC, Vlogger với mái tóc nâu xoăn tương đối truyền thống; những beauty blogger, streamer, diễn viên, ca sĩ, hot mom... với những mái tóc nhuộm màu, tạo kiểu ấn tượng. Nhưng trên hết, ở họ toả ra năng lượng tự tin và tích cực, với tinh thần tự do thể hiện cá tính khác biệt của bản thân. Những gương mặt đồng hành cùng Dove cũng có tầm ảnh hưởng nhất định đối với những “cô gái Dove”, như Trang Lou, Khánh Vy, Linh Ngọc Đàm, Diệu Nhi, Hoàng Yến Chibi, Puka, Thạch Trang... Dù đa dạng, đa độ tuổi, đa lĩnh vực, những Influencer mà Dove lựa chọn cùng tham gia chiến dịch 8/3 năm nay vẫn thành công lan toả một thông điệp xuyên suốt, nhờ:  Hình tượng gần gũi, nhẹ nhàng của Influencer phù hợp với hình ảnh thương hiệu (Brand Image)  Tập followers của các Influencer tương đồng với tập đối tượng khách hàng tiềm năng của Dove  Câu chuyện về mái tóc: Cũng như bao cô gái khác, mái tóc của họ đã đi qua những giai đoạn và những sự lựa chọn khác nhau – người “đam mê” nhuộm màu, tạo kiểu, người chỉ gắn bó trung thành với một vài kiểu tóc quen thuộc. Nhưng trên tất cả, những kiểu tóc ấy đều làm toát lên nét cá tính riêng, cùng họ đi qua những trải nghiệm và câu chuyện kỷ niệm riêng trong cuộc đời. Với những chia sẻ về hành trình cùng mái tóc của Influencer, thông điệp cảm xúc và nhân văn của Dove được làm dày và lan toả rộng rãi hơn trên mạng xã hội. Tận dụng một thông điệp còn đúng, còn hiệu quả, biết cách “làm mới” cách truyền tải một giá trị “cũ” bằng công nghệ và người ảnh hưởng thông qua điểm chạm sáng tạo, phù hợp – đó là điểm cốt lõi mang đến sự thành công cho chiến dịch “Mái tóc của tôi, Lựa chọn của tôi” dịp Quốc tế Phụ Nữ của nhãn hàng Dove. Bằng việc theo đuổi triết lý “Lắng nghe tiếng nói phụ nữ”, Dove đã tạo được một dấu ấn riêng biệt với những giá trị nhân văn bền bỉ dành cho những người phụ nữ yêu thương.
1 note · View note
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
TRUYỀN THÔNG CHỈ QUA GIỌNG NÓI – TRUYỀN THÔNG TRUYỀN THỐNG – QUẢNG CÁO QUA RADIO CÒN CÓ HIỆU QUẢ TRONG THỜI ĐẠI 4.0? Khi nghĩ đến Marketing trong những năm gần đây, có lẽ phần lớn chúng ta sẽ tin rằng những quảng cáo viral hay chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số sẽ là phương thức lan toả mạnh mẽ nhất hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, ít ai ngờ quảng cáo trên radio, đài phát thanh vẫn đang giữ cường độ hoạt động trong suốt thời gian qua. Quảng cáo trên radio là hình thức quảng cáo sử dụng kịch bản chứa nội dung về loại hình sản phẩm, dịch vụ qua giọng đọc hay, các hiệu ứng âm thanh phù hợp, cũng có thể là một trích đoạn ngắn từ một bài hát, một tình huống với nhân vật cụ thể và nhắc tới sản phẩm trong đó. Các loại hình âm thanh chứa nội dung quảng cáo giúp thính giả nghe đài hình dung được hình ảnh nhãn hàng cùng chức năng quan trọng của sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hàng đem đến cho người tiêu dùng. Thường không được nhắc đến nhiều, nhưng lượng booking quảng cáo radio từ các thương hiệu vẫn sôi nổi không kém. Trung bình một người sẽ dành ra 54 phút mỗi ngày cho việc nghe radio với đa dạng thính giả có địa điểm, thời gian và lứa tuổi khác nhau. Kết quả khảo sát từ Kantar Vietnam đã đưa ra con số cụ thể về lượng thính giả nghe đài: khoảng 42% thành thị và 58% nông thôn theo dõi đài VOV1 với phần lớn là 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên, lượng người nghe ngày càng được trẻ hoá với 16% người ở độ tuổi 25-34 và 20% số người dưới 24 tuổi. Đối tượng nghe đài cũng trải rộng ở các ngành nghề, từ cán bộ công chức, lao động tự do, nội trợ cho đến kinh doanh, lái xe. Có thể nói, quảng cáo dạng phát thanh vẫn hoạt động bền bỉ, giúp một số thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu. Điểm sáng của loại hình quảng cáo này chính là có thể tối giản nhân sự cũng như tiết kiệm ngân sách hơn so với những cách tiếp thị khác mà vẫn đem đến kết quả tốt cho các thương hiệu. Quảng cáo chỉ bằng giọng nói cũng có khả năng tạo được ấn tượng riêng. Giọng đọc quảng cáo thường là các phát thanh viên, diễn viên đã quen thuộc với thính giả nghe đài, nhận được sự yêu mến và tin tưởng. Quảng cáo bằng âm thanh với thông điệp ngắn gọn, ấn tượng, dễ thuộc, dễ nhớ và không gây hiệu ứng “mệt” với người nghe vì thời lượng không kéo dài. Nhờ không có yếu tố hình ảnh, thính giả sẽ tập trung duy nhất một giác quan vào đoạn giới thiệu sản phẩm, đồng thời được kích thích trí tưởng tượng nhiều hơn. Tuy vẫn là dạng truyền thông tương tác một chiều, nhưng radio đem đến những cảm nhận và hình dung khác nhau, từ đó thu hút sự hứng thú của người nghe.
Trước sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, có thể thấy quảng cáo truyền thống dù đem lại hiệu quả nhưng không còn giữ vị thế độc tôn như trước đây. Điều này đòi hỏi sự cân nhắc kĩ càng của marketer khi lựa chọn sóng truyền hình hay đài phát thanh là kênh tiếp thị và đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải là nơi thu hút tệp khách hàng mục tiêu hay không? Nội dung như thế nào có thể phủ sóng rộng rãi? Liệu các hoạt động quảng cáo này có đem lại lợi ích về mặt thương hiệu đáng kể so với ngân sách bỏ ra không? Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp diễn, kéo theo những đợt giãn cách xã hội, các loại hình quảng cáo truyền thống lại càng có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Khi nhịp sống chậm lại và những phương tiện công nghệ đôi lúc nhàm chán, hẳn con người sẽ có xu hướng tìm lại những thứ truyền thống và giản đơn để refresh. Cuộc sống “bình thường mới" sẽ tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo đến gần hơn với khán thính giả, dần dần tạo thói quen dành thời gian nhiều hơn cho việc giải trí truyền thống. Đây chính là thời điểm vàng cho các marketer trong việc phổ biến rộng rãi hình ảnh của thương hiệu trong thời gian tới.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
ĐỘI NGŨ CỦA CỰU TỔNG THỐNG DONALD TRUMP TRÌNH LÀNG MẠNG XÃ HỘI MỚI GETTR 
Cựu cố vấn Jason Miller của cựu tổng thống Donald Trump tạo ra một nền tảng mạng xã hội có tên GETTR, với "sứ mệnh thúc đẩy tri thức, bảo vệ tự do ngôn luận, thách thức độc quyền truyền thông xã hội". MXH này có tên GETTR, được quảng bá mang "sứ mệnh chống văn hóa tẩy chay, thúc đẩy lẽ thường, bảo vệ tự do ngôn luận, thách thức độc quyền truyền thông xã hội và tạo ra nền tảng thật sự cho các ý tưởng". 
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
MICROSOFT "PHẢN ĐÒN" APPLE VỚI WINDOWS 11
Ngày 24/6, Microsoft ra mắt hệ điều hành Windows 11 sau 6 năm ròng rã với nhiều cải tiến nhắm đến “thách thức” đối thủ.
Tiêu biểu, Windows Stores mới cho phép các nhà phát triển phần mềm sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng của riêng họ và không cần trả hoa hồng cho Microsoft. Cửa hàng còn cho phép người dùng chạy các ứng dụng di động Android trên máy tính xách tay và PC với sự hỗ trợ công nghệ từ Amazon và Intel. Trong khi đó, Apple chỉ cho phép người dùng tải xuống phần mềm duy nhất từ App Store. Hơn nữa, Apple buộc nhà phát triển phần mềm sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng của Apple với mức hoa hồng 30% doanh thu. Động thái trên của Microsoft còn “thách thức” Google khi cửa hàng Google Play cũng đang tính phí các nhà phát triển. 
Ngoài ra, Windows 11 còn có nhiều thay đổi nhắm trực tiếp vào các đối thủ khác của Microsoft. Chẳng hạn, phần mềm trò chuyện Microsoft Teams được tích hợp vào hệ điều hành. Động thái có thể gây xung đột với Slack Technologies – đối thủ hàng đầu của Microsoft trong lĩnh vực phần mềm hội nghị.
#7pmx #7pmxsolutions
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
CÁC HOT TIKTOKER KIẾM TRĂM TRIỆU/THÁNG NHƯ THẾ NÀO? Sau chia sẻ của Hot TikToker Tun Phạm về thu nhập của những người dùng ứng dụng TikTok có lượng theo dõi lớn, các câu hỏi về cách kiếm tiền từ những người dùng này được đặt ra. Trong khi TikTok cấm quảng cáo, không có trả tiền lượt view như Youtube, có logo vào video là bị phạt. Liệu thu nhập 100 triệu đồng/ tháng có thực? Cùng xem bài này để tìm hiểu lý do và áp dụng làm để "kím tìn": 1. Tiếp thị liên kết Những tài khoản có số lượt follow và thích lớn sẽ được các nhãn hàng hoặc bên kinh doanh đặt làm content PR. Các bạn TikToker làm clip về mỹ phẩm, quần áo, review đồ chơi, đồ gia dụng thông minh,... thường trong video họ sẽ khuyến khích người dùng click mua trong link tại bio (link trong mục thông tin cá nhân) của họ. Các link liên kết được PR thường là link của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada có mã đặt biệt của TikToker đó, ai click vào mua bạn đó sẽ được hoa hồng. Có nhiều thứ review rất rẻ nhưng do lượng view lớn cả hàng trăm ngàn, cả triệu nên lượt click và mua cao, ăn trên số lượng. Chỉ cần sáng tạo nội dung rồi tiền tự rót xuống! 2. Kinh doanh riêng Không chỉ nhận PR sản phẩm, từ lượt theo dõi và xem tăng cao, được biết tới nhiều. Các TikToker có thể từ đó mà kinh doanh riêng. Có những người cứ quay clip đi câu cá mỗi ngày, lượng xem cao thì bán thính và cần câu... Nghe cực kỳ đơn giản mà lại vô cùng thuyết phục! Có vậy thôi mà từ đó thu nhập kiếm về mấy trăm triệu/ tháng. 3. Quảng cáo Các nhãn hàng sẽ làm việc với TikToker để họ sáng tạo nội dung có liên quan tới nhãn hàng, và trả phí quảng cáo. Mỗi hợp đồng tuỳ brand lớn hay nhỏ sẽ kiếm được từ mức 5 đến 30 triệu đồng. Hiện TikTok là kênh dễ đạt lượt view nhất, vì thao tác nhanh và nội dung ngắn, 1 khi video bạn được đề xuất là kéo toàn bộ các video khác lên. Dựa vào đây mà có thể thấy các video Xu hướng trên TikTok sẽ có chủ đề thuộc về chính một sản phẩm của một nhãn hàng, và người chơi TikTok "đu" trend, từ đó sản phẩm ngày càng một biết tới. Nghe thì có vẻ đơn giản về những cách để tạo ra thu nhập này. Nhưng tất cả sẽ nằm ở mặt sáng tạo nội dung để có thể thu hút và được biết tới, sau đó các cơ hội phía sau sẽ kéo theo. Nhưng liệu xu hướng tạo ra thu nhập từ ứng dụng này có thể kéo dài? Điều này còn phụ thuộc vào xu thế và khả năng sáng tạo của chính người dùng.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
NẾU CHỌN BÁN MÌNH, FACEBOOK CÓ THỂ ĐÃ "CHẾT” CÙNG YAHOO Dan Rose, Cựu Giám đốc Kinh doanh thời kỳ đầu của Facebook gần đây đã có những chia sẻ về Mark Zuckerberg trên Twitter. Ông Rose cho rằng chính sự lì lợm, tâm lý vững chắc của Mark Zuckerberg giúp công ty này không bị Yahoo mua lại và phát triển đến ngày nay. Vào năm 2006, Yahoo đã ngỏ ý mua lại Facebook, khi đó chỉ sở hữu 5 triệu người dùng, với giá 1 tỉ USD. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg nhất quyết từ chối bất chấp áp lực từ hội đồng quản trị. Trong bài viết trên Twitter, Dan Rose cho rằng người sáng lập chỉ có thể thành công khi sở hữu nền tảng tâm lý vững chắc.“Theo kinh nghiệm của tôi, những người sáng lập giỏi nhất đều phải phát triển tâm lý chiến đấu. Mark Zuckerberg là một chiến binh, và nếu không có tâm lý đó Facebook sẽ không bao giờ phát huy được hết tiềm năng. Đây là những gì tôi thấy trong hơn 13 năm làm việc với Zuckerberg”, Dan Rose chia sẻ. Một năm sau lời đề nghị của Yahoo, Facebook đã gọi được vốn ở vòng Series C từ Microsoft, nâng định giá công ty lên 15 tỉ USD. Trái ngược với sự tăng trưởng của Facebook, Yahoo lại rơi vào tình cảnh khó khăn với các thương vụ mua đi bán lại trong những năm trở lại đây. Tại thời kỳ hoàng kim của mình, Yahoo từng được mệnh danh là “trang chủ” của Internet và có lúc được định giá lên tới 125 tỉ USD. Nhiều sai lầm về đường lối đã khiến ông hoàng Internet một thời ngày càng sa sút. Nếu ngày đó, Yahoo mua được Facebook, nhiều kịch bản có thể xảy ra. Hoặc Facebook “đắm tàu” cùng Yahoo. Hoặc chính Facebook sẽ cứu vớt sự bết bát của công ty mẹ – với điều kiện Yahoo “để yên” cho Mark Zuckerberg phát triển Facebook. Trong kịch bản Yahoo sa thải CEO Facebook và áp đặt các quyết định sai lầm lên chiến lược của công ty này, số phận của cả hai cũng rất khó để đoán định. Đầu tháng 5, Verizon Communications, công ty sở hữu Yahoo cho biết họ đã đồng ý bán Yahoo và AOL cho Apollo Global Management trong thoả thuận trị giá 5 tỉ USD. Dan Rose cũng cho biết CEO Facebook là người rất quyết đoán trong các chọn lựa nhân sự cấp cao. Mặc dù nhận được rất nhiều sự tin tưởng, Dan Rose hiểu rõ ông sẽ bị sa thải ngay lập tức nếu có ý định tổ chức một cuộc họp sau lưng Mark mà chưa có sự cho phép. Tuy vậy, Mark Zuckerberg không phải là người hoàn hảo khi có những lúc anh cũng gặp tình trạng căng thẳng. Dù là một tỉ phú, Mark Zuckerberg cũng tỏ ra bối rối khi một cô gái cố quyến rũ anh tại sự kiện năm 2010. “Năm 2010, Mark đã thực sự toát mồ hôi trên sân khấu tại một hội nghị công nghệ lớn với hàng trăm khán giả đều là những giám đốc điều hành. Anh ấy thật sự lo lắng và không tự tin về bản thân trong 30 phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn trước khi thực sự bình tĩnh trở lại và ổn định tâm lý”, Dan Rose kể lại. “Không giống như Steve Jobs, Mark không bao giờ ném đồ đạc, quát mắng mọi người hay mất bình tĩnh. Anh ấy là người quyết đoán một cách ‘tàn nhẫn’, luôn sẵn sàng thực hiện những yêu cầu khó khăn”, Dan Rose chia sẻ về sếp cũ của mình. Rose gia nhập Facebook vào năm 2006, sau 7 năm làm việc tại Amazon và tạo dấu ấn với dòng sách điện tử Kindle. Tại Facebook, Dan Rose từng giữ chức vụ phó chủ tịch quan hệ đối tác, giám đốc phát triển kinh doanh cũng như tham gia giám sát các hoạt động sáp nhập trên toàn cầu trước khi chính thức nghỉ việc vào năm 2018.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
ẢNH HƯỞNG THỰC SỰ CỦA iOS14 ĐẾN QUẢNG CÁO FACEBOOK CÓ NHƯ DỰ ĐOÁN? 1. Ảnh hưởng đến quảng cáo Facebook - Giới hạn khi nhắm mục tiêu: Khi nhiều người chọn không theo dõi trên thiết bị iOS 14, kích thước của các kết nối ứng dụng, đối tượng tuỳ chỉnh trong hoạt động ứng dụng và đối tượng tuỳ chỉnh trên trang web có thể giảm xuống. - Các giới hạn đối với quảng cáo động: Khi nhiều thiết bị cập nhật lên iOS 14, quy mô đối tượng nhắm mục tiêu lại có thể giảm xuống. - Landingpage view và các hành động chuyển đổi trên website có thể không bao gồm những người chọn không cho phép theo dõi trên iOS 14. - Reach & Frequency: Hiện giá đang tăng và công cụ ước tính trước phần này của Facebook cũng đang có vấn đề có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chạy quảng cáo. 2. Ảnh hưởng đến báo cáo trên Facebook Business Manager - Báo cáo bị trì hoãn Báo cáo theo thời gian thực sẽ không được hỗ trợ và dữ liệu có thể sẽ trễ tối đa 3 ngày. Đối với chiến dịch cài đặt ứng dụng trên iOS 14, các sự kiện chuyển đổi sẽ được báo cáo dựa trên thời điểm Facebook nhận báo cáo từ API SKAdNetwork thay vì thời điểm sự kiện xảy ra. Các sự kiện chuyển đổi trên web sẽ được báo cáo dựa trên thời điểm chuyển đổi xảy ra, thay vì thời điểm hiển thị quảng cáo liên kết. - Kết quả ước tính Đối với các chiến dịch cài đặt ứng dụng trên iOS 14, API SKAdNetwork sẽ báo cáo cho Facebook kết quả được tổng hợp ở cấp chiến dịch. Mô hình thống kê có thể được sử dụng để tính kết quả ở cấp nhóm quảng cáo và quảng cáo, trừ khi chiến dịch bao gồm một nhóm quảng cáo và quảng cáo. Đối với sự kiện chuyển đổi trên web, mô hình thống kê có thể được sử dụng để tính lượt chuyển đổi từ người dùng iOS 14. - Không hỗ trợ số liệu chia nhỏ Đối với cả chuyển đổi trong ứng dụng và trên web, số liệu chia nhỏ về hoạt động phân phối và hành động, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, khu vực và vị trí sẽ không được hỗ trợ. 3. Hướng khắc phục ảnh hưởng - Theo dõi song song cả báo cáo thực tế và báo cáo trên trình quảng cáo Facebook để có thể xem số liệu chi tiết và được chia nhỏ theo độ tuổi, giới tính, thiết bị bằng cách gắn UTM và theo dõi thêm thông qua Analytics. - Xác minh tên miền và cấu hình 8 sự kiện - Nếu có điều kiện thì gắn Conversion API hoặc mua qua bên thứ 3 để có thể lưu trữ dữ liệu tốt nhất. - Do tệp Target Audience có khả năng giảm và biến động trong thời gian này nên khi lên kế hoạch liên quan đến Reach & Frequency cần kiểm tra lại trên tool và cân nhắc. - Cân nhắc chi phí với hạng mục conversion.
0 notes
7pmx-agency · 3 years
Photo
Tumblr media
APPLE ĐỨNG ĐẦU THỊ TRƯỜNG MÁY TÍNH BẢNG
Báo cáo của Counterpoint Research cho thấy doanh số máy tính bảng toàn cầu trong 3 tháng đầu năm tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Các thương hiệu như Apple, Samsung và Lenovo được hưởng lợi nhiều nhất từ nhu cầu gia tăng của người dùng trong thời gian đại dịch. Trong đó, Apple chiếm 37% tổng lượng tablet xuất xưởng trong thời gian 3 tháng đầu năm, tăng thêm 7% từ mức 30% thị phần của một năm trước đó. Thành công của iPad được ghi nhận tại Nhật Bản. Máy tính bảng của Apple đạt doanh số cao nhất mọi thời đại. Báo cáo cho biết iPad giá rẻ là máy tính bảng phổ biến nhất trên toàn thế giới. iPad thế hệ thứ 8 (iPad chiếm 56% tổng lượng iPad xuất xưởng tại quý đầu tiên năm nay.
1 note · View note